Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Lạm phát và các giải pháp phòng chống lạm phát trong nền kinh tế thị trường.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.83 KB, 22 trang )

Đề án môn học
LỜI NÓI ĐẦU

Như chúng ta đã biết, lạm phát là một hiện tượng có trong tất cả các nền
kinh tế . Không một nền kinh tế nào tồn tại mà không xảy ra lạm phát . Lạm
phát cao sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng đối với toàn bộ nền kinh tế
nói chung cũng như đối với các ngành , lĩnh vực nói riêng. Tuy nhiên, lạm phát
không hoàn toàn xấu, thực tế đã chứng minh có các nền kinh tế giữ được lạm
phát ở mức vừa phải lại thúc đẩy nền kinh tế đó phát triển hơn. Chính vì thế, lạm
phát đã và đang là một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô thu hút được sự quan
tâm lớn , không chỉ của các nhà chính trị mà còn của các nhà kinh tế và của đông
đảo nhân dân. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề về lạm phát trong nền
kinh tế thị trường là tất yếu, khách quan, phù hợp sự phát triển của xã hội. Chỉ có
nghiên cứu về lạm phát, chúng ta mới có thể nắm được bản chất, nguyên nhân
dẫn đến lạm phát, từ đó mới có thể đưa ra được những giải pháp phòng chống
được sự leo thang của lạm phát. Chính vì ý nghĩa đó nên em đã chọn đề tài:
"Lạm phát và các giải pháp phòng chống lạm phát trong nền kinh tế thị trường”
làm đề tài nghiên cứu trong đề án của mình. Trong khuôn khổ bài viết có hạn, em
chỉ xin trình bày những vấn đề cơ bản về bản chất, nguyên nhân, hậu quả, giải
pháp phòng chống lạm phát và tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian
qua.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành đề án, song bài viết khó có thể tránh khỏi
những sai sót, rất mong thầy cô giáo góp ý, bổ sung để bài viết của em trở lên
hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cám ơn PGS. TS Nguyễn Hữu
Tài đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này.

1
PHẦN NỘI DUNG
A.Cơ sở lý thuyết
1. Bản chất của lạm phát.
1.1 Các quan điểm về lạm phát.


Có thể thấy rằng, trên thế giới hiên nay có rất nhiều công trình của các nhà
kinh tế nghiên cứu về lạm phát. Trong mỗi công trình, tác giả lại đưa ra những
quan điểm khác nhau về lạm phát:
Theo Các Mác: lạm phát là sự tràn đầy các kênh, luồng lưu thông những tờ
giấy bạc thừa, dẫn đến giá cả tăng vọt. Ông cho rằng, lạm phát là bạn đường của
chủ nghĩa tư bản, ngoài việc bóc lột người lao động bằng giá trị thặng dư, chủ
nghĩa tư bản còn gây ra lạm phát để bóc lột người lao động một lần nũa, do lạm
phát làm tiền lương thực tế của người lao động giảm xuống. Như vậy, Mác cho
rằng, bản chất của lạm phát là vấn đề giai cấp mà nguyên nhân là do Nhà nước
tạo ra nhằm động cơ bóc lột. Vì thế theo ông, muốn thủ tiêu lạm phát thì phải thủ
tiêu Nhà nước.
Nhà kinh tế học tân cổ điển Samuelson thì cho rằng: lạm phát biểu thị một sự
tăng lển trong mức giá cả chung. Theo ông : “lạm phát xảy ra khi mức chung
của giá cả và chi phí tăng – giá bánh mì, xăng dầu, xe ô tô tăng; tiền lương,giá
đất, tiền thuê tư liệu sản xuất tăng”.
Theo Milton Friedman : “Lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là một hiện
tượng tiền tệ”. Tức là ông cho rằng lạm phát là hiện tượng kinh tế xã hội của tất
cả các nước có sử dụng tiền tệ hiện đại. Hiên tượng đó được thể hiện thông qua
sự gia tăng của mặt bằng giá cả.
2
Đề án môn học
Còn theo Keynes , lạm phát là một hiện tượng tự nhiên vốn có của nền kinh
tế, nó mang tính thường xuyên, vận động mang tính chu kỳ. Như vậy theo ông
bản chất của lạm phát chính là một vấn đề kinh tế, không phải là vấn đề chính trị,
do đó để có chính sách chống lạm phát phải nghiên cứu từ giác độ kinh tế.
Như vậy mặc dù có nhiều điểm khác nhau về lạm phát , song chung quy lại các
quan điểm đều khẳng định , bản chất của lạm phát chính là sự gia tăng mức giá
chung của nền kinh tế.
2. Phân loại lạm phát
Tuỳ theo các tiêu thức khác nhau mà ta có thể phân chia lạm phát ra làm

các loại khác nhau.
*) Căn cứ về mặt định lượng có thể chia lạm phát ra làm 3 loại:
• Lạm phát một con số mỗi năm: Đây là loại lạm phát xảy ra khi
giá cả tăng chậm và tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Đây là mức lạm phát mà
nền kinh tế chấp nhận được, với mức lạm phát này, những tác động kém hiệu quả
của nó là không đáng kể.
• Lạm phát hai con số mỗi năm: Khi tỷ lệ tăng, giá đã bắt đầu tăng
đến hai chữ số mỗi năm. ở mức lạm phát hai chữ số thấp (10%, 11%, 12%/năm) ,
nói chug những tác động tiêu cực của nó không đáng kể, vẫn có thể chấp nhận
được. Nhưng khi tỷ lệ tăng lên quá cao, lạm phát sẽ trở thành mối đe doạ đối với
sự ổn định kinh tế, là kẻ thù của sản xuất và thu nhập bởi những tác động tiêu
cưc của nó.
• Siêu lạm phát (hay còn gọi là lạm phát ba con số): Gọi nó là siêu
lạm phát bởi lẽ tỷ lạm phát là rất cao và tốc độ tăng rất nhanh. Với siêu lạm phát,
những tác động tiêu cực của nó đến đời sống xã hội và nền kinh tế sẽ trở nên rất
nghiêm trọng, kinh tế suy xụp một cách nhanh chóng, thu nhập thực tế cua người
3
lao động giảm mạnh. Tiêu biểu nhất của siêu lạm phát trong lịch sử là lạm phát
ở Đức, giai đoạn 1922-1923: Trong vòng hai năm, kể từ tháng 11/1921 đến tháng
11/1923, giá cả hàng hoá bình quân ở Đức tăng 1500 tỷ lần so với mức trước
năm 1914. Điều đó có nghĩa tương đương với việc một con tem mua vào năm
1914 có giá 10 đồng DM, thì đến năm 1923 con tem ấy có giá là 15 000 tỷ đồng
DM. Việt Nam cũng đã từng rơi vào tình trạng siêu lạm phát, đó là vào giai đoạn
năm 1986-1988, khi đó đỉnh cao nhất của Việt Nam là lạm phát lên tới 487,2%
năm 1986. Tuy tình trạng siêu lạm phát không phải là phổ biến, song nếu xảy ra
thì nền kinh tế sẽ suy sụp một cách nhanh chóng vì sản xuất không chịu hoạt
động hoặc chỉ hoạt động cầm chừng . Bởi lẽ, họ càng hoạt động sản xuất nhiều
thì sẽ càng bị lỗ nhiều do giá vật tư lên nhanh.
*) Căn cứ vào mặt định tính có thể chia lạm phát thành lạm phát cân bằng và
lạm phát không cân bằng, hoặc là lạm phát dự đoán trước hoặc lạm phát bất

thường.
• Lạm phát cân bằng: Khi lạm phát tăng thì thu nhập tăng tương
ứng, do đó lạm phát không ảnh hưởng tới đời sống của người lao động.
• Lạm phát không cân bằng: Tỷ lệ lạm phát tăng không tương ứng
với thu nhập, vì thế sẽ ảnh hưởng tới đời sống người lao động. Trên thực tế, lạm
phát không cân bằng thường hay xảy ra nhất. Để hiểu rõ hơn về hai loại lạm phát
này, chúng ta đi vào ví dụ sau : Giả sử rằng vào tháng 5 năm 1992, một công
nhân Việt Nam với mức lương trung bình 400 000VND/tháng, trường hợp xem
xét giá gạo là giá cả đại diện cho các loại giá khác trên thị trường với giá gạo là
2000VND/kg. Như vậy,một tháng lương người đó mua được 200kg gạo. Giả
định tiếp, đúng một tháng sau, giá gạo bị lạm phát 2%. Như vậy, qua một tháng
giá gạo đã tăng lên thành :
( 2000VND/kg x 2% ) + 2000VND/kg = 2040VND/kg.
4
Đề án môn học
Có 3 tình huống:
Thứ nhất, nếu sau một tháng đó lương của người công nhân vẫn không tăng ,
vẫn 400 000VND/tháng thì anh ta chỉ có thể mua được 196.08 kg gạo. Do đó vô
hình chung ,lạm phát đã làm mất của anh ta gân 4 kg gạo . Rõ ràng anh ta trở lên
nghèo hơn một chút so với tháng trước đó.
Thứ hai, có thể Nhà nước tiên liệu trước được tình hình lạm phát nên quyết
định tăng lương công nhân trong tháng 6 . Cho rằng hoặc vô tình nhoăc đôi khi
được tính trước , tỷ lệ lương bình quân tăng 2% một tháng. Khi đó, lương tháng
6 của công nhân sẽ là 400 000 x (1 + 2%) = 408 000 VND. Lương này sẽ mua
được 200 kg gạo ( với giá 2040 VND/kg). Có thể thấy mưc sống của người công
nhân không có gì thay đổi so với tháng trước, lương vẫn đủ đảm bảo cho anh ta
mua được ngần ấy hàng hoá. Anh ta không giàu hơn cũng chẳng nghèo đi so vói
tháng trước bởi tuy lương tăng lên được 8000 VND thì giá cả cũng tăng lên vừa đủ
phần tăng lương này.
Thứ ba, Nhà nước tăng lương công nhân hơi mạnh tay lên đến 107.1% so với

mức lương cũ. Khi ấy:
Lương của công nhân trong tháng 6 là:
400 000 x 107.1% = 428 400 VND/tháng.
Số gạo mà toàn bộ lương này mua được là:
428 400 : 2040 = 210kg
Rõ ràng là anh công nhân sẽ sung sướng hơn vì lương của anh ta mua được
nhiêù gạo hơn so với tháng trước.
Như vậy có thể thấy trường hợp thứ hai được gọi lạm phát cân bằng. Hai trường
hợp thứ nhất và thứ ba là lạm phát không cân bằng. Cân bằng ở đây là cân bằng
so với thu nhập. Do đó, có thể hiểu rằng lạm phát được gọi là cân bằng khi nó
5
tăng tương ứng với thu nhập . Ngược lại khi nó tăng không tương ứng với thu
nhập được gọi là lạm phát không cân bằng.
 Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường:
Khi lạm phát xảy ra liên tục trong một khoảng thời gian dài ( ví dụ
trong 10 năm), tâm lý và sự chờ đợi của nhân dân đã trở thành quán tính, người
ta đã sống quen dần với lạm phát. Năm thứ 11, hoặc năm thứ 12 trở đi, việc nền
kinh tế sẽ có lạm phát là chuyện bình thường và gần như được dự đoán trước.
Người ta gọi đây là lạm phát dự đoán trước. Cũng có khi người ta có thể nhìn
thấy trước về lạm phát và tin rằng nó sẽ xảy ra bởi các nguyên nhân của nó đã
bộc lộ đầy đủ và rõ ràng. Trong trường hợp đó người ta cũng đoán trước được và
không bất ngờ khi lạm phát xảy ra.
Nhưng nếu lạm phát bùng ra bất thình lình mà trước đó không hề có và
cũng chẳng có dấu hiệu báo trước. Chẳng hạn nền kinh tế đang quen với lạm
phát thấp , bỗng nhiên lạm phát vọt lên cao . Khi đó người ta gọi đó là lạm phát
bất thường. Lạm phát bất thường dễ gây sốc cho cuộc sống và mọi người bởi vì
họ chưa chuẩn bị về mặt tâm lý và tiêu dùng để phù hợp với việc tăng giá đột
ngột.
2. Nguyên nhân của lạm phát
Sau khi đã hiểu về bản chất của lạm phát là như thế nào thì đặt ra cho

chúng ta câu hỏi tại sao lại có lạm phát ? Nguyên nhân gì đã sinh ra lạm phát ?
Trên thực tế thì lạm phát ở các nước khác nhau ,xãy ra ở những thời kì khác nhau
là do những nguyên nhân khác nhau ..Tuy nhiên không vì thế mà lạm phát không
có những nguyên nhân cụ thể ,..bằng việc tổng hợp ở nhiều nước trên thế giới và
qua nhiều thời kì ,giai đoạn phát triển khác nhau của các nền kinh tế thì theo các
nhà kinh tế học hiện đại nguyên nhân của lạm phát được xuất hiện từ ba nhóm
6
Đề án môn học
chủ yếu sau : Đó là nhóm do cơ cấu , do tăng trưởng tiền tệ và do thâm hụt ngân
sách nhà nước …..
Cụ thể chúng ta sẽ đi vào từng nguyên nhân một sinh ra hiện tượng lạm phát :
♣ Thứ nhất : Nguyên nhân do cơ cấu . Trong nhóm nguyên nhân gây ra lạm
phát này chúng ta sẽ đi vào hai nguyên nhân đó là hiện tượng Cầu kéo và hiện
tượng chi phí đẩy
• Hiện tượng Cầu kéo :lạm phát do cầu kéo thực chất là do sự mất cân đối
giữa tông cung và tổng cầu hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế ,do những cú sốc
về cầu diễn ra đột ngột

AS1
P2 AS2
P1
AD2
AD1
0 Q1 Q2 Q3 Q
Xét một nền kinh tế đang ở mức tiềm năng Q1 tại đó mức giá chung của
nền kinh tế là tại P1 đột nhiên nền kinh tế phải chịu ảnh hưởng của một cú sốc
cầu ,có thể là trong nước hay quốc tế (Ví dụ : như chiến lược phát triển kinh tế
của một nước chẳng hạn làm cho cầu đầu tư tăng lên một cách đột biến ,làm
đường tổng cầu của nền kinh tế dịch sang phải (từ AD1 sang AD2 ) ,sau một thời
gian làm cho mức cân bằng của nền kinh tế chuyển sang một trạng thái mới

( được giả thiết là nền kinh tế đang ở mức toàn dụng nhân công do đó không có
sự thay đổi của tổng cung đường tổng cung không thay đổi ) ,tại đó mức sản
lượng của nền kinh tế tăng lên mức Q2 ( Q2 lớn hơn Q1) và mức giá chung của
nền kinh tế lên đến mức P2( P2 lớn hơn P1)…Nhưng mà trong thực tế thì khi
7
cầu tăng sẽ làm cho cung tăng một lượng chút ít ,sự gia tăng của cung nhỏ hơn
rất nhiều so với sự gia tăng của cầu do những giới hạn về nguồn lực, con người
(Gía tăng làm các hãng tăng cường sản xuất để thu lợi nhuận lớn hơn làm cho
đường tổng cung của nền kinh tế dịch chuyển sang phải ( từ AS1 sang AS2 ) ..
lạm phát do cầu kéo sẽ làm mức sản lượng của nền kinh tế tăng lên và mức giá
chung của nền kinh tế cũng tăng lên theo đó ……Đây là theo kinh tế học của
Keynes về phân tích tổng cung ,tổng cầu ( AD-AS ).
Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung,
người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng.
Do đó có lạm phát.
• Hiện tượng chi phí đẩy : Chi phí của sản xuất là yếu tố cấu thành nên giá
cả hàng hóa cho nên sự biến động của chi phí sản xuất là nguyên nhân thứ hai có
thể gây ra lạm phát,..các nhân tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất
là : Nguyên vật liệu (do tính chất khan hiếm của NVL ,được khai thác trong tự
nhiên nên khi trữ lượng giảm xuống sẽ làm giá cả của nó tăng lên ). Thứ hai là
chi phí để mua sức lao động .Thứ ba là chi phí vốn ( hiện nay chi phí huy động
vốn ngày một cao hơn ) . Ngoài ra thì doanh nghiệp còn bị rất nhiều áp lực từ
phía nhà nước có thể làm giá sản phẩm tăng cao (như phí và thuế thu nhập..)
Các chi phí sản xuất này khi tăng trong cả nền kinh tế sẽ làm cho mặt bằng giá
cả của hàng hóa sẽ tăng cao gây nên lạm phát :Khi các yếu tố chi phí trên tăng
lên ,làm cho tại mỗi mức giá lượng cung sẽ giảm xuống làm đường tổng cung
của nền kinh tế dịch chuyển sang phải (AS1 lên AS2 -hình trên ) tại điểm cân
bằng mới của nền kinh tế , sản lượng giảm từ Q1 xuống Q2 và mức giá tăng từ
P1 lên P2 nền kinh tế rơi vào vừa suy thoái vừa lạm phát ..
( Mức giá)

P AS2
P2
8

×