Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CỦA THƯƠNG HIỆU TRÀ SỮA TE AMO TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2019 ĐẾN NĂM 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

KHOA TRUYỀN THƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun đề:

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CỦA THƯƠNG
HIỆU TRÀ SỮA TE AMO TRONG GIAI ĐOẠN TỪ
NĂM 2019 ĐẾN NĂM 2022
Giảng viên hướng dẫn: Trần Văn Lệ
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải
Mã sinh viên: 1256010004
Lớp: QHCC1201
Chun ngành: Quan hệ cơng chúng
Khóa: 12
Hệ đào tạo: Chính quy

HÀ NỘI, THÁNG 03 – NĂM 2022


ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

KHOA TRUYỀN THƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun đề:

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CỦA THƯƠNG
HIỆU TRÀ SỮA TE AMO TRONG GIAI ĐOẠN TỪ
NĂM 2019 ĐẾN NĂM 2022


Giảng viên hướng dẫn: Trần Văn Lệ
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thanh Hải
Mã sinh viên: 1256010004
Lớp: QHCC1201
Chun ngành: Quan hệ cơng chúng
Khóa: 12
Hệ đào tạo: Chính quy

HÀ NỘI, THÁNG 03 – NĂM 2022


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Đại Nam
đã tạo điều kiện cho em có mơi trường học tập học và làm việc hòa nhập, năng
động, Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên Trần Văn Lệ, đã
hỗ trợ tận tình, hướng dẫn em phương pháp nghiên cứu và tích lũy, vận dụng kiến
thức trong q trình thực hiện luận tốt nghiệp. Mọi sự góp ý từ thầy đã cho em
nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là
những kiến thức quý báu, là hành trang vững chắc trong sự nghiệp mai sau.
Qua đây, em xin trình bày những gì đã nghiên cứu, học tập và tích lũy
được. Do kiến thức và kĩ năng của em cịn thiếu sót, nên q trình nghiên cứu sẽ
mắc phải những hạn chế, cũng sẽ không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận
được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy để bài tiểu luận được
hồn thiện hơn. Góp phần xây dựng kiến thức, kĩ năng, và thái độ làm việc của em
sau này.
Chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Kế hoạch truyền thông của thương hiệu trà sữa

Te Amo trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022” là một cơng trình nghiên cứu
độc lập dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn Trần Văn Lệ. Ngồi ra khơng
có bất cứ sự sao chép của người khác. Đề tài, nội dung luận văn tốt nghiệp là sản
phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực, em xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề
xảy ra.
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2022
Hải
Trần Thị Thanh Hải


PHỤC LỤC TỪ VIẾT TẮT

Stt

Ký hiệu chữ viết

Chữ viết đầy đủ

1

VNĐ

Việt Nam đồng ( đơn vị tiền tệ)

2

TV


Tivi

PHỤ LỤC TỪ TIẾNG ANH

Stt

Ký hiệu chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

PR

Public Relations

2

CIPR

Viện Quan hệ cơng chúng

3

TWBE

The World Book Ency clopedia

4


S

Small (kích cỡ nhỏ)

5

M

Medium (kích cỡ vừa)

6

L

Large (kích cỡ lớn)

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Kế hoạch doanh thu theo năm của Te Amo ..............................................19
Hình 2. Trà sữa Te Amo .........................................................................................20
Hình 3. Trị sở chính trà sữa Te Amo tại Hà Nội....................................................21
Hình 4. Một vài doanh mục sản phẩm nổi bật của thương hiệu trà sữa Te Amo ...32
Hình 5. Bao bì hình thức đặc biệt của trà sữa Te Amo ..........................................34
Hình 6. MENU thương hiệu trà sữa Te Amo .........................................................36
Hình 7 Bảng khảo sát nhân viên nội bộ thương hiệu Te Amo ...............................55


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................3
3.1. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................4
5. Cơ sở lý luận..........................................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
7. Đóng góp của đề tài...............................................................................................4
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài..................................................................5
9. Kết cấu đề tài.........................................................................................................5
B. PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................6
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ KẾ
HOẠCH TRUYỀN THÔNG.....................................................................................6
1.1. Khái qt chung về quan hệ cơng chúng và vai trị của kế hoạch truyền thông
...................................................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm công chúng..............................................................................................6
1.1.2. Phân loại công chúng................................................................................................7
1.1.3. Khái niệm quan hệ công chúng.............................................................................8
1.1.4. Đặc điểm của PR.........................................................................................................8
1.1.5. Các công cụ của PR...................................................................................................9
1.1.6. Đánh giá vai trò của PR..........................................................................................11
1.1.7. Vai trò của PR trong hoạt động kinh doanh...................................................12
1.2. ......................................................Khái quát chung về kế hoạch truyền thông
.................................................................................................................................15


1.2.1. Khái niệm kế hoạch truyền thơng.......................................................................15
1.2.2. Vai trị của kế hoạch truyền thơng.....................................................................15
CHƯƠNG 2. KẾ HỌACH TRUYỀN THƠNG CỦA THƯƠNG HIỆU TRÀ SỮA

TE AMO TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2019 ĐẾN NĂM 2022.......................20
2.1. Tổng quan về thương hiệu trà sữa Te Amo..................................................20
2.2. Lịch sử, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lỗi.................................................21
2.2.1. Lịch sử hình thành....................................................................................................21
2.2.2. Tầm nhìn......................................................................................................................22
2.2.3. Sứ mệnh........................................................................................................................22
2.2.4. Giá trị cốt lỗi...............................................................................................................22
2.3. Điểm mạnh của thương hiệu trà sữa Te Amo so với các đổi thủ cạnh tranh..23
2.4. Những thành tựu trong quá trình kinh doanh và xây dựng thương hiệu........24
2.5. Phân tích các chiến lược truyền thông của thương hiệu trà sữa Te Amo ......24
2.5.1. Phân tích ngành hàng..............................................................................................24
2.5.2. Phân tích nhà cung cấp...........................................................................................25
2.5.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh.................................................................................25
2.6. Kế hoạch truyền thơng cho thương hiệu.......................................................26
2.6.1. Phân tích xu thế và tình hình hiện nay bằng mơ hình SWOT.................26
2.6.2. Mục tiêu và nhiệm vụ trong kế hoạch truyền thông cho thương hiệu trà
sữa Te Amo .........................................................................................................................................27
2.6.2.1. Mục đích...........................................................................................................27
2.6.2.2. Nhiệm vụ..........................................................................................................28
2.6.2. Đối tượng mục tiêu..................................................................................................28
2.6.3. Chiến lược truyền thông theo sản phẩm..........................................................29
2.6.3.1. Mô tả ý tưởng sáng tạo kinh doanh........................................................29
2.6.3.2. Chủng loại và doanh mục sản phẩm......................................................31
2.6.3.3. Về bao bì hình thức......................................................................................32
2.7. Chiến lược truyền thông theo giá cả.............................................................35
2.7.1. Định giá sản phẩm....................................................................................................35
2.7.2. Chiến lược khuyến mãi...........................................................................................37


2.7.3. Chiến lược truyền thông theo địa điểm............................................................37

2.8. Chiến lược xúc tiến thương mại...................................................................38
2.8.1. Quảng cáo....................................................................................................................38
2.8.2. Thuê KOL và các kênh truyền thơng................................................................39
2.8.3. Xúc tiến bán hàng.....................................................................................................39
2.8.3.1. Chương trình mua 1 tặng 1...........................................................................39
2.8.3.2. Chương trình voucher....................................................................................40
2.8.3.3. Chương trình ưu đãi dành cho học sinh sinh viên...............................41
2.8.3.4. Chương trình vận chuyển sản phẩm tận nơi..........................................41
2.9. Chiến dịch truyền thông...............................................................................42
2.9.1. Xác định đối tượng khách hàng chính..............................................................42
2.9.2. Phương thức truyền thơng.....................................................................................42
Chạy quảng cáo ngồi trời.................................................................................................43
2.10. Dự tính chi phí khác...................................................................................56
2.11. Hiệu quả chiến lược truyền thơng sau Covid -19........................................58
2.12. Phân tích những thách thức có thể xảy ra của chiến lược truyền thơng.......59
2.13. Phân tích tác động mơi trường vĩ mơ..........................................................61
2.14. Vai trị của kế hoạch truyền thơng cho thương hiệu trà sữa nói riêng..........62
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG CHO
THƯƠNG HIỆU TRÀ SỮA TE AMO ..................................................................65
3.1. Đánh giá khách quan những hạn chế và thành tựu trong q trình kế hoạch. 65
3.2. Biện pháp phịng trách những hạn chế trong lên hế hoạch kinh doanh..........66
3.3. Bài học kinh nghiệm nâng cao giá trị thương hiệu trà sữa Te Amo sau Covid
– 19..........................................................................................................................67
C. PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................71


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trào lưu trà sữa không phải mới tại Việt Nam, mà đã du nhập vào từ

những năm 2000 khi đó, thị trường chủ yếu là những cửa hàng nhỏ lẻ tự pha chế
với giá bán khá rẻ. Khoảng 4 năm trở lại đây, trào lưu trà sữa lại bùng phát trở lại
với một bộ mặt mới khi thị trường với nhiều cải tiến về chất lượng và đa dạng về
hương vị có sự tham gia của hàng chục thương hiệu trà sữa quốc tế như Dingtea,
Chago, Gongcha, Igongcha, Royal Tea, Tea Story, Toco Toco, Wang Tea và
Taiwan Tea Good Tea, Chatime, Bobapop, Citea Fun, Blackball... Trong số những
tên tuổi đó, khơng chỉ có trà sữa Đài Loan – thương hiệu hàng đầu về mặt hàng
này, mà cịn có trà sữa Hồng Kơng, Thái Lan, Nhật Bản, Singapore...
Te Amo hiện là thương hiệu đồ uống lớn nhất khi đại dịch Covid – 19
bùng phát. Thương hiệu Te Amo đang như một cơn bão trong nước, đi đến đầu Te
Amo cũng nhận được sự yêu quý của khách hàng các nước. Đây cũng là loại trà
có hương vị khác biệt nhất, đủ tiêu chuẩn và là thương hiệu đồ uống duy nhất để
đưa vào giới thiệu tại Shanghai World Expo 2010.
Te Amo hiện đã có tới hơn 100 cửa hàng trà sữa trải dài từ Bắc vào Nam
ở các thành phố lớn tiềm năng như Hà Nội, Đà nẵng, TP Hồ Chí Minh... Đến với
Đà Nẵng thành phố đáng sống, điểm đến thu hút của giới trẻ trong và ngoài nước,
là thị trường đầy tiềm năng của hầu hết các mơ hình đồ uống từ coffee đến trà sữa.
Một thị trường đòi hỏi sự đa dạng và mới mẻ trẻ trung sẽ là sự phù hợp và thách
thức của thương hiệu Te Amo khi muốn xâm nhập vào Hà Nội.
PR – Quan hệ công  chúng (viết tắt của chữ Public  Relation) ra đời sau 
quảng cáo nhưng ngày càng chứng tỏ hiệu quả vượt trội hơn hẳn so với quảng  cáo.
Công  dụng  của PR đã được các công ty lớn trên thế giới chứng minh. Cụ Thể
Như, nhờ khai thác thành công cụ mà các công ty như Coca Cola,  Apple,
Nokia, KFC...trở thành những thương hiệu hàng đầu thế giới.


Ngồi  ra,  hoạt  động  quan  hệ cơng chúng  sẽ giúp cho doanh nghiệp
vượt qua những sóng  gió  và bão táp. Khi có khủng  hoảng, doanh nghiệp đó sẽ
tìm được sự ủng hộ, bênh vực, hỗ trợ từ phía cộng đồng (đây là điều kỳ  diệu 
không thể bỏ tiền  ra mua như  đăng  quảng cáo) trong việc cứu vãn uy tín và giữ

gìn  nguyên vẹn  hình ảnh  của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, khi truyền đi các thông 
điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là
giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu. Hiểu
được tầm quan trọng của việc kế hoạch truyền thông, cũng như nhằm đạt mục đích
vực dậy thương hiệu trà sữa Te Amo khôi phục lại kinh tế em đã suy nghĩ và mạnh
dạn  viết đề tài: “Kế hoạch truyền thông cho thương hiệu trà sữa Te Amo ”. Mặc
dù đã có nhiều cố gắng trong cơng tác thu thập tài liệu, nghiên cứu và xây dựng bài
tiểu luận song do thời gian nghiên cứu cũng như trình độ cịn hạn chế nền bài viết
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp q báu của cơ giáo để bài tiểu luận thêm hồn thiện.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trà sữa là một thức uống ngon và phổ biến của Đài Loan khoảng hơn 25
năm về trước, món trà sữa này cho đến nay vẫn là thức uống yêu thích của nhiều
thế hệ bạn trẻ, đặc biệt là ở khu vực Châu Á. Hiện nay, trà sữa đã đươc nhiều nước
trên khắp các châu lục yêu thích và bày bán dưới hình thức là những quầy thức
uống nhỏ, hay các quán hàng như ở Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines,
Malaysia, Mỹ, Úc,… Tuy nhiên, khi du nhập vào các quốc gia khác, món trà sữa
đã có những biến tấu riêng để phù hợp hơn với phong cách ẩm thực và văn hóa của
từng quốc gia. Ở Việt Nam, trà sữa xuất hiện từ khoảng cuối năm 2002, đầu năm
2003. Thức uống khá lạ miệng khi kết hợp hương thơm nhẹ của trà, ngầy ngậy của
sữa với dai dai của hạt trân châu này đã nhanh chóng trở thành một “hiện tượng”
thu hút trong văn hóa quà vặt, phát triển mạnh mẽ trên khắp các thành phố lớn trên
cả nước. Điều đáng nói, sức hấp dẫn của trà sữa khơng bị bó hẹp trong đối tượng
khách hàng là học sinh, sinh viên mà cịn lan rộng sang cả cơng nhân viên chức ở
nhiều ngành nghề, lứa tuổi. Có thể dễ dàng bắt gặp những quán trà sữa ngay sát


cổng trường, sát vách ký túc xá, trên đường phố, trong chợ, siêu thị, khu tập thể,
khu chung cư, cao ốc văn phòng,… Hoạt động kinh doanh trà sữa rất đa dạng, có
thể chỉ là xe đẩy bán hàng ở vỉa hè cho đến những quán trà sữa bình dân, những

quán hạng sang, những quán trà sữa trong những trung tâm thương mại lớn. Tuy
nhiên, dù ở quy mô kinh doanh nào thì kinh doanh trà sữa vẫn rất thu hút đơng đảo
giới trẻ nói riêng và mọi tầng lớp khách hang nói chung.
Trà và sữa là hai thức uống không mấy xa lạ đối với người Việt, nhưng từ
sự vơ tình hay cố ý mà chúng lại được pha trộn lại với nhau, tạo nên một thức uống
hết sức thu hút và trở thành “cơn sốt” trong giới trẻ hiện nay. Không hẳn là giới trẻ
mới thưởng thức cái hương vị của trà sữa mà hầu hết mọi lứa tuổi đều yêu thích cái
hương vị thơm ngon của trà sữa. Vị béo của sữa cùng hương thơm của trà thật
khiến người ta phải “ chết mê chết mệt” vì nó Những quán trà sữa từ lâu đã trở
thành điểm hẹn lí tưởng của những bạn trẻ tìm kiếm khơng gian sinh hoạt, gặp gỡ
bạn bè. Theo đó xu thế phát triển của các sản phẩm hiện nay chính là hấp dẫn
khách hàng với những hương vị mới và công dụng bảo vệ sức khỏe tăng cường
sinh lực. Do đó các nhà sản xuất đang cố gắng thực hiện mục tiêu này bằng cách
thêm các thành phần mới hoặc pha trộn các sản phẩm có sẵn. Một trong những sản
phẩm đang được mọi người chú ý và quan tâm tới đặc biệt là giới trẻ là trà sữa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận làm rõ vai trị của mơn học Quan hệ cơng chúng nói chung và tác
dụng của phương thức PR trong hoạt động kinh doanh cụ thể là Thương hiệu trà
sữa Te Amo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích làm sáng tỏ phương pháp thực hiện và các bước, chi phí cho hoạt
động PR thương hiệu trà sữa. Đánh giá được những rủi ro và lợi nhuận mang lại,
đặc biệt trong tình hình đại dịch diễn ra. Từ đó rút ra các kinh nghiệm bài học


trong quá trình PR thương hiệu. Khái quát giá trị mơn học trong vận dụng thực tế
sau q trình học tập tại trường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Thương hiệu trà sữa Te Amo
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ ngày 1/5/2022 đến ngày 25/5/2022
5. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở chuyên ngành quan hệ công chúng.
Quan hệ công chúng là một cơng cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp có cái nhìn khái
quát hơn về việc thực hiện các chiến lược, kế hoach nhất định.. Khi dựa trên cơ sở
lý luận này, sẽ giúp ích trong việc thành lập một kế hoạch nghiên cứu và truyền
thơng cho các thương hiệu. Từ đó có thể dễ dàng xác định được những hạn chế
cũng như khủng hoảng trong quá trình lên kế hoạch truyền thông
6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng và định tính: Thu thập các dữ liệu mà chúng có thể
diễn giải bằng các con số thống kế. Các con số được diễn giải bằng bảng tính
Nghiên cứu sơ cấp và thứ cấp: Nghiên cứu lần đầu, thu thập các thông tin
sơ khởi chưa từng được công bố. Nghiên cứu tại bàn. Thu thập những thông tin từ
các nguồn đã xuất bản.
Nghiên cứu theo thể thức và không theo thể thức: Có hệ thống thủ tục,
phương pháp, phân tích đầy đủ.
7. Đóng góp của đề tài
Góp phần khẳng định vai trị của PR trong hoạt động kinh doanh, gầy
dựng thương hiệu. Những giá trị về kinh tế và thương hiệu khi có bảng kế hoạch
PR chi tiết. Mang giá trị thực tiễn trong hoạt động kinh doanh.


8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận án góp phần làm sáng tỏ vận dụng lý thuyết quan hệ công chúng
trong thực tế. Phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu và giảng dạy. Đồng thời,
tiểu luận cũng làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu nghiên cứu các chuyên
ngành liên quan
9. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận, luận án được
kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Lý luận chung về quan hệ công chúng và kế hoạch truyền thông
cho thương hiệu trà sữa Te Amo
Chương 2. Kế hoạch truyền thông của thương hiệu trà sữa Te Amo trong
giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022
Chương 3. Đánh giá kết quả chiến lược truyền thông cho thương hiệu trà sữa
Te Amo


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ
KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG
1.1. Khái quát chung về quan hệ cơng chúng và vai trị của kế hoạch truyền
thơng
1.1.1. Khái niệm cơng chúng
Chúng ta thường nghe nói “Vở kịch mới sẽ ra mắt công chúng vào dịp Tết
“ hay “Giám đốc công ty X sẽ diễn thuyết trước công chúng “. Vậy công chúng ở
đây sẽ bao gồm những ai? Câu trả lời của bạn có thể là bao gồm tất cả mọi người
trong xã hội hay là một nhóm người có một điểm gì đó chung chẳng hạn như sở
thích hoặc cùng tham gia một hoạt động nào đó. Nói một cách cụ thể “Cơng chúng
là tất cả mọi người xung quanh bạn, ít nhiều có những mối liên hệ nào đó với bạn.
Họ tiếp nhận những thơng tin về bạn và từ đó có sự nhìn nhận của riêng họ về bạn.
Mục tiêu của bất cứ một doanh nghiệp nào cũng là thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng để thơng qua đó tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Khách hàng
được coi như một loại cơng chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống cịn của
doanh nghiệp. Vậy cơng chúng là khách hàng? Công chúng không phải chỉ là
những khách hàng, họ bao gồm những thành phần bên trong và bên ngồi doanh
nghiệp và đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Có khoảng 10 đối tượng công chúng mà doanh nghiệp phải

hướng đến như:
+ Các cơ quan truyền thơng: Báo chí, đài phát thanh, truyền hình....
+ Cơ quan quản lý Nhà nước (cơng quyền): Các tổ chức Nhà nước có ảnh
hưởng chi phối đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống pháp luật
+ Các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư: Cơng đồn, đồn thanh niên,
hội phụ nữ, những người đang sinh sống trên địa bàn, nơi doanh nghiệp hoạt động.
Hó có thể có những mối quan tâm chung với doanh nghiệp về môi trường, về cơ sở
hạ tầng, an ninh công cộng hay những vấn đề xã hội khác...


+ Giới hoạt động xã hội: Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ
môi trường...
+ Giới đầu tư và các tổ chức tài chính: Các cổ đơng góp vốn trong cơng ty
cổ phần, các bên liên doanh liên kết, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các ngân hàng và tổ
chức tín dụng.
+ Nhân viên cơng ty
+ Khách hàng: Những người đã, đang và sẽ mua sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp
+ Nhà cung cấp
+ Các nhà đại lý, trung gian
+ Đối thủ cạnh tranh
Cơng chúng cũng có thể là một cá nhân (như khách hàng) hoặc cũng có
thể là một tổ chức (cơ qua chính phủ hoặc hiệp hội) Như vậy: Công chúng của
doanh nghiệp là tất cả những tổ chức và cá nhân có liên quan đến sự thành cơng
hay thất bại của doanh nghiệp đó.
1.1.2. Phân loại công chúng
+ Công chúng nội bộ: Bao gồm các thành phần bên trong doanh nghiệp
như: công nhân, nhân viên kinh doanh, quản trị viên, v.v…Các đối tượng công
chúng này trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp. Họ cùng thụ hưởng, gánh vác và chia s ẻ mọi kết quả hoạt động

của doanh nghiệp. Các đối tượng công chúng này được xem như nguồn nhân lự c
của doanh nghiệp, là tài sản, là sức mạnh nội t ại của doanh nghiệp.
+ Cơng chúng bên ngồi: Bao gồm các thành phần bên ngoài doanh
nghiệp như: khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, nhà đầu tư, chính phủ,
v.v…Trong các thành phần bên ngồi có cả cơng chúng ủng hộ doanh nghiệp; và
công chúng chống đối doanh nghiệp. Mối liên hệ giữ a doanh nghiệp và công


chúng bên ngoài thường thể hiện ở các hoạt động: họp báo; triển lãm; thăm dò ý
kiến khách hàng; các hoạt động tài trợ; v.v… 
Mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là thoả mãn nhu cầu khách
hàng - một loại cơng chúng, qua đó đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh
nghiệp. Công chúng - khách hàng là một trong những yếu tố sống còn của doanh
nghiệp. Nhưng công chúng không chỉ là những khách hàng, họ bao gồm các thành
phần bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và đều có những ảnh hưởng nhất định
đến hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.3. Khái niệm quan hệ công chúng
Hiện nay có hơn 500 định nghĩa cề quan hệ cơng chúng – PR. Dưới đây là
một số định nghĩa:
Từ điển TWBE”: PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế
hoạch cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và cơng chúng của nó,
nhằm đạt những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau.
Theo CIPR: PR là những nổ lực được hoạch định và thực hiện bền bỉ
nhằm mục tiêu hình thành và duy trì mối quan hệ thiện cảm và thông hiểu lẫn nhau
giữa một tổ chức và công chúng của nó.
Tuyên bố Mexico, 1987: PR là một nghệ thuật và khoa học xã hội, phân
tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho các lãnh đạo của các tổ
chức và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch nhằm phục vụ
lợi ích cho cả tổ chức lẫn công chúng.
1.1.4. Đặc điểm của PR

+ Có đối tượng cụ thể: Mặc dù hoat động quan hệ công chúng động khi
nhắm vào nhiều loại đối tượng cùng một lúc, đôi khi quan hệ công chúng cũng
nhắm vào thái độ và quan tâm cụ thể của đối tượng rất cụ thể. Ngược lại với quảng
cáo trong đó do chi phí sản xuất và th phương tiện cao nên phải đòi hỏi một số


đơng đối tượng, nổ lực quan hệ cơng chúng có thể điều chỉnh theo quy mơ của đối
tượng1
+ Chi phí thấp: Các hoạt động PR thường có chi phí thấp hơn do không
phải chi các khoản tiền lớn thuê mua thời lượng trên các phương tiện truyền thông
và không cần chi phí thiết kế sáng tạo và sản xuất cao. Ngân quỹ cho hoạt động PR
của các công ty thường ít hơn chi phí quảng cáo hàng chục lần. Tuy nhiên, hiệu
quả thông tin thường lại không thấp hơn, do tính chất tập trung của đối tượng và
nhờ tác dụng rộng rãi của truyền miệng (word – mouth). Chi phí xây dựng và thực
hiện các chương trình quan hệ cơng chúng (tuyên truyền, sự kiện đặc biệt, các bài
báo giới thiệu) tính trên đầu người được tiếp cận thì thấp hơn nhiều so với quảng
cáo, khuyến mãi và hội chợ triển lãm thương mại.
+ Độ tin cậy cao: Nhiều dự án quan hệ công chúng không m ang một
thông điệp có tính thương mại hiển nhiên mà có tính thơng tin nhiều hơn; vì vậy
các đối tượng cảm thấy thơng điệp đáng tin hơn, hơn nữa đ iều này là do hình ảnh
tích cực của phương tiện thể hiện thơng điệp. Sự “xác nhận của người thứ ba” giúp
đánh bóng hình ảnh của doanh nghiệp hay sản phẩm qua hoạt động quan hệ cơng
chúng. 
+  Khó kiểm sốt: Nội dung thơng điệp được truyền tải qua góc nhìn của
bên thứ ba (nhà báo, nhân vật quan trọng, chuyên gia….) nên khó có thể kiểm sốt
nó được. Các biên tập viên của phương tiện là người quyết định hoặc phát hoặc
không phát hành thơng điệp và nếu quyết định phát hành thì cần bao nhiêu không
gian hay thời gian để phát hành. Vì vậy đối tượng hoạt động quan hệ cơng chúng
nhà tiếp thị ít có khả năng điều khiển trực tiếp so với các yếu tố cơ bản của chiến
lược tiếp thị

1.1.5. Các công cụ của PR
Philip Kotler đã khái quát quan hệ cơng chúng chính là tập hợp các cơng
cụ nhằm tạo sự chú ý cũng như “ giá trị bình luận- talk value” cho doanh nghiệp.
Jefkins, Frank, Phá vỡ bí ẩn của PR, Nguyễn Thị Phương Anh và Ngơ Anh Thy
biên dịch, Nhà xuất bản Trẻ 2006.
1


Và ông gọi những công cụ này là những chiếc bút chì - PENCILS của quan hệ
cơng chúng:
+ Publication: Sự công bố/xuất bản
+ Events: Các sự kiện
+ News: Tin tức
+ Community affairs: Quan hệ với cộng đồng
+ Identify media: Xác định phương tiện truyền thông
+ Lobbying: Vận động hành lang
+ Social Investments: Đầu tư xã hội
Các hoạt động cộng đồng: Hoạt động cộng đồng góp phần xây dựng hình
ảnh của doanh nghiệp bao gồm các công việc như: Tham gia các đợt vận động gây
quỹ (bảo trợ trẻ em nghèo, sinh viên học sinh giỏi, hỗ trợ người già neo đơn, tàn
tật, bão lũ, hỏa hoạn…), các quản trị viên của doanh nghiệp tham gia quản lý điều
hành các tổ chức phi lợi nhuận, đồn thể, bệnh viện (ví dụ như hội bảo trợ bệnh
viện miễn phí) hay tổ chức giáo dục tư nhân; giúp đỡ hay tài trợ các hoạt động của
thanh thiếu niên như thể thao, dã ngoại, thám hiểm, và văn nghệ sinh viên học
sinh.
Các ấn bản của doanh nghiệp: Các ấn bản của doanh nghiệp, cơ quan ngôn
luận của doanh nghiệp, được lưu hành trong nội bộ nhân viên hay được lưu hành ra
bên ngoài đến hệ thống phân phối và khách hàng của doanh nghiệp. Các bản tin
nội bộ thông tin cho nhân viên về những gì đang diễn ra trong doanh nghiệp và phổ
biến các thông báo về giới thiệu sản phẩm, thăng chức nhân sự, thay đổi chính sách

và hàng loạt các thơng tin khác về doanh nghiệp.
Phim ảnh: phim ảnh là một phương tiện quan hệ thông tin đại chúng chỉ
được sử dụng hạn chế tại một tổ chức doanh nghiệp lớn vì chi phí sản xuất cao.
Các phim này có thể cung cấp cho các đối tượng các thông tin về dich vụ, giải trí,
hay các thơng tin cơ bản về doanh nghiệp hay ngành sản xuất. Các phim này có thể


đưa tới trực tiếp nhà hát, đài truyền hình và đến các cơ sở tổ chức giáo dục và các
tổ chức xã hội và dân sự thông qua những nhà phân phối thương mại.
Trưng bày và triển lãm: Trưng bày triển lãm là một hoạt động thông tin
quan hệ công chúng nhằm vào đối tượng công chúng rộng rãi hay là đối tượng mục
tiêu là các khách hàng triển vọng. Các doanh nghiệp có thể tham gia vào các cuộc
triển lãm trưng bày có tầm vóc quốc tế trong nước hay đư ợc tổ chức ngoài nước.
Trong nước hằng năm có hàng chục cuộc triển lãm quy mơ quốc tế và toàn quốc tổ
chức tại trung tâm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng ,Cần Thơ…Hay là các
doanh nghiệp có thể tổ chức các phịng trưng bày ngay tại khu vực thị trường của
mình như các phịng trưng bày ơ tơ, xe máy, trang trí nội thất, máy tính, máy móc
điện tử và điện tử gia dụng cho đối tượng là công chúng hay các khách hàng tiềm
năng xem.Các cuộc triển lãm trư ng bày này rất có hiệu quả trong việc xây dựng
một hình ảnh tích cực và nhận thức tên tuổi doanh nghiệp nơi các đối tượng.
Các sự kiện đặc biệt: Các tổ chứ c tài trợ thường vạch ra kế hoạch và tổ
chức các sự kiện đặc biệt để thu hút sự chú ý của quảng đại quần chúng, hay tham
gia tài nhưng dể điều khiển các tổ chức khác, tại nước ta các sự kiện đặc biệt
thường do các doanh nghiệp tài trợ như ng việc tổ chức và điều khiển do các đoàn
thể và các tổ chứ c chuy ên mơn đảm nhiệm.Ví dụ như các cuộc thi hoa hậu, giải
Marathon quốc tế tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Cúp IBM dành cho đội vơ địch
quốc gia giải bóng trẻ.
1.1.6. Đánh giá vai trị của PR
PR đóng vai trị quan trọng trong việc t ạo ra sự khác biệt so với đối
thủ,định vị hình ảnh,thương hiệu của cơng ty trong nhận thức của khách hàng Do

vậy PR giúp cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đi sâu vào nhận thức của
khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp
trong hàng ngàn vạn thương hiệu, sản phẩm tương tự.
PR có thể đạt được độ tin cậy và gần gũi hơn, dễ dàng được sự đón nhận
và dễ gây đư ợc cảm tình của cơng chúng do vai trị cung cấp thơng tin và kiến


thức cho cơng chúng. Và quảng cáo có thể đạt được thành công hơn nếu được hỗ
trợ của hoạt động PR trước đó.
PR là phương cách tốt nhất giúp doanh nghiệp tạo dư luận tốt thông qua sự
ủng hộ của giới truyền thơng và các chun gia phân tích thương mại.
Tính hữu hiệu của PR thể hiện rõ rệt trong các trường hợp: - Sản phẩm,
dịch vụ mới đư ợc tung ra thị trường - Định vị lại thư ơng hiệu, sản phẩm cũ (nhắc
lại thương hiệu trong nhận thức người tiêu dùng). Khẳng định chất lượng, nâng cao
uy tín của doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ. Quản trị khủng hoảng cho doanh
nghiệp (khi gặp khủng hoảng doanh nghiệp sẽ tìm được sự bênh vực, ủng hộ từ
phía cộng đồng). Các doanh nghiệp có t ài chính hạn chế vẫn có thể làm được PR.
1.1.7. Vai trị của PR trong hoạt động kinh doanh
+ Phối hợp hoạt động với truyền thông: Tăng cường “markting nội bộ”
trong doanh nghiệp: Làm thế nào để một ngư ời bên ngoài muốn vào làm việc tại
công ty, và một người trong công ty không muốn chia tay doanh nghiệp, điều này
rất cần sự hỗ trợ của PR nội bộ. Phòng nhân sự HR (Human Resource) thư ờng kết
hợp rất chặt chẽ với bộ phận PR nhằm triển khai các chương trình cho thơng đạt
nội bộ doanh nghiệp. Từ các bản tin nội bộ, các chương trình giao lưu đến các hoạt
động sống vì sứ mạng thương hiệu đều được PR thực hiện. Bộ phận PR sẽ thay
mặt cho HR chuyển tải những chủ trương, chính sách mới doanh nghiệp đến nhân
viên nhằm thấu hiểu lẫn nhau, thống nhất ý chí, động viên mọi người trong cơng
việc, nâng cao tính dân chủ và phát huy khả năng sáng tạo thông qua con đường
PR nội bộ, bộ phận PR sẽ kết hợp với cơng đồn cơng ty, đồn thể, kết hợp với y
tế,… tổ chức các hoạt động văn thể mỹ, ngoại khóa trong cơng ty nhằm nâng cao

sức khỏe, tinh thần đoàn kết nội bộ. Nói chung với mục tiêu tạo nên một nền văn
hóa sáng tạo cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp biết sử dụng công tác PR nội bộ
sẽ đạt được những hiệu quả thiết thực, phát huy tiềm lực của mình để thuyết phục
cộng đồng. PR hỗ trợ hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp đạt kết quả cao: PR
được xem chính là chữ P thứ 5 của phư ơng thức 4P thuộc marketing mix, biểu thị
cho sự cảm nhận (Perception) của khách hàng về công ty, về sản phẩm…Doanh


nghiệp kết hợp hoạt động tiếp thị với PR để tạo ra ảnh hưởng mạnh nhất. Thông
thường các doanh nghiệp khi tung một sản phẩm mới ra thị trường thường để PR đi
trước tạo ra một nhân thức mới đối với cộng đồng, đánh thức một nhu cầu nào đó
của cộng đồng bằng bài viết báo chí (editorial), sau đó là những thước phim truyền
hình (TVC) hay hàng loạt các quảng cáo báo (printads), tăng cường sự nhận biết về
sản phẩm thương hiệu cho khách hàng mục tiêu. PR đã làm được điều mà hầu hết
các nhà marketing của các doanh nghiệp đều cho đó là mục tiêu của họ: thông tin
cụ thể về thông điệp của doanh nghiệp và sản phẩm đến với khách hàng. Qua PR
những thông điệp được truyền đạt đến với khách hàng mục tiêu một cách cụ thể
hơn so với quảng cáo. Ngoài ra, sẽ dễ gặp rủi ro nếu thiếu PR bên cạnh marketing,
như : Làm sao cộng đồng chấp nhận một sản phẩm, khi xã hội chưa có nhận thức
tốt về nó. Vả lại, nếu khơng có PR, thì các cơng cụ cịn lại của marketing (quảng
cáo, khuyến mại…) không làm nổi công việc giải quyết khủng hoảng khi có sự cố
thị trường. Do đó, chiến dịch tiếp thị khi được kết hợp với hoạt động PR sẽ có giá
trị hơn hẳn tổng mức tác dụng của từ ng hoạt động riêng biệt. Dưới đây gợi ý các
cách hỗ trợ các mục tiêu tiếp thị bằng PR: Mục tiêu tiếp thị Hoạt động PR hỗ trợ
Xây dựng các mối quan hệ bền vững và tổ chức sự kiện chiêu đãi khách hàng lâu
dài hơn với khách hàng. Xây dựng bản tin hàng quý để gửi khách hàng. (Ries, Al
and Ries, Laura 2002, Quảng cáo thối vị và PR lên ngơi, Vũ Tiến Phúc dịch, Nhà
xuất bản Trẻ 2007. (tr 71- 82))
+ PR là cơng cụ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và thương hiệu
thành công nhất: Nếu xem xây dựng thương hiệu là tổng thể các điểm tương tác thì

PR chính là công cụ chiến lược không thể thiếu trong việc giúp doanh nghiệp hoàn
thành sứ mệnh này: “Một thương hiệu tung ra mà khơng có hy vọng chiến thắng
trên trận địa PR thì thất bại đã có th ể nhìn thấy” (theo Al Ries, chuyên gia thư ơng
hiệu hàng đầu th ế giới viết trong tác phẩm nổi tiếng “Quảng cáo thối vị và PR lên
ngơi”) Với sứ mệnh là “xây dựng sự hiểu biết và tạo niềm tin”, hoạt động PR nhằm
làm cho khách hàng hiểu rõ tôn chỉ và các giá trị mà doanh nghiệp hướng tới, củng
cố niềm tin khách hàng thông qua các cách tác nghiệp độc đáo, đặc biệt của PR


như: tài trợ một chương trình hấp dẫn, hoặc một hoạt động m ang tính cộng đồng.
Ví dụ, các chương trình tài trợ như “Tiếp sức mùa thi” của Bút bi Thiên Long, hay
“Ươm mầm tài năng” của Vinamilk, “Giai điệu tình thương” của Kinh Đơ…ngồi
việc mang đến cho xã hội những giá trị thiết thực, thì những chương trình PR này
cịn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp “tìm chỗ đứng trong tâm trí
khách hàng” (top of mind) của những thương hiệu này. Doanh nghiệp thực hiện
chiến lược PR sẽ tạo nên một niềm tin lớn trong khách hàng về thương hiệu hơn
khi họ sử dụng quảng cáo bởi “PR là người khác nói về mình, trong khi quảng cáo
là mình nói về mình”… Hình ảnh khi được cơng nhận bởi số đơng người ngồi
cuộc thường khách quan và đáng tin hơn khi nhận xét chủ quan. PR sẽ xây dựng
hình ảnh của cơng ty và thương hiệu cho sản phẩm mang tính nhất quán lâu dài bởi
nó là kết quả nỗ lực khơng ngừng của doanh nghiệp để tạo dựng niềm tin vào cộng
đồng. (Moi Ali, PR hiệu quả, NXB Tổng hợp, TP. HCM, 2006.)
+ Bảo vệ công ty trước những cơn khủng hoảng: Kinh doanh ln tồn tại
những rủi ro khó lường, doanh nghiệp càng lớn thì rủi ro càng cao, nhất là trong
"thời đại thông tin" - thông tin lan truyền nhanh như tia chớp. Quản trị rủi ro (quản
trị tiền khủng hoảng) là chức năng giúp doanh nghiệp xác định và giải quyết các
vấn đề phát sinh có khả năng gây ảnh hưởng lớn. Nhiệm vụ của bộ phận PR là
nghiên cứu các khả năng có thể xảy ra để đề phịng các cuộc khủng hoảng. Khơng
thể tiên đốn tất cả, nhưng càng nhiều càng tốt. PR cũng giống như lính cứu hỏa,
phải chuẩn bị và dự phòng giải pháp chữ a cháy nhanh nhất. PR là đơn vị có trách

nhiệm chính trong việc xây dựng hệ thống "công cụ lắng nghe" và kiểm sốt thơng
tin cho doanh nghiệp. Làm PR sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua những sóng gió
và những cơn bão táp. Khi có khủng hoảng, doanh nghiệp đó sẽ tìm được sự ủng
hộ, bênh vực, hỗ trợ từ phía cộng đồng (đây là điều kì diệu mà khơng thể mua
được bằng tiền) trong việc cứu vãn uy tín và giữ gìn nguyên vẹn hình ảnh của
doanh nghiệp. Khủng hoảng thông thường xảy ra ba giai đoạn:


Giai đoạn tiền khủng hoảng: công ty PR sẽ cùng bộ phận PR của doanh
nghiệp vạch ra tất cả những rủi ro có thể xảy ra cho một chiến dịch quảng bá sản
phẩm nào đó và khống chế nó ngay từ đầu.
Giai đoạn trong khủng hoảng: doanh nghiệp cần có: Ban khắc phục sự cố
với chủ trì là nhà lãnh đạo; PR của doanh nghiệp có chức năng trấn an nhân viên,
đối tác, khách hàng; Công ty PR được thuê có nhiệm vụ làm sáng tỏ sự việc trước
cộng đồng.
Giai đoạn hậu khủng hoảng: PR nội bộ phải kết hợp với công ty PR được
thuê để tiếp tục lấy lại lịng tin của cộng đồng
Ngồi ra, PR cịn đem đến những lợi ích lớn khác: thắt chặt các mối quan
hệ và hỗ trợ nguồn nhân lực trong tổ chức, hỗ trợ hoạt động tiếp thị của doanh
nghiệp đạt kết quả cao.
1.2.

Khái quát chung về kế hoạch truyền thông

1.2.1. Khái niệmkế hoạch truyền thơng
Kế hoạch truyền thơng là quy trình các nhà quảng cáo trải qua trước khi
mua và tung ra quảng cáo nhằm đánh giá hiệu quả và tối đa hóa ROI (lợi tức đầu
tư). Đây là bước quan trọng đầu tiên trong bất kỳ chiến dịch quảng cáo nào. Kết
quả hữu hình của quy trình kế hoạch truyền thơng là một tài liệu kế hoạch truyền
thông nhằm hướng dẫn chiến dịch quảng cáo.

1.2.2. Vai trò của kế hoạch truyền thông
Quảng bá sự hiểu biết về tổ chức cũng như sản phẩm, dịch vụ và hoạt 
động của tổ chức. Nhờ thế, truyền thông khắc phục sự hiểu lầm hoặc định kiến của
cơng chúng đối với tổ chức, thay đổi tình thế bất lợi. Đối với công chúng nội bộ,
truyền thông thu hút và giữ chân được người tài qua việc quan hệ nội bộ tốt Đối
với cơng chúng bên ngồi, truyền thông tạo ra mối thiện cảm về trách nhiệm xã hội
của tổ chức đối với cộng đồng qua các hoạt động xã hội, tài trợ, từ thiện, văn hoá,
thể thao, gây quỹ,.. Vai trị của người làm truyền thơng được thể hiện ở 4 phương
diện chính: 


   + Quản lý: Quản lý hình ảnh của tổ chức và quy trình chuyển tải hình ảnh
này đến cơng chúng; Quản lý các hoạt động nội bộ, các vấn đề nhân sự, các hoạt
động đào tạo và phát triển, tạo ra bầu khơng khí làm việc thân thiện, tích cực trong
tổ chức. Từ đó tạo ra động lực làm việc cho nhân viên. 
   + Thực thi: Tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động theo kế hoạch
đã đề ra bao gồm cả các hoạt động truyền thông bên trong và bên ngoài tổ chức.
+ Tư duy: Nhận thức và phân tích những chuẩn mực và giá trị hiện hữu hoặc
đang thay đổi trong xã hội để tổ chức kịp thời thích ứng, cùng có được sự đồng
cảm giữa cơng chúng và tổ chức. 
   + Giáo dục: Liên quan đến các hoạt động huấn luyện, đào tạo nhằm nâng
cao kỹ năng truyền thông của các nhân viên truyền thông trong tổ chức. 
   + Làm cho mọi người biết đến doanh nghiệp: Có hàng trăm ngàn doanh
nghiệp đang tồn tại trên thị trường, vậy doanh nghiệp chúng ta làm thế nào để công
chúng biết đến? Quảng cáo có thể là một cách tốt. Nhưng trong thời đại thông tin
ngày nay khi mà quảng cáo tràn ngập khắp mọi nơi thì cơng chúng có thể không bị
hấp dẫn bởi quảng cáo nữa. một cách tốt hơn để tiếp cận khách hàng tiềm năng là
thông qua những câu chuyện thú vị, những thơng tin hữu ích, những đề tài mà công
chúng đang quan tâm để gián tiếp giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm của
doanh nghiệp 

   + Làm cho mọi người hiểu về doanh nghiệp: Doanh nghiệp không chỉ
muốn công chúng biết đến sự hiện diện của doanh nghiệp mình mà muốn họ hiểu
rõ tơn chỉ hoạt động của doanh nghiệp và các giá trị mà doanh nghiệp hướng tới.
Quan hệ công chúng sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải những thông điệp thể hiện tôn
chỉ và giá trị của doanh nghiệp tới công chúng.
   + Xây dựng hình ảnh và uy tín cho doanh nghiệp: Ở bất cứ cương vị nào,
dù là khách hàng, nhân viên hay đối tác, chúng ta đều mong muốn giao dịch với
những doanh nghiệp có uy tín. Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp dưới con mắt
công chúng được xây dựng trên những cảm nhận của công chúng về doanh nghiệp


đó. Các hoạt động quan hệ cơng chúng giúp chuyển tải tới công chúng một cách
chân thật những thông điệp mà doanh nghiệp mong muốn. 
   + Củng cố niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp: Hình ảnh và uy
tín của doanh nghiệp giúp củng cố niềm tin của khách hàng. Nếu doanh nghiệp
luôn thể hiện quan tâm đến khách hàng thì họ cũng sẽ gắn bó với doanh nghiệp
hơn. Doanh nghiệp có thể thường xun cập nhật thơng tin về mình và những
thơng tin liên quan đến loại sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.
Việc này một mặt giúp khách hàng hiểu doanh nghiệp hơn, mặt khác, làm cho họ
thấy rằng doanh nghiệp luôn quan tâm đến họ. 
   + Khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên: Nếu nhân viên nghĩ rằng
họ là những người làm cơng ăn lương, thì doanh nghiệp cũng chỉ hy vọng họ làm
tốt những việc mà họ được giao. Làm thế nào để doanh nghiệp nhận được nhiều
hơn từ năng lực tiềm tàng của họ? Để làm được điều này, doanh nghiệp cần làm
cho nhân viên cảm thấy họ là một thành viên của doanh nghiệp bằng cách thể hiện
sự quan tâm và luôn cập nhật thông tin về doanh nghiệp cho họ. Các hoạt động
quan hệ công chúng giúp tăng cường sự hiểu biết giữa doanh nghiệp và nhân viên
trên cơ sở đó thúc đẩy mối quan hệ này thêm bền chặt. 
   + Bảo vệ doanh nghiệp trước những cơn khủng hoảng: Một sản phẩm
không đạt chất lượng trên thị trường, một sai lầm của nhân viên cũng có thể đặt

doanh nghiệp trước những tình huống khủng hoảng. Những tin đồn thất thiệt có thể
gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp cũng như công chúng. Quan hệ công chúng là
một công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp ngăn ngừa và giải quyết khủng hoảng.
Một mặt các hoạt động quan hệ công chúng dự đoán nguy cơ khủng hoảng và đưa
ra giải pháp phòng ngừa. Mặt khác, khi khủng hoảng thật sự xảy ra quan hệ công
chúng giúp xử lý khủng hoảng một cách có hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy những
doanh nghiệp có quan hệ cơng chúng tốt thì khi khủng hoảng xảy ra họ cũng dễ
dàng vượt qua hơn. 
  + Quảng bá, kích thích sự quan tâm của cơng chúng vào một nhân vật, sự
kiện, sản phẩm, tổ chức hoặc một vấn đề nào đó 


×