Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa xã hội khoa học về vấn đề dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc và cơ sở thực tiễn, hãy đấu tranh phản bác quan điểm sai trái sau: “Việt Nam đánh Pháp, Mỹ, Nhật là đã đánh đuổi ba nền văn minh”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.96 KB, 9 trang )

Đề bài: Dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa xã hội khoa học về vấn đề dân
tộc, giải quyết vấn đề dân tộc và cơ sở thực tiễn, hãy đấu tranh phản bác quan
điểm sai trái sau: “Việt Nam đánh Pháp, Mỹ, Nhật là đã đánh đuổi ba nền văn
minh”.
Hiện nay, một số người có quan điểm sai trái, có xu thế biện minh, bênh vực cho
Pháp, Mỹ, Nhật cho rằng: “Việt Nam đánh Pháp, Mỹ, Nhật là đã đánh đuổi ba nền
văn minh”. Dựa trên cơ sở lý luận của CNXHKH về vấn đề dân tộc, giải quyết vấn
đề dân tộc và cơ sở thực tiễn, ta có thể khẳng định đây là một quan điểm sai trái
bởi những lý do sau:
Thứ nhất, chúng ta cần nhận định rằng: “Việt Nam là một quốc gia dân tộc độc
lập” nên việc Pháp, Mỹ, Nhật xâm phạm đến độc lập chủ quyền của ta là điều
không thể chấp nhận, cần kiên quyết đánh đuổi. Theo quan điểm của CNXHKH,
xét theo nghĩa rộng, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định
làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ riêng, nền kinh tế thống nhất, có ngơn
ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi
chính trị, kinh tế, truyền thống văn hố và truyền thống đấu tranh chung trong suốt
quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Với nghĩa này, khái niệm dân tộc
dùng để chỉ một quốc gia, nghĩa là toàn bộ nhân dân của một nước. Trong lịch sử
phát triển của dân tộc Việt Nam, điều này cũng đã được khẳng định trong các bản
tuyên ngôn độc lập bất hủ: Sơng núi nước Nam (Lý Thường Kiệt), Bình Ngơ đại
cáo (Nguyễn Trãi) và Tun ngơn độc lập (Hồ Chí Minh). Qua đó, có thể thấy, dân
tộc Việt Nam là một dân tộc có nền văn hiến lâu đời (truyền thống văn hố tốt
đẹp), có núi sơng bờ cõi riêng (lãnh thổ riêng), có phong tục tập quán riêng (bản
sắc văn hố dân tộc), có lịch sử riêng và có chế độ chủ quyền riêng (độc lập về chủ
quyền dân tộc).
Thứ hai, việc Việt Nam đánh đuổi Pháp, Mỹ, Nhật giành quyền độc lập, tự chủ của
dân tộc chính là xu hướng khách quan trong sự phát triển quan hệ dân tộc. Thật
vậy, độc lập tự chủ của mỗi dân tộc là xu hướng khách quan, là chân lý của thời
đại, là sức mạnh hiện thực tạo nên quá trình phát triển của mỗi dân tộc. Theo V.I.
Lênin, xu hướng khách quan trong sự phát triển quan hệ dân tộc thứ nhất là cộng



đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng dân tộc độc lập. Nguyên nhân
là do sự thức tỉnh, sự trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức về quyền sống của
mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra để thành lập các dân tộc độc lập. Xu
hướng này thể hiện rõ nét trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các
dân tộc thuộc địa và phụ thuộc muốn thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của các nước
thực dân đế quốc. Theo đó, chúng ta cần nhận định rõ, trong lịch sử, Việt Nam là
quốc gia dân tộc thuộc địa, bị phụ thuộc, áp bức và bóc lột bởi các nước thực dân
đế quốc nên việc Việt Nam đánh đuổi Pháp, Mỹ, Nhật là tất yếu.
Pháp, Mỹ, Nhật tới Việt Nam không phải để mang tới nền văn minh mà là để đơ
hộ, áp bức, bóc lột dân tộc ta. Thực tiễn lịch sử cho thấy, thực chất, người Pháp là
“chất xúc tác” gián tiếp khiến cho chế độ phong kiến Việt Nam đi vào đổ vỡ.
Nhưng người Pháp đến Việt Nam không phải là để “giúp đỡ”, mà đơn giản chỉ
muốn Việt Nam trở thành thuộc địa Pháp, việc chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ
là hệ quả của một chế độ thối nát, yếu kém về quân sự, kinh tế và mất quyền lãnh
đạo đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã tố cáo thực chất cái gọi là “khai hóa
văn minh” của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam: đó chỉ là bình phong để họ áp
đặt sự thống trị, thực hiện công cuộc khai thác ở một nước thuộc địa. Trong lĩnh
vực kinh tế, nhằm vơ vét tài nguyên, khoáng sản, làm giàu cho chính quốc, thực
dân Pháp đã đẩy mạnh cơng cuộc khai thác thuộc địa, đỉnh cao là cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) và lần thứ hai (1919 - 1929), làm cạn kiệt tài
nguyên của đất nước ta. Đi kèm với đó, hệ thống giao thơng (đường bộ, đường sắt,
đường thủy, cảng biển,…) phục vụ cho việc khai thác thuộc địa được mở mang;
một số cơng trình dân sinh phục vụ cho nhu cầu của giới thực dân được xây dựng,
chứ không nhằm đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân bản xứ. Điển hình là
đường tàu Bắc Nam vẫn còn tồn tại và được sử dụng đến tận ngày nay. Nhưng thực
chất, cái đường tàu Bắc Nam ấy, là một con đường đau khổ, được Pháp xây dựng
để khai thác khoáng sản khắp Việt Nam, di chuyển lực lượng để đàn áp các cuộc
khởi nghĩa nổ ra khắp cả nước. Dân Thanh Hóa có câu: “Ăn rau má, phá đường
tàu” là ngụ ý cho việc người dân xứ Thanh phản đối quân Pháp bằng cách phá

đường tàu. Hoặc như cầu Long Biên, vốn cũng là một công cụ khai thác thuộc địa


của Pháp và cũng là một “chứng nhân lịch sử” cho cơng cuộc kiến thiết, bảo vệ Tổ
Quốc. Những gì người Pháp đã xây dựng, khơng có nghĩa là để giúp người Việt và
càng khơng có nghĩa lý gì trong việc “khai hóa văn minh”. Trong lĩnh vực văn hóa
- xã hội, thực dân Pháp đã thể hiện sự “khai hóa” bằng “chính sách ngu dân” để trị.
Tuy người Pháp có mở một số trường dạy chữ, dạy nghề, nhưng khơng phải vì mục
tiêu nâng cao dân trí, mà chủ yếu nhằm đào tạo ra một đội ngũ người Việt có thể
giúp việc đắc lực cho việc khai thác, bóc lột và duy trì lâu dài nền thống trị thuộc
địa của mình. Điều này được Hồ Chí Minh dẫn ý kiến của ngay chính những người
Pháp có “tâm địa thực dân” về nền giáo dục ở Đông Dương và Việt Nam: “Truyền
học vấn cho bọn Annamít hoặc cho phép chúng tự chúng có học vấn, tức là một
mặt cung cấp cho chúng những súng bắn nhanh để chống chúng ta, và mặt khác
đào tạo những con chó thơng thái gây rắc rối hơn là có ích...” 1, hoặc “Chúng ta
chỉ cần dạy tiếng Pháp cho người An Nam, dạy cho họ biết đọc, biết tính tốn chút
ít thơi; biết hơn nữa chỉ là thừa vơ ích”2. Với mục đích hạn chế thanh thiếu niên
Việt Nam đến trường, chính quyền thực dân quy định, hệ tiểu học gồm 5 lớp từ
thấp đến cao, học sinh phải thi lấy bằng Sơ học yếu lược sau khi học được 3 năm
và phải học bằng tiếng Pháp ở hai năm cuối. Các quy định khắt khe đó đã khiến
nhiều học sinh nơng thơn bỏ học, nên tình trạng mù chữ vẫn là phổ biến trong dân
chúng. Theo thống kê năm 1914, bình quân cả ba xứ, chỉ có 20% số trẻ em đến tuổi
đi học được đến trường, 80% trẻ em Việt Nam bị thất học3.
Thứ ba, theo quan điểm của CNXHKH, cụ thể, Cương lĩnh dân tộc của V.I Lênin
đã khẳng định một trong những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết vấn đề dân độc
đó là: “Các dân tộc hồn tồn bình đẳng”. Đây là quyền thiêng liêng của các dân
tộc không phân biệt dân tộc lớn hay nhỏ ở trình độ phát triển cao hay thấp. Các dân
tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội, không dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn
hóa. Trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế khơng một dân tộc nào

có quyền đi áp bức bóc lột dân tộc khác. Để thực hiện được quyền bình đẳng dân
1, 2 Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 1, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 11, 424.
2
3 Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Lịch sử - Lịch sử Việt Nam, Tập 7 (từ năm 1897 – 1918), Nxb
Khoa học xã hội, H.2013, tr. 172.


tộc trước hết phải thủ tiêu tình trạng áp bức bóc lột giai cấp, trên cơ sở đó xóa bỏ
tình trạng áp bức dân tộc phải đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chủ
nghĩa dân tộc cực đoan.
Tuy nhiên, sau khi xâm chiếm Việt Nam, “văn minh” của thực dân Pháp được thể
hiện ở chỗ, họ đã không áp dụng những thành tựu của cuộc Đại cách mạng Pháp
năm 1789 để thủ tiêu chế độ phong kiến chuyên chế đã lỗi thời, thay bằng một chế
độ chính trị mới tiến bộ hơn, được soi chiếu bởi tư tưởng của những nhà khai sáng
dân chủ tư sản. Trái lại, những “nhà khai hóa” lại duy trì chế độ phong kiến làm
tay sai cho bộ máy thống trị thực dân. Đặc biệt, thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam
chính sách pháp luật hết sức phản động, phân biệt đối xử giữa người da trắng và
người bản địa. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (năm 1925), Hồ Chí
Minh (Nguyễn Ái Quốc) viết: “Về hành chính và pháp lý: cả một vực thẳm cách
biệt người Âu với người bản xứ. Người Âu hưởng mọi tự do và ngự trị như người
chủ tuyệt đối; còn người bản xứ thì bị bịt mõm và bị buộc dây dắt đi, chỉ có quyền
phải phục tùng, khơng được kêu ca, vì nếu anh ta dám phản đối thì anh ta liền bị
tuyên bố là kẻ phản nghịch hoặc là một tên cách mạng và bị đối xử đúng với tội
trạng ấy”4. Để duy trì ách thống trị của mình, thực dân Pháp cịn thi hành chính
sách “chia để trị”, hịng “làm nguội được tình đồn kết, nghĩa đồng bào trong
lịng người An Nam và tạo ra những mối xung khắc giữa anh em ruột thịt với
nhau”5. Về cơng lý thì càng không được thực thi, “lẽ phải” đương nhiên thuộc về
người da trắng, vì thế mà bất cứ tên thực dân nào cũng có thể giết chết, tàn sát hoặc
cưỡng dâm người bản xứ; nếu có bị đưa ra tịa thì cũng được tha bổng. “Đó là việc
áp dụng nguyên tắc nhằm bảo tồn bằng mọi cách uy tín của người da trắng trước

bọn da vàng”6.
Thứ tư, V.I. Lênin cũng khẳng định nguyên tắc “Các dân tộc được quyền tự quyết”
trong Cương lĩnh dân tộc của mình. Đó là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy
vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát
triển của dân tộc mình. Thế nhưng, các nước Pháp, Mỹ, Nhật lại luôn muốn đô hộ,
4, 6 Hồ Chí Minh – Tồn tập, Tập 1, Nxb CTQG, H.2011, tr. 11-12.
5 Hồ Chí Minh – Tồn tập, Tập 2, Nxb CTQG, H.2011, tr. 125.
6


đặt ách thống trị, họ ln tìm cách kìm hãm sự phát triển của dân tộc Việt Nam,
cướp đi quyền tự quyết cơ bản của dân tộc ta. Điển hình có thể kể đến việc xâm
phạm quyền tự quyết của dân tộc ta trong lĩnh vực phát triển kinh tế, để phục vụ
cho mục đích chiến tranh của chính quốc, phát-xít Nhật bắt nơng dân nhổ lúa trồng
đay, buộc người dân bán lúa gạo với giá rẻ mạt để chuyển về Nhật. Trước đó, Pháp
cũng tìm cách thu hẹp diện tích canh tác các hoa màu phụ như ngơ, khoai, sắn, để
trồng bông, đay, gai hay cây kỹ nghệ. Cũng chính vì chính sách vơ vét của đế quốc
phát xít Pháp - Nhật đã dẫn tới nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc ta
(1944-1945): Số người chết đói tại các địa phương là khoảng 2 triệu người, tương
đương 10% dân số7. Trong lĩnh vực tôn giáo, Pháp còn xâm phạm quyền tự quyết
của dân tộc ta khi ln muốn áp đặt cơng trình của tơn giáo khơng phải là tôn giáo
truyền thống của người Việt ở một khu đất linh thiêng của Thăng Long cũ như:
Nhà thờ Lớn - một những cơng trình đẹp mà Pháp để lại vẫn còn đến tận bây giờ
cũng được xây dựng nhờ việc Pháp phá nát, đốt chùa Báo Thiên - vốn là một trong
những ngơi chùa cổ kính, đồ sộ, mang bản sắc lịch sử của toàn bộ các thời kỳ
phong kiến Việt Nam. Trong chùa Báo Thiên từng có tháp Báo Thiên vốn là một
trong “An Nam tứ đại khí” - những bảo vật của Việt Nam được cho rằng chứa
“linh khí” của người Việt. Chùa Một Cột - một trong những biểu tượng của Hà
Nội, cơng trình ngàn năm tuổi, cũng đã bị những đội quân người Việt đánh thuê
cho Pháp đặt mìn cho nổ trước khi chúng cút chạy khỏi Hà Nội. Những di sản của

những thế hệ cha ông đi trước (chùa Báo Thiên, chùa Một Cột) đã bị phá hủy. Pháp
sẵn sàng đặt một phiên bản tượng Nữ Thần Tự Do thay cho Tháp Rùa. Đó là thứ
văn minh ngoại lai, dị hợm đạp đổ lên những giá trị truyền thống dân tộc. Mà còn
hàng ngàn bảo vật Việt Nam, bị Pháp cướp trắng và đem trưng bày tại các bảo tàng
tại Pháp hiện tại. Nhưng vẫn cịn rất nhiều người có quan điểm lệch lạc cho rằng
nhờ Pháp mà những bảo vật đó mới được biết đến nhiều hơn. Không những thế,
những “nhà khai hóa” cịn bộc lộ rõ bộ mặt lừa dối và tàn bạo khi thực hiện “chế
độ lính tình nguyện” bằng cách tiến hành những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên
tồn cõi Đơng Dương, đẩy hàng chục vạn người dân Việt Nam phải bỏ mạng nơi
đất khách quê người, trở thành người đóng “thuế máu” cho chúng. Thậm chí,
7 Viện sử học Việt Nam.


chính quyền thực dân đã hành hạ, tra tấn những người trong gia đình họ, cho đến
khi những người trốn lính buộc phải nhận “tình nguyện” tham gia qn đội. Không
những thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ của người dân, thực dân Pháp còn thẳng
tay chém giết những người Việt Nam yêu nước dám đứng lên chống lại sự thống trị
tàn bạo của chúng, tắm các cuộc khởi nghĩa, các phong trào đấu tranh yêu nước
trong biển máu. Các nhà tù khổ sai ở Guyan, Tân Calêđôni, Côn Đảo,... đều đầy ắp
tù chính trị người bản xứ sau những cuộc đàn áp. Súng liên thanh và máy chém đều
chóng vánh buộc những ai “bướng bỉnh”, dám phản kháng lại sự “khai hóa văn
minh” kiểu thực dân phải im hơi lặng tiếng. Như vậy, khi các thế lực đế quốc, thực
dân xâm lược nước ta, nô dịch, áp bức dân tộc ta thì chúng ta thực hiện đấu tranh
để giành độc lập dân tộc, giành lấy bình đẳng dân tộc, thực hiện quyền tự quyết
của dân tộc mình. Do đó, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ,
phát-xít Nhật mà Việt Nam tiến hành chính là cuộc đấu tranh đòi quyền tự quyết
của dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết và đưa nước ta trở thành nước độc
lập tự do.
Hơn nữa, theo Lênin, mục đích của việc thực hiện quyền dân tộc tự quyết là nhằm
bảo đảm bình đẳng dân tộc. Bởi lẽ, quyền này chỉ được nói đến khi có áp bức, bóc

lột dân tộc không thể nào chấp nhận được “chỉ quyết định phân lập ra khi nào sự
áp bức dân tộc và những xung đột dân tộc làm cho cuộc sống chung tuyệt đối
không thể chịu được, làm cho mọi thứ quan hệ kinh tế bị trở ngại”8, do đó việc
thực hiện quyền dân tộc tự quyết là để xóa bỏ tình trạng áp bức dân tộc đang hiện
hữu, thực hiện bình đẳng dân tộc. Theo đó, quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam
được đặt ra khi ấy là có điều kiện. Điều kiện đó chính là khi các thế lực đế quốc,
thực dân xâm lược nước ta, nô dịch, áp bức dân tộc ta và người dân không thể chịu
đựng được cuộc sống đó. Trong Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ II, Đảng ta cũng
đã khẳng định: “Mục đích cuộc kháng chiến của ta hiện nay là thực hiện quyền
dân tộc tự quyết của dân tộc Việt Nam: dân tộc Việt Nam tự quyết định lấy số phận
của mình, tự mình định lấy chế độ mà mình ưa thích. Dân tộc Việt Nam, đa số và
thiểu số, tự giác và tự nguyện đoàn kết chặt chẽ thành một quốc gia để bảo vệ
8 V.I.Lênin: Những vấn đề chính sách dân tộc và chủ nghĩa quốc tế vô sản, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.
83.


quyền đó. Khơng thể đặt vấn đề các dân tộc thiểu số ở Việt Nam tách rời khỏi nước
Cộng hòa dân chủ Việt Nam”9.
Bên cạnh đó, theo V.I.Lênin, trong điều kiện đang có áp bức dân tộc mà khơng nói
đến quyền dân tộc tự quyết tức là ủng hộ cho tình trạng áp bức dân tộc này. Như
vậy, những người có quan điểm sai trái, bênh vực cho Pháp, Mỹ, Nhật cũng chính
là đang ủng hộ cho tình trạng áp bực dân tộc Việt Nam, cần phải lên án mạnh mẽ.
Những người không ủng hộ cho quyền dân tộc tự quyết trong điều kiện đang có áp
bức dân tộc bằng bạo lực chính là những người ủng hộ cho giai cấp thống trị, cho
những dân tộc đi áp bức dân tộc khác: “Nếu chúng ta không đề ra và không cổ
động cho khẩu hiệu quyền phân lập, thì chúng ta sẽ làm lợi không những cho giai
cấp tư sản, mà còn làm lợi cho bọn phong kiến và chế độ chuyên chế của dân tộc
đi áp bức nữa”10; “Không ủng hộ cuộc khởi nghĩa của những vùng bị thơn tính thì
khách quan mà nói, chúng ta trở thành những kẻ tán thành thơn tính” 11; “ vì sự
thơn tính vi phạm quyền dân tộc tự quyết, hay nói cách khác, vì nó là một trong

những hình thức áp bức dân tộc”12; “Phủ nhận quyền tự quyết hay quyền phân lập
thì trên thực tế tất nhiên có nghĩa là ủng hộ những đặc quyền của dân tộc thống
trị”13.
Cuối cùng, thực tiễn lịch sử đã để lại cho chúng ta rất nhiều bài học xương máu.
Có rất nhiều đồng minh khác, từng theo Mỹ, như anh bạn hàng xóm Philippines và
Thái Lan hiện giờ vẫn chưa thể trở thành những cường quốc. Hay như Iraq, Iran,
Palestin, từng rất thân Mỹ, nhưng rồi lại trở thành những kẻ thù. Đài Loan cũng
từng có quan hệ với Mỹ nhưng rồi Mỹ cũng đẩy Đài Loan ra cho Trung Quốc thế
chân trong "Liên Hợp Quốc". Là một quốc gia nhỏ bé, Việt Nam cũng muốn hợp
tác và phát triển. Nhưng đáp lại lời mời mong muốn trở thành bạn bè từ chủ tịch
Hồ Chí Minh, các quốc gia như Pháp và Mỹ, đã đem quân đến đốt phá, đem chất
độc màu da cam đến, dùng bom Napalm, ném bom rải thảm miền Bắc, rồi chia
9 ĐCSVN: Văn kiện Đảng tồn tập, t,12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 140.
10, 13 V.I.Lênin: Toàn tập, t.25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 322, 338.
11, 12 V.I.Lênin: Tồn tập, t.30, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 38, 41.
12
13


cách Việt Nam. Hiện nay, vẫn còn hơn chục quốc gia châu Phi phải nộp "thuế
thuộc địa" cho Pháp, họ vẫn là "lục địa đen" - lục địa có một lịch sử đen tối, bị nô
lệ và đến giờ vẫn phải chịu áp bức.
Từ những phân tích trên đây, ta có thể thấy quan điểm “Việt nam đánh đuổi Pháp,
Mỹ, Nhật là đánh đuổi ba nền văn mình” là quan điểm hoàn toàn sai trái, cần đấu
tranh phản bác và loại bỏ tới cùng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Hồng Chí Bảo (chủ biên), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB
chính trị quốc gia sự thật, 2019.
2. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khảo học
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học,

Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội
3. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa
học (Cao cấp Lý luận Chính trị), Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2019.
4. Hồ Chí Minh – Tồn tập, Tập 1, 2, Nxb CTQG, H.2011.
5. V.I.Lênin: Tồn tập, t.30, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
6. ĐCSVN: Văn kiện Đảng toàn tập, t,12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.
140.
7. V.I.Lênin: Những vấn đề chính sách dân tộc và chủ nghĩa quốc tế vô sản, Nxb
Tiến bộ, Mátxcơva, tr. 83.
8. Nguyễn Văn Trung, Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam: Thực chất và huyển
thoại, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh .
9. Báo điện tử ĐCSVN, Nạn đói 1944 – 1945: Ký ức 60 năm khơng thể phai mờ!,
truy cập ngày 24/5/2022.


10. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, “Thực dân Pháp xâm lược Việt
Nam là khai hóa văn minh” - một luận điệu xuyên tạc, PGS, TS. Lý Việt Quang,
Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Tạp chí Quốc phịng tồn dân,
truy cập ngày 24/5/2022.



×