UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP
GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: KỸ THUẬT ĐÁNH MÁY VI TÍNH
NGHỀ: VĂN THƯ LƯU TRỮ
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định Số: 323/QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày 06 tháng 8 năm 2019
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)
Đồng Tháp, năm 2019
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Kỹ thuật đánh máy vi tính được biên soạn dùng cho học sinh
ngành Văn thư lưu trữ bậc trung cấp trong trường, mục đích của giáo trình này là
giúp học sinh lĩnh hội được những kiến thức cơ bản về bàn phím và kỹ thuật giúp
cho tốc độ gõ văn bản nhanh hơn.
Giáo trình bao gồm 2 chương:
Chương 1: Phương pháp thao tác 10 ngón trên bàn phím.
Chương 2: Kỹ thuật trình bày một số văn bản.
Mọi thao tác hướng dẫn và các hình ảnh minh họa trong bài giảng đều được
sử dụng từ phần mềm Typing Master.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn giáo trình, nhưng việc biên
soạn chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến quý báu của các bạn đọc và q đồng nghiệp để giáo trình
được hồn thiện tốt hơn trong các lần xuất bản sau. Xin trân trọng cảm ơn .
TP Cao Lãnh, ngày 06 tháng 9 năm 2019
CHỦ BIÊN: Nguyễn Thị Kim Hương
Trang 1/85
Trang 2/85
MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU ……………………………………………………………… 3
Chương 1: Phương pháp thao tác 10 ngón trên bàn phím
1. Những kiến thức cơ bản về phương pháp thao tác 10 ngón trên bàn phím máy
tính……………………………………………………………………………….. 5
2. Cách phân bố 10 ngón tay trên hàng phím khởi điểm A S D F G – H J K
L………… ……………………………………………………………………… 10
3. Cách phân bố 10 ngón tay trên hàng phím Q W E R T – Y U I O P………… 13
4. Cách phân bố 10 ngón tay trên hàng phím Z X C V B – N
M………………………. …………………………………………………………17
5. Cách phân bố 10 ngón tay trên hàng phím Số 1 2 3 4 5 - - 6 7 8 9 0……………20
6. Cách sử dụng phím SHIFT để đánh ký tự hoa và các ký tự đặc
biệt.......................................................................................................................... 25
7.
Hướng
dẫn
sử
dụng
phần
mềm
Touch
Keyboard................................................................................................................. 29
Chương 2: Kỹ thuật trình bày một số văn bản
1. Kỹ
thuật
trình
bày
theo
thể
thức
văn
bản ...................................................................... ....................................................54
2. Kỹ thuật trình bày bảng biểu thống kê ............................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 85
Trang 3/85
GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: KỸ THUẬT ĐÁNH MÁY VI TÍNH
Mã mơn học: TCN201
Vị trí, tính chất của mơn học:
- Vị trí: Mơn học kỹ thuật đánh máy vi tính thuộc nhóm các mơn cơ sở chun
ngành được bố trí giảng dạy học kỳ 2 của năm thứ 1
- Tính chất: Là Mơn học cơ sở chun ngành bắt buộc, kiến thức môn này là các
kiến thức cơ bản về bàn phím và các thao tác với bàn phím, các phím tắt trong ứng
dụng
Mục tiêu mơn học:
- Về kiến thức:
+Trình bày được các loại bàn phím
+Hiểu được các bộ mã tiếng việt
+Biết được các phần mềm hỗ trợ tập gõ phím
+ Biết được các phím tắt thơng dụng của bàn phím
- Về kỹ năng:
+Sử dụng hết các ngón tay khi gõ bàn phím
+Gõ phím nhanh, chính xác
+ Thao tác xử lý lỗi khi không gõ được tiếng việt
- Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
+Sinh viên có thái độ, động cơ học tập rõ ràng, chú ý nghe giảng trên lớp tích
cực nghiên cứu tài liệu, làm thực hành ở nhà và tham gia thảo luận nhóm.
+ Xác định phương pháp học tập hiệu quả và có khoa học, có tinh thần và ý thức
học tập cao.
+ Học sinh đam mê và thích thú với gõ bàn phím được nhanh
Nội dung mơn học:
Trang 4/85
Chương 1. PHƯƠNG PHÁP THAO TÁC 10 NGÓN TAY
TRÊN BÀN PHÍM
Mục tiêu:
+ Hiểu cấu trúc của bàn phím, phân biệt các loại bàn phím.
+ Biết và nhớ vị trí các phím trên bàn phím
1.1 Giới thiệu
1.1.1 Khái niệm về bàn phím
Bàn phím là thiết bị chính giúp người sử dụng giao tiếp và điều khiển hệ
thống máy tính, và là thiết bị khơng thể thiếu của máy tính vì nếu thiếu thì máy tính
sẽ báo lỗi và sẽ khơng khởi động.
Bàn phím có thiết kế khá nhiều ngơn ngữ, cách bố trí, hình dáng và các phím
chức cũng năng khác nhau. Bàn phím thơng thường có từ 83 đến 105 phím và chúng
được chia bốn nhóm phím: phím dùng soạn thảo, phím chức năng, các phím số và
nhóm phím điều khiển màn hình.
1.1.2 Cổng giao tiếp của bàn phím
Một cổng kết nối trên máy tính đóng vai trị như là một giao diện hay đơn
giản là một điểm kết giao tiếp giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi khác. Một số
thiết bị ngoại vi phổ biến nhất là chuột, bàn phím, màn hình hoặc các thiết bị hiển
thị, máy in, loa, ổ flash…
Chức năng chính của một cổng trên máy tính là một điểm gắn kết, cáp từ
thiết bị ngoại vi có thể được cắm vào và thơng qua đó, cho phép dữ liệu truyền đi và
đến thiết bị.
Các cổng kết nối trên máy tính cũng được gọi là các cổng giao tiếp vì nó chịu
trách nhiệm liên lạc giữa máy tính và thiết bị ngoại vi của máy tính đó.
Bàn phím được nối với máy tính thơng qua cổng PS/2 (hiện nay đã khơng
cịn được sử dụng), USB và kết nối không dây.
1.1.1.1. Cổng PS/2:
Cổng PS/2 là loại kết nối chuẩn, được sử dụng để kết nối bàn
phím , chuột và các thiết bị đầu vào khác với máy tính. Cổng PS/2 khơng chiếm
dụng cổng USB cố định của máy tính.
Trang 5/85
Cổng PS/2 tròn và bao gồm 6 chân. Các cổng PS/2 thường được mã hóa
theo 2 màu: màu tím được sử dụng cho các bàn phím; trong khi các cổng PS/2 màu
xanh lá cây sẽ được sử dụng cho các con chuột máy tính.
Hình 0-1. Cổng PS/2
Hình 0-2. Bàn phím cổng PS/2
1.1.1.2.
Cổng USB
USB (Universal Serial Bus), được sử dụng để thay thế các loại cổng nối
tiếp, cổng song song, cổng PS/2, …và làm cổng sạc điện cho các thiết bị di động.
USB đầu tiên được sử dụng để kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính, Chúng được
thiết kế với khả năng “plug-and-play” (cắm vào dùng ngay) – sẽ tự nhận ra thiết bị
kết nối và cài đặt trình điều khiển nếu cần thiết để sử dụng. (nối và ngắt các thiết bị
không cần phải khởi động lại hệ thống).
Cổng USB có thể được sử dụng để truyền dữ liệu, nó hoạt động như một
giao diện cho các thiết bị ngoại vi và thậm chí hoạt động như nguồn cấp điện cho
các thiết bị kết nối với nó. Hiện nay có 3 loại cổng USB chính là: USB Type A, USB
Type B, và USB Type C, mỗi loại sẽ có một số biến thể và tùy chỉnh tùy theo thiết
bị và loại băng thông..
Trang 6/85
Hình 0-3. Các loại cáp USB
USB type A
Cổng USB loại A là một đầu nối 4 chân. Đây là đầu nối tiêu chuẩn nhất
trong các kiểu USB. USB-A thường được dùng cho PC và trên hầu hết các đầu ra
của cáp sạc thiết bị. USB-A có giao diện phẳng, hình chữ nhật, kết nối trực tiếp với
các thiết bị chủ và giữ cố định thông qua ma sát. Cách cấu tạo này vừa đủ bền để giữ
cho kết nối ổn định vừa đủ dễ dàng để người dùng ngắt kết nối nhanh chóng.
Hình 0-4. USB type A
USB type B
Trong khi USB Type A thường được kết nối với nguồn dữ liệu chủ thì đầu
cịn lại của dây cáp sẽ là Type B. Chúng ta có thể bắt gặp loại cổng này trong các
máy tin, ổ cứng hay smartphone.
Trang 7/85
Hình 0-5. USB type A và USB type B
USB type C
USB Type-C là chuẩn kết nối mới nhất của cổng USB, được tạo ra để làm
đơn giản hóa việc kết nối thiết bị mang lại sự thuận tiện cho cả người dùng và nhà
sản xuất khi hai mặt đều như nhau khơng bị tình trạng cắm mãi khơng vào hoặc gặp
nhiều loại cổng như USB Type A, USB Type B ….
Hình 0-6. USB type A và USB type B
1.1.3 Các loại bàn phím máy tính
Bàn phím là thiết bị ngoại vi khơng thể thiếu trong cơng nghệ máy tính, dù
là PC hay laptop hay các dạng rút gọn như notebook… vì khơng có bàn phím thì bạn
khơng thể làm các hoạt động từ căn bản tới phức tạp như: điều hướng, gõ ký tự, tính
tốn, lập trình… Đối với máy tính thì bàn phím có 3 loại cơ bản là: Bàn phím cơ,
bàn phím khơng dây và bàn phím ảo.
1.1.1.3. Bàn phím cơ:
Bàn phím cơ được xem là loại bàn phím ngun thủy và ln được mọi
người u thích cho đến tận hơm nay. Bàn phím cơ sử dụng các cơng tắc nằm bên
dưới mỗi phím, hoạt động theo nguyên tắc cơ học với lò xo và một số thành phần
khác. Khi ấn một phím, mạch điện đóng lại, tín hiệu điện được truyền đi đến PC và
thực hiện ký tự/ lệnh vừa gõ.
Trang 8/85
Hình 0-7. Bàn phím cơ
Bàn phím cao su:
Khi ấn một phím, bộ phận tiếp xúc sẽ chạm vào bảng mạch bên dưới và
lập tức phím bấm sẽ được cơ chế đàn hồi phía dưới đẩy lại vị trí cũ chờ lượt bấm
tiếp theo. Ở các bàn phím bình thường, cơ chế đàn hồi là miếng màng cao su (rubber
dome), cho độ nảy kém, độ xúc giác kém và không tạo ra âm thanh khi bấm. Ưu
điểm của công nghệ này là giá rẻ. Nhược điểm đi kèm các cảm giác bấm không êm
tay là độ bền kém, tuổi thọ thấp, tốc độ phản hồi phím cũng thấp, phải dùng lực bấm
mạnh nên làm cản trở tốc độ gõ và lâu dài có thể gây ra hội chứng viêm và ống cổ
tay.
Hình 0-8. Bàn phím cao su
Bàn phím giả cơ:
Trang 9/85
Là bàn phím tạo cho người dùng cảm giác như đang dùng bàn phím cơ
(tất nhiên chỉ 60% sự thật), do dùng lớp màng đàn hồi cao su có độ dày và chất liệu
cao cấp, tạo được độ nảy và độ xúc giác tương tự. Ưu điểm là giá thành rẻ nhưng
vẫn đáp ứng được một số các nhu cầu căn bản của người dùng trong cảm giác bấm.
Nhược điểm là chất lượng và tuổi thọ không cao, lâu ngày lớp màng mỏng dần và
cảm giác bấm khơng cịn được như ban đầu.
Hình 0-9. Bàn phím giả cơ
1.1.1.4. Bàn phím khơng dây:
Bàn phím khơng dùng dây để kết nối với các loại máy tính hay thiết bị cơng
nghệ dùng kết nối Bluetooth, Radio frequency, hoặc Infra-Red technology. Loại bàn
phím này có tính di động cao, tiện lợi cho việc kết nối nhiều phương tiện khác nhau
trong cùng một không gian, thuận tiện khi di chuyển nhiều và địi hỏi tính làm việc
liên tục. Đa số các bàn phím khơng dây có trọng lượng nhẹ hơn so với bàn phím cơ
truyền thống.
Cũng như bàn phím thơng thường bàn phím khơng dây có trang bị hỗ trợ
thao tác đánh máy văn bản trên màn hình máy tính, ngồi ra loại bàn phím công nghệ
hiện đại này không kết nối theo đường truyền cáp quang bình thường mà liên kết
theo cơng nghệ bluetooth tích hợp trên máy tính thơng qua USB receiver (đầu thu
đa năng thường sử dụng cổng USB type A). Ưu điểm
Kết nối có thể linh hoạt với nhiều thiết bị, thiết kế tương thích với
nhiều thiết bị cùng lúc chỉ cần 1 nút chạm để chọn thiết bị sử dụng, kết
Trang 10/85
nối linh hoạt với nhiều thiết bị (smart phone, máy tính bảng,..), kể cả
với PC hay các thiết bị khơng hỗ trợ công nghệ bluetooth.
Kết nối không dây gọn nhẹ, linh hoạt để biến điện thoại, máy tính bảng
thành máy tính chun nghiệp, xử lý cơng việc nhanh chóng người
dùng giảm các kết nối dây bất tiện, phù hợp cho người thường xuyên
di chuyển.
Bàn phím phù hợp cho những người thường xuyên làm việc trên máy
tính nhưng phải di chuyển thường xuyên, thiết bị sử dụng pin AA linh
hoạt, dễ dàng thay thế, độ bền ổn định như bàn phím laptop thơng
thường.
Hình 0-10. Bàn phím khơng dây và đầu thu USB
1.1.1.5. Bàn phím ảo:
Bàn phím ảo khơng có cấu trúc vật lý như các loại bàn phím khác, nó có
thể là phần mềm hoặc một phần của một phần mềm. Một ví dụ cụ thể của virtual
keyboard chính là bàn phím ảo đang hiển thị trên điện thoại di động của bạn, khi bạn
cần bàn phím sẽ hiện ra theo lệnh và khi không dùng nữa, lại một lần lệnh và chúng
biến mất. Bàn phím này có ưu điểm là hiện đại, không tốn không gian đặt để, khơng
phiền tối với đầu vào đầu ra, nhưng khuyết điểm là phụ thuộc hoàn toàn vào phần
mềm cũng như thiết bị hiển thị ra bàn phím, nếu một trong hai thứ này có vấn đề thì
bàn phím coi như khơng xuất hiện nữa.
Trang 11/85
Đối với máy tính cài đặt hệ điều hành Windows thì bàn phìm này thường
được sử dụng khi bàn phím cơ bị hỏng khơng sử dụng được, có nhiều cách mở bàn
phím ảo khác nhau và tùy vào từng phiên bản hệ điều hành Windows nhưng cách cơ
bản nhất là:
Cách mở bàn phím ảo trên Windows: Click vào Start >
chọn Run (hoặc nhấn tổ hợp phím Windows+R). Nhập
lệnh: osk (chính là 3 chữ viết tắt của On Screen Keyboard) vào khung
Run, sau đó nhấn Enter hoặc OK.
Hình 0-11. Bàn phím ảo
1.2 Một số phần mềm đánh máy thơng dụng
1.2.1 Typing Master
Typing Master là phần mềm luyện gõ 10 ngón với giao diện đơn giản, trực
quan, dễ sử dụng, dựng sẵn 12 bài học từ cấp độ dễ đến khó giúp bạn cải thiện và
nâng cao trình độ gõ 10 ngón, đồng thời giúp bạn tăng tốc độ, hồn thiện kỹ năng
đánh máy của mình hơn.
Phần mềm gồm các trị chơi với hình ảnh, âm thanh sinh động. Kết thúc mỗi
bài, sẽ có kết quả thống kê những gì bạn đã làm và qua mỗi ngày bạn sẽ nhận ra
được sự thay đổi tích cực trong khả năng đánh máy của mình.
TypingMaster tích hợp nhiều tính năng như minh họa bằng hình ảnh trực
quan, bàn phím minh họa bằng các màu sắc nổi bật; hỗ trợ nhiều kiểu bàn phím khác
nhau như QWERTY, QWERTZ, AZERTY, India…;đánh giá tổng quan và đưa ra
phương án luyện tập riêng cho từng người khác nhau; phân tích trình độ gõ phím
Trang 12/85
của từng người thơng qua q trình luyện tập, sau đó đưa ra những mức độ luyện tập
phù hợp.
Hình 0-12. Giao diện phần mềm Typing Master
1.2.2 KeyBlaze Typing Tutor
KeyBlaze Typing Tutor là phần mềm luyện gõ 10 ngón miễn phí cung cấp
các bài tập từ cơ bản đến nâng cao giúp người dùng cải thiện khả năng gõ 10 ngón
trên bàn phím máy tính một cách thành thạo hơn.
Phần mềm sẽ kiểm tra khả năng đánh máy của bạn sau đó sẽ đưa ra bài luyện
tập phù hợp và tăng độ khó lên dần đều.
Một số tính năng vượt trội của KeyBlaze Typing Tutor như kiểm tra kỹ
năng ban đầu để xác định mức độ hiện tại của bạn, đánh máy thử nghiệm kiểm tra
tốc độ và độ chính xác, âm thanh và màu sắc nổi bật thông báo cho bạn về những sai
sót trong q trình luyện tập, bao gồm 10 bài học với các cấp độ từ dễ đến khó. Dung
lượng thấp, giao diện đơn giản, dễ dàng cài đặt và sử dụng.
Trang 13/85
Hình 0-13. Giao diện phần mềm KeyBlaze Typing Tutor
1.2.3 Klavaro Touch Typing Tutor
Klavaro Touch Typing Tutor là một phần mềm gõ 10 ngón miễn phí hỗ trợ
bạn đạt được kỹ năng mong muốn với cấu trúc bài học chặt chẽ từ dễ tới khó tăng
dần theo thời gian. Phần mềm yêu cầu người dùng phải thực hành gõ một đoạn văn
bản hồn chỉnh, các đoạn sai sót sẽ được thơng báo và yêu cầu sửa lại. Các tính năng
chính của Klavaro Touch Typing Tutor: luyện kỹ năng gõ 10 bàn phím ngón,
luyện khả năng nhớ và xác định vị trí các phím trên bàn phím, có các bài tập cải
thiện tốc độ và độ chính xác khi đánh máy, có biểu đồ hiển thị kết quả học tập theo
từng giai đoạn.
Hình 0-14. Giao diện phần mềm Klavaro Touch Typing Tutor
Trang 14/85
1.2.4 Mario Teaches Typing
Mario Teaches Typing là phần mềm kết hợp các trị chơi với các bài tập gõ
10 ngón để giúp gia tăng sự thú vị cho các bài luyện gõ, vô cùng hiệu quả dành cho
những ai đang có nhu cầu cải thiện và nâng cao kỹ năng, tốc độ đánh máy của mình.
Bạn sẽ phải tập gõ 10 ngón để giúp Mario vượt qua các chướng ngại vật. Các
bài tập luyện được chia theo các mức độ từ dễ đến khó gắn với các cấp độ của trị
chơi. Sau đó thống kê lại kết quả luyện tập bạn, chỉ ra những điểm yếu của bạn và
đưa ra bài luyện tập phù hợp.
Một số tính năng vượt trội của Mario Teaches Typing có thể kể đến như
gồm nhiều chế độ bài luyện tập khác nhau, vừa chơi game Mario vừa kết hợp rèn
luyện kỹ năng gõ phím 10 ngón, đồ họa đơn giản và thơng báo kết quả sau mỗi bài
tập, sẽ có kết quả chi tiết về số lần gõ phím, số lỗi, số từ gõ được theo từng phút…
Hình 0-15. Giao diện phần mềm Mario Teaches Typing
1.2.5 RapidTyping Porable
RapidTyping Portable là phần mềm gõ 10 ngón không cần cài đặt, các bạn
chỉ cần tải về và sử dụng, giúp người dùng học đánh máy 10 ngón hiệu quả, nâng
cao kỹ năng đánh máy.
Trang 15/85
Phần mềm này phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau như học sinh, sinh viên,
giáo viên, người đi làm, các em nhỏ…
Cơ chế hoạt động là đưa ra các chế độ tập luyện cũng đa dạng, phong phú,
theo dõi kết quả, sự tiến bộ của từng người như: số lượng từ mỗi phút, số ký tự mỗi
phút. Qua các bài tập được giao, bảng số liệu và thống kê với 15 thông số khác nhau
bạn sẽ thấy được sự tiến bộ của mình.
Giao diện trực quan đơn giản, màu sắc minh họa trên bàn phím ấn tượng.
Hình 0-16. Giao diện phần mềm RapidTyping Portable
1.3 Lịch sử bàn phím
Mẫu bàn phím lâu đời nhất xuất hiện năm 1870 với tên gọi QWERTY, đặt theo
thứ tự những chữ cái nằm từ trái qua phải trên dòng đầu tiên. Đến năm 1930, bàn
phím Dvorak (do August Dvorak và William Deay thiết kế) được ra mắt, sở
hữu những tiến bộ đáng kể, giúp nhân viên đánh máy tiết kiệm rất nhiều công sức.
Vào thời điểm người ta chuẩn bị chuyển sang sử dụng bàn phím Dvorak thì
chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Lúc này, mọi bàn phím được sản xuất đều thống
nhất theo chuẩn QWERTY. Và đến ngày nay bàn phím đã trải qua rất nhiều thay đổi
từ bố cục kết cấu cho đến tính năng. Chúng ta cùng tìm hiểu qua một số bàn phím
nổi bậc nhất.
Trang 16/85
1.3.1 Bàn phím cơng thái học
Thường xun sử dụng bàn phím để học tập, làm việc đơi lúc sẽ cảm thấy
đau tay, mỏi cơ, từ đó khiến cho hiệu quả công việc bị giảm sút hoặc đối với những
người khuyết tật 1 tay sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng bàn phím thơng thường
do đó các nhà sản xuất đã tạo ra những mẫu bàn phím có kiểu dáng vô cùng kỳ lạ.
Tương tự cách họ đã tạo ra các mẫu chuột hình dáng đặc biệt, để giúp người dùng
đỡ mỏi tay khi gõ phím hơn. Có hình dáng siêu kỳ lạ nhưng vẫn giúp người dùng đỡ
mỏi tay hơn khi gõ văn bản. Hay còn gọi là bàn phím cơng thái học.
Bàn phím cơng thái học là một bàn phím được thiết kế đặc biệt. Giúp mang
lại sự thoải mái cho đôi tay người sử dụng, giảm bớt sự khó chịu hay các thao tác
khó khăn. Các bàn phím này có thể có phím lõm hoặc thấp dần, phím đặt ở khoảng
cách hợp lý, tách ra hai bên so gới điểm trung tâm thành dạng chữ V… Tất cả đều
nhằm mang đến trải nghiệm sử dụng dễ chịu, thoải mái hơn cho người dùng.
Hình 0-17. Bàn phím dùng cho người sử dụng 1 tay.
Trang 17/85
Hình 0-18. Bàn phím chia
Hình 0-19. Bàn phím khối
Hình 0-20.Bàn phím cầm tay
Trang 18/85
Hình 0-21. Bàn phím chia góc
1.3.2 Bàn phím khơng dùng phím nổi
Là một bàn phím mà các phím khơng được tách ra, được bao phủ bởi một
màng nhựa mềm, trong suốt, và có rất ít độ nẩy. Ưu điểm của bàn phím này là tính
di động cũng như bảo vệ khỏi tác hại và bụi bẩn. Tuy nhiên, nó khơng được sử dụng
phổ biến rộng rãi vì sự thiếu chính xác và tốc độ đánh máy chậm.
Hình 0-22. Bàn phím khơng dùn phím nổi.
1.3.3 Bàn phím khơng dây
Sau khi gặt hái thành công trong mảng PC hướng đến doanh nghiệp, IBM
tiếp tục đầu tư để đưa máy tính cá nhân đến từng hộ gia đình thơng qua chiếc PCjr
ra mắt năm 1984. Một trong những tính năng nổi bật của sản phẩm này là
Trang 19/85
"Freeboard", chiếc bàn phím khơng dây chạy bằng bốn cục pin tiểu AA và kết nối
với máy tính thơng qua giao tiếp hồng ngoại. Bàn phím này cũng bố trí nút nhấn
theo kiểu chiclet với các phím tách rời nhau, giống với laptop ngày nay. Chúng ta
có thể xem Freeboard như là tiền đề của bàn phím Bluetooth và bàn phím RF đang
được sử dụng phổ biến ở thời điểm hiện tại.
Hình 0-23. Bàn phím khơng dây thế hệ đầu tiên
1.3.4 Bàn phím có thể chuyển đổi layout
Năm 1984, Apple ra mắt chiếc máy tính cá nhân "di động" IIc. Sản phẩm
này sở hữu một công tắc cho phép người dùng chuyển giữa bố cục bàn phím
QWERTY mặc định với bàn phím Dvorak giản thể. Thời điểm đó khơng nhiều máy
tính được tích hợp khả năng này. Bản thân bàn phím của Apple IIc được tích hợp
vào nửa trước của vỏ máy, gần giống thiết kế của laptop hiện đại, đồng thời có một
tấm "thảm" cao sư nằm dưới các phím để tránh bị vơ nước. Ngày nay, người ta có
thể dễ dàng chuyển đổi bố cục bàn phím chỉ bằng vài cái click chuột.
Hình 0-24. Bàn phím có thể thay đổi bố cục
Trang 20/85
1.3.5 Bàn phím dùng cho đồng hồ
Vào những năm 80, máy tính bắt đầu thu nhỏ lại và nó đã trở thành hình dạng
của một chiếc đồng hồ. Mẫu Data 2000 và UC-2000 của Seiko có khả năng lưu trữ
đến 2.000 kí tự trong bộ nhớ của mình. Tuy nhiên, máy vẫn cần phải có một bàn
phím rời để nhập liệu. Cả hai sản phẩm đồng hồ nói trên đều được bán kèm bàn phím
để bạn có thể lấy ra gõ khi cần thiết.
Hình 0-25. Bàn phím dùng cho đồng hồ
1.3.6 Bàn phím truyền thống
Model M là một dịng bàn phím ra mắt năm 1985 tập trung vào đối tượng
khách hàng doanh nghiệp. Nó sở hữu bàn phím với hơn 100 nút trên đó và có cơ chế
lị xo giúp các phím nảy trở lên sau mỗi lần nhấn, đồng thời mang lại tiếng lạch cạch
như các bạn đang nghe ngày nay. Ngồi ra người dùng cũng có thể thay thế các phím
một cách dễ dàng. Model M rất được ưa chuộng bởi những người phải gõ nhiều bổi
nó mang lại phản hồi tốt và độ nảy tuyệt vời. Dòng bàn phím này cũng được xem là
một phần cứng "xuyên thời gian" bởi nhiều chiếc vẫn còn được sử dụng đến tận hôm
nay dù chúng được sản xuất từ tận những năm 1980.
Model M được sản xuất bởi IBM, Lexmark, Unicomp và MaxiSwitch bắt
đầu từ năm 1984. Ngày nay, Unicomp, đơn vị sở hữu bản quyền thiết kế, vẫn còn
bán bàn phím Model M trên thị trường.
Trang 21/85