1
1. Mở đầu
Trong thời gian qua, một số loài tre chuyên măng của Trung Quốc, Đài
Loan, Thái Lan được nhập vào nước ta theo nhiều đường, do nhiều tổ chức của
cả Nhà nước và tư nhân thực hiện với mục đích di thực những loài tre chuyên
măng, có năng suất cao để trồng tạo ra nguồn thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu.
Việc phát triển mở rộng trồng tre nhập nội lấy măng ở nước ta bắt đầu từ
năm 1997. Những loài đà được nhập vào trồng ở nước ta gồm: Điềm trúc, Bát độ
(Dendrocalamus latiflorus), Tạp giao (hybrid), Lục trúc (Bambusa oldhamii),
Mạnh tông (Dendrocalamus asper). Diện tích trồng đang ngày càng được mở
rộng và được nhiều đối tượng tham gia: tổ chức Nhà nước, tập thể, cá nhân. Theo
con số thống kê ban đầu của Cục Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT, đến năm 2003
chương trình khuyến lâm đà đầu tư trồng 1.461ha chia ra cho 3.341 hộ dân.
Công ty đầu tư xuất nhập khẩu Nông lâm sản chế biến thuộc Tổng công ty rau
quả, nông sản từ 2001 đến 2003 đà cung cấp 191.000 cây giống cho 28 Trung
tâm khuyến nông khuyến lâm các tỉnh. Cũng theo thống kê của Công ty, tổng
diện tích trồng tre Điềm trúc bằng nguồn giống Công ty cung cấp tính đến 2003
là trên 2.700ha. Diện tích trồng tre nhập nội lấy măng trên thực tế vượt xa những
con số thống kê được vì bên cạnh đó còn rất nhiều tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn
đầu tư ®Ĩ trång víi c¸c ngn cung cÊp gièng kh¸c nhau.
ViƯc phát triển trồng tre nhập nội lấy măng đang đứng trước nguy cơ
thành một phong trào ồ ạt ở nhiều địa phương. Qua những đợt công tác ngoại
nghiệp, chúng tôi được biết: nhiều nơi trồng tre lấy măng chủ yếu là để kinh
doanh giống. Trên thực tế, kỹ thuật gây trồng tre măng, nguồn gốc giống, điều
kiện chăm sóc, khai thác, sơ chế bảo quản măng, năng suất, chất lượng măng, thị
trường tiêu thụ, nhu cầu,... là rất khác nhau: ở những nơi trồng luồng, kinh
nghiệm và kỹ thuật trồng luồng được lựa chọn áp dụng; những đơn vị, địa
phương được Nhà nước hỗ trợ giống thì chủ yếu sử dụng tài liệu dịch từ tiếng
2
Trung Quốc; các gia đình trồng bằng giống mua trôi nổi trên thị trường thì sử
dụng các hướng dẫn của người bán giống,...
Cho đến nay chưa có một cơ quan, đơn vị nào tiến hành điều tra, nghiên
cứu về số lượng loài tre đà được nhập nội, khả năng thích nghi của tre nhập nội
lấy măng; về năng suất, chất lượng măng; về hiệu quả và thị trường tiêu thụ; về
khả năng chế biến măng và mạng lưới chế biến... một cách có hệ thống và đồng
bộ để có những thông tin chính xác giúp cho việc quản lý và quy hoạch gây
trồng tre nhập nội lấy măng cho phù hợp với tình hình thực tế nước ta, phát huy
được điều kiện của từng vùng, từng địa phương, tránh được nguy cơ tràn lan theo
kiểu phong trào, gây lÃng phí và có khả năng dẫn đến tình trạng khủng hoảng
như đà từng xảy ra với nhiều loài cây, con nhập nội.
Để việc trồng tre lấy măng có những quy hoạch thống nhất, sản xuất có
năng suất cao, sản phẩm làm ra không bị rơi vào tình trạng ứ thừa, tránh được
mọi rủi ro cho các nhà sản xuất, chế biến thì ngay từ bây giờ chúng ta nhất thiết
phải tiến hành việc nghiên cứu đánh giá lại tình hình gây trồng tre lấy măng
nhập nội ở nước ta, cung cấp cho các nhà sản xuất những kiến thức về nhận biết
loài tre lấy măng, các đặc tính sinh thái; phổ biến rộng rÃi các kỹ thuật và kinh
nghiệm về nhân giống, trồng, thu hái, bảo quản, sơ chế măng; cung cấp các
thông tin về thị trường và có những đề xuất với các cơ quan hữu quan về những
định hướng xây dựng vùng tre măng nguyên liệu tạo cơ sở cho phát triển mạng
lưới chế biến măng phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiệm vụ
Nghiên cứu đánh giá tình hình gây trồng các loài tre nhập nội lấy măng ở Việt
Nam là cấp thiết và có ý nghĩa về mặt thực tiễn, đảm bảo cho việc phát triển
trồng tre lấy măng ở nước ta đi đúng híng, cã hiƯu qu¶ kinh tÕ x· héi cao.
3
Một số thông tin chung về nhiệm vụ
a) Thuộc chương trình:
Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
b) Thời gian thực hiện:
1 năm (2004)
c) Cấp quản lý:
Cấp Bộ
d) Kinh phí:
200 triệu (Trong đó có phần kinh phí cho tổng kết đề
tài: Điều tra bổ sung thành phần loài, phân bố và một số đặc điểm sinh
thái các lài tre chủ yếu ở Việt Nam).
e) Cơ quan chủ trì:
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
f) Những cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện chính
Ths. Đỗ Văn Bản
Chủ trì
Ks.
Lê Văn Thành
Cộng tác viên
Ks.
Lưu Quốc Thành CTV
Ths. Lê Viết Lâm
CTV
Ths. Lê Thu Hiền
CTV
Ks. Lê Quý Thắng
CTV
g) Kết quả đạt được:
Tiến hành khảo sát thu thập thông tin, số liệu một số mô hình sản
xuất tại 20 tỉnh thành: Hoà Bình, Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc
Kạn, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Tây, Ninh Bình,
Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình
Dương, Đồng Nai, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau. Riêng Cần Thơ không
có tre măng, nên chúng tôi không có số liệu.
Điều tra thêm tại Bình Phước, Hải Phòng (huyện Vĩnh Bảo) và TP
Điện Biên.
4
Nhiệm vụ được thực hiện có sự đóng góp tích cực của các cộng tác viên.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ các Sở NN & PTNT, các Chi cục
Lâm nghiệp, các Trung tâm khuyến lâm, khuyến nông của các tỉnh nơi chúng tôi
đi điều tra đà tạo nhiều điều kiện cho chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Chúng tôi cảm ơn các cán bộ và công nhân viên các đơn vị địa phương đÃ
giúp đỡ chúng tôi khi ở hiện trường, cảm ơn các đồng nghiệp về sự hợp tác và
góp ý về chuyên môn.
Ngoài ra, chúng tôi chân thành cảm ơn các gia đình nơi chúng tôi điều tra
đà nhiệt tình cung cấp những thông tin quý b¸u.
5
2. Tổng quan
2.1. Tình hình nghiên cứu và gây trồng tre lấy măng ở nước ngoài
Tre là lâm sản đứng sau gỗ và có thể thay thế gỗ trên nhiều lĩnh vực, được
dùng trong xây dựng, công nghiệp giấy sợi, mỹ nghệ. Rất nhiều loài tre cho
măng ăn được và thuộc loại thực phẩm sạch có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ
con người. Nhiều nước trên thế giới đà thiết lập các vùng trồng tre chuyên măng
như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan.
Trên thế giới đà có nhiều công trình nghiên cứu về tre như "Nghiên cứu về
Bambusaceae" của Munno (1868), "Các loài Bambusaceae" ở ấn Độ của Gamble
(1896), "Phương pháp xử lý lâm học với cây rừng ấn §é" cđa Troup (1921),
"Nghiªn cøu sinh lý tre tróc" cđa Koichiro Ueda (1960). Riêng công trình của
Koichiro Ueda đà đề cập nhiều đến tre lấy măng và đà khảng định giá trị dinh
dưỡng của măng tre dùng làm thực phẩm dựa trên kết quả phân tích dinh dưỡng
của măng Phyllostachys edulis.
Năm 2000 Zhou Fangchun đà cho ra mắt công trình "Selected works of
Bamboo research", trong đó có nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm
đến quá trình ra măng của nhiều loài tre khác nhau trồng để lấy măng. Đây là
một công trình mang ý nghĩa thực tiễn trong việc áp dụng một số biện pháp thâm
canh để thúc đẩy sinh măng trái vụ.
Về tình hình phát triển tre lấy măng ở các nước trồng tre chuyên măng
như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan thông thường hàng năm đều có thống kê
và nhiều kết quả thống kê được công bố trong các hội thảo, tạp chí.
Victor Cusack (1997) trong Bamboo rediscovered đà có phần giới thiệu
về một số loài tre lấy măng của Trung Quốc, úc, kết quả phân tích hàm lượng
dinh dưỡng của măng tre, một số phương pháp bảo quản, thu hái măng.
6
Rungnapar Pattanavibool đà đề cập đến một số loài tre lấy măng:
Dendrocalamus asper (Pai Tong), D. brandisii (Pai Bongyai), D. strictus (Pai
Sangdoi), Bambusa blumenana (Pai Seesuk), Thyrsostachys siamensis (Pai
Ruak), T. oliverii (Pai Ruakdum) và Gigantochloa albociliata (Pai Rai) được
trồng ở Th¸i Lan (“Bamboo Research and Development in Thailand”, Royal
Forest Department, Thailand, 1998).
Fu Maoyi trong “Bamboo Research and Utilization in China” (2001?) đÃ
giới thiệu về tình hình trồng tre lấy măng ở Trung Quốc.
Nhìn chung nghiên cứu và gây trồng tre lấy măng ỏ nước ngoài tập trung
nhiều ở Trung Quốc. Qua các công trình nghiên cứu chúng tôi đà tham khảo
được một số kiến thức và thông tin hết sức quan trọng về: các đặc điểm chung
của tre lấy măng, các đặc điểm nhận biết, các kỹ thuật gây trồng, khai thác, chế
biến, tình hình nghiên cứu,...
2.2. Tình hình nghiên cứu và gây trồng tre nhập nội lấy măng ở trong nước
Nước ta có nhiều loài tre cho măng ngon như: Mai ống (Dendrocalamus
giganteus),
Tre
gầy
(Dendrocalamus
sp.),
Luồng
(Dendrocalamus
membranaceus), Trúc sào (Phyllostachys pubescens), Lồ ô (Bambusa procera),
Là ngà (Bambusa bluemeana)... Tuy nhiên, việc khai thác măng cũng chỉ dừng ở
mức độ khai thác tận dụng, không được coi là mục đích kinh doanh chính, nên
cho đến nay, hầu như không có một diện tích tre lấy măng nội địa nào được
trồng để chuyên sản xuất măng.
Ngay từ thập kỷ 60, Viện Lâm nghiệp đà đặt vấn đề trồng tre lấy măng.
GS.TS Thái Văn Trừng đà chủ trì đề tài trồng Mai (Sinocalamus giganteus
Munro) để lấy măng ở Hữu Lũng thuộc tỉnh Lạng Sơn. Đề tài này được tiến hành
ít năm rồi bỏ không được tổng kÕt.
7
Đề tài "Nghiên cứu kỹ thuật trồng tre để lấy măng" (MÃ số LN 25/96) do
Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Lâm sinh Cầu Hai - Phú Thọ thực hiện trong
thêi gian 1996-2000 vµ tËp trung vµo hai loµi Luång thanh hoá (Dendrocalamus
membranaceus Munro) và Tre gầy (Dendrocalamus sp.).
Từ năm 1998 Phân viện nghiên cứu khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ được
Cục Phát triển Lâm nghiệp cấp kinh phí để thí nghiệm trồng Tre tầu
(Sinocalamus latiflorus Munro) lấy măng.
Trong lĩnh vực điều tra về tre có đề tài trọng điểm cấp Bộ Điều tra bổ
sung thành phần loài, phân bố và một số đặc điểm sinh thái các loài tre chđ u
ë ViƯt Nam” do ViƯn KH L©m nghiƯp ViƯt Nam thực hiện từ năm 2000 đến
2004 (hiện chưa kết thúc). Đề tài này chủ yếu tập trung điều tra các loài tre nội
địa với mục đích soạn thảo cuốn sách về tre Việt Nam. Có thể tham khảo kết quả
đề tài để so sánh tre lấy măng nội địa với tre nhập nội lấy măng, tham khảo
phương pháp điều tra, phiếu điều tra.
Đề tài Trồng thử nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng
thuộc dự án 661 cịng do ViƯn KHLN ViƯt Nam thùc hiƯn trong thêi gian từ
2000 đến hết 2004 liên quan đến việc xây dựng mô hình để tuyển chọn loài tre
nhập nội lấy măng thích hợp cho vùng Phú Thọ và Thanh Hoá. Những mô hình
mà đề tài xây dựng là mô hình thâm canh tương đối cao, do vậy đề tài sẽ cung
cấp những thông tin quan trọng và cần thiết để đánh giá hiệu quả của các mô
hình khác.
Trong thời gian qua, chưa có một nghiên cứu nào về phân loại tre lấy
măng nhập nội cũng như đặc điểm sinh thái, gây trồng, năng suất... Tuy nhiên đÃ
có một số bài viết của một vài tác giả giới thiệu về các loài tre nhập nội lấy măng
như Trồng tre trúc lấy măng của Anh Tùng (1999), đề cập đến một số đặc
điểm sinh thái, kỹ thuật trồng Dendrocalamus latiflorus (Taiwan gigant bamboo,
Ma tróc, §iỊm tróc), Bambusa oldhamii (Oldham bamboo, Green bamboo).
8
Trung tâm thông tin - Bộ NN&PTNT trong Tin dự ¸n 5 triƯu ha rõng” (Sè 1,
th¸ng 9/1999) cã giíi thiệu về kỹ thuật trồng tre Bát độ, Tạp giao lấy măng.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về tre lấy măng của nước ta chưa
được nhiều. Tuy nhiên những thông tin đó cũng rất quan trọng, là nguồn thông
tin bổ sung cho lượng thông tin chúng tôi có được qua tham khảo tài liệu tiếng
nước ngoài.
2.3. Giá trị của măng
Măng tre có thể nói là một loại rau sạch quan trọng ở vùng Đông và Đông
nam châu á. ở Trung Quốc, ngay từ đời Tang cách đây 1200 năm người dân đÃ
biết ăn măng (Yang Yuming và Xue Jiru, 2000). Măng không thể thiếu trong
khẩu phần ăn của người Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản (Victor Cusack,
1997).
Zhou Fangchun (2000) đà thống kê lượng măng tre tiêu thụ trung bình cho
mỗi đầu người ở Nhật Bản như sau:
Năm 1955 ®Õn 1960:
1,2 kg/ngêi
Tõ 1971 ®Õn 1980:
2,47 kg/ngêi
Tõ 1981 ®Õn 1991:
3,08 kg/người
Nói chung, có nhiều loài tre cho măng ăn được, nhưng chỉ một số loài là
có giá trị cao như Dendrocalamus asper, Gigantochloa levis, G. albociliata
(Munro) Kurz, Thyrostachis siamensis. T¹i Trung Quốc, có các loại măng hảo
hạng của loài Phyllostachys pubescens Mazel ex H. de Le, Dendrocalamus
latiflorus Munro vµ Bambusa oldhamii (Prosea, 1995).
Theo Victor Cusack (1977), hàm lượng các chất dinh dưỡng của măng tre
như sau:
9
Carbohydrate
Protein
Fat
Ash (Silica)
Fibre
Glucose
Water
Calories (Joules)
Vµ bao gåm:
Thiamine vµ niacin
(Vitamin B1, B2
complex)
Calcium
Phosphorus
Iren
Magnesium
Sodium
Chlorine
Copper
Thiamine
Rhiboflavin
Niacin
Vitamin C5
Choline
Oxalic acid
Water
4.2 - 6.1
2.6 - 4
0.3 - 0.5
0.8 – 1.3
0.5 – 0.9
1.8 – 4.1
89 - 93
118 - 197
%
%
%
%
%
%
%
0.7 – 1.4
81 – 86
42 – 59
0.5 – 1.7
32
91
76
0.19
0.08
0.19
0.2
3.2 – 5.7
8
2
89 – 93
%
mg
mg
mg
mg
mg
mg
mg
mg
mg
mg
mg
mg
mg
%
Theo [21], kết quả phân tích 18 loại măng tre mọc tản, 10 loại măng tre
mọc cụm cho thấy: trong măng có 90% nước, 2,4% Protein, 17 loại axit amin,
một phần axit amin chứa Lys., Glu. và Arg., những thành phần này cao hơn so
với nhiều loại rau quả như cải bắp, cà-rốt, hành, bí ngô. Có đến 8 loại axit amin
mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được. Ngoài ra còn có một số axit
amin Lue., Ile., Met., Jhr., Phe. và Val. chỉ thấy có ở trong măng. Trong số các
chất sinh tố có trong măng, có nhiều chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ
nhỏ. Lượng đường cơ thể có thể hấp thụ được chiếm 2,5%, mỡ 0,05% và chất xơ
10
0,6-1,2%. Có trên 10 loại nguyên tố khoáng như Cr, Zn, Mn, Fe, Mg, Ni, Co,
Cu,
Trong măng còn có nguyên tố Selenium được mệnh danh là Nguyên tố
thần diệu của sự sống mà nếu thiếu nó cơ thể sẽ bị 40 loại bệnh thậm chí ngay
cả bệnh ung thư gan. Thành phần của Selenium biến đổi theo loài và vị trí phát
triển. Trong măng còn có nguyên tố Germaclinium. Nhật Bản đà công bố sáng
chế chiết xuất chất Germaclinium từ măng và có thể hoạt hoá tế bào con người.
Như vậy, tre măng chính là loại rau lý tưởng vì không bị ô nhiễm, ít mỡ, nhiều
chất xơ, giàu nguyên tố khoáng.
Phân tích thành phần dinh dưỡng của 27 loại măng so với 11 loại rau cho
thấy: trong 100 gam măng có 2,65g protein (đứng thứ hai), 0,49g lipid (cao
nhất), 0,58g chất xơ (trung bình), 2,5g đường. Trong măng tre còn có: 17 loại
axits amin, lượng P cao, lượng Fe và Ca thấp (Fu Maoyi, 2000).
TT
Tên tre
Đường Đạm tổng Protit
tổng số (%) số (%)
(%)
20,70
3,10
19,37
Axit Ixnenlu- Vitamin
amin liza
C
2,10
28,00
167,20
1
Luồng
2
Gầy
25,50
3,80
23,75
2,60
21,00
105,60
3
Tre tàu
24,30
3,60
22,50
2,40
20,00
154,00
4
Mạnh tông
32,50
3,80
23,75
2,60
23,00
96,80
Bảng 1. Hàm lượng một số chất dinh dưỡng chủ yếu (tính theo % chất
khô) Nguồn: Lê Quang Liên, Nguyễn Danh Minh, 2001
Theo tài liệu Food Nutrition and Therapy, măng có tính hàn, tác dụng
tiêu đờm, kích thích tiêu hoá, giải độc và cải thiện tiểu tiện. Măng của một số
loài do côn trùng phá lại có tính lợi tiểu và thường dùng để chữa chứng phù.
Măng luộc với dưa chuột biển để dùng đắp lên da mặt làm mịn màng, mềm mại
và sáng sủa (xem [21]).
11
Sản phẩm măng cũng rất phong phú. Măng chưa qua chế biến gồm măng
tươi, măng tươi ướp lạnh. Các loại sản phẩm qua chế biến như măng khô, măng
đóng hộp, măng chua, măng thực phẩm đà chế biến, thực phẩm giàu dinh
dưỡng,
Măng khi thu hoạch mất gần 50% đến 60% phế thải, phần lớn là bẹ mo,
phần gốc măng, những phế thải này có thể được sử dụng hết để tạo ra nhiều sản
phẩm ngoài những sản phẩm truyền thống kể trên: Phần măng già bị loại bỏ khi
sản xuất măng hộp, măng chua,
sẽ được dùng để chế biến thức ăn khô qua
nghiền và ép, chế thành bột măng bổ sung cho thức ăn qua ngâm, sấy, nghiền,
dùng để chiết xuất chất Selenium hoặc Tyr. và làm môi trường nuôi nấm ăn. Bẹ
mo có thể dùng để chiết xuất Thuốc từ măng và cũng có thể để làm giá thể
nuôi nấm ăn (xem thêm [21]).
2.4. Vài nét về thị trường măng Thế giới
Nhu cầu thế giới về măng tươi có thể tăng 12% mỗi năm và mức độ sản
xuất tăng khoảng 8% (Yang Yuming and Xue Jiru, 2000). Măng tươi ngon hơn
rất nhiều so với măng hộp và giá bán cũng cao hơn (Victor Cusack, 1997). Măng
tươi được tiêu thụ rất nhiều ở Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan và
Việt Nam.
Mỗi quốc gia đều ưa sử dụng măng có nhiều ở địa phương: Nhật và Bắc
Trung Quốc thích măng Moso. Nam Trung Quốc và Đài Loan thì tích măng D.
latiflorus. Thái Lan lại ưa măng D. asper. Tuy nhiên các nhà sản xuất cũng
muốn xuất khẩu sản phẩm của mình và nhập sản phẩm của nước khác.
Nhiều nước châu á thu lợi lớn về măng trái vụ. (Victor Cusack, 1997).
Măng đóng hộp là sản phẩm rất quan trọng của Trung Quốc cho thị trường
trong và ngoài nước. Hiện nay có 700 nhà máy sản xuất măng hộp, chủ yếu ë
12
các địa phương: Zêjiang (200), Fujien (100), Jiangxi (100), hàng năm sản xuất
khoảng 250.000 tấn sản phẩm với tổng giá trị 875 triệu NDTệ (Fu Maoyi,
2000). Thái Lan là một nước sản xuất măng đóng hộp xuất khẩu lớn (Prosea,
1995).
Mỗi năm thế giới tiêu thu khoảng 1 triệu, có thể đến 2 triệu tấn măng. úc
tiêu thụ hàng năm vào khoảng 4000 đến 12000 tấn măng thái mỏng nhập khẩu.
Canada và châu Âu là những đối tượng nhập khẩu chính măng đóng hộp. Nhật
Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malayxia và Singapore là
những nước tiêu thụ nhiều măng tươi, măng ướp đông lạnh, măng tươi hấp hơi và
măng hộp.
Chỉ riêng một tỉnh ở Thái Lan đà chế biến 68000 tấn măng luộc mỗi năm.
Không kể lượng măng tiêu thụ tại địa phương.
Nhật Bản tung ra thị trường 90000 tấn măng Moso (chỉ một phần cho tiêu
thụ tại chỗ) và cũng nhập khẩu trên 100.000 tấn măng từ Thái Lan, Đài Loan và
Trung Quốc.
Đài Loan có mức độ tiêu thụ như Nhật Bản, nhưng vẫn xuất khẩu sang
Nhật khoảng 140.000 tấn măng D. latiflorus và một lượng lớn măng Moso.
Giá cả của măng hộp tại úc năm 1996 cho thấy sự khác biệt giữa các loại
măng: Măng hộp loài Thyrostachys siamensis 1,2kg có nước (732g trọng lượng
tịnh) tại cửa hàng đặc sản người hoa có giá: $4,09/kg. Sản phẩm cùng hẵng bán
buôn tại nơi nhập vào $28/thùng carton, tương đương $3,18/kg trọng lượng tịnh.
Mâng hộp D. asper nhập từ Thái Lan cùng quy cách sản phẩm như của Trung
Quốc, bán ra $5,40/kg trọng lượng tịnh. Sản phẩm cùng loại bán buôn tại nơi
nhập xuất cho các quán từ 6 đến 10 $/kg trọng lượng tịnh. Tại nhà hàng người
Thái và Trung Quốc ở úc, măng D. asper của Thái Lan được ưa chuộng hơn là
măng Moso mùa đông của Trung Quốc vì chất lượng tốt hơn.
13
Măng Moso khai thác từ rừng trồng ở úc bán với giá khoảng $6/kg măng
tươi. Nếu 1 ha khai thác được 10.000kg thì thu nhập hàng năm lên đến
$60.000/ha. Năm 1995, tại Nhật 1kg măng tươi trái vụ bán được $10/kg.
Tại các rừng trồng tre lớn, ngoài măng người ta còn thu hoạch thân tre già
từ 300 đến 400 thân với đường kính ít nhất 10cm và chiều dài ít nhất 10m. Năm
1996 người ta phải trả $4/m cho thân cây có đường kính 10cm. Nếu tính ra thì
hàng năm 1ha tre cho thu nhËp ®Õn $16.000/ha. (78). NhiỊu níc sử dụng thân
tre già loại bỏ để làm nguyên liệu sản xuất giấy. Theo đánh giá chất lượng
nguyên liệu thì D. oldhamii thuộc nguyên liệu nhóm I (chất lượng co nhÊt) vµ
D. latiflorus thuéc nhãm III.
14
3. Mục tiêu, nội dung và phương pháp thực hiện
3.1. Mục tiêu
+ Xác định rõ thực trạng về gây trồng, hiệu quả và nguyên nhân thành
công, thất bại của các loài tre nhập nội lấy măng trên toàn quốc;
+ Cung cấp được các thông tin cơ bản về kỹ thuật gây trồng, khai thác, sơ
chế, bảo quản, thị trường và loài phù hợp với một số vùng sinh thái cho
sản xuất;
+ Tuyển chọn được một số mô hình gây trồng có hiệu quả để phổ biến
nhân rộng nhằm phát triển tre lấy măng có hiệu quả.
3.2. Nội dung
a) Thu thập thông tin, tài liệu đà có về tình hình gây trồng các loài tre nhập
nội lấy măng ở nước ta.
b) Phân loại đối tượng và lựa chọn địa điểm điều tra.
c) Điều tra, khảo sát tại hiện trường bao gồm:
Thu thập mẫu vật (lá; thân; mo; hoa và quả nếu có), ghi chép các đặc điểm
sinh thái và sinh học.
Thu thập thông tin về loài cây, nguồn giống, năm trồng, diện tích, mục
đích trồng, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và nhu cầu của
thị trường.
Thu thập số liệu về sinh trưởng và các số liệu về kinh tế của các mô hình
trồng tre lấy măng.
d) Phân tích, xử lý các số liệu thu thập được và giám định tên cho các mẫu
vật.
15
3.3. Phương pháp thực hiện
Xuất phát điểm là một nhiệm vụ được thực hiện trong một năm với nội
dung chủ yếu là đi điều tra, khảo sát thu thập thông tin, chúng tôi lựa chọn các
phương pháp đơn giản nhất, nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác của thông
tin đưa ra. Cách tiến hành của chúng tôi là dựa vào nguồn tài liệu, chắt lọc thông
tin, đi điều tra khảo sát để nắm bắt thêm thông tin, quan sát thực tế rồi từ đó đưa
ra những nhận xét và thảo luận, tham khảo thêm ý kiến của cấc cơ sở địa
phương. Tóm lại, chúng tôi đà sử dụng các phương pháp sau:
a) Kế thừa tài liệu:
Sử dụng và kế thừa những nguồn tài liệu trong và ngoài nước có liên quan
đến tình hình gây trồng tre lấy măng. Thu thập và kế thừa các tài liệu liên quan
đến điều kiện tự nhiên, kinh tế-xà hội của các địa điểm điều tra.
b) Điều tra, khảo sát tại hiện trường:
Phân loại đối tượng và lựa chọn địa điểm điều tra:
Đối tượng điều tra được phân loại theo loài; theo hình thức trồng: tập
trung, phân tán; theo công dụng: lấy măng, nhân giống, phòng hộ;
Địa điểm điều tra được lựa chọn theo các tiêu chí sau:
+ Mỗi vùng sinh thái chọn ít nhất 1 tỉnh điển hình, có diện tích trồng
lớn, có nhiều loài;
+ Bố trí từ 1 đến 2 điểm đo đếm mỗi tỉnh và mỗi loài;
+ Diện tích trồng cho mỗi loài để chọn từ 0,25ha (tương đương 100
khóm) trở lên; Trong trường hợp nếu ít mô hình có thể chấp nhận ở
mức thấp hơn)
+ Tre đà trồng được 2 năm tuổi trở lên.
16
Kết hợp với điều tra nội dung trên, tiến hành thu thập thông tin về: các cơ
sở chế biến măng; các loại sản phẩm từ măng và thị trường tiêu thụ.
Các phương pháp áp dụng:
Phương pháp PRA được áp dụng để thu thập các thông tin về tình hình gây
trồng tre lấy măng. Phương pháp PRA được thực hiện thông qua các cuộc
thảo luận với những nhóm người dân, cán bộ thôn, xÃ, các nhà quản lý cấp
huyện, tỉnh và các nhà khoa học có kinh nghiệm trong nghiên cứu, gây trồng
và kinh doanh tre lấy măng. Việc điều tra được tiến hành theo mẫu phiếu điều
tra được soạn s½n.
Thu thÊp sè liƯu sinh trëng cđa tre lÊy măng theo phương pháp điều tra ô
tiêu chuẩn tạm thời diện tích từ 500-1000m2. Đo đếm các chỉ tiêu số lượng
cây mẹ; số lượng măng; chiều cao, đường kính cây mẹ; kích thước và trọng
lượng của măng. Đánh giá các yếu tố ngoại cảnh tác động như loại đất, thực
bì, tình hình sâu bệnh hại...
Thu thập các chỉ tiêu về kinh tế như đầu tư về giống, phân bón công trồng,
chăm sóc, bảo vệ, khai thác...; sản lượng thu hoạch hàng năm, giá cả; kênh thị
trường.
c) Phân tích và xử lý các số liệu thu thập được: Sử dụng phương pháp thống
kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý số liệu điều tra.
d) Sử dụng phương pháp chuyên gia: Dựa vào các kinh nghiệm, hiểu biết của
các chuyên gia để lựa chọn đối tượng và địa điểm điều tra; giám định tên; phân
tích, đánh giá những mô hình.
17
4. Kết quả và thảo luận
4.1. Giới thiệu chung về kết quả khảo sát
Đề tài đà tiến hành điều tra trên tổng số 23 tỉnh thành. Số lượng mô hình
và phân bố các loài tre nhập nội lấy măng được tổng họp ở bảng 2.
TT
tỉnh
Tổng Số mô
hình
Vùng Tây Bắc Bộ
1
Điện Biên
1
2
Sơn La
2
3
Hoà Bình
4
Vùng Đông Bắc Bộ
4
Lạng Sơn
2
5
Bắc Giang
2
6
Bắc Kạn
2
7
Lào Cai
11
8
Phú Thọ
2
9
Quảng Ninh
1
Vùng Đồng bằng Sông Hồng
10
Hải Phòng
1
11
Hải Dương
1
12
HàTây
3
13
Ninh Bình
1
14
Thái Bình
3
Vùng Bắc Trung Bộ
15
Thanh Hoá
2
16
Nghệ An
1
Vùng Nam Trung Bộ
17
Khánh Hoà
3
Vùng Tây Nguyên
18
Lâm Đồng
2
Vùng Đông Nam Bộ
19
Đồng Nai
1
20
Bình Dương
2
21
Bình Phước
1
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
22
Bến Tre
2
23
Cà Mau
1
Loài
Điềm trúc (Bát độ)
Điềm trúc
Điềm trúc
Lục tróc, §iỊm tróc
Lơc tróc
§iỊm tróc
§iỊm tróc
§iỊm tróc
§iỊm tróc
§iỊm tróc
§iỊm tróc
§iỊm trúc
Điềm trúc
Điềm trúc
Điềm trúc, Tạp giao
Điềm trúc
Điềm trúc
Điềm trúc
Điềm trúc
Điềm trúc
Điềm trúc
Điềm trúc
Lục trúc
Bảng 2. Các địa điểm đi điều tra và phân bố loài
Ghi chú
18
Qua bảng 2 chúng tôi nhận xét như sau:
Hiện nay trên cả nước ta có tổng số 4 loài tre nhập nội cho măng đà được
biết đến: Điềm trúc (Bát độ), Tạp giao, Lục trúc và Mạnh tông. (Tạp giao
chỉ có ở mô hình thí nghiệm của Viện KHLNVN tại Ngọc Lặc Thanh
Hoá)
Loài Điềm trúc là loài được trồng rộng rÃi nhất, khắp từ Bắc vào Nam. Loài
Tạp giao, Lục trúc rất ít nơi trồng. Loài Mạnh tông trước đây chỉ được trồng
ở Miền Nam (nhiều ở Đồng Nai), nay cũng đà được đưa ra trồng ở Thái
Bình.
4.2. Một số đặc điểm sinh học của tre nhập nội lấy măng
Một số đặc điểm sinh học của 4 loài tre nhập nội lấy măng nêu trong báo
cáo này là kết quả nghiên cứu một số tài liệu tham khảo thu thập được, kiểm tra
đối chiếu với các mẫu thu thập, các mô tả ngoài thực địa, tham khảo chuyên gia.
Một sè tµi liƯu chÝnh, quan träng gióp cho viƯc nhËn biết về loài làm căn cứ để
tra cứu về phân loại, một số đặc điểm sinh học cơ bản, năng suất rừng trồng,
trước hết phải kể đến:
a) Tài liệu xuất b¶n: Cultivation and Integrated utilization on bamboo in
China cđa China National Bamboo Research Center (2001); Plant
Resources of South – East Asia 7 Bamboos cña Prosea (1995),
Bamboo rediscovered, An earth garden mangazine publication cña
Victor Cusack (1997), Bamboos of Singapore cña K.S Chua, B.C.
Soong vµ H.T.W. Tan (1996)
b) Trang
WEB:
Bambooweb.info,
Home.iae.nl,
Www.ibiblio.org.
Bamboocraft.net,
Davesgarden.com,
Hortiplex.gardenweb.com,
Bamboonursery.com,
Endangeredspecies.com,
Www.asianflora.com,
19
4.2.1. Loài Điềm trúc Dendrocalamus latiflorus Munro
a- Phân loại:
Tên khoa học: Dendrocalamus latiflorus Munro
Tên đồng nghĩa: Bambusa latiflora (Munro) Kurz (1873), Sinocalamus
latiflorus (Munro) McClure (1940).
Tên địa phương: Taiwan giant bamboo, Ma bamboo (En.); Bambu taiwan
(Indonesia); Botong (Tagalog) (Philippiens); Wani (Burma); Phai-zangkum
(North Thailand); Machiku (Japan);
Tên Việt Nam: Mạnh tông hoa to, Tre tàu, Điềm trúc; Theo Anh Tùng
(1999), tên gọi dịch từ Tiếng trung quốc ra là: Trúc đen lá to, Điềm trúc (Trúc
ngọt).
Hiện nay, nhiều nơi nhân dân ta vẫn gọi với tên là Điền trúc vì do tên
cung cấp cïng víi gièng vµ cã trong mét sè tµi liƯu trước đây.
b- Phân bố:
Điềm trúc có vùng phân bố từ Burma (Myanmar) đến nam Trung Quốc và
Đài Loan và có cả rừng trồng. Theo Victor Cusack (1997), nguyên sản ở Nam
Trung Quốc và Đài Loan. Điềm trúc là loài tre rất quan trọng ở Đài Loan
(90.000ha). Nó được đưa vào trồng tại ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản trước 1970,
sau đó vào Philippiens và đến 1980 vào Indonesia.
c- Giá trị sử dụng:
Măng là loại rau đặc sản ăn ngon, bổ dưỡng. Sản phẩm măng khô, măng đóng
hộp, măng muối, đà có mặt ở nhiều nước trên Thế giới.
Thân cây già được sử dụng làm ống dẫn nước, làm bè đánh cá dưới sông, đan
rổ rá, làm nhà, làm nông cụ, ván dăm, sản xuất giấy.
20
Lá Điềm trúc có bản rộng dùng để đan mũ nón, làm mái che cho thuyền,
dùng để gói hàng, đồ xôi, là nguyên liệu tốt để lên men rượu. Lá còn là mặt hàng
xuất khẩu.
Tại Đài Loan, người ta cũng trồng để làm cảnh, trang trí.
Thân ngầm có thể sử dụng làm đồ mỹ nghệ (Anh Tùng, 1999).
d- Tình hình sản xuất và thương mại:
Đài Loan có 90.865 ha rừng tre măng Điềm trúc (Anh Tùng, 1999). Măng
tre là sản phẩm quan trọng vùng nam Trung Quốc và Đài Loan. Năm 1985 Trung
Quốc xuất khẩu 140.000 tấn măng; Đài Loan hàng năm xuất khẩu 40.000 tấn.
Nhà nhập khẩu chính là Nhật Bản với 40 triệu USD mỗi năm. Măng khô, măng
đóng hộp được xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Canada, Đông nam á. Từ 1973,
Philippiens xuất măng sang Nhật Bản.
e- Đặc điểm hình thái:
Victor Cusack (1997) gọi Điềm trúc là Loài tre lấy măng lá to. Đây là
loài tre mọc cụm, tạo thành bụi dày.
Thân mọc thẳng, ngọn rủ xuống, cao 14 đến 25m, đường kính 8-20cm,
vách lóng dầy 0,5 đến 3cm, lóng dài 20-70cm, nhẵn và không phủ lông, có phủ
lớp sáp trắng khi còn non, vòng đốt hơi vồng lên, vòng đốt ở dưới thấp thường có
rễ khí sinh bao quanh, phía trên và dưới vòng mo được bao quanh bởi vòng lông
mềm màu nâu. Đốt mang nhiều cành, cành sơ cấp thường to hơn rõ rệt.
Mo thân ở phía dưới gốc dài hơn lóng nhưng lên phần thân khí sinh trê lại
ngắn hơn lóng, sớm rụng, dai như da, cứng và giòn, cuộn tròn ở đỉnh, khi míi cí
21
màu vàng chanh sau chuyển thành màu nâu xám, khi già thường có lông tơ màu
nâu xỉn không đối xứng, mép nguyên. Phiến mo hình ovan đến hình mác, rũ
xuống dưới, kích thước 10-15mm x 3-4mm, phủ lông gần đế không đối xứng.
Lưỡi mo dài 2-3mm, tua đều đặn hoặc có răng cưa; Tai mo chắc, rộng 1-1,5mm,
mép có lông.
Phiến lá màu xanh lục, hình elip đến hình dáo thuôn, khích thước 1540cm x2,5-7,5cm, đầu phiến sắc. Bẹ lá dài 10-22cm, lác đác phủ lông nhẵn cứng
dựng đứng áp sát vào nhau hoặc dàn trải. Lưỡi lá rất dễ thấy, trồi lên, phát triển
đầy đủ hoặc cụt lủn, dài 1,5 đến 2mm. Không có tai lá.
Măng màu xanh sáng với đầu măng màu vàng đến màu đồng, loại trừ
phần phủ lớp lông thưa màu đen lộ ra khi thân bỏ líp bäc tõ phÝa díi trë lªn
(Victor Cusack, 1997).
Hoa hiÕm khi thấy ở Đài Loan, nhưng ở Philippiens, Indonesia và Trung
Quốc lại thấy cây ra hoa, kết trái bình thường. Chùm hoa mọc từ cành không có
lá xen giữa những cành có lá ngay cùng một đốt, dài đến 80cm, bao gồm các
nhóm có 1 đến 7 bông con giả, bông giả hình trứng, đính sang một bên, kích
thước 1-2cm x 0,8-1,2cm, màu hơi đỏ đến tía thẫm, gồm 6-8 hoa nhỏ. Quả thóc
hình trụ đến hình trứng, 8-12mm x 4-6mm, nâu sáng, vỏ quả mỏng.
h- Đặc điểm sinh thái:
Phân bố tự nhiên trong điều kiện á nhiệt đới như bắc Đài Loan, lên đến độ
cao 1000m (có thể lên đến 1500m, nhưng hay bị sương muối, gió hại (Anh
Tùng, 1999)).
Tại vùng nhiệt đới nó được trồng ở vùng thấp (vÝ dơ Indonesia) cịng nh ë
c¶ vïng cao (vÝ dơ Philippiens).
22
Nhiệt độ trung bình hàng năm 20-22oC, nhiệt độ thấp nhất không dưới âm
4oC và không có băng giá.
Lượng mưa yêu cầu cao, trung bình của năm từ 1400 đến1800mm (xem
[21]).
Tre sinh trưởng tốt nhất trên đất màu mỡ, tầng dầy, ẩm, thoát nước tốt, tơi
xốp, giàu mùn, có thể ở nhiều địa thế: ven sông, ven đường, ven đồi, ven nhà, đất
dốc sườn núi, dưới chân đồi nếu độ dốc dưới 25o, độ pH 4,5-7,0 (xem [21]). Đất
sét nặng (heavy clay), đất chua hoặc kiềm pha sỏi không thích hợp để sản xuất
măng.
f- Sinh trưởng và phát triển
Tại Đài Loan, giống bằng con đường vô tính có thể phát triển thành bụi từ
20-25 cây sau 3 năm với chiều cao trung bình 5-6m và đường kính trung bình 34cm. Tại Philippiens, rừng trồng sau 5 năm đà đạt chiều cao cây 15m và đường
kính cây 7cm.
i- Năng suất:
Năng suất rõng tre 4-5 ti cã thĨ ®Õn 30-40tÊn/ha (Anh Tïng, 1999).
Theo Victor Cusack (1997) thì cần khoảng từ 5 đến 8 năm để rừng tre trồng cho
năng suất cao nhất, tuỳ thuộc vào điều kiện sinh trưởng. Khai thác măng và thân
tre sớm là cần thiết cho giai đoạn phát triển của rừng và có thể cho thu nhập.
Cây 1-2 năm tuổi có thể sản sinh ra 5-10 măng có trọng lượng 3-5kg.
Tại Đài Loan, năng suất măng mỗi bụi tăng lên trong vòng 5 năm đầu:
30kg vào năm thứ hai, 60kg vào năm thứ ba, 80kg vào năm thứ tư và 100kg vào
năm thứ năm. Với 200-400 bụi/ha thì hàng năm 1 ha cho sản lượng trung bình
20-40 tấn.
23
Tại miền nam Trung Quốc, năng suất trung bình 12 tấn/ha, tuy nhiên có
thể cao hơn, đến 30tấn.
Tại Philippiens, 1 bụi trưởng thành có thể sản sinh ra 80-160 cây hàng
năm, nếu điều kiện sinh trưởng lý tưởng, còn thông thường trung bình 20-30 cây
hoặc 10.000 cây/ha. Tại Trung Quốc người ta để 3 đến 6 cây trên khóm, tuỳ
thuộc vào chất lượng khóm, nghĩa là số lượng cây già chặt hạ hàng năm chỉ 1
đến 2 cây mỗi khóm tưong đương khoảng 260 đến 560 thân cây/ha.năm.
g- Những thông tin khác:
Tại Đài Loan có hai dòng cây trồng đà được phát triển:
- Subconvex (D. latiflorus Munro var. lagenarius Lin): cây cao 5-10m,
đường kính 4-12cm; lóng dài 10-30cm, phệ bụng, hình quả lê; được trồng
để làm cảnh.
- D. latiflorus cv Mei Nung (Victor, 1997): Đây là biến loài rất đẹp của D.
latiflorus. Cao 24m, đường kính 20cm, chịu lạnh đến ©m 4oC. Th©n khÝ
sinh vµ cµnh cã mµu xanh vµng chanh, với các dải màu xanh thẫm hẹp
trên lóng; mo thân màu xanh hơi nâu vàng với các dải mảnh màu vàng
nhạt; lá to có thỉnh thoảng có vệt màu vàng. Măng ăn ngon, thông thường
được trồng để lấy măng và sử dụng thân.
Tại Trung Quốc, cành tre có lông, lá có gân ngang thấy rõ là những đặc
điểm phân biÖt (Sinocalamus latiflorus var. magnus T.H. Wen)
24
4.2.2. Loài Tạp giao Dendrocalamus latiflorus x Bambusa pervariabilis
a- Phân loại
Tờ Tin dự án 5 triệu hecta rừng số 1, tháng 9.1999 của Trung tâm thông
tin Bộ NN&PTNT cho biết: tre Tạp giao là một giống lai giữa Chưởng cao
trúc với Đại lục trúc, nhưng không ghi tên Latinh cho hai loµi tre bè mĐ. Bïi
ChÝnh NghÜa (2003) cho rằng, Tạp giao là kết quả lai tạo của hai loài Bambusa
pervariabilis và Dendrocalamus mopisis. Trong các tài liệu về tre của Trung
Quốc, chúng tôi không tìm thấy loài
Dendrocalamus mopisis .
Theo Prosea (1995), tại Trung Quốc người ta đà tiến hành lai tạo một số
giống mới cho năng suất cao, không chỉ riêng để sản xuất măng mà còn để sản
xuất thân cây làm nguyên liệu giấy hoặc cho mục địch khác.
tt
Giống lai
Mục đích kinh doanh
1
Dendrocalamus latiflorus x Bambusa
pervariabillis McClure
2
Dendrocalamus latiflorus x Bambusa textilis Sản xuất thân cây
McClure
3
Dendrocalamus latiflorus x Bambusa
pervariabilis
Nguyên liệu giấy sợi
Sản xuất măng
Bản 3. Tre lai giữa §iỊm tróc vµ mét sè loµi tre trong chi Bambusa.
(Ngn: Prosea, 1995)
Căn cứ vào những thông tin trên, tham khảo ý kiến chuyên gia, chúng tôi
cho rằng tre Tạp giao chuyên để sản xuất măng ăn là loài lai Dendrocalamus
latiflorus x Bambusa pervariabilis (xem thêm [7]).
b- Phân bố
Tạp giao được trồng nhiều ở Quảng Tây, Tứ xuyên, Quí Châu, Quảng
Đông, Hải Nam và một vài nơi khác ở Trung Quốc ([12]).
25
c- Giá trị sử dụng
Tạp giao được trồng để lấy măng và thân cây làm nguyên liệu sản xuất
giấy, làm chiếu, hàng thủ công mỹ nghệ. Măng ăn ngon, giòn, thành phần dinh
dưỡng cao, có chứa nhiều anbumin, rất ít chất béo, nhiều chất vi lượng và
vitamin, chống được bệnh tim mạch. Măng được sử dụng làm thực phẩm ăn tươi,
chế biến măng đóng hộp, măng đóng túi, măng chua, măng dạng lát, dạng sợi
sấy khô,... Măng và sản phẩm măng được xuất khẩu và tiêu dùng trong nước
([12]).
d- Tình hình sản xuất
Tại Trung Quốc, một số giống lai được trồng trên diện tích trên 600ha.
Tuy nhiên trong các tài liệu thu thập được không có một tài liệu nào ®Ị cËp ®Õn
viƯc g©y trång tre lai.
ë níc ta, gièng Tạp giao cũng được một số đơn vị nhập vào trồng, nhưng
số lượng hạn chế vì cây thân và măng đều nhỏ, không được ưa chuộng.
e- Đặc điểm hình thái
Tre Tạp giao có cấu tạo thân ngầm dạng củ, thân ngầm được chia làm hai
phần: Phần cổ thân ngầm là phần tiếp giáp với cây mẹ thường nhỏ và rất ngắn,
không có rễ. Phần củ tre là phần giữa cổ thân ngầm và thân khí sinh thường to,
có nhiều chồi (mắt cua).
Thân khí sinh của tạp giao có dạng trụ tròn lẳn, thường ngọn hơi lả, có
khoảng 15-25 đốt, lóng dài 17-30cm, vách dày 0,5-1cm, cao từ 1,2-5m, đường
kính thân 2,2-3,2cm, khi non màu xanh lục, có phấn trắng, khi già không có
phấn. Vì vậy từ hình thái thân có thể xác định được cây non, cây 1 hoặc 2 năm
tuổi. Vết lõm trên thân không rõ, vòng thân và vòng mo không nổi rõ và không
phân biệt rõ ràng, Mỗi đốt có một cành chính và hai cành phụ. Phân cành cao,
đùi gà có rễ khá phát triển.