Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN KINH TẾ VIỆT NAM 2011 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 33 trang )

i





BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN KINH TẾ VIỆT NAM 2011

Chủ biên: TS. Nguyễn Đức Thành





NỀN KINH TẾ TRƯỚC
NGÃ BA ĐƯỜNG














Hà Nội, 6/2011






NỀN KINH TẾ TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG
ii


















Báo cáo này được thực hiện với sự hỗ trợ của




Đại học Quốc gia

Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế
Đ
ại học Quốc gia Hà Nội

Bộ Phát triển Quốc tế (DFID)
V
ương quốc Anh

Lời giới thiệu
iii



Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011
NỀN KINH TẾ TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG
Bản quyền © 2011 của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại
học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Mọi sự sao chép và lưu hành không được sự đồng ý của VEPR là vi phạm bản quyền.

Liên lạc:

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Phòng 704, Nhà E4, 144 Xuân Thuỷ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.




Tel: (84) 4 37547506 (ext 704)
Fax:
(84) 4 37549921
Email:
Website: www.vepr.org.vn









Tranh bìa: Trừu tượng Đỏ (trích đoạn) của Nguyễn Chí Long (2011, acrylic trên vải, 150x50
cm), sưu tập của Nguyễn Đức Thành.


NỀN KINH TẾ TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG
iv


LỜI GIỚI THIỆU
Vào đầu năm 2009, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã cho ra đời Báo
cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2009: Suy giảm và thách thức đổi mới. Đây cũng là tập
Báo cáo đầu tiên trong chuỗi ấn phẩm loại này của Trung tâm. Ấn phẩm đã nhận được sự
chào đón và đánh giá tích cực của giới chuyên môn và quảng đại độc giả.
Nhận thấy tiềm năng phát triển các Báo cáo này lên thành một sản phẩm trí tuệ có tính chất
tổng kết và tư vấn cao về tình hình kinh tế Việt Nam, lãnh đạo của Đại học Quốc gia Hà Nội

và Trường Đại học Kinh tế đã quyết định tập trung đầu tư cho việc xây dựng những báo cáo
tiếp theo, nhằm tạo ra một sản phẩm chất lượng cao, mang tính đặc thù.
Kết quả là, sản phẩm thứ hai trong chuỗi ấn phẩm này, Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt
Nam 2010: Lựa chọn để tăng trưởng bền vững đã ra đời vào đầu năm 2010 với hai phiên bản
tiếng Việt và tiếng Anh. Điều này đánh dấu sự phát triển đúng hướng của nhóm nghiên cứu,
với quy mô và ý nghĩa xã hội của sản phẩm ngày càng được khẳng định và mở rộng.
Trên cơ sở đó, kể từ năm 2011, Đại học Quốc gia quyết định lựa chọn đưa dự án Báo cáo
Thường niên Kinh tế Việt Nam vào kế hoạch nghiên cứu hàng năm, coi như một sản phẩm
chiến lược được quy hoạch phát triển lâu dài.
Báo cáo năm nay được hoàn thành trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chứng kiến nhiều
biến động kinh tế-xã hội-chính trị phức tạp sau giai đoạn 2 năm suy thoái nghiêm trọng
(2008-2009). Cùng với những diễn biến đó, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều
thách thức phát triển mới sau một thập niên tăng trưởng dựa nhiều vào lượng. Năm 2011 cũng
là năm mở đầu chiến lược 5 năm, hướng tới 2020 và xa hơn nữa, nhưng trước mắt nền kinh tế
đang chứng kiến những bất ổn vĩ mô tiềm tàng, như lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách
lớn, nợ công tiếp tục tích lũy, thâm hụt thương mại chưa được cải thiện, cải cách doanh
nghiệp nhà nước còn nhiều vấn đề, v.v… Điều đó cho thấy Việt Nam đang đứng trước một
ngã ba đường, với những quyết định quan trọng liên quan đến cơ hội và quyết tâm tiếp tục cải
cách kinh tế-xã hội, thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, v.v… để tạo ra
những
động lực mới cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội một cách vững chắc trong
trung và dài hạn.
Lời giới thiệu
v

Trước bối cảnh rộng lớn và có tính quyết định như vậy, Nhóm tác giả đã lựa chọn một số chủ
đề quan trọng để thực hiện nghiên cứu trong Báo cáo năm nay, đem lại nhiều phát hiện mới,
có thể làm cơ sở cho những ý tưởng chính sách thiết thực.
Giữ vững truyền thống của những năm trước, Báo cáo tiếp tục phát huy những đặc thù và
khác biệt so với nhiều báo cáo kinh tế khác hiện nay. Đó là tinh thần nghiên cứu khoa học

khách quan, phương pháp tiếp cận vấn đề hiện đại với sự ứng dụng thuần thục các công cụ
định lượng trong kinh tế học, và đặc biệt là các phân tích, kết luận, kiến nghị chính sách chủ
yếu dựa trên các bằng chứng thực tế. Nhóm tác giả tiếp tục được mở rộng, đa dạng hóa, thu
hút thêm nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, có nhiệt huyết với sự phát triển của đất
nước và có thái độ nghiêm túc trong khoa học.
Chúng tôi tin rằng Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011: Nền kinh tế trước ngã ba
đường sẽ là môt nguồn tài liệu có giá trị tham khảo hữu ích và đáng tin cậy cho giới nghiên
cứu và hoạch định chính sách, các tổ chức kinh tế-xã hội và tất cả những ai quan tâm tìm hiểu
về thực trạng của nền Việt Nam hiện nay.
Hà Nội, ngày 15/5/2011
PGS. TS. Phùng Xuân Nhạ
Phó Giám đốc, Đại học Quốc gia Hà Nội

vi


ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH (VEPR) được thành lập
ngày 7/7/2008, là trung tâm nghiên cứu trực thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội. VEPR có tư cách pháp nhân, đặt trụ sở chính tại Trường Đại học Kinh tế -
ĐHQGHN, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Mục tiêu của VEPR là thực hiện các nghiên cứu kinh tế và chính sách nhằm giúp nâng cao
chất lượng ra quyết định của các cơ quan hoạch định chính sách, doanh nghiệp và các nhóm
lợi ích, dựa trên sự thấu hiểu bản chất của những vận động kinh tế và quá trình điều hành
chính sách vĩ mô ở Việt Nam. Hoạt động chính của VEPR bao gồm phân tích định tính và
định lượng các vấn đề của nền kinh tế và tác động của chúng tới các nhóm và tổ chức xã hội
khác nhau; tổ chức các hội thảo đối thoại chính sách với mục đích tạo điều kiện cho các nhà
hoạch định chính sách, lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức xã hội cùng gặp gỡ, trao đổi nhằm
đề xuất giải pháp cho các vấn đề chính sách đang nổi lên; đồng thời, tổ chức các khóa đào tạo
cao cấp về kinh tế, tài chính và phân tích chính sách.



vii

NHÓM TÁC GIẢ
(Xếp theo thứ tự bảng chữ cái)

TS. Phạm Thế Anh: nhận bằng Tiến sỹ Kinh tế tại Đại học Manchester, Vương quốc
Anh, chuyên gia kinh tế vĩ mô, giảng viên Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân, kiêm
Kinh tế trưởng của Công ty Chứng khoán Thăng Long, cộng tác viên của VEPR.
TS. Từ Thuý Anh: nhận bằng Tiến sỹ Kinh tế tại Đại học Iowa State, Hoa Kỳ, chuyên
gia kinh tế quốc tế, Trưởng khoa Kinh tế Quốc tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội, cộng tác
viên của VEPR.
Nguyễn Hữu Chí: đang trong giai đoạn hoàn thành chương trình tiến sỹ kinh tế tại Đại
học Paris 13, Cộng hòa Pháp, giảng viên khoa Thống kê – Trường Đại học Kinh tế quốc dân,
cộng tác viên của Chương trình DIAL-IRD tại Việt Nam.
TS. Nguyễn Bình Dương: nhận bằng Tiến sỹ Kinh tế tại Đại học Paris 13, Cộng hòa
Pháp, chuyên gia kinh tế quốc tế, giảng viên Khoa Kinh tế Quốc tế, Đại học Ngoại thương Hà
Nội, cộng tác viên của VEPR.
TS. Phạm Văn Hà: nhận bằng Tiến sỹ Kinh tế tại Đại học Quốc gia Úc (ANU), chuyên
gia kinh tế vĩ mô và mô hình hóa (CGE), Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài
chính, Bộ Tài chính, cộng tác viên của VEPR.
TS. Nguyễn Thị Thu Hằng: nhận bằng Tiến sỹ kinh tế tại Đại học New York (NYU)
Hoa K
ỳ, chuyên gia kinh tế vĩ mô và kinh tế tài chính, giảng viên Khoa Kinh tế Phát triển,
Đại học Kinh tế, ĐHQG HN, Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu của VEPR.
TS. Nguyễn Quốc Hùng: nhận bằng Tiến sỹ kinh tế tại Đại học British Columbia,
Canada, chuyên gia kinh tế vĩ mô và các vấn đề Đông Á, nhà nghiên cứu của Viện các Nền
Kinh tế Đang Phát triển (IDE), Tokyo, Nhật Bản, cộng tác viên của VEPR.
Đinh Tuấn Minh: đang trong giai đoạn hoàn thành chương trình tiế

n sĩ kinh tế về thay
đổi công nghệ tại trường Đại học Maastricht, Hà Lan, chuyên gia kinh tế vĩ mô, kinh tế công
nghệ, và kinh tế ngành, trưởng phòng phân tích, khối Treasury, Ngân hàng Quân đội, cộng tác
viên của VEPR.
TS. Mireille Razafindrakoto: nhận bằng Tiến sỹ kinh tế tại Trường Đại học Khoa học
Xã Hội, Paris, Cộng hòa Pháp, chuyên gia kinh tế của Chương trình DIAL-IRD tại Việt Nam,
NỀN KINH TẾ TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG
viii

chuyên gia về thị trường lao động và khu vực phi chính thức.
TS. Francois Roubaud: nhận bằng Tiến sỹ kinh tế tại Cộng hòa Pháp, chuyên gia kinh tế
của Chương trình DIAL-IRD tại Việt Nam, chuyên gia thống kê và các vấn đề về thị trường
lao động và khu vực phi chính thức.
TS. Nguyễn Đức Thành: nhận bằng Tiến sỹ Kinh tế Phát triển tại Viện Nghiên cứu
Chính sách Quốc gia Nhật Bản (GRIPS), chuyên gia về kinh tế vĩ mô, thành viên Nhóm tư
vấn Kinh tế Vĩ mô của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Giám đốc kiêm Kinh tế trưởng của VEPR.
TS. Đặng Ngọc Tú: nhận bằng Tiến sỹ tại Đại học Quốc gia Úc (ANU), chuyên gia về
kinh tế vĩ mô và tài chính, hiện công tác tại Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài
chính, cộng tác viên của VEPR.


ix

NHÓM TƯ VẤN VÀ PHẢN BIỆN
(Xếp theo thứ tự bảng chữ cái)

TS. Nguyễn Đình Cung (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương),
TS. Lê Đăng Doanh (Chuyên gia kinh tế cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu
Quản lý Kinh tế Trung ương),
TS. Lê Hồng Giang (Giám đốc Quỹ Ngoại hối, Công ty đầu tư Tactical Global

Management),
GS. TSKH. Vũ Minh Giang (Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội),
TS. Lưu Bích Hồ (Chuyên gia kinh tế cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát
triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư),
TS. Vũ Quốc Huy (Trưởng khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc
gia Hà Nội),
TS. Trần Viết Ký (Chủ tịch Trung tâm Đầu tư, Tư vấn và Thương mại Intervina),
Bà Phạm Chi Lan (Chuyên gia kinh tế cao cấp, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam),
PGS. TS. Lê Bộ Lĩnh (Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của
Quốc Hội),
PGS.TS. Võ Đại Lược (Tổng Giám đốc Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Ủy
viên Hội đồng Chính sách Tiền tệ Quốc gia),
TS. Lê Xuân Nghĩa (Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia),
TS. Vũ Viết Ngoạn (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội),
PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ (Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội),
TS. Lê Hồng Nhật (Trường Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh),
PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn (Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà
Nội),
TS. Lê Lệ Thủy (Giám đốc Trung tâm Đầu tư, Tư vấn và Thương mại Intervina),
TS. Võ Trí Thành (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương),
NỀN KINH TẾ TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG
x

Ô. Trương Đình Tuyển (Ủy viên Hội đồng Chính sách Tiền tệ Quốc gia),
TS. Đinh Quang Ty (Thư ký khoa học chuyên trách kinh tế, Hội đồng Lý luận Trung ương).



NHÓM BIÊN TẬP


Nguyễn Đức Thành
Nguyễn Thị Thu Hằng
Phạm Tuyết Mai
Hoàng Thị Chinh Thon
Hoàng Xuân Diễm

Bùi Thùy Linh
Nguyễn Thị Hà Trang
Nguyễn Đức Hùng
Nguyễn Văn Thịnh
Lý Đại Hùng





xi

LỜI CẢM ƠN
Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011, do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và
Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện, đã được hoàn thành
nhờ sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tổ chức.
Lời cảm ơn đầu tiên mà nhóm tác giả muốn gửi đến là Ban Giám đốc Đại học Quốc gia
Hà Nội - đặc biệt là GS. TS. Mai Trọng Nhuận, Giám đốc, GS.TSKH. Vũ Minh Giang và
PGS. TS. Phùng Xuân Nhạ, Phó Giám đốc, cùng Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế -
ĐHQGHN, đặc biệt là PGS. TS. Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng - những người đã liên tục
ủng hộ nhóm tác giả trong suốt quá trình thực hiện Báo cáo.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ về tài chính và chuyên môn của văn phòng Bộ
Phát triển Quốc tế (DFID) của Vương Quốc Anh tại Việt Nam. Sự hỗ trợ thiết thực và kịp

thời của DFID có ý nghĩa quan trọng giúp nâng cao chất lượng nội dung của Báo cáo.
Một đóng góp có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của dự án là sự góp sức của
những chuyên gia thuộc Nhóm tư vấn và phản biện, những người đã tham dự các cuộc trao
đổi, toạ đàm, hội thảo trong những giai đoạn khác nhau của toàn bộ quá trình xây dựng Báo
cáo, từ lúc hình thành ý tưởng cho đến khi hoàn thiện. Chúng tôi xin được gửi lời tri ân đặc
biệt tới TS. Võ Trí Thành, TS. Lê Đăng Doanh, TS. Đinh Quang Ty, TS. Vũ Viết Ngoạn, TS.
Lê Xuân Nghĩa, TS. Trần Viết Ký, TS. Lê Lệ Thủy, TS. Lê Hồng Nhật, TS. Nguyễn Đình
Cung, Ông Trương Đình Tuyển và Bà Phạm Chi Lan vì những phân tích sâu sắc, tầm nhìn
bao quát, cùng những góp ý ân cần nhưng thẳng thắn dành cho từng cá nhân trong nhóm tác
giả.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thành viên hỗ trợ của Trung tâm
Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, đặc biệt là Nhóm biên tập. Sự nhiệt tình, tận tâm và kiên
nhẫn của họ là một phần không thể thiếu trong việc hoàn thiện Báo cáo này.
Chúng tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ của Ban Khoa học Công nghệ -
ĐHQGHN và Phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Phát triển – Trường ĐHKT, trong đó
phải kể tới PGS. TS. Phạm Hồng Tung (ĐHQG HN) và ThS. Lê Thị Thanh Xuân (Trường
ĐHKT), vì những hỗ trợ hữu hiệu và kịp thời trong suốt thời gian thực hiện dự án.
Dù đã rất nỗ lực trong giới hạn thời gian cho phép, với sự tiếp thu những đóng góp quý
báu và hỗ trợ nhiệt tình của nhiều chuyên gia và cộng sự, chúng tôi biết Báo cáo vẫn còn
nhiều hạn chế và cả những sai sót. Chúng tôi chân thành mong muốn nhận được những đóng
góp của quý vị độc giả để chúng tôi có cơ hội được học hỏi và hoàn thiện hơn trong những
công trình tiếp theo.
Hà Nội, ngày 14/5/2011,
Thay mặt Nhóm tác giả,
TS. Nguyễn Đức Thành.

xii

MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU iv

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN vi
NHÓM TÁC GIẢ vii
NHÓM TƯ VẤN VÀ PHẢN BIỆN ix
NHÓM BIÊN TẬP x
LỜI CẢM ƠN xi
MỤC LỤC xii
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ xv
DANH MỤC BẢNG xix
DANH MỤC HỘP xxiii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xxiv
TÓM TẮT BÁO CÁO 1
Chương 1 TỔNG QUAN KINH TẾ THẾ GIỚI 2010: PHỤC HỒI NHƯNG CHƯA BỀN
VỮNG 10
Dẫn nhập 10
Tổng quan Kinh tế thế giới 13
Khủng hoảng nợ công châu Âu 30
Chiến tranh Tiền tệ (Currency War) 36
Tài liệu tham khảo 44
Chương 2 TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM 2010 45
Dẫn nhập 45
Diễn biến kinh tế vĩ mô 45
Chính sách kinh tế vĩ mô 77
Kết luận 82
Tài liệu tham khảo 83
Chương 3 RỦI RO KINH TẾ VĨ MÔ TRONG BỐI CẢNH MỚI CỦA VIỆT NAM 85
Dẫn nhập 85
Từ rủi ro vĩ mô đến khủng hoảng kinh tế-tài chính: một số vấn đề lý luận 86
Đặc điểm của rủi ro kinh tế vĩ mô ở Việt Nam 95
Phòng ngừa những rủi ro tiềm tàng của nền kinh tế 115
Tài liệu tham khảo 123

Chương 4 NHỮNG BÀI HỌC TỪ MỘT THẬP KỶ CHỐNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
127
Dẫn nhập 127
Biến động của lạm phát kể từ thời kỳ Đổi mới đến nay 128
Tổng quan những kết quả nghiên cứu trước đây về các nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát 136
Mục lục
xiii

Phân tích các nhân tố vĩ mô cơ bản quyết định lạm phát ở Việt Nam 140
Kết quả mô hình VECM và những thảo luận chính sách 144
Kết luận 148
Tài liệu tham khảo 149
Chương 5 HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG NỀN TẢNG CHO CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT Ở
VIỆT NAM 156
Dẫn nhập 156
Qui tắc Taylor và kiểm nghiệm cho Việt Nam 157
Lãi suất tự nhiên: khái niệm và phương pháp ước định 161
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất ở Việt Nam 168
Kết luận và hàm ý chính sách 175
Tài liệu tham khảo 176
Phụ lục 178
Chương 6 NỢ CÔNG VIỆT NAM: RỦI RO VÀ THÁCH THỨC 181
Dẫn nhập 181
Những con số không nhất quán 182
Đánh giá rủi ro nợ công 184
Thực trạng nguồn thu 189
Rủi ro lãi suất và tỷ giá 194
Bức tranh nợ công 2011-2020 198
Tài liệu tham khảo 205
Chương 7 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THÂM HỤT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT

NAM – TRUNG QUỐC 206
Tổng quan về thương mại Việt Nam-Trung Quốc 207
Tỷ lệ thâm nhập của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường Việt Nam 218
Nguyên nhân cán cân thương mại Việt –Trung thâm hụt lớn 226
Kết luận 232
Tài liệu tham khảo 234
Chương 8 THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG: NHÌN TỪ LĂNG KÍNH CỦA KHU VỰC KINH
TẾ PHI CHÍNH THỨC 239
Dẫn nhập 239
Sự biến động kết cấu và các chỉ tiêu chính của thị trường lao động 243
Điều kiện làm việc, việc làm phi chính thức và tính chất dễ bị tác động 251
Phương thức điều chỉnh trên thị trường lao động: thiếu việc làm và đa dạng hoạt động 260
Bức tranh tương phản rõ rệt : Phân tích trọng tâm vào khu vực kinh tế phi chính thức ở Hà
N
ội và thành phố Hồ Chí Minh 265
Kết luận và hàm ý chính sách 271
Tài liệu tham khảo 274
NỀN KINH TẾ TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG
xiv

Chương 9 VIỄN CẢNH KINH TẾ NĂM 2011 VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 277
Viễn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2011 277
Khuyến nghị chính sách 283
PHỤ LỤC BÁO CÁO 296
Phụ lục 1: Phụ lục Thống kê 297
Phụ lục 2: Chính sách kinh tế chính trong năm 2010 350
Tài liệu tham khảo 370


xv



DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Chỉ số công nghiệp so với đỉnh năm 2008, 2008 – 2010 (%) 14
Hình 1.2. Tỷ trọng GDP toàn cầu, 1995 – 2012 (%) 15
Hình 1.3. GDP Trung Quốc vượt Nhật, 1995 – 2012 (nghìn tỷ USD) 16
Hình 1.4. Tỷ lệ thấp nghiệp từng tháng ở Mỹ, 2006 – 2010 (%) 17
Hình 1.5. Thâm hụt ngân sách một số nước chủ chốt, 2010 (% GDP) 18
Hình 1.6. Nợ công, 2003 – 2012 (% GDP) 18
Hình 1.7. Chỉ số giá cả, 2001 – 2010 (năm 2005=100) 19
Hình 1.8. Tỷ lệ lạm phát, 2001 – 2010 (%) 20
Hình 1.9. Tỷ lệ lạm phát ở một số nước mới nổi, 2009 – 2010 (%, yoy) 21
Hình 1.10. Tăng trưởng xuất khẩu, 2002 – 2012 (%) 22
Hình 1.11. Tổng kim ngạch xuất khẩu, 2001 – 2012 (tỷ USD) 23
Hình 1.12. Chỉ số giá hàng hóa, 2005 – 2011 (năm 2005=100) 26
Hình 1.13. Thặng dư và Thâm hụt thương mại trong Bất cân bằng toàn cầu, 2001- 2012 (%
GDP thế giới) 27
Hình 1.14. Dòng vốn vào các nước đang phát triển, 2003 – 2011 (tỷ USD) 28
Hình 1.15. Dự trữ ngoại hối, 2003 – 2010 (tỷ USD) 28
Hình 1.16. Nợ công và thâm hụt ngân sách tại PIIGS và EU, 2009 (% GDP) 31
Hình 1.17. Lợi tức trái phiếu Chính phủ, 2000 – 2010 (%) 31
Hình 1.18. Chỉ số CDS của PIIGS và Đức, 2008 – 2010 (điểm cơ bản) 32
Hình 1.19. Lợi tức trái phiếu chính phủ tại PIIGS và Đức, 2010 (%) 34
Hình 1.20. Tỷ giá đồng Nhân dân tệ và Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, 2004 – 2010 38
Hình 1.21. Bảng cân đối tài sản của NHTW Mỹ, 2007 – 2011 (tỷ USD) 39
Hình 1.22. Tỷ giá đồng Yên so với USD, 2006 – 2010 (JPY/USD) 39
Hình 1.23. Tỷ giá hiệu lực thực ở một số nước phát triển, 2009 – 2010 (năm 2009 = 100) 40
Hình 2.1. Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP, 1996-2010 (%) 47
Hình 2.2. Tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo tháng, 2010 (%) 49

Hình 2.3. Diễn biến giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành, 1995-2010 (%) 51
Hình 2.4. Tỷ trọng các ngành dịch vụ trong GDP ngành dịch vụ, 2010 (%) 52
Hình 2.5. Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong tổng đầu tư toàn xã hội, 2005-2009 (%) 55
NỀN KINH TẾ TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG
xvi

Hình 2.6. Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng ở khu vực kinh tế nhà nước và ngoài nhà
nước, 1995-2009 (%) 56
Hình 2.7. Tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước trên GDP, 2005-2009 58
Hình 2.8. Tỷ trọng vốn FDI vào các ngành 2010 và lũy kế các dự án còn hiệu lực đến tháng
12/2010 (%) 59
Hình 2.9. Phân tích xu thế tăng trưởng kinh tế Việt Nam, 2000-2010 (%) 64
Hình 2.10. Phân tích chu kỳ kinh tế, 2000-2010 65
Hình 2.11. Tình hình diễn biến giá cả so với cùng kỳ năm trước, 2009-2010 (%) 66
Hình 2.12. Diễn biến lãi suất và lạm phát, 1995-2010 (%) 70
Hình 2.13. Đường cong lãi suất huy động bị đảo ngược (%) 71
Hình 2.14. Diễn biến tỷ giá danh nghĩa, 2010-2011 72
Hình 2.15. Tỷ giá thực (tính toán dựa trên tỷ giá chính thức) và tốc độ tăng trưởng kinh tế,
1991-2010 (%) 73
Hình 2.16. Diễn biến giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, 2010 75
Hình 2.17. Diễn biến giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, 2010 76
Hình 3.1. Đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN, 2005-2010 (nghìn tỷ đồng) 99
Hình 3.2. Thu-chi và thâm hụt ngân sách, 2000-2009 (% GDP) 100
Hình 3.3. Thâm hụt cán cân vãng lai và dự trữ ngoại hối, 2000-2009 101
Hình 3.4. Độ mở và mức độ nhập siêu của Việt Nam, 1999-2010 (% GDP) 102
Hình 3.5. Sự phát triển của độ sâu tài chính, 1990-2009 (%) 104
Hình 3.6. Diễn biến của lãi suất danh nghĩa, 2000-2010 (%) 104
Hình 3.7. Tỷ trọng GDP của các thành phần kinh tế, 1995-2010 (%) 108
Hình 3.8. Diễn biến của thị trường chứng khoán TP Hồ Chí Minh, 2003-2011 111
Hình 3.9. Giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán, 2000-2010 (% GDP) 111

Hình 3.10. Đầu tư vàng của dân chúng ở một số nước, 2006-2008 (tấn) 114
Hình 3.11. Mô hình về rủi ro vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam 117
Hình 4.1. Tỷ lệ lạm phát (phải) và tỷ giá hối đoái chính thức VND/USD (trái), 1992-2010 . 129
Hình 4.2. Tỷ lệ lạm phát Việt Nam, tốc độ tăng cung tiền và tín dụng, 1996-2010 130
Hình 4.3. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam và một số nước, 2000-2010 (%) 132
Hình 4.4. Chỉ số CPI lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm ở Việt Nam,
2000T1-2011T4 135

(gốc là đầu năm 2000) 135
Hình 4.5. Lạm phát hàng năm (theo tháng), 2001T1-2011T4 (%) 136
Hình 4.6. Các kênh truyền tải đến lạm phát 142
Danh mục hình và đồ thị
xvii

Hình 4.A1. Số liệu dưới dạng log, 2001-2010 152
Hình 5.1. Ước lượng lãi suất tự nhiên các tháng, 2000-2010 167
Hình 5.2. Lãi suất tự nhiên xác định theo các ước lượng lạm phát kỳ vọng khác nhau, 2000-
2010 (%) 168
Hình 5.3. Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư, 1991-2009 (% GDP) 170
Hình 5.4. Mối quan hệ giữa tốc độ tăng M2, CPI và lãi suất huy động, 2001-2010 (%) 173
Hình 5.5. CPI thực tế, bình quân 12 tháng và kỳ vọng cho 12 tháng sau so với cùng kỳ năm
trước, 2001 – 2010 (%) 174
Hình 6.1. Dự kiến nghĩa vụ nợ trong nước và nước ngoài, 2011 – 2023 (nghìn tỷ đồng) 187
Hình 6.2. CDS của Trái phiếu Chính phủ Việt Nam và các nước trong khu vực, 2006 – 2010
188
Hình 6.3. So sánh quốc tế - tỷ lệ thu từ thuế và phí, 2000 – 2009 (% GDP) 190
Hình 6.4. Tỷ trọng các nguồn thu, 2006 – 2011 (%) 191
Hình 6.B2. Cung tiền, vay nợ trong nước và lạm phát ở Việt Nam, 2000 – 2010 192
Hình 6.5. Tỷ trọng các khoản nợ nước ngoài theo các mức lãi suất khác nhau, 2002 – 2010
(%) 195

Hình 6.6. Lãi suất hữu hiệu của nợ công nước ngoài, 2002 – 2010 (%) 195
Hình 6.7. Tỷ trọng nợ công nước ngoài tính theo các đồng tiền khácnhau, 6/2010 197
Hình 6.B3. Tỷ giá hối đoái hữu hiệu danh nghĩa (NEER) và CPI, 2002 – 2010 198
Hình 7.1. Xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu giữa Việt Nam và Trung Quốc, 1995 – 2010 207
Hình 7.2. Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc so với tổng nhập siêu của Việt Nam, 2005
– 2009 (%) 208
Hình 7.3. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo nhóm hàng, 2008 209
Hình 7.4. Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc theo nhóm hàng, 2008 (%) 210
Hình 8.1. Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế theo nhóm tuổi, 2007 và 2009 (%) 245
Hình 8.2. Thất nghiệp và GDP của Việt Nam, 1996-2009 (%) 248
Hình 8.3. Tỷ lệ thất nghiệp theo các nhóm tuổi và thành thị/ nông thôn, 2007 và 2009 (%) 249
Hình 8.4. Vị thế việc làm theo giới tính và thành thị/nông thôn, 2007 và 2009 (%) 254
Hình 8.5. Phân bố thu nhập, 2007 và 2009 (giá cố định 2007) 259

xix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tăng trưởng GDP thế giới, 2009 – 2012 (%) 14
Bảng 1.2. Tỷ lệ thất nghiệp các vùng trên thế giới, 2007 – 2010 (%) 17
Bảng 1.3. Nợ của Hy Lạp tại các ngân hàng nước ngoài vào quý 4, 2009 33
Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP các ngành, 2006-2010 (%) 46
Bảng 2.2. Tỷ trọng các ngành trên GDP theo giá cố định, 2000-2010 (%) 47
Bảng 2.3. Tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, 2001 – 2010 (%) 48
Bảng 2.4. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế, 2001-2010 (%) 50
Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng GDP các ngành dịch vụ, 2005-2010 (%) 52
Bảng 2.6. Diễn biến tăng trưởng các thành phần tổng cầu, 2005-2010 (%) 53
Bảng 2.7. Tỷ trọng các thành phần tổng cầu trong GDP, 2005-2010 (%) 53
Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu đại diện cho tiêu dùng cuối cùng, 2008-2010 (% tăng) 54
Bảng 2.9. Đầu tư xã hội trên GDP, 2005-2010 (%) 57

Bảng 2.10. Vốn FDI và vốn đầu tư ra nước ngoài, 2006-2010 (tỷ USD) 58
Bảng 2.11. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại, 2006-2010 60
Bảng 2.12. Tình hình nhập siêu, 1995-2010 (triệu USD) 61
Bảng 2.13. Mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc và Hàn Quốc, 2010 61
Bảng 2.14. Chỉ số tăng trưởng xuất khẩu một số mặt hàng, 2006-2010 (% so với năm trước)62
Bảng 2.15. Chỉ số tăng trưởng nhập khẩu một số mặt hàng, 2006-2010 (% so với năm trước)
63
Bảng 2.16. Tình hình diễn biến giá cả, 2005-2009 (% so với Tháng 12 năm trước) 66
Bảng 2.17. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các khu vực kinh tế, 2005 – 2010 (%) 67
Bảng 2.18. Diễn biến tình hình thất nghiệp của Việt Nam, 2008-2010 (%) 67
Bảng 2.19. Một số chỉ tiêu cán cân thanh toán, 2007-2010 (tỷ USD) 68
Bảng 2.20. Diễn biến tình hình lãi suất cuối kỳ, 2009-2010 (%/năm) 69
Bảng 2.21. Diễn biến đấu thầu trái phiếu chính phủ sơ cấp trên Sở GDCK Hà Nội, 2010 74
Bảng 2.22. Diễn biến giao dịch trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp tại Sở GDCK Hà
Nội, 2010 74
Bảng 2.23. Thu chi ngân sách, 2006-2011 79
Bảng 2.24. Diễn biến tiền tệ, 2005-2010 (% tăng so với cuối năm trước) 81
Bảng 3.1. Chênh lệch tiết kiệm – đầu tư, 2002-2009 (% GDP) 97
Bảng 3.2. Thị phần của các ngân hàng thương mại, 2000-2007 106
NỀN KINH TẾ TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG
xx

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu phản ánh độ lành mạnh của hệ thống NHTM, 2006-2008 107
Bảng 3.4. Tín dụng cho DNNN và ngoài DNNN, 2005-2008 109
Bảng 3.5. Giá trị vốn hóa của TTCK theo các khu vực khác nhau trên thế giới 112
Bảng 4.A1.Kết quả mô hình VECM mở rộng 153
Bảng 5.1. Phân rã lãi suất danh nghĩa ngắn hạn 162
Bảng 5.2. Tín dụng và huy động trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, 2000-2008 (nghìn tỷ
đồng) 171
Bảng 5.3. Xếp hạng tín nhiệm của Moody đối với Việt Nam 172

Bảng 6.1. Thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam, 2000 – 2010 (%GDP) 183
Bảng 6.2. Nợ nước ngoài của Việt Nam, 2000 – 2010 (%GDP) 183
Bảng 6.3. Nợ công nước ngoài của Việt Nam, 2000 – 2010 (%GDP) 183
Bảng 6.4. Một số chỉ tiêu nợ công, 2005 – 2010 (%) 185
Bảng 7.1. Cán cân thương mại với Trung Quốc của một số nước trong khu vực, 2008 (tỷ
USD) 213
Bảng 7.2. Cơ cấu nhập khẩu từ Trung Quốc của các nước trong khu vực, 2008 (%) 214
Bảng 7.3. Cơ cấu xuất khẩu sang Trung Quốc của các nước trong khu vực, 2008 (%) 215
Bảng 7.4. Một số hạng mục chính cán cân thanh toán của Việt Nam với Trung Quốc, 2006 –
2010 (triệu USD) 217
Bảng 7.5. Tỷ lệ thâm nhập của Trung Quốc trên thị trường Việt Nam, 1999 – 2008 220
Bảng 7.6. So sánh sự thay đổi về tỷ lệ thâm nhập và tốc độ tăng trưởng sản xuất nội địa, 2001
– 2008 221
Bảng 7.7. Tỷ lệ thâm nhập của Trung Quốc và lĩnh vực sản xuất, 2008 223
Bảng 7.8. Nhập siêu và cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường Việt Nam 224
Bảng 7.9. Top 20 sản phẩm Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, 2008 225
Bảng 7.10. Các dự án thầu trọng điểm của Trung Quốc tại Việt Nam, 2007 - 2010 229
Bảng 7.A1. Xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu giữa Việt Nam và Trung Quốc, 1995 – 2010
(triệu USD) 236
Bảng 7.A2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc, 2010 236
Bảng 7.A3. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Trung Quốc, 2010 238
Bảng 8.1. Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế theo thành thị/nông thôn và giới tính, 2007 và 2009
(%) 244

Bảng 8.2. Tỷ lệ thất nghiệp theo thành thị/nông thôn và giới tính, 2007 và 2009 (%) 246
Bảng 8.3. Tỷ lệ thất nghiệp theo thành thị/nông thôn và giới tính, 2007 và 2009 (%) 249
Bảng 8.4. Tỷ lệ việc làm theo khu vực thể chế và thành thị/nông thôn, 2007 và 2009 (%) 251
Danh mục bảng
xxi


Bảng 8.5. Tỷ lệ lao động làm công theo khu vực thể chế, 2007 và 2009 (%) 252
Bảng 8.6. Hợp đồng và phương thức trả thù lao đối với lao động làm công ăn lương, 2007 và
2009 (%) 255
Bảng 8.7. Việc làm phi chính thức trong việc làm chính theo khu vực thể chế, 2007 và 2009
256
Bảng 8.8. Tốc độ tăng của thu nhập bình quân và trung vị của các khu vực thể chế, 2007 và
2009 258
Bảng 8.9. Số giờ làm việc và tỷ lệ thiếu việc làm theo thành thị/nông thôn, 2007 và 2009 (%)
262

Bảng 8.10. Tỷ lệ lao động làm nhiều công việc theo thành thị/nông thôn và giới tính, 2007 và
2009 (%) 263
Bảng 8.11. Tỷ lệ lao động đa nghề theo khu vực thể chế, 2007 và 2009 264
Bảng 8.12. Tỷ lệ chính thức hóa và phi chính thức hóa, 2007-2009 (%) 267
Bảng 8.13. Biến động thu nhập, để dành và tỷ lệ hộ gia đình phải cắt giảm chi tiêu (% số hộ
tương ứng) 268
Bảng 8.14. Hỗ trợ của Nhà nước dành cho các hộ sản xuất kinh doanh trong thời kỳ khủng
hoảng (%) 270
Bảng 9.1. Các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam theo giá cố định năm 1994, 2006 – 2011 (nghìn tỷ
đồng) 281

xxiii

DANH MỤC HỘP
Hộp 1.1. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP 24
Hộp 3.1. Các nhận định khác nhau về nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 94
Hộp 5.1. Lịch sử qui tắc Taylor 159
Hộp 5.2. Phương pháp lọc Hodrick-Prescott 165
Hộp 6.1. Thuế lạm phát 192
Hộp 6.2. Tỷ giá hữu hiệu danh nghĩa 198

Hộp 6.3. Câu chuyện Vinashin và bài học cho các tập đoàn kinh tế nhà nước 200

xxiv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank)
APEC : Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic
Cooperation)
ARIMA : Autoregressive integrated moving average
ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations)
ASEAN+3 : Cơ chế hợp tác ASEAN và ba nước Đông Bắc Á bao gồm Trung Quốc, Nhật
Bản và Hàn Quốc
Basel I, II, III : Các bộ tiêu chuẩn quản lí và giám sát các ngân hàng
CDS : Khả năng vỡ nợ (Credit Default Swap)
CHMC : Tổng công ty thiết bị nặng Trung Quốc
CIEM : Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
CIT : Thuế thu nhập doanh nghiệp (Corporate Income Tax)
CMC : Tập đoàn quốc doanh xuất nhập khẩu chế tạo máy Trung Quốc (China National
Machinery Import and Export Copr.)
CN : Công nghiệp
CNY : Đồng Nhân dân tệ (Chinese Yuan)
CPI : Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index )
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DNPX : Doanh nghiệp phường xã
DNTN : Doang nghiệp tư nhân
DSGE : mô hình cân bằng tổng thể ngẫu nhiên động (Dynamic stochastic general
equilibrium modeling)
ĐT LĐ&VL : Điều tra Lao động và Việc làm
ECB : Ngân hàng Trung ương châu Âu (European Central Bank)

EIU : Bộ phận phân tích thông tin kinh tế của Tạp chí Economist (Economist
Intellegence Unit)
EMS : Hệ thống tiền tệ châu Âu (European Monetary System)
EMU : Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu (Economic and Monetary Union of the
European Union)
EPC : Thiết kế - cung ứng vật tư thiết bị - xây lắp (Engineering, Procurement and
Construction)
EPR : Hệ số bảo hộ sản xuất hữu hiệu (Effective Rate of Protection)
EPZ : Khu chế xuất (Export Processing Zone)
EU : Liên minh châu Âu (European Union)
EV : Biến động tương đương (Equivalent variations)
FDI : Đầu tư trược tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
Danh mục các chữ viết tắt
xxv

FDIC : Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (Federal Deposit Insurance
Corporation)
FED : Cục dữ trự Liên bang Mỹ (Federal Reserve System)
FTA : Khu vực thương mại tự do (Free Trade Area)
G20 : Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới
GDCK : Giao dịch Chứng khoán
GDP : Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product)
GSO : Tổng cục thống kê (General Statistics Office)
HB&IS : Điều tra Kinh doanh hộ gia đình và khu vực phi chính thức (Household
Business & Informal Sector Survey)
HP: : Phương pháp lọc Hodrick-Prescott
IFS : Thống kê tài chính quốc tế (International Financial Statistics)
ILO : Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labor Organization)
ILSSA : Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Institute of Labour Science and Social
Affairs)

IMF : Quỹ tiền tệ quốc tê (International Monetary Fund)
IPSARD : The Institute of Policy and Strategy For Agriculture (Viện Chính sách và Chiến
lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn)
IRD-DIAL : Viện nghiên cứu Phát triển Pháp (French Institute of Research for
Development)
ISIC Rev 3 : Danh mục tiêu chuẩn ngành quốc tế (phiên bản 3) (Industrial System
International Classification Revision 3)
JPY : Đồng Yên Nhật (Japanese Yen)
KTPCT : Kinh tế phi chính thức
KTXH : Kinh tế Xã hội
MoF : Bộ Tài Chính (Ministry Of Finance)
NEER : Tỷ giá hối đoái hữu hiệu danh nghĩa (Norminal Effective Exchange Rate)
NHNN : Ngân hàng Nhà nước (Việt Nam)
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTMCP : Ngân hàng Thương mại Cổ phần
NHTW : Ngân hàng Trung ương
NSNN : Ngân sách Nhà nước
ODA : Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-
operation and Development)
PIIGS : Các quốc gia ở ngoại vi châu Âu như: Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,
Ireland, Ý
PPP : Ngang bằng sức mua (Purchasing Power Parity)
NỀN KINH TẾ TRƯỚC NGÃ BA ĐƯỜNG
xxvi

QE : Nới lỏng về lượng (Quantitative Easing)
REER : Tỷ giá hối đoái hữu hiệu thực tế (Real Effective Exchange Rate)
SEC : Tập đoàn điện khí Thượng Hải (Shanghai Electric Group Co Ltd)
SFECO : Tập đoàn Hợp tác kinh tế kỹ thuật đối ngoại Thượng Hải

SITC : Danh mục tiêu chuẩn ngoại thương (Standard International Trade
Classification)
SME : Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and Medium Enterprises)
SOE : State Owned Enterprise
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TCTK : Tổng cục Thống kê
TKV : Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam
TPP : Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership
Agreement)
TTCK : Thị trường chứng khoán
UN : Liên hợp quốc (United Nations)
UNDP : Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United Nation Development Program)
UNSTAT : Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc (United Nations Statistical Division)
US BTA : Hiệp định thương mại song phương với Mỹ
USD : Đôla Mỹ (United States Dollar)
VASS : Vietnam Academy of Social Science (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam)
VAT : Thuế Giá trị Gia tăng (Value Added Tax)
VKHTK : Viện Khoa học Thống kê Việt Nam
VND : Đồng tiền Việt Nam (Vietnamese Dong)
VSIC : Hệ thống ngành kinh tế quốc dân Việt Nam (Vietnamese Standard Industrial
Classsification)
WB : Ngân hàng thế giới (World Bank)
WEC : Công ty Wuhan Engineering and Technology, Trung Quốc
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)



1

TÓM TẮT BÁO CÁO

Năm 2011 là năm đầu tiên của kế hoạch phát triển 5 năm, mở đầu chiến lược phát triển
đến năm 2020 và xa hơn nữa. Đây cũng là năm bắt đầu của một chu kỳ chính trị mới, sau khi kết
thúc Đại hội Đảng XI, tiến tới bầu cử Quốc hội Khóa XIII và thành lập Chính phủ mới vào giữa
năm. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn bối c
ảnh thế giới chứng kiến nhiều khó khăn và bất trắc vì
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, diễn biến chính trị tại các nước Ả rập, sự thay đổi cục diện
kinh tế trên toàn cầu, v.v… Trong bối cảnh ấy, nền kinh tế Việt Nam bộc lộ những điểm yếu từ
mô hình tăng trưởng kinh tế, đồng thời có nhiều biểu hiện cho th
ấy sự bối rối trong lựa chọn
chiến lược và chính sách phát triển. Điều này đã tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế trong
ngắn hạn, thể hiện qua sự bất ổn vĩ mô triền miên trong những năm gần đây. Những khó khăn và
rủi ro tích tụ bên trong đe dọa sự ổn định vĩ mô, khả năng duy trì đà tăng trưởng cao của nền
kinh tế, và mứ
c độ hội nhập quốc tế. Vì thế, đây là thời điểm Việt Nam đang đứng trước những
lựa chọn to lớn. Nếu không có những quyết định sáng suốt về mô hình tăng trưởng, về lựa chọn
động lực cho tăng trưởng (khu vực tư nhân hay khu vực quốc doanh), về phương pháp hoạch
định, phối hợp và điều hành chính sách, về chiến lược hội nhậ
p quốc tế, và cải cách thể chế
mạnh mẽ, thì nền kinh tế có thể sẽ phải đối diện với sự trì trệ kéo dài đi liền với bất ổn vĩ mô liên
tục. Hậu quả trực tiếp có thể là những cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế mang tính liên hoàn,
hoặc một cách gián tiếp là sự bỏ lỡ những cơ hội phát triển nhanh cho một nước có nhiều tiềm
n
ăng như Việt Nam.
Vì lý do đó, Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2011 với chủ đề Nền kinh tế trước
ngã ba đường, tiếp tục giải quyết những vấn đề lớn đã được đặt ra từ những Báo cáo trước. Nội
dung của Báo cáo năm nay, ngoài hai chương đánh giá và nhận định về tình hình kinh tế thế giới
và trong nước trong năm 2010, bao gồm những vấn đề căn bả
n như phân tích rủi ro vĩ mô của
Việt Nam trong thời gian tới, về những bài học cho một chính sách chống lạm phát có hiệu quả,
về chính sách lãi suất, về vấn đề nợ công, vấn đề thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung

Quốc, cũng như thị trường lao động với khu vực phi chính thức phải chịu đựng nhiều tổn thương
trong những năm khó khăn về kinh tế và b
ất ổn vĩ mô. Cuối cùng, Báo cáo đưa ra những nhận
định chung về viễn cảnh kinh tế năm 2011 và gợi ý các nhóm chính sách phục vụ cho việc ổn
định kinh tế vĩ mô và duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững trong trung và dài hạn.

×