Những công ty gia đình Nhật Bản và bí quyết trường tồn
Đổi họ cho con rể, một tập tục cổ xưa tại Nhật Bản, đã mang đến giải pháp tuyệt
vời cho sự trường tồn của các công ty gia đình trong vài trăm năm qua.
Một câu chuyện xưa giúp giải đáp cho chúng ta câu hỏi từ lâu ở Nhật Bản: Các
công ty gia đình tồn tại như thế nào trong trường hợp không có con trai đảm nhận
công ty?
Câu chuyện này bắt nguồn từ năm 717 sau công nguyên. Khi đó, thánh núi
Hakusan ghé thăm một tín đồ Phật giáo là Taicho Daishi trong giấc mơ và bảo ông
hãy tìm một suối nước nóng ở làng Awazu- nay là tỉnh Ishikawa.
Daishi đã tìm ra nơi đó và bảo Garyo Hoshi - học trò của ông – xây một nhà khách
tại đây.
Về phần mình, Garyo Hoshi truyền bá đạo Phật cho các du khách và nhận một con
nuôi làm người thừa kế. Người này có tên Zengoro.
Theo sách kỉ lục thế giới Guinness, đó là cách mà công ty gia đình lâu đời nhất trên
thế giới hình thành. Từ đó trở tới nay, khách sạn cùng cái tên Zengoro Hoshi vẫn
được truyền lại cho 46 thế hệ trong gia đình trong gần 1.300 năm.
Tuy nhiên, trong một đất nước mà con trai trong gia đình thường nắm quyền thừa
kế thì các ông chủ doanh nghiệp làm thế nào để luôn có con trai? Đó là một việc
đơn giản.
“Khi gia đình chỉ có con gái, chúng tôi chấp nhận để chồng của con gái mang họ
của gia đình và kế thừa công ty. Trên thực tế, bố tôi đã kết hôn với con gái của
dòng họ Hoshi và được đổi họ", người kế vị mới nhất của khách sạn Zengoro
Hoshi cho biết.
Đây là cách nhận con nuôi chỉ tồn tại ở Nhật Bản và được biết đến với cái tên
Mukoyoshi.
Nhật Bản là nước có tỉ lệ nhận con nuôi cao thứ hai trên thế giới - với hơn 80 nghìn
người mỗi năm - nhưng hầu hết họ là những người đàn ông trưởng thành trong độ
tuổi từ 20 đến 30 tuổi.
“Về mặt lịch sử, việc nhận con nuôi ở các gia đình thương nhân ở vùng phía tây
Nhật Bản phổ biến hơn nhiều do họ muốn chọn người thừa kế tài năng nhất. Nếu
con trai của bạn không có khả năng kế vị, bạn sẽ cố gắng tìm một người đàn ông
tài giỏi hơn để cưới con gái bạn. Đó là một quyết định rất thực tế để duy trì các
công ty gia đình”, Mariko Fujiwara, một nhà xã hội học của Viện nghiên cứu Đời
sống Hakuhodo tại Nhật Bản, nhận định.
Ngày nay, đa số doanh nghiệp Nhật Bản là các công ty gia đình, trong đó những
công ty mang tên dòng họ như hãng sản xuất ô tô Toyota và Suzuki, tập đoàn
Canon và công ty sản xuất xì dầu Kikkoman.
Ông Osamu Suzukia, Chủ tịch Tập đoàn Suzuki, là người con nuôi thứ tư điều
hành tập đoàn. Ảnh: rediff.com.
Mọi người đều biết Suzuki là công ty dưới quyền quản lý của những người con
nuôi. Chủ tịch đồng thời là giám đốc điều hành hiện tại của công ty, ông Osamu
Suzuki, là con nuôi đời thứ tư nắm quyền quản lý
“Trong nhiều trường hợp, những công ty gia đình mà dưới quyền điều hành của
con rể hoạt động tốt hơn nhiều so với con ruột. Khi tôi quyết định đầu tư vào một
công ty trong danh sách mà vẫn thuộc sở hữu của một gia đình, những khó khăn
lớn đối với tôi là hoạt động điều hành và kế thừa trong công ty”, Yasuaki
Kinoshita, người phụ trách hoạt động đầu tư vào các doanh nghiệp Nhật Bản tại
công ty quản lý tài sản Nissay, nhận định.
Tại công ty chứng khoán Matsui, chủ tịch đời thứ tư, ông Michio Matsui, được
nhận làm con nuôi của dòng họ Matsui, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc
ông phải bỏ họ cũ.
“ Tôi là con trai cả trong gia đình, do vậy tôi hơi lưỡng lự khi một gia đình khác
nhận làm con nuôi. Nhưng bố mẹ tôi cho rằng có thể đó là số mệnh của tôi”, ông
nhớ lại.
Song về mặt lịch sử, đổi họ không phải là một việc làm quá to tát bởi vì đơn giản
nhiều người còn không có họ”
“Cách đây chỉ 150 năm, người dân không có họ nếu họ không xuất thân từ một
tầng lớp xã hội quan trọng như võ sĩ đạo (Samurai). Và khi bạn thay đổi họ, điều
đó là bình thường bởi vì khi ấy bạn được trao một cái tên mới như một niềm vinh
dự hay một phần thưởng cho thành quả bạn đã đạt được. Nó trở thành niềm mong
ước của nhiều người”, nhà xã hội học Marico Fujiwara giải thích.
Chieko Date, một doanh nhân, đã lập trang web mai mối dành cho những phụ nữ
muốn một người đàn ông sẵn sàng làm con nuôi của gia đình vợ.
“Đây là một nhu cầu rõ ràng trong xã hội bởi vì tỉ lệ sinh ở Nhật Bản vẫn đang
giảm xuống và nhiều gia đình chỉ có con gái. Hơn nữa, nhiều nam giới cũng đang
tìm cơ hội để thể hiện khả năng kinh doanh của họ bởi vì trong nền kinh tế hiện
nay, cơ hợi thăng tiến trong công ty khó khăn hơn nhiều”, Date bình luận.
Tsunemaru Tanaka đã đăng nhập vào trang web của Date hồi tháng 11. Trước kia,
anh đã gây dựng được một công ty làm ăn rất phát đạt nhưng lại để mất công ty
vào tay người vợ cũvà cũng là đối tác kinh doanh của anh. Hiện tại, anh muốn
được nhận làm con nuôi và tiếp quản một công ty gia đình.
"Bản thân tôi chẳng băn khoăn khi thay đổi họ của mình bởi vì tôi coi đó như một
tên riêng mà nhà nước đặt cho mỗi công dân để đăng kí hộ khẩu. Tôi tin rằng tôi sở
hữu những kỹ năng hữu ích. Vì vậy, nếu tôi có cơ hội thừa kế một công ty gia đình
và biến nó thành doanh nghiệp thành công, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho tất cả
mọi người”, anh chia sẻ.
Cựu doanh nhân này từng gặp gỡ 6 phụ nữ qua trang web nhưng vẫn chưa tìm
được người bạn đời lý tưởng.
“ Tôi đã tìm hiểu một số thông tin về các công ty mà gia đình những người phụ nữ
này sở hữu. Tôi không cưới công ty của họ những tôi vẫn muốn biết rõ về chúng”,
anh cho biết.
Nếu một người đàn ông làm con rể trong một gia đình làm kinh doanh, anh ta biết
họ sẽ mong đợi điều gì ở anh ta.
"Họ mong đợi bạn sẽ là một người chồng, người cha tốt, biết yêu thương và cũng
là một nhà kinh doanh giỏi”, nhà xã hội học Mariko Fujiwara nhận định.
Giống như một thương vụ mà ở đó hai bên cùng có lợi, nếu những kì vọng được
nêu rõ ngay từ đầu, việc quản lý công ty có thể dễ dàng hơn so với khi hai người
đến với nhau bằng một mối tình lãng mạn.