Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

BÀI TẬP LỚN MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-------***-------

BÀI TẬP LỚN
MƠN: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM

Họ và tên

: Phan Công Huy

MSSV

: 2014110116

STT

: 50

Lớp tín chỉ

: TMA301(GĐ1-HK1-2021).6BS

Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Thành Toàn

Hà Nội, tháng 9 năm 2021



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT
KHẨU ............................................................................................................................. 3
Khái niệm xuất khẩu hàng hố ..........................................................................................3
Vai trị của xuất khẩu hàng hoá.........................................................................................3
2.1. Đối với nền kinh tế ..........................................................................................................3
2.2. Đối với doanh nghiệp ......................................................................................................4
Các phương thức xuất khẩu phổ biến của doanh nghiệp Việt Nam ................................5
3.1. Xuất khẩu trực tiếp ..........................................................................................................5
3.2. Xuất khẩu gián tiếp .........................................................................................................5
3.3. Gia công xuất khẩu .........................................................................................................6
3.4. Xuất khẩu tại chỗ.............................................................................................................6
3.5. Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất .............................................................................6
3.6. Buôn bán đối lưu .............................................................................................................6
3.7. Xuất khẩu theo nghị định thư giữa các chính phủ ..........................................................7

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................ 7
1. Khái quát thị trường hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam...................................................7
2. Phân loại ngành hàng thủ công mỹ nghệ..........................................................................8
3. Vai trị của xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ trong nền kinh tế quốc dân .................10

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ CỦA NƯỚC TA .............................................................................................. 12
1. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam những năm gần đây: ...12
2. Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam: ......................................15
2.1. Mỹ ..................................................................................................................................15
2.2. EU..................................................................................................................................16



2.3. Nhật Bản........................................................................................................................16
3. Tác động của việc gia nhập WTO đối với hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ:
............................................................................................................................................16
3.1. Cơ hội ............................................................................................................................16
3.2. Thách thức .....................................................................................................................17

CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG HƯỚNG BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA NƯỚC TA. ........................ 17
1. Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: .....................................17
2. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam: ..................19
2.1. Tăng cường nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược thị trường toàn diện. .......19
2.2. Lựa chọn mặt hàng chiến lực, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các mặt
hàng sản xuất kinh doanh..............................................................................................20
2.3. Đa dạng hóa hình thức xuất khẩu .................................................................................21
2.4. Tổ chức tái sản xuất để đẩy mạnh xuất khẩu ................................................................22
2.5. Đẩy mạnh sử dụng hỗ trợ tiêu thụ .................................................................................22
3. Một số kiến nghị đối với Chính phủ: ...............................................................................24
3.1. Tăng mức ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước bằng hoặc cao hơn doanh nghiệp có
vồn đầu tư nước ngồi...................................................................................................24
3.2. Chính sách đối với nghệ nhân, làng nghề và đào tạo thợ thủ cơng ..............................25
3.3. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu .......................27
3.4. Cung cấp nguyên liệu cho hàng thủ công mỹ nghệ .......................................................29
3.5. Hỗ trợ giảm nhẹ cước phí vận chuyển, lệ phí tại cảng khẩu.........................................29

Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU......................................................................31
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 34
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 35



LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Xuất khẩu là một hoạt động không thể thiếu được trong chiến lược phát triển
kinh tế của các quốc gia. Quy mô thị trường khổng lồ khó kiểm sốt, rào cản về
mặt địa lý và sự khác biệt về văn hoá, tập quán là những nguyên nhân chủ yếu
khiến cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu được cho là phức tạp hơn nhiều so với
kinh doanh trên thị trường nội địa. Nhưng đổi lại, các cơng ty sẽ có cơ hội thâm
nhập vào những thị trường lớn hơn với sức mua lớn tạo thuận lợi cho việc mở
rộng thị trường thương mại. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã để tâm đến
việc nghiên cứu thị trường song vẫn gặp nhiều chướng ngại vật khi tiến hành thực
hiện. Việc xác định phương hướng và giải pháp phát triển thị trường phù hợp dựa
trên những tình huống khó khăn là điều dễ hiểu, nhưng bố trí nguồn lực để thực
hiện kế hoạch cịn khó hơn. Vì vậy, hoạt động phát triển thị trường hiện nay chưa
thực sự mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng truyền thống mang đậm nét văn hóa dân
tộc, ngồi việc đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày còn phục vụ đời sống tinh
thần của người tiêu dùng. Với sự tiến bộ văn hóa tiêu dùng của con người và sự
giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới, nhu cầu của người tiêu
dùng đối với hàng thủ công mỹ nghệ dần tăng lên. Mặc dù hàng thủ công mỹ nghệ
không được nhà nước coi trọng như các mặt hàng chủ lực như gạo, thủy sản, xăng
dầu, than đá, dệt may, da giày nhưng xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ hàng năm
đã góp phần quan trọng và bảo vệ sự phát triển của nền văn hóa nước ta, giải quyết
tình trạng dư thừa lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm
nghèo, xóa bỏ những mặt tiêu cực của xã hội hiện đại.
Xuất phát từ vai trò của thị trường xuất khẩu và các cơng ty kinh doanh xuất
nhập khẩu, tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt
Nam và lợi ích của việc thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Em xin chọn


1


đề tài: “Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam” để làm bài tập nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ bản nhằm khẳng định sự cần thiết phải
đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
- Nghiên cứu kinh nghiệm sản xuất, phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủ
cơng mỹ nghệ Việt Nam trên cơ sở đánh giá đúng những điểm mạnh, điểm yếu
của lĩnh vực này.
- Xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ Việt Nam.
- Giúp ra ý nghĩa của việc nghiên cứu, hồn thành một tài liệu có ý nghĩa.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ của cả thị trường Việt Nam và đưa ra giải pháp thúc đẩy xuất khẩu.
- Về thời gian: tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ Việt Nam trong 20 năm trở lại đây.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu qua các bài báo online, các video trên Internet.
- Phương pháp nghiên cứu phân tích, thống kê: Dựa vào tài liệu đã thu thập rồi
tiến hành phân tích, lập bảng thống kê, đưa ra kết luận, giải đáp cho các vấn đề
phù hợp với mục đích đề tài.
- Phương pháp tổng hợp: Qua tài liệu thống kê và phân tích, tiếp tục sẽ thực hiện
đánh giá, tổng hợp các vấn đề xoay quanh việc thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ Việt Nam.
5. Kết cấu của đề tài:
Đề tài bao gồm 4 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu và vai trị của xuất khẩu hàng hố.

- Chương 2: Tổng quan thị trường hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam.
- Chương 3: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta.
2


- Chương 4: Các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ
của nước ta.
Do cịn hạn chế về mặt kinh nghiệm và vốn kiến thức không chun sâu đối
với bộ mơn Chính sách thương mại quốc tế nên bài tiểu luận của em sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được lời đánh giá, nhận xét của
thầy để giúp em hoàn thiện bài làm một cách tốt nhất.
Em xin cảm ơn!

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ VAI
TRÒ CỦA XUẤT KHẨU
Khái niệm xuất khẩu hàng hoá
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hố ra nước ngồi, nó khơng phải là hành vi
bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngồi
nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.
Vai trò của xuất khẩu hàng hoá
2.1. Đối với nền kinh tế
-

Hoạt động xuất khẩu góp phần làm tăng quy mơ nền kinh tế thế giới. Cùng với

nhập khẩu, xuất khẩu thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng kinh tế quốc gia. Quốc
gia sẽ xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa dư thừa hoặc các hàng hóa có lợi thế hơn
để bán cho quốc gia khác. Và ngược lại, nhập khẩu các loại hàng hóa dịch vụ để
đáp ứng nhu cầu nền kinh tế trong nước không đáp ứng được hay khắc phục các

yếu kém tồn tại trong nước như công nghệ - kỹ thuật, khoa học…
-

Xuất khẩu tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu và tái đầu tư vào

các lĩnh vực khác. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào các khoản đầu tư của
nước ngoài đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nhu cầu
nhập khẩu lơn như Việt Nam.

3


-

Xuất khẩu giúp quốc gia gia tăng dự trữ ngoại tệ. Khi đó, cán cân thanh tốn

thặng dư (ngoại tệ thu về lớn hơn) là điều kiện tốt cho sự phát triển kinh tế.
-

Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế

nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ.
-

Hoạt động xuất khẩu cịn có đóng góp khơng nhỏ trong việc giải quyết vấn đề

công ăn, việc làm cho người lao động. Tạo ra thu nhập chính đáng và nâng cao
đời sống cho họ.
-


Xuất khẩu là một cơ sở quan trọng tạo điều kiện mở rộng và thúc đẩy các quan

hệ kinh tế đối ngoại của đất nước.
2.2. Đối với doanh nghiệp
-

Hoạt động xuất khẩu giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng. Trong

bối cảnh thị trường trong nước trở nên bão hòa, xuất khẩu trở thành giải pháp giúp
doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng của mình khi mở rộng hoạt động ra thị
trường quốc tế. Ngoài vấn đề ngoại tệ thu về, xuất khẩu sẽ tạo động lực để cho
các doanh nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ.
-

Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp có thể đa dạng hóa thị trường đầu ra của

mình. Đa dạng hóa thị trường giúp doanh nghiệp tạo ra các nguồn thu nhằm ổn
định luồng tiền thanh toán cho các nhà cung cấp. Đồng thời tiếp tục đa dạng hóa
thị trường để tránh sự phụ thuộc vào một thị trường nào đó.
-

Quảng bá thương hiệu rộng rãi: Đó khơng chỉ là thương hiệu riêng của doanh

nghiệp mà còn là một thương hiệu quốc gia xét trên thị trường quốc tế. Có càng
nhiều doanh nghiệp tạo tên tuổi thì sẽ tích tiểu thành đại, dần khẳng định được vị
thế của quốc gia đó. Ví dụ rõ nhất minh chứng điều này chính là nhắc đến Apple
người ta nghĩ ngay đến Mỹ, Samsung hay Hyundai là Hàn Quốc.
-


Cuối cùng, nhờ có hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam có cơ

hội tiếp xúc, trau dồi kinh nghiệm hoạt động, xây dựng chiến lược kinh doanh trên
thị trường quốc tế với chi phí và rủi ro thấp nhất.
4


Các phương thức xuất khẩu phổ biến của doanh nghiệp Việt Nam
Hiện nay người ta chia ra thành nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau, trong đó
mỗi hình thức lại mang những đặc điểm riêng, người thực hiện sẽ cần xác định
rõ loại hình xuất khẩu phù hợp để làm thủ tục hải quan đúng và nhanh chóng.
3.1. Xuất khẩu trực tiếp
Đây là hình thức xuất khẩu thơng dụng, được ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Cụ
thể bên bán hàng và bên mua hàng sẽ ký hợp đồng ngoại thương với nhau, trong
đó có điều kiện hợp đồng này phải tuân thủ, phù hợp với hệ thống pháp luật của
từng quốc gia cũng như đáp ứng đúng tiêu chuẩn trong điều lệ mua bán quốc tế.
Bên bán có thể là đơn vị sản xuất trực tiếp ra mặt hàng hoặc chính là cơng ty
thương mại thu gom hàng hóa trong nước rồi xuất sang các đơn vị nước ngồi có
nhu cầu. Hình thức này có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, mọi sản
phẩm dịch vụ. Từ đó giúp cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc mua
bán, trao đổi.
3.2. Xuất khẩu gián tiếp
Khác với hình thức trực tiếp, hình thức này bên bán sẽ ủy thác cho một đơn vị
khác để tiến hành toàn bộ thủ tục xuất khẩu. Theo đó bên nhận ủy thác này sẽ
đứng ra thực hiện hợp đồng ngoại thương trên danh nghĩa của mình.
Hiện nay có rất nhiều cơng ty cung cấp dịch vụ này. Cụ thể đơn vị được nhận
ủy thác và bên chủ cung cấp sẽ ký hợp đồng xuất khẩu dạng ủy thác cùng nhau.
Tiếp đến đơn vị ủy thác sẽ ký hợp đồng xuất khẩu, làm các thủ tục giao hàng,
thanh toán với bên mua ở nước ngoài thay cho chủ cung cấp. Đương nhiên họ sẽ
nhận được một mức phí xứng đáng như thỏa thuận ban đầu. Xuất khẩu gián tiếp

thường áp dụng cho những doanh nghiệp nhỏ hoặc mới được thành lập. Vì lúc
này họ cịn khá non nớt, chưa có đủ nhân lực, gặp nhiều rào cản thủ tục...
5


3.3. Gia cơng xuất khẩu
Hình thức này cũng đang được ưa chuộng tại thời điểm hiện nay. Các công ty
trong nước sẽ giữ vai trị là đơn vị gia cơng, nhận tư liệu sản xuất là máy móc và
nguyên vật liệu. Sau đó tiến hành sản xuất như đơn đặt hàng yêu cầu. Số lượng
hàng hóa được sản xuất sẽ dựa trên căn cứ chỉ định của người muốn mua và từ đó
sẽ xuất khẩu ra nước ngồi.
Có thể nói Việt Nam chính là một nước có thế mạnh về gia cơng xuất khẩu,
được nhiều quốc gia lựa chọn vì nơi đây có nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ. Xét
đến khía cạnh nhà nước thì gia cơng xuất khẩu đã tạo điều kiện để cho người lao
động có việc làm, nâng cao tay nghề và cải thiện đời sống, ...
3.4. Xuất khẩu tại chỗ
So với các hình thức xuất khẩu trên thì loại hình xuất khẩu tại chỗ khá tiện lợi
và cũng có nhiều ưu điểm nổi bật. Theo đó người mua vẫn là cơng ty nước ngồi,
tuy nhiên không cần phải làm thủ tục xuất khẩu mà hoạt động này được thực hiện
ngay tại lãnh thổ của đơn vị bán hàng. Vì khơng phải làm các thủ tục hải quan,
thuê đơn vị vận chuyển, mua bảo hiểm,... nên các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được
một khoản chi phí khá lớn.
3.5. Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất
Với tạm xuất tái nhập thì nước chủ nhà sẽ được coi là nơi “quá giang” để gửi
hàng hóa tạm thời. Hàng hóa được nhập vào lãnh thổ trong một thời gian ngắn
trước khi được xuất sang bên thứ 3. Còn với tạm nhập tái xuất thì hàng sẽ được
xuất ra nước ngồi tạm thời, sau đó lại nhập về nước ban đầu.
3.6. Buôn bán đối lưu

6



Buôn bán đối lưu (hàng đổi hàng hoặc xuất nhập khẩu liên kết). Đây chính là
một hình thức để trao đổi hàng hóa. Lúc này thì người bán cũng trở thành người
mua và ngược lại người mua cũng là người bán. Tuy nhiên để thực hiện được
phương thức giao dịch này thì hàng hóa cần có điều kiện là có giá trị tương
3.7. Xuất khẩu theo nghị định thư giữa các chính phủ
Việc xuất khẩu theo nghị định thủ giữa các chính phủ sẽ thường diễn ra ở những
quốc gia có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính phủ hai bên sẽ thực hiện ký
kết nghị định, thường là để gán nợ. Thêm vào đó các doanh nghiệp trong nước sẽ
dựa chính vào văn bản đã ký kết này cùng các chỉ định và hướng dẫn cụ thể để
tiến hành xuất khẩu hàng hóa.

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG HÀNG THỦ CÔNG
MỸ NGHỆ TẠI VIỆT NAM
1. Khái quát thị trường hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
- Nghề TCMN Việt Nam có truyền thống hàng nghìn năm, gắn liền với tên tuổi
của nhiều làng nghề, phố nghề, được thể hiện qua nhiều sản phẩm thiết kế sang
tạo, độc đáo, tinh xảo và hồn mỹ…. Ở đó, khơng chỉ là nơi tập trung sản xuất
lớn hoặc khá lớn, mà còn là nơi hội tụ các nghệ nhân có tay nghề cao tạo nên
những sản phẩm có bản sắc riêng khó lòng bắt chước được.
- Ở nước ta, số lượng nghề, làng nghề được hình thành và phát triển khắp cả
nước với hàng trăm, hàng nghìn làng nghề có mặt từ lâu và rất nổi tiếng.
- Từ thế kỷ XI dưới thời Lý việc xuất khẩu hàng TCMN đã được thực hiện. Khi
đó các sản phẩm chỉ có: gốm, đồ gỗ, mây tre, giấy dó, tơ lụa, sừng, ngà… Mười
một thế kỷ trôi qua, các phường thợ, làng nghề truyền thống đã trải qua nhiều
bước thăng trầm, một số làng nghề bị suy vong (giấy sắc, dệt quai thao) nhưng
bên cạnh đó cũng có một số làng nghề mới xuất hiện và phát triển.
- Ngày nay, tiếp bước truyền thống làm nghề TCMN của cha ơng để lại, hàng
nghìn làng nghề được phục hồi và phát triển trên cả 3 miền của đất nước.

7


- Hiện nay cả nước có 52 nhóm nghề truyền thống với khoảng 1.400 làng nghề
với những sản phẩm từ lâu đã có tiếng như: thổ cẩm dân tộc Mơng (Lào Cai),
chạm khắc gỗ (Bắc Ninh), đúc đồng (Quảng Ngãi), gốm sứ (Hà Nội, Bình Thuận,
Bình Dương, Đồng Nai),… thu hút hơn 30% lao động cả nước trong đó có hơn
1,3 triệu là lao động nơng thơn.
- Hiện nay ngồi việc sản xuất và tiêu thụ những loại sản phẩm chính yếu quen
thuộc như đồ gỗ gia dụng, gốm sứ mỹ nghệ, thêu ren, thổ cẩm, mây tre đan thì
các làng nghề còn cho ra đời những sản phẩm làm bằng chất liệu mới từ dừa,
nhựa, sắt, sừng trâu, composit, vỏ lon, polyester…
- Hàng TCMN là những sản phẩm mang đậm nét văn hóa dân tộc nên khơng
những đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người mà còn là những sản phẩm văn
hóa phục vụ đời sống tinh thần. Ngày nay xu hướng mua sắm các mặt hàng
TCMN ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Vậy
Việt Nam cần tận dụng những điểm mạnh có được để đẩy mạnh xuất khẩu các
mặt hàng TCMN. Đây là việc làm cần thiết vì khơng những thu được nhiều ngoại
tệ về cho đất nước mà còn tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động,
đặc biệt là lao động nông thôn.
- Do hàng TCMN được sản xuất chủ yếu từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong
nước và ngun liệu nhập khẩu thường khơng đáng kể. Vì vậy xuất khẩu hàng
TCMN đạt mức thực thu ngoại tệ rất cao, chiếm từ 95% đến 97% giá trị xuất
khẩu.
- Nghề thủ cơng ở Việt Nam tuy khơng ít những khó khăn, nhưng đã giữ lại
được những tinh hoa văn hóa, lịch sử của một vùng đất, con người và nhất là hình
ảnh của đất nước Việt Nam. Vì thế, việc xuất khẩu các mặt hàng này cũng đóng
một vai trị khơng nhỏ trong việc truyền bá, giao lưu văn hóa Việt Nam đến các
nước trên thế giới.
2. Phân loại ngành hàng thủ công mỹ nghệ


8


Ngành hàng thủ công mỹ nghệ là một ngành hàng khá phức tạp và việc phân
loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Một trong những tiêu chí phổ biến để phân
loại các nhóm hàng thuộc ngành hàng này là dựa trên nguyên liệu sản xuất sản
phẩm. Do đó sẽ xem xét ngành hàng thủ công mỹ nghệ với phân loại dựa trên
tiêu chí về nguyên liệu sản xuất sản phẩm, cùng với các mã HS tương ứng được
đưa ra trong thơng tư 157/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày
14/11/2011 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục
mặt hàng chịu thuế. Chi tiết về nhóm mặt hàng cùng với mã HS được đưa ra cụ
thể trong bảng 1 dưới đây:
STT Nhóm mặt hàng
1

Mã HS

Mây tre đan + sản Chương 46: Sản phẩm mây, tre, cói
phẩm từ cói và
lục bình

2

Gốm sứ

Chương 69: Sản phẩm gốm, sứ

3


Dệt thủ

Chương 57: Thảm và các loại hàng dệt trải sàn:

cơng, thêu ren
4

Điêu khắc gỗ

Nhóm 5805, 5808, 5809, 5810
Nhóm 44.20: Gỗ khảm và dát; tráp và các loại hộp
đựng đồ trang sức hoặc đựng dao kéo, và các sản phẩm
tương tự, bằng gỗ; tượng nhỏ và đồ trang trí, bằng gỗ;
các loại đồ dùng bằng gỗ không thuộc Chương 94

5

Điêu khắc đá

Mã 9702.00.00 Nguyên bản các bản khắc, bản in và bản
in lytơ
Nhóm 97.03 Ngun bản tác phẩm điêu khắc và tượng
tạc, làm bằng mọi loại vật liệu.

6

Giấy thủ cơng

Mã 4802.10.00: Giấy và bìa sản xuất thủ cơng


9


7

Tranh nghệ

Nhóm 97.01 Tranh vẽ, tranh phác họa và tranh bột màu,

thuật, sơn mài

được vẽ hoàn toàn bằng tay, trừ các loại tranh phác họa
thuộc nhóm 49.06 và trừ các tác phẩm vẽ hoặc trang trí
….

8

Nhóm sản phẩm Nhóm 50.07: Vải dệt thoi dệt từ tơ tằm hoặc từ phế liệu
thủ cơng mỹ nghệ tơ tằm.
khác

Nhóm 71.14: Đồ kỹ nghệ vàng hoặc bạc và các bộ phận
rời của đồ kỹ nghệ vàng bạc, bằng kim loại quý hoặc
kim loại dát phủ kim loại quý.
Nhóm 71.17: Đồ trang sức làm bằng chất liệu khác

Bảng 1
3. Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong nền kinh tế quốc dân
Xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chiến lược phát triển
kinh tế xã hội. Xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề, điều kiện cho quy mô và

tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu. Trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố
đất nước, hoạt động xuất khẩu càng có nghĩa thiết thực hơn. Việc đẩy mạnh xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ - một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
nước ta, có một vai trị vơ cùng to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
3.1. Thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hoa đất nước:
Để thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố một cách có hiệu quả
và vững chắc, đạt mục tiêu biến nước ta thành nước công nghiệp trong những năm
tới, phải dựa vào một nguồn vốn vô cùng quan trọng– xuất khẩu. Trong đó, xuất
khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ đóng một vai trị rất quan trọng. Kim ngạch xuất
khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đang
6 có xu hướng tăng. Trong các năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ cơng
mỹ nghệ có mức tăng trưởng khá cao, bình quân 20%/ năm.
10


3.2. Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống nhân
dân:
Sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những biện pháp hữu
hiệu giải quyết tình trạng này do hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu được làm bằng
tay nên thu hút nhiều lao động có trình độ tay nghề vừa phải, khơng địi hỏi cao
về chun mơn kĩ thuật, nghiệp vụ hay ngoại ngữ như những ngành khác. Xuất
khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ có tác dụng lớn trong việc tạo ra cơng ăn việc làm
và tăng thu nhập chính đáng cho lao động trong nước, góp phần xố đói giảm
nghèo. Từ đó, giải quyết được vấn đề thất nghiệp, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực,
các tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo trật tự an ninh xã hội.
3.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, thúc đẩy sản xuất
phát triển:
Xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ là một biện pháp tích cực giúp ta chuyển dịch
cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả, thúc đẩy sản xuất phát triển.
3.4. Góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế:

Nếu phát triển xuất khẩu, nhất là những ngành có tỷ lệ thực thu ngoại tệ cao như
thủ công mỹ nghệ, Việt Nam không những có vốn để nhập vật tư, thiết bị, cơng
nghệ mới, hiện đại phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mà cịn có thể tích
luỹ thêm vào nguồn thu nhập ngoại tệ của đất nước để thanh toán các khoản nợ
đó đến kỳ hạn, tạo uy tín cho các kỳ vay tiếp theo.
3.5. Mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam:
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn
nhau. Xuất khẩu tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ kinh tế phát triển. Ngược lại,
chính các hoạt động kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ.

11


3.6. Duy trì các ngành nghề truyên thống, tăng cường giao lưu văn hóa giữa
các dân tộc:
Xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ là điều kiện để duy trì các nghề truyền thống,
giữ gìn nét văn hố truyền thống của dân tộc Việt Nam, đồng thời mở rộng giao
lưu văn hóa quốc tế.

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ CỦA NƯỚC TA
1. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam những năm
gần đây:
1.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ:
Thủ cơng mỹ nghệ là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu rất lớn. Kim
ngạch xuất khẩu của loại hàng này trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng
khá cao, bình qn 20%/ năm. Ngành thủ cơng mỹ nghệ có kim ngạch xuất khẩu
khơng cao so sánh nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, nhưng hàng mỹ nghệ lại mang
về cho đất nước thực thu ngoại tệ có một tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất

khẩu của mình. So với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da do
nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài giá trị gia tăng của các ngành này
chủ yếu là chi phí gia cơng và khấu hao máy móc thiết bị, cho nên giá trị thực thu
ngoại tệ mang về cho đất nước chỉ chiếm một tỷ trọng từ 5-20% trong tổng giá trị
kim ngạch nhập khẩu. Nhưng đối với hàng thủ công mỹ nghệ do sử dụng nguồn
nguyên liệu trong nước đặc biệt là các nguồn nguyên vật liệu, được thu lượm từ
phế liệu và thứ liệu của nông lâm sản, chẳng những mang lại hiệu quả từ thực thu
giá trị ngoại tệ rất cao, có những mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ hầu như đạt 100%
giá trị xuất khẩu, còn lại cũng đạt trên 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu.

12


Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
của Việt Nam qua một số năm. Đơn vị: triệu USD.
2500
2171
2000

1845
1472

1500

1000
569
500
221

60


88

49

1986

1990

2000

0
2005

2010

2011

2012

Trước
6/2013

Ngoài ra trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ đạt 2,35
tỷ USD, trong đó có một số mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn như: các
sản phẩm gốm sứ đạt 539 triệu USD; sản phẩm mây tre cói thảm đạt 484 triệu
USD; sản phẩm thêu, dệt thủ công đạt 139 triệu USD.
Trong bối cảnh của dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ cơng
mỹ nghệ vẫn duy trì mức tăng trưởng khá. Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2020,
xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ đạt 309 triệu USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm

2019; sản phẩm mây tre cói thảm đạt 250 triệu USD tăng 10,8%; sản phẩm thêu,
dệt thủ công đạt 90 triệu USD, tăng 11%.
1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam:
1.2.1. Mây, tre, cói
Tổng cục Hải quan ước tính, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm trong tháng
5/2021 đạt 80 triệu USD, tăng 1,0% so với tháng 4/2021; tăng 113,7% so với cùng
kỳ năm 2020. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu mây, tre, cói,
thảm đạt 356,47 triệu USD, tăng 76,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thảm
vẫn là chủng loại xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất, 4 tháng đầu năm 2021 đạt
140,02 triệu USD, tăng 89,8% so với cùng kỳ năm 2020.
13


1.2.2. Gốm sứ
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan, xuất khẩu gốm sứ 7 tháng
đầu năm 2020 đạt 309,22 triệu USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019; tính
riêng tháng 7/2020 đạt 46,98 triệu USD tăng 10,6% so với tháng 6/2020 và tăng
0,87% so với cùng tháng năm 2019.
Trong số hơn 30 thị trường xuất khẩu sản phẩm gốm sứ của nước ta thì Mỹ, Nhật
Bản và Đài Loan vẫn là các thị trường đạt kim ngạch lớn nhất, chiếm gần 45%
tổng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ của cả nước.
1.2.3. Thêu, ren
Trong năm 2020, sản phẩm phẩm thêu, dệt thủ công đạt 90 triệu USD, tăng 11%
so với cùng kỳ năm 2019.
1.2.4. Điêu khắc gỗ
Theo Hiệp hội gỗ và nông sản Việt Nam, hiện ngành gỗ nước ta đã xuất khẩu
qua hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ với 70% vào các thị trường EU, Mỹ và
Nhật Bản. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc gỗ Á Đông khá mạnh
nên mặt hàng gỗ đến với thị trường các nước còn khá chậm, chủ yếu là tiêu thụ
trong nước và một số nước Châu Á có nền văn hóa tương đồng.

Thống kê cho thấy trong quý I/2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang đa số thị
trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, tăng mạnh trên 100%
về kim ngạch ở một số thị trường như: Áo tăng 267%, đạt 0,65 triệu USD; Bồ
Đào Nha tăng 100,7%, đạt 1,71 triệu USD; Đông Nam Á tăng 135,4%, đạt 46,62
triệu USD.
1.2.5. Nhóm hàng thảm các loại, hàng thổ cẩm:
Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong những năm qua đã tăng lên nhưng chưa
nhiều do nhu cầu thị trường đối với mặt hàng này chưa cao.
1.2.6. Các loại hàng khác (chạm bạc, khắc đá, đồ đồng, đúc, chạm):
14


Nhóm hàng này là những mặt hàng truyền thống và đa dạng. Làm ra loại hàng
này mất rất nhiều thời gian và công sức. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng này có xu
hướng giảm mạnh.
2. Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam:
Hiện nay, cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
đang ngày càng được mở rộng và trở lên hết sức đa dạng trên phương châm đa
dạng hóa thị trường và đa phương hóa các quan hệ quốc tế. Điều này đồng nghĩa
với việc ta phải tăng sức cạnh tranh cho hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, đa
dạng về mẫu mã, kiểu dáng, giá cả có sức cạnh tranh với nhiều đối thủ có tiềm
năng và kinh nghiệm như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Philipines…
Tuy nhiên, thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn là 3 thị trường mang lại nhiều
ngoại tệ cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta nhất.
2.1. Mỹ
Năm 2001 là năm bản lề của quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, khi hiệp
định thương mại song phương giữa hai nước chính thức có hiệu lực. Quan hệ
thương mại song phphương giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ sau 32 đó. Kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ không ngừng tăng và kim ngạch
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng tăng đều qua

các năm. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công từ Việt Nam sang Hoa
Kỳ mới chỉ đạt 3,2 triệu USD chiếm 1,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang Hoa Kỳ. Tỷ trọng hàng thủ công mỹ nghệ trong tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ tăng lên qua các năm, năm
2005 Việt Nam xuất khẩu 568,5 triệu USD sang thị trường Hoa Kỳ thì có 60 triệu
USD hàng thủ công mỹ nghệ, chiếm 10,5%, con số này gấp 20 lần so với kim
ngạch xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ năm 2001 và nó cho thấy hàng thủ cơng
mỹ nghệ có vai trị rất quan trọng và là mặt hàng chiến lược của Việt Nam xuất
khẩu sang Hoa Kỳ. Và những năm trở lại đây, Thị trường Mỹ tiếp tục là thị trường
15


tiêu thụ lớn nhất cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam (với doanh số
chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu hàng năm, khoảng hơn 800 triệu USD vào năm
2019) .
2.2. EU
Đây là thị trường lớn trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này tăng khá nhanh
trong những năm qua. Đây cũng là khu vực Việt Nam thường xuất được nhiều
mặt hàng thủ công mỹ nghệ và có nhiều triển vọng mở rộng, đẩy mạnh tiêu thụ
một số loại hàng có khả năng phát triển. Tuy nhiên, EU có khuynh hướng ngày
càng địi hỏi nghiêm ngặt về mơi trường và an tồn sản phẩm. Vào năm 2016, kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng tre lá vào thị trường này đạt 95,18 triệu USD, kim
nghạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ vào thị trường này trong cùng năm 2016 cũng
ghi nhận sự tăng trưởng 4,31%, đạt 70,70 triệu USD.
2.3. Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường gần và có nhu cầu lớn về nhiều loại hàng xuất khẩu của
Việt Nam và là thị trường rộng lớn đối với nhiều chủng loại hàng thủ công mỹ
nghệ của ta. Năm 2010, Nhật Bản là thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu hàng gốm
sứ cao nhất với 37,8 triệu USD, chiếm 11,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt

hàng, tăng 11,33% so với năm 2009; tháng 12/2010, kim ngạch xuất khẩu hàng
gốm sứ sang thị trường Nhật Bản đạt trên 4 triệu USD, tăng 8,28% so với tháng
11/2010. Kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói thảm sang thị trường này đạt
28,8 triệu USD, tăng 10,18% so với năm 2009.
3. Tác động của việc gia nhập WTO đối với hoạt động xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ:
3.1. Cơ hội

16


- Được đối xử tối huệ quốc vô điều kiện. Khi gia nhập WTO, Việt nam sẽ được
quyền tiếp cận tới thị trường của tất cả các nước thành viên WTO trên cơ sở đối
xử MFN.
- Thuế nhập khẩu của các nước trong thành viên sẽ giảm đi đối với hàng thủ
cơng mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam.
- Có thêm thị trường hàng hóa và đầu tư rộng lớn hơn trước rất nhiều. Cơ hội
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn.
- Tạo mơi trường bình đẳng với các quốc gia thành viên của WTO, Việt Nam sẽ
nâng cao vị thế trong các mối quan hệ quốc tế. Trong việc biểu hiện những vấn
đề liên quan đến WTO, đặc biệt trong việc giải quyết những tranh chấp trong kinh
doanh thương mại quốc tế.
- Gia nhập WTO, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh quyết
liệt với các hàng hóa các nước trên thị trường thế giới, do vậy, các doanh nghiệp
Việt Nam sẽ không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành nâng
cao sức cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển.
3.2. Thách thức
- Phải cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác trên thị trường quốc tế.
- Các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật cao, địi hỏi về an tồn và chất lượng ngày
càng gay gắt.

- Phải đầu tư vốn và khoa học công nghệ để tăng cường năng lực cạnh tranh của
ngành hàng này.
- Thiếu thông tin về các thị trường, thiếu hiểu biết về các pháp luật thương mại
quốc tế.

CHƯƠNG IV: CÁC PHƯƠNG HƯỚNG BIỆN PHÁP NHẰM
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
CỦA NƯỚC TA.
1. Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ:
Trong những năm gần đây, ngành thủ công mỹ nghệ luôn đươc coi là một trong
những ngành kinh tế quan trọng, mang tính thế mạnh của Việt Nam, đóng vai trị
17


tích cực trong việc giải quyết cơng ăn việc làm, tăng thu ngoại tệ cho đất nước…
Phương hướng phát triển:
- Về sản xuất: đa dạng hoá mặt hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài.
Đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu cho những mặt hàng thủ công mỹ nghệ có kim
ngạch lớn, có thị trường ổn định.
- Về công tác quản lý: coi trọng nhân tố con người, phát triển tài năng, trí tuệ
của người lao động, phát huy tính hiệu quả và năng động của các thành phần kinh
tế. Quản lý tốt chất lượng, giá cả và các nguồn lực khác để phát triển toàn diện
vững chắc.
- Về xuất khẩu: hoàn thành chỉ tiêu đề ra, đạt mức tăng trưởng cao.
- Về thị trường: xây dựng chiến lược thị trường tồn diện, đa dạng hố, đa
phương hoá thị trường. Củng cố và phát triển những thị trường đã có, mở rộng
các thị trường mới. Ngồi khai thác các thị trường quy mô nhỏ, việc lựa chọn
những thị trường trọng điểm, tiềm năng với dung lượng lớn, ổn định, phong phú
về chủng loại là hết sức cần thiết, đặc biệt là những thị trường có nhu cầu lớn đối
với các mặt hàng Việt Nam có khả năng phát triển.

Một số định hướng khác:
- Định hướng cho đầu tư cơng nghệ: Kết hợp hài hồ giữa đầu tư chiều sâu, cải
tạo và đầu tư mở rộng mới, nhanh chóng thay thế những thiết bị và cơng nghệ lạc
hậu, nâng cấp thiết bị cịn có khả năng khai thác, bổ sung thiết bị mới để nâng cao
chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.
- Định hướng về phát triển nguyên liệu: Phát triển vùng nguyên liệu để chủ động
về ngun liệu và q trình xử lí ngun liệu cần chú trọng từ đó hạ giá thành sản
phẩm và thu hẹp nhập khẩu nguyên liệu. Đối với các nguyên liệu sẵn có, cần gắn
liền khai thác với phục hồi.

- Định hướng phát triển về mặt hàng chủ lực: Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ
nghệ rất đa dạng và phong phú cần có chính sách đầu tư sản xuất và xuất khẩu
một số mặt hàng chủ lực- những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn và thu

18


được nguồn ngoại tệ cao đồng thời giải quyết phần lớn số lao động dư thừa như
hàng gốm sứ, mây tre đan, thêu ren thổ cẩm, đồ gỗ gia dụng, gỗ mỹ nghệ…
2. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam:
2.1. Tăng cường nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược thị trường
toàn diện.
Việc hoạch định chiến lược tổng thể về thị trường là việc có tầm quan trọng hàng
đầu, để xây dựng chiến lực này Công ty phải nắm rõ được năng lực và hiện trạng
của sản xuất, đặc điểm, tính chất và thể chế của thị trường nước ngoài nước nhằm
trả lời các câu hỏi xuất khẩu mặt hàng gì, xuất khẩu đi đâu, xuất khẩu với số lượng
bao nhiêu, xuất khẩu như thế nào và có vấn đề gì quan trọng hệ song phong, trên
cơ sở đó Cơng ty xác định tốc độ phát triển cho từng thị trường và cơ cấu mặt
hàng đi cho đối tác.
Nghiên cứu thị trường là chức năng của phịng thị trường hàng hố, để đáp ứng

nhu cầu bức thiết của Công ty, thông tin về thị trường để phục vụ cho việc đề ra
phương án sản xuất kinh doanh, phòng thị trường hàng hố cần xác định cho mình
một nhiệm vụ cụ thể đó là:
- Tổ chức tiếp cận và phân tích, khai thác các thông tin, trực tiếp và thường
xuyên tiếp xúc với thị trường thế giới thông qua hội thảo khoa học, hội chợ triển
lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt thị trường, bám sát và tiếp cận tiến bộ
của thế giới, chủ động tìm bạn hàng, thị trường, ký hợp đồng, tổ chức sản xuất và
xuất khẩu theo nhu cầu và thị hiếu của thị trường, tranh tư tưởng ỷ lại vào các cơ
quan Nhà nước hoặc trông chờ trợ cấp, trợ giá, kết hợp với dự báo thị trường chính
xác để đưa ra các quyết định đúng về thị trường.

- Phối hợp với ban lãnh đạo của Cơng ty cũng nh phối hợp với từ phịng kinh
doanh để đề ra mục tiêu cụ thể và chiến lược phát triển lâu dài đối với từng khu
vực thị trường cũ và mới. Mục tiêu nghiên cứu thị trường là tìm hiểu cơ hội kinh
doanh, xác định khả năng bán hàng cung cấp thông tin để cơ sở sản xuất tổ chức
19


sản xuất. Do đặc điểm thủ công mỹ nghệ phụ thuộc vào sở thích, thẩm mỹ và
truyền thống dân tộc, do đó khi nghiên cứu thị trường cần chú ý các vấn đề:

+ Tính dân tộc: Mỗi dân tộc có phong tục tập quán, sở thích thị hiếu khác nhau,
do vậy việc nghiên cứu thị trường để đưa ra sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc,
chất liệu, mẫu mã, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

+ Các yếu tố về kinh tế Các chính sách thuế XNK, hạn ngạch XNK, chính sách
kinh tế của Nhà nước, đơn cử tại thị trường Nhật kể từ ngày 26/5/1999 Việt Nam
được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc MFN, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nh
mây tre đan, gốm sứ và nội thất làm bằng bỏ thuế xuất khẩu từ 0 - 3%, do vậy
đây là thị trường tốt để Công ty tiến hành ký kết hợp đồng.


+ Yếu tố tâm lý tiêu dùng: Xã hội, truyền thống cũng quyết định thị hiếu của
khách hàng.
Được Bộ đánh giá là 1 trong 10 doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có quan hệ
buôn bán với trên 40 nước. Do vậy, thị trường xuất khẩu tương đối rộng, từ cơ
cấu thị trường từ đó Cơng ty đưa ra các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở một số thị
trường.
2.2. Lựa chọn mặt hàng chiến lực, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa
dạng hoá các mặt hàng sản xuất kinh doanh.

- Đa dạng chất lượng: Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố như tiến
bộ khoa học kỹ thuật, tổ chức quản lý sản xuất và bảo quản hàng hoá do vậy Công
ty cần:

+ Chú trọng các khâu kỹ thuật sản xuất, sử dụng công nghệ chất lượng cao.
+ Kiểm tra chất lượng từ khâu đầu đến cuối trước khi xuất hàng.
+ Đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và đảm
bảo chất lượng.

+ Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có
+ Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên không ngừng học
hỏi và nâng cao tay nghề,
20


Những năm trước kia mặt hàng của Công ty khi xuất khẩu sang Nga và Đơng
Âu một thời gian thì bị nứt vênh, trong đó là khâu sấy và dán chặt tốt như voi sứ,
tượng gỗ, .... Do vậy cần đảm bảo xử lý nguyên liệu, đảm bảo đúng tiêu chuẩn và
thơng số kỹ thuật trong q trình tổ chức sản xuất, những thơng số này địi hỏi
đảm bảo là hàng hố sẽ chịu được khí hậu thời tiết khác nhau.


- Đa dạng hoá sản phẩm: Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì Cơng
ty cần đầu tư vào việc cải tiến, đổi mới mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu
cầu đa dạng và phong phú của thị trường đặc biệt để cạnh tranh với các đối thủ
như Trung Quốc, Thái Lan Công ty cần:

+ Đa dạng hoá giá cả sản phẩm, áp dụng với từng khách hàng từng thị trường
đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

+ Đa dạng hoá theo chất lượng sản phẩm (Mẫu mã, kích thước sản phẩm)
+ Đa dạng hố màu sắc (cẩn phong phú và hợp với bản sắc dân tộc của từng
khách hàng).

+ Đa dạng hoá mẫu mã.
Để xây dựng chính sách giá cả hợp lý gắn liền với sản phẩm với thị trường, xây
dựng chính sách giá riêng biệt hay dựa vào chu kỳ sống của sản phẩm, có chính
sách giảm giá khuyến mại phù hợp cho khách hàng truyền thống hay khách hàng
mua số lượng lớn. Việc quyết định giá cũng căn cứ vào từng thời kỳ, từng mùa
vụ.
2.3. Đa dạng hóa hình thức xuất khẩu
Hiện nay, Cơng ty chủ yếu xuất khẩu tho hai hình thức là xuất khẩu uỷ thác
chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, xuất khẩu trực tiếp chiếm 30%, còn lại là
tái xuất, xuất khẩu uỷ thác thì cịn hạn chế về mặt lợi nhuận, chi phí uỷ thác chiếm
1- 15% giá trị lô hàng. Tuy nhiên trước đây Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ
nghệ được nhà nước cho phép độc quyền xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công
mỹ nghệ, nên bản thân Công ty đã xây dựng được uy tín trong các đơn vị nguồn

21



hàng, là một doanh nghiệp Nhà nước có thuận lợi để khách hàng hiệu về các gợi
mở nhu cầu đối với khách hàng.
Xuất khẩu trực tiếp Cơng ty có hai dạng đó là: xuất khẩu theo nghị định thư và
xuất khẩu ngoài nghị định thư, xuất khẩu theo nghị định thư là sự xuất khẩu trả
nợ theo sự thỏa hiệp giữa Nhà nước ta với chính phủ các nước, chủ yếu là nước
Đông Âu và các nước SNG. Do vậy, với sự phát triển của các thị trong trạng khác
nhau Cơng ty cần sử dụng nhiều hình thức xuất khẩu như: Gia công tạm nhập
khẩu, tái xuất khẩu, chuyển khẩu để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
2.4. Tổ chức tái sản xuất để đẩy mạnh xuất khẩu
Do còn gặp nhiều khó khăn trong cơng tác thu gom, hàng hố khơng đồng nhất
nhiều khi có sự sai khác, Cơng ty đã chủ trang tăng công tổ chức sản xuất, kết hợp
sản xuất với xuất khẩu, công việc này giúp cho Công ty những thuận lợi.

- Thông qua hoạt động xuất khẩu Công ty nắm được thông tin về thị hiếu và thói
quen tiêu dùng của họ từ đó có cơ sở sản xuất hợp lý.

- Tạo được nguồn hàng xuất khẩu với chất lượng ổn định, mẫu mã phù hợp với
nhu cầu thị trường.

- Chủ động về mặt hàng, do trực tiếp sản xuất nên Công ty chủ động về số lượng,
giá cả, chất lượng, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng để phù hợp nhu cầu của khách hàng.

- Việc hình thành xưởng sử dụng giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao
động, cải thiện đời sống, góp phần phát triển xã hội tuy nhiên việc hình thành cơ
sở sản xuất cần xem xét, tính tốn xây dựng kế hoạch một cách chi tiết và khoa
học sao cho có hiệu quả nhất dựa trên các yếu tố như: Vị trí đại lý, khả năng cung
ứng (trong đó cả cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất) các xưởng sản
xuất ngoài việc tổ chức sản xuất cung ứng hàng xuất khẩu cho Cơng ty cịn phải
đảm nhiệm các chức năng nghiên cứu, sáng tạo, cải tiến Công nghệ, kỹ thuật sản
xuất mặt hàng, tạo ra nhiều mẫu mã mới, tổ chức đóng gói giao hàng.

2.5. Đẩy mạnh sử dụng hỗ trợ tiêu thụ

22


×