Tải bản đầy đủ (.doc) (164 trang)

Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.57 KB, 164 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Thanh thiếu niên, nhi đồng là hạnh phúc của gia đình là thế hệ tương lai
kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Được sự quan tâm của Đảng,
Nhà nước và toàn xã hội đa số thanh thiếu niên sống có lý tưởng, khơng
ngừng tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, phấn đấu vươn lên trong học tập, lao
động. Tuy nhiên, bên cạnh đó, phải thừa nhận thực tế hiện nay một bộ phận
không nhỏ thanh thiếu niên ở độ tuổi chưa thành niên không chịu tu dưỡng,
rèn luyện, sống bng thả, đua địi dẫn đến thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
đặc biệt là tội phạm. Tội phạm do người chưa thành niên (NCTN) gây ra là nỗi
đau của gia đình, cha mẹ đồng thời là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đời sống kinh tế - xã hội của đất
nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Song những ảnh hưởng từ mặt
trái của kinh tế thị trường, từ những luồng tư tưởng, văn hoá độc hại xâm
nhập thông qua hội nhập đã tác động tiêu cực đến tư tưởng, lối sống của
khơng ít người, trong đó đáng kể là NCTN. Tình trạng NCTN phạm tội có
chiều hướng gia tăng, tội phạm gây ra ngày càng phức tạp và có tính chất
nghiêm trọng hơn. Đảng và nhà nước đã đề ra và thực hiện nhiều giải pháp
đồng bộ, thông qua hoạt động của nhiều cấp nhiều ngành nhằm giáo dục,
ngăn chặn và hạn chế tình trạng NCTN phạm tội. Hoạt động áp dụng pháp
luật (ADPL) của viện kiểm sát nhân dân đối với NCTN phạm tội có ý nghĩa
quan trọng trong cuộc đấu tranh ngăn chặn tình trạng này, đồng thời góp phần
có hiệu quả vào việc giáo dục ý thức pháp luật, ý thức đạo đức cho thanh
thiếu niên. Hoạt động ADPL của viện kiểm sát nhân dân trong thực hành
quyền cơng tố nói chung, thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra đối với
vụ án NCTN phạm tội nói riêng trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải được
chú trọng và nâng cao chất lượng mới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên và quan trọng của cả quá trình tố



2
tụng nhằm xác định rõ hành vi phạm tội của tội phạm. Công tác thực hành
quyền công tố ở giai đoạn điều tra thực hiện đúng theo quy định của pháp luật
sẽ giúp cho cơ quan điều tra, hoạt động đúng hướng, khởi tố vụ án, khởi tố bị
can được đúng người đúng tội; hoạt động điều tra được đầy đủ, chính xác và
kịp thời. Kết quả điều tra vụ án hình sự là điều kiện tiên quyết thiết thực, trực
tiếp cho việc thực hiện quyền công tố, công tác kiểm sát việc truy tố và công
tác xét xử của tịa án được đúng người, đúng tội, đúng chính sách pháp luật,
tránh làm oan người vô tội và tránh bỏ lọt tội phạm.
Thanh Hóa là một tỉnh có diện tích và dân số lớn thuộc đồng bằng Bắc
bộ, phần lớn dân cư sống ở nông thôn. Trong những năm gần đây, các khu
công nghiệp tập trung, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề phát
triển mạnh; tốc độ đô thị hoá nhanh; kinh tế- xã hội khởi sắc. Song theo đó,
tình trạng tội phạm nói chung, tội phạm do người NCTN gây ra nói riêng diễn
biến phức tạp, tính chất nghiêm trọng ngày càng tăng.
Qua công tác tổng kết, đánh giá thực tế cho thấy, công tác thực hành
quyền cơng tố vẫn cịn bộc lộ một số yếu kém, hạn chế như: Nhiều kiểm sát
viên, nhiều đơn vị không thực hiện được công tác thực hành quyền công tố
ngay từ giai đoạn đầu, còn thụ động trong việc điều tra của cơ quan điều tra.
Hoặc là vì sợ trách nhiệm nên làm thay một số thao tác của điều tra viên,
không theo dõi đề ra yêu cầu điều tra. Hoặc là bỏ mặc cho điều tra viên tiến
hành điều tra một cách độc lập, dẫn tới nhiều vụ án còn bị kéo dài, phải ra
hạn thời hạn điều tra, cịn để lọt hành vi tội phạm, thậm chí cịn làm oan
người vô tội. Những vi phạm trên cho thấy chất lượng và hiệu quả của công
tác thực hành quyền công tố trong hoạt động điều tra của ngành kiểm sát
nhân dân vẫn còn bộc lộ yếu kém, dẫn đến tình trạng quyền của NCTN phạm
tội có lúc, có nơi chưa được tôn trọng và bảo vệ, tác dụng giáo dục, phòng
ngừa tội phạm, tội phạm do NCTN gây ra bị hạn chế. Những yếu kém trên do
nhiều nguyên nhân khác nhau, có những nguyên nhân chủ quan cũng như
những nguyên nhân khách quan. Trong đó chủ yếu là do ý thức pháp luật và



3
năng lực áp dụng pháp luật trong hoạt động thực tiễn của cơ quan điều tra,
viện kiểm sát nhân dân.
Để phát huy dân chủ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong thực
hành quyền cơng tố nói chung và trong hoạt động áp dụng pháp luật trong
thực hành quyền cơng tố các vụ án hình sự NCTN nói riêng. Vai trò của
VKSND trong áp dụng pháp luật cần phải được nâng cao chất lượng và hiệu
quả và coi đó là như là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của ngành tư pháp.
Về phương diện lý luận, áp dụng pháp luật nói chung đã được giới khoa
học pháp lý làm sáng tỏ. Song, thực tiễn áp dụng pháp luật trong thực hành
quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự NCTN phạm tội vẫn còn
là một vấn đề cần được nghiên cứu cụ thể hơn từ khái niệm đến đặc điểm, các
giai đoạn áp dụng pháp luật và những yêu cầu cụ thể mà viện kiểm sát cũng
như kiểm sát viên thực hiện.
Thời gian qua đã có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến tội
phạm vị thành niên, về ADPL đối với NCTN phạm tội, nghiên cứu các biện
pháp phòng ngừa NCTN phạm tội...Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên
cứu một cách có hệ thống về ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai
đoạn điều tra đối với vụ án NCTN phạm tội ở tỉnh Thanh Hóa, nhằm tạo cơ sở
lý luận và đưa ra những giải pháp thiết thực, nâng cao hiệu quả ADPL trong
hoạt động thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của viện kiểm sát
nhân dân đối với vụ án NCTN phạm tội góp phần hạn chế, tiến tới ngăn chặn
tình trạng NCTN phạm tội một cách hiệu quả.
Với những lý do trên, tác giả luận văn chọn đề tài: “Áp dụng pháp luật
trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân
dân đối với vụ án người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa” làm luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến NCTN phạm tội và ADPL
trong hoạt động thực hành quyền công tố đối với NCTN phạm tội đã được


4
một số nhà khoa học và cán bộ làm công tác thực tiễn tiến hành, cơng bố
trong nhiều cơng trình khoa học. Có một số luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ,
một số giáo trình giảng dạy, bài viết trên tạp chí và một số sách chuyên khảo
đã nghiên cứu về vấn đề này. Đáng chú ý là các cơng trình sau:
- Một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành của các tác giả:
+ Đặng Thanh Nga:" Khía cạnh tâm lý của tội phạm vị thành niên cần
được chú ý trong điều tra truy tố và xét xử", Tạp chí Tâm lý học số 5/2002.
+ Nguyễn Đình Gấm: "Nguyên nhân tâm lý xã hội của tội phạm vị
thành niên", Tạp chí Tâm lý học số 5/2002.
+ Nguyễn Tất Viễn: "Tồ án NCTN", Tạp chí Vì trẻ thơ, số chuyên đề, năm
2000.
+ Trương Minh Mạnh:" Phân loại tội phạm với việc qui định TNHS của
NCTN", Tạp chí Kiểm sát số 8/2002.
+ Lê Cảm: "Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự
(TTHS)", Tạp chí Kiểm sát số 2/2004.
+ Đặng Vũ Huân: “Các biện pháp tư pháp với người chưa thành niên",
Đặc san pháp luật số 6/1993
- Một số sách chuyên khảo và một số luận án, luận văn đề cập đến ADPL
nói chung, ADPL trong hoạt động thực hành quyền công tố đối với NCTN
phạm tội:
+ Giáo sư- Tiến sỹ khoa học Đào Trí Úc trong "Những vấn đề lý luận cơ
bản về pháp luật".
+ Đại học Quốc gia Hà Nội- Khoa Luật: "Cải cách tư pháp ở Việt Nam
trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền" do TSKH Lê Cảm và TS
Nguyễn Ngọc Chí đồng chủ biên.

+ Viện khoa học kiểm sát - Viện kiểm sát nhân dân Tối cao: "Sổ tay kiểm
sát viên hình sự" Tập 1 năm 2006.
+ Luận văn thạc sỹ luật học của Vũ Thị Thu Quyên về "Hoàn thiện pháp luật
bảo đảm quyền của NCTN phạm tội ở Việt Nam hiện nay" Năm 2003.


5
+ Luận văn thạc sỹ luật học của Trần Văn Dũng về "Trách nhiệm hình sự
của NCTN phạm tội trong luật hình sự Việt Nam" Năm 2003.
+ Tập đề cương bài giảng: “Tư pháp người chưa thành niên”, Trường
Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội, năm 2005.
+ Dự án “Tăng cường năng lực hệ thống người chưa thành niên tại
Việt Nam” được ký kết giữa Viện nghiên cứu pháp lý (Bộ Tư pháp) và tổ chức
cứu trợ trẻ em Thụy Điển Radda Barnen.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách có
hệ thống dưới góc độ lý luận chung về nhà nước và pháp luật về việc ADPL
trong hoạt động thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của viện kiểm
sát nhân dân đối với vụ án NCTN phạm tội nói chung và NCTN phạm tội trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Về mục đích: Luận văn nghiên cứu, đề xuất, luận chứng các quan điểm
đảm bảo cho việc ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra
các vụ án NCTN phạm tội của viện kiểm sát nhân dân được thực hiện đúng
quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, góp phần đấu tranh phòng
ngừa và giáo dục NCTN phạm tội.
Về nhiệm vụ, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Phân tích cơ sở lý luận về ADPL và ADPL trong thực hành quyền công
tố ở giai đoạn điều tra các vụ án NCTN phạm tội của viện kiểm sát nhân dân.
- Phân tích những ưu điểm và tồn tại về ADPL trong thực hành quyền công

tố ở giai đoạn điều tra các vụ án NCTN phạm tội của viện kiểm sát nhân dân.
- Đề xuất những giải pháp đảm bảo ADPL trong thực hành quyền công
tố ở giai đoạn điều tra các vụ án NCTN phạm tội của viện kiểm sát nhân dân
trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung về những vấn đề sau:


6
- Những vấn đề lý luận về ADPL và ADPL trong thực hành quyền công tố ở
giai đoạn điều tra của của viện kiểm sát nhân dân đối với vụ án NCTN phạm tội.
- Thực tiễn ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra
của viện kiểm sát nhân dân đối với các vụ án NCTN phạm tội ở tỉnh Thanh
Hóa hiện nay.
- Những tồn tại và nguyên nhân phát sinh những tồn tại của việc ADPL
trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của viện kiểm sát nhân dân
đối với các vụ án NCTN phạm tội.
- Những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng ADPL trong thực
hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của viện kiểm sát nhân dân đối với
các vụ án NCTN phạm tội.
Về phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở lý luận về ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn
điều tra, luận văn chủ yếu đi sâu nghiên cứu thực tiễn ADPL trong hoạt động
thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án NCTN phạm tội của
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa từ năm 2003-2007.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nhất là quan
điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp trong Nghị quyết số 08-NQ/TW
ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công

tác tư pháp trong thời gian tới" và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005
của Bộ chính trị "Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020".
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của triết học Mác - Lênin,
kết hợp các phương pháp: thực tiễn, tổng hợp thống kê, so sánh, phân tích..
6. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng
làm tư liệu tham khảo phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng ADPL trong thực


7
hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra đối với các vụ án NCTN phạm tội
trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn có thể dụng làm tài liệu tham
khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu một số chuyên đề khác, trong việc
giảng dạy, học tập liên quan đến hoạt động thực hành quyền công tố nói
chung và trong thực hành quyền cơng tố ở giai đoạn điều tra các vụ án NCTN
phạm tội của viện kiểm sát nhân dân.
Mặt khác, nội dung của luận văn có thể sử dụng nhằm xây dựng kỹ
năng nghề nghiệp, thao tác nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác điều tra trước
yêu cầu của cải cách tư pháp hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.


8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA
CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ĐỐI VỚI VỤ ÁN
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRỊ CỦA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CƠNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CỦA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN ĐỐI VỚI VỤ ÁN NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của áp dụng pháp luật
1.1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật
Theo lý luận Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật, pháp luật xã hội
chủ nghĩa là tổng hợp các quy tắc xử sự chung, thể hiện ý chí của giai cấp
cơng nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự nhất định dưới
các hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Trong xã hội, pháp luật chiếm giữ vai trị vị trí đặc biệt quan trọng. Bình
diện chung nhất, pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ trương
của Đảng, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng được triển khai thực hiện có hiệu
quả; là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội; là phương tiện
để nhân dân phát huy, thực hiện quyền dân chủ, các quyền và lợi ích hợp pháp,
nghĩa vụ của cơng dân.
Pháp luật với tư cách là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, luôn tác
động và ảnh hưởng tới các quan hệ xã hội, duy trì trật tự xã hội có lợi cho giai
cấp thống trị. Trong quan hệ với nhà nước, vai trị của pháp luật ln gắn liền
với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phát huy được vai
trò của nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý xã hội. Đối với bản
thân nhà nước, pháp luật vừa là cơ sở tổ chức, hoạt động vừa là sức mạnh của
quyền lực chính trị đồng thời nó cũng ràng buộc nhà nước, tránh cho nhà


9
nước khỏi tình trạng hoạt động tùy tiện, vi phạm quyền và tự do của cơng dân.
Q trình hình thành và phát triển của pháp luật nói chung và pháp luật xã hội

chủ nghĩa nói riêng, pháp luật ln có vai trị, giá trị xã hội to lớn mà khơng
một cơng cụ, phương tiện điều chỉnh nào có thể thay thế được.
Tuy nhiên, vai trị của pháp luật chỉ có thể thực sự phát huy được hiệu
quả khi các quy định của pháp luật do nhà nước đặt ra được chính các cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội, các cơng dân thực hiện một cách chính xác, nghiêm
minh và tự giác. Do đó, vấn đề đặt ra là khơng phải chỉ có đủ các văn bản
pháp luật đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội, mà điều quan trọng hơn ở chỗ
pháp luật đó có được thực hiện khơng, những yêu cầu của pháp luật có trở
thành hiện thực không.
Về mặt lý luận, thực hiện pháp luật là một q trình hoạt động của con
người có tổ chức có chủ ý bao hàm những hành vi hợp pháp phù hợp với
những quy định, những yêu cầu của pháp luật. Thực hiện pháp luật là một hiện
tượng xã hội mang tính pháp lý, nó là hành vi của cá nhân con người nhưng
cũng có thể là hành động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội. Thực
hiện pháp luật là hành vi xử sự của con người được tiến hành phù hợp với các
yêu cầu của các quy phạm pháp luật. Hành vi xử sự của con người trong hoạt
động thực hiện pháp luật có hai tính chất là tính xã hội và tính pháp lý.
Thực hiện pháp luật là q trình hoạt động có mục đích tạo ra cơ sở
pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật, làm cho những quy
định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống.
Các quy phạm pháp luật được thể hiện trong hệ thống pháp luật với số
lượng rất lớn và nội dung rất phong phú, đa dạng nên hình thức thực hiện
pháp luật cũng rất khác nhau. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện
pháp luật, khoa học pháp lý phân chia thực hiện pháp luật thành bốn hình thức
là tuân thủ pháp luật; chấp hành pháp luật; sử dụng pháp luật; ADPL. Trong
phạm vi nội dung nghiên cứu của luận văn chúng tơi đi sâu vào nghiên cứu
hình thức ADPL.


10

Thực tế hiện nay cịn có nhiều quan niệm khác nhau về ADPL. Có quan
điểm cho rằng ADPL là khái niệm bao trùm trong đó có các hình thức thực
hiện pháp luật khác. Theo quan điểm này thì ADPL được thực hiện thông qua
tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật.Chúng tơi nhất trí
với đa số các nhà khoa học pháp lý hiện nay quan niệm: ADPL là hoạt động
mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua
những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc các tổ chức xã hội khi được
nhà nước uỷ quyền, nhằm cá biệt hoá những QPPL vào các trường hợp cụ thể
đối với cá nhân, tổ chức cụ thể. Hay nói cách khác, ADPL là hình thức thực
hiện pháp luật, trong đó nhà nước thơng qua các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền căn cứ vào các quy định pháp luật để ban hành các quyết định cá biệt
làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể.
Như vậy, ADPL vừa là một hình thức thực hiện pháp luật diễn ra trong
hoạt động thực hiện quyền hành pháp và thực hiện quyền tư pháp của nhà
nước. Đây là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước, là đảm bảo
của nhà nước cho các quy phạm pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong
đời sống xã hội.
- ADPL được thực hiện trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, ADPL trong trường hợp cần sử dụng các biện pháp cưỡng
chế bằng các chế tài thích hợp đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.
Thí dụ, viện kiểm sát nhân dân ADPL để ra một quyết định truy tố đối với
người có hành vi phạm tội.
Thứ hai, ADPL khi các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý cụ thể không
tự phát sinh nếu khơng có sự tác động của nhà nước. Trong nhiều trường hợp
các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qui định trong Hiến pháp và các
đạo luật phải thông qua các quyết định cụ thể của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền mới nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể đối với các cá
nhân cụ thể. Thí dụ, Điều 57 (Hiến pháp 1992) quy định cơng dân có quyền tự
do kinh doanh, nhưng chỉ khi nào công dân đến đăng ký và cơ quan nhà nước



11
có thẩm quyền ra quyết định cho phép (cấp giấy đăng ký kinh doanh) thì lúc
đó cơng dân mới được quyền kinh doanh.
Thứ ba, ADPL khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý
giữa các bên tham gia các quan hệ pháp luật mà họ không tự giải quyết được.
Thí dụ: tranh chấp giữa những bên tham gia hợp đồng lao động, thương mại,
hợp đồng dân sự v.v..
Thứ tư, ADPL trong trường hợp nhà nước thấy cần thiết phải tham gia
để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia quan hệ đó, hoặc nhà
nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế.
Đó là các hoạt động chứng nhận, chứng thực, công chứng v.v..
- Kết quả ADPL chủ yếu được thể hiện bằng các văn bản ADPL. Văn
bản này có các đặc điểm sau:
+ Văn bản ADPL chỉ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ
chức xã hội được trao quyền mới có quyền ban hành và được bảo đảm thực
hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
+ Văn bản ADPL chỉ đích danh tên các cá nhân, tổ chức cụ thể trong
những trường hợp xác định và chỉ áp dụng một lần.
+ Văn bản ADPL phải căn cứ và dựa vào văn bản qui phạm pháp luật
và phải phù hợp với chúng. Nếu không căn cứ và phù hợp với văn bản qui
phạm pháp luật, văn bản ADPL sẽ bị đình chỉ hoặc hủy bỏ.
+ Văn bản ADPL thường thể hiện dưới các hình thức như: bản án,
quyết định, lệnh.
- Các giai đoạn của quá trình ADPL
ADPL phải trải qua các giai đoạn từ việc xác định những tình tiết thực
tế khách quan của vụ việc, tìm kiếm và phân tích quy phạm pháp luật thích
ứng với vụ việc đó đến ra quyết định giải quyết vụ việc và tổ chức, kiểm tra
thực hiện quyết định ấy trên thực tế. ADPL được chia ra các giai đoạn sau:
+ Phân tích những tình tiết thực tế khách quan của vụ việc và các đặc

trưng pháp lý của nó


12
Đây là giai đoạn đầu của quá trình ADPL, yêu cầu người có thẩm
quyền ADPL phải nghiên cứu khách quan, tồn diện và đầy đủ tất cả các tình
tiết của vụ việc; xác định đặc trưng pháp lý của vụ việc; tuân thủ tất cả các
quy định mang tính thủ tục gắn với mỗi loại vụ việc.
+ Lựa chọn quy định pháp luật tương ứng để giải quyết vụ việc
Trước hết là, phải xác định vụ việc này do ngành luật nào điều chỉnh,
sau đó lựa chọn quy phạm pháp luật cụ thể thích ứng với vụ việc. Quy phạm
được lựa chọn phải là quy phạm đang có hiệu lực.
+ Làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung của quy phạm pháp luật đưa ra áp dụng
Để làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung các quy phạm pháp luật, đưa ra áp
dụng, cần phải biết giải thích pháp luật. Thơng thường, có các phương pháp
cơ bản sau đây để giải thích pháp luật: Phương pháp lơgíc, là phương pháp sử
dụng những quy tắc suy đốn lơgíc để làm rõ nội dung quy phạm pháp luật;
Phương pháp giải thích về mặt văn phạm, làm sáng tỏ nội dung quy phạm
pháp luật bằng cách làm rõ nghĩa từng chữ, từng câu và xác định mối liên hệ
ngữ pháp giữa chúng; Phương pháp giải thích về mặt lịch sử, tức là làm rõ tư
tưởng, nội dung quy phạm pháp luật bằng cách phân tích hồn cảnh lịch sử
xây dựng văn bản có chứa đựng quy phạm ấy và các mục đích được đặt ra khi
thơng qua văn bản; Phương pháp giải thích hệ thống, là làm rõ nội dung, tư
tưởng quy phạm pháp luật thơng qua đối chiếu nó với các quy phạm khác và
xác định mối liên hệ giữa chúng trong tồn bộ hệ thống pháp luật. Ngồi ra,
cịn một số phương pháp giải thích pháp luật khác nhau như: giải thích giải
thích mở rộng, giải thích hạn chế...
Tóm lại, giai đoạn thứ ba của quá trình ADPL nhằm nhận thức đúng
đắn nội dung, tư tưởng của quy phạm pháp luật dưa ra áp dụng thơng qua
trình độ của người có thẩm quyền ADPL.

+ Ra văn bản ADPL
Khi ra quyết định, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khơng thể xuất
phát từ ý muốn chủ quan hoặc tình cảm cá nhân. Quyết định ADPL phải phù
hợp với qui phạm pháp luật đưa ra áp dụng.


13
Văn bản ADPL phải được ban hành đúng thẩm quyền, tên gọi, có cơ sở
thực tế và cơ sở pháp lý, theo đúng thể thức đã quy định. Nội dung của văn
bản phải rõ ràng, chính xác, nêu rõ trường hợp cụ thể, chủ thể cụ thể.
+ Tổ chức thực hiện văn bản ADPL
Đây là giai đoạn cuối cùng của qúa trình ADPL. Trong giai đoạn này, cần
tiến hành các hoạt động bảo đảm cho việc thực hiện đúng đắn, đầy đủ văn bản
ADPL. Đồng thời, cần tiến hành kiểm tra, giám sát việc thi hành văn bản
ADPL, nhằm bảo đảm để quyết định trở thành hiện thực trong đời sống.
1.1.1.2. Đặc điểm của áp dụng pháp luật
Thứ nhất, ADPL là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. Vì vậy,
về nguyên tắc chỉ do những cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Pháp
luật quy định các cơ quan nhà nước khác nhau có thẩm quyền ADPL khác
nhau. Trong một số trường hợp đặc biệt, khi được nhà nước uỷ quyền, một số
tổ chức xã hội cũng được ADPL.
Thứ hai, ADPL là hoạt động phải tiến hành theo các thủ tục pháp lý
chặt chẽ. Do tầm quan trọng và tính chất phức tạp của ADPL, chủ thể bị
ADPL có thể được hưởng những lợi ích rất lớn hoặc chịu những hậu quả bất
lợi nghiêm trọng, nên pháp luật ln xác định rõ ràng cơ sở, điều kiện, trình
tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong q trình ADPL. Nó địi hỏi
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên có liên quan trong quá trình
ADPL phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính thủ tục đó.
Thứ ba, ADPL là hoạt động mang tính sáng tạo. Các tình huống dự
liệu quy định trong các quy phạm pháp luật chỉ là những dấu hiệu chung nhất

có tính khái qt cao. Trong khi tình huống, sự kiện pháp lý diễn ra trong thực
tế hoạt động ADPL lại phong phú, cụ thể nên hoạt động ADPL có tính thực
tiễn cao và địi hỏi tính sáng tạo. Khi ADPL, các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phải nghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc, làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của
nó, lựa chọn quy phạm áp dụng, từ đó ra quyết định, văn bản ADPL và tổ
chức thi hành. Các trường hợp pháp luật chưa quy định, hoặc quy định chưa


14
rõ thì phải vận dụng sáng tạo bằng cách ADPL tương tự để giải quyết, việc
vận dụng phải phù hợp với quy định chung của luật pháp. Như vậy, ADPL là
quá trình vận dụng cái chung (các quy phạm pháp luật) để giải quyết các vụ
việc cụ thể. Điều đó địi hỏi người có thẩm quyền ADPL phải vận dụng cái
chung phù hợp với cái riêng rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Để làm điều
đó người ADPL khơng thể máy móc, rập khn mà địi hỏi phải có ý thức
pháp luật cao, có kiến thức tổng hợp, kinh nghiệm cuộc sống phong phú.
1.1.2. Kh¸i niƯm, Đặc điểm áp dụng pháp luật trong thực hành
quyền công tố ở giai đoạn điều tra của viện kiểm sát nhân dân đối với vụ
án người chưa thành niên phạm tội
1.1.2.1. Người chưa thành niên phạm tội
Hiện nay, trong pháp luật hình sự còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về
khái niệm NCTN. Quan điểm thứ nhất, cho rằng NCTN là người tù đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi. Quan điểm này có khía cạnh phù hợp với luật bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, giới hạn tối thiểu cho NCTN trên không
phù hợp với nhiều quy định của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là trong pháp
luật hình sự hiện hành.
Quan điểm thứ hai, coi NCTN chỉ bao gồm những người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 18 tuổi [47, tr.301]. Quan niệm này có xu hướng gắn khái niệm
NCTN với quy định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự của NCTN. Mặt
khác, nếu coi đó là khái niệm chung về NCTN thì khơng đúng vì nó mâu

thuẫn với pháp luật hình sự. Chẳng hạn, tại điểm c, khoản 2, Điều 197 Bộ luật
Hình sự (BLHS)1999 "Đối với NCTN từ đủ 13 tuổi trở lên" khi quy định tình
tiết tăng nặng của người tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trong những
trường hợp nhất định. Quy định như vậy cho thấy NCTN nói chung,chứ không
phải NCTN trong độ tuổi phải chịu TNHS là người chưa đủ 14 tuổi. Do vậy,
quan niệm NCTN là người trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi là không
thuyết phục và mâu thuẫn với những quy định của pháp luật hình sự.
Quan điểm thứ ba, cho rằng: Trong chừng mực nhất định nào đó, thuật
ngữ trẻ em đồng nhất với thuật ngữ vị thành niên, và có sự phân chia người


15
dưới 18 tuổi thành hai nhóm. Nhóm một gồm những người từ 14 tuổi đến
dưới 18 tuổi là vị thành niên, cịn nhóm hai - dưới 14 tuổi là NCTN và không
phải chịu TNHS. Như vậy, quan điểm này mang tính thống nhất và hợp lý hơn
hai quan điểm trên. Tuy nhiên, theo quan điểm này, trẻ em sẽ bao gồm những
người dưới 18 tuổi, là trái với quy định của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em 1991, mặt khác nó cũng mâu thuẫn với một số quy định trong pháp luật
hình sự khơng thừa nhận trẻ em là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì: “NCTN phạm tội là
người có độ tuổi từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi” [35, tr.86].
Mỗi quốc gia khác nhau, việc xác định giới hạn độ tuổi mà NCTN khi thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể phải chịu trách nhiệm hình sự là
khác nhau. Chẳng hạn, Cộng hoà liên bang Nga là từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi;
Nhật Bản là từ 14 tuổi đến dưới 20 tuổi; ở Singapore những người từ 7 tuổi
trở lên phải chịu TNHS, trong đó những người từ đủ 7 tuổi đến 12 tuổi chỉ bị
kết án về các tội do cố ý.
Ngay các văn bản pháp lý quốc tế khi đưa ra khái niệm NCTN cũng chỉ
đưa ra giới hạn về độ tuổi mà không dựa và những đặc điểm tâm- sinh lý hay
sự phát triển thể chất của NCTN. Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp

quốc về bảo vệ NCTN bị tước quyền tự do thông qua ngày 14/12/1990 nêu:
"NCTN là người dưới 18 tuổi. Giới hạn tuổi dưới mức này cần phải được
pháp luật xác định…" (Quy tắc 2.1 mục a). Như vậy khái niệm NCTN có giới
hạn là dưới 18 tuổi; mặt khác quy định trên đặt ra khả năng mỗi quốc gia tuỳ
điều kiện về kinh tế, văn hoá, xã hội, cũng như truyền thống của mình có thể
quy định độ tuổi đó sớm hơn trong luật pháp.
Ở Việt Nam có quan niệm: "NCTN phạm tội là người chưa tròn 18 tuổi
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm. Tuy
nhiên, không phải NCTN phạm tội nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà
chỉ những người từ đủ 14 tuổi trở lên mới bị truy cứu TNHS" [21, tr.239-240].
Quan niệm này coi người chưa đủ 18 tuổi (kể cả chưa đủ 14 tuổi) thực hiện hành


16
vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm đều là NCTN phạm
tội. Điều này mâu thuẫn với quan điểm về tội phạm, theo quy định của Điều
8, BLHS 1999 thì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong BLHS, nhưng phải do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại các khách thể (hay các quan hệ xã hội) mà
luật quy định. Năng lực TNHS chính là khả năng nhận thức và khả năng điều
khiển hành vi của mỗi người. Khả năng này phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó
có yếu tố độ tuổi. Vì vậy, mà pháp luật hình sự quy định độ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự, nghĩa là chỉ đạt độ tuổi nhất định, người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS mới phải chịu trách nhiệm
hình sự. Liên quan đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, có người
đạt độ tuổi phải chịu TNHS thì cũng có người chưa đạt độ tuổi này. Khoa học
pháp lý đưa ra khái niệm sự chưa đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là: "Khi
người ấy chưa đạt đến độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự để có thể
nhận thức được tính chất thực tế và tính chất pháp lý của hành vi nguy hiểm
cho xã hội bị luật hình sự cấm mà mình thực hiện hoặc điều khiển được hành

vi đó" [31, tr.526]. Do vậy NCTN chưa đủ độ tuổi chịu TNHS khi thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình cấm khơng phải là NCTN phạm tội.
Điều 12, BLHS 1999 đã phân chia rất rõ về độ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự của NCTN: "Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình
sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng".
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự ở đây là độ tuổi mà theo các quy định
của pháp luật hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự đối với loại tội phạm
tuơng ứng được phân loại trong BLHS. Theo đó NCTN từ đủ 16 tuổi trở lên
phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Còn NCTN từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự chỉ về tội phạm rất nghiêm trọng
do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Điều đó có nghĩa rằng NCTN


17
trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, khi thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong BLHS, thì họ cũng khơng bị coi là phạm tội
nếu hành vi đó chỉ có những dấu hiệu cấu thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý.
Giống như người đã thành niên, NCTN đủ độ tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự như đã phân tích trên đây, thì sự đủ độ tuổi mới chỉ là một
trong những cơ sở cần thiết để có thể có năng lực trách nhiệm hình sự - nghĩa
là có thể có khả năng nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội và
tính trái pháp luật hình sự của hành vi gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự,
cũng như điều khiển được đầy đủ hành vi đó. Bởi lẽ, nếu xét về mặt y học,
người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nói chung nếu ở trong trạng thái
khơng bình thường (bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh lý khác) đến mức hồn
tồn khơng thể nhận thực được và điều khiển được hành vi của mình, khi thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS thì khơng

phạm tội vì khơng có năng lực trách nhiệm hình sự. Điều 13, BLHS xác định
rõ: "Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh
tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự".
Như vậy theo nhận thức chung ở Việt Nam hiện nay, NCTN là người
chưa phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ, là người cịn non nớt trong nhận
thức và hiểu biết xã hội, trong hành động và việc làm thường bồng bột, thiếu
chín chắn, suy nghĩ nơng cạn dễ thay đổi. Từ những phân tích trên có thể đưa
ra khái niệm về NCTN phạm tội như sau: NCTN phạm tội là người từ đủ 14
tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình
sự quy định là tội phạm và bị viện kiểm sát truy tố ra toà án.
1.1.2.2. Quyền công tố, thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra
của viện kiểm sát nhân dân đối với vụ án người chưa thành niên phạm tội
Quyền công tố, thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện
kiểm sát nhân dân


18
Quyền công tố là khái niệm tuy không mới nhưng cho đến nay, trong
khoa học pháp lý vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Để đi đến khái niệm
quyền cơng tố (QCT), trước hết cần tìm hiểu sơ lược về thuật ngữ "công tố".
"Công tố" là từ ghép Hán – Việt, được hình thành bởi hai từ đơn "cơng"
và "tố". Theo Đại từ điển tiếng Việt, "cơng" có nghĩa là "thuộc về Nhà nước,
tập thể, trái với tư", còn "tố" có nghĩa là "nói về những sai phạm, tội lỗi của
người khác một cách cơng khai trước người có thẩm quyền hoặc trước nhiều
người"; "cơng tố" có nghĩa là "điều tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm pháp và
phát biểu ý kiến trước Tòa án" [10, tr.453, 459, 1663].
Như vậy, công tố là một khái niệm rộng, bao gồm các nội dung: điều
tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm pháp và phát biểu ý kiến trước tịa án. Trong
cơng tố, người thực hiện sự buộc tội là Nhà nước, đối tượng bị Nhà nước cáo

buộc là các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Cơng tố, vì thế được hiểu là
"sự cáo buộc của Nhà nước đối với người đã có hành vi vi phạm pháp luật
trước Tịa án" [12, tr.14]. Đó là hình thức nhân danh lợi ích cơng để phát giác,
tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lợi ích chung ra trước
Tòa để xét xử. Điều này khác với khái niệm tư tố, được hiểu là "tự mình nhân
danh lợi ích cá nhân, riêng tư để cáo giác, khởi kiện ra tịa".
* Quyền cơng tố:
Ở Việt Nam, hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được thành lập ngày 26
tháng 7 năm 1960 với chức năng chủ yếu khi đó là kiểm sát việc tuân theo
pháp luật nhằm bảo đảm tính thống nhất của pháp chế và trật tự pháp luật xã
hội chủ nghĩa. Cùng với việc ban hành Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 1981, khái niệm "quyền công tố" và "thực hành
quyền công tố" lần đầu tiên được xuất hiện bên cạnh khái niệm truyền thống
"kiểm sát việc tuân theo pháp luật". Từ đó đến nay, đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu đề cập đến khái niệm này, song vẫn còn nhiều quan điểm khác
nhau về QCT. Có thể khái quát một số quan điểm chính sau đây:


19
Quan điểm thứ nhất cho rằng, mọi hoạt động kiểm sát việc tuân theo
pháp luật đều là việc thực hành quyền công tố (THQCT). Những người theo
quan điểm này đã đồng nhất khái niệm QCT với hoạt động kiểm sát việc tuân
theo pháp luật của Viện KSND. Theo họ, công tố không phải là một chức
năng độc lập của VKS, mà chỉ là một quyền năng, một hình thức thực hiện
chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật [29, tr.85 - 87].
Quan điểm thứ hai cho rằng, quyền công tố là quyền của Nhà nước
giao cho Viện kiểm sát truy tố kẻ phạm tội ra Tòa án và thực hiện sự buộc tội
tại phiên tòa [45, tr.19]. Theo họ, quyền cơng tố chỉ có trong tố tụng hình sự
(TTHS) và cũng chỉ diễn ra ở giai đoạn xét xử sơ thẩm (tức chỉ là việc truy tố
và buộc tội tại phiên tịa).

Quan điểm thứ ba cho rằng, quyền cơng tố là quyền đại diện cho Nhà
nước đưa các vụ việc vi phạm pháp luật nói chung ra cơ quan xét xử để bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật. Đây là quan điểm chính
thống của ngành Kiểm sát giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1985, được đưa
vào chương trình giảng dạy chính thức của trường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội,
và thường xuyên được nhắc đến trong các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, các
chuyên đề tổng kết thực tiễn của ngành Kiểm sát [29, tr.84 - 87].
Quan điểm thứ tư cho rằng, quyền công tố là quyền của Nhà nước
giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc truy cứu trách nhiệm hình
sự và áp dụng các chế tài hình sự đối với người phạm tội [45, tr.10]. Theo
quan điểm này, không chỉ VKS mà các cơ quan tiến hành tố tụng khác như Cơ
quan điều tra (CQĐT), Tòa án, cơ quan Thi hành án đều được thực hiện
quyền công tố, và quyền công tố được thực hiện trong mọi giai đoạn tố tụng,
từ khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án.
Quan điểm thứ năm cho rằng, công tố là sự cáo buộc của Nhà nước
đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm luật hành chính, dân sự, kinh
tế và luật hình sự [45, tr.11]. Theo quan điểm này, QCT chỉ thuộc Nhà nước.
Nhà nước là người ban hành pháp luật, nên Nhà nước phải có nhiệm vụ bảo


20
vệ pháp luật. Quyền công tố của Nhà nước không chỉ được thực hiện trong tố
tụng hình sự mà cịn được thực hiện cả trong tố tụng dân sự, kinh tế, lao động
và hành chính
Quan điểm thứ sáu cho rằng, quyền công tố là quyền của Nhà nước
đưa các việc làm phạm pháp liên quan đến lợi ích chung ra Tịa để xét xử, vì
Nhà nước nhân danh xã hội duy trì trật tự chung bằng pháp luật. Sự can thiệp
của Nhà nước vào các việc phạm pháp nói trên là do nhu cầu duy trì mọi xung
đột xã hội gắn với trật tự công cộng mà trách nhiệm của Nhà nước phải đứng
ra điều hòa để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và những lợi ích chung có

liên quan [45, tr.12]..
Trên đây là một số quan điểm khác nhau tồn tại khá phổ biến hiện nay
về khái niệm quyền công tố. Tuy mỗi quan điểm đều có những hạt nhân hợp
lý riêng, nhưng nhìn chung các quan điểm này vẫn không tránh khỏi những
bất cập nhất định nhìn từ mọi khía cạnh: pháp luật thực định, khoa học và
thực tiễn hoạt động của các cơ quan tư pháp (CQTP). Do chưa xác định đúng
đối tượng, nội dung và phạm vi của quyền công tố trong mối quan hệ với các
lĩnh vực pháp luật, nên các quan điểm trên hoặc là thu hẹp hoặc mở rộng
phạm vi của quyền công tố vượt khỏi lĩnh vực tố tụng hình sự sang các lĩnh
vực tố tụng tư pháp khác như dân sự, hành chính, kinh tế, lao động hoặc coi
quyền cơng tố chỉ là một quyền năng, một hình thức thực hiện chức năng
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, dẫn đến việc xem nhẹ
bản chất của quyền công tố như là một hoạt động độc lập nhân danh quyền
lực công của Viện kiểm sát.
Theo chúng tôi, để làm rõ khái niệm quyền công tố, cần xuất phát từ
những cơ sở có tính ngun tắc dưới đây:
Một là, quyền công tố là quyền của Nhà nước, xuất hiện cùng với sự ra
đời của Nhà nước và thay đổi theo bản chất Nhà nước. Duy trì các xung đột
xã hội trong vịng trật tự là nhu cầu tự thân của Nhà nước, là trách nhiệm xã
hội của Nhà nước chứ không phải trách nhiệm của cá nhân hay một nhóm


21
người, vì đó là mơi trường tồn tại của Nhà nước, nó bảo đảm và bảo vệ trước
hết lợi ích của Nhà nước (đại diện là giai cấp thống trị trong xã hội) cũng như
các lợi ích chung có liên quan. Vì thế, cần phải làm rõ yếu tố lợi ích chung
của Nhà nước với tính cách là đối tượng bảo vệ của quyền công tố.
Hai là, quyền công tố ln ln gắn liền với quyền tài phán của Tịa án.
Đó là quyền đưa vụ án ra tịa và "buộc tội" người phạm pháp tại Tòa án. Tuy
vậy, cũng cần nhận thức rằng, khơng có nghĩa cứ phải đưa vụ án ra tịa mới là

thực hành quyền cơng tố. Trên thực tế, quyền cơng tố có thể bị triệt tiêu bất cứ
lúc nào khi sự việc là đối tượng tác động của quyền cơng tố có đủ căn cứ để
quyết tụng. Chẳng hạn, các trường hợp đình chỉ vụ án và đình chỉ bị can theo
quy định tại Điều 164, 169 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003. Đương nhiên,
khi quyền cơng tố bị triệt tiêu thì thực hành quyền công tố cũng chấm dứt.
Ba là, về mặt nguyên tắc, QCT chỉ có thể do một cơ quan thực hiện và
phải độc lập với quyền tài phán của tòa án (ở nước ta thực hiện quyền này là
VKS). Quyền công tố phải được thể hiện ở nội dung cụ thể của nó trong tất cả
các giai đoạn tố tụng, từ khởi tố, điều tra, đến đưa vụ án ra tòa để xét xử và
buộc tội trước tòa án. Những hoạt động như khởi tố vụ án, duy trì QCT trước
tòa... chỉ là những nội dung hoạt động cụ thể của QCT. Vì vậy, hồn tồn
khơng thể đồng tình với quan điểm cho rằng, việc pháp luật trao cho CQĐT,
Tòa án và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra quyền khởi tố vụ án, bị can, cũng như quyền quyết định áp dụng, thay
đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, thì các cơ quan này cũng là những
cơ quan thực hành quyền cơng tố.
Chúng tơi đồng tình với quan điểm cho rằng,
Quyền công tố như một sợi dây quyện chặt vào suốt q trình
tố tụng về vụ án mà nịng cốt là việc đưa vụ án ra tòa. Việc chia cắt
hay lấy một vài quyền năng thuộc nội dung QCT và cho rằng có
nhiều cơ quan thực hành quyền cơng tố là sai lầm không thể chấp
nhận được, không phải chủ thể nào có quyền khởi tố vụ án hình


22
sự,... cũng đều là chủ thể thực hành quyền công tố mà phải xác định
chủ thể nào được giao nhiệm vụ đưa vụ án ra tịa, thì chủ thể ấy
chính là cơ quan thực hành quyền công tố [12, tr.27].
Từ những phân tích trên chúng tơi cho rằng, quyền cơng tố ở Việt Nam
là quyền của Nhà nước giao cho VKS thực hiện nhằm truy cứu trách nhiệm

hình sự đối với người phạm tội ra trước tòa án để thực hiện việc xét xử và
bảo vệ sự buộc tội đó tại phiên tòa.
* Đối tượng, nội dung và phạm vi của quyền cơng tố:
Do cịn tồn tại các quan điểm khác nhau về QCT nên cũng có nhiều
quan điểm khác nhau về đối tượng, nội dung và phạm vi của quyền công tố.
+ Đối tượng của quyền công tố được hiểu là cái mà quyền công tố tác
động vào nhằm đạt được một mục đích cụ thể nào đó. Hiện nay, do còn nhiều
quan điểm khác nhau về khái niệm quyền công tố, nên nhận thức về đối tượng
của quyền công tố cũng khác nhau. Ứng với mỗi quan điểm về khái niệm quyền
cơng tố, cũng có một quan niệm khác nhau về đối tượng, nội dung và phạm vi
quyền công tố. Chẳng hạn, quan điểm đồng nhất quyền công tố với hoạt động
kiểm sát việc tuân theo pháp luật cho rằng, đối tượng của QCT là sự tuân thủ
pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người
tham gia tố tụng; quan điểm coi quyền công tố là quyền đại diện cho Nhà nước
để đưa các vụ việc vi phạm trật tự pháp luật ra cơ quan xét xử để bảo vệ lợi ích
Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật và quan điểm coi quyền công tố là quyền của
Nhà nước cáo buộc đối với cá nhân, tổ chức xã hội đã vi phạm pháp luật quan
niệm: Đối tượng của quyền công tố là các hành vi vi phạm pháp luật; quan điểm
coi quyền công tố là quyền của Nhà nước nhân danh xã hội truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với người có hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật liên quan
đến lợi ích chung quan niệm, đối tượng của quyền công tố là tội phạm và những vụ
việc xâm hại lợi ích chung trong lĩnh vực dân sự, hành chính... [45, tr.19].
Với nhận thức về quyền công tố như đã nêu ở phần trên, chúng tôi cho
rằng, đối tượng của quyền công tố chỉ là tội phạm và người phạm tội.


23
+ Về nội dung của quyền cơng tố:
Tuy cịn nhiều quan điểm khác nhau về nội dung của quyền công tố,
nhưng xuất phát từ bản chất của quyền công tố, chúng tơi đồng tình với quan

điểm cho rằng,
nội dung của quyền cơng tố chính là sự buộc tội đối với người
đã thực hiện tội phạm. Còn việc tiến hành những biện pháp gì và cơ
quan nhà nước nào được giao thực hiện các biện pháp ấy để truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội là nội dung của
thực hành quyền công tố [12, tr.36].
Như vậy, vấn đề cốt lõi nhất của quyền công tố trong tố tụng hình sự
chính là quyền đưa vụ án hình sự ra tòa và thực hiện sự buộc tội đối với bị
cáo. Ở Việt Nam, quyền này được giao cho một cơ quan duy nhất thực hiện,
đó là Viện kiểm sát.
+ Phạm vi của quyền công tố:
Về phạm vi của quyền công tố hiện còn nhiều ý kiến khác nhau, qua
tổng hợp nghiên cứu thấy nổi lên một số loại ý kiến sau:
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, "phạm vi quyền cơng tố bắt đầu từ khi
có quyết định truy tố và kết thúc khi Công tố viên buộc tội xong tại phiên tịa
sơ thẩm" [12, tr.30]. Theo họ, quyền cơng tố khơng có trong giai đoạn điều
tra, vì đây chỉ là giai đoạn thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc đưa vụ
án ra Tòa. Cơ sở lý luận mà họ dựa vào là quan điểm của V.I. Lênin, đó là
"quyền và bổn phận duy nhất của Cơng tố viên là đưa vụ án ra Tòa".
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, quyền công tố bắt đầu từ khi khởi tố vụ
án và kết thúc khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật [12, tr.31]. Loại quan
điểm này tuy đã mở rộng phạm vi bắt đầu và kết thúc của QCT, nhưng sẽ
không lý giải được vấn đề về vị trí, vai trị của Cơng tố viên (Kiểm sát viên)
khi tham gia phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Theo quy
định của pháp luật, tại các phiên tịa này, sự có mặt của Kiểm sát viên là bắt
buộc, họ đại diện cho lợi ích cơng trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về


24
việc giải quyết vụ án, mục đích là để tiếp tục thực hiện việc buộc tội đối với

bị cáo. Và vì vậy, chúng thuộc nội dung của quyền cơng tố.
Loại ý kiến thứ ba cho rằng, phạm vi QCT bắt đầu từ khi có tội phạm
xảy ra và kết thúc khi người phạm tội chấp hành xong bản án [45, tr.23]. Theo
họ, quyền công tố là quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đến cùng đối với
người phạm tội. Bản án có hiệu lực pháp luật cũng chỉ là căn cứ để Nhà nước
tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự, ở đây là hình phạt mà người bị kết án
có nghĩa vụ phải thi hành. Quyền cơng tố phải được duy trì để bảo đảm hiệu
quả của cả quá trình tố tụng; bảo đảm mục đích của quyền cơng tố là quyền
truy cứu trách nhiệm hình sự đến cùng đối với người phạm tội. Đó là hoạt
động tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác được
pháp luật quy định có nhiệm vụ phát hiện kẻ phạm tội, xác định căn cứ để kết
tội và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội.
Chúng tơi cho rằng, ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật khơng bị kháng nghị,
thì việc kết tội đã kết thúc. Quyền công tố với nghĩa là quyền đại diện cho lợi ích cơng để
truy tố và buộc tội đối với người phạm tội tại phiên tịa khơng cịn nữa. Vì vậy, khơng thể
quan niệm quyền cơng tố kéo dài đến giai đoạn thi hành án.
Từ những phân tích trên, và với quan điểm cho rằng, quyền công tố là
quyền của Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội,
quyền này phát sinh ngay từ khi có hành vi phạm tội xảy ra và kết thúc khi cơ
quan tài phán nhân danh công lý tuyên phạt đối với người đã thực hiện hành
vi phạm tội, chúng tơi đồng tình với quan điểm khẳng định: "Phạm vi quyền
công tố bắt đầu từ khi tội phạm được thực hiện và kết thúc khi bản án đã có
hiệu lực pháp luật" [45, tr.23].
* Thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát
nhân dân:
Thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra là một bộ phận cấu thành
hoạt động THQCT của Viện KSND. Bởi vậy, để đi đến khái niệm thống nhất
về THQCT ở giai đoạn điều tra của Viện KSND, làm rõ đối tượng, nội dung



25
và phạm vi của hoạt động này, trước hết cần làm rõ một số vấn đề về THQCT
nói chung, đó là khái niệm, đối tượng, nội dung và phạm vi của thực hành
quyền công tố.
- Khái niệm thực hành quyền công tố:
Trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta, một trong những
vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng của khoa học pháp lý là việc
xác định QCT và theo đó là THQCT của Viện KSND, bởi đây là những vấn
đề liên quan trực tiếp đến việc xác định vị trí, vai trị của VKS trong hệ thống
cơ quan nhà nước nói chung và trong mối quan hệ với các CQTP nói riêng,
cũng như chức năng, nhiệm vụ của VKS, đặc biệt là trong tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, ở nước ta từ trước đến nay, trong giới khoa học pháp lý mới
chỉ chú trọng đến những vấn đề liên quan đến QCT, trong khi đó việc nghiên
cứu để làm rõ khái niệm, nội dung, phạm vi thực hành quyền công tố, mối
quan hệ giữa thực hành quyền công tố với việc thực hiện chức năng kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp cịn ít được đề cập. Vì lẽ đó,
trong nhận thức của khơng ít người làm công tác nghiên cứu và thực tiễn ở
trong cũng như ngoài ngành Kiểm sát vẫn nhầm lẫn giữa QCT và THQCT
trên các phương diện như đối tượng, nội dung, phạm vi của quyền công tố và
thực hành quyền công tố. Họ luôn gắn quyền công tố chỉ với VKS, coi đó là
quyền của Viện kiểm sát. Do đó đã khơng lý giải được nhiều vấn đề như việc
CQĐT, Tòa án... sử dụng các quyền năng pháp luật quy định để khởi tố vụ án,
bị can, ra quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn...
thì có phải các cơ quan này cũng thực hành quyền cơng tố hay khơng?
Như chúng tơi đã phân tích ở phần trên, quyền công tố là quyền của Nhà
nước, gắn liền với bản chất từng kiểu nhà nước và chỉ có trong lĩnh vực tố tụng
hình sự. Phạm vi của quyền cơng tố bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra và kết thúc
khi bản án đã có hiệu lực pháp luật hoặc khi có một trong những căn cứ làm triệt
tiêu quyền công tố theo quy định của pháp luật. Đối tượng tác động của quyền
công tố là tội phạm và người phạm tội. Để bảo đảm thực hiện quyền công tố trong



×