Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Giáo trình thực vật học dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.37 KB, 30 trang )

THỰC VẬT DÂN TỘC HỌC
Mở đầu
Từ thuở ban đầu của nền văn minh con người đã biết sử dụng các loài thực vật
để làm thuốc. Ngay từ thời Neanderthal thực vật đã được cho là có tác dụng chữa
bệnh. Những iên ghi nhận đầu tiên về giá trị làm thuốc của thực vật đã được tìm
thấy ở Babylon vào khoảng năm 1770 TCN trong Bộ Luật Hammurabi và ở Ai
Cập cổ đại trong khoảng năm 1550. Thực tế người Ai Cập cổ đại còn tin rằng cây
thuốc có giá trị thậm chí ngay cả ở thế giới bên kia của các pharaons.
Vai trò của thực vật trong cuộc sống là rất lớn, loài người không thể tồn tại trên
hành tinh nếu không có thực vật. Rất nhiều tài liệu đã ghi nhận chức năng và giá trị
sử dụng của hàng ngàn loại thực vật và hàng ngàn tập sách đã được xuất bản. Trong
những năm gần đây, khoa học đã nhận thức được vai trò cơ bản của thực vật trong
nhiều nền văn hóa. Tại sao vậy? Thực vật dân tộc học có nhiệm vụ trả lời cây hỏi
này.
Thực vật dân tộc học (Ethnobotany) là gì?
TVDTH là môn khoa học nghiên cứu về cách thức con người của một nền văn
hóa nói riêng hay một vùng, một khu vực địa lý nói riêng, sử dụng các loài thực vật
bản địa để phục vụ cuộc sống. Nhà thực vật dân tộc học là những người tìm hiểu
cách thức các loài thực vật được sử dụng cho những mục đích như thức ăn, chỗ ở,
thuốc men, quần áo, săn bắn, và nghi lễ tôn giáo, v.v. của những nền văn minh,
vùng hay khu vực địa lý đó. Hay nói cách khác, thực vật dân tộc học là chuyên
ngành nghiên cứu về tri thức truyền thống hay tri thức dân gian (tri thức bản địa)về
khai thác và sử dụng các loài thực vật trong cuộc sớng ở các vùng địa lí khác nhau
hay ở các nhóm người, các dân tộc khác nhau. Nói chung thực vật dân tộc học là
khoa học nghiên cứu những tác động qua lại giữa con người và cây cỏ.
Để nghiên cứu tương tác giữa con người và cây cỏ có khi cần kiến thức của
nhiều ngành khoa học khác nhau như thực vật học, địa mạo, sinh thái và thảm thực
vật rừng, hóa học, v.v. Do vậy đôi khi cần đến một nhóm các nhà khoa học làm
việc với nhau cho cùng một mục đích. Các nhà thực vật thu thập và xác định mẫu
cây cỏ, các nhà xã hội học nghiên cứu tên địa phương, tập quán dân tộc, v.v. các
nhà sinh thái nghiên cứu và mô tả điều kiện sinh thái, các nhà hóa học phân tích


thành phần hóa học ở mẫu thu được, các nhà kinh tế học nghiên cứu về các lĩnh vực
kinh tế, v.v. Tuy nhiên, không phải lúc nào các nhà khoa học ở các ngành khác
nhau cũng được làm việc cùng nhau trong một thời gian. Chính vì thế các nhà thực
vật dân tộc học cần phải nắm được phương pháp thu thập mẫu vật và các thông tin
phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình để có thể làm việc độc lập tại các vùng
nghiên cứu; và chỉ có những nhà thực vật dân tộc học tiếp xúc trực tiếp với dân tộc
1


bản xứ những người đang khai thác và sử dụng cây cỏ tại các vùng chúng ta đang
nghiên cứu.
Chuyên đề này mô tả các khái niệm, kỹ năng và kỹ thuật cơ bản giúp cho việc thu
thập số liệu có chất lượng trên thực địa. Cách thức và nội dung được thiết kế cho
người làm thực địa.
Các kiến thức trong chuyên đề cũng có thể giúp các bạn thiết kế các đề cương dự
án về thực vật dân tộc học.
Chuyên đề bao gồm: 10 chương
Chương I. THU THẬP DỮ LIỆU VÀ KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT
1.1. Chọn phương pháp nghiên cứu
- Xác định mục tiêu.
- Chọn phương pháp: xác định thời gian đi thực địa, bớ trí theo mùa vụ, xen kẽ
thời gian thực địa và thời gian trong phịng thí nghiệm.
1.2. Sáu chuyên ngành tham gia nghiên cứu trong nghiên cứu TVDT học
Có 4 thành tớ chính tác động lẫn nhau trong thực vật dân tộc học:
+ Thu thập tài liệu cơ bản về tri thức cây cỏ truyền thống
+ Lượng giá việc sử dụng và quản lý các nguồn tài nguyên thực vật
+ đánh giá thực nghiệm các nguồn lợi thu được từ cây cỏ, bao gồm cả mục đích
mưu sinh và mục đích thương mại
+ Các dự án ứng dụng nhằm nâng cao tối đa giá trị các tri thức sinh thái mà người
dân có được và các nguồn tài nguyên cửa học.

Sáu lĩnh vực nghiên cứu liên: Thực vật học, dược học, nhân học, sinh thái học,
ngôn ngữ học, hóa sinh và kinh tế học.
1.3. Đánh giá nhanh thực vật dân tộc học
Do điều kiện thời gian giới hạn, các phương pháp đánh giá nhanh được thực hiện:
+ Làm ơ tiêu chuẩn: có thể có các ơ tiêu chuẩn kích thước khác nhau, 100 m2, 500
m2 hay 1000 m2. Sau đó đếm cây, phân chia cây gỗ, phi gỗ, v.v., định loại tên khoa
học.
+ Phương pháp PRA điều tra thơng qua phỏng vấn có sự tham gia của cộng đồng
dân bản địa:
Chuẩn bị: các thông tin về bản đồ, hệ thực vật, hệ động vật và phân tích thảm thực
vật, thớng kê dân sớ, các báo cáo về sử dụng rừng, v.v.
Thành lập đội nghiên cứu liên ngành: ngôn ngữ học, thực vật học, nhân chủng học.
Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng: đề nghị chính quyền giới thiệu một số người
địa phương, chuyên gia sử dụng ng̀n tài ngun và những người có thể làm việc
với đội đánh giá.
2


Lựa chọn các kỹ thuật đánh giá: tập trung vào các phương pháp sẽ đem lại nhưng
thông tin mà bạn cần cho việc đánh giá hơn là thăm dò nhiều kỹ thuật một lúc. Chỉ
nên thu thập dữ liệu vừa đủ giúp bạn đánh giá các mơ hình sử dụng tài nguyên hoặc
tri thức sinh thái ở địa phương hơn là cớ gắng tìm hiểu thật sâu một chủ đề cụ thể.
Lựa chọn phương pháp phân tích mà tất cả mọi người tham gia có thể hiểu được và
khơng phải tốn nhiều thời gian tính toán hay đòi hỏi thiết bị đắt tiền.
Làm việc một cách hệ thống: Nhằm phục vụ cho các nhà nghiên cứu khác dễ dàng
tham khảo và phát triển các số liệu của bạn.
1.4. Lập kế hoạch dài hạn
Sau khi đánh giá nhanh, tùy theo tình hình chúng ta có thể quyết định kế hoạch và
thời gian làm việc để thu thập các dữ liệu thực vật dân tộc học:
+ Mẫu tiêu bản thực vật với đầy đủ thơng tin sẽ được lưu giữ tại phịng tiêu bản

thực vật.
+ Thông tin về phân bố, sử dụng và quản lý.
+ Tên cây theo tiếng địa phương: phải ghi chép đầy đủ, có thể phải thu băng tiếng
địa phương (nếu cần).
+ Mẫu nguyên liệu để phân tích trong phịng thí nghiệm.
+ Nhận thức và phân loại của dân địa phương về các khía cạnh bảo tờn, q̀n thể
thực vật, đất, ranh giới địa lý vùng khí hậu.
+ Ước tính giá trị kinh tế của các ng̀n tài ngun sinh vật, đặc biệt khi bạn có dự
định so sánh lợi thế kinh tế của các mơ hình sử dụng đất khác nhau.
1.5. Mô tả địa điểm nghiên cứu
Các thông tin cần mô tả: Mô tả vùng đất, con người, tình trạng bảo tờn.
+ Mơ tả vùng đất:
Vị trí địa lý và bản đờ
Các mớc địa lý
Diện tích
Các loại đất
Kinh độ, vĩ độ
Các vùng và mùa khí hậu
Kiến tạo địa lý
Các loại thảm thực vật
Độ cao
+ Mơ tả con người:
Kích cỡ và sự phân bố dân cư
Hoạt động sản xuất
Tiếng nói
Các cây trờng để ăn và bán
Ng̀n gớc dân tộc
Hệ thống sở hữu đất đat
Lịch sử định cư
Tỉ lệ di cư/nhập cư

Các nhóm hoặc tầng lớp xã hội chính
+ Mơ tả tình trạng bảo tờn
3


Kích thước, tình trạng của các khu
Sự xâm lấn
vực được bảo vệ
Tình trạng khai thác gỗ
Hạ tầng giao thơng
Ln canh
Các thảm họa thiên nhiên và nhân tạo
Du lịch tự nhiên
Sự khai khống
1.6. Dữ liệu thực vật dân tợc học
1.6.1. Dữ liệu thực vật dân tộc học: Các thông tin về tác động qua lại giữa người
dân địa phương và môi trường tự nhiên bao gồm: các bộ mẫu cây cỏ thu thập, hồ sơ
các cuộc phỏng vấn, kết quả phân tích tại phịng thí nghiệm, ảnh, điều tra thị
trường, v.v.
1.6.2. Thu thập dữ liệu: Khơng bao giờ có thể thu thập được một bộ dữ liệu thực
vật dân tộc hoàn chỉnh. Tùy theo phạm vi hay chủ đề nghiên cứu mà chọn đối
tượng thực vật cần điều tra, người cung cấp thông tin để thu thập thông tin và dữ
liệu.
Thu thập dữ liệu thực vật dân tộc học băng tiêu chuẩn phân loại dân dã: là các
tiêu chuẩn được rút ra từ cách nhận thức của người dân về sự vật, hiên tượng theo
nhãn quan và ngơn ngữ của chính họ.
Tiêu chuẩn phân loại giả: được rút ra từ cách nhận thức và phân loại thế giới
của các nhà nghiên cứu nhưng không nhất thiết là một phần của hệ thống phân loại
dân gian địa phương.
Các đơn vị đo lường.

1.6.3. Tở chức dữ liệu
Có thể tở chức dữ liệu bằng các thẻ theo tên lồi với đầy đủ các thơng tin và có thể
tra cứu chéo.
Tở chức dữ liệu bằng phần mềm máy tính.
1.7. Trợ giúp bằng hình ảnh
1.8. Qui luật thông tin mới ngày càng giảm
1.9. Kiểm định giả thiết và lý thuyết
Chương II. THỰC VẬT HỌC
2.1. Thu thập và định loại tên cây
2.1 Tiêu bản thực vật
Mẫu tiêu bản là cầu nối 2 phần thông tin giữa phân loại học thực vật học và
khoa học dân tộc của tri thức bản địa. Ví dụ một lồi cây có tên gọi là A được dân
tộc Dao sử dụng để làm thuốc tắm. Qua phân loại học người ta xác định tên loài là
Arisaema rhizomatum C. Fischer. Từ tên loài này người ta có thể biết nó được sử
4


dụng ở các vùng khác nhau, ở các dân tộc khác nhau và với mục đích khác nhau.
Việc xác định tên cây giúp người ta có thể so sánh các giá trị khác nhau.
Mẫu tiêu bản thực vật có thể là một hoặc nhiều cây hay một hoặc nhiều phần
của cây mang là những bộ phận đặc trưng nhất thể hiện đầy đủ nhất các thơng tin
về hình thái của cây đó. Các bộ phận đặc trưng đó là thân, cành, lá, hoa, quả và các
bộ phận khác.
Mẫu tiêu bản thường được ép khô và đính trên 1 tờ giấy có độ cứng nhất định
và kích thước khoảng 28,5 x 42 cm. Góc bên phải là phần nhãn cung cấp các thông
tin về mẫu tiêu bản đó.
2.2. Lưu ý các địa điểm thu mẫu khác nhau
- Ghi chép các thông tin về điểm thu mẫu: Các thông tin về thảm thực vật ưu thế,
loại đất và độ chiếu sáng hoặc che bóng, độ dốc và hướng phơi (Đông, Tây, v.v.),
độ cao so với mặt biển hay khoảng cách so với một điểm mốc cố định, vị trí địa lý

(GPS), bản đồ địa hình, tên địa phương.
- Chọn điểm thu mẫu sao cho ít ảnh hưởng tới thảm thực vật và hoạt động sản xuất
của người dân địa phương. Khi thu thập trong các vùng bào tồn, cần cẩn thận
không được nhở các cây góp phần làm đẹp đường đi chính hoặc các khu vực có
nhiều khách tham quan. Dù thu ở khu nào hãy chú ý đừng làm mất đi những cây
hiếm. Chú ý không khi thu mẫu không làm nguy hại đến sự tồn tại của cây.
- Thu thập gần các khu dân cư, cần tìm hiểu loại cây nào đang được người địa
phương quản lý hoặc trồng trọt. Chú ý tới những cây có ý nghĩa tôn giáo hoặc mọc
ở những nơi thờ tự. Không thu thập những cây nếu quan niệm địa phương không
chấp nhận việc thu thập đó. Ví dụ, một số người thu mẫu địa phương ở vùng Sierra
Norte rất ngại thu thập những cây cà độc dược (Datura spp.) bởi nó vị coi là được
sử dụng trong các phép phù thủy. Nếu bạn thu thập các loại cây kiểu này một cách
công khai dễ dẫn tới sự nghi ngờ về mục đích của bạn.
- Chú ý thu thập ở những nơi rừng khai thác vì ta có thể thu được mẫu của những
cây rất cao và các loại bì sinh trên các cây đó.
- Việc thu thập mẫu vật còn được quyết định bởi mục tiêu nghiên cứu và sự đa
dạng của thực vật địa phương. Chú ý tới tên gọi, cách phân loại của dân địa
phương.
2.3. Thu mẫu
Chọn lựa phần cần thu thập của cây. Yêu cầu 1 mẫu tiêu bản thực vật là có thể trải
ra trên một tờ giấy kích thước 30 x 45 cm và mẫu phải mang các đặc điểm hình thái
đặc trưng của lồi.
Các mẫu ép phải thể hiện được diện mạo chung của cây. Nếu thu thập mẫu phục vụ
cho thực vật dân tộc học thì cần phải thu thêm các thông tin về chế biến và sử dụng,
5


hoặc các bộ phận được sử dụng. Các loài được phới hợp sử dụng hoặc các lồi cùng
sinh sớng với loài cây này (đặc biệt ở các loài ký sinh, bì sinh).
Các dụng cụ thơng thường trong thu mẫu thực vật:

- GPS, bản đờ: dùng để xác định vị trí thu mẫu và các thông tin địa lý.
- Sổ ghi chép ngồi thực địa và bút khơng phai.
- Kéo cắt cây, dao, dụng cụ đào (cuốc, thuổng, v.v.), kéo cắt cành cao
- Cặp thu mẫu: trước đây người ta thường dùng túi để thu mẫu, mẫu sau khi được
thu theo kích thước tiêu chuẩn đề có thể ép vừa tờ báo gấp tư (có đánh số) được
đựng trong túi thu mẫu. Tuy nhiên những dạng túi này thường khó mang vác trong
điều kiện thực địa. Hiện tại người ta hay dùng cặp thu mẫu. Cặp này có cấu tạo
giớng như quyển vở mở ra, mỗi trang vở lại là một túi để có thể chứa một tấm bìa
hay tấm gỗ dán làm cho có độ cứng; 2 mép trên và dưới hẹp lại nhưng dài ra và có
thể gập lại; mép ngoài thẳng và rộng vừa phải; người ta sử dụng 1 trang quyển vở
để đựng báo, còn trang kia dùng để ép mẫu thu được trong quá trình làm việc ở
thực địa; túi có quai đeo vai và có thể đeo lưng khi cần phải đi bộ đường dài. Cấu
tạo theo hình vẽ (???).
- Eteket: Tớt nhất ở ngồi thực địa do khơng có nhiều thời gian nên etekets chỉ
đánh số theo sổ mô tả. Các thông tin về mẫu được ghi trong sổ mô tả và sau này
theo số hiệu của eteket mà tra ra các thông tin.
- Túi thu mẫu: Ngoài cặp thu mẫu, chúng ta vẫn nên mang kèm túi nilon để thu
các mẫu nguyên liệu hay các mẫu khó ép như củ hay quả mọng nước. Đặc biệt các
túi lưới bằng sợi nilon dung để thu mẫu ngun liệu rất tớt vì có độ thống.
- Thước: có thể mang thước dây hoặc thước gấp để đo các thơng tin như đường
kính cây hoặc các bộ phận sẽ bị biến dạng khi khô.
- Máy ảnh: Ghi lại hình ảnh của thực vật ngồi thiên nhiên. Ngày nay, các máp
ảnh ký thuật số rất tiện lợi để thu lại hình ảnh cây ngồi thực địa. Có nhiều loại máy
ảnh khác nhau.
- Găng tay: Ngồi thực địa, đơi khi ta cũng phá sử dụng tới găng tay khi thu mẫu
các loài song mây (gai) hay thực địa ở vùng núi đá vôi để leo bám.
Mẫu tiêu bản thực vật dân tộc học
Dân tộc:
Tên địa phương nơi thu thập:
Kiểu thảm thực vật:

Khí hậu:
Đất:
Dạng sớng: thảo:
bụi:
gỗ:
dây leo:
Khác:
(các cây đều ghi chiều cao, riêng gỗ ghi thêm đường kính).
Mơ tả: Lá:
Hoa:
Quả:
(chú ý màu sắc).
Hình dạng cây:
Mùa ra hoa:
Quả:
Tên địa phương:
Nghĩa tên cây:
Sử dụng:
6
Chế biến
Sử dụng:
Chế biến
Ghi chú khác về sử dụng và chế biến


Bảng 1. Một kiểu mẫu cho 1 trang sổ ghi chép ngồi thực địa.
- Sở ghi chép: Có loại sở mô tả là dùng chuyên cho thu mẫu phân loại thực vật. Ở
mỗi trang, người ta đã định dạng sẵn các thông tin cần thu được và người thu mẫu
chỉ cần điền vào. Sổ này có ưu điểm là các thông tin đã được định dạng sẵn nên các
mục thông tin ít khi bị bỏ sót. Nó có hạn chế là tớn giấy (vì nhiều mục khơng có

thơng tin đành bỏ trống), do định dạng trước nên nhiều mục thông tin thừa chỗ,
nhiều mục lại không đủ chỗ viết, ghi chép mất nhiều thời gian. Ngồi sở mơ tả
chúng ta cũng cần những sổ nhỏ để ghi chép những thông tin cần thiết khác không
phục vụ cho công tác phân loại.
Có thể sử dụng các sở ghi chép thơng thường, ghi chép cẩn thận và đánh số từng
mẫu hoặc dùng để ghi nhật ký. Đối với các nhà thực vật dân tộc học những sổ trắng
dường như có tác dụng hơn vì những thông tin về sử dụng, cách chế biến hay khai
thác thường khơng có giới hạn nhất định, vì vậy người ta có thể ghi dài hay ngắn
theo lượng thông tin thu được. Bảng 1 là một kiểu mẫu cho 1 trang sở ghi chép
ngồi thực địa.
Mẫu ghi chép thông tin dân tộc học thực vật
Tên địa phương của cây (do người địa phương cung cấp): Ghi rõ ràng, đánh vần từng chữ
cái để có thể đọc được.
Nghĩa tên cây:
Đặc điểm nhận dạng của người dân địa phương:
Giá trị sử dụng 1:
Cách chế biến:
Giá trị sử dụng 2:
Cách chế biến:
Ghi chú khác về sử dụng và chế biến
Các thơng tin về người cung cấp thơng tin:
Tên:
T̉i:
Giới tính
Chỗ ở:
Nghề nghiệp:
Người thu thập tin
Số hiệu
Ngày tháng
năm


2.4. Các dụng cụ bảo quản mẫu ngồi thực địa
- Cờn 90o
- Giấy
- Túi nilon
- Giấy báo
- Sổ mô tả
7


- Dao: dao dung để thái, chặt các mẫu nguyên liệu.
- Cưa: loại cưa tay có thể gấp lại.
- Dụng cụ để đào: thuổng, cuốc. Dùng để thu mẫu rễ hay củ làm ngun liệu phân
tích hố.
Việc thu thập các mẫu không mang các bộ phận sinh sản nên chú ý là rất khó
trong định loại tên khoa học vì vậy rất hạn chế. Khi thu những mẫu này cần chú ý
vào những đặc điểm đặc trưng của cây, chụp ảnh cây và các bộ phận một cách chi
tiết có thể giúp các nhà phân loại định loại cây.
2.5. Thu thập các mẫu gỗ và vỏ cây
Mục đích thu thập: mẫu gỗ và vỏ cây dùng để xác định các đặc điểm nhận dạng của
loài được dùng để làm đồ tạo tác nào đó, để xây dựng dữ liệu về giải phẫu gỗ, và để
định loại tên cây.
Để xác định gỗ cần phải có nhà giải phẫu gỗ. Để xây dựng tài liệu về cấu trúc
và chất lượng của một loại gỗ chưa từng được nghiên cứu trước đó, cần tìm ra được
loại cây này trên thực địa, thu mẫu mang bộ phận sinh sản và lấy mẫu một khúc gỗ
trưởng thành kèm theo mẫu vỏ cây.
Nếu phải lấy mẫu gỗ từ một dụng cụ được chế tạo từ gỗ, hãy cẩn thận để không
làm mất vẻ đẹp của vật dụng đó hay lẫy mẫu từ các vật dụng tương tự nhưng đã bị
hỏng hoặc bỏ đi. Nhớ rằng, nếu đến thực địa cùng với một chuyên gia địa phương
bạn sẽ thu thập được nhiều thông tin hơn như là cây này được chặt từ khi nào, ở

đâu, cách phơn khô và chế tạo, v.v.
Theo Ben J.H. Welle, một nhà giải phẫu gỗ Hà Lan, mẫu vỏ cây được thu theo
kích thước sau: 1,5 x 1,5 x 1,5 cm; mỗi mẫu cần kèm theo một chút gỗ vì phần
tượng tần có thể cung cấp thêm một số thông tin. Mẫu cần được bảo quản trong cồn
70% hoặc dung dịch FAA.
Mẫu gỗ cần chứa gỗ trưởng thành với kích thước: 12 x 8 x 4 cm; nếu là cây gỗ
nhỏ hay cây bụ hoặc thảo có phần gốc hóa gỗ thì lẫy từ phần thân chính một mẫu
dài khoảng 12 cm là đủ.
Bảo quản các mẫu gỗ khá đơn giản vì nó ít bị ảnh hưởng bởi nấm mốc, nhưng
tránh làm khô quá nhanh.
Chương IV. Dược lý học dân tộc và các lĩnh vực liên quan
4.1. Nhiệm vụ của nghiên cứu dược lý học dân tộc.
Dược lý dân tộc học là việc mô tả các đặc tính y học trong các bài thuốc dân
gian của địa phương. Nó cũng tập trung nghiên cứu cách lựa chọn, chế biến, sử
dụng các cây làm thuốc để phòng và chữa bệnh trong nhân dân địa phương.
Phương pháp này có sự kết hợp sức mạnh của các ngành hóa học, thực vật học,
nhân học và đòi hỏi các nhà nghiên cứu dược lý dân tộc học phải cân đối thời gian
8


cho công việc phòng thí nghiệm và trên thực địa. Để lựa chọn cây phân tích hóa
học còn phải hợp tác với những người dùng cây cho mục đích đặc biệt như thầy
lang, bà hàng lá, thợ săn, người đánh cá, những người có kiến thức kinh nghiệm về
các hợp chất hóa học bằng cách nếm và ngửi cây, quan sát những tác dụng của cây
thuốc trên bệnh nhân và nhận ra mối liên quan giữa hình thái và hiệu quả chữa bệnh
của cây. Do có mối quan hệ gần với cư dân địa phương, một số nhà nghiên cứu
thuốc dân tộc tìm cách áp dụng hiểu biết và phát hiện của nhân dân để góp phần cải
thiện sức khỏe cộng đồng nơi họ làm việc.
Mặc dù việc nghiên cứu những đặc tính y học gây sự chú ý nhiều nhất, một vài
nhà nghiên cứu lại quan tâm tới thành phần hóa học khác trong các cơ thể sinh vật.

Các nhà hóa học dinh dưỡng đo lường các chất dinh dưỡng khác nhau trong thwujc
vật và động vật dùng làm thức ăn để xác định mức độ đáp ứng khẩu phần ăn cần
thiết. Học có thể quan tâm tới thức ăn truyền thống cảu dân địa phương, tiến hành
phân tích cây thực phẩm hoang dại và nuôi trồng chưa được ác nhà dinh dưỡng học
khác nghiên cứu. Các nhà sinh thái – hóa học nghiên cứu ảnh hưởng của các hợp
chất sinh học và mối quan hệ giữa thực vật và động vật, đặc biệt lưu ý tới sự tác
động lẫn nhau giữa thực vật và côn trùng. Nghiên cứu loại này khích lệ các nhà
thực vật dân tộc học tìm hiểu chế độ ăn của người và thuốc được cải tiến thế nào
tùy thuộc vào thành phần và hàm lượng của những chất này đã bị biến đổi như thế
nào trong quần thể thực vật do con người quản lý.
Trong khi các nhà dược liệu và các nhà dược lý dân tộc học tập trung vào khía
cạnh sức khỏe và dinh dưỡng, thì các nhà hóa học các hợp chất tự nhiên nghiên cứu
trên phạm vi lớn các hợp chất sinh học bao gồm mủ và nhựa dùng trong công
nghiệp, các loại tinh dầu dùng làm hương liệu và các chất khác có các ứng dụng
phong phú. Các nhà hóa học có mối quan tâm đặc biệt về nông nghiệp tập trung
nghiên cứu các thuốc trừ sâu thiên nhiên cũng như các dưỡng chất đa lượng có
trong cây làm “phân xanh” để tăng độ phì của đất. Các nhà nghiên cứu khác đi sâu
vào các chất gây ảo giác và các chất gây ngủ dùng trong các buổi lễ nghi tôn giáo
hoặc để thư giãn, cũng như các chất độc tự nhiên mà con người sử dụng trong săn
bắt, đánh cá và các hoạt động khác.
4.2. Các phương pháp lẫy mẫu dược học dân tộc.
Thu mẫu ngẫu nhiên: là phương pháp thu bất cứ thực vật nào có thể thu thập để
đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng. Ưu điểm của phương pháp này là có thể lấy
mẫu đa dnagj và nhanh chóng thu gom được một lượng lớn. Nhược điểm là chỉ có
thể thu được một tỷ lệ thấp những mẫu thực sự có hoạt tính dinh học và dược lý
học. Phương pháp này chỉ dùng khi có kinh phí lớn và phương tiện để sàng lọc một
số lượng lớn các mẫu. Nhưng kết quả của nó là sự đánh giá khái quát tỷ lệ các cây
có hoạt tính sinh học đang được người dân sử dụng.
9



Phương pháp thu mẫu theo nhóm hóa học: là phương pháp dựa trên các nhóm
hoạt chất hóa học thường phân bố, khu trú theo các nhóm thực vật. Ví dụ các loại
flavonoid nhóm izoflavone phổ biến trong các cây học đậu Fabaceae. Trong số >
5.500 alkaloid đã biết, nhiều loại chỉ có duy nhất ở một chi hay một phân họ. Ví dụ
chỉ có duy nhất một alkaloid được tìm thấy trong nhiều loài của học Gạo –
Bombaceae đã được sàng lọc, nhưng những học như Cà – Solanaceae, Rubiaceae
và Rannunculaceae là nguồn cung cấp hàng trăm loại alkaloid khác nhau.
Cách để tăng tỷ lệ thành công là sử dụng phương pháp dược dân tộc học, chọn
những cây được dân địa phương dùng làm thuốc. Đó là phương pháp mà hầu hết
các nhà thực vật dân tộc học sử dụng, bởi vì nó làm một cách tốt nhất để kiểm tra
tính hiệu quả và độ an toàn của các bài thuốc địa phương.
4.3. Thu thập mẫu cây để phân tích hóa thực vật.
Ngoài các mẫu tiêu bản, để phân tích thành phần hóa học chúng ta cần thu một
số lượng mẫu nguyên liệu để phân tích hóa học. Khối lượng cần thu thập thường
theo yêu cầu tối thiểu và tối đa (có thể lên tới hàng kilogam) của các chuyên gia
hóa học. Cũng cần lưu ý về sự chênh lệch về trong lượng giữa mẫu tươi và mẫu
khô, thường mẫu tươi có trọng lượng gấp 3-10 lần mẫu tươi tùy theo loài. Lựa chọn
địa điểm, thời điểm và quần thể thực vật. Sự phân bố địa lý khác nhau ở cùng một
loài có thể có các thành phần hóa học khác nhau. Khi thu mẫu cần chú ý:
- Liệu quần thể đó có đủ để thu thập mẫu nguyên liệu không.
- Tránh thu thập các loài hiếm (cân nhắc tới sự bảo tồn loài).
- Khi thu hái lưu ý tới việc đảm bảo cây có thể tái sinh sau thu hái (không thu
hái theo kiểu triệt hạ.
Sau khi thu thập, các bộ phận của cây thường được cắt nhỏ để dễ bảo quản và
không chiếm diện tích.
Bảo quản mẫu nguyên liệu: Có các cách bảo quản mẫu nguyên liệu khác nhau
trước khi chuyển giao cho các nhà phân tích hóa. Thường có 4 cách: tươi, đông
lạnh, khô và bảo quản hoặc chiết trong cồn. Thường cách bảo quản được thực hiện
theo yêu cầu của các nhà phân tích hóa.

Ghi chép ngoài thực địa: Cần lưu ý nhãn mẫu nguyên liệu và nhãn mẫu tiêu
bản phải cùng một số hiệu trên cùng một cây hay một loài. Nhãn mẫu nguyên liệu
cần bổ sung một số thông tin sau: cách bảo quản mẫu (dung môi bảo quản, thời
gian làm khô, v.v.); điều kiện môi trường đặc biệt nơi thu mẫu, ví dụ như ở vùng
nhiễm xạ, gần nhà máy hóa chất, v.v.; độ trưởng thành của cây; thời điểm thu mẫu
trong ngày (sáng, trưa, tối); các thông tin khác như mùi vị của hoa, lá, quả, vỏ cây,
v.v. cũng cần được ghi chép.
Đặc biệt cần lưu ý ghi chép các phương pháp thu hái, chế biến, bảo quản và sử
dụng của người dân địa phương.
10


Chương V. Dân tộc học
Dân tộc học ở đây có nghĩa là các phương pháp khai thác tri thức và sử dụng tri
thức dân tộc thực vật học trong nghiên cứu.
Cách thu thập thông tin về dân tộc học thường tùy theo năng khiếu của mỗi người,
tuy nhiên tính chuyên môn hóa và tính xác thực của thông tin cần phải có những kỹ
năng.
4.1. Lựa chọn đối tác địa phương
Ai là người sẽ được bạn hỏi để khai thác thông tin?
Tùy theo các nhu cầu, mục đích của từng đề tài, dự án mà các đối tượng khai thác
thông tin sẽ khác nhau.
Đề tài về cây thuốc, bài thuốc: Đối tượng để hỏi sẽ là các thầy lang, bà mế hay
những người thường sử dụng cây thuốc và khai thác cây thuốc ở từng địa phương.
Đề tài về cây trồng: Đối tượng sẽ là những người nông dân địa phương, những cán
bộ hội nông dân, cán bộ hội phụ nữ, v.v.
Đề tài về thực vật liên quan tới tín ngưỡng: thầy cúng, già làng, trưởng bản, hay các
sư sãi hoặc là người giữ đền, chùa, miếu mạo.
Dưới đây là một vài biến số xã hội học dùng để mô tả các thành viên địa phương
trong một nghiên cứu về dân tộc học:

Phiếu điều tra dân tộc học
Họ và tên người được phỏng vấn:
Tuổi:
Dân tộc:
Tôn giáo:
Nơi sinh:
Nghề nghiệp:
Số con:
Số người trong hộ:
Thu nhập TB:
Số thế hệ:
Trình độ văn hóa:
Khả năng ngôn ngữ:

Nam/Nữ

4.2. Xây dựng mối quan hệ
Việc xây dựng mối quan hệ với người dân địa phương là việc làm rất quan trọng và
phải hết sức thận trọng. Vì chính những người dân địa phương là những người cung
cấp cho chúng ta những thông tin về dân tộc và thực vật dân tộc. Việc xây dựng
mối quan hệ cần theo các nguyên tắc: thận trọng, cởi mở, không phân biệt sắc tộc,
tôn giáo, đẳng cấp, văn hóa, hay vi phạm các phong tục tập quán của địa phương,
v.v. Nhiều khi phải xây dựng mối quan hệ dựa trên quyền lợi kinh tế.
4.3. Đánh giá độ tin cậy của thông tin thu được
Để đánh giá khách quan và tính trung thực của thông tin thu được, trước hết chúng
ta phải gạt bỏ những ý nghĩ chủ quan của mình về các thông tin đó. Vì vậy cần
11


tránh các câu hỏi có tính chất khêu gợi câu trả lời nhằm củng cố các nhận xét hay

kết luận có sẵn của mình. Nhấn mạnh những kiểu tương tác mà trong đó đối tác địa
phương có cơ hội tự diễn đạt bằng tiếng nói của chính học, không hề khiên cưỡng.
Cách đặt câu hỏi tốt luôn nhận được những câu trả lời mang nhiều thông tin. Không
nên đặt ra các câu hỏi phân đôi rạch ròi, ví dụ: có hay không, đúng hay sai, ở đây
hay ở đàng kia. Các câu hỏi này làm cho người trả lời hạn chế một trong hai tình
huống. Rất có thể sự thật lại nằm giữa 2 khả năng. Đặc câu hỏi mở cho phép người
trả lời cung cấp thông tin hay hiểu câu hỏi theo cách của mình. Ví dụ khi hỏi về
một loài cây để biết thông tin chữa bệnh của cây, nếu ta hỏi: “cây A có khả năng
làm thuốc hay không?”. Người trả lời có thể trả lời là “có” hoặc “không” và ta chỉ
biết được thông tin cây A có hoặc không có khả năng làm thuốc. Nhưng nếu ta hỏi
“cây A thường được sử dụng vào việc gì? Thì người được hỏi có thể trả lời về giá
trị làm thuốc hay các giá trị khác của cây.
Vì nhiều lý do, có nhiều người cung cấp thông tin không chính xác hoặc không
trung thực. Để có thể biết được tính chính xác bạn phải là người có kinh nghiệm.
Tuy nhiên chúng ta cũng có thể kiểm tra độ xác thực của câu trả lời bằng phương
pháp kiểm tra chéo, tức là cùng một thông tin chúng ta cần tới 2 hoặc 3 người cung
cấp hoặc các thông tin nhận được có trùng với kết quả thu được bằng phương pháp
khác hay không.
4.4. Đối thoại mở
Đó là cuộc nói chuyện phỏng vấn về một mục đích không cụ thể hoặc gián tiếp để
đi tới mục đích cụ thể. Trực giác và kinh nghiệm của bạn sẽ là những yếu tố cần
thiết để có thể thiết lập một cuộc đối thoại mở. Có thể câu chuyện ban đầu hoàn
toàn không liên quan tới thực vật dân tộc học. Nhưng qua câu chuyện đối thoại bạn
sẽ thấy các chủ đề liên quan tới nông nghiệp, thảo dược v.v. sẽ xuất hiện một cách
tự nhiên. Qua đó bạn có thể cảm nhận được những điều cần hỏi. Khi mọi người biết
bạn đang quan tâm tới điều gì thì cuộc thảo luận sẽ dân hướng tới nội dung về thực
vật dân tộc học. Những cuộc đối thoại mở này nhiều khi xuất hiện rất ngẫu nhiên
khi bạn tới thăm những người dân, tham gia một lễ hội ở địa phương, hay một buổi
đi chợ địa phương, v.v.
Thông thường trước khi phỏng vấn bạn thường ghi sẵn một số câu hỏi nhưng

trong cuộc phỏng vấn thường phát sinh các câu hỏi khác liên quan tới chủ đề hoặc
nội dung bạn đang tìm hiểu. Vì thế cần ghi lại tất cả những câu trả lời một cách cẩn
thận. Nhiều chuyên gia còn dùng cả máy ghi âm để ghi lại cuộc nói chuyện hay
phỏng vấn. Tuy nhiên cách này cũng có những hạn chế vì làm người được hỏi ngại
ngùng khi bạn ghi âm và bạn lại mất thời gian để nghe lại.
Chương VI. Sinh thái học
12


Chương VII. Kinh tế học
7.1. Kinh tế và thực vật dân tộc học
Đánh giá giá trị kinh tế luôn có một vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu về giá trị
sử dụng thực vật của dân địa phương, đó là kinh tế thực vật học. Việc đánh giá giá
trị tài nguyên thực vật phải dựa trên giá trị kinh tế để qua đó đóng góp cho sự phát
triển cộng đồng và quốc gia.

7.2. Giá trị của môi trường
Khi đánh giá giá trị tài nguyên thiên nhiên các nhà kinh tế chia ra hai loại tài
nguyên: tài nguyên không tái sinh được và tài nguyên tái sinh được. Tài nguyên
không tái sinh được như than đá, dầu mỏ phải mất nhiều ngàn năm mới hình thành
được. Trong khi tài nguyên tái sinh được có thể tái sinh trong vòng ít năm hoặc vài
thế hệ. Thực vật và động vật là tài nguyên tái sinh được nhưng khả năng duy trì
chúng lại tùy thuộc cách khai thác và quản lý chúng. Sự khai thác quá mức có thể
làm cho một số loài mất giá trị thương mại (suy giảm số lượng quá lớn) thậm chí
làm chúng tuyệt chủng.
Các nhà sinh thái người Mỹ Paul và Mary Ehrlich, đã phân chia giá trị mà con
người thu được từ thiên nhiên thành 4 loại:
Giá trị kinh tế trực tiếp: thức ăn, vật liệu xây dựng, cây thuốc và các sản phẩm
khác.
Giá trị gián tiếp: là những lợi ích có được từ các dịch vụ môi trường khác từ thực

vật như điều hòa không khí, làm sạch nguồn nước, duy trì độ phì của nước và hấp
thục các sản phẩm thải bỏ.
Giá trị thẩm mỹ: tạo nên cảnh đẹp thiên nhiên, sự hấp dẫn về tính đa dạng của thiên
nhiên.
Giá trị đạo đức: Làm cho con người có niềm tin đơn giản rằng cuộc sống đang tồn
tại.
Tuy nhiên các nhà kinh tế học truyền thống thường chỉ đánh giá giá trị môi trường
dựa trên giá trị kinh tế trực tiếp mà thôi.
7.3. Giá trị lâm sản
Để đánh giá một cách đầy đủ các giá trị kinh tế của tài nguyên rừng thì hầu như các
nhà thực vật dân tộc học chưa có khá năng đánh giá tất cả các thành phần giá trị
này vì còn thiếu kiến thức phân tích kinh tế các lâm sản.
Một gợi ý khá hay rằng khi chưa có bộ dữ liệu đầy đủ, cách tốt nhất để đo lường lợi
nhuận và tính hấp dẫn tương đối của các cách sử dụng đất khác nhau (giá trị lâm
13


sản) là khảo sát các cơ hội kinh tế mà người dân địa phương có được theo cách của
họ.
7.3.1. Tính giá trị các lâm sản trên các ô định vị
Một cách đánh giá giá trị của một khu rừng là so sánh tỷ lệ tiền thu hoặc lợi ích tài
chính thu được từ các cách sử dụng vốn và lao động khác nhau. Chúng ta có thể hỏi
cách khai thác rừng nào sẽ đem lại thu nhập lớn nhất từ mỗi đơn vị đất – một đại
lượng được các nhà kinh tế học gọi là tỷ lệ tiền thu từ đất. Ví dụ, liệu có thu được
nhiều lợi nhuận hơn không nếu chuyển một khu rừng thành bãi chăn thả gia súc hay
chuyển nó thành một khu trồng cây lấy gỗ hoặc để tự nhiên mà thu hái các lâm sản
phi gỗ? Kiểu phân tích kinh tế so sánh này đo lường được giá trị sử dụng trực tiếp
từ các chiến lược sản xuất khác nhau – một phương pháp mà các nhà kinh tế học
gọi là sự thay đổi phương pháp sản xuất.
Các phân tích lợi nhuận của nông nghiệp hàng hóa các hoạt động trồng, khai thác

gỗ và chăn nuôi giá súc, dễ dàng tìm thấy trong các tài liệu. Mặc dù, các nghiên cứu
về khai thác tài nguyên rừng thường hiếm hơn. Gần đây có một số nghiên cứu
trường hợp cụ thể – như các nghiên cứu mô tả trong/// cho thấy các kỹ thuật khác
nhau có thể được dùng để đánh giá giá trị các lâm sản phi gỗ.
Bước thứ nhất là kiểm kê tất cả các sinh vật có ích trong một kiểu thảm thực vật
nhất định. Như đã nói ở chương sinh thái học, việc này thường được làm bằng cách
định ranh giới một mảnh đất và thu nhập tài liệu về cây có ích trong phạm vi ranh
giới đó. Việc làm này cho phép suy rộng kết quả thu được cho một vùng rộng hơn
nhiều. Mặc dù hầu hết các nhà nghiên cứu chỉ đo các cây và cây leo có đường kính
từ 10 cm trở lên, nhưng phương pháp có thể được sửa đổi để có thể bao gồm được
nhiều loại thảo mộc, dương xỉ, nấm, cây bụi và các cây cỏ có giá trị làm thuốc làm
cảnh và các công dụng khác. Các kỹ thuật dùng để xác định số lượng động vật có
trong rừng, mang lại hiểu biết đầy đủ hơn tầm cỡ các tài nguyên có giá trị thị
trường hiện tại hay tiềm năng.
Sau khi nắm được các tài nguyên sẵn có, bạn có thể tiến hành đo lường tiềm năng
thu hái mỗi loài. Như đã nói ở chương sinh thái học, phương pháp chính xác nhất là
đếm hoặc cân trực tiếp quả, vỏ cây, lá hoặc nguyên liệu có thể bán được khác tạo ra
hàng năm. Các số đo từ một số cá thể thực vật hoặc quần thể thực vật được đo có
thể tính trung bình rồi nhân với tổng số cá thể trưởng thành trong ô định vị.
Cách khác có thể tính lượng sản phẩm có thể thu hái được có ở trong rừng là nói
chuyện với những người thu hái. Do họ bị lệ thuộc vào các lâm sản để sinh sớng và
có thu nhập, nên nói chung họ hiểu biết chi tiết về mức độ lệ thuộc và sản lượng
các loài khác nhau. Để kiểm tra chéo các câu trả lời, bạn có thể vẽ một sơ đồ theo
mức độ sẵn có tương đối của các tài nguyên khác nhau trong cả năm. Bạn cũng có
14


thể sử dụng ký thuật xếp thứ hạng như mô tả trong chương dân tộc học để kiểm tra
sản lượng tương đối của mỗi sản phẩm được thu hái.
Dù bạn đo lường trực tiếp sản lượng hay phỏng vấn những người thu hái địa

phương, ghi nhớ rằng sản lượng thu hái có thể thay đởi tùy từng năm. Ví dụ, trong
năm được mùa, hạt ăn được từ cây thong Chalghoza (Pinus gerardiana) tạo thu
nhập cho khoảng 13.000 người ở các cộng đồng bản sứ ở miền núi Suleiman của
Pakistan. Trong những năm bình thườn, sẽ có ít người hơn có thể kiếm sống từ
nguồn tài nguyên này. Các khu rừng quả 2 cánh ở tây nam châu Á cũng có sự thay
đổi hang năm tương tự. Sau một mùa sồi sai quả, thường sản lượng cho một chu kỳ
một số năm cho phép có số đo chính xác hơn về sản lượng trong các khu rừng này.
Các loại rừng khác nhau cho các sản lượng khác nhau của từng loại sản phẩm. Sản
xuất có thể chỉ tập trung vào một mùa trong năm. Ví dụ, sản lượng nấm tự nhiên
chỉ thu được số lượng lớn nhất trong những tháng mùa mưa. Cách thu hái cũng ảnh
hưởng tới sản lượng của lâm sản thu được.
Khi bạn đã xác định được tổng sản lượng tiềm năng của mỗi loài, hãy ước tính sớ
lượng có thể thu hái được mmoix năm khơng ảnh hưởng tới sự tái sinh hoặc sản
lượng tương lai của loài. Để lại một số sản phẩm để tái sinh là một nguyên tắc đã
được thừa nhận trong quản lý ng̀n tài ngun. Nhưng tỷ lệ chính xác cần để lại
để sản lượng bền vững tối đa khó mà tính ra được và khác nhau tùy từng lồi.
Ḿn tính chính xác mức tối đa sản lượng bền vững, đòi hỏi phải giám sát quần thể
trong nhiều năm – một kỹ thuật tốn rất nhiều thời gian và công sức. Để đơn giản
hóa việc ước lượng giá trị thực hiện thời, hầu hết các nhà nghiên cứu lấy một mức
áng chừng cho tất cả các loài, thường là 25%.
Ví dụ định giá các lâm sản ở Peru:
Các nhà sinh thái học, thực vật học và kinh tế học tài nguyên đã định giá các lâm
sản phi gỗ ở Peru. Dựa trên những kết quả kiểm kê tài nguyên trên 1 ha rừng
nguyên thủy nhiệt đới gần làng Mishana, Peru. Họ đã tìm thấy 50 họ thực vật, 275
loài và 842 cây có đường kính từ 10 cm trở lên. Trong sớ đó, 72 loài (chiếm 26,2%)
và 350 cây (41,6%) cho sản phẩm có giá trị trên thị trường trong tp. Iquitos gần đó.
60 lồi cây cho gỗ, 11 lồi (gờm 4 loài cọ) cho quả ăn được và một loài cung cấp
nhựa cao su.
Các nhà nghiên cứu này đã tính sản lượng hàng năm của các loài cho quả và cho
nhựa cao su và đo thể tích gỗ thương phẩm của mỗi cây cho gỗ. Giá của các sản

phẩm này được ước tính qua khảo sát tại các chợ địa phương, các xưởng gỗ và cơ
quan chính phủ kiểm sốt giá cao su.
Họ tính được, mỗi năm 1 ha rừng ở Mishana cho quả giá trị tới 650 USD và cao su
trị giá 50USD. Họ lấy tổng số này trừ đi chi phí lao động và vận chuyển để có được
thu nhập ròng hang năm là 400 USD từ quả và 22 USD từ cao su.
15


Sử dụng phương trình NPV = V/r, với tỷ lệ khấu hao r là 5%, họ tính được giá trị
thực là 6.330 USD cho mỗi ha. Sau đó học tiếp tục tính giá trị gỗ của ơ được khai
thác theo cách không làm thiệt hại tới sản lượng cây cho quả và cây cao su, có giá
trị 490 USD. Như vậy, tổng số NPV lên tới 6.820 USD. Ngược lại, tiền thu được từ
việc đốn tất cả các cây cho gỗ trong một lần ước tính chỉ trên 1.000 USD. Dựa theo
cách tính này, các nhà khoa học lập luận rằng quản lý rừng bền vững sẽ mang lại
lợi ích về tài chính dài hạn lớn hơn việc đớn sạch rừng một lần.
7.3.2. Xây dựng giá trị thị trường
Sau khi kiểm kê các loài cây có ích và ước lượng sản lượng bền vững hàng năm
của chúng, bạn có thể tiến hành xây dựng giá trị thị trường của mỗi tài nguyên. Một
số sản phẩm quan trọng ở cấp quốc tế và quốc gia như cao su, cà phên, v.v. có giá
được xác lấp trên cơ sở bn bán hang hóa. Trong một sớ trường hợp, chính phủ có
thể định giá tài nguyên này, có thể biết giá hiện thời và giá cũ bằng cách đến thăm
các khu đồng ruộng của chính phủ hoặc các cơ quan lâm sản có trách nhiệm về
chính sách kinh tế các lâm sản.
Đới với các lâm sản phi gỗ được bán ở các chợ địa phương, giá có thể xác định
bằng cách định kỳ đến hởi một sớ người bán hang như được nói tới ở cuối chương
này. Bất kể dung phương pháp gì để xác định giá trị hiện thời của một nguồn tài
nguyên, hãy nhớ rằng các nông sản và lâm sản dao động nhiều tùy theo quan hệ
cung cầu. Cần tính đến những thay đổi nhất thời trong động thái thị trường bằng
cách thu thập tài liệu về thay đổi giá mặt hang trong năm và trong những năm gần
đây. Nếu bạn quan tâm tới việc tính sớ tiền thu được cho người sản xuất, hãy nhớ

rằng, một người đi thu hái các lâm sản không nhất thiết phải nhận được toàn bộ giá
bán trên thị trường. Nếu từ giá bán trên thị trường mà suy ngược lại, bạn nên tìm số
liệu rút giá dọc ngược chuỗi từ người bán lẻ, người bán buôn, người trung gian và
người thu hái.
Khi làm phép nhân giữa qui mô thu hái với giá cả thị trường, bạn tính được tổng
thu nhập hoặc tổng số tiền kiếm được từ một lâm sản. Tổng thu nhập không phải là
lợi nhuận thuần túy. Bở vì, nó chưa bao gồm khấu trừ chi phí liên quan trong quá
trình thu hái và chế biến các lâm sản, cũng như vận chuyển tới thị trường tiêu thụ.
Thu nhập tinh là bức tranh thực về lợi nhuận kiếm được từ một mặt hàng, thu dượ
bằng cách lấy tổng thu nhập trừ đi các chi phí lao động và vận chuyển.
Bước đầu tiên trong việc tính toán chi phí nhân công là tinh tổng thời gian những
người lao động khác nhau dùng để thu hái, vận chuyển và bán sản phẩm. Dù thu
thập qua phỏng vấn người thu hái ở địa phương hoặc bằng phương pháp quan sat
của các thành viên trên thực địa, bạn sẽ đinh được cần bao nhiêu thời gian để thu
hái các lâm sản từ rừng, để chuyển chúng tới thị trường hoặc bất cứ nơi nào tụ hội
người mua. Cần biết rằng một công việc thoạt nhìn có thể không rõ tệt, gồm các
16


công việc liên quan tới quản lý tài nguyên – gieo hạt, xén tỉa cây, làm cỏ để loại bỏ
các loài cạnh tranh hoặc áp dụng các ký thuật làm vườn nhằm duy trì sản lượng
hiện có. Tổng số giờ hoặc ngày công lao động được nhân với giá công hàng ngày
thông thường mà một người lao đọng nông nghiệp kiếm được trong vùng – để tính
tổng chi phí công lao động.
Cùng với chi phí nhân công, còn có các khoản chi khác liên quan tới việc tiếp thị
các lâm sản. Công cụ thu hái đôi khi phải thay thế. Đáng kể hơn là việc vận chuyển
gồm trả tiền mua nhiên liệu và bảo trì xe cộ, hoặc gồm chi phí vận tải bàng ô tô, xe
tải, máy bay hoặc các dạng vận chuyển công cộng khác. Cũng có cả thuế chính
thức phải nộp tùy theo lượng nguyên liệu được bán. Những người bán hàng ở các
chợ thưởng phải trả tiền để có một chỗ bán hàng.

Đôi khi bạn có thể đo lường chi phí vận chuyển chính xác, ví dụ chi phí để vận
chuyển một khối lượng hoa quả tới một thị trường bằng thuyền hoặc ô tô. Trong
các trường hợp khác, bạn có thể phải ước tính thô chi phí vận chuyển bằng tỷ lệ
phần trăm giá thì trường của sản phẩm.
Ở một số nơi chi phí vận chuyển được coi là tương đương 30% tổng giá trị thị
trường đới với một sớ sản phẩm. Chi phí cho vận chuyển các sản phẩm từ nơi thu
hái tới điểm bán hang tăng lên theo khoảng cách và mức độ khó khăn đi lại. Do đó
tỷ lệ này sẽ khác nhau tùy nơi.
7.3.3. Tính tốn giá trị thực tế hiện thời
Việc xác định tổng giá trị bằng tiền phải tính đến không chỉ giá trị thị trường của
năm thu hái, mà cón phải tính đến khả năng sản xuất trong những năm tới và các cơ
hội sử dụng đất và đầu tư lợi nhuận khác nhau. Trong việc đánh giá các lâm sản phi
gỗ ở rừng nhiệt đới Peru, các nhà nghiên cứu sử dụng một phương trình đơn giản
để ước tính giá trị hiện tại (NPV) của các lâm sản phi gỗ:
NPV = V/r
Trong đó V là thu nhập tinh tạo ra mỗi năm và r là tỷ lệ chiết khấu khơng tính lạm
phát của thu nhập này hàng năm. Để thực hiện phép toán này, họ đạt tỷ lệ giảm
khơng tính lạm phát là 5% và giả định có 25% sớ quả để lại trong rừng mỗi năm
cho việc tái sinh.
Do tỷ lệ chiết khấu là một khái niệm còn đang tranh cãi, nên các nhà nghiên cứu có
nhiều ý kiến khác nhau về cách đánh giá chính xác tỷ lệ phần trăm khấu trừ. Để
hiểu được ty lệ chiết khấu này, trước hết chúng ta phải thấy rằng trong bất cứ nền
kinh tế nào đều có nhiều tài sản có thể tạo ra thu nhập. Ở đó có việc lựa chọn giữa
giữ một tài sản để khai thác giá trị tương lai của nó hoặc kiếm tiền từ nó ngay và
lập tức đầu tư lợi nhuận để lại cho thu nhập sau này. Ví dụ, đới với các khu rừng,
hoặc có thể được bảo vệ để thu giá trị trong tương lai hay chặt lấy gỗ ngay và biến
17


nó thành bãi chăn thả súc vật hay đồn điền nhằm thu của cải, cũng có thể đầu tư

vào những cơ hội kiếm tiền khác.
Để quyết định lựa chọn kinh tế nhất về mặt thu nhập, phải so sánh khoản tiền lời có
thể thu được từ các khả năng khác nhau của các tài sản đang quản lý, cho phép
chúng ta xác định được lãi suất chung về kinh tế. Ví dụ, nếu tập trung vào việc bảo
tờn thiên nhiên, việc đánh giá thu nhập có thể có được từ việc khai thác cao độ tài
nguyên hay chuyển đổi rừng sẽ cho phép ước tính được ghi phí bảo vệ rừng. Thu
nhập tương lai kiếm được từ việc bảo vệ các miền đất hoang dã này phải được trừ
đi tỷ lệ lãi suất kiếm được từ các tài sản khác, cho một đánh giá thực về lợi ích kinh
tế của việc bảo tồn.
Lý thuyết thì đẹp đẽ, nhưng làm thế nào để áp dụng vào thực tiến? Như trong một
nghiên cứu ở Peru, nhiều nhà nghiên cứu chọn tỷ lệ chiết khấu võ đoán là 5%. Một
phương pháp thận trọng hơn là so sánh giá trị tinh hiện thời thu được khi dùng một
loạt các tỷ lệ chiết khấu khác nhau. Ví dụ Miguel và Pinedo và các đờng nghiệp đã
tính tốn lại kết quả như trình bày ở ví dụ (trang?), dung tỉ lệ chiết khấu 5%, 10%
và 15%. Họ chỉ ra rằng, với trị giá cao là 6.330 USD với tỷ lệ chiết khấu 5% sẽ
giảm x́ng cịn 3.165 USD với r là 10% và xuống 2.110 USD với r là 15%. Khơng
có một giả pháp vạn năng cho tất cả các nghiên cứu về thực vật dân tộc học. Bởi vì,
tỷ lệ chiết khấu thích hợp đới với bất cứ vùng cụ thể nào sẽ phụ thuộc vào các yếu
tố kinh tế tác động đến đất nước đó.
Để nắm lại các bước xác định giá trị của một ài nguyên rừng, lấy ví dụ từ nghiên
cứu trường hợp ở Peru (ví dụ ở trang?). Trong lơ đất rộng 1 ha, các nhà nghiên cứu
phát hiện ra 3 cây Parahancornea peruviana Monach – một loài cây thuộc họ
Apocynaceae được gọi là naranja podrrido (cam mục) theo tiếng Tây Ban Nha địa
phương. Qua phỏng vấn người thu thập địa phương, xác định rằng mỗi cây cho
trung bình 150 quả trong một năm. Các cuộc điều tra giá cả hang tháng ở chợ
Iquitos cho biết giá trung bình một quả là 25 cent. Tổng giá trị hang năm hoặc tổng
thu nhập được tính bằng 3 cây x 150 quả/cây x 25 cent = 112,50 USD.
Nếu ước tính phải mất 2 ngày để thu hái quả của mỗi cây và tiền cơng tới thiểu 2,5
USD/ngày, thì phải trừ chi phí nhân công (2,5 USD/ngày x 2 ngày/cây x 3 cây = 15
USD. Phí vận chuyển sẽ là 33,75 USD (112,50 USD tởng thu x phí vận chủn

chuẩn là 30% = 33,75 USD.
Thu nhập tinh, nếu những người thu thập mang hoa quả của riêng họ tới chợ, sẽ là
63,75 USD [=112,50 USD tởng thu nhập) – (15 USD phí nhân cơng + 33,75 USD
phí vận chuyển)]. Giá trị tinh hiện thời đối với cây cam mục sẽ là 63,75 USD ; 0,05
= 1275 USD.
Quả và nhựa mủ có thể được thu thập từ năm này qua năm khác, nhưng còn đối với
các loài tài nguyên bị thu hái hết chỉ để lại một ít để tái sinh và nhiều năm sau mới
18


thu hái thì sao? Việc tính giá trị tinh thực tại của loại khai thác theo chu kỳ này đòi
hỏi một phương trình khác, được gọi là công thức Faustmen:
NPV = R/(1 – e-rt)
Trong đó, R là thu nhập tinh mỗi năm, r là chiết khấu khơng tính lạm phát của thu
nhập hang năm và t là số năm để tài nguyên tái sinh, e là cơ số logarit tự nhiên (một
hằng sớ tốn học có giá trị bằng 2,17828…). Minh họa cho tính toán này được đưa
ra ở ví dụ dưới đây:
Ví dụ: Nâng cao thu nhập từ cây làm thuốc chữa bệnh ở Belize.
Một nhà kinh tế học tài nguyên, Robert Mendelssohn và một nhà thực vật dân tộc
học, Michael Blick, đã hợp tác đánh giá giá trị của cây thuốc chữa bệnh ở Belize,
Trung Mỹ. Họ nhận thấy, hầu hết các phương pháp thong thường để thu hái cây
th́c ở Belize mang tính chất tàn phá, gờm việc đớn cây, bóc tồn tộ vỏ các cây
gỗ hoặc đào rễ của các loài cỏ và cây leo.
Lập lại các phương pháp này, Mendelssohn và Blick ước tính giá trị tinh của tất cả
các cây làm thuốc mà họ có thể lấy hết từ 2 ơ nhỏ rừng thứ sinh. Một ô rộng 0,28
ha nằm trong rừng 30 năm tuổi ở đáy thung lũng, độ cao 200 m trên mặt biển. Nó
cho sản lượng 86,4 kg trong lượng khơ các bộ phận làm th́c thu hái từ 5 lồi khác
nhau được bán ở địa phương. Ô thứ 2 rộng 0,25 ha và nằm trong khu rừng 50 năm
tuổi trên dải đất hẹp dưới chân núi Maya ở độ cao 350 m. Từ ơ này, các nhà nghiên
cứu có thể thu được 358,4 kg trong lượng khô các loại cây th́c bán được thuộc 4

lồi thực vật.
Để từ đó ngoại suy ra trong các khu đất tương tự rộng 1 ha lượng ngun liệu có
thể tìm thấy được là bao nhiêu, họ đã chia sản lượng cho kích thước ô: 86,4 kg/0,28
ha = 308,6 kg/ha ở rừng 30 năm và 358,4/0,25 ha = 1433,6 kg/ha ở rừng 50 năm.
Theo ước tính của những dược sĩ dược liệu, người chữa bệnh và nông dân cho biết
mỗi kg dược liệu sống chưa chế biến có thể bán với giá 2,80 USD. Từ đó, tổng thu
nhập từ cây làm thuốc chữa bệnh được tính bằng cách nhân giá này với sản lượng
ước ính. Một ha rừng 30 năm tuooit sẽ cho thu nhập là 308,6 kg x 2,80 USD/kg =
864 USD, trong khi đó 1 ha rừng 50 năm tuổi sẽ cho 1433,6 kg x 2,80 USD/kg =
4014 USD.
Chi phí nhân công được tính bằng cách nhân tiền cơng ở địa phương (12
USD/ngày) với số ngày cần để khai thác mỗi ô (7ngafy ở rừng ít t̉i hơn và 20
ngày ở rừng già hơn), sau đó suy ra kết quả cho diện tích 1 ha. Như thế sẽ biết chi
phí thu hái trên 1 ha ở rừng 30 năm tuooit là 300 USD và rừng 50 năm là 960 USD.
Chi phí vận chuyển được coi là không đáng kể, do vậy thu nhập tính trên 1 ha được
tính là 864 USD – 300 USD = 564 USD đối với rừng non và 4.014 USD – 960
USD = 3.054 USD đối với rừng già hơn.
19


Nếu thảo dược ở Belizean được thu hái theo cách bền vững, khơng giết chêt các
cây, thì giá trị tinh hiện thời có thể được tính đơn giản bằng phương trình NPV =
V/r như trong ví dụ ở Peru. Nhưng do cây th́c bị khai thác hồn tonaf trên các
khu đất, phải tính đến thời gian cần để tái sinh đến lúc có thể lại thu hái được.
Mendelsohn và Blick ước tính thời gián tái sinh (được gọi là khoảng thời gian quay
vịng) là t̉i hiện thời của khu rừng, đó là 30 và 50 năm đối với hai khu đất này.
Sử dụng công thức NPV = R/(1-e-rt), với tỷ lệ chiết khấu chuẩn là 5%, họ tính giá
trị hiện thời bằng 564 USD/(1-2,178-0,05 x 30) = 726 USD/ha cho ô thứ nhất và 3054
USD/1-2,178(-0,05 x 50) = 3327 USD cho ô thứ 2. Những con số này phản ánh khá
đúng thu nhập từ các cách sử dụng đất khác nhau ở các vùng nhiệt đới, bao gồm

sản xuất nông nghiệp thâm canh, sản xuất tự sản tự tiêu và trồng cây.
7.3.4. Định giá các tài nguyên thực vật không bán trên thị trường.
Ngoài các loại tài nguyên thực vật được buôn bán và trao đổi trên thị trường có giá
trị thương mại, trong các ô tiêu chuẩn hay các diện tích đất rừng còn có các tài
nguyên khác không được buôn bán trao đổi trên thị trường hay là chưa có giá trị
thương mại nhưng cũng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hay sự sinh
tồn của dân địa phương, những nguồn tài nguyên này có thể có giá trị thương mại
trong tương lai.
Ví dụ những loại rau ăn hoang dại, hay các loại cây chỉ có tác dụng chặt làm hàng
rào, làm nhà hay các loại thuốc nam dân dã chỉ được sử dụng ở địa phương mà hiện
tại chưa có giá trị thương mại. Vậy chúng ta lượng tính giá trị của những loài cây
này như thế nào?
Có nhiều quan điểm về giá trị của nguồn tài nguyên này. Có quan điểm cho rằng
không thể định giá bằng tiền vì chúng không có giá trị thương mại. Quan điểm khác
thì lại cho nguồn tài nguyên này là vô hạn. Trong nhiều trường hợp, các nhà thực
vật dân tộc học thường tùy ý gán cho các lâm sản một giá trị nhất định. Ví dụ, nếu
hầu hết các cây làm thuốc có giá 0,5 USD thì giá đó cũng được gán cho các cây
thuốc không qua mua bán trên thị trường. Và cách này khá thỏa đáng khi đánh giá
kinh tế hộ giá đình hay kinh tế cộng đồng. Trên bình diện toàn cấu, cách này có khả
năng đánh giá các tài nguyên thấp dưới giá trị thực và chắc chắn là không có khả
năng đánh giá các tài nguyên thấp dưới giá trị thực và chắc chắn là không thể có
khả năng để tri thức của người dân địa phương về một số loài có thể dẫn tới sự
khám phá những dược phẩm có giá trị hàng triệu đô la.
Các nhà kinh tế học gới ý một số giải pháp thực nghiệm khác. Ví dụ, họ có thể lái
việc điều tra của họ bằng cách hỏi chi phí cần để thay thế loại này, một giá trị mang
tính chất khả năng. Nếu một cây được nói là dùng chữa đau đầu bị biến mắt, thì
phải trả bao nhiêu tiền để mua loại thuốc có tác dụng tương đương ở hiệu thuốc?
Nếu như, thay vì dùng một loại thảo dược ở địa phương, một người đến bệnh viện
20



để khám bệnh và mua thuốc sẽ tốn bao nhiêu thời gian, công sức và tiền? Một cách
tương tự gọi là kỹ thuật sẵn sàng chi trả (Willingness to pay technique), bao gồm
việc hỏi mọi người rằng họ sẽ trả bao nhiêu để tiếp tục được hưởng một điều tốt
hay một dịch vụ nào đó.
Mặc dù các kỹ thuật này thúc đẩy các nhà nghiên cứu và người hoạch định chính
sách suy tính về tổng giá trị của rừng, việc áp dụng những kỹ thuật này trong các
nghiên cứu thực vật dân tộc học là không thực tế. Các câu hỏi đầy tính giả thuyết
đến mức không khêu gới được ác câu trả lời chắc chắn từ người dân trong các cộng
đồng nông thôn, là những người gặp khso khăn trong việc định giá bằng tiền đối
với tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà họ biết được qua hoạt động sinh sống và đổi
chác.
Một số nhà nghiên cứu đã bỏ qua việc định giá tiền cây cỏ và động vật có sắn trong
tự nhiên. Họ thích sử dụng các đại lượng khác như tầm quan trọng tương đối của
mỗi sinh vật đối với cuộc sống. Ví dụ, giá trị của cây cỏ ăn được có thể đo lường
bằng cách phân tích chất lượng dinh dưỡng và tỷ lệ phần trăm của nó trong khẩu
phần ăn tối thiểu hàng ngày. Một phương pháp khác để đánh giá giá trị của cây cỏ
và động vật ăn được là đó lường năng lượng cần dùng để thu hái chúng và so sánh
với năng lượng chungs cung cấp khi ăn chúng.
Do nhưng phương pháp này đòi hỏi phải tập hợp nhiều dữ liệu và xét nghiệm phức
tạp, rất khó chấp nhận đối với hầu hết các nghiên cứu thực vật dân tộc học. Phần
nhiều các nhà nghiên cứu chỉ sẽ tập trung vào giá trị sử dụng trực tiếp của các tài
nguyên có mua bán trên thị trường. Nhưng mấu chốt là đừng quên ý nghĩa của các
hoạt động sống và các nguồn tài nguyên không buôn bán trên thị trường mà có tác
dụng bổ sung vào tổng giá trị chung của môi trường.
7.3.5. Kinh doanh các lâm sản ở quốc gia và khu vực.
Các biện pháp đã nêu trên nhấn mạnh giá trị tiềm tàng của các tài nguyên rừng trên
một đơn vị đất. Tuy nhiên, như đã thảo luận trên đây, có nhiều lý do phải xem xét
thêm độ chính xác của các phép tính này. Sản lượng quả có thể thay đổi hàng năm
và giá cả thị trường có thể lên xuống. Để dự đoán người dân lựa chọn cách kiếm

sống thế nào, tỷ lệ tiền lãi thu được từ đất kém tin cậy hơn tiền lại thu được từ lao
động. Thay vì đo lường giá trị tiềm tàng của các tài nguyên sinh học, có thể tính
trực tiếp sản lượng thực tế và thu nhập hàng năm mà các nước, các cộng đồng hoặc
các hộ gia đình thu được từ mỗi lâm sản cũng như thời gian thực sự dùng cho việc
thu hái.
Vậy làm thế nào có thể ước tính thu nhập thực tế từ việc thu hái lâm sản cả năm?
Cốt yếu nhất là việc lấy dữ liệu qua các hồ sơ chính thức và tìm hiểu qua dân địa
phương. Có thể bắt đầu bằng việc xem xét những báo cáo của các cơ quan chính
quyền, các đơn vị thu hái và các doanh nghiệp tư nhân. Nếu chính phủ có tham gia
21


vào việc thu mua, đánh thuế hoặc điều hành xuất khẩu tài nguyên sinh học, họ có
thể có các báo cáo hàng năm về số lượng và tổng giá trị thương mại. Nhưng thường
chỉ có thể có dữ liệu của từng khu vực hoặc từng nước sử dụng. Trong nhiều trường
hợp, chỉ có số liệu qua ghi chép, tính toán riêng lẻ của từng làn hoặc thậm chí từng
gia đình sử dụng.
Nếu các doanh nghiệp tư nhân mua các sản phẩm, có thể họ sẽ cho bạn các dữ liệu
về khối lượng nguyên liệu được sử dụng mỗi năm. Tuy nhiên việc cung cấp thông
tin từ các công ty thường vì những lý do khác nhau trong việc kinh doanh như trốn
thuế, uy tín công ty hoặc trốn tránh sự đố kỵ lẫn nhau mà các thông tin có thể bị
hạn chế hoặc thổi phồng lên. Vì vậy bằng cách kết hợp thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau để ta có thể kiểm tra chéo các thông tin và ước lượng độ chính xác của
các thông tin.
7.4. Điều tra kinh tế cộng đồng và hộ gia đình
Bên cạnh sự không chính xác có thể có của các bản báo cáo chính thức, hiếm khi có
sẵn những báo cáo như vậy ở hộ gia đình hoặc thậm chí ở cộng đồng. Nhiều khái
niệm lý thuyết kinh tế đi vào cuộc sống chỉ khi nhìn vào các hoạt động sản xuất của
các cá thể. Người dân nông thôn phải sống qua ngày đoạn tháng, lựa chọn giữa khai
tác gỗ, phát nương làm rẫy, thu hái lâm sản, kiếm tiền công lao động ngay trong

cộng đồng của học hoặc di cư sang nơi khác.
Mặc dù các cuộc điều tra thường được dùng để thu thập thông tin kinh tế địa
phương, đôi khi người ta ngại trả lời những câu hỏi về của cải cá nhân và các hoạt
động sản xuất của họ. Ngoài ra, có thể họ không quen với việc tính toán tổng sản
lượng của một cây rừng nào đó hoặc thời gian họ giành cho việc săn bắn hàng năm.
Họ có thể lượng tính khác nhau về khả năng thu nhập và giá trị tài nguyên địa
phương. Vì những lẽ đó, tốt nhất nên bắt đầu từ việc phân tích kinh tế hộ gia đình
hoặc cộng đồng bằng kỹ thuật đánh giá có sự tham gia của người dân hơn là qua
các cuộc phỏng vấn trực tiếp.
7.4.1. Xếp hạng giàu nghèo
Mục đích: - Nó cho một sự so sánh tương đối về thu nhập và tài sản của các thành
viên trong cộng đồng.
- Cho biết về sự khác biệt về giàu nghèo giữa các hộ gia đình có liên quan tới địa
vị xã hội, quyền sở hữu đất, ứng xử và các hoạt động sản xuất.
- Cho biết tiêu chí đánh giá giàu nghèo của người dân địa phương.
Kết quả: công việc này có thể giúp xác định đặc điểm các nhóm dân cư chủ yếu
phụ thuộc vào việc thu hái tài nguyên và chọn các gia đình nhất định để phỏng vấn
chi tiết hơn.
Cách thức tiến hành:
- Lập danh sách các hộ gia đình trong cộng đồng và đánh số cho mỗi hộ đó.
22


- Ghi tên chủ hộ và con số tương ứng vào một thẻ.
- Mời ít nhất 3 người dân đã sống lâu dài trong cộng đồng nhờ phân loại, xếp
riêng các thẻ thành chồng theo hạng mức giàu nghèo khác nhau.
- Đề nghị các hộ mô tả từng hộ thuộc mỗi chồng thẻ, gợi ý những chỉ số cần thiết
đánh giá sự giàu nghèo.
Lưu ý: công việc đánh giá được tiến hành với từng người tham gia riêng rẽ. Bởi vì
người ta thường ngại bình luận những vấn đề kinh tế nhạy cảm ở nơi đông người.

Cần xáo trộn các thẻ nhằm đảm bảo chúng được sắp xếp theo một thứ tự ngẫu
nhiên trước mỗi lần phân loại.
Sau đó có thể xếp thứ hạng chi tiết hơn bằng cách tính số điểm tương đối của mỗi
hộ gia đình. Thứ hạng giàu nghèo được sắp xếp theo mức độ giảm dần từ giàu đến
nghèo lần lượt là 1, 2, 3, 4 v.v. Ví dụ: hộ ông A được 3 thành viên tham gia đánh
giá lần lượt là 2, 3, 1 thì hộ này được xếp vào hạng: 2 + 3 + 1/3 = 3. Tiếp tục các hộ
B, C cũng được làm tương tự.
Nếu các thành viên đánh giá, sắp xếp các hạng giàu nghèo khác nhau, ví dụ: người
đánh giá thứ nhất sắp xếp thành 5 mức độ thì điểm cho hộ gia đình ông X xếp ở
mức thứ 4 sẽ là 80 (4/5 x 100 = 80). Người đánh giá thứ 2 có thể phân thành 4 hạng
giàu nghèo thì điểm hộ gia đình ông X xếp ở hạng 3 sẽ là 75 (3/4 x100 = 75).
Người đánh giá thứ 3 lại phân thành 3 hạng giàu nghèo và xếp hộ ông C ở thứ hạng
2 thì điểm hộ nhà ông X là 70 (2/3 x 100 = 70). Sau đó cộng các điểm chỉnh đổi
này rồi chia cho số thành viên đánh giá, ta có: (80 + 75 + 70):3 = 75.
Tiếp theo có thể kiểm tra chéo việc xếp hạng như đi sâu tìm hiểu dân trong cộng
đồng và tiến hành các cuộc phỏng vấn chi tiết hơn.
7.4.2. Phân tích sinh kế
Có thể nhanh chóng khái niệm được các cách kiếm sống của con người bằng cách
phân tích sinh kế bao gờm các kỹ tḥt khác nhau cho phép các thành viên giải
thích các cách ứng xử, các chiến lược giải quyết của các hộ gia đình khác nhau. Các
dữ liệu có được từ các nguồn khác nhau, gồm các cuộc phỏng vấn, quan sát và phân
tích trước đây được tiến hành trong cộng đồng. Bảng phân tích sinh kế có cấu tạo
như sau:
Hộ gia đình
Obi
John
Clara
Unoka
Thành viên hộ gia đình
Đàn ơng (sớ người trong hộ)

3
1
0
1
Phụ nữ
4
2
1
4
Trẻ em
5
6
4
10
Người làm
2
1
0
3
Động vật sở hữu
Ngựa
5
0
0
16
23


Cừu
24

8
1
56

15
7
3
16

18
23
4
17
Nguồn thu nhập (%)
Trồng trọt
25
23
66
25
Chăn nuôi
17
8
17
21
Buôn bán và làm thủ công
41
54
17
32
Gửi tiết kiệm

17
15
0
21
Tiêu dùng
Chi tiêu bằng tiền mặt hang tháng
380
265
85
650
Từ các sớ liệu trong bảng, ta có thể vẽ các biểu đồ cột và biểu đồ hình tròn, như
trong hình??? để so sánh sở hữu của họ về vật nuôi và đất, mô tả thành phần hộ gia
đình của họ hoặc chỉ ra thời gian họ giành cho các hoạt động sản xuất khác nhau và
thu nhập tương ứng từ mỗi hoạt động đó. Nếu khơng có ng̀n dữ liệu thứ cấp nào
khác, có thể vẽ biểu đờ ngay tại chỗ để mơ tả tình hình kinh tế của họ, khêu gợi
thong tin từ trí nhớ. Ví dụ có thể vẽ một vịng trịn và chia nó ra thành các phần đại
diện cho lượng thời gian họ dung thu nhập các lâm sản chăm sóc vật nuôi, khai thác
gỗ hoặc làm việc đồng áng.

Biểu đồ sở hữu vật nuôi

Biểu đồ thành viên trong gia đình

24


So sánh kết quả từ xếp hạng giàu nghèo và phân tích sinh kế cho ta một cái nhìn
tởng qt về tình trạng kinh tế của các thành viên trong cộng đồng, những người
thu hái các lâm sản và thời gian cộng đồng giành cho hoạt động sản xuất này.
7.4.3. Điều tra hộ gia đình

Sauk hi có được cảm nhận ban đầu về nền kinh tế địa phương qua các kỹ thuật
đánh giá nhanh này, có thể tiến hành một cuộc điều tra hộ gia đình để có các dữ
liệu định lượng chi tiết hơn về các hoạt động sản xuất của mỗi gia đình trong cộng
đồng. Trước khi điều tra, cần xem lại các kỹ thuật trình bày ở chương 4. Bất cứ khi
nào có thể, đến thăm tất cả các hộ gia đình trong cộng đờng hoặc ít nhất một mẫu
các hộ đại diện cho tính đa dạng về văn hóa và xã hội của địa phương. Điều tra dân
sớ của làng, nếu sẵn có, có thể cung cấp nhiều dữ liệu cơ bản về số người của mỗi
hộ và chủ đất. Bằng phỏng vấn bán cấu trúc và các bộ câu hỏi viết sẵn, có thể làm
sang tỏ các chi tiết về số lượng các lâm sản do mỗi gia đình tiêu thụ và buôn bán,
thời gian dung để thu hái so với công việc đồng áng và các hoạt động khác, tổng
thu nhập hộ gia đình và nhiều duwkx liệu khác. Tấc cả các dữ liệu có thể được so
25


×