Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

"Góp nhặt" tự tin khi tìm việc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.54 KB, 3 trang )

"Góp nhặt" tự tin khi tìm việc
Cập nhật tin tức
Đây là yếu tố hàng đầu bạn cần chú ý. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy
được sự chuyên nghiệp và am hiểu của bạn không chỉ trong lĩnh vực
bạn đang tìm việc mà cả những lĩnh vực khác.
Bạn có thể bổ sung cho "kho kiến thức" của mình bằng nhiều nguồn:
sách, báo, mạng internet Khi cập nhật thông tin, nên chú ý đến
những thông tin về thị trường lao động, thông tin về lĩnh vực và công
ty liên quan đến nơi bạn ứng tuyển.
Luôn học hỏi
Đừng bao giờ thỏa mãn với lượng kiến thức mà bạn đang có. Hãy
nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn
chưa biết mới đúng là một đại dương.
Khi tìm việc, bạn hãy luôn luôn học hỏi, tìm hiểu những gì ở phía
trước, những điều bạn cho rằng còn là ẩn sổ cần được giải mã…
Thu thập càng nhiều kiến thức, bạn sẽ tự tin hơn về bản thân, đồng
thời gia tăng cơ hội tìm được việc.
Luyện tập với người lạ
Đây là cách giúp bạn rèn luyện tâm lý trước khi "đối mặt" với nhà
tuyển dụng ở vòng phỏng vấn. Bạn có thể bắt chuyện với nhân viên
ngân hàng, người đồng hành trên xe buýt, tự làm quen giới thiệu
mình với người hàng xóm
Tham gia các cuộc phỏng vấn
Nếu bạn gửi hồ sơ xin việc cho nhiều công ty tuyển dụng và được
gọi phỏng vấn, hãy xem đây là những cơ hội "vàng". Đừng từ chối lời
mời phỏng vấn nào, cho dù đó là lời mời của những công ty không
tiếng tăm, thậm chí là kém hấp dẫn.
Trải qua các cuộc phỏng vấn này, bạn sẽ có cơ hội rèn luyện và tích
lũy thêm kinh nghiệm cho mình cũng như mở rộng khả năng hiểu
biết, rèn luyện tâm lý… để tự tin hơn cho những vòng phỏng vấn
quan trọng về sau.


Ngành nhân sự là một ngành khá mở, không quá khắt khe về chuyên
môn, quan trọng là các kỹ năng mềm như giao tiếp, tổ chức sắp xếp
công việc, đối nhân xử thế, giải quyết vấn đề, kỹ năng vi tính văn
phòng, tiếng Anh Quan trọng nhất, công việc này đòi hỏi người
theo đuổi nó phải đam mê với nghề, thích làm việc với con người, có
tâm, thích giúp đỡ mọi người.
Khi đi xin việc, em nên cố gắng thể hiện và chứng mình đáp ứng
được các yêu cầu trên, chẳng hạn:

- Về kỹ năng: từng tham gia những khóa đào tạo ngoại khóa, những
hoạt động xã hội giúp rèn luyện những kỹ năng này như: gia sư,
nhập dữ liệu, soạn thảo văn bản, nghiên cứu thị trường, làm bài luận,
viết bài đăng báo, tham gia các hoạt động từ thiện, hoạt động
Đoàn…
- Về sở thích và đam mê nghề nghiệp: nêu rõ vì sao em yêu thích
công việc này, có những đặc điểm gì về cá tính và sở thích khiến em
cảm thấy sẽ làm tốt công việc này
Tất cả điều này em cố gắng thể hiện trong hồ sơ xin việc và thư xin
việc để tạo được ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng.
Việc chọn công việc phù hợp với khả năng của mình để ứng tuyển là
hết sức quan trọng. Khi đã thật sự thấy phù hợp và muốn ứng tuyển
vào công việc nào đó, cần phải tập trung nghiên cứu thật kỹ yêu cầu
và bản chất công việc cũng như công ty tuyển dụng, để có cách viết
đơn xin việc và hồ sơ cho phù hợp với từng vị trí ứng tuyển, đừng vội
vã gửi đơn xin việc ồ ạt mà thiếu sự chuẩn bị nghiêm túc.

×