Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

SÁCH KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.86 MB, 44 trang )

CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT

HƯƠU
SAO

KỸ
THUẬT
CHĂN
NUÔI

TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ TRẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
BIÊN SOẠN: NGUYỄN KHẮC HN

LỜI NĨI ĐẦU

Ngành chăn ni là ngành rất phát triển ở nước ta từ bao đời nay, với các lồi trâu,

bị, lợn, gà, dê… tuy nhiên ở những thời điểm hiện tại ở bà con đối diện với nhiều khó
khăn về tình hình dịch bệnh trên diện rộng, lây lan mạnh, ảnh hưởng tới mọi loài vật
nuôi, đầu ra thị trường bấp bênh, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, làm cuộc sống của người
dân rơi vào khó khăn, đầu tư nhiều rồi khơng thu lại được, hay thu lại khơng đủ để duy
trì...
Bên cạnh đó chăn ni hươu đã có hàng nghìn năm nay ở nhiều nước và một số
vùng ở Việt Nam. Trước những khó khăn của các lồi vật ni khác, thì hươu vẫn phát
triển và giữ mức ổn định cao, chưa kể còn rất tiềm năng ở thời điểm tới khi nhung

TÀI LIỆU CHĂN NUÔI HƯƠU

Trang 1



CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
hươu là một trong những tứ đại danh dược nổi tiếng về sức khỏe, mang lại giá trị kinh
tế cao cho người chăn nuôi.
Tuy nhiên kiến thức chăn nuôi loài này đang dựa trên kinh nghiệm truyền miệng
của người chăn ni truyền lại cho nhau, chưa có tài liệu hướng dẫn thống kê cụ thể kĩ
thuật về chăn nuôi hươu sao.
Trại Nhung Hươu Việt phát hành tài liệu biên soạn dựa trên cơ sở tổng hợp kiến
thức kĩ thuật về hươu sao và kinh nghiệm chăn nuôi hơn 30 năm từ ngành nghề truyền
thống gia đình .
Cấu trúc sách bao gồm các phần về giới thiệu chung về hươu sao, kiến thức cơ sở
đặc điểm và kỹ thuật chăm sóc hươu sao ở các thời kì , thiết kế chuồng trại, bệnh tật ở
hươu…
Trại nhung hươu việt cung cấp hươu giống toàn quốc với các dịch vụ ưu đãi:
 Hỗ trợ vận chuyển tới địa chỉ khách hàng yêu cầu.
 Chuyển giao quy trình, cơng nghệ chăn ni.
 Tư vấn giải đáp miễn phí hàng ngày suốt q trình chăn nuôi.
 Cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý liên quan đến con giống cho khách
hàng.
 Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nếu khách hàng gặp khó khăn về đầu ra.
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU
VIỆT
Địa chỉ: Trại Nhung Hươu Việt, thôn Đông, xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà
Tĩnh
Website: nhunghuouviet.com.vn
Hotline : 0965103456

TÀI LIỆU CHĂN NUÔI HƯƠU

Trang 2



CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT

CHƯƠNG I. NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM CỦA HƯƠU SAO
1.

NGUỒN GỐC CỦA HƯƠU SAO
1.1
Tên khoa học, phân loại động vật.

Hươu sao (cervus nippon) là loài động vật nhai lại với 13 phân loài . Hươu sao việt
nam là cervus nippon pseudaxis , là phân lồi nhiệt đới, có vóc dáng nhỏ nhất trong
các lồi hươu sao. Chính nhờ có chứa các hoạt chất sinh học liên quan đến năng lực
hoạt động sinh dục cao và tái tạo mô bào nhanh mà nhung hươu được sử dụng như loài
thuốc quý.
1.2
Nguồn gốc và sự thuần dưỡng.
Hươu sao có nguồn gốc và phân bố rộng rãi ở vùng Đông Á ( Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên) đã được du nhập đến nhiều nơi khác trên thế giới (Nga , các nước
Đông Âu, Trung Âu, Tây Âu, Austrailia, Bắc Mỹ).
Các quần thể hươu sao ni theo kiểu tự do có nhiều ở Châu Úc, Bắc Mỹ,
Maryland và ở Châu Âu. Hầu hết những quần thể này du nhập vào cuối thế kỷ XIX
(1890s) và đầu thế kỷ XX (1930s). Với hươu sao nuôi ở Việt Nam chưa có tài liệu
chính xác ni từ bao giờ, một số tài liệu cho rằng hươu được nuôi ở nước ta từ thế kỷ
XVII, suy luận từ trong cuốn Vân Đài Loại Ngữ , Lê Qúy Đôn (1726-1784) đã mơ tả
tập tính xã hội của đàn hươu. Mặt khác thời kỳ đó danh y Hải Thượng Lãn Ơng (17201791) cũng đã sử dụng nhung hươu và gạc hươu trong các bài thuốc khác nhau. Hương
Sơn (Hà Tĩnh) được coi là nơi nuôi hươu đầu tiên ở Việt Nam. Đó chính là q mẹ và
là nơi gắn bó hầu hết cuộc đời và nghề thuốc của Hải Thượng Lãn Ơng. Có tài liệu cho
rằng chính Hải Thượng Lãn Ơng là người đã thuần dưỡng những con hươu sao từ rừng
về cho người dân hương sơn nuôi.


2.

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA HƯƠU.
2.1

ĐẶC ĐIỂM VỀ NGOẠI HÌNH.

Hươu sao có hình dáng kích thước nhỏ bốn chân thon dài , giúp hươu dễ di chuyển
và lẩn tránh .
Hươu nặng 60-80kg khi trưởng thành, hươu cái có kích thước nhỏ hơn.
Tồn thân hươu phủ lơng màu trắng, màu vàng hung, mịn có 6-8 hàng chấm trắng
(gọi là các sao) chạy dọc theo 2 bên thân, ở phần chân, đầu và bụng khơng có sao.
Phần bụng hươu có màu nhạt hơn, từ gáy kéo dài suốt sống lưng là vệt lông màu
xám hoặc nâu sẫm.
Bốn chân hươu sao thon nhỏ, màu vàng xám, đuôi ngắn, màu trắng viền lông đen
gần gốc đuôi, phần mút đi có túm lơng trắng.

TÀI LIỆU CHĂN NI HƯƠU

Trang 3


CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
Các hình ảnh dưới đây của hươu sao giúp bạn nhận biết rõ ràng hơn :

2.2

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH LÝ HỆ TIÊU HÓA.


Hiểu được hoạt động của bộ máy tiêu hóa của hươu giúp ta có biện pháp ni
dưỡng và chăm sóc chúng được tốt hơn, vừa sử dụng được lượng thức ăn triệt để vừa
giúp hươu ăn ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng.

TÀI LIỆU CHĂN NUÔI HƯƠU

Trang 4


CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
Ống tiêu hóa bao gồm các phần chủ yếu sau đây:

XOANG
MIỆNG

THỰC QUẢN

HẬU MƠN

RUỘT GIÀ

DẠ DÀY

RUỘT NON

Các cơ quan ngồi ống tiêu hóa gồm: gan, tụy…
Sau khi thức ăn vào khoang miệng, thức ăn được hươu nhai qua loa, và nhào trộn
với nước bọt nhờ lưỡi, tại đây thức ăn được làm thành từng miếng và rồi được nuốt
xuống thực quản sau đó đi xuống dạ cỏ. tại miệng việc tiêu hóa thức ăn mang tính cơ
học, chủ yếu là : cắt nhỏ, nghiền nát và nhào trộn.

Cấu tạo dạ dày tới 4 túi bao gồm dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Mỗi
túi có tác dụng riêng biệt
Dạ cỏ là dạ lớn nhất chứa 6-10 lít, thức ăn sau khi đi qua thực quản thì vào dạ cỏ.
Ở đây do sự nhịp nhàng của dạ cỏ thức ăn được đảo trộn và nhào trộn thêm với nước
và từ đây sẽ chuyển đến dạ tổ ong. Thức ăn ở dạ cỏ và dạ tổ ong cịn thơ to nên thường
được hươu ợ lên miệng và nhai lại.
Trong lần nhai lại này thức ăn được nhào trộn với nước bọt thêm lần nữa trở nên
mềm hơn, nhuyễn lỏng hơn rồi được nuốt thẳng đến dạ lá sách ( theo rãnh thực quản)
chứ không ở dạ cỏ nữa.
Tới dạ lá sách thức ăn được nghiền ép lần nữa rồi chuyển xuống dạ múi khế để
tiếp tục quá trình tiêu hóa ở ruột non, ruột già.
Dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ lá sách đều không tiết dịch tiêu hóa, chỉ đến dạ múi khế
mới có tế bào tuyến tiết ra dịch tiêu hóa. Dạ múi khế được coi tương tự như dạ dày của
các gia súc không nhai lại khác.
Tác dụng chủ yếu của dạ cỏ là nhờ sự có mặt của các vi sinh vật với chức năng là
tiêu hóa và phân giải chất xơ thành đường dễ tan và các axit béo cấp thấp ( như axit
acetic,butyric,propionic). Đồng thời các vi sinh vật trong dạ cỏ cịn có khả năng tổng
hợp được các loại vitamin nhóm B và vitamin K.
Q trình tiêu hóa và hấp thụ chủ yếu tiến hành ở ruột non.
Ruột hươu dài 18-25m, do nhu động ruột thức ăn được nhào trộn thấm thêm dịch
tiêu hóa từ ruột và các dịch do gan, tụy.
Những chất không hấp thụ được và dinh dưỡng còn lại sẽ được đưa xuống ruột già
, ruột già có chức năng hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng cịn sót. Do đó bã thừa
càng về cuối càng khơ dần và biến thành những viên thải ra ngồi, mỗi lần hươu bài
tiết 40-50 viên đến hàng trăm viên phân, mỗi lần bình quân bải tiết 30-60g.
Qua cấu tạo của bộ máy tiêu hóa và chức năng của các bộ phận, chúng ta cần lưu ý
trong khi nuôi dưỡng và chăm sóc hươu sau đây:

TÀI LIỆU CHĂN NI HƯƠU


Trang 5


CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
+ Đảm bảo đầy đủ nước uống cho hươu, nếu bị thiếu nước quát trình lên men thức
ăn trong dạ cỏ bị ảnh hưởng, hươu khơng tiêu hóa được, dễ mắc bệnh chướng bụng,
đầy hơi.
+ Hươu trưởng thành do tác dụng của các vi sinh vật trong dạ cỏ nên có khả năng
tự tổng hợp các vitamin nhóm B và K, vì thế trong thức ăn khơng cần chú ý nhiều đến
các loại sinh tố mà cần chú ý đến các loại vitamin A,E,D…
+ Hươu non ( đang bú sữa) do dạ cỏ phát triển chưa hoàn thiện nên nhất thiết phải
bổ trợ những vitamin này trong khẩu phần ăn hàng ngày.
+ Cần đảm bảo cho hươu ăn, nghỉ ngơi đúng giờ, ăn đủ no. tuyệt đối không cho ăn
những loại thức ăn có phẩm chất kém như : mốc, thối, lên men hay những vật nhọn ,
sắc gây thủng dạ tổ ong. Cần đảm bảo có thời gian cho hươu nhai lại có như vậy mới
tiêu hóa được tốt và mới tận dụng được thức ăn ở mức tối đa.
+ Cần đảm bảo thành phần tỷ lệ các loại thức ăn nhất là tỷ lệ giữa lượng thức ăn
thô ( chất xơ) và thức ăn tinh nhằm nâng cao khả năng tiêu hóa của hươu.
2.3
ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG.
Hươu con đẻ ra tương đối khỏe: khoảng 30p sau sinh đã có thể đứng dậy và bú
mẹ.
Trong những ngày đầu hươu con thường nằm nhiều và nằm tách mẹ đến bữa mới
lại bú.
Trọng lượng trung bình của hươu sơ sinh: con cái 3,4kg con đực 3,6kg
Chiều dài
Chiều dài
Chiều dài
Chiều dài tai
thân

đi
chân sau
Hươu cái
60,5
6,4
21,2
7,7
Hươu đực
58,4
5,7
21,6
7,9
Kích thước trung bình của hươu sơ sinh (cm)
Trọng lượng hươu sơ sinh bằng 6-7% hươu trưởng thành .
Khoảng 10 ngày đầu hươu con phát triển nhanh, tăng trọng gần gấp đôi lúc mới
sinh, chạy nhảy tốt.
Một tháng tuổi hươu con đã nặng 10kg
Đến 5 tháng tuổi đã có trọng lượng 21-29kg , tăng trọng bình qn 5 tháng đầu
100g/ ngày.
Sau 10-20 ngày hươu con đã tập ăn lá ăn cỏ, từ 40 ngày trở đi đã hoạt động khá
mạnh, vận động nhanh, không kém hươu trưởng thành.
2.4
ĐẶC ĐIỂM SINH DỤC VÀ SINH SẢN.
Mùa động dục sinh sản của hươu sao diễn ra một lần trong năm, thay đổi theo từng
vùng khí hậu sinh thái và điều kiện chăm sóc. Thời kì sinh sản của hươu thường bắt
đầu vào mùa hạ kéo dài đến cuối mùa đông, tuy nhiên thời gian động dục mạnh nhất
của hươu đực vào tháng 8 đến cuối tháng 10.
 Đặc điểm động dục của hươu đực:
Hươu đực thành thục sinh dục lúc 2 năm tuổi,lúc này mới có khả năng phối giống
hiệu quả.

Biểu hiện động dục của hươu đực:
+ Vào mùa động dục hươu đực ít ăn hơn bình thường từ 30-40% , kêu nhiều hơn,
tiếng kêu rít lên to và kết thúc bằng giọng khàn khàn.

TÀI LIỆU CHĂN NUÔI HƯƠU

Trang 6


CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
+ Thời kì này hươu đực bị kích thích mạnh, tính tình hung dữ hơn, hay cúi gầm
đầu xuống sát đất, hướng cặp sừng ra phía trước như sẵn sàng lao vào cuộc ẩu đả, hai
chân trước đào bới.
+ Dịch hồn phát triển mạnh, dương vật ln rỉ nước, mùi hơi.
Sự kích thích tố sinh dục đực là yếu tố cho hươu đực mọc nhung,nếu loại bỏ tinh
hoàn của hươu đực rồi triệt sạch gốc, hươu sẽ không thể mọc nhung được nữa.
 Đặc điểm sinh sản của hươu cái
Hươu có khả năng sinh sản tốt, một năm một lứa.
Hươu cái động dục lần đầu thông thường vào năm 1 tuổi. có khả năng sinh sản lứa
đầu lúc 20 tháng tuổi , thậm chí mới 17 tháng. Đến 15 tuổi hươu cái vẫn còn khả năng
sinh sản.
Hươu đẻ mỗi năm 1 lứa phần lớn là mỗi lứa mỗi con, tỷ lệ đực cái hươu con là
1:1,5
Sau khi đẻ 90-120 ngày hươu mẹ có thể động dục trở lại.
Biểu hiện động dục của hươu cái:
+ Thường ít ăn hơn
+ Triệu chứng rõ là xung huyết thành âm đạo,cổ tử cung tiết niêm dịch. Đầu kì
động hớn niêm dịch kéo dài như thủy tinh, giữa kì động hớn niêm dịch trong suốt chứa
đầy âm đạo và chảy ra quanh cơ quan sinh dục ngồi, cịn cuối kì động hớn niêm dịch
đục và giảm số lượng.

+ hươu cái động dục thường biểu hiện khơng n tĩnh, thích gần con đực và dạn
người hơn ( thời kì động dục của con cái thường từ 1-3 ngày, trung bình là 28 giờ)
Cho hươu phối giống vào lúc động dục cao sẽ có kết quả cao nhất
Nếu giao phối lần đầu mà khơng có kết quả, thì sau khoảng 15-30 ngày hươu cái
có biểu hiện động dục trở lại.
2.5

ĐẶC ĐIỂM MANG THAI Ở HƯƠU.

Hươu mang thai 215-227 ngày, trung bình 219 ngày. Khoảng 70% hươu cái có
thời gian mang thai sớm hơn mức trung bình, cịn lại 30% hươu cái có mức thời gian
mang thai muộn hơn mức trung bình.
Thời gian mang thai của hươu thay đổi có thể do các trường hợp sau:
+ Thai con đực thường chậm hơn thai con cái
+ Con hươu mẹ cịn non thì mang thai dài hơn con mẹ đã già ( con so có thời gian
mang thai dài hơn con rạ)
Vài ngày trước khi đẻ hươu cái ít hoạt động hơn và thường nằm tách biệt với đàn.
Những biểu hiện bên ngoài dễ thấy như: bụng to, bầu vú căng vầ sệ xuống, âm hộ
sưng mọng, thái độ hoảng hốt, lúc đứng lúc nằm, đuôi luôn ve vẩy.
Thời gian đẻ của hươu có thể thay đổi theo thời kì . đa số hươu cái sinh con vào
cuối tháng 3-4 hàng năm muộn nhất là vào tháng 7.
Hươu thường đẻ con vào ban đêm, nhất là vào khoảng chiều tối. Động tác đẻ
giống trâu bị, trước lúc đẻ có hiện tượng vỡ màng ối, chảy ra chất nước nhầy, màu
vàng đục, sau đó 2 chân trước con non thị ra trước rồi đến mõm , đầu, ngực, lưng và 2
chân sau. Hươu con ra theo chiều lưng- bụng như trên là đẻ thuận.

TÀI LIỆU CHĂN NUÔI HƯƠU

Trang 7



CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
Thời gian từ khi vỡ màng ối đến lúc 2 chân con non thò ra, thường kéo dài 5-10
phút và đến khi hươu đẻ con ra khoảng 25-40p ( cá biệt có trường hợp khoảng 2h)
Sau khi đẻ từ 30 phút đến 2 giờ thì nhau thai sẽ bong ra hết ( trung bình 80 phút).
Trọng lượng nhau 350-450g.
Hươu mẹ thường dùng răng cắn đứt dây rốn , rồi liếm khắp mình cho con khơ
sạch. Nó cịn ăn nhau và liếm sạch mọi vết máu hoặc chất nhầy trên nền chuồng.
Cũng có trường hợp hươu cái đẻ ngược: 2 chân sau hươu con ra trước hoặc thai ra
ngửa, hiện tượng này ít gặp hơn. Nếu gặp hiện tượng này người chăn ni khơng can
thiệp kịp thời thì hươu con thường bị chết ngạt và tính mạng hươu mẹ nhiều khi cũng
bị đe dọa.
2.6 ĐẶC ĐIỂM TẠO NHUNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SỪNG

NHUNG.
Hươu là loài duy nhất trong động vật có vú có khả năng tái tạo một phần cơ thể
hồn hảo, đó là bộ sừng xương phát triển trong da nhung.
Chỉ hươu đực mới cho nhung và phát triển nhung hàng năm. Hươu trong tự nhiên
sừng hàng năm phát triển chết đi, bị rụng và sau đó tái sinh. Trong chăn nuôi sừng
nhung được cắt đi và sau đó mọc lại, chúng mọc lại trong vịng 3-4 tháng là một trong
những loại mô sống phát triển nhanh nhất, thường vào mùa xuân trời nhiều ánh sáng,
nhung hươu mọc và phát triển rất nhanh. Phát triển nhung là việc tiêu tốn năng lượng
rất lớn, protein là yếu tố quan trọng, cơ thể hươu huy động chất dinh dưỡng, mượn các
khống chất như canxi, phốt pho từ các xương khơng chịu sức nặng của cơ thể để phát
triển nhung.
Nhung phát triển và lớn theo độ tuổi hươu, hươu đực cho lứa nhung đầu tiên ở 1112 tháng tuổi, các loại nhung phát triển hàng năm :
 Nhung sơ sinh ( hay còn được gọi là chốc lứa nhung đầu tiên)
Những cặp sừng nhung của hươu đực mọc hàng năm, sừng mới mọc rất mềm có
màu hồng hoặc nâu nhạt, mặt ngồi phủ đầy lơng, trên có phủ lớp lơng trắng xám rất
mịn sờ vào êm như nhung. Bên trong có nhiều mạch máu và máu từ những cặp nhung

này rất bổ dưỡng.
máu tươi của nhung
có cơng dụng bồi bổ sức
khỏe, bổ thận tráng dương
tăng cường sinh lực, cặp
nhung này chưa phân
nhánh. Lứa nhung đầu
tiên này kích thước cịn
nhỏ, trọng lượng 0,30,5kg độ dài từ 10-15cm

 Nhung chìa
vơi

TÀI LIỆU CHĂN NI HƯƠU

Hình ảnh nhung sơ sinh
Trang 8


CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
Là sừng non được khai thác ở hươu 2-3 năm tuổi , nhung có kích thước và độ dài
trung bình, có thể phân nhánh hoặc chưa trọng lượng 0,5-1kg độ dài 15-20cm.

Nhung
ngựa
non bắt
nhánh
ngắn có
ngựa , ở
5 tuổi đổ

nhung
đầu tù ,
lơng bao
trọng
– 1,5 kg,

n
Là sừng
đầu
phân
nhưng cịn
hình
n
độ tuổi hươu
lên.
Thân
ngắn , mềm,
da
hồng,
phủ
mịn,
Hình ảnh nhung chìa vơi
lượng 6 lạng
độ dài 15-25 cm.
Từ độ 3-5 tuổi trở lên, hươu ở tuổi trưởng thành bắt đầu cho nhung lớn và chất
lượng.
Trong chăn nuôi nhung hươu từ lúc mọc đến khi cắt nhung tầm 45-65 ngày là thời
gian nhung đạt chuẩn có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất.
Nếu để nhung quá tuổi không cắt nhung sẽ hoá xương dần theo chiều từ gốc đến
ngọn và từ trong ra ngồi ( đó là gạc)


3.
Hình ảnh nhung n ngựa

TẬP
TÍNH
CỦA

HƯƠU SAO.
Hoạt động ngày đêm của hươu tương đối rõ , vào ban đêm thời gain hoạt động
thích hợp nhất từ 19h-21h,và từ 1h-3h sáng.

TÀI LIỆU CHĂN NUÔI HƯƠU

Trang 9


CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
Hươu sao ăn nhiều vào ban đêm, ban ngày chủ yếu hươu nhai lại, mỗi ngày nhai
lại 6-8 lần, thời gian nhai lại trung bình tới 7 giờ.
Hươu sao Việt Nam thích ăn loại lá cây có nhựa mủ như ngái, sung, mít, xoan…
cũng như nhiều loại lá chát , đắng khác.
Trong tự nhiên hươu sống thành bầy đàn 5-7 con hay chục con ở đồi cỏ, rừng thưa.
Hươu ưa thích sự n tĩnh, và những nơi khơ ráo.
Hươu nhút nhát và đa nghi , khứu giác và thính giác rất phát triển, giúp chúng
thoát khỏi nguy hiểm.
Trong mùa động dục hươu đực trở nên rất hung dữ, nhiều cuộc ẩu đả kịch liệt sẽ
xảy ra nếu người chăn nuôi không kịp thời nhốt riêng từng con một.
Tuổi thọ của hươu từ 18-25 năm.


CHƯƠNG II: LỢI ÍCH HƯƠU SAO VỚI CON NGƯỜI.
2.1

NHUNG VÀ GẠC HƯƠU.

Nhung hươu là một trong bốn thượng dược ( nhung, sâm, quế, phụ) có tác dụng
bồi bổ sức khỏe, phòng và chữa bệnh cho con người.
Là một loại dược quý hoàn toàn tự nhiên.
Theo y học cổ truyền nhung hươu có vi ngọt , tính ấm chạm vào 4 kinh: can, thận,
tâm, tâm bào có tác dụng ơn thận, tráng dương, bổ tinh khí, bổ máu, làm mạnh gân
xương, làm giảm q trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
Theo tây y nhung hươu có tác dụng bổ tồn thân, sảng khối tinh thần, làm vết
thương mau lành, ăn ngủ tốt, tạo huyết hỗ trợ điều trị thiếu máu, bổ tim, ngừa đột quỵ
tai biến, ảnh hưởng tốt đến chuyển hóa các chất protid, glucid… dùng chữa các chứng
bệnh do thận dương không đủ, nam dưới liệt dương, đái són, váng đầu, đau lưng, mỏi
gối, trẻ em còi xương chậm lớn, phụ nữ chảy máu kinh nguyệt quá nhiều, chảy máu tử
cung, bạch đới…
Thành phần hóa học của nhung hươu gồm canxi cacbonat,canxi photphat, chất
keo,protid,kích tố ( testosteron, pentocin…) , với 25 loại acid amin góp phần không
nhỏ vào việc tăng cường hệ miễn dịch ,giảm thiểu sự tác động của các loại virus xâm
nhập vào bên trong cơ thể , giúp cơ thể có một hệ trao đổi chất khỏe mạnh.
Công dụng cụ thể:

Đối với nam giới: chữa liệt dương, di tinh, mộng tinh ,đau lưng,mỏi gối ,
do suy giảm chức năng thận, vô sinh,tăng cường sinh lý ,tạo hưng phấn và kích thích
ham muốn sinh dục.

Đối với phụ nữ ( đặc biệt đối với phụ nữ tiền mãn kinh): tăng đề
kháng,cải thiện trí nhớ làm sảng khoái tinh thần, giảm stress, cải thiện sinh lý nữ,kích
thích sản sinh nội tiết tố estrogen , tăng ham muốn điều hòa kinh nguyệt , trị chảy máu

tử cung,kinh ra nhiều, bạch đới . phòng ngừa hạn chế bệnh tim mạch , lỗng xương,
làm đẹp, trẻ hóa da , chậm q trình lão hóa. Với phụ nữ mang thai dùng nhung hươu
bồi bổ trong quá trình mang thai ( lưu ý nên dùng ở giai đoạn 3 tháng giữa thaikì).Phục
hồi sức khỏe sau sinh ,đây là thời điểm quan trọng các bà mẹ sử dụng bồi bổ sức khỏe
an toàn cho mẹ và bé, sử dụng nhung hươu cịn giúp làm tăng lượng sữa mẹ.

TÀI LIỆU CHĂN NI HƯƠU

Trang 10


CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT

Đối với người cao tuổi: bồi bổ cơ thể , chống suy nhược cơ thể do tuổi
tác và lão hóa ,tăng cường miễn dịch ,phịng ngừa bệnh tật , kéo dài tuổi thọ , cải thiện
trí nhớ, chữa mất ngủ và các bệnh về xương khớp

Đối với trẻ nhỏ: cải thiện cân nặng , thúc đẩy tiêu hóa, giúp ăn ngon
miệng , ngủ sâu giấc,cải thiện chiều cao và phát triển trí não.

Đối với vận động viên, người lao động nặng, hoạt động nhiều:
Cải thiện sức bền , giúp xương chắc khỏe, dẻo dai,kích thích cơ bắp phát triển ,tăng
hưng phấn, chống teo cơ.

Phục hồi sức khỏe tốt cho người mới ốm dậy, sau phẫu thuật: sau phẫu
thuật người bệnh thường bị mệt mỏi kéo dài , chân tay đau nhức do một thời gian
không hoạt động,mất máu trong quá trình phẫu thuật làm cơ thể yếu và chậm hơn.
- Epidermal growth factor ( EGF) sẽ nhanh chóng phục hồi các tế bào , vết
thương nhanh lành hơn.
- Cu,Zn ,Fe kích thích sự hoạt động các tế bào , chữa lành vết thương bổ

sung tuần hoàn máu hoạt động ổn định.
Sự kết hợp giữa các chất khi đi vào cơ thể cũng giúp người bệnh nhanh chóng phục
hồi ,linh hoạt hơn sau phẫu thuật.
Lưu ý : sử dụng đúng cách ,đúng liều , một số dối tượng tiêu biểu không nên sử dụng
nhung hươu như : những người bị béo phì,đờm nhiều,viêm gan, huyết áp cao, van tim
hẹp, người bị bệnh truyền nhiễm, đang sốt cao.
2.2
THỊT HƯƠU.
Nhắc đến hươu con người ta thường nghĩ tới nuôi hươu để lấy nhung, nhưng thịt
hươu cũng là bài thuốc quý, giá trị dinh dưỡng lớn, mang lại hiểu quả kinh tế cao.
Từ thuở xưa giới vua, quý tộc không chỉ coi thịt hươu đơn thuần là thực phẩm, thịt
hươu được coi như một vị thuốc dân gian bởi giá trị dinh dưỡng của chúng. Bản chất
thịt hươu chứa rất ít calo, đây là một đặc điểm mà hiếm loài động vật nào có được.
Theo nghiên cứu trong 85g thịt hươu có các thành phần dinh dưỡng sau đây:
 159 calo
 22,5 gram protein
 7 gram chất béo
 7,9 miligam niacin
 2 microgam vitamin B12
 4,4 miligam kẽm
 0,4 miligam thiamine
 0,4 miligam vitamin B6
 194 miligam phốt pho
 0,3 miligam riboflavin
 2,8 miligam sắt
 8,8 microgam selen
 309 miligam kali
 Axit pantothenic 0,6 miligam
 20,4 miligam magie


TÀI LIỆU CHĂN NUÔI HƯƠU

Trang 11


CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
Ngoài các chất dinh dưỡng được liệt kê ở trên, thịt hươu cũng chứa một số vitamin
E, đồng và folate.
Thịt hươu khơng có mùi tanh,khơng chỉ để chế biến thức ăn mà còn được ngâm
rượu như bài thuốc nâng cao thể lực, giảm hiện tượng mệt mỏi, hạn chế bệnh tật.

Thịt hươu tươi
CÁC SẢN PHẨM KHÁC CỦA HƯƠU.

2.3
 Xương, gân hươu:
Xương hươu dùng nấu cao xương, có tác dụng tốt cho sức khỏe:
Chữa trị đau nhức xương khớp, tê bì, nối liền xương khớp nhanh liền vết thương
gãy.
Giúp hệ tiêu hóa tiêu hóa tốt hơn, hấp thụ dưỡng chất, ăn ngon miệng hơn.
Tăng khả năng vận động, tăng sức đề kháng,phòng chống bệnh tật, giúp ngủ ngon,
tinh thần thoải mái.
Ngoài ra cao xương hươu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
 Da hươu:
Với những con hươu để trưng bày, được làm từ da lơng hươu của con hươu thật
có giá trị lớn về kinh tế và thẩm mỹ.
 Huyết nhung hươu:
Huyết nhung ngoài các tác dụng tương tự nhung hươu cịn có thêm một số cơng
dụng như thúc đẩy q trình chuyển hóa và trao đổi chất, cải thiện và tăng cường sức
khỏe, bổ máu tác dụng tích cực đến hệ tim mạch…

 Đuôi hươu:
Trị các chứng đau lưng, chân tay khó co duỗi , thận hư di tinh, bồi bổ tốt cho sức
khỏe.
Tất cả các bộ phận của hươu đều mang giá trị về sức khỏe cho con người và giá trị
kinh tế cho người chăn ni.

2.4

VAI TRỊ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CHĂN NI HƯƠU.

Mơ hình chăn nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp cải thiện đời sống
cho bà con. Với đặc tính của nghề chăn ni hươu khá nhàn, ít rủi ro, hiệu quả và có
tính bền vững lâu dài. Chưa kể tất cả các bộ phận của hươu đều mang lại giá trị cao về
kinh tế thì mơ hình này đang là xu thế phát triển của thời đại mới về các sản phẩm sức
khỏe tốt hoàn toàn từ tự nhiên. Ngồi việc ni hươu phát triển kinh tế, đây cũng là
mơ hình giúp bà con được tận hưởng nhiều giá trị về tinh thần vì hươu sao là giống vât
ni tự nhiên có tính thẩm mĩ cao.

TÀI LIỆU CHĂN NI HƯƠU

Trang 12


CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT

CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH CHĂN NI HƯƠU SAO TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.
3.1 TÌNH HÌNH CHĂN NI HƯƠU SAO TRÊN THẾ GIỚI.
Hươu sao có nguồn gốc và phân bố rộng rãi ở các vùng đông Á ( Trung Quốc, Nhậ
Bản, Triều Tiên) đã được du nhập đến nhiều nơi khác trên thế giới ( Nga, các nước

Đông Âu,Tây Âu, Austrailia, Bắc Mỹ) ở châu á hươu sao được nuôi chủ yếu để lấy
nhung, các nơi khác nuôi chủ yếu để xuất thịt và các mục đích khác như lấy nhung,
săn bắn, trang trí… số lượng của chúng thay đổi đáng kể ở các quốc gia khác nhau.
Mặc dù chăn nuôi hươu đang phát triển mạnh, nhưng hươu sao cũng đang bị đe dọa
tuyệt chủng trong tự nhiên ở nhiều khu vực. Hươu sao nuôi theo kiểu chăn thả tự do có
nhiều ở Bắc Mỹ, Châu Úc và ở Châu Âu.
Nhật bản có số lượng hươu sao bản địa cao nhất thế giới số lượng khoảng vài trăm
ngàn con. Trung Quốc có khoảng 8500 hươu hoang dã và 290.000 con được ni tại
các trang trại.
Nga có quần thể hươu sao tương đối lớn và ổn định khoảng 8.500-9000 cá thể.
Newzealand là nước nuôi hươu lấy thịt và nhung nhiều nhất thế giới. hiện tại
Newzealand có khoảng 1 triệu con hươu hàng năm xuất hơn 12 triệu tấn thịt hươu và
xuất khẩu nhung hươu, phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả bán hoang dã.
3.2 CHĂN NUÔI HƯƠU SAO Ở VIỆT NAM
Hương Sơn ( Hà Tĩnh) là nơi nuôi hươu sao đầu tiên ở Việt Nam. Đây chính là quê
mẹ và là nơi gắn liền vơi hầu hết cuộc đời và nghề thuốc của Hải Thượng Lãn Ơng. Có
tài liệu cho rằng chính Hải Thượng Lãn Ơng là người thuần dưỡng hươu sao cho người
dân Hương Sơn nuôi.

Cả nước
Hà Tĩnh
Nghệ An
Đắk lắk

2010

2012

2014


2016

2018

2020

46.382
24.222
17.232
1.19

59.574
31.907
17.707
3.04

63.114
34.817
18.782
2.44

55.782
32.903
14.890
2.22

62.792
35.113
15.071
2.95


60932
36.109
14.892
2.24

2

5
1.33

Ninh Bình
3
0
Lâm Đồng
Bắc Giang
Phú Yên
Thái Nguyên
Các tỉnh khác

1.79
9

1.20

Đồng Nai

5

5

1.92

0
-

5
1.16

409

2.04
3

884

-

2
121
318
203
152

3
1.66

3
143
365
380

3.06

6

255
619
432
204
2.75
1

463
717
498
334
3.75
2

2.11
1
1.55
8

397
904
379
575
3.69
7


433
234
7
205
3.14
7

Bảng tổng đàn hươu của cả nước và một số tỉnh qua các năm gần đây(con).
Nguồn: niên giám thống kê(2020)
Gần đây chăn nuôi hươu sao ở Việt Nam phát triển mạnh khá ổn định theo bảng
nghiên cứu số lượng hươu của cả nước từ nguồn niên giám thống kê . theo kết quả
thống kê đến 2022 tổng số đàn hươu nai của cả nước là 60.932 con trong đó các tỉnh
có ni hươu nhiều là hà tĩnh (36.109 con), Nghệ An (14.892 con), đắk lắk (2.243

TÀI LIỆU CHĂN NUÔI HƯƠU

Trang 13


CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
con), Ninh Bình (2.111 con), và Đồng Nai (1.558 con). Địa phương chăn nuôi nhiều
hươu nhất hiện nay vẫn là huyện Hương Sơn ( Hà Tĩnh). Năm 2020 toàn huyện có
khoảng 10.000 hộ ni với tổng đàn hươu của huyện có trên 36.000 con cho thu hoạch
trên 15 tấn nhung có giá trị khoảng 160 tỷ đồng (mỗi kg nhung có giá khoảng 12 triệu
đồng).
Nghề ni hươu ở nước ta chủ yếu vẫn là các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ theo phương
thức ni nhốt với mục đích chủ yếu là lấy nhung, mặc dù gần đây có một số hộ đã
chuyển qua phương thức nuôi hươu lấy thịt, chăn nuôi hươu chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm nông dân truyền lại cho nhau, chưa có những chuyển giao tiến bộ trong kỹ
thuật chăn nuôi.


CHƯƠNG IV: CHỌN LỌC HƯƠU GIỐNG VÀ PHỐI GIỐNG.
4.1

CHỌN LỌC HƯƠU GIỐNG.
4.1.1
Chọn lọc hươu đực giống.
 Nguồn gốc, lý lịch của hươu giống.

- Khi chọn hươu sao giống đực, trước tiên cần biết được nguồn gốc, lý lịch của
cặp bố mẹ sinh ra hươu, yếu tố quyết định 70% khả năng cho ra nhung to của con
giống.
- Con đực bố cần khoẻ mạnh, khơng có bệnh tật, có hình thể đẹp, có trọng lượng
nhung cho ra hàng năm khoảng từ 800g trở lên, tốt nhất là có thể đổ nhung trái mùa
( đổ nhung 2 lần / năm).
- Con cái mẹ có sức khoẻ tốt, hình thể đẹp, lơng mượt, có năng suất sinh sản đều
hàng năm.
 Ngoại hình hươu giống đực đẹp:
- Hươu có hình thể cao ráo, phát triển cân đối, long da mượt mà, đậm màu, thể
hiện rõ tính chất giới tính đực.
- Hươu vận động nhanh nhẹn, linh hoạt, hai mắt sáng.
- Bộ phận sinh dục hồn thiện, cân đối ( có thể tham khảo các con đực khác) ,
dương vật bình thường.
- Dưới đây là hình ảnh một trong những con hươu đực đầu đàn có sản lượng
nhung > 2kg/năm và đổ nhung 2 lần/ năm của trang trại Nhung Hươu Việt:

TÀI LIỆU CHĂN NUÔI HƯƠU

Trang 14



CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT

Hình ảnh hươu đực cho sản lượng nhung cao tại Trại Nhung Hươu Việt
4.1.2 chọn lọc hươu giống cái
 Nguồn gốc lý lịch :
Nguồn gốc lý lịch của hươu giống cái: giống với hươu giống đực. Lý do là hươu
giống cái dùng để thụ thai sinh sản ra con giống, nếu hươu giống cái có bố mẹ tốt, thì
khả năng sinh ra thế hệ sau tốt sẽ cao hơn.
 Ngoại hình hươi giống cái đẹp:
- Hươu giống cái đẹp có ngoại hình thể hiện rõ tính cái ( tham khảo các con cái
khác), hình thể đẹp, cân đối, đầy đặn, béo vừa phải.
- Hươu giống cái đẹp có đi phe phẩy, mắt sáng, lông mượt mà, phần hông nở
nang.

TÀI LIỆU CHĂN NUÔI HƯƠU

Trang 15


CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
B


Hình ảnh hươu giống cái tốt tại trại nhung hươu việt
phận sinh dục hoàn thiện, biểu hiện động dục rõ ràng, vú đều nhau, khi thụ thai hoặc
sinh con sẽ dễ dàng, cho ra sữa tốt để nuôi con.

4.2 PHỐI GIỐNG HƯƠU.
 Khái niệm:

Nhân giống thuần chủng là phương pháp cho ghép đôi giao phối giữa cá thể đực
và cá thể cái của cùng một phẩm giống, để tạo ra đời con có đặc điểm di truyền bố mẹ.

TÀI LIỆU CHĂN NUÔI HƯƠU

Trang 16


CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
Mục đích của việc nhân giống là để bảo vệ, giữ vững, nâng cao và hồn chỉnh
những đặc tính di truyền tốt, các phẩm chất, đặc điểm tốt của các cá thể trong cùng vật
giống.
 Phương pháp phối giống hươu:
Áp dụng phương pháp phối giống tự nhiên ( cho nhảy trực tiếp giữa cá thể đực và
cá thể cái ). Phương pháp này có tỷ lệ thu thai cao, khi áp dụng phương pháp phối
giống tự nhiên tốt nhất là cho phối giống theo mùa vụ, có kiểm sốt ( khi hươu cái có
biểu hiện động dục) hơn là thả chung thường xuyên hươu đực với hươu cái. Như vậy
việc phối giống và mang thai của hươu cái đều được theo dõi và ghi lại thời gian phối
giống để người chăn ni chăm sóc hươu được tốt hơn và theo dõi thời gian mang thai
của từng con.
Khi ghép đôi giao phối đảm bảo thể trạng con giống tốt, nên chọn con giống đực
có các đặc tính di truyền tốt như thể trọng lớn, cho nhung lớn, đổ nhung trái mùa, khỏe
mạnh…để phối giống cải thiện nòi giống và chất lượng hươu con.

CHƯƠNG V: DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN.
5.1

NHU CẦU DINH DƯỠNG:

Thức ăn cho hươu sao cần đảm bảo đủ chất bột, chất béo, chất đạm, khoáng, nước

và sinh tố.
 Chất đạm:
Chất đạm là thành phần chủ yếu tạo nên cơ thể con vật .Thiếu đạm sẽ ảnh hưởng
xấu đến sinh trưởng và phát triển: con vật chậm lớn, cơ năng sinh dục suy giảm ( số
lượng tinh trùng, tinh dịch ít đi, khó thụ thai, phát triển chậm, trọng lượng hươu sơ
sinh thấp…) không thể thay thế chất đạm bằng chất gì khác được.
Chất đạm được chia ra làm 2 loại: đạm dễ tiêu hóa ( chất đạm đơn thuần) là chất
amôn. Trọng các loại cỏ, thực vật khác nhau lượng đạm cũng khác nhau. Tỷ lệ đạm
chiếm nhiều ở trong các cây, thân và hạt họ đậu như lạc và các loại đỗ, trong thân và
hạt họ hòa thảo như ngô, cám gạo…trong khô dầu tỷ lệ đảm có tới 30-40%, đây là loại
thức ăn cho hươu rất tốt.
 Chất tinh bột:
Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể vật ni và duy trì thân nhiệt.
Nếu thiếu chất bột con vật sẽ gầy yếu, ít hoạt động vì phải phân giải một phần đạm và
mỡ của cơ thể.
Chất bột có 2 loại: chất xơ và chất đường. chất xơ thường khó tiêu hóa, thức ăn
càng nhiều chất xơ thì giá trị dinh dưỡng của nó càng thấp. thực vật lúc cịn non ít chất
xơ hơn thực vật lúc đã già. Trong một cây chất xơ ở thân cây nhiều hơn ở lá. Hạt và củ
là bộ phận chứa ít chất xơ nhất.
Trong thức ăn thực vật, chất bột chiếm tỷ lệ rất lớn, chất bột có nhiều trong thân
cây, hạt họ đậu, họ hịa thảo, trong khoai lang củ có tới 27% bột.
Đối với hươu sao, nhờ tác dụng của vi sinh vật trong dạ cỏ mà chất xơ vẫn được
tiêu hóa mạnh. Chất xơ cịn có tác dụng làm tăng tính nhu động ruột, con vật ăn được
nhiều thức ăn hơn.
 Chất béo:

TÀI LIỆU CHĂN NUÔI HƯƠU

Trang 17



CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
Chất béo cũng là một thành phần chủ yếu, là chất dự trữ chủ yếu cho cơ thể con
vật. tác dụng chủ yếu của nó là cung cấp nhiệt cho cơ thể, mặt khác nó cũng là dung
mơi hịa tan một số loại sinh tố như A,D,E,K…những sinh tố này có hịa tan trong chất
béo thì cơ thể mới hấp thụ được nên nếu thiếu chất béo làm con vật mắc bệnh thiếu
sinh tố, trong chất béo có một số axit béo cần thiết cho cơ thể mà không thể thay thế
bằng chất khác được.
Trong khẩu phần ăn cho hươu cần chú ý tỷ lệ chất béo thích hợp, vừa có tác dụng
làm tăng khẩu vị, vừa có tác dụng thúc đảy hệ tiêu hóa.
Trong thức ăn thực vật, tỷ lệ chất béo trong hạt cây họ đậu có ít hơn (2-3%), riêng
ở lạc có rất nhiều ( gần 10%), đậu tương gần 17%.
 Chất khoáng:
Việc đầy đủ khoáng chất nhất là muối, có tác dụng rất tích cực đến kết quả thuần
dưỡng hươu sao, hươu thường tìm đến những nơi có nguồn muối, đơi khi chúng uống
cả nước tiểu, liếm tro ( rơm, rạ , cỏ… đốt)
Chất khoáng chiếm khoảng 4,7% thể trọng con vật, có nhiệm vụ tạo hình và điều
hịa các chức phận, cho nên chất khống có vai trị rất quan trọng trong việc duy trì sức
khỏe của con vật, nhất là giúp cho vật non sinh trưởng và phát triển bình thường. Tuy
nhiên cần tránh cho con vật ăn quá nhiều muối , vì dễ làm con vật mắc chứng bệnh
phù hay thủy thũng.
 Nước:
2/3 trọng lượng cơ thể con vật là nước, nên nước là nhu cầu khơng thể thiếu được.
Nước có vai trò giúp cho cơ thể con vật hấp thụ, vận chuyển những chất dinh dưỡng,
cũng như bài tiết các chất thải, tuy nhiên thức ăn càng nhiều nước thì giá trị dinh
dưỡng càng thấp, hơn nữa lại khó bảo quản, khơng để được lâu và dễ mốc, thực vật
cịn non có lượng nước nhiều hơn khi già ở lá và cành , lượng nước nhiều hơn ở thân
cây.
Mỗi ngày hươu có nhu cầu 1,5-2,5 lít nước.
 Sinh tố:

Là những chất mà cơ thể cần với một lượng rất ít nhưng không thể thiếu được.
Nếu thiếu nhiều loại sinh tố sẽ làm con vật mắc bệnh thiếu sinh tố dẫn đến tình trạng:
sinh trưởng bị đình trệ, chức năng sinh dục giảm sút, viêm thần kinh, khả năng sinh
sản giảm xuống rõ rệt, sút cân.

5.1 THỨC ĂN VÀ NƯỚC UỐNG:
5.1.1 CÁC LOẠI THỨC ĂN:
Hươu sao có nguồn thức ăn thuần thực vật gồm nhiều loại lá, cỏ, củ, quả,…chủ
yếu là các lá, cỏ non.
Hươu sao còn sử dụng được cả thức ăn đã qua chế biến như: cám, gạo, thức ăn ủ
xanh, ủ chua, thức ăn phơi khô.
Thống kê đến nay thấy có 72 lồi thực vật sử dụng làm thức ăn cho hươu, trong đó
có 15 lồi là thức ăn tốt nhất , 20 loài là thức ăn tốt, 28 lồi trung bình, 9 lồi được
hươu ít ăn hơn. Tuy nhiên việc đánh giá chất lượng thức ăn cũng chỉ là tương đối bởi
nó cịn phụ thuộc vào từng địa phương, từng mùa và cách nuôi trồng.
Dưới đây thống kê tên và chất lượng các loài cây đã dùng làm thức ăn cho hươu:
 Rất tốt:

TÀI LIỆU CHĂN NUÔI HƯƠU

Trang 18


CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
Lá mít, lá chuối, lá vả, quả sung, lá sung, cỏ voi, cây ngô, dây và củ khoai lang,
rau muống, lá ngát, lá bơng gịn, lá sấu.

Hình ảnh về một số loại cây làm thức ăn rất tốt cho hươu
 Tốt:


TÀI LIỆU CHĂN NUÔI HƯƠU

Trang 19


CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
Lá chay, lá dâu, mía , gạo, cám lúa nếp, cám lúa tẻ, lá xoan, cây lạc, sắn dây
rừng, lá củ sắn, lá nục nác, lá thơi ba, cị ke, lá xoan.

Hình ảnh về một số loại cây làm thức ăn tốt cho hươu



Trung bình:

TÀI LIỆU CHĂN NI HƯƠU

Trang 20


CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
Cây vú bò, lá ngải , cỏ lá tre, cỏ mần trầu,l á bồ quân, lá chè xanh, tu hú lá nhỏ,
quả đu đủ, bí ngơ, đay rừng, rau má.
Một số hình ảnh:

 Ít ăn:
Cỏ gà, lá bưởi, lá tre.
 Thức ăn chính của hươu là chủ yếu là cỏ, lá cây, rau, củ, trái cây, nụ
hoa, phụ phẩm nơng nghiệp, thức ăn xanh tươi lành tính trồng trong vườn.


TÀI LIỆU CHĂN NUÔI HƯƠU

Trang 21


CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
 Trang trại Nhung hươu Việt cung cấp thêm các thức ăn phụ như: cây
chuối (cả thân quả), mít ( ăn quả), đu đủ ( xanh, chín)…Các loại rau khoai,
muống, lồi cây, quả họ đậu….

 Các loại cây có thân gỗ, trồng lâu năm, sử dụng được thường xuyên như:
cây chè đại, cây lộc nác, cây xạ đen, cây bơng gịn, lá cây xoan ( lá cây xoan là
loại lá cây có tính đắng nhưng hươu rất thích ăn, lá cây này có tác dụng tẩy giun
sán)…
 Cách sử dụng muối : Hươu cần được bổ sung muối trong khẩu phần ăn
nhằm cung cấp các khoáng chất cho cơ thể. Các cách bổ sung muối cho hươu:
 Sử dụng muối biển, pha loãng với nước uống và cho uống hàng ngày

TÀI LIỆU CHĂN NUÔI HƯƠU

Trang 22


CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
 Sử dụng muối khoáng chất, được bán trên thị trường để hươu liếm.
 Rải muối vào thức ăn, trộn đều cho hươu ( như trộn muối vào cỏ xay,
thân chuối thái mỏng, trộn vào thức ăn tinh…)
5.2.2 CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN.
Việc chế biến thức ăn có tác dụng dữ trữ thức ăn, tránh lệ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, biện pháp thông thường mà hay được áp dụng nhất đó là phơi khơ.

 Phơi khơ thức ăn xanh:
Có thể dùng thân ngơ, cỏ, dây lang, cây lạc, cây lúa…phơi khô để làm thức ăn dự
trữ cho hươu .
Cây cỏ tươi cắt về rải thành lớp mỏng phơi một ngày nắng để giảm lượng nước
xuống còn nhiều nhất là 50%. Nếu phơi tốt thức ăn giữ được màu tươi xanh, lá không
bị rụng giá trị dinh dưỡng tổn thất ít.
 Phơi khơ ,nghiền bột thức ăn tinh bột:
Với các loại thức ăn như ngô hạt, khoai, sắn… có thể phơi khơ tách hạt hay thái lát
bảo quản cho hươu ăn quanh năm , hoặc xay bột trộn vào thức ăn cho hươu.

CHƯƠNG VI: CHUỒNG TRẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI.
6.1 CHUỒNG TRẠI NUÔI HƯƠU:
6.1.1 Yêu cầu chung:
Có thể nói hươu là một trong những loại vật ni có điều kiện chuồng trại đơn giản,
hươu có lượng chất thải ít, mùi nhẹ, rất dễ chịu, có thể xây chuồng hươu gần khu nhà
ở.
-

Hướng chuồng nuôi hươu tốt nhất là hướng đông nam và hướng nam, để thời

tiết thuận lợi, cường độ ánh sáng phù hợp, không chênh lệch quá lớn ( tuy nhiên không
quá quan trọng điều này)
-

Nên chọn vị trí cao ráo, hạn chế tiếng ồn, ô nhiễm, không đặt chuồng ở gần

đường giao thông, lối đi lại thường xuyên của người và vật nuôi, hay vị trí thường
xun có tiếng động lớn.
-


Khu ni nhốt hươu riêng biệt khơng ni chung với các lồi gia súc, gia cầm

khác, tránh mầm bệnh lây lan, phát triển.
-

Chuồng hươu nên chia thành các ơ nhỏ,diện tích mỗi ơ chuồng từ 4m²-

6m²( hươu đực diện tích 4-6m², hươu cái ni con 6-8m²) thống mát vào mùa hè và
che chắn kín đáo vào mùa đông khi thời tiết lạnh.

TÀI LIỆU CHĂN NUÔI HƯƠU

Trang 23


CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
-

Thành chuồng có chiều cao 2m-2,2m. nền chuồng nên làm bằng nền gạch hoặc

betong , có độ dốc 5-10cm,có rãnh thoát nước.
- Cửa chuồng thiết kế 2 cửa: cửa chính và cửa phụ thơng nhau giữa các ơ chuồng.
Cửa chuồng rộng 0,5-0,6m, độ cao tương đương so với thành chuồng.
- Có lối đi xung quanh chuồng hoặc giữa các gian chuồng để thuận tiện chăm sóc
cho hươu ăn.
- Có thể xây dựng thêm khoảng sân để cho hươu ăn, uống nước tập trung vào ban
ngày nếu có điều kiện về diện tích.
- Vì hươu là giống vật ni khá đơn giản, sạch sẽ nên tùy vào điều kiện từng gia
đình để lựa chọn hướng chuồng cho phù hợp, khơng cần quá cầu kì và đặt nặng vấn
đề này, miễn sao chuồng trại thoáng mát, ấm áp là được.

6.1.2

Trang trại chăn nuôi hươu bán hoang dã:

Ở những cơ sở chăn ni lớn , số lượng nhiều hoặc nơi có quy mơ diện tích thiết
kế chăn ni theo kiểu bán tự nhiên, thì người chăn ni cần: qy rào một khu vực
rộng, có bãi cỏ, cây bụi, nguồn nước, hay khoảng rừng thưa, 1 đồi núi thấp, trong khu
vực rào cần làm nhà cho hươu tránh mưa tránh nắng có khu vực chuồng để sử dụng
trong trường hợp cần thiết như bắt hươu, cắt nhung, nhốt hươu mang thai, hươu sinh,
hay nhốt cách ly hươu phòng chữa bệnh…
Tùy điều kiện từng nơi và quy mô chăn nuôi để quây rào cho phù hợp , trong khu
vực rào nên phân thành các ô, có cửa thông với nhau, trong từng ô trồng sẵn thức ăn
cho hươu, tốt nhất mỗi ô trồng mỗi loại thức ăn khác nhau, đa dạng thức ăn tự nhiên
cho hươu. Áp dụng hình thức luân phiên chăn thả để đảm bảo đủ khẩu phần ăn cho
hươu.
Hình thức chăn ni này có ưu điểm và nhược điểm như sau :
 Ưu điểm:
- Tận dụng được đồi, núi trồng cây lâm nghiệp.
- Sử dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên.
- Chủ động được nguồn thức ăn nhân tạo cho hươu nai.
- Quản lý, chăm sóc ni dưỡng được thuận tiện.
- Phù hợp với tập tính sống hoang dã.
 Nhược điểm:
- Diện tích đất ni hươu phải rộng.

TÀI LIỆU CHĂN NUÔI HƯƠU

Trang 24



CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI NHUNG HƯƠU VIỆT
- Phải xây dựng hàng rào xung quanh, khoanh vùng ơ ni.
- Chi phí xây dựng.

Hình ảnh về mơ hình chăn ni hươu bán hoang dã.
6.1.3 chuồng trại ni nhốt hươu:
Với phương thức nuôi nhốt là nuôi nhốt hươu hồn tồn, dễ chăm sóc, ni dưỡng
và phân đàn thuận tiện, phù hợp nuôi hươu ở điều kiện đất đai ít, chủ động nguồn thức
ăn, thu hoạch sản phẩm ( nhung) được thuận lợi.
Chuồng trại nuôi nhốt hươu sao, rất đa dạng về quy mô và vật liệu , chi phí thấp,
tuy nhiên có các loại chuồng được làm phổ biến như sau:
 Chuồng gỗ:

TÀI LIỆU CHĂN NUÔI HƯƠU

Trang 25


×