Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Giáo trình Sử dụng thiết bị văn phòng (Ngành: Tin học văn phòng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 85 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: SỬ DỤNG THIẾT BỊ VĂN PHỊNG
NGÀNH, NGHỀ: TIN HỌC VĂN PHỊNG
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số
/QĐ-CĐCĐ ngày tháng
năm 20…
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2018


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm


LỜI GIỚI THIỆU
Trang thiết bị văn phòng là yếu tố vật chất cần thiết cho hoạt động văn phòng, là một
trong các yếu tố quan trọng bảo đảm năng suất, chất lượng của cơng tác văn phịng, đồng
thời cũng là một trong các yếu tố giúp cho cán bộ, công chức hồn thành tốt nhiệm vụ của
mình.
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, các tiến bộ của công nghệ
đã được ứng dụng rộng rãi trong cơng tác văn phịng, đặc biệt là việc ứng dụng tiến bộ
cơng nghệ thơng tin vào q trình hiện đại hóa cơng tác văn phịng, Trang thiết bị máy
thường được sử dụng trong văn phòng như: máy in, máy photocopy, máy điện thoại dùng


chung, máy scan, máy chiếu…
Nội dung chương trình gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về sử dụng trang thiết bị văn phòng
Chương 2: Cài đặt và sử dụng máy in in trên mạng
Chương 3: Cài đặt và sử dụng máy scan
Chương 4: Sử dụng máy photocopy
Chương 5: Lắp đặt và sử dụng máy chiếu.
Giáo trình này đã được chỉnh sửa lại theo đề cương hiện hành, trong quá trình biên
soạn và chỉnh sửa khơng tránh khỏi thiếu sót, kính mong các bạn đọc và q đồng nghiệp
góp ý, phê bình để Giáo trình được hồn thiện tốt hơn.

TPCL, ngày 01 tháng 08 năm 2018
GV biên soạn
Võ Thị Tố Hoàng


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
PHÒNG

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ VĂN
2

1.1. Khái niệm: ..................................................................................................................... 2
1.2. Vai trò của trang Thiết bị văn phòng: ........................................................................... 2
1.3. Yêu cầu và các nguyên tắc sử dụng .............................................................................. 2
1.3.1. Yêu cầu: .............................................................................................................. 2
1.3.2. Nguyên tắc sử dụng: ........................................................................................... 3
1.4. Các trang Thiết bị văn phòng bao gồm ......................................................................... 3
1.5. Vai trò người sử dụng và bảo quản trang thiết bị văn phòng ........................................ 3

CHƯƠNG 2

CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG MÁY IN .........................................................4

2.1. CHỨC NĂNG. .............................................................................................................. 4
2.2. PHÂN LOẠI, CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG. ..................................... 4
2.2.1. Phân loại. .......................................................................................................... 4
2.2.2. Cấu tạo. ............................................................................................................. 6
2.2.3. Nguyên lý hoạt động. ..................................................................................... 13
2.3. CÀI ĐẶT (máy in cục bộ và máy in mạng). ............................................................... 19
2.3.1.

Quy trình thực hiện cài đặt máy in cục bộ: ............................................. 19

2.3.2.

Cài đặt máy in chia sẻ qua mạng nội bộ (LAN Network). ..................... 22

2.3.3.
(Server):
2.3.4.

Quy trình thực hiện cài đặt máy in qua mạng nội bộ tại máy chủ
23
Quy trình thực hiện cài đặt máy in qua mạng: ....................................... 24

2.4. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN. ..................................................................................... 25
2.4.1. Vị trí đặt máy. ..................................................................................................... 25
2.4.2. Hộp mực. ............................................................................................................ 25
2.4.3. Làm vệ sinh máy................................................................................................. 26

2.4.4. Vệ sinh máy định kỳ. .......................................................................................... 26
2.4.5. Không tắt máy đột ngột. ..................................................................................... 26
2.5. MỘT SỐ SỰ CỐ THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC. .................................. 26
CHƯƠNG 3

CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG MÁY SCAN ................................................35

3.1. CHỨC NĂNG. ............................................................................................................ 35
3.2. PHÂN LOẠI, CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG. ................................... 35
3.2.1. Phân loại. ............................................................................................................ 35
3.2.2. Cấu tạo. ............................................................................................................... 38
3.2.3. Nguyên lý hoạt động........................................................................................... 41


3.3. CÁCH CÀI ĐẶT. ........................................................................................................ 42
3.4. CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN. ......................................................................... 44
3.4.1. Sử dụng máy quét. ................................................................................................ 44
CHƯƠNG 4 SỬ DỤNG VÀ VẬN HÀNH MÁY PHOTOCOPY ...................................54
4.1. PHÂN LOẠI, CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG. ................................... 54
4.1.1. Phân loại. .......................................................................................................... 54
4.1.2. Cấu tạo. ............................................................................................................. 55
4.2. CÁCH CÀI ĐẶT MÁY PHOTOCOPY ..................................................................... 59
4.3. MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC. ....................................... 61
CHƯƠNG 5

LẮP ĐẶT VÀ SỬ DỤNG MÁY CHIẾU ..............................................64

5.1. CHỨC NĂNG. ............................................................................................................ 64
5.2. PHÂN LOẠI, CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG. ................................... 64
5.2.1. Phân loại. ............................................................................................................ 65

5.2.2. Cấu tạo. ............................................................................................................... 69
5.3. CÁCH CÀI ĐẶT, KẾT NỐI VỚI MÁY TÍNH. ......................................................... 74
5.4. CÁCH SỬ DỤNG VÀ THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC. ....................................... 74
5.4.1. Bật nguồn máy chiếu: ......................................................................................... 74
5.4.2. Tắt nguồn máy chiếu. ......................................................................................... 75
5.4.3. Chỉnh độ cao máy chiếu. .................................................................................... 75
5.4.4. Chỉnh mức thu phóng và tiêu điểm cho máy chiếu. ........................................... 76
5.4.5. Chỉnh cỡ hình chiếu. ........................................................................................... 76
5.5. MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC. .............................. 77


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC/MƠ ĐUN
Tên mơn học/mơ đun: Sử dụng thiết bị văn phịng
Mã mơn học, mơ đun: TCN501
Vị trí, tính chất của mơn học:
− Vị trí: Mơn học Sử dụng trang thiết bị văn phịng thuộc nhóm các mơn học chuyên ngành bắt
buộc, được bố trí giảng dạy sau khi đã học xong các môn học chung/ đại cương như Pháp luật,
Chính trị, Tin học, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phịng.
− Tính chất: Mơn học Sử dụng trang thiết bị văn phòng cung cấp cho người học kiến về cài đặt và
sử dụng các thiết bị văn phịng.
Mục tiêu mơn học:
− Về kiến thức:
 Trình bày được các nguyên tắc hoạt động của máy in, máy quét ảnh, máy Photocopy, máy
chiếu;
 Nhận biết được sự cố đơn giản của máy in, máy quét ảnh, máy Photocopy, máy chiếu ;
− Về kỹ năng:
 Sử dụng thành thạo máy in, máy quét ảnh, máy Photocopy, máy chiếu
 Rèn luyện kỹ năng vận hành, cài đặt các thiết bị văn phòng cẩn thận chu đáo.
− Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
 Hình thành ý thức lao động là phải khẩn trương có kỷ luật, có trách nhiệm và sáng tạo.

Nội dung của môn học/mô đun:

1


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỬ DỤNG TRANG THIẾT BỊ
VĂN PHỊNG

1.1. Khái niệm:
­ Trang thiết bị văn phịng là những trang thiết bị, máy móc sử dụng phục vụ cho cơng việc
của nhân viên văn phịng.
* Một số trang thiết bị văn phịng thường dùng: Máy vi tính, máy in, Fax, Điện thoại,
Photocopy, Scan, máy cắt hủy tài liệu, ….

1.2. Vai trị của trang Thiết bị văn phịng:


Giúp điều hành và quản lý cơng việc dễ dàng.



Tiết kiệm được thời gian làm việc nhưng đem lại hiệu quả cao.



Hỗ trợ cho việc truyền đạt, báo cáo, thuyết trình.




Tạo mơi trường làm việc hồn mỹ, chun nghiệp và hiện đại.

1.3. Yêu cầu và các nguyên tắc sử dụng
1.3.1. Yêu cầu:


Phù hợp với yêu cầu công việc.



Hiệu quả kinh tế cao.



Thuận tiện, dễ sử dụng.

2




Bảo đảm tính bảo mật.



Hiện đại.

1.3.2. Nguyên tắc sử dụng:



An tồn.



Tiết kiệm.



Chế độ bảo trì phù hợp.

1.4. Các trang Thiết bị văn phịng bao gồm


Trang thiết bị truyền thơng



Trang thiết bị chuyên dụng



Trang thiết bị bảo quản tài liệu



Các đồ dùng trong văn phòng

1.5. Vai trò người sử dụng và bảo quản trang thiết bị văn phịng



Nâng cao hiệu quả cơng việc.



Phát triển kinh tế.



Tiết kiệm chi phí

3


CHƯƠNG 2

CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG MÁY IN

MỤC TIÊU:
Sau khi học xong phần này người học có khả năng:
- Trình bày được chức năng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại máy in;
- Cài đặt, sử dụng được các loại máy in thông dụng;
- Khắc phục được một số sự cố thường gặp;
- Rèn luyện ý thức lao động, tác phong cơng nghiệp, có trách nhiệm và sáng tạo.

2.1. CHỨC NĂNG.
Máy in là một thiết bị dùng để thể hiện ra các chất liệu khác nhau các nội dung
được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn.
Máy in là một thiết bị ngoại vi trong đó nó có chức năng sản xuất một văn bản
hoặc hình ảnh của tài liệu lưu trữ trong thiết bị lưu trữ, thường là trên các phương tiện

thông tin in vật lý như giấy hoặc vật liệu trong suốt. Nhiều máy in chủ yếu được sử dụng
như thiết bị ngoại vi địa phương, được gắn bởi một cáp máy in, hoặc một cáp USB đến
một máy tính. Một số máy in, thường được gọi là máy in mạng, đã được xây dựng trong
giao diện mạng, thường không dây hoặc Ethernet. Máy in cá nhân thường được thiết kế
để hỗ trợ cả hai địa phương và mạng lưới người dùng kết nối cùng một lúc. Ngồi ra,
một vài máy in hiện đại có thể in trực tiếp với các phương tiện truyền thông điện tử như
thẻ nhớ, hoặc các thiết bị chụp hình ảnh như máy ảnh kỹ thuật số và máy quét, một số
máy in được kết hợp với máy quét hoặc fax máy trong một đơn vị duy nhất và có thể
hoạt động như máy photocopy. Hầu hết các máy in đa chức năng bao gồm in, quét,
photocopy và fax.

2.2. PHÂN LOẠI, CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG.
2.2.1. Phân loại.
2.2.1.1. Máy in kim.
Máy in kim là loại máy sử dụng các kim để chấm qua một băng mực làm hiện mực
lên trang giấy cần in. Hiện nay loại máy này ít được ưa chuộng hơn hai loại máy trên.

4


Bởi nhược điểm in chậm, độ phân giải của bản in rất thấp và khi làm việc chúng rất ồn.
Hiện nay phần lớn chỉ có các siêu thị và cửa hàng mới sử dụng máy in kim để in các hoá
đơn như một thiết bị nhỏ gọn cho các bản in với chi phí rất thấp. Điển hình là chiếc máy
in kim Epson LQ-2180, điểm nổi bật trong thiết kế của máy in này đó là kiểu dáng hiện
đại, gọn nhẹ và tốc độ in khá nhanh, đều màu cho bản in đẹp tuyệt đối.
Máy in kim thơng dụng có 2 loại gồm loại 9 kim và loại 24 kim. Trong q trình
sử dụng máy có thể bị gãy kim, nguyên nhân là do việc tái sử dụng băng mực nhiều lần
(bằng cách nhuộm hoặc thay ruột băng).

Hình 1.1: Máy in kim.

- Ưu điểm: Máy có độ bền cao hơn các chủng loại khác. Giá mực rẻ hơn so với
mực in phun và mực in laser. In được trên giấy nhiều liên, giấy than, giấy cuộn, hóa đơn
thuế, mực cực bền, khó xóa mực in, khó sửa chữa. In số lượng lớn và hàng ngày, in đơn
sắc ( trắng đen ) và không yêu cầu chất lượng bản in cao thì nên chọn máy in kim.
- Khuyết điểm: Khi in phát ra tiếng ồn, tốc độ in chậm; chất lượng in không cao,
độ nét thấp.
2.2.1.2. Máy in phun.
Máy in phun là loại máy được hoạt động theo theo nguyên lý phun mực vào giấy
in. Mực in sẽ được phun qua một lỗ nhỏ theo từng giọt với một tốc độ lớn để tạo ra các
điểm mực đủ nhỏ giúp bản in có chất lượng cực sắc nét.
Đa số các máy in phun thường là các máy in màu và có thêm tính năng in đen
trắng. Thường thì để in đa sắc các bạn sẽ cần tối thiểu 3 loại mực. Các màu sắc được thể
hiện bằng cách pha trộn ba màu cơ bản với nhau.

4


Trước đây các hộp mực màu của máy in phun thường được thiết kế cùng khối, tuy
nhiên nếu in nhiều bản in thiên về một màu nào đó sẽ dẫn đến hiện tượng có một màu
hết trước, để tiếp tục in cần thay hộp mực mới nên gây lãng phí đối với các màu còn lại
chưa hết. Ngày nay các hộp màu được tách riêng biệt và tăng số lượng các loại màu để
phối trộn (nhiều hơn 3 màu - không kể đến hộp màu đen) sẽ cho bản in đẹp hơn, giảm
chi phí hơn trước.
Một số loại máy in phun có khả năng in ảnh trực tiếp từ máy ảnh kỹ thuật số, in
thẻ nhớ, in trên DVD, CD và in 2 mặt tự động. Ngoài ra, máy in phun cịn in được hình
ảnh trên giấy ảnh với độ phân giải cao, ảnh sắc nét, màu đẹp... nhờ có bộ phận phối trộn
mực.

Máy in phun hộp mực độc lập.


a.

b. Máy in phun mực in liên tuc.

Hình 1.2: Máy in phun.
- Ưu điểm: Máy tương đối rẻ, in ảnh rất đẹp và có thể đạt độ phân giải cao, mịn
nét…
- Khuyết điểm: mực dễ bay hơi, hao mực ,giá mực in loại này hiện nay khá cao.
Mực máy in phun rất dễ bị khô dẫn đến không sử dụng tiếp được. Đối với máy in màu
phải sử dụng từ 2 hộp- 4 hộp mực hoặc 6 hộp, tùy loại máy nên hơi tốn kém ...
2.2.1.3. Máy in laser.
Máy in laser là loại máy thông dụng nhất hiện nay. Máy hoạt động dựa trên nguyên
tắc dùng tia la de để chiếu lên một trống từ, trống từ quay qua ống mực có tính chất từ
để mực được hút vào trống và giấy được chuyển qua trống đưa mực được bám vào giấy
và xuất ra ngồi. Chúng ta có thể kể đến những chiếc máy in Canon, máy in Epson,...thế
nhưng máy in Canon vẫn được sử dụng nhiều hơn hết. Máy in laser có tốc độ in thường
cao hơn các loại máy in khác, chi phí cho mỗi bản in thường tương đối thấp và có hai

5


loại in đơn sắc và in đa sắc. Chính vì thế đây là loại máy khá thông dụng phục vụ việc
in ấn tại gia đình hay văn phịng cơng ty.

b. Máy in laser trắng đen.

b. Máy in laser màu.

Hình 1.3: Máy in laser.
-Ưu điểm: Rất phù hợp để in văn bản do tốc độ in cao, in được liên tục, văn bản in

rõ nét và không bị lem màu. Mực in không đắt lắm, dễ thay thế và độ bền rất tốt. Một số
loại máy cịn có thêm chức năng chống kẹt giấy...
- Khuyết điểm: Giá tiền cao. Tiêu thụ điện năng nhiều hơn các dòng sản phẩm khác
cùng loại. Khơng in hình ảnh được trên giấy ảnh...

2.2.2. Cấu tạo.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại máy in được sản xuất bởi những
hãng nổi tiếng trên thế giới như HP, Epson, Lemax…chúng có những tính năng và tham
số kỹ thuật khác nhau, tuy nhiên tất cả các chủng loại máy in đó đều phải dựa trên một
nền tảng về cấu trúc được chia thành năm khối chức năng cơ bản như sau:
- Khối cung cấp giấy.
- Khối đầu in (in kim, in phun), đối với máy in Laser là bộ phận quang học (Laser/
Scaner).
- Khối chuyển động của đầu in (chỉ áp dụng với máy in kim và in phun).
- Khối nguồn cung cấp.
- Khối điều khiển điện tử.
2.2.2.1. Khối cung cấp giấy.
Mỗi máy in đều phải thực hiện chức năng điều khiển giấy. Giấy phải được máy in
tiếp nhận, vận chuyển đến khối đầu in, sau đó được đưa tới bộ phận đỡ giấy ở đầu ra của
máy in. Có hai phương pháp phổ biến về việc vận chuyển giấy là kiểu máy kéo và kiểu
ma sát.

6


Hình 1.4: Hệ thống kéo giấy kiểu máy kéo trong máy in kim Epson LX – 300.
Mọi đường truyền đều hướng giấy cuốn quanh một trục quay bằng cao su (đối diện
với đầu in) và đưa qua các đĩa bánh răng bằng nhựa. Các trục quay khác tạo thành một
hàng ngang nằm phía dưới trục quay chính tạo sức ép nhẹ nhằm giữ cho giấy phẳng và
đều trong trục quay chính. Mỗi bánh răng làm cho các răng trùng khớp với các lỗ nằm

ở hai bên mép của giấy. Các bánh răng được liên kết với nhau và được liên kết cơ học
với trục quay bằng một chuỗi các bánh răng, dây cua roa hoặc hệ thống pu li. Khi trục
quay quay tới, nó làm quay hai đĩa bánh răng cùng một quãng đường đi để kéo giấy đến
và đưa giấy ra khỏi máy in.Hệ thống vận chuyển giấy kiểu máy kéo đòi hỏi giấy phải
liên tục, cung cấp đều đặn cho máy in. Hệ thống vận chuyển giấy kiểu máy kéo được áp
dụng trong các máy in kim đời cũ, và chúng sử dụng loại giấy cuộn đặc biệt. Hiện nay
các máy in kim đời mới như Epson 1170, 2170, 2180... được thiết kế sử dụng kết hợp
cả hai kiểu vận chuyển giấy là kiểu máy kéo và kiểu ma sát.
Hệ thống vận chuyển giấy kiểu ma sát, sử dụng phương pháp đòn bẩy cơ học, tạo
lực cuốn giấy thông qua một bộ phận cuốn giấy (gọi là ru lơ cuốn giấy) thường có hình
dạng trịn, bán nguyệt, được gắn trên một trục quay. Khi giấy được đưa vào máy in đòn
bẩy được nhả ra, trục quay di chuyển bộ phận cuốn giấy tiếp xúc chặt với giấy và theo
đà kéo giấy vào bên trong máy in. Những hệ thống kéo giấy kiểu ma sát có thể sử dụng
thích hợp cho trường hợp in từng tờ một, áp dụng cho những loại giấy có trong lượng
hoặc kích cỡ khác nhau không theo quy định. Như vậy hệ thống cung cấp giấy bằng ma
sát rất mềm dẻo linh hoạt khi khơng có sự cố. Vì rằng giấy được kéo vào máy in nhờ
sức ép, nó sẽ chuyển động khơng bị thay đổi theo hướng mà nó được kéo vào. Nếu giấy
khơng được định hướng đúng, nó sẽ bị dịch qua trái hoặc qua phải khi trục quay quay

7


tới. Đôi khi trong cả những trường hợp giấy được kéo vào đúng hướng, nhưng vì các
trục quay trong máy in biến dạng, do cao su bị mài mòn hoặc lão hoá (đối với những
máy in cũ) sẽ gây ra sự chuyển động nghiêng ngả của giấy trong máy in. Tất cả những
máy in tĩnh điện hiện nay (máy in Laser) đều sử dụng hệ thống kéo giấy kiểu ma sát.

Hình 1.5: Hệ thống kéo giấy kiểu ma sát trong máy in HP LaserJet 5000.
Các máy in sử dụng hệ thống kéo giấy kiểu ma sát yêu cầu người sử dụng phải nạp
và điều hướng giấy trước khi in, bộ phận nạp chính là khay đựng giấy của máy in. Việc

điều hướng cho giấy thẳng hàng được thông qua khay đựng giấy. Bộ phận cuốn giấy sẽ
kéo từng tờ giấy vào bên trong máy in.
2.2.2.2. Khối đầu in.
Khối đầu in là một thiết bị tạo ra sự in vĩnh cửu lên bề mặt trang giấy. Ba công
nghệ chủ yếu đã được nghiên cứu chế tạo để thực hiện quá trình đó là: in đập, in phun
mực và in tĩnh điện. Một máy in thường được phân loại theo công nghệ riêng mà nó sử
dụng.Ba cơng nghệ cơ bản đó được mô tả như dưới đây:
- Công nghệ in đập.
Đúng như vậy tên gọi của nó ám chỉ các ký tự, ký hiệu được đập vào bề mặt trang
giấy theo đúng nghĩa đen qua một ruy băng bằng vải hoặc nhựa đã được bôi mực. Lực
va đập tạo ra một sức ép mực qua băng mực và in lên giấy. Có hai loại máy in đập là
máy in ký tự và máy in ma trận chấm.Máy in ký tự ngày nay khơng cịn được sử dụng
nữa mà chỉ cịn kiểu máy in ma trận chấm.

8


Bên trong các đầu in đập ma trận chấm (DMI – DOT MATRIX PRINTER) sử
dụng một chuỗi các đầu kim riêng biệt bằng kim loại bố trí theo phương thẳng đứng.
Mỗi đầu kim làm việc bởi một cuộn solenoid (cuộn hút) của riêng mình, các cuộn hút
này tạo ra dịng điện độc lập với nhau. Các chữ cái, chữ số, ký hiệu hoặc hình ảnh đều
có thể được tạo ra bằng cách, khi dòng điện chảy qua cuộn hút sẽ biến cuộn hút thành
một nam châm điện đẩy các đầu kim đâm vào băng mực theo một sự tổ hợp trong khi
đầu in chuyển động ngang qua trang giấy. Sự va chạm giữa kim gắn trong bộ phận đầu
in và ruy băng mực sẽ tạo ra hình ảnh truyền sang trang giấy. Bề mặt của một đầu in
(DMI – DOT MATRIX IMPACT) có thể phẳng hoặc cong để cho khớp với bán kính
của trục quay. Các đầu in kim khi lắp đặt được điều chỉnh phẳng so với bề mặt để đảm
bảo sự tạo thành chấm được đều đối với mỗi đầu kim.
Cơng nghệ in đập có những nhược điểm chính sau. Trước tiên, các đầu in đập cần
một năng lượng đáng kể để hoạt động, sau đó là chúng tạo ra những tiếng ồn lớn, tiếng

lạch cạch, tiếng rít do các kim trong bộ phận đầu in khi hoạt động gây nên. Ngoài ra tốc
độ của những máy in này thường rất chậm, chất lượng bản in thấp. Do đó nó gây nên sự
khó chịu đối với nguời sử dụng.
- Công nghệ in phun mực.
In phun mực mở ra một phương pháp in mới, nó cho tốc độ in khá nhanh và khi
hoạt động tiếng ồn không đáng kể, cho chất lượng bản in cao, nhanh chóng và yên lặng
có thể làm việc với phần lớn các loại giấy bất kỳ. Phương pháp này hút mực nước từ
một bình chứa trung tâm, sau đó “phun mực qua các lỗ tạo thành các chấm” những chấm
này sẽ tạo thành ký tự hoặc hình ảnh mong muốn lên bề mặt tờ giấy. Hiện nay các máy
in kiểu phun mực rất đa dạng.
Có ba phương pháp in phun mực chủ yếu là: Dòng phun liên tục, phun áp điện và
phun bọt (hoặc nhiệt). Phương pháp phun dịng liên tục khơng thích hợp cho các máy in
vi tính và hiện nay khơng cịn được sử dụng nữa.
+ Đầu in kiểu phun bằng áp điện sử dụng mực ở dạng lỏng chứa trong bình nhỏ
được bơm đầy vào một chuỗi kênh dẫn mực. Thông thường có 9 hoặc 24 kênh dẫn mực.
Mỗi kênh được bao bởi một cái miệng vịi, đó chính là một lỗ cực nhỏ được khoan vào
một đế kim loại. Một tinh thể áp điện nhỏ tại mỗi kênh hoạt động như một “máy bơm
mực”. Một xung điện ngắn có năng lượng cao từ các mạch kích của máy in làm cho tinh

9


thể dao động làm phun ra ngoài một giọt mực. Các máy in phun hiện nay chủ yếu sử
dụng công nghệ này.
+ Đầu in phun mực kiểu bọt (cũng còn được gọi là phun nhiệt) rất giống các đầu
phun áp điện, nhưng các tinh thể cộng hưởng được thay thế bằng các phần tử nung nóng.
Một xung điện kích thích làm nóng mực chứa trong kênh. Một bong bóng được tạo thành
và lớn dần cho đến khi nổ vỡ ra. Lực khí bong bóng nổ sẽ làm phun ra ngồi một giọt
mực.
- Công nghệ in tĩnh điện (ES - ELECTRICITY STATIC).

Hồn tồn khác với bất kỳ một cơng nghệ in nào đã được nói đến trước đây. Một
đầu in tĩnh điện thực sự là một tổ hợp của các bộ phận, hợp nhất tia sáng, tĩnh điện, hoá,
quang học, nhiệt và áp suất để tạo ra một bản in vĩnh cửu trên giấy. Các hình ảnh tạo ra
là một mạng các chấm ghi trên một trống nhạy quang. Các tia laser dùng để ghi các
chấm. Công nghệ in tĩnh điện có nhiều ưu việt hơn so với các cơng nghệ khác. Nó có
tốc độ nhanh, hoạt động êm, cho bản in có độ phân giải cao.Máy in sử dụng cơng nghệ
tĩnh điện hiện nay rất phổ biến cả máy in đen trắng và máy in màu.
2.2.2.3. Khối Chuyển động đầu in.
Phần lớn các đầu in nối tiếp chỉ tạo ra một cột đơn của các chấm. Do vậy, đầu in
cần phải chuyển động tới và lui, ngang qua trang giấy. Chuyển động đó được thực hiện
bởi một cơ chế vận chuyển gọi là con trượt (carriage).

Hình 1.6: Hệ thống vận chuyển bằng con trượt trên máy in kim Epson LX-300.

10


Hệ thống chính yếu là một con trượt chuyển động tự do dọc theo một hệ thống
đường ray. Đầu in được lắp đặt một cách cẩn thận trên đường trượt được giữ bởi các
đinh vít hoặc các kẹp đỡ ở phía dưới. Một hệ thống pu-li đơn giản được kéo bởi mô tơ
bước được dùng để tạo ra sự chuyển động của con trượt.
Một cảm biến được lắp đặt trong hệ thống vận chuyển bằng con trượt. Đó chính là
cảm biến báo điểm dừng của con trượt ở phía bên trái máy in hay nó cịn được gọi là
cảm biến báo vị trí đầu. Cảm biến này báo cho mạch điều khiển của máy in biết khi nào
con trượt dịch đến vị trí đầu của nó. Một bộ mã hố quang học được thiết kế vào mạch
điều khiển mô tơ chuyển động đầu in. Bộ mã hoá này sẽ gửi thông tin về khoảng cách
và chiều đến của con trượt cho mạch điều khiển đầu in, và mạch này sẽ điều khiển vị trí
tức thời của đầu in.
Chú ý: Trong hệ thống máy in tĩnh điện, khối này nằm trong hệ thống tạo ảnh.
2.2.2.4. Khối nguồn cung cấp.

Khối nguồn cung cấp có nhiệm vụ biến đổi điện áp lưới thành một hoặc nhiều mức
điện áp một chiều ổn định cần thiết để cung cấp cho các linh kiện điện và điện tử trong
máy in. Khối nguồn này thường có cơng suất khác nhau cho từng loại máy in cụ thể.
Đối với các máy in kiểu ma trận đập (máy in kim), máy in phun nguồn cung cấp thường
tạo ra các điện áp như + 5 V, + 9 V, + 35 V, + 42 V sai số (± 5 %). Máy in tĩnh điện
(máy in Laser) thường sử dụng các điện áp điển hình là + 5 V, + 12 V, + 24 V ngoài ra
các máy in đời mới còn sử dụng thêm nguồn + 3.3 V với sai số (± 5 %). Trong các máy
in Laser ngoài các nguồn kể trên cịn có thêm một mạch cung cấp nguồn cao áp thường
tạo ra điện áp âm một chiều khoảng 600 V sai số (± 10 %). Một vài loại máy in phun sử
dụng khối nguồn cung cấp ở bên ngồi gọi là Adapter.
Có hai kiểu nguồn cung cấp là nguồn tuyến tính và nguồn kiểu xung ngắt mở.
Chúng được phân biệt bởi cách dùng để điều khiển các điện áp ra. Các bộ nguồn ni
kiểu tuyến tính hiện nay khơng cịn được sử dụng trong máy in nữa. Máy in hiện nay chỉ
sử dụng nguồn cung cấp kiểu xung ngắt mở. Ưu điểm của loại nguồn này là có kích
thước nhỏ gọn, cơng suất tương đối lớn.
2.2.2.5. Khối điều khiển điện tử.
Khối điều khiển điện tử là sự tổ hợp các linh kiện điện tử và các mạch điều khiển
hoạt động trong máy in. Đối với máy in kim và in phun khối điều khiển điện tử điển

11


hình thường được tạo bởi bốn khối chính được chỉ rõ trong sơ đồ khối ở hình 2.1.2.5.
nó bao gồm giao diện trao đổi thông tin, bảng điều khiển, bộ nhớ và mạch logic chính.
Mặc dù có sự khác biệt giữa các máy in, nhưng mỗi mô đen đều chứa các mạch điện tử
để điều khiển các khu vực đó.

Đường
dữ liệu từ
máy vi

tính

Giao diện
trao đổi
thơng tin
Các bộ điều vận

Các dữ liệu đầu in, dữ
liệu mô tơ chuyên
dịch đầu in, dữ liệu
mơ tơ kéo giấy

Bộ nhớ

Bảng mạch
điều khiển
(Formatter)

Bảng điều
khiển

Vị trí của con trượt,
bảng mẫu, giấy ra,
con trượt đầu in

Hình 1.7: Sơ đồ khối của khối điều khiển điện tử trong máy in kim và in phun.
Giao diện trao đổi thông tin.
Thực hiện việc điều khiển truyền dữ liệu giữa máy in và máy tính. Nó cũng điều
hành sự phối hợp các tín hiệu “thoả thuận” để đồng bộ việc truyền dữ liệu. Dữ liệu được
truyền, thông qua giao diện nối tiếp hoặc song song đều làm việc tốt đối với phần lớn

các máy in thông thường.
Bảng mạch điều khiển (Formatter).
Dùng để tạo ra các mức điện áp và dòng điện cần thiết điều khiển mô tơ, các cuộn
hút (solenoid) và đầu in.
Bảng điều khiển.
Cho phép người sử dụng làm việc với máy in một cách trực tiếp bằng cách ấn vào
các phím chức năng trên bảng điều khiển (như in thử một bản in kiểm tra, thiết lập phông

12


chữ cho máy in, cuốn giấy vào hoặc ra khỏi máy in). Ngoài ra các đèn LED gắn trên
bảng điều khiển sẽ thơng báo cho người sử dụng biết tình trạng hiện tại của máy in.
Bộ nhớ.
Trong máy in có hai loại bộ nhớ là ROM và RAM. ROM dùng để chứa đựng thơng
tin về cấu hình của máy in, các phông chữ, tập lệnh điều khiển RAM dùng để chứa đựng
các thơng tin từ máy tính gửi sang.

2.2.3. Ngun lý hoạt động.
2.2.3.1. MÁY IN KIM.
Là loại máy in sử dụng một hàng búa gõ dao động (oscillating row of print
hammers). Các búa gõ tạo các chữ cái & hình ảnh bằng cách va đập lên một ruy-băng
và chuyển các điểm mực (dots of ink) lên giấy.
Nó là máy in va đập cho phép in mỗi lần một dòng. Hãng Printronix đi tiên phong
trong công nghệ này từ năm 1974. Line matrix printer và Band printer là các công nghệ
máy in dòng (line printer) còn tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên Line matrix printer
có thể in các hình ảnh đồ họa trong khi band printer thì khơng thể. Độ phân giải của line
matrix printer nằm trong khoảng từ 70 – 140 dpi và tốc độ khoảng từ 400 – 1,400 lpm
(dòng/phút).
Các máy in ma trận dòng (line matrix printer) hỗ trợ độ phân giải trung bình, in

đơn sắc và có chi phí về ruy-băng rất thấp. Chúng cũng có tốc độ rất cao, ví dụ: với tốc
độ 1.200 lpm tương đương với máy in trang (page printer) có tốc độ 65 ppm (trang/phút).
Máy in ma trận dịng có thể làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt như ở trong các
nhà kho và các môi trường công nghiệp khác.
Kỹ thuật in dòng được thực hiện bởi một hàng búa gõ điểm (row of dot hammers)
có chiều dài bằng với chiều rộng của trang giấy. Các búa gõ (hammer) được gắn trên
một con thoi (shuttle) dao động qua lại trong khoảng 2 inch theo một rãnh. Các búa gõ
được “phóng ra” vào thời điểm thích hợp và đánh vào ruy-băng để in lên giấy.
2.2.3.2. Máy in phun.
Máy in phun hoạt động theo theo nguyên lý phun mực vào giấy in (theo đúng tên
gọi của nó). Mực in được phun qua một lỗ nhỏ theo từng giọt với một tốc độ lớn (khoảng
5000 lần/giây) tạo ra các điểm mực đủ nhỏ để thể hiện bản in sắc nét.

13


Đầu phun là hệ thống gồm hàng trăm nghìn thậm chí hàng triệu vịi phun được xếp thành
từng dãy vịi phun cho từng màu riêng lẻ. Các máy in sử dụng càng nhiều màu, có độ phân dãi
càng cao thì số vịi phun sẽ càng nhiều và kích thước vịi phun sẽ càng nhỏ.
Đa số các máy in phun thường là các máy in màu (có kết hợp in được các bản đen
trắng). Để in ra màu sắc cần tối thiểu 3 loại mực. Các màu sắc được thể hiện bằng cách
pha trộn ba màu cơ bản với nhau.
Trước đây các hộp mực màu của máy in phun thường được thiết kế cùng khối, tuy
nhiên nếu in nhiều bản in thiên về một màu nào đó sẽ dẫn đến hiện tượng có một màu
hết trước, để tiếp tục in cần thay hộp mực mới nên gây lãng phí đối với các màu còn lại
chưa hết. Ngày nay các hộp màu được tách riêng biệt và tăng số lượng các loại màu để
phối trộn (nhiều hơn 3 màu - không kể đến hộp màu đen) và có hệ thống nạp mực liên
tục sẽ cho bản in đẹp hơn, giảm chi phí hơn trước.
So sánh trong các thể loại máy in thì máy in phun thường có chi phí trên mỗi bản
in lớn nhất. Các máy in phun thường có giá thành thấp (hơn máy in la de) nhưng các

hộp mực cho máy in phun lại có giá cao, số lượng bản in trên bộ hộp mực thấp.
2.2.3.3. Máy in laser (máy in tĩnh điện).
Sáu bước liên tục của việc in ấn trên máy in laser:
Bước 1: Làm sạch.
Trước hết các thanh gạt (blade) sẽ chùi sạch mực toner cịn sót lại trên trống. Kế
đó, các đèn xóa (erase lamp, được đặt bên ngồi hộp cartridge) sẽ khử điện tích cho
trống bằng cách chiếu ánh sáng lên bề mặt của trống để trung hịa (neutralize) bất kỳ
điện tích nào cịn sót lại trên trống.

14


Bước làm sạch sẽ sạch mực toner và khử điện tích cịn sót lại trên trống.

Hình 1.8: Cơ cấu làm sạch mực in.

Trục từ
Drum

Cartridg

Gạt

Trục

Gạt

Hình 1. 9: Hộp mực (Cartridge).
Bước 2: Chuẩn bị.
Bước chuẩn bị sẽ đặt một điện tích đồng nhất-600v lên trống. Điện tích này được

đặt lên trống bởi một dây dẫn thiết bị điện hoa chính (primary corona wire) vốn được
nạp điện bởi một bộ nguồn cung cấp điện thế cao. (Một thiết bị điện hoa (corona) là một
thiết bị có khả năng tạo điện tích). Trong hình ta có thể thấy thiết bị điện hóa chính
(primary corona) nằm giữa dây dẫn thiết bị điện hóa chính và trống quay, nó sẽ điều hịa
điện tích trên trống quay để đảm bảo rằng điện tích này đồng nhất ở mức -600v.
Bước 3: Ghi.
Trong bước ghi, điện tích đồng nhất vốn được đặt trên trống quay trong bước 2 sẽ
được giảm bớt đi chỉ ở những nơi cần in. Điều này được thực hiện bằng cách điều khiển
các gương để chúng phản chiếu các tia laser vào mặt trống theo một mẫu hình (pattern)
giống hệt như ảnh cần in. Đây chính là bước đầu tiên mà các dữ liệu từ máy tính cần
phải được truyền tải tới máy in.

15


Hình 1.10: Sơ đồ điều khiển các gương để phản chiếu các tia laser vào mặt
trống.
Các dữ liệu từ máy PC được bộ định dạng (formatter)(1) tiếp nhận và được chuyển
tới bộ kiểm soát DC (DC controller)(2), vốn là thiết bị kiểm soát đơn vị laser (laser
unit)(3). Tia laser được khởi xướng và được dẫn hướng tới một gương hình bát giác
được gọi là gương quét (scanning mirror). Gương quét (4) được quay theo chiều kim
đồng hồ bởi mộ mô-tơ quét. Khi gương quét quay, tia laser được diều khiển theo một
chuyển động quét để quét suốt toàn bộ chiều dài của trống quay. Tia laser được phản
chiếu ra khỏi gương quét và được tập trung bởi một thấu kính tập trung (focusing lens)
rồi được gởi tới gương phản chiếu. Gương phản chiếu sẽ lái tia laser đi qua một khe hở
trong cartridge và chiếu vào trống quay.
Bước ghi-được thực hiện bởi một tia laser không thấy được, các gương và các mơtơ sẽ giảm bớt điện tích trên trống quay tại những nơi cần in. Tốc độ của mô-tơ quay
trống và tốc độ của mô-tơ quét quay gương quét được đồng bộ hóa sao cho tia laser hồn
tất một đường quét (scanline) dọc theo trống rồi quay trở lại phần đầu của trống này để
bắt đầu một đường quét mới, nhằm đạt được quét thích hợp cho mỗi inch của chu vi

trống. Ví dụ đối với một máy in 300 dpi (dots per inch: số lượng điểm ảnh trên mỗi
inch), tia lasre sẽ quét 300 lượt cho mỗi inch của chu vi trống. Tia laser được bật và tắt
liên tục khi nó thực hiện một quét đơn theo số chiều dài của trống, để các điểm (dot)
được ghi dọc theo trống trên mỗi lượt quét. Đối với một máy in 300 dpi, 300 điểm sẽ
được ghi dọc theo trống cho mỗi inch của chiều dài trống. 300 điểm trên mỗi inch chiều
dài, cùng với 300 lượt quét cho mỗi inch của chu vi trống, hợp thành độ phân giải
300*300 điểm trên mỗi inch vuông của chiều máy in laser để bàn.

16


Giống hệt như việc tia laser quét được đồng bộ hóa với trống quay, kết xuất dữ
liệu cũng được đồng bộ hóa với tia quét này. Trước khi tia laser bắt đầu quét dọc theo
trống, gương phát hiện tia (beam detect mirror) sẽ phát hiện sự hiện diện ban đầu cùa tia
laser bằng cách phản xạ tia này vào một sợi quang (optical fiber). Tia sáng này sẽ đi dọc
theo sợi quang để tới bộ kiểm soát DC (DC controller) và tại đó nó sẽ được chuyển đổi
thành một tín hiệu điện được dùng để đồng bộ hóa kết xuất dữ liệu. Tín hiệu này được
dùng để chẩn đốn các sự cố với tia laser hoặc mô-tơ quét.
Tia laser đã ghi một hình ảnh lên bề mặt trống ở dạng các vùng mang điện tích –
100v. Điện tích –100v trên vùng hình ảnh này sẽ được sử dụng trong giai đoạn triển khai
để chuyển mực toner sang bề mặt trống.
Bước 4: Triển khai.
Mực toner được trục lăn triển khai (developing cylinder) áp vào các vùng mang
điện tích –100v trên bề mặt trống. Mực toner sẽ di chuyển từ trục lăn sang trống khi cả
hai quay rất gần nhau. Trục lăn được bao phủ bởi một lớp mực toner, vốn được chế tạo
từ nhựa thông đen liên kết với sắt, tương tự như loại mực toner được sử dụng trong các
máy photocopy. Mực toner được giữ trên bề mặt của trục lăn bởi lực hấp dẫn của chính
nó đối với một nam châm nằm bên trong trục lăn. Một thanh gạt kiểm sốt (control
blade) sẽ ngăn cản khơng cho mực toner bám vào bề mặt trục lăn. Mực toner này sẽ
nhận một điện tích âm (giữa –100v và –600v) vì bề mặt này được nối tới một bộ nguồn

DC được gọi là bộ thế dịch DC (DC bias).
Mực toner mang điện tích âm nhiều hơn các vùng mang điện tích –100v trên bề
mặt trống, nhưng ít hơn các vùng mang điện tích –600v trên bề mặt trống. Do đó, mực
toner bị hút vào các vùng –100v trên bề mặt trống. Đồng thời, mực toner bị đẩy ra khỏi
các vùng điện tích –600v của bề mặt trống, vì chúng mang điện tích âm tương đối đối
với điện tích của mực toner. Kết quả là mực toner sẽ bám dính lên trống tại những nơi
mà tia laser đã chiếu vào và bị đẩy ra khỏi những nơi mà tia laser chưa chiếu vào.
Hầu hết các máy in đều cung cấp một cách để bạn điều chỉnh mật độ in (print
density). Với các máy in laser, khi bạn điều chỉnh mật độ in, bạn đang điều chỉnh điện
tích bộ thế hiệu dịch DC (DC bias) trên trục lăn triển khai; điện tích này kiểm sốt mực
toner được hút vào trục lăn và do đó, khi điện tích này thay đổi, mật độ in cũng thay đổi,
mật độ in cũng thay đổi theo.

17


a. Chuyển mực in cho mặt trống.

b. Chuyển mực in từ trống sang mặt giấy.

Hình 1.9: Bước triển khai, mực toner tích điện sẽ được đặt lên bề mặt của trống.
Bước 5: Chuyển giao.
Trong bước chuyển giao, thiết bị điện chuyển giao sẽ sinh ra một điện thế dương
trên tờ giấy in khiến mực toner bị hút từ trống quay sang tờ giấy in khi nó qua giữa thiết
này và trống quay. Bộ khử tĩnh điện (static charge eliminator) sẽ làm yếu điện tích dương
trên tờ giấy in và điện tích âm trên trống quay để tờ giấy này khơng bám chặt vào trống
quay do sự chênh lệch điện tích. Tính chất hít của tờ giấy in và bán kính nhỏ của trống
quay khiến tờ giấy này tách rời khỏi trống in và đi tới trục nung chảy (fusing roller).
Nếu sử dụng loại giấy mỏng tring một máy in laser,tờ giấy in co thể quấn tròn quanh
trống quay và đây là lý do giải thích tại sao các tài liệu hướng dẫn sử dụng máy in laser

đều chỉ dẫn bạn sử dụng chỉ những loại giấy được thiết kế dành cho máy in laser.
Bước 6: Nung chảy.
Bước nung chảy sẽ làm cho mực toner liên kết với giấy in. Cho tới thời điểm này,
mực toner chỉ đơn thuần nằm trên giấy in. Các trục lăn nung chảy (fusing roller) sẽ áp
dụng vừa áp suất lẫn nhiệt độ trên tờ giấy này. Mực toner sẽ lan chảy và các trục lăn sẽ
ép mực toner vào tờ giấy in. Nhiệt độ của các trục lăn này được máy in giám sát. Nếu
nhiệt độ này vượt quá giá trị tối đa cho phép, máy in sẽ tự động tắt.

18


Hình 1.10: Hệ thống nung chảy.

2.3. CÀI ĐẶT (máy in cục bộ và máy in mạng).
2.3.1. Quy trình thực hiện cài đặt máy in cục bộ:
TT
1

TÊN BƯỚC
CÔNG VIỆC
Bước 1: Chuẩn bị

YÊU
CẦU KỸ
THUẬT

THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, VẬT LIỆU

Lưu ý cần Khi mua máy in thường có kèm theo đĩa


- Tải driver máy in có

driver Driver đi kèm, nếu khơng có thì có thể tải trên

muốn cài đặt Lưu ý dành cho mạng tại trang chủ của hãng máy in, hoặc
cần có driver dành Hệ

điều seach google…

cho Hệ điều hành phù hành phù
hợp, Hệ điều hành hợp.
Win XP, 7, 8…

2

Bước 2: Kết nối máy

Lắp

cáp

in với máy tính.

đúng theo

Máy in HP Laserjet

chuẩn của

1010, M1005, P2014 máy in.

… kết nối máy tính
bằng cổng USB.

2

Bước 3: Tiến hành cài
đặt máy in cục bộ
(Localhost) trên máy
tính .

19


×