Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Kinh tế chính trị mác lênin lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa liên hệ tình hình năng suất lao động ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.72 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 3
NỘI DUNG.......................................................................................................
4 I. Khái niệm ................................................................................................. 4
1. Hàng hóa .............................................................................................. 4
a. Giá trị sử dụng…………………………………………………….4
b. Giá trị……………………………………………………………...4
II. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng
hóa............................................................................................................... 5
1 .Lượng giá trị của hàng hóa. ............................................................... 5
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.................... 6
2.1. Năng suất lao động………………………………………………6
2.2. Tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động………………...7
III. Liên hệ tình hình năng suất lao động ở Việt Nam hiện nay............. 9
KẾT THÚC................................................................................................... 1

MỞ ĐẦU


Thế giới đang thay đổi từng ngày, từng giờ, luôn có những bước tiến
phát triển khơng ngừng trong các lĩnh vực về kinh tế, xã hội. Cùng với đó nhu
cầu của con người để thỏa mãn cuộc sống của bản thân cũng dần tăng cao. Để
đáp ứng được nhu cầu đó, con người khơng ngừng phát triển cả về chất lượng
cũng như số lượng của các loại hàng hóa nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng
cho người tiêu dùng. Thơng qua trao đổi, mua bán, hàng hóa – sản phẩm của
lao động có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định của con người. Xã hội loài
người càng phát triển, sự tách biệt về quyền sở hữu càng sâu sắc, nhu cầu trao
đổi, mua bán ngày càng quang trọng, chính vì vậy mà hàng hóa được sản xuất
ra trên thị trường ngày càng phong phú và đang dạng. Mọi hàng hóa đều là
sản phẩm của lao động vì vậy con người phải hao phí lao động, hao phí sức
bắp thịt, thần kinh, cơ bắp để tạo nên hàng hóa. Mặt khác, khi đề cập tới hàng


hóa thì phải đặt sản phẩm của lao động ấy trong mối liên hệ với người mua,
người bán, trong quan hệ xã hội. Chúng ta vẫn thấy, mỗi một hàng hóa sẽ có
một giá trị khác nhau, có hàng hóa có giá trị cao nhưng có hàng hóa lại có giá
trị thấp, tại sao lại như vậy và nhờ đâu lại có sự khác biệt như vậy cũng như là
đo lường về giá trị hàng hóa ấy dựa trên những gì?. Vậy để hiểu rõ hơn về vấn
đề này em xin lựa chọn nghiên cứu đề tài “Lượng giá trị hàng hóa và các nhân
tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa. Liên hệ tình hình năng suất lao động
ở Việt Nam hiện nay”.
Trong thời gian ngắn, phạm vi chủ đề rộng và kiến thức của cá nhân
còn hạn hẹp nên bài viết khơng thể tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận
được sự quan tâm, góp ý, giảng giải từ các giảng viên để em có thêm nhiều
kinh nghiệm mà hồn thiện bài tiểu luận của mình hơn.

3
Cuối lời, em xin kính chúc thầy, cơ cùng gia đình thật nhiều sức khỏe,
hạnh phúc và đạt thêm được nhiều thành công, tâm huyết trên con đường sự


nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!

NỘI DUNG
I. Khái niệm
1. Hàng hóa
Theo quan điểm của C.Mác, hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể
thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
Như vậy, sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi nhằm đưa ra
trao đổi, mua bán trên thị trường. Hàng hóa có thể tồn tại ở dạng vật thể hoặc ở
dạng phi vật thể. Dù khác nhau về hình thái tồn tại song mọi thứ hàng hóa đều
có hai thuộc tính đó là giá trị sử dụng và giá trị.

a. Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng của hàng hóa là cơng dụng của vật phẩm, có thể thỏa
mãn một nhu cầu nào đó của con người, nhằm đáp ứng yêu cầu của người
mua, nhu cầu đó có thể là về vật chất hoặc tinh thần. Giá trị sử dụng của hàng
hóa do thuộc tính tự nhiên của yếu tố tham gia cấu thành nên hàng hóa đó quy
định. Nền sản xuất càng phát triển, khoa học công nghệ càng tiên tiến thì càng
giúp cho con người phát hiện ra nhiêu và phong phú các giá trị sử dụng hàng
hóa khác nhau.
b. Giá trị
Theo C.Mác, giá trị của hàng hóa là lao động của người sản xuất hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa ấy. Sở dĩ các hàng hóa trao đổi được với nhau là
4
vì chúng đều là kết quả của sự hao phí sức lao động, tức là hàng hóa đều có
giá trị. Mặt khác trên cơ sở là hàng hóa phải được đặt trong mối liên hệ với


người mua, người bán trong quan hệ xã hội thì giá trị hàng hóa là lao động xã
hội của người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng
hóa ấy. Như vậy, bản chất của giá trị là lao động xã hội của người sản xuất kết
tinh trong hàng hóa, giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa
những người sản xuất hàng hóa, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch
sử, giá trị là nội dung là cơ sở của trao đổi.
II. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của
hàng hóa
1. Lượng giá trị của hàng hóa.
Như ta đã biết thì giá trị của hàng hóa là lao động của người sản xuất
hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy, giá trị hàng hóa được xét cả về mặt chất
và lượng. Chất của giá trị là lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hóa, vậy,
lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất
ra hàng hóa đó. Để đo lường lượng giá trị của một hàng hóa nhất định, sử dụng

đơn vị thời gian hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa đó. Việc dùng đại
lượng thời gian lao động để đo giá trị của sản phẩm, hàng hóa có thể dẫn đến
mâu thuẫn và gây ngộ nhận rằng người sản xuất ra hàng hóa hay người lao
động càng làm biếng, vụng về bao nhiêu thì lượng giá trị hàng hóa của người
đó lại lớn bấy nhiều, vì nguời đó phải dùng nhiều thời gian hơn để sản xuất
hàng hóa, nếu như vậy thì một người làm việc chậm chạp lề mề mất thời gian
để sản xuất ra hàng hóa thì người đó sẽ tạo ra số hàng hóa có giá trị lớn, ví dụ
như khi cùng sản xuất ra một hàng hóa giống nhau nhưng do điều kiện sản
xuất, trình độ tay nghề khác nhau nên thời gian hao phí để sản xuất ra hàng
hóa đó khác nhau, một người mất sáu giờ để sản xuất ra một chiếc áo, nhưng
một người chỉ mất bốn giờ để sản xuất ra một chiếc áo mà chất lượng
5
như nhau, vì vậy nếu chỉ căn cứ vào thời gian lao động mà quy ra giá trị hàng
hóa thì sẽ khơng hợp lí. Vì thế mà C. mác đã đưa ra khái niệm lao động cần
thiết. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động xã hội


cần thiết, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao
động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó và thời gian lao động
xã hội cần thiết là khoảng thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa
trong điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, là thời gian trung bình để tạo
ra giá trị hàng hóa. Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị sản
xuất ra bao hàm : hao phí lao động quá khứ tức giá trị cũ ( chứa trong các yếu
tố vật tư, nguyên nhiên liệu đã tiêu dùng để sản xuất hàng hóa đó) và hao phí
lao động mới kết tinh thêm hay cịn gọi là giá trị mới ( sự hao phí sức người
lao động kết hợp với giá trị thặng dư).
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian
lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, cho nên, những nhân tố
ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn

vị hàng hóa sẽ ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hóa, theo C.Mác thì có
hai nhân tố. Thứ nhất là năng suất lao động, thứ hai là tính chất phức tạp hay
giản đơn của lao động.
2.1. Năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính
bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng
thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Khi tăng năng suất lao động, sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động
trong một đơn vị hàng hóa vì vậy giảm lượng giá trị trong một đơn vị hàng
hóa. Hiện nay các hàng hóa thơng thường có xu hướng giảm giá là do có
những quy trình sản xuất được cải thiện, máy móc hiện đại hơn, năng suất lao
6
động được cải thiện, ví dụ như những năm về trước, giá của một chiếc xe máy
là khoảng 40 triệu, thế nhưng với thời đại bây giờ thì với 20 triệu ta đã có thể
mua được một chiếc xe tương tự hay thậm chí cịn đủ tiền mua những thiết bị
hiện đại hơn. Vì vậy khi năng suất lao động tăng thì giá trị của một đơn vị


hàng hóa sẽ giảm xuống, giá trị của hàng hóa tỉ lệ nghịch với năng suất lao
động và năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : Trình độ kĩ thuật
của người cơng nhân, trình độ quản lí, cường độ lao động,…. Trong kinh tế
thị trường, cạnh tranh về giá cả là quan trọng nhất. Để cạnh tranh về giá cả
với nhà sản xuất khác thì phải tăng năng suất lao động cá biệt vì nó làm giảm
lượng giá trị cá biệt của một đơn vị hàng hố xuống thấp hơn lượng giá trị xã
hội của nó lớn hơn giá cả bán hàng hóa có thể rẻ hơn của người khác mà vẫn
thu lợi nhuận ngang, thậm chí cao hơn.
Khi xem xét về mối quan hệ giữa tăng năng suất với lượng giá trị của
một dơn vị hàng hóa, C.Mác cịn chú ý thêm về mối quan hệ giữa tăng cường
độ lao động với lượng giá trị của một hàng hóa.
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao

động trong sản xuất. Cường độ lao động tăng lên thể hiện mức hao phí về cơ
bắp, thần kinh, mức độ khẩn trương tích cực của hoạt động trong lao động
tăng lên. Vì vậy mà khi tăng cường độ lao động thì sự hao phí sức lao động sẽ
tăng lên, số lượng hàng hóa sẽ tăng lên, tổng lượng giá trị của tất cả hàng hóa
gộp lại tăng lên. Nhưng lượng thời gian hao phí để sản xuất một đơn vị hàng
hóa sẽ không thay đổi. Việc tăng cường độ lao động cũng có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc tạo ra số lượng, các giá trị sử dụng cũng nhiều hơn góp phần
thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội. Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của
các yếu tố : Sức khỏe, thể chất, tâm lý, kỷ luật lao động,… Nếu giải quyết tốt
những vấn đề này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn,
tập trung, do đó tạo ra nhiều hàng hóa hơn. Trong thực tế sản xuất hàng hoá
TBCN, việc các nhà tư bản áp dụng tăng cường độ lao động đối với người
7
làm thuê (trong khi không trả công tương xứng) không nhằm làm giảm lượng
giá trị của một đơn vị hàng hoá, không tạo ra khả năng cạnh tranh về giá mà
là nhằm tăng mức bóc lột lao động làm th..
2.2. Tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động


Khi xét về một hoạt động lao động cụ thể, nó có thể là lao động có tính
chất giản đơn, cũng có thể là lao động có tính chất phức tạp. Dĩ nhiên, dù đơn
giản hay phức tạp thì lao động đó đều là sự thống nhất của tính hai mặt, mặt
cụ thể và mặt trừu tượng.
Lao động giản đơn là lao động khơng địi hỏi có q trình đào tạo một cách có
hệ thống, chun sâu về chun mơn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác
được. Ví dụ như lao động bán hàng nhỏ, tạp vụ, phát tờ rơi,….
Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua
một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề
nghiệp chun mơn nhất định. Ví dụ như làm luật sư, giáo viên,….
Với tính chất khác nhau đó nên trong cùng một đơn vị thời gian, một

hoạt động lao động phức tạp sẽ tạo ra được nhiều lượng giá trị hơn so với lao
động giản đơn. C.Mác gọi lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân
bội lên. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà quản trị và người lao động
tính tốn, xác định mức thù lao cho phù hợp với tính chất của hoạt động lao
động trong quá trình tham gia vào các hoạt động xã hội. Vì vậy mà tùy những
loại mơ hình doanh nghiệp mà tạo ra những sản phẩm đơn giản và phức tạp
mà có thể chọn những người lao động phù hợp với tính chất của cơng việc. Vì
thế mà những cơng việc mang tính phức tạp thì người lao động thường được
trả lương cao hơn, ví dụ như lương của một bác sĩ chắc chắn sẽ luôn cao hơn
lương của một người cơng nhân làm cơng việc bình thường, đó là do sự hao
phí thời gian lao động xã hội cần thiết để tạo ra giá trị hàng hóa của họ nhiều
hơn.
8
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa với lao
động sản xuất hàng hóa, C.Mác đã phát hiện ra rằng sở dĩ hàng hóa có hai
thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt đó là
mặt cụ thể và mặt trừu tượng của lao động. Lao động cụ thể là lao động có ích
dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chun mơn nhất định. Lao


động cụ thể tạo ra những giá trị sử dụng của hàng hóa , trong đời sống xã hội
có vơ số những hàng hóa với những giá trị sử dụng khác nhau do lao động cụ
thể đa dạng mn hình mn vẻ tạo nên. Vì vậy mà phân cơng lao động trong
xã hội càng nhiều thì càng có nhiều ngành nghề tạo ra nhiều giá trị sử dụng
khác nhau. Khoa học kỹ thuật, phân công lao động càng phát triển thì các hình
thức lao động cụ thể càng phong phú đa dạng. Tiếp đó, lao động trừu tượng là
lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa khơng kể đến hình thức cụ thể
của nó đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa
về cơ bắp, thần kinh, trí óc. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa, vì
vậy mà lao động trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng

khác nhau.
III. Liên hệ tình hình năng suất lao động ở Việt Nam hiện nay
Với thời đại mà công nghệ khoa học ngày càng kỹ thuật hiện nay thì
năng suất lao động của nước ta ngày càng tăng. Ngày càng có nhiều những
máy móc hiện đại được sử dụng trong q trình sản xuất hàng hóa. Ngày càng
có nhiều người có trình độ chuyên môn cao để làm những công việc lao động
phức tạp, mang yêu cầu chuyên môn để tăng giá trị hàng hóa. Người lao động
thì được trả lương theo đúng thời gian lao động cần thiết bỏ ra, được hưởng
những chính sách của Chính Phủ, hiện nay việc thấu hiểu tâm lý khách hàng
ln là điều cần thiết, chính vì thế mà trên thị trường hiện nay có rất nhiều xu
hướng giảm giá mặt hàng, để có sự phù hợp với những người có nhu cầu trao
đổi hàng hóa. Từ khi đổi mới chính phủ Việt Nam đã thu được những kết quả
9
đáng kể trong các lĩnh vực giáo dục, kinh tế .... Nước ta là một quốc gia còn
nghèo, kém phát triển, xong do sự nhìn nhận đúng đắn nên nền giáo dục và
các lao động có trình độ khoa học kỹ thuật càng khơng thua kém gì lắm đối
với nhiều nước phát triển. Để cho trình độ hiểu biết của mọi người dân đều
tiến bộ, Đảng đã có rất nhiều chính sách đầu tư cho giáo dục, chi ngân sách
đầu tư rất lớn về giáo dục cho những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng


hải đảo, các vùng dân tộc ít người mà sự tiếp thu trình độ khoa học hiện đại
cịn kém. Điều đó đã giúp cho trình độ của người dân ngày càng tăng điều đó
sẽ dễ dàng hơn cho những người lao động khi tiếp thu trình độ khoa học sau
này. Trong nền kinh tế mở cửa nước ta hiện nay, mọi người được tự do kinh
doanh, tự do sản xuất vì vậy, đã tạo ra được rất nhiều giá trị hàng hố khác
nhau giúp cho người lao động có thể tự thấy được việc nâng cao tay nghề trình
độ khoa học kỹ thuật của mình là quan trọng và người lao động có thể tự học
tập nâng cao sự hiểu biết của mình về lĩnh vực sản xuất sản phẩm nào mà
mình đã lựa chọn Vì vậy mà năng suất người lao động ngày càng tăng đó là

những dấu hiệu tích cực để phát triển đất nước. Theo nghiên cứu thì năng suất
lao động năm 2020 của Việt Nam tính theo giá so sánh năm 2010 chỉ tăng
5,4% (so với mức tăng 6,2% năm 2019, và ở mức thấp nhất trong 5 năm gần
đây), đạt mức 117,94 triệu đồng/lao động theo giá hiện hành (tương đương
5.081 USD/lao động). Mức tăng này cao hơn khi so sánh với các quốc gia
trong khu vực. Năng suất lao động của Việt Nam được cải thiện rõ nét, bình
quân giai đoạn 2016-2020 tăng 5,8%/năm, cao hơn giai đoạn 2011-2015
(4,3%) và vượt mục tiêu đề ra (5%). Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng
hợp (TFP) bình quân 5 năm đạt khoảng 45,2% (mục tiêu đề ra là 30-35%).
Dựa vào những thông số trên, xét về tốc độ tăng năng suất lao động thì
chúng ta có tăng có những chuyển biến tích cực, nhưng bên cạnh đó cịn
những mặt hạn chế. Xét về mặt giá trị tuyệt đối thì Việt Nam lại thấp hơn
nhiều so với các nước ASEAN. Năng suất lao động được đo bằng tổng hịa
10
nhiều yếu tố, gồm có yếu tố vĩ mô như quy mô nền kinh tế, thể chế, cơ chế
chính sách…, hay yếu tố vi mơ như quy mô, nội lực của doanh nghiệp, khả
năng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh;
chất lượng nguồn nhân lực, kỹ năng của người lao động, khả năng sử dụng
nhân lực của các doanh nghiệp… các chủ thể sử dụng lao động, đã tác động
đến việc tăng năng suất lao động và các yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới sự
tăng lên hoặc giảm đi của năng suất lao động. Sản xuất công nghiệp của Việt


Nam hiện nay nhìn chung vẫn đang tập trung chủ yếu vào các hoạt động sản
xuất ở công đoạn cuối cùng, đem lại giá trị gia tăng thấp; động lực trong sản
xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của chúng ta hiện nay vẫn đang
chủ yếu được thúc đẩy. Cùng với đó, tính bền vững trong phát triển sản xuất
và xuất khẩu của Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh
thế giới ngày càng có những diễn biến phức tạp hơn, nhanh hơn và khó đốn
định hơn trước.

Vì vậy mà để khắc phục những vấn đề trên, ta phải có những giải pháp
như đổi mới tư duy để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động
thông qua việc ứng dụng các cơng nghệ quản lý tiên tiến trên thế giới có điều
chỉnh cho phù hợp với đặc thù và văn hóa của doanh nghiệp Việt, đẩy mạnh
việc ứng dụng điện toán đám mây nhằm cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian
và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, có chiến lược và thực thi
chiến lược nâng cao năng suất lao động thông qua chú trọng tăng trưởng dựa
vào tri thức và công nghệ; tập trung đầu tư nâng cao năng lực khoa học công
nghệ và đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản
xuất, quản trị doanh nghiệp.Tập trung đào tạo kỹ năng cho người lao động; tổ
chức lại lao động, trong đó chú trọng kết hợp hiệu quả giữa lao động và người
máy theo từng công đoạn sản xuất, giúp tăng năng suất lao động. Doanh
nghiệp cần nâng cao chất lượng và đổi mới biện pháp quản lý,điều hành
doanh nghiệp… Các doanh nhân phải chủ động nâng cao trình độ, cập nhật tri
11
thức, nâng cao năng lực và kỹ năng quản lý, năng động, sáng tạo tìm kiếm
phương pháp làm việc mới và hiệu quả, nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị
trường trong nước và quốc tế. Cung cấp sản phẩm hướng tới nhu cầu của
người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển những giải pháp sản xuất và kinh doanh
dựa trên số hóa, tích hợp cơng nghệ tiên tiến.
KẾT THÚC
Với việc tìm hiểu, nghiên cứu được một cách đúng đắn lượng giá trị


của hàng hoá những yếu tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hóa đã có một ý
nghĩa quan trọng không chỉ với mỗi người lao động mà cả với mọi nền sản
xuất của mọi thời đại. Việc nghiên cứu này giúp cho lao động có thể thấy
được rằng việc quyết định đến lượng giá trị hàng hoá là do tác động của năng
suất lao động rất nhiều. Mà năng suất lao động thì lại phục thuộc vào rất nhiều
các nhân tố, trong đó các nhân tố khoa học kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ

kỹ thuật là rất quan trọng. Qua đây, người lao động thấy được rằng xã hội
ngày càng phát triển thì mình cần phải học hỏi để nâng cao trình độ của mình.
Do vậy, năng suất lao động sẽ ngày càng tăng và điều đó cũng là một động lực
để thúc đẩy xã hội phát triển. Vấn đề nghiên cứu này không chỉ cho người lao
động nhận thức được rằng cuộc sống muốn ngày càng tốt hơn thì phải ln
học hỏi nâng cao trình độ. Mà qua đây, các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp
còn thấy được rằng mình muốn quản lý tốt, muốn đầu tư phát triển một cách
có hiệu quả thì việc thu hút các nhân tài, những người có trình độ tay nghề cao
là khơng thể thiếu. Chính phủ của mỗi nước ln muốn cho đất nước mình
ngày càng phát triển. Vì vậy, chính phủ đã có chiến lược phát triển, bồi dưỡng
và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho các nhân lực trong nước. Khơng
những chỉ khuyến khích để thu hút các nhân tài trong nước phục vụ cho đất
nước mà còn thu hút các nhân tài, nhà đầu tư nước ngoài. Khi nghiên cứu
phạm trù này, bản thân em đang là những người sinh
12
viên thế hệ trẻ của đất nước có sức khoẻ có kiến thức, sẽ phải cố gắng thật
nhiều, đang ngồi trên ghế nhà trường điều quan trọng lúc này là học tập và
học tập. Luôn tìm hiểu khám phá khơng chỉ những kiến thức trong nhà trường
mà những kinh nghiệm va chạm cuộc sống xã hội cũng rất quan trọng.


*TLTK
1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác
Lê Nin, PGS.TS Ngơ Tuấn Nghĩa (Chủ biên), 2019.
2. THS. Nguyễn Thị Thu Trang, Thực trạng năng suất lao động của Việt
Nam và một số giải pháp tăng năng suất lao động, Báo tạp chí cơng thương,
2020.
3. M.P, Việt Nam nỗ lực cải thiện năng suất lao động, Báo điện tử Đảng
Cộng Sản Việt Nam, 2021.



14



×