Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

BÀI tập NHÓM học phần digital marketing đề tài affiliate marketing – doanh nghiệp shopee việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.83 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MARKETING


BÀI TẬP NHÓM
Học phần: Digital Marketing
Đề tài: Affiliate Marketing – Doanh nghiệp Shopee Việt Nam

Thành viên nhóm: 1. Hồng Thị Ly – 11202398
2. Trịnh Mỹ Nga – 11202725
3. Trịnh Ngọc Khôi – 11201962
4. Vi Thanh Việt – 11208470
5. Lê Duy Dương – 11200954
6. Vũ Tùng Chi – 11200636
Lớp học phần: Marketing Công nghệ số (221)_04

Hà Nội, 04/2022

1


MỤC LỤC
I.

GIỚI THIỆU AFFILIATE MARKETING.....................................................................................................4

II.

CÁC THÀNH PHẦN TRONG MƠ HÌNH AFFILIATE MARKETING.......................................................4
1.


Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant)..........................................................................................................4

2.

Nhà phân phối (Affiliate/Publisher)............................................................................................................4

3.

Khách hàng (End User)..............................................................................................................................5

4.

Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network)...........................................................................................5

5.

Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Program)......................................................................................5

III.

CÁC HÌNH THỨC AFFILIATE MARKETING TẠI VIỆT NAM............................................................6

1.

Hình thức CPC (Cost Per Click)...............................................................................................................6

2.

Hình thức CPO (Cost Per Order)..............................................................................................................6


3.

Hình thức CPL (Cost Per Lead)................................................................................................................6

4.

Hình thức CPI (Cost Per Install)..............................................................................................................7

5.

Hình thức CPS (Cost Per Sale).................................................................................................................7

IV.

SHOPEE.....................................................................................................................................................8

1.

Tổng quan về Shopee.................................................................................................................................8

2.

Affiliate Marketing trong Shopee...............................................................................................................8

3.

Đối tượng triển khai và các mạng lưới Affiliate Marketing........................................................................9
-

Triển khai...............................................................................................................................................9


-

Các mạng lưới Affiliate..........................................................................................................................9

4.

Những vấn đề trong vận hành và quản lý..................................................................................................10

5.

Nền tảng quản trị và đo lường..................................................................................................................10

V.

-

Quản trị.................................................................................................................................................10

-

Đo lường...............................................................................................................................................11

CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SOCIAL MEDIA.....................................................................11
1.

Lựa chọn mục tiêu social media phù hợp..................................................................................................11

2.


Phân tích khách hàng................................................................................................................................12

3.

Phân tích đối thủ cạnh tranh.....................................................................................................................12

4.

Kiểm tra lại hệ thống mạng xã hội hiện có...............................................................................................12

5.

Thiết lập tài khoản và hồn thiện hồ sơ doanh nghiệp..............................................................................13

6.

Xây dựng lịch nội dung cho social media.................................................................................................13

7.

Đánh giá và điều chỉnh chiến lược............................................................................................................13

VI.

CÁCH SỬ DỤNG TIẾP THỊ LIÊN KẾT TRÊN KÊNH NGƯỜI BÁN...................................................14
2


1.


Tiếp thị liên kết diễn ra & hoạt động như thế nào.....................................................................................14

2.

Quy trình sử dụng tiếp thị liên kết trên kênh người bán............................................................................14

VII.
HỘI

TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH AFFILIATE CỦA SHOPEE TRÊN CÁC NỀN TẢNG MẠNG XÃ
14

VIII.

HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH TIẾP THỊ LIÊN KẾT CỦA SHOPEE......................................................15

1.

Điều khoản và điều kiện..........................................................................................................................15

2.

Chính sách...............................................................................................................................................15

3.

Quản lý.....................................................................................................................................................18

4.


Cơng cụ....................................................................................................................................................19

5.

Cách thức hoạt động................................................................................................................................20

3


I.

GIỚI THIỆU AFFILIATE MARKETING

Affiliate marketing theo hiệp hội marketing Hoa Kỳ (AMA) tiếp thị liên kết là hoạt
động quảng cáo dựa trên hiệu quả, các doanh nghiệp sẵn sàng trích một phần lợi
nhuận và trả tiền cho mỗi đơn hàng mà các nhà cung cấp tạo ra được.
Theo shopee, tiếp thị liên kết hay còn gọi là “Affiliate marketing”, là hình thức
quảng bá sản phẩm, dịch vụ của các cơng ty (shopee Vietnam), thông qua các trang
mạng của đối tác quảng bá (là chính các bạn) đến người tiêu dùng cuối cùng. Hay
nói cách khác bạn sẽ đóng vai trị trung gian, giới thiệu người mua hàng tiềm năng
đến với shopee. Bạn sẽ nhận được khoản hoa hồng từ chính shopee khi người mua
hàng ghé thăm trang mạng của bạn, được dẫn đến shopee, và thực hiện hồn tất
thanh tốn đơn hàng.
II.
CÁC THÀNH PHẦN TRONG MƠ HÌNH AFFILIATE MARKETING
1. Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant)
Những cá nhân hay doanh nghiệp có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ từ mọi
ngành kinh doanh như: hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm, thời gian, điện tử,…và
các dịch vụ như giáo dục, làm đẹp, tài chính,…
Nhà cung cấp phải đáp ứng yêu cầu về nguồn hàng và chất lượng sản phẩm như

cam kết tùy theo chính sách của nhà phân phối.
Đứng từ góc nhìn của nhà cung cấp hàng hóa, hình thức Affiliate Marketing như
một kênh phân phối nhưng lại đơn giản, các khâu làm việc không phức tạp. Chỉ
cần một banner được thiết kế sẵn với đầy đủ thông tin về sản phẩm là đã có thể
quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Và chỉ khi bán được hàng mới cần chia sẻ
hoa hồng cho nhà phân phối.
2. Nhà phân phối (Affiliate/Publisher)
Những tổ chức, cá nhân sở hữu website với lượng truy cập lớn, ổn định và uy tín.
Những tổ chức, cá nhân có khả năng chạy quảng cáo, có tỷ lệ chuyển đổi từ CPM,
CPC sang CPA cao.
Những tổ chức, cá nhân có sử dụng MMO và muốn có thêm lợi nhuận từ Affiliate
Marketing.
4


Nhà phân phối là người hiểu rõ tập khách hàng – những người ghé website của họ
nhiều nhất, họ biết được thời điểm nào lượng truy cập cao với khả năng convert
hiệu quả. Tận dụng lợi thế đó, họ truy cập vào Platform của nhà cung cấp và kéo
những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với tập khách hàng của họ về website của mình.
Khi khách hàng ghé vào website của nhà phân phối và click về website của nhà
phân phối, phát sinh hành động mua, nhà phân phối sẽ được nhận hoa hồng.
Nếu như một ngày, bạn đang đọc review sách trên website nào đó, bỗng dưng
xuất hiện những banner quảng cáo sách của Tiki thì rất có thể đó chính là hình
thức Affiliate Marketing. Trong đó, Tiki đóng vai trò là nhà Cung cấp và Website
bạn ghé thăm là nhà phân phối.
Tùy vào chính sách, điều kiện trong thỏa thuận, hình thức thanh tốn giữa nhà
phân phối và nhà cung cấp sẽ khác nhau (CPS, CPL,…)
3. Khách hàng (End User)
Là những người dùng cuối cùng, những người sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhà
cung cấp hoặc hành động khác mà nhà cung cấp yêu cầu.

4. Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network)
Là nền tảng trung gian giúp kết nối nhà phân phối và nhà cung cấp với nhau, giúp
nhà phân phối theo dõi, đánh giá hiệu quả của việc quảng cáo, bán hàng, đồng
thời còn là nơi cung cấp nền tảng kỹ thuật như link quảng cáo, banner,… và thanh
toán hoa hồng cho nhà phân phối.
5. Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Program)
Là hệ thống tiếp thị liên kết do nhà cung cấp sản phẩm đưa ra, họ có thể trực tiếp
quản lý hoặc thuê đối tác chuyên cung cấp phần mềm quản lý, thống kê hoạt động
tiếp thị liên kết.
Dưới đây là một mô hình Affiliate Marketing đơn giản của Accesstrade

5


III. CÁC HÌNH THỨC AFFILIATE MARKETING TẠI VIỆT NAM
1. Hình thức CPC (Cost Per Click)
CPC là viết tắt của cụm Cost Per Click tức là chi phí cho mỗi lần nhấp chuột, hình
thức này rất phổ biến trong mơ hình tiếp thị liên kết. Đồng thời đây cũng là hình
thức rất đơn giản và dễ triển khai, nhà cung cấp sẽ thanh toán hoa hồng cho các
Publisher dựa trên lượt click của khách hàng vào link, website của Advertiser.
Tuy nhiên, do hình thức này cũng rất dễ gian lận, nên thơng thường các nhà
Advertiser am hiểu về mơ hình tiếp thị liên kết hiện nay thường hạn chế tối đa
nhất cách thức này đối với các đối tác của mình.
2. Hình thức CPO (Cost Per Order) 
CPO sẽ là hình thức tính hoa hồng trên giá của mỗi đơn hàng, cho đến nay Cost
Per Order vẫn được đánh giá là cách làm Affiliate Marketing hiện đại và có tính
bền vững lâu dài. Chỉ cần khách hàng xác nhận việc đặt mua đơn hàng thơng qua
link mà bạn cung cấp thì hoa hồng của bạn sẽ được tính. Đương nhiên, thời gian
xét duyệt và nhận hoa hồng của hình thức này sẽ lâu hơn CPC. Nhưng ngay cả
khi, khách hàng có trả lại đơn hàng thì hoa hồng của bạn cũng sẽ khơng bị mất đi.

3. Hình thức CPL (Cost Per Lead)
6


 
Cost Per Lead là hình thức tiếp thị liên kết được tính là thành cơng được tính trên
các lead khách hàng được tạo thành cơng. Tùy theo mục đích của mỗi Advertiser,
lead ở đây có thể là thơng tin khách hàng, khảo sát, điền form trả lời,… Nhưng
không phải khách hàng cứ điền xong là bạn được tính hoa hồng, các thông tin
điền cần phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu của Advertiser được xác nhận chi tiết.
Hiện nay có một số mạng lưới tiếp thị liên kết rất lớn đang sử dụng hình thức này,
điển hình nhất có lẽ phải kể đến Topica.
4. Hình thức CPI (Cost Per Install) 
CPI - Cost Per Install – hình thức tiếp thị liên kết được tính phí hoa hồng dựa trên
mỗi lượt khách hàng cài đặt ứng dụng của nhà cung cấp. Thông thường các nhà
cung cấp thiên về mảng ứng dụng như game, mua sắm,… và chung chung nói đến
các đơn vị sản xuất, phát triển phần mềm sẽ sử dụng hình thức tiếp thị này. Hoa
hồng sẽ được tính bằng mỗi lượt tải app thành cơng, tuy rằng có vẻ khó hơn với
những hình thức trên nhưng phí hoa hồng mà Publisher nhận được cũng khơng hề
nhỏ chút nào.
5. Hình thức CPS (Cost Per Sale)

7


 
Hình thức CPS - Cost Per Sale – Lúc này hoa hồng sẽ được tính trên mỗi một đơn
hàng thành công, tức là chỉ khi khách hàng mua và thanh tốn bạn mới có thể
nhận được tiền hoa hồng của mình. Cách này có điểm khác nhất định so với Cost
Per Order mà bạn vừa tìm hiểu, nếu như cách này chỉ cần khách hàng đặt mua là

bạn đã nhận được hoa hồng. Nhưng CPS lại bắt buộc phải đến khi khách hàng
thanh tốn, chưa kể có rất nhiều rủi ro khác như khách khơng thanh tốn, hồn
hàng,…
IV. SHOPEE
1. Tổng quan về Shopee
Shopee là trang thương mại điện tử mua sắm, nó được lập ra bởi tập đồn SEA
của Forrest Li ở Singapore vào năm 2015. Nó chính là một cái chợ Online, là
trung gian kết nối giữa người mua và người bán, giúp hoạt động kinh doanh
online trở nên dễ dàng hơn. Ở đó người bán đăng tải các thông tin về sản phẩm và
dịch vụ mà không cần người tư vấn hay vận chuyển, đồng thời người mua cũng
tiếp cận được các thông tin ấy một cách trực quan mà khơng cần đến cửa hàng. Và
shopee chính là nơi có chương trình tiếp thị liên kết, khơng chỉ giúp người bán
được nhiều hàng hơn qua các đường liên kết ( đường link) mà cịn giúp những
người có sức ảnh hưởng kiếm tiền thông qua các mức hoa hồng của chương trình.
2. Affiliate Marketing trong Shopee
- Shopee sẽ tối ưu hoá được dữ liệu khách hàng và hành vi của người dùng từ nhiều
nguồn lưu lượng truy cập. Các phần mềm theo dõi chuyên nghiệp hiện nay đã hỗ
8


trợ rất tốt điều này, giúp Shopee nắm bắt được mọi khía cạnh. Khơng chỉ theo dõi
mà cịn phân tích về nhận thức của khách hàng cho tới quá trình chuyển đổi của
người dùng. Tất cả đều được kiểm tra và giám sát quản lý một cách chặt chẽ. Bên
cạnh đó, mơ hình affiliate marketing cịn có ưu điểm đó là hạn chế lãng phí doanh
thu, gian lận và thiếu minh bạch. So với các hình thức quảng cáo khác như PPC,
influencer, hay quảng cáo truyền thống vẫn gặp nhiều khó khăn khi theo dõi hay
tình trạng gian lận vẫn diễn ra.
- Quảng cáo affiliate marketing giúp làm tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng Có
khoảng 20% nhà quảng cáo đã tham gia vào cuộc khảo sát của Forrester Research
do PepperJam thực hiện. Kết quả cho thấy affiliate marketing (tiếp thị liên kết)

thu hút lượt khách hàng cao nhất trong số các kênh quảng cáo hiện nay. Bên cạnh
đó 33% nhà tiếp thị liên kết khác cũng tin rằng các chương trình khuyến mãi của
tiếp thị liên kết thu hút khách hàng tốt nhất và 42% chia sẻ đây là mơ hình rất
thành cơng
- Shopee sẽ hiểu được khách hàng cần gì và họ muốn gì để đưa ra những nội dung
kích thích người tiêu dùng trong mỗi giai đoạn mua hàng.Đó có thể là những bài
đánh giá, review, cung cấp mã voucher….
3. Đối tượng triển khai và các mạng lưới Affiliate Marketing
- Triển khai




-

Đối với người bán:
Shopee cho phép người bán hàng sử dụng nền tảng của mình để đăng bán các mặt
hàng. Mỗi tháng, mức phí mà người bán phải chi trả cho Shopee là 1-2% doanh
thu (nếu shop khơng có doanh thu, mức phí này sẽ được Shopee miễn trả). 
Đối với KOL:
KOL sẽ thực hiện các hoạt động sáng tạo nội dung với mục đích cuối cùng là để
người dùng click vào link mua hàng và đặt đơn hàng thành công
Mỗi đơn hàng thành công, KOL sẽ được shopee trả mức phí hoa hồng từ 1-25%
tùy từng ngành hàng. 
Mức hoa hồng mà KOL nhận được với đơn hàng thành công từ khách hàng mới sẽ
cao hơn mức đối với KH cũ.
Các mạng lưới Affiliate

Hiện nay, Shopee hợp tác với hơn 52 nghìn đối tác tiếp thị liên kết; trong đó, hơn 45
nghìn đối tác KOLs và hơn 7 nghìn đối tác mạng lưới

9


4. Những vấn đề trong vận hành và quản lý
Trong khi vận hành mạng lưới Affiliate, có thể xảy ra một số trở ngại cho cả nhà
phân phối và người làm Affiliate như việc các phần mềm, đường link có thể bị
can thiệp, làm giả giúp cho lượt click hoặc lượt điền biểu mẫu được thực hiện tự
động, nhờ đó qua mặt bên cần quảng cáo nếu đối tác triển khai tiếp thị liên kết đó
khơng đáng tin cậy. Việc muốn tối đa lợi nhuận nhanh chóng cũng khiến cho
những người tiếp thị cố gắng tìm cách vi phạm bảo mật, theo dõi người dùng, ăn
cắp dữ liệu hoặc nhồi nhét những quảng cáo phiền phức ở mọi nơi.
Vậy để giảm thiểu nguy cơ này diễn ra, Shopee cần cẩn trọng trong việc triển khai
và quản lý mạng lưới liên kết nhằm đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên.
5. Nền tảng quản trị và đo lường
- Quản trị
+ Cookies sẽ được nền tảng lưu lại 7 ngày. Trong vịng 7 ngày này, nếu đơn hàng
được đặt thành cơng (successful order) thì KOL sẽ nhận được hoa hồng. Sau 7
ngày, cookies sẽ bị xóa và KOL khơng nhận được hoa hồng.
+ Quy luật “First successful order”: KOL sẽ chỉ nhận được hoa hồng cho đơn đặt
hàng thành công đầu tiên của khách hàng. Có nghĩa là, cho dù khách hàng đó có
đặt đơn lần 2 hay lần 3 sau đó nữa, KOL cũng sẽ chỉ nhận 1 lần hoa hồng. Đơn
hàng được ghi nhận cho KOL nào có đường link cuối cùng được khách hàng truy
cập vào.
+ Mỗi KOL khi làm Affiliate tại Shopee đều phải đăng ký nền tảng sẽ dùng (eg:
TikTok, Youtube, Facebook...). Nếu KOL làm mảng Tiktok mà lại sử dụng nền
10


tảng FB để đưa link sản phẩm thì mọi đơn đặt hàng đều khơng được chấp nhận
tính hoa hồng. Nền tảng của Shopee sẽ quản lý mọi hành động này.

+ Các đơn hàng không được chấp nhận nếu phát hiện ra các dấu hiệu gian lận.
- Đo lường
1. Đối với KOC (Key Opinion Consumer)
 Shopee Việt Nam liên kết với Partnerize - là đối tác chiến lược cung cấp dịch
vụ ghi nhận và quản lý đơn hàng tiếp thị. Với Partnerize, Shopee có thể trực
tiếp theo dõi các đơn hàng tiếp thị liên kết thông qua các link tracking được
publisher tạo từ hệ thống này, sau đó tiến hành đối soát và thanh toán tiền hoa
hồng cho các đối tác một cách chính xác, minh bạch và nhanh chóng.
 Partnerize cung cấp các chỉ số đo lường cụ thể như sau:
+ Click: tổng số lần click vào link 
+ Conversion: tổng số đơn hàng phát sinh
+ Commission: tổng số tiền hoa hồng
+ Order value: tổng giá trị đơn hàng phát sinh
+ Earning: chỉ số được tính bằng tổng doanh thu chia số lần click
2. Đối với KOL (Key Opinion Leader)
 Shopee cung cấp cho KOL tài khoản tại web: affiliate.shopee.vn
 Người dùng (KOL) được tra cứu các thông tin, chỉ số về lượt truy cập link, số
đơn hàng thành công, số tiền hoa hồng…
 Tuy nhiên, do chính sách khách hàng phải đặt đơn hàng thành công KOL mới
được hưởng hoa hồng; nên chỉ số được sử dụng để đo lường lượng hoa hồng
được chiết khấu cho KOL là CPS (Cost Per Sale)
V.
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SOCIAL MEDIA
1. Lựa chọn mục tiêu social media phù hợp
Mỗi mục tiêu nên có những đặc điểm như sau:
 Specific (Riêng biệt)
 Measurable (Có thể đo lường)
 Attainable (Có thể đạt được)
 Relevant (Thích hợp)
 Time-bound (Có thời hạn). 

 Theo dõi các chỉ số có liên quan
Tập trung vào lượt tương tác, nhấp chuột và tỷ lệ chuyển đổi để có thể theo dõi các
mục tiêu khác nhau cho các mạng xã hội khác nhau, hoặc thậm chí các mục đích sử
dụng khác nhau cho mỗi mạng.
11


Mục tiêu truyền thông xã hội phải phù hợp với mục tiêu tiếp thị tổng thể.
2. Phân tích khách hàng
Biết khán giả của bạn là ai và họ muốn xem gì trên mạng xã hội là chìa khóa quan
trọng. Bằng cách đó, bạn có thể tạo nội dung mà họ sẽ thích, muốn nhận xét và chia
sẻ. Điều này cũng rất quan trọng nếu bạn muốn biến những người theo dõi trên mạng
xã hội thành khách hàng cho doanh nghiệp của mình.
Khi nói đến khách hàng mục tiêu của mình, bạn nên tìm hiểu những tiêu chí như:
 Tuổi tác
 Vị trí
 Thu nhập bình qn
 Chức danh cơng việc hoặc ngành nghề
 Sở thích
Tìm hiểu về khán giả trung thành, người theo dõi và khách hàng như những người
thực với mong muốn và nhu cầu thực sự, đồng thời sẽ biết cách nhắm mục tiêu và thu
hút họ trên mạng xã hội.
3. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích cạnh tranh cho phép bạn hiểu đối thủ cạnh tranh là ai và họ đang làm gì
tốt (hoặc khơng tốt lắm). Bạn sẽ hiểu rõ về những gì được mong đợi trong ngành
của mình, điều này sẽ giúp bạn đặt ra các mục tiêu social media của riêng
mình.Từ đó, có thể phát hiện ra các cơ hội.
Sử dụng social media listening-Social listening là một cách khác để theo dõi đối
thủ cạnh tranh. Thực hiện tìm kiếm tên cơng ty của đối thủ cạnh tranh, xử lý tài
khoản và các từ khóa có liên quan khác trên mạng xã hội. Tìm hiểu những gì họ

đang chia sẻ và những người khác đang nói gì về họ.
4. Kiểm tra lại hệ thống mạng xã hội hiện có
Nếu bạn đang sử dụng mạng xã hội, hãy ghi lại những nỗ lực của bạn. Hãy tự hỏi
mình những câu hỏi sau đây:
 Điều gì hiệu quả và điều gì khơng?
 Ai đang tương tác với bạn?
 Đối tượng mục tiêu của bạn sử dụng mạng nào?
 Sự hiện diện trên mạng xã hội của bạn so với đối thủ như thế nào?
 Khán giả của tơi có ở đây khơng?
 Nếu vậy, họ đang sử dụng nền tảng này như thế nào?
12




Tơi có thể sử dụng tài khoản này để giúp đạt được mục tiêu của mình khơng?

5. Thiết lập tài khoản và hoàn thiện hồ sơ doanh nghiệp
Khi quyết định sử dụng mạng xã hội nào, cần xác định chiến lược của mình cho từng
mạng. Khi đã quyết định nên tập trung vào mạng nào, đã đến lúc tạo hồ sơ của mình.
Hoặc cải thiện sự hiện diện của mình trên mạng xã hội đó để chúng phù hợp với
chiến lược.
 Đảm bảo bạn điền vào tất cả các trường hồ sơ
 Điền các từ khóa mọi người sẽ sử dụng để tìm kiếm doanh nghiệp của bạn
 Sử dụng thương hiệu nhất quán (biểu trưng, hình ảnh, v.v.) trên các mạng xã
hội để hồ sơ của bạn dễ nhận biết
6. Xây dựng lịch nội dung cho social media
Đặt lịch đăng bài, thông qua các công cụ ( vd trên fb có business tools)
– Xác định kết hợp nội dung phù hợp
Bạn có thể quyết định rằng:

 50% nội dung sẽ thúc đẩy lưu lượng truy cập trở lại trang web của bạn
 25% nội dung sẽ được tuyển chọn từ các nguồn khác
 20% nội dung sẽ hỗ trợ các mục tiêu tạo khách hàng tiềm năng (đăng ký bản
tin, tải xuống sách điện tử, v.v.)
 5% nội dung sẽ là về văn hóa cơng ty 
Đặt các loại bài đăng khác nhau này trong lịch nội dung của bạn sẽ đảm bảo bạn duy
trì sự kết hợp phù hợp.
Nếu bạn đang bắt đầu từ đầu và bạn không chắc chắn loại nội dung nào cần đăng,
hãy thử quy tắc 80-20:
 80% bài đăng của bạn phải thơng báo, có tính giáo dục hoặc giải trí cho khán
giả của bạn
 20% có thể trực tiếp quảng bá thương hiệu của bạn.
7. Đánh giá và điều chỉnh chiến lược
- Xem xét các chỉ số hiệu suất
Ngồi số liệu phân tích trong mỗi mạng xã hội, bạn có thể sử dụng các thông số
UTM để theo dõi khách truy cập xã hội khi họ di chuyển vào trang web của bạn,
vì vậy bạn có thể biết chính xác bài đăng nào mang lại nhiều lưu lượng truy cập
nhất cho trang web của mình.
- Đánh giá lại, kiểm tra và làm lại tất cả
13


Đánh giá lại chiến lược của mình một cách thường xuyên, kiểm tra các bài đăng,
chiến dịch và chiến lược khác nhau 
- Các cuộc khảo sát cũng có thể là một cách tuyệt vời để tìm hiểu xem chiến lược
của bạn đang hoạt động tốt hay không. 
- Thay đổi kịp thời để có thể phản ánh tốt hơn các mục tiêu, công cụ hoặc kế hoạch
mới.
VI. CÁCH SỬ DỤNG TIẾP THỊ LIÊN KẾT TRÊN KÊNH NGƯỜI BÁN
1. Tiếp thị liên kết diễn ra & hoạt động như thế nào

o Bước 1: Người bán cài đặt chiến dịch trên Kênh Người Bán. 
o Bước 2: Đối tác tiếp thị liên kết nhận ưu đãi chiến dịch từ nền tảng liên kết.
Các đối tác tiếp thị liên kết tạo nội dung để quảng cáo các ưu đãi đã chọn
o Bước 3: Người mua nhấp vào nội dung và hoàn tất việc mua hàng
o Bước 4: Nền tảng tiếp thị liên kết của Shopee ghi lại chi tiết giao dịch
o Bước 5: Người bán trả tiền hoa hồng cho các giao dịch thành công và hợp
lệ
2. Quy trình sử dụng tiếp thị liên kết trên kênh người bán
Có 5 bước để bắt đầu sử dụng Tiếp thị Liên kết trên Kênh Người Bán:
Bước 1: Người bán có thể đăng ký tham gia bằng cách đăng nhập Kênh Người Bán
> chọn Tiếp thị liên kết tại trang Kênh Marketing > chọn Bắt đầu > chọn Đồng ý
Bước 2: Người bán tạo và thiết lập chiến dịch mới.
Bước 3: Các đối tác sẽ lựa chọn các chiến dịch trực tiếp trên kênh tiếp thị liên kết
của Shopee và bắt đầu quảng cáo.
Bước 4: Báo Cáo Hiệu Quả Chiến Dịch - Các đơn hàng được chuyển đổi cập nhật
trực tiếp trên Kênh Người Bán.
Bước 5: Xác Thực & Thanh Toán
 Việc xác thực được thực hiện bởi hệ thống và Người bán có thể thấy chi tiêu
đã được xác thực trên Kênh Người Bán
 Khoản thanh toán sẽ được trừ hàng tháng từ ví của Người bán
VII. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH AFFILIATE CỦA SHOPEE TRÊN CÁC
NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI
KOLs Affiliate là chương trình do Shopee phối hợp với các bạn KOLs sở hữu
các nền tảng như Facebook, YouTube, Instagram, Tiktok về các lĩnh vực như
14


Lifestyle, Vlog, Food Review, Beauty tips, ... bằng cách tham gia chia sẻ link
sản phẩm của Shopee trên các kênh mình đang sở hữu để nhận mức hoa hồng
cao gấp đôi so với mức thông thường mà không cần phụ thuộc vào việc

booking từ các nhãn hàng hay doanh thu từ YouTube hoặc các kênh social
khác.

VIII. HỢP TÁC CHƯƠNG TRÌNH TIẾP THỊ LIÊN KẾT CỦA SHOPEE
1. Điều khoản và điều kiện 
 Điều khoản và Điều kiện hợp tác Chương trình Tiếp thị liên kết của Shopee Việt
Nam này (Thỏa thuận hợp tác) được thiết lập và tham gia giữa Công ty TNHH
Shopee (“Shopee” hoặc “chúng tôi”), và KOLs (“Bên Liên Kết”, đơn vị đăng ký
tham gia trở thành đối tác KOL Affiliate của Shopee). Các chính sách và điều
khoản trong Thỏa thuận hợp tác này được áp dụng khi KOLs tham gia vào
(“Chương trình Affiliate”).
 Mỗi chiến dịch Affiliate (“Chiến dịch” hoặc “Offer”) được dẫn tới một trang đích
cụ thể cho Chiến dịch đó (“Trang đích bán hàng”) và có thể chứa các chính sách
và điều khoản bổ sung, và là một phần của Thỏa thuận hợp tác này. Bằng việc nộp
đơn đăng ký hoặc tham gia vào một Chiến dịch, Bên Liên Kết hoàn toàn đồng ý
với tất cả điều khoản và điều kiện hợp tác trong Thỏa thuận hợp tác này.
2. Chính sách 
15




Quan hệ Hợp Tác giữa Shopee và Bên Liên Kết về việc đăng tải các Tài liệu
quảng cáo của Shopee chỉ được xác lập thơng qua quy trình đăng ký trên Hệ
thống của Shopee. Bên Liên Kết phải gửi Mẫu đơn đăng ký để tham gia vào
Chương trình Tiếp thị liên kết của Shopee thông qua Hệ thống của Shopee, theo
đó đồng ý với các điều khoản, điều kiện Hợp tác này.
2.1. Bên Liên Kết chỉ được tham gia Chương trình Tiếp thị Liên Kết Shopee với 1
trong 3 hình thức đăng ký dưới đây:






Cá nhân chưa có gian hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, và đạt tiêu
chuẩn KOL của Shopee (Chương trình liên kết tiếp thị dành cho người có
sức ảnh hưởng – KOL Affiliate).
Cá nhân đã có gian hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee (Chương trình
liên kết tiếp thị dành cho người bán – Seller Affiliate)
Tổ chức sở hữu đơn vị liên kết thứ cấp thực hiện Chương trình Tiếp thị
Liên kết Shopee

2.2. Trường hợp bên liên kết tham gia hơn 1 Chương trình Tiếp Thị Liên Kết
Shopee được nêu ở mục 2.1, Bên liên kết sẽ được yêu cầu chọn tham gia 1
chương trình trong thời gian 5 ngày làm việc, và Shopee sẽ đóng những tài khoản
liên kết cịn lại.
Quy trình đăng ký tham gia:

2.3. Cách tính hoa hồng hàng tháng:
Ngồi mức hoa hồng cơ bản tùy theo từng ngành hàng bán được, KOLs sẽ được
nhận thêm hoa hồng thưởng nếu đạt được doanh số yêu cầu mỗi tháng hoặc hoa
hồng thưởng thêm từ các thương hiệu tham gia chương trình Ưu đãi thương hiệu.
Cụ thể như sau:
16


a. Thưởng thêm theo doanh số bán hàng:
Thưởng doanh số bán hàng sẽ tăng từ 10% thành 20% mỗi tháng khi KOL có từ
1.000 đơn hàng mỗi ngày trở lên.


Nhằm khuyến khích thúc đẩy doanh số, Shopee sẽ có mức thưởng thêm hoa
hồng dựa trên các sản phẩm bán ra từ các nhãn hàng.
 Các chương trình thưởng thêm sẽ được thông báo vào đầu mỗi tháng đến
từng KOL thông qua email của Shopee Affiliate.
a. Tổng thu nhập mỗi tháng sẽ được tính như sau:


Tổng doanh thu trong tháng = Hoa hồng gốc phát sinh trong tháng + Thưởng
thêm hoa hồng mỗi tháng theo nhãn hàng + Thưởng doanh số
b. Tỷ lệ hoa hồng theo ngành hàng:

17


c. Gói nhiệm vụ tân binh:
Những KOL đăng ký và tham gia thành cơng chương trình KOL Affiliate từ ngày
05/07/2021 sẽ được đăng ký tham gia Gói nhiệm vụ
Tân Binh phiên bản mới với nhiều phần thưởng hấp dẫn hơn.
Cấp độ phần thưởng sẽ phân theo mức follower KOLs đang sở hữu (chi tiết ở
bảng bên dưới):

3. Quản lý
18


3.1. Phạm vi công việc là việc Bên Liên Kết tham gia vào các Chương trình Tiếp
thị liên kết và quảng bá cho Shopee dựa trên Hệ thống của Shopee. Shopee sẽ
chọn lọc và cung cấp các Tài liệu Quảng cáo có sẵn cho Bên Liên Kết với vai trị
một nhà quảng cáo trên Hệ thống của Shopee. 
3.2. Bên Liên Kết phải chịu trách nhiệm cho việc đưa các Tài liệu Quảng cáo lên

Kênh truyền thông đã đăng ký trong Chương trình Liên kết Shopee. Căn cứ vào
các quyền của Shopee quy định tại Thỏa thuận Hợp tác này, Bên Liên Kết được
tồn quyền quyết định có đưa tài liệu quảng cáo của Shopee lên Kênh truyền
thông của Bên Liên Kết hay không và trong thời gian bao lâu, trừ khi Shopee có
yêu cầu khác. Bên Liên Kết sẽ được quyền gỡ bỏ các Tài liệu Quảng cáo này bất
cứ lúc nào. Bên Liên Kết chỉ được phép đưa các tài liệu quảng cáo của Shopee lên
Kênh Quảng cáo với điều kiện những Kênh Quảng cáo này đã được chấp thuận
bởi Shopee.
3.3. Đổi lại cho những Đơn hàng Thành công, Bên Liên Kết sẽ được nhận hoa
hồng từ Shopee, dựa trên mức độ và giá trị thực của dịch vụ. 
3.4. Chương trình Liên kết sẽ khơng thiết lập bất cứ quan hệ nào giữa Các Bên
nằm ngoài phạm vi Thỏa thuận Hợp tác này. 
3.5. Các điều khoản và điều kiện riêng của Bên Liên Kết cần phải có sự chấp
thuận bằng văn bản của Shopee và do đó, sẽ khơng được áp dụng ngay cả khi
Shopee khơng phản đối tính hợp lệ của những điều khoản và điều kiện này.
3.6. Shopee và Bên Liên Kết đồng ý rằng việc theo dõi và báo cáo sẽ được tiến
hành bởi Hệ Thống của Shopee bằng cách sử dụng Cookies trên trình duyệt của
người dùng để truy ngược giao dịch về Bên Liên Kết và sử dụng thiết bị hoặc
phần mềm định danh để theo dõi giao dịch được thực hiện ở Sàn giao dịch thương
mại điện tử.
3.77. Một giao dịch Bên Liên Kết được hưởng hoa hồng là giao dịch có nhấp
chuột cuối cùng theo Nguyên Tắc Nhấp Chuột Cuối Cùng. 
3.8. Cookies sẽ tồn tại trong vịng 30 ngày.
4. Cơng cụ
19







Mỗi KOL khi đăng ký thành cơng chương trình trình tiếp thị liên kết của shopee
sẽ được cấp một tài khoản và đăng nhập vào hệ thống của chương trình tại:

Mọi hoạt động của KOL sẽ được thực hiện tại trang web trên như: lấy link, lấy
link hàng loạt, custom link, theo dõi báo cáo chuyển đổi, báo cáo click,
dashboard,...
5. Cách thức hoạt động



Youtube:

20






Facebook:

Instagram:

21


22




×