Tải bản đầy đủ (.docx) (128 trang)

Lạm phát và kiểm soát lạm phát việt nam trong giai đoạn hiện nay (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

HÀ QUỐC THẮNG

LẠM PHÁT VÀ KIỂM SOÁT
LẠM PHÁT VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh, năm 2009


HÀ QUỐC THẮNG

LẠM PHÁT VÀ KIỂM SOÁT
LẠM PHÁT VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ TÀI
CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ :
60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA
HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN
HOA

TP.Hồ Chí Minh, năm 2009




MỤC LỤC
Trang bìa Lời
cam đoan
Danh mục các bảng, biểu đồ, hình vẽ
Danh mục từ viết tắt
Lời mở đầu
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT
1.1. Khái niệm lạm phát.............................................................................................1
1.2. Phân loại lạm phát...............................................................................................2
1.3. Một số chỉ tiêu đo lường lạm phát......................................................................4
1.3.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI-Consumer Price Index)...................................4
1.3.2. Chỉ số điều chỉnh (GDP-General Dosmetic Product)...............................5
1.4. Nguyên nhân và tác động của lạm phát.............................................................6
1.4.1. Nguyên nhân của lạm phát.......................................................................6
1.4.2. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế..............................................7
1.5. Kinh nghiệm trong kiểm soát lạm phát trên thế giới.............................................13
1.5.1. Kinh nghiện kiểm soát lạm phát của Trung Quốc............................................13
1.5.2. Kinh nghiện kiểm sốt lạm phát của Mỹ..........................................................17
1.5.3. Kinh nghiệm kiểm sóat lạm phát của Hàn Quốc..............................................19
1.5.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam..................................................................21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ LẠM PHÁT VÀ KIỂM SỐT LẠM PHÁT Ở
VIỆT NAM
2.1. Lạm phát và kiểm sốt lạm phát giai đoạn 2000-2005..................................25


2.1.1. Tình hình lạm phát và kiểm sốt lạm phát.............................................. 25
2.1.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát.................................................................27

2.1.2.1. Xét trên góc độ tiền tệ..............................................................27
2.1.2.2. Xét trên góc độ cầu kéo............................................................ 30
2.1.2.3. Xét trên góc độ chi phí đẩy....................................................... 34
2.1.3. iện pháp kiểm soát lạm phát................................................................... 35
2.2. Lạm phát và kiểm soát lạm phát giai đoạn 2006-2008.................................... 36
2.2.1. Thực trạng và nguyên nhân.................................................................... 36
2.2.2. iện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ.............................................44
2.3. Lạm phát và kiểm soát lạm phát những tháng đầu năn 2009........................47
2.3.1.Tình hình lạm phát và nguyên nhân........................................................47
2.3.2.Nguy cơ tái lạm phát và nguyên nhân..................................................... 49
2.4. Đánh giá kiềm chế lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua....................51

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN HẬU HOẢNG
3.1. Định hướng trong kiểm soát lạm phát thuộc nền kinh tế Việt Nam...............58
3.1.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến 2015.............58
3.1.2. Định hướng của chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát trong thời gian tới60
3.2. Dự đoán lạm phát năm 2009 và thời gian tới................................................... 64
3.3. Giải pháp kiểm sốt lạm phát...........................................................................68
3.3.1. Giải pháp về phía chính phủ...................................................................... 70
3.3.1.1. Chống những hành vi trục lợi.................................................... 70
3.3.1.2. Cải cách tiền lương................................................................... 72
3.3.1.3. Cải cách hành chính.................................................................. 73


3.3.1.4. Xây dựng một quy chế quản lý giá cả hợp lý............................73
3.3.2. Giải pháp từ phía ngân hàng nhà nước....................................................... 77
3.3.3. Những giải pháp hỗ trợ đồng bộ...............................................................81
3.3.4. Giải pháp về phía doanh nghiệp.................................................................84
3.3.4.1. anh nghiệp tiết kiệm, (cắt giảm) chi phí.................................... 84

3.3.4.2. Xây dựng và hoạch định chiến lược phát triển lâu dài...............85
3.3.4.3. anh nghiệp cần sử dụng các cơng cụ phịng chống rủi ro ... 86
KẾT LUẬN............................................................................................................... 87


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

ADO

Triển vọng phát triển Châu Á

CSHT

Chính sách hỗ trợ

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước


DTBB

Dự trữ bắt buột

FDI

Đầu tư trực tiếp

FED

Cục dự trữ liên bang Mỹ

GDF

Báo cáo tình trạng nợ của Ngân hàng Thế giới

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

IMF

Quỹ Tiền tệ quốc tế

KBNN

Kho bạc nhà nước

NĐ – CP


Nghị định của Chính phủ

NDT

Nhân dân tệ

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTƯ

Ngân hàng trung ương

NSLĐ

Năng suất lao động

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

QĐ – BTC

Quyết định của Bộ Tài chính


QĐ – TTg

Quyết định của Thủ tướng

THNS

Thâm hụt ngân sách

USD

Đô – la Mỹ

UNDP

Chương trình hợp tác phát triển Liên Hiệp Quốc

VND

Đồng Việt Nam

WB

Ngân hàng Thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế từ năm 2000 - 2005.................................26
Bảng 2.2. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá USD 2005....................27
Bảng 2.3. Mức đóng góp vào NSNN từ các khu vực kinh tế năm 2005......................30
Bảng 2.4. Vốn đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế 2000-2005..........................31
Bảng 2.5. Tình hình thu chi và thâm hụt NS giai đoạn 2000-2005.............................32
Bảng 2.6. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước..................................................................32
Bảng 2.7.Tổng trị giá xuất nhập khẩu từ 2000-2005...................................................33
Bảng 3.1. Tổng hợp và dự đoán các chỉ tiêu kinh tế - xã hội từ năm 2005-2012.........64
Bảng 3.2. Dự đoán các chỉ tiêu kinh tế - xã hội từ năm 2010-2017.............................65
Bảng 3.3.Thống kê và dự đoán chỉ số lạm phát năm 2009..........................................67
Bảng 3.4.Tốc độ tăng của chỉ số CPI trong các tháng so với tháng trước năm 2009. . .67

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1.Tỷ lệ tăng GDP thực từ năm 2003 -2012...............................65
Hình 3.2. Tỷ lệ tăng GDP thực từ năm 2003 -2012.....................................................66


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói lạm phát là một vấn đề ln làm đau đầu các nhà hoạch định chính
sách kinh tế. Nói lạm phát là một vấn đề cũ thì khơng có gì sai, bởi từ xưa đến nay có
rất nhiều nhà kinh tế đã gián tiếp hay trực tiếp đề cập về nó. Song phạm vi lạm phát
lúc nào cũng là vấn đề mới cả, nó thay đổi từng ngày từng giờ, thay đổi liên tục, có khi
tạm ổn, có khi giảm xuống, có khi lên cơn sốt trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế,
lạm phát có những sắc thái riêng. Trong tình hình hiện nay, khi tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ và suy thối kinh tế toàn cầu cùng với những tồn tại yếu
kém nội tại của nền kinh tế thì vấn đề này lại được các nhà hoạch định chính sách quan

tâm nhiều hơn. Diễn biến về tình hình thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng nước ta đã làm
hao tốn nhiều công sức của các nhà hoạch định, nhà nghiên cứu.
Vậy nền kinh tế nước ta trong năm 2009 và những năm trước đó có lạm phát
hay khơng ? Nếu có là bao nhiêu? Cao hay thấp? Mức lạm phát có ảnh hưởng như thế
nào đến nền kinh tế? Những nguyên nhân nào gây ra lạm phát ở nước ta? Những câu
hỏi này cần phải làm sáng tỏ và trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thích hợp để
góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định và phát triển kinh tế xã hội theo mục tiêu đề ra.
Đề tài “Lạm phát và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn hậu khủng
hoảng” được lựa chọn để nghiên cứu nhằm phân tích diễn tiến tình hình lạm phát ở
nước ta trong thời gian qua và dự báo trong thời gian sắp tới. Trên cơ sở đó đề xuất
những giải pháp nhằm kiểm sốt, kiềm chế lạm phát tốt hơn góp phần vào mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu nhằm đạt được những vấn đề sau:
- Nêu ra những quan điểm, lý luận về lạm phát, từ đó xem những quan điểm nào được
vận dụng phổ biến và phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.
- Phân tích tình hình lạm phát của Việt Nam Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009 (đặt
biệt là nguy cơ tái lạm phát trong thời gian tới).


- Nêu ra được ảnh hưởng của lạm phát đối với đời sống của nhân dân nói chung và
đối với nền kinh tế nói riêng như việc làm, cán cân thanh tốn, lãi suất…
- Dựa trên tình hình lạm phát ở nước ta, tìm ra được những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng lạm phát. Từ đó đề ra những giải pháp kiểm sốt, kiềm chế lạm pháp, góp
phần ổn định nền kinh tế.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngoài ra đề tài còn sử dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, dự báo... cũng như thu thập
các số liệu kinh tế liên quan đến lạm phát như tỷ giá hối đoái, lãi suất, chỉ số giá tiêu

dùng… là những số liệu cần thiết cho việc nghiên cứu. Những số liệu này được thu
thập trên các phương tiện thông tin đại chúng, các số liệu thống kê.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Để tạo được một sự ổn định về kinh tế, cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng
bộ trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Trong đó một trong những vấn đề
quan trọng hàng đầu đặt ra là phải ổn định nền tài chính tiền tệ quốc gia mà đặc biệt là
vấn đề kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả tiền tệ, để tăng trưởng bền vũng và có hiệu
quả.
Đề tài đi vào nghiên cứu lạm phát với mong muốn nắm vững hơn về diễn biến
tình hình lạm phát ở Việt Nam thời gian qua và những nhân tố tác động tới lạm phát để
từ đó kiểm sốt lạm phát tốt hơn, góp phần tạo nên một sự ổn định về kinh tế, cùng với
sự ổn định về chính trị giúp chúng ta thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đảng và nhà
nước đặt ra.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan lý luận về lạm pháp.
Chương 2: Thực trạng về lạm phát và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn hậu
khủng hoảng.


11

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT

1.1. KHÁI NIỆM LẠM PHÁT
Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập trong lưu thông vượt quá nhu cầu
cần thiết của lưu thông hàng hóa làm cho tiền giấy bị mất giá và giá cả của hàng hóa
được biểu hiện bằng đồng tiền mất giá khơng ngừng tăng lên.

Có thể nói lạm phát thường xuyên xảy ra trong chế độ lưu thông tiền giấy. Điều
này xuất phát từ chỗ tiền giấy chỉ là một loại dấu hiệu giá trị được phát hành vào lưu
thông để thay thế cho tiền đủ giá nhằm thực hiện vai trò trung gian trao đổi. Như vậy,
thực chất tiền giấy khơng có giá trị nội tại mà chỉ mang giá trị danh nghĩa, nghĩa là,
tiền giấy không phải do có giá trị mới lưu thơng mà nhờ lưu thơng chấp nhận nên tiền
giấy có giá trị. Do đó, khi có hiện tượng thừa tiền giấy trong lưu thơng thì người ta
khơng có xu hướng giữ lại trong tay mình những đồng tiền bị mất giá và lượng tiền
thừa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Khi nghiên cứu về vấn đề lạm phát, các nhà kinh tế thường nhìn nó dưới nhiều
góc độ:
- Như K.Marx cho rằng hiện tượng lạm phát thường dẫn đến việc phân phối lại thu
nhập quốc dân và của cải xã hội có lợi cho giai cấp bóc lột và làm thiệt hại đến
quyền lợi của nhân dân lao động. Lạm phát mang bản chất giai cấp rõ rệt, là một
phương pháp để các nhà nước tư sản chiếm đoạt một bộ phận thu nhập của nhân dân
lao động.
- Theo V.I.Lênin cho rằng lạm phát là một hình thức cơng trái cưỡng bách sâu xa nhất,
vì lạm phát làm cho giá cả hàng hóa tăng, thu nhập của nhân dân bị đánh giá lại và
làm cho đời sống của nhân dân trở nên khó khăn.
- Trong những năm 1960, đại bộ phận các nhà kinh tế học Mỹ đều thống nhất lạm
phát và giá cả hàng hóa gia tăng là cùng một ý nghĩa.


- Song đến thập niên 80 các nhà kinh tế Châu Âu lại thỏa hiệp với quan điểm: lạm
phát là sự phát hành tiền tệ nằm trong chính sách tài chính của nhà nước chịu áp lực
của sự thâm thủng ngân sách nhằm tài trợ cho các khoản chi của nhà nước.
Tuy nhiên, định nghĩa được nhiều người chấp nhận nhất thì lạm phát là sự gia
tăng liên tục của mức giá chung trong nền kinh tế.
Và dù nhìn lạm phát ở khía cạnh nào thì những quốc gia có xảy ra lạm phát
ln có những đặc trưng đó là:
- Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền giấy dẫn đến hệ quả là tiền giấy mất

giá.
- Do tiền giấy mất giá nên điều tất yếu là giá cả hàng hóa sẽ tăng đồng bộ và liên
tục, nghĩa là sức mua của đồng tiền bị giảm và đồng tiền bị giảm giá trên thị
trường hối đoái.
- Sự bất ổn định trong đời sống kinh tế xã hội.
1.2. PHÂN LOẠI LẠM PHÁT
Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là giá cả hàng hóa tăng liên tục nên người
ta thường căn cứ vào chỉ số giá cả hàng hóa tăng để làm căn cứ phân làm 3 mức độ
lạm phát:
Lạm phát vừa phải (Reasonable Inflation):
Biểu hiện ở giá cả hàng hóa tăng chậm trong khoảng 10% / năm trở lại. Do đó,
đồng tiền mất giá khơng lớn, chưa ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh. Loại lạm
phát này thường được các nước có nền kinh tế phát triển duy trì như một chất xúc tác
góp phần thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển. Ở mức độ lạm phát vừa phải, giá cả dao
động chung quanh mức tăng tiền lương, trong điều kiện như thế giá trị tiền tệ không
biến đổi nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển
Khi giá cả tăng ra khỏi mức độ hợp lý, người ta nói lạm phát đang bước vào
giai đoạn tăng cao.


- Lạm phát cao (High Inflation):
Loại này xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng với tỷ lệ hai hoặc ba con số như 20%,
100%, 200%… Lạm phát này còn gọi là lạm phát phi mã để cho thấy giá cả hàng hóa
lúc này tăng nhanh như “một con ngựa bất kham đang tung hết vó ngựa chạy về phía
trước”. Khi lạm phát phi mã xảy ra, sản xuất bị đình trệ, nền tài chính bị phá hoại, nếu
khơng có biện pháp thích hợp thì nền kinh tế sẽ bị tác hại nghiêm trọng, đồng tiền mất
giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm xuống dưới 0, dân chúng tránh giữ
tiền mặt. Ví dụ như: ở Việt nam giai đoạn 1986 - 1987 đã xảy ra lạm phát phi mã
77,4%/ năm. Lúc đó người ta ví đồng tiền Việt Nam như hịn than đang cháy nổ. Nó
rơi vào túi người nào thì ngay lập tức họ sẽ mua hàng để tung đồng tiền đó vào túi

người khác.
- Siêu lạm phát (Hyper Inflation): Trường hợp xảy ra ở mức độ lớn hơn lạm phát
phi mã. Siêu lạm phát xảy ra do các biến cố lớn dẫn đến đảo lộn trật tự kinh tế - xã
hội như chiến tranh khủng hoảng chính trị… Khi những biến cố lớn xảy ra, sự thâm
hụt ngân sách khiến Chính phủ phải phát hành tiền giấy để bù đắp dẫn đến siêu lạm
phát. Siêu lạm phát có sức phá hủy tồn bộ họat động của nền kinh tế và nền kinh tế bị
suy thóai nghiêm trọng. Có thể ví siêu lạm phát như một cơn sóng thần, một cơn địa
chấn của nền kinh tế. Loại lạm phát này tiền giấy phát hành ào ạt, giá cả tăng lên với
tốc độ chóng mặt từ 1000%/ năm trở lên, vì thế trong giai đoạn này người ta ví nó như
căn bệnh ung thư gây chết người và có tác động rất lớn đến nền kinh tế mà lịch sử lạm
phát của thế giới phải ghi nhận như lạm phát ở Đức 1920 - 1923, cụ thể trong giai
đoạn từ 1/1922 - 11/1923 chỉ số giá cả tăng từ 1 đến 10.000.000, 1921 - 1923 kho tiền
của Đức tăng 7 tỉ lần. Giá của một quả trứng tại thị trường Berlin là 1 triệu D.M; hoặc
siêu lạm phát hoành hành ở Bolivia trong những năm giữa thập niên 1980, với tỷ lệ
lạm phát bằng 50.000% / năm…..
Tỷ lệ lạm phát cao là một triệu chứng không an toàn về “sức khỏe” của một nền
kinh tế, và do đó là một trong những vấn đề mà dân chúng cũng như nhà chức trách về
chính sách kinh tế quan tâm và như thế việc phân loại lạm phát theo mức độ để có


những biện pháp “điều trị” thích hợp, song “phịng” hay “chống” cần phải căn cứ vào
nguyên nhân “gây bệnh”.
1.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT
Lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát mà nó là suất tăng của mức giá
tổng quát theo thời gian. Vấn đề đặt ra trước tiên là mức giá tổng quát được tính tốn
như thế nào? Hai thước đo thơng dụng phản ánh mức giá tổng quát là chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator).
1.3.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index)
Chỉ số giá tiêu dùng là một tỷ số phản ánh của hàng hóa trong nhiều năm khác
nhau so với giá của cùng rổ hàng hóa đó trong năm gốc.

Σ q0pt
i

Chỉ số giá tiêu dùng CPI

=

i

i

Σq p
0

i

i

0

i

Trong đó: q là rổ hàng hóa và p là giá của các mặt hàng, t là năm hiện hành, 0
là năm gốc.
Chỉ số giá này phụ thuộc vào năm được chọn làm gốc, và sự lựa chọn rổ hàng
hóa tiêu dùng. Nhược điểm chính của chỉ số này là mức độ bao phủ cũng như sử dụng
trọng số cố định trong tính tốn. Mức độ bao phủ của chỉ số giá này chỉ giới hạn đối
với một số hàng hóa tiêu dùng và trọng số cố định và tỷ phần chi tiêu đối với một số
hàng hóa cơ bản của người dân thành thị mua vào năm gốc. Những nhược điểm mà chỉ
số này gặp phải khi phản ánh giá cả sinh hoạt là CPI khơng phản ánh sự biến động của

giá hàng hóa, khơng thể đo lường lạm phát một cách chính xác do bị tác động bởi hai
yếu tố sai lệch gồm sai lệch cơ cấu (rổ hàng hóa khơng thay đổi trong khi nhu cầu tiêu
dùng thay đổi) và sai lệch thay thế (người dân chuyển sang tiêu dùng hành hóa thay
thế với giá rẽ hơn). Như vậy tính theo CPI có thể dẫn đến tình trạng dự báo q mức.
Ngịai chỉ số giá tiêu dùng, cịn có chỉ số giá tiêu dùng cơ bản. Chỉ số này cũng
được tính tốn như chỉ số giá tiêu dùng như nó loại ra khỏi rỗ hàng hóa hai nhóm hàng


hóa là lương thực thực phẩm và năng lượng. Hai nhóm hàng hóa này bị loại ra khỏi
nhóm hàng hóa là do quan niệm cho rằng đây là hai loại hàng hóa có giá nhạy cảm,
thường xuyên biến động sẽ khiến cho việc đo lường lạm phát thực tế là khơng chính
xác.
1.3.2. Chỉ số điều chỉnh (GDP - General Dosmetic Product)
Trong khi đó, chỉ số điều chỉnh GDP khơng phản ánh sự biến đổi trong cơ cấu
hàng hóa tiêu dùng cũng như sự thay đổi trong phân bổ chi tiêu của người tiêu dùng
cho những hàng hóa khác nhau theo thời gian.
i

i

Σq p
Chỉ số điều chỉnh GDP

=

t

i

t


i

Σq p
t

0

Chỉ số điều chỉnh GDP là loại chỉ số có mức bao phủ rộng nhất nó bao gồm tất
cả các hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế và trong số tính tốn được
điều chỉnh vào mức độ đóng góp tương ứng của các loại hàng hóa và dịch vụ vào giá
trị gia tăng. Về mặt khái niệm, đây là chỉ số đại diện tốt hơn cho việc tính tốn tỷ lệ
lạm phát trong nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ số giá này không phản ánh trực tiếp sự biến
động trong giá hàng nhập khẩu cũng như sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nhược
điểm chỉnh của chỉ số giá này là không thể hiện được sự thay đổi của chất lượng hàng
hóa khi tính tốn tỷ lệ lạm phát và chỉ số không phản ánh được sự biến động giá cả
trong từng tháng mà chỉ tính được lạm phát của năm sau khi đã có báo cáo về GDP cả
năm.
Việt Nam trong những năm qua cũng sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để tính
tỷ lệ lạm phát và sử dụng nó cho mục đích điều hành chính sách tiền tệ. Ngồi những
nhược điểm như phân tích ở trên, chỉ số này khơng phản ánh được tình hình lạm phát
khi mà nó thường xun dao động. Sự dao động trong ngắn hạn khơng có liên quan gì
đến áp lực lạm phát căn bản trong nền kinh tế và việc sử dụng chỉ số này làm mục tiêu
điều hành chính sách tiền tệ có thể làm chệch hướng chính sách. Với mục tiêu là ổn


định tiền tệ trung hạn, chính sách tiền tệ nên tập trung vào xu hướng tăng giá thay vì
sự dao động của giá.
Như vậy, ta có thể thấy mỗi chỉ tiêu đo lường đều có những ưu và nhược điểm
riêng. Vì vậy, khi áp dụng chỉ tiêu đo lường nào cần căn vào tình hình cụ thể của mỗi

quốc gia, hoặc có thể áp dụng nhiều chỉ tiêu đo lường để có thể đánh giá chính xác về
tình hình lạm phát
1.4. NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT
1.4.1. Nguyên nhân của lạm phát
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học có nhiều nguyên nhân khác nhau để
dẫn đến lạm phát. Nhìn chung lạm phát có thể xuất phát từ phía tổng cầu trong nền
kinh tế, cũng có thể là các nguyên nhân xuất phát từ phía cung, và cũng có thể chúng
xụất hiện đồng thời từ phía cả cung lẫn cấu. Và trong khi quan sát thực tế người ta
nhận thấy trong mơi trường có lạm phát thì bản thân mơi trường đó nó cũng có khả
năng và là nguyên nhân thúc đẩy hoặc hoặc tiếp tục gây ra một chu trình sản xuất mới,
tức là tạo ra sự lẩn quẩn trong vịng xóay lạm phát. Mặc dù khơng có ngun nhân nào
được chấp nhận hịan tồn nhưng ta có thể kể ra các nguyên nhân khái quát gây ra lạm
phát như sau:
 Lạm phát do cầu kéo (Demand Pull Inflation): Khi nền kinh tế tới hoặc vượt quá
mức mức sản lượng tiềm năng, việc tăng mức cầu lúc này dẫn tới lạm phát. Khi đó
với mức cung hạn chế về sản lượng thực tế, tăng cầu làm tăng giá dẫn đến lạm phát.
 Lạm phát do chi phí đẩy (Cost Push Inflation): Khi chi phí đẩy giá lên, ngay cả
trong những thời kỳ tài nguyên không được sử dụng hết, khủng hoảng diễn ra gọi là
lạm phát do chi phí đẩy. Đây là hiện tượng của nền kinh tế công nghiệp hiện đại.
Nguyên nhân là do tăng tiền lương, tăng chi phí quản lý, nhiên liệu, vật tư… đòi hỏi
phải tăng giá.


 Các nhà kinh tế vĩ mô theo trường phái Keynes còn cho rằng sự kỳ vọng trong
tương lai cũng là một nguyên nhân gây ra lạm phát gọi là lạm phát qn tính. Tức
là lạm phát có thể góp phần tạo ra lạm phát hơn nữa nếu mọi người mong đợi
điều đó xảy ra. Khi lạm phát xảy ra người lao động, người tiêu dùng và doanh nghiệp
dự kiến lạm phát vẫn tiếp tục tăng trong tương lai nên đưa ra những yêu cầu được tăng
lương, những đối sách thích ứng “sớm” nên càng tăng mức độ lạm phát tương lai.
 Tuy nhiên, có thể nói trên thực tế hiện tượng lạm phát xảy ra được đưa đến từ

những nguyên nhân khác nhau, điều này bị chi phối bởi bối cảnh của mỗi quốc gia
nhưng nhìn một cách tổng qt qua lịch sử lạm phát thế giới thì có những nguyên
nhân cơ bản và chủ yếu sau:
+ Những nguyên nhân chủ quan bắt nguồn từ những chính sách quản lý kinh tế
khơng phù hợp của nhà nước như: chính sách cơ cấu kinh tế, chính sách lãi suất, chính
sách thuế... làm cho nền kinh tế bị mất cân đối, hiệu quả sản xuất bị sút kém ảnh
hưởng tđến nền tài chính quốc gia. Một khi ngân sách bị thâm thủng thì điều tất yếu
thường xảy ra là nhà nước phải tăng chỉ số phát hành. Đặc biệt đối với một số quốc
gia trong những điều kiện nhất định nhà nước chủ trương dùng lạm phát như một công
cụ để thực thi chính sách phát triển kinh tế.
+ Những nguyên nhân khách quan đưa đến như: thiên tai, động đất hoặc nền
kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh, tình hình biến động của thị trường nhiên liệu trên
thế giới….
+ Ngoài ra, do những nguyên nhân chủ quan hay khách quan gây nên khủng
hoảng hệ thống chính trị, từ đó người dân bị mất lòng tin vào nhà nước họ không tiêu
xài hoặc đánh giá thấp giấy bạc mà nhà nước phát hành.
1.4.2. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế.
Về cơ bản, nền kinh tế lạm phát là một tín hiệu khơng tốt. Duy trì lạm phát sẽ
làm giảm dần lợi tức thực của những người có thu nhập thấp, những người hưởng
lương hưu… và dẫn đến sai lệch trong việc phân phối của cải của xã hội. Tuy nhiên,
lịch sử lạm phát đã cho thấy rằng không phải bất cứ lúc nào lạm phát xảy ra cũng là


xấu, và cũng không phải ai cũng bị thiệt hại khi nền kinh tế bị lạm phát. Cũng như đa
số các hiện tượng kinh tế khác, lạm phát cũng có tính hai mặt của nó là mang lại lợi
ích cũng như gây ra thiệt hại đối với nền kinh tế.
a.Tác động tích cực của lạm phát đối với nền kinh tế
Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, khi nền kinh tế chưa đạt đến mức tồn dụng, hay
nói cách khác, khi các yếu tố sản xuất như đất đai, lao động, vốn, cơng nghệ… chưa
được khai thác hết thì khi mức giá chung tăng lên sẽ có tác dụng kích thích các doanh

nghiệp gia tăng đầu tư để tăng sản lượng hàng hóa cung ứng trên thị trường, làm cho
sản xuất được mở rộng. Sản xuất mở rộng sẽ tạo ra được nhiều công ăn việc làm, giảm
tỷ lệ thất nghiệp và tăng thu nhập của người dân. Đầu tư cho sản xuất tăng, thu nhập
của người dân tăng sẽ góp phần làm tăng tổng cầu. Tổng cầu tăng lại tạo điều kiện cho
sản xuất phát triển. Sản xuất và tiêu dùng liên tục phát triển, mở rộng sẽ góp phần duy
trì sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. Vì vậy, trên giác độ này lạm phát được xem
là một nhân tố kích thích kinh tế phát triển.
Sản xuất phát triển nhưng khơng có nghĩa là tất cả các ngành trong nền kinh tế
đều phát triển. Giá cả tăng sẽ làm cho các yếu tố sản xuất đầu vào tăng giá, làm tăng
chi phí sản xuất. Vì thế, những ngành nào tăng được giá bán thì sẽ tồn tại và phát triển,
còn những ngành nào mà giá bán khơng tăng được, hay thậm chí cịn giảm xuống, thì
có thể bị thu hẹp dần. Kết quả là vốn đầu tư sẽ chuyển dịch, các ngành kinh tế phát
triển được thì sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư, cịn các ngành khơng phát triển được
sẽ thu hút được ít vốn đầu tư, hơn nữa vốn đầu tư còn bị rút dần để đầu tư vào những
lĩnh vực, ngành nghề khác. Điều này sẽ góp phần làm biến đổi cơ cấu nền kinh tế theo
hướng có lợi và hiệu quả hơn.
Theo quan điểm của các nhà đầu tư tài chính, lạm phát cũng được xem như là
một nhân tố rủi ro tiềm ẩn và là một động cơ cần thiết để đầu tư sinh lợi. Rủi ro này
thể hiện ở sự không chắc chắn về giá trị của đồng tiền trong tương lai. Nếu lạm phát
tăng thì một đồng ngày hơm nay sẽ có giá trị nhiều hơn một đồng trong lương lai, tức
giá trị đồng tiền giảm đi. Giá trị đồng tiền giảm đi theo thời gian như là một thứ thuế


đánh trên những người nắm giữ tiền. Điều này sẽ khuyến khích những người nắm giữ
tiền sử dụng tiền của mình để đầu tư sinh lợi, chẳng hạn như gửi tiết kiệm, mua chứng
khốn, góp vốn kinh doanh… nhằm bảo tồn được giá trị thực của tiền và có thể mang
lại một giá trị tiền tệ lớn hơn. Kết quả là làm tăng hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh
tế.
Giá cả tăng khơng những góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế mà còn tạo ra
một áp lực cạnh tranh rất lớn trong nền kinh tế ở hầu hết các ngành nghề. Đối với các

ngành tăng được giá bán thì áp lực lớn nhất đối với các doanh nghiệp là làm sao để
duy trì và phát triển thị phần của mình. Cịn những ngành khơng tăng giá được thì các
doanh nghiệp phải chịu áp lực lớn hơn vì vừa phải duy trì thị phần vừa phải cố gắng hạ
thấp chi phí để đảm bảo có lợi nhuận. Trong bối cảnh đó, để tồn tại và phát triển buộc
các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động,
năng lực quản lý, cải tiến chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.
Giá cả tăng lên, đồng tiền bị mất giá, điều này sẽ có lợi cho một số bộ phận
trong xã hội đó là: chính phủ, các doanh nghiệp và người vay nợ.
- Chính phủ là người hưởng lợi trước tiên từ lạm phát. Giá cả tăng sẽ làm tăng thu
nhập của nhà sản xuất, và vì thế mức lương của người lao động cũng tăng theo.
Khi thu nhập của xã hội tăng thì thuế trả cho Nhà nước cũng tăng. Trong khi đó các
khoản chi trả lương, trợ cấp hưu trí… của Nhà nước thường mang tính ổn định trong
một thời gian dài, hoặc nếu thay đổi cũng không bằng nguồn thu tăng thêm vào ngân
sách do tăng giá, cho nên Nhà nước vẫn được lợi từ lạm phát. Hơn nữa, chính phủ
thường là chủ nợ lớn nhất trong xã hội dưới dạng các tài sản tài chính như trái phiếu
chính phủ, lạm phát sẽ làm cho phần lãi suất thực mà chính phủ chi trả cho các khoản
nợ bằng tiền trong nước sẽ giảm đi. Và nếu lạm phát xảy ra là do phát hành tiền thì
chính phủ càng được lợi hơn nữa, vì năng lực mua sắm của những đồng tiền hiện có sẽ
bị sụt giảm và chuyển địch vào những đồng tiền phát hành mới. Như vậy, rõ ràng
chính phủ sẽ rất có lợi vì chỉ cần bỏ ra một ít chi phí để in tiền là có thể dùng để mua
sắm một khối lượng hàng hóa lớn hơn trên thị trường, Cũng chính vì những mối lợi
này mà đa số các chính phủ đều cố gắng duy trì lạm phát trong nền kinh tế.


- Các doanh nghiệp cũng có lợi từ lạm phát đứng trên giác độ tăng giá bán so với sự
thay đổi tiền lương của người lao động. Thông thường khi lạm phát xảy ra các doanh
nghiệp thường sẽ tăng giá bán trước khi có những quyết định để thay đổi tiền lương
cho người lao động. Sự thay đổi lương này thông thường được thực hiện vào thời
điểm đầu năm, và nếu có tăng lương thì mức tăng cũng khơng thể cao hơn mức
tăng giá vì thế lợi nhuận của nhà sản xuất thường cao hơn so với trước.

- Đối với những người đi vay, nếu lãi suất đi vay không gắn với sự thay đổi lạm phát thì
khi giá cả tăng, năng lực mua sắm của đồng tiền bị giảm sút, vì thế giá trị đồng tiền
khi họ vay sẽ cao hơn giá trị đồng tiền mà họ trả lại nợ vay cho chủ nợ, do đó
người đi vay cũng sẽ được hưởng lợi từ lạm phát. Dĩ nhiên, nếu lãi suất vay gắn với sự
biến động của lạm phát thì người đi vay sẽ khơng có lợi gì.
Như vậy, lạm phát xảy ra cũng có những tác động tích cực nhất định đối với
nền kinh tế như tăng trưởng, gia tăng việc làm, kích thích cạnh tranh, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn… Tuy nhiên, những tác động tích cực trên chỉ có được thực sự khi
lạm phát xảy ra là thấp và mang tính ổn định trong một thời gian dài hoặc có dự báo và
kiểm sốt chặt chẽ.
b.

Tác động tiêu cực của lạm phát đối với nền kinh tế
Mặc dù trong một số trường hợp nào đó, lạm phát xảy ra là có lợi cho nền kinh

tế, nhưng nhìn chung, lạm phát xảy ra đều có những tác động tiêu cực đối với nền kinh
tế, thể hiện ở một số mặt như: phân bố nguồn lực, phân phối thu nhập, phát triển kinh
tế và lãng phí của xã hội.
- Lạm phát khiến phân bố nguồn lực không hiệu quả: khi lạm phát xảy ra đồng tiền sẽ
bị mất giá, đặc biệt là trong thời kỳ lạm phát cao thì giá trị đồng tiền sẽ sụt giảm
nghiêm trọng, cho nên càng giữ nhiều tiền mặt trong tay thì càng trở nên nghèo đi.
Để đối phó với tình trạng này, người ta chuyển sang nắm giữ các tài sản khác lâu
bền hơn và giá trị ít bị biến động bởi lạm phát hơn như bất động sản, vàng, đá quý và
các loại ngoại tệ mạnh. Các khoản tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng sẽ bị sụt giảm do
người dân khơng thích gửi tiền vào ngân hàng nữa, khơng những thế họ cịn đổ xơ đến


ngân hàng để rút tiền ra. Điều này làm cho nguồn vốn cho vay của các ngân hàng bị
giảm sút nghiêm trọng. Nguồn vốn ngân hàng giảm sẽ làm tăng lãi suất cho vay, dẫn
đến vốn đầu tư cho sản xuất cũng giảm. Kết quả là vốn đầu tư vào sản xuất sẽ giảm đi,

trong khi đó vốn đầu tư vào các tài sản ngoài sản xuất như bất động sản sẽ tăng lên.
Xét trên giác độ nền kinh tế, các tài sản ngồi sản xuất khơng góp phần tạo ra sản
phẩm cho xã hội vì thế việc đầu tư nhiều vào các tài sản này sẽ làm giảm hiệu quả của
nền kinh tế.
- Lạm phát làm phân bố thu nhập bị biến dạng: đứng trên giác độ phân phối thu nhập
trong xã hội thì lạm phát xảy ra sẽ có lợi cho người đi vay, nhà sản xuất và người phát
hành tiền, chính phủ, ngược lại, những người cho vay và những người hưởng
lương, trợ cấp sẽ bị thiệt hại.
+ Đối với người hưởng lương, trợ cấp thì khi lạm phát xảy ra, lương của họ
thường được điều chỉnh sau khi giá cả tăng lên, nhưng hầu như tốc độ tăng lương
không bằng với tốc độ tăng giá cả, vì thế lượng hàng hóa mà họ tiêu dùng sẽ thấp hơn
so với trước, kết quả là thu nhập thực sự của họ giảm xuống, do đó mức sống sẽ ngày
càng thấp nếu lạm phát ngày càng cao. Hơn nữa, do tốc độ tăng lương chậm hơn tốc
độ tăng giá sẽ làm cho lợi nhuận của nhà sản xuất tăng lên, do đó một phần những
khoản thiệt hại mà người lao động phải chịu đã chuyển thành phần lợi mà nhà sản xuất
được hưởng. Điều này làm cho nhà sản xuất dường như ngày càng giàu hơn, trong khi
đó người lao động, hưu trí ngày càng nghèo đi.
+ Đối với những người cho vay, thường là họ cho vay dưới dạng lãi suất cố
định khi lạm phát xảy ra, những đồng tiền mà họ nhận được từ việc cho vay sẽ có giá
trị thấp hơn lúc cho vay, vì thế phần lãi suất thực mà họ được thường sẽ giảm sút thậm
chí cịn bị âm nếu lạm phát q cao. Trong số những người cho vay, có thể nói dân
chúng là người cho vay nhiều nhất dưới dạng tiền gửi tiết kiệm và mua trái phiếu
chính phủ, nên cũng là những người chịu thiệt hại nhiều nhất.
- Lạm phát góp phần làm suy thoái kinh tế: lạm phát xảy ra làm cho nguồn lực phân bố
không hiệu quả, các khoản đầu tư không sản xuất gia tăng làm cho các khoản


đầu tư và sản xuất sụt giảm làm giảm cầu, Về các yếu tố sản xuất, do đó làm giảm tổng
cầu của nền kinh tế. Tổng cầu và sản xuất sụt giảm sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế,
tăng tình trạng thất nghiệp và dẫn đến suy thóai kinh tế.

Lạm phát cao sẽ làm cho việc dự đoán giá cả và chi phí gặp khó khăn, do đó
các dự án đầu tư mới cũng sẽ khó được thực hiện. Giá cả tăng nên các yếu tố sản xuất
đầu vào cũng tăng, nhu cầu tiền vốn để thanh toán các giao dịch mua bán cũng tăng
làm cho lãi suất tăng cao. Lãi suất tăng lại làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận
cho nên sẽ khơng khuyến khích sản xuất phát triển. Hơn nữa, chi phí tăng cao, lợi
nhuận thấp sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ tiền vào thị trường vốn. Kết quả là thị
trường vốn trong nước bị suy yếu và thu hẹp dần, các luồng vốn đầu tư quốc tế sẽ chạy
qua các nước khác có mức lạm phát thấp hơn và ổn định hơn.
Ngồi ra, nếu lạm phát trong nước cao hơn lạm phát ở nước ngồi sẽ làm cho
giá cả của hàng hóa trong nước tăng lên làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất
khẩu đồng thời kích thích nhập khẩu hàng hóa. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng sẽ làm
mất cân đối cán cân thanh toán quốc tế, làm thu hẹp sản xuất trong nước.
- Tốn kém chi phí của xã hội: do lạm phát gây ra những thiệt hại không nhỏ cho
nền kinh tế như đã kể trên, vì thế khi lạm phát xảy ra các bộ phận trong nền kinh tế
gồm chính phủ, doanh nghiệp và người dân phải mất chi phí để tìm cách đối phó và
kiểm sốt lạm phát,
Lạm phát xảy ra, người dân mà nhất là người lao động, hưu trí là những người
chịu thiệt hại nhiều nhất. Để đối phó với tình trạng này họ phải mất nhiều thời gian,
cơng sức để tính tốn, tìm kiếm và mua sắm những hàng hóa có thể cất trữ giá trị tốt
hơn. Tiền mặt càng nhiều, thiệt hại càng lớn vì thế khối lượng giao dịch mua bán hàng
hóa cũng tăng lên, người dân chỉ cất trữ một số lượng rất ít tiền mặt trong thời kỳ lạm
phát để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu tối thiểu hàng ngày. Hơn nữa, do tiền gửi tiết
kiệm trong dân cũng rất lớn, do đó, người dân cũng phải tốn nhiều thời gian, chi phí
(chi phí mịn giày) để đến các ngân hàng rút tiền và thanh toán các khoản nợ mua hàng
hóa, dịch vụ.


Khi lạm phát gia tăng, để có thể chủ động đối phó với các tình huống xấu có thể
xảy ra các doanh nghiệp phải tốn nhiều tiền hơn cho việc tổng hợp, phân tích và dự
báo thơng tin kinh tế liên quan đến thị trường. Hơn nữa, để tránh bị lỗ các doanh

nghiệp cũng buộc phải thay đổi giá bán. Họ phải mất thời gian và tốn kém chi phí để
tính tốn lại giá bán, in ấn lại bảng giá. Đối với những hàng hóa mà giá in sẵn trên sản
phẩm thì phải tốn thêm chi phí để điều chỉnh lại giá. Các chi phí giao dịch với khách
hàng cũng tăng lên để thơng báo, giải thích về việc thay đổi giá. Trong thời gian ngắn,
sự sụt giảm về khối lượng hàng hóa bán ra là khơng tránh khỏi do điều chỉnh tăng giá.
Nhìn chung, lạm phát xảy ra ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trên
giác độ là người quản lý kinh tế vĩ mơ chính phủ cũng phải tìm các biện pháp để kiểm
sốt lạm phát sao cho có lợi nhất cho nền kinh tế. Các biện pháp này cũng đòi hỏi phải
tốn thời gian, cơng sức và chi phí để thực hiện. Chẳng hạn như để chống lại tình trạng
lạm phát do một số loại nguyên vật liệu nhập khẩu tăng đột biến làm mức giá chung
tăng lên trên diện rộng, chính phủ có thể áp dụng biện pháp giảm thuế nhập khẩu, chi
bù lỗ cho các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng này… Điều này sẽ làm giảm
nguồn thu vào ngân sách Nhà nước và tăng chi tiêu của chính phủ.
1.5.KINH NGHIỆM TRONG KIỂM SỐT LẠM PHÁT TRÊN THẾ GIỚI
1.5.1. Kinh nghiệm kiểm soát lạm phát của Trung Quốc:
Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa mới thực hiện cơ chế cải cách và mở
cửa theo xu hướng mở cửa thị trường hơn 20 năm qua. Với việc thực hiện cơ chế này,
trong nhiều năm nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao trên
dưới 10%/năm. Song từ năm 2003 và nửa đầu năm 2004, nền kinh tế đã trở nên quá
nóng so với các nước khác trên thế giới, nguy cơ “sốt” giá và lạm phát gia tăng,
nguyên liệu và năng lượng bị thiếu hụt lớn. Tháng 5/2004 chỉ số lạm phát hàng năm
của Trung Quốc đạt mức cao nhất trong vòng 7 năm. Lúc này, Trung Quốc có thể đối
điện với nguy cơ trật bánh sau khi tăng trưởng tới 9,1% trong năm 2003. Ba tháng đầu
năm 2004, kinh tế Trung Quốc còn phát triển hơn cả mức năm. 2003 với tốc độ tăng
trưởng đạt 9,7%. Lúc bấy giờ Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới và vì


nước nhập khẩu lớn thứ tư trên thế giới. Nhu cầu nguyên liệu quy mô lớn của Trung
Quốc đã đẩy giá các mặt hàng thiết yếu như sắt thép, xăng dầu trên thế giới lên cao.
Trong năm 2003, Trung Quốc tiêu thụ 27% sản lượng thép trên toàn thế giới, số liệu

này đối với than là 31% và xi măng là 40%. Gần cuối năm 2004, Trung Quốc đã trở
thành nước lớn thứ 3 trên thế giới về kim ngạch ngoại thương và đạt trên 1000 tỷ
USD. Theo phân tích của giới nghiên cứu, trước tình hình đó, chính phủ Trung Quốc
đã đưa ra chủ trương “hạ nhiệt” từ từ nền kinh tế, xử lý “sốt” giá và lạm phát bằng một
hệ thống các giải pháp điều tiết kinh tế vĩ mô.
Thứ nhất, cắt giảm đầu tư và chi tiêu của chính phú một cách kiên quyết và
nhanh chóng. Bởi vì tốc độ đầu tư mạnh mẽ, nhất là từ khi gia nhập WTO, là một
trong những nguyên nhân chủ yếu đưa tới tăng trưởng kinh tế quá “nóng” và mất cân
đối trong thời gian vừa qua. Bắt đầu từ năm 2003, Trung Quốc đã giảm mạnh phát
hành trái phiếu chính phủ xuống cịn 150 tỷ NDT, năm 2004 chỉ còn 110 tỷ NDT.
Đồng thời thực hiện giảm chi ngân sách đầu tư giảm mức thâm hụt tài chính xuống
cịn 2,9% trong năm 2004. Ngay từ trung tuần tháng 5/2004, chính phủ Trung Quốc đã
quyết định cắt giảm ngay các khoản đầu tư vào các ngành sản xuất thép, kim loại màu,
máy móc, vật liệu xây dựng, sản phẩm hóa dầu, công nghiệp nhẹ, dệt may và xuất bản
để kịp thời ngăn chặn lạm phát và tăng trưởng kinh tế quá “nóng”.
Thứ hai, Trung Quốc đã tiến hành các biện pháp để điều chỉnh giá cả thị
trường, trước hết và quan trọng là thị trường bất động sản, điều chỉnh giá sắt thép, xi
măng, xăng dầu và điện cùng với hạn chế tối đa việc khởi công các dự án mới. Ngăn
chặn khơng cho đầu tư vào những cơng trình chưa được tính tốn kỹ, chồng chéo
ngành nghề đồng thời tích cực tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho các ngành nghề,
doanh nghiệp có thị trường và có hiệu quả kinh tế cao. Với thị trường bất động sản:
xác định được nguyên nhân của việc tăng giá nhà đất rất cao là do một số nhà đầu tư
đã bỏ vốn đầu cơ vào nhà đất chứ không phải đầu tư vào sản xuất kinh doanh, hơn nữa
chủ yếu đầu tư bằng việc vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, do đơ thị hóa đang diễn ra
với tốc độ chóng mặt, hằng năm có thêm 1 triệu người từ cắc vùng nơng thơn nhập
khẩu vào các thành phố. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt các biện pháp kiểm


soát việc tăng giá bất động sản, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân có nhu cầu
nhà ở như thu hồi các bất động sản không được sử dụng trong vòng hai năm, điều tiết

để giá bất động sản không tăng nhanh hơn tỷ lệ lãi suất ngân hàng.
Nhằm điều tiết giá cả của các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất, Ủy ban cải cách
và phát triển Trung Quốc đã quyết định thanh lý các dự án đầu tư vào lĩnh vực bất
động sản. Tập trung xử lý các dự án, cơ sở kinh doanh thép, xi măng, các trung tâm
mua bán lớn trong cả nước, các dự án xây dựng đường cao tốc và những dự án mới
khởi công năm 2004.
Thứ ba, về tiền tệ thực hiện chính sách siết chặt khả năng thanh tốn của hệ
thống tài chính trong nước và giảm hoạt động cho vay. Từ tháng 9/2003 đến tháng
4/2004, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã ba lần điều chỉnh lãi suất, tỷ lệ dự trữ
bắt buộc của các tổ chức tín dụng đã tăng từ 6% lên 7,5%. Các ngân hàng trung ương
phải hạn chế các khoản cho vay, đặc biệt là các khoản tín dụng lớn dành cho lĩnh vực
bất động sản và công nghiệp. Đồng thời từ năm 2004 mở rộng biên độ dao động lãi
suất của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tới 1,7 lần so với mức lãi
suất cơ bản trong đó các Hợp tác xã nông thôn được mở rộng biên độ lãi suất tới hai
lần so với mức lãi suất cơ bản.
Thứ tư, củng cố và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, ổn định và cải thiện đời
sống của cư dân nông thôn. Bắt đầu từ năm 2004, Trung Quốc thực hiện chính sách
giảm thuế nơng nghiệp, dự kiến trong 5 năm nữa xóa bỏ hồn tồn thuế nơng nghiệp.
Theo kế hoạch, năm 2004 chi 39,6 tỷ NDT cho cơ sở hạ tầng và xã hội nông thôn. Cải
cách thể chế lưu thơng lương thực, mở cửa tồn diện thị trường kinh doanh lương
thực. Đẩy nhanh tốc độ cải cách các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực
lương thực, tăng cường quản lý giá vật liệu sản xuất nông nghiệp. Thực hiện trợ cấp
trực tiếp cho nông dân trồng cây lương thực.
Với những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt và đồng bộ nêu trên, tình trạng vật
giá leo thang ở Trung Quốc bước đầu được khống chế, tình hình tăng trưởng kinh tế
“quá nóng” có dấu hiệu dừng lại. Trong thắng 5/2004, đầu tư vào tài sản cố định tăng


×