Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bán hàng qua mạng và nghìn lẻ rắc rối docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.88 KB, 4 trang )

Bán hàng qua mạng và nghìn lẻ rắc rối
Vốn ít, không tốn chi phí cho mặt bằng và đóng thuế, bán hàng qua
mạng đang trở thành việc làm thêm khá hot của nhiều bạn trẻ.
Họ thường chọn kinh doanh những sản phẩm như quần áo, túi sách, giầy dép, mỹ
phẩm… cho phù hợp với số vốn eo hẹp. Nhiều người sẽ hình dung bán hàng qua
mạng như một công việc nhàn nhã, chỉ việc ngồi nhà nhận điện thoại và… thu tiền.
Song mặt trái của nó duy có người trong cuộc mới thấu hiểu.

Nếu không tìm được các ảnh minh
họa như thế này để giới thiệu hàng
hóa như quần áo chẳng hạn, chủ
nhân shop hàng qua mạng thường
Mất tiền như chơi
Khởi điểm cho công việc kinh doanh trên mạng là tích góp vốn và tìm nguồn hàng.
Vốn bán hàng qua mạng ít hơn cách buôn bán bình thường. Nhưng đối với những
sinh viên vẫn còn nhận trợ cấp hàng tháng từ cha mẹ thì đây là số tiền đáng kể.
Giải pháp thường gặp là chung vốn với một hoặc hai người nữa.
Dư Thu Hương, sinh viên năm ba, đại học Khoa học Tự nhiên cho biết: “Tớ chung
vốn với một chị nữa đang học bên Trung Quốc. Hai chị em tính cách không giống
nhau nên thường xuyên bất đồng quan điểm trong việc lựa chọn hàng hoá nhập
về”.
Vốn có, tìm được nguồn hàng uy tín cũng là vấn đề đau đầu. Khánh Ly, sinh viên
năm nhất Đại học Hà Nội với ba năm kinh nghiệm bán hàng online cho biết: Rất
nhiều người bán hàng trực tuyến nhập nguồn hàng ngay trên mạng. Nhưng không
phải nguồn hàng nào cũng đáng tin tưởng.
Ly kể: “Tớ đã từng mất trắng 8 triệu tiền đặt cọc cho một cửa hàng online. Gửi tiền
xong thì shop ấy bốc hơi không để lại vết tích”. Sau vụ đó, Ly đã rất cảnh giác khi
đặt hàng. “Phải lấy hàng từ những nơi làm ăn uy tín và tốt nhất là mình biết địa
điểm cửa hàng” - cô ghi nhớ.
Thu Phương, sinh viên năm cuối trường Kinh tế Quốc dân vừa nhen nhóm ý định
kinh doanh qua mạng đã bị bố mẹ dập tắt. Bố mẹ bạn lo lắng bạn sẽ thua lỗ vì loại


hình buôn bán “lạ hoắc” và không có vẻ gì an toàn này. “Nhưng mình vẫn quyết
định mở cửa hàng. Chính cái mới lại là đất cho những người chưa có kinh nghiệm
kinh doanh như mình. Lúc đầu, mình phải giấu ba mẹ”, Phương cười cho biết.
Vừa bán vừa lo
tự lấy mình làm người mẫu.

Không phải trông cửa hàng, không phải mời mọc nhưng những chủ shop online lại
phải chuyển hàng cho khách. Đặc biệt với những khách hàng ở tỉnh khác thì đây là
công đoạn đáng lo nhất.
Hằng, bán hàng trên muare.vn với nick name hanga3 kể lại: “Mình vừa phải
chuyển thêm hàng cho khách vì nhận được tin là khách không nhận được đủ số
hàng đặt”. Tìm hiểu mới biết thùng hàng của Hằng đã bị người ở công ty vận
chuyển rút lõi một số sản phẩm. “Khi mất hàng mình đã khiếu nại lên công ty
chuyển phát. Nhưng thủ tục rắc rối và phức tạp nên rồi quyết định… tự bù cho
nhanh”.
Không chỉ trục trặc về vận chuyển hàng hoá, bạn Kim Ngân, Đà Nẵng còn gặp
những rắc rối “ngộ nghĩnh” khi giao dịch với khách hàng. Bạn là người miền
Trung. Có lần, một khách ngoài Bắc gọi điện đặt hàng. Do tiếng hai địa phương
khác nhau, bạn đã chuyển nhầm hàng cho khách.
Trường hợp của bạn Phạm Trang là đáng ngại nhất. Các sản phẩm bày bán trên
mạng cần phải có người mặc để chụp ảnh mẫu. Để giảm chi phí, bạn làm bà chủ
kiêm luôn người mẫu. Thân hình khá chuẩn của bạn đã thu hút những vị khách
không mời. Trang kệ̉: “Khi nghe có khách đến thử hàng, mình rất vui. Ban đầu bạn
nữ đó đến thử hàng, rồi mời mình đi café. Sau một vài lần tiếp xúc, mình nhận ra
bạn ấy là dân les chính hiệu". Dĩ nhiên sau đó, Trang phải rất cẩn trọng trong việc
giao thiệp với khách hàng.
Khó khăn nối tiếp khó khăn, nhưng những bạn trẻ với cái đầu bùng nổ luôn dám
nghĩ dám làm và không khi nào ngừng bước.
Huyền Thanh


×