Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Giáo trình Hành vi người tiêu dùng (Ngành: Nghiệp vụ bán hàng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 104 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH

MƠN HỌC: HÀNH VI NGƢỜI TIÊU DÙNG
NGÀNH, NGHỀ: NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định Số: /QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày…… tháng……
năm……… của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2018


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể đƣợc
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình được biên soạn dựa trên các các tác giả lớn đã nghiên cứu, đã
có kế thừa và chọn lọc nội dung phù hợp. Hành vi người tiêu dùng là một lĩnh
vực nghiên cứu có nguồn gốc từ các khoa học như tâm lý học, xã hội học, kinh
tế học. Hành vi người tiêu dùng chú trọng đến việc nghiên cứu tâm lý cá nhân,
nghiên cứu nhưng niềm tin cốt yếu, những giá trị, những phong tục tập quán
ảnh hưởng đến hành vi con người và những ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cá
nhân trong quá trình mua sắm tiêu dùng. Đặc biệt nghiên cứu hành vi người tiêu


dùng là một phần quan trọng trong nghiên cứu kinh tế học với mục đích tìm tiểu
xem bằng cách nào, tại sao người tiêu dùng mua hay không mua sản phẩm/dịch
vụ, và quá trình mua sắm của họ diễn ra như thế nào.
Sự hiểu biết hành vi người tiêu dùng sẽ cung cấp nền tảng cho những chiến
lược marketing, như việc định vị sản phẩm, phân khúc thị trường, phát triển sản
phẩm mới, áp dụng thị trường mới, marketing mix,…. Những hoạt động
marketing chủ yếu này sẽ hiệu quả hơn khi được đặt trên cơ sở sự hiểu biết về
hành vi người tiêu dùng
Đồng Tháp , ngày 29 tháng 10 năm 2020
Tham gia biên soạn
1. Lê Thị Thùy Trang
2. Nguyễn Thị Kim Hƣơng

1


MỤC LỤC

TRANG
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI NGƢỜI TIÊU
DÙNG
1. Đối tƣợng, nội dung nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng

8

8

1.1. Đối tƣợng

8


1.2. Nội dung nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng

8

2. Đặc điểm nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng

9

3. Ứng dụng của nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng

11

3.1. Trong bán hàng

11

3.1. Trong marketing

12

4. Những khái niệm và luận điểm cơ bản khi nghiên cứu hành vi
ngƣời tiêu dùng
5. Phân loại hành vi ngƣời tiêu dùng.

13
13

Chƣơng 2: CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HÀNH VI MUA HÀNG CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG


15

1. Văn hóa

15

1.1. Khái quát về văn hóa

15

1.2. Các yếu tố văn hóa ảnh hƣởng đến hành vi ngƣời tiêu
dùng

15

1.3. Nhánh văn hóa

16

2. Giai tầng xã hội

16

2.1. Bản chất của giai tầng xã hội

16

2.2. Các biến số quyết định giai tầng xã hội


16

2.3. Đặc trƣng của giai tầng xã hội

19

2.4. Xác định và phân loại giai tầng xã hội

21
2


2.5. Giai tầng xã hội và phân đoạn thị trƣờng
3. Những ảnh hƣởng của gia đình tới hành vi tiêu dùng

22
24

3.1. Gia đình với vai trị là một đơn vị mua và tiêu dùng

24

3.2. Chu kỳ đời sống gia đình và hành vi mua trong từng
giai đoạn

25

3.3. Vai trò của các thành viên gia đình trong quyết định
mua hàng


27

3.4. Các khuynh hƣớng biến đổi của mơ hình gia đình
trong cuộc sống hiện đại

28

4. Những ảnh hƣởng khác đến hành vi ngƣời tiêu dùng
4.1. Xu hƣớng
4.2. Công nghệ
Chƣơng 3: CÁC YẾU TỐ CÁ NHÂN ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HÀNH VI MUA HÀNG CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG.
1. Cá tính và độ tuổi, giới tính ảnh hƣởng đến hành vi ngƣời
tiêu dùng
1.1. Khái niệm cá tính, giới tính, tuổi
1.2. Các học thuyết về cá tính
1.3. Khai thác yếu tố cá tính trong hoạt động marketing
1.4. Tác động của yếu tố giới tính lên hành vi mua hàng của
ngƣời tiêu dùng
1.5. Tác động của yếu tố tuổi lên hành vi mua hàng của
ngƣời tiêu dùng

31
33

34
34

34
35

36
37

37

2. Động cơ ảnh hƣởng đến hành vi ngƣời tiêu dùng
2.1. Khái quát về động cơ

38

2.2. Các loại động cơ mua hàng thƣờng gặp

38

2.3. Các lý thuyết cơ bản về động cơ ảnh hƣởng tới hành
vi mua hàng

39

2.4. Chiến lƣợc marketing dựa trên hiểu biết động cơ của
khách hàng

41
3


3. Nhận thức ảnh hƣởng hành vi của ngƣời tiêu dùng
3.1. Khái quát về trình độ nhận thức của ngƣời tiêu dùng

42


3.2. Quá trình ngƣời tiêu dùng tăng cƣờng trình độ nhận
thức

42

3.3. Một số ứng dụng marketing với trình độ nhận thức
của ngƣời tiêu dùng
4. Thái độ của ngƣời tiêu dùng
4.1. Tổng quan về thái độ
4.2. Sự hình thành thái độ của ngƣời tiêu dùng
4.3. Mối quan hệ giữa thái độ và hành vi
4.4. Các mơ hình nghiên cứu thái độ và trách nhiệm
4.5. Những phƣơng thức tác động để thay đổi thái độ
4.6. Ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của sự thay đổi đối với thái độ
5. Kiến thức ảnh hƣởng đến hành vi ngƣời tiêu dùng
5.1. Khái niệm kiến thức
5.2. Các dạng kiến thức
5.3. Quá trình xuất hiện của kiến thức
5.4. Vai trò của kiến thức đối với hành vi ngƣời tiêu dùng
6. Thu nhập và nghề nghiệp ảnh hƣởng đến hành vi ngƣời tiêu
dùng.
6.1.

44

46

47
48

51
52
52
54

56
57
57
60
60

Khái niệm về thu nhập, nghề nghiệp.

6.2. Tác động của thu nhập lên hành vi mua hàng của
ngƣời tiêu dùng.

60

6.3. Tác động của nghề nghiệp lên hành vi mua hàng của
ngƣời tiêu dùng.

61
61

Chƣơng 4: MUA SẮM VÀ HỆ QUẢ CỦA MUA SẮM.
1. Nhận ra nhu cầu
1.1.

Nhu cầu


64
64
4


1.2.

Phân loại nhu cầu

64

1.3.

Cách thức nhận ra nhu cầu của ngƣời tiêu dùng

65

2. Các yếu tố kích thích nhu cầu

68

3. Q trình tìm kiếm thơng tin

71

4. Thực hiện việc mua sắm và những hệ quả của nó

72

Chƣơng 5: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HÀNH VI

NGƢỜI TIÊU DÙNG

79

1. Khái niệm và vai trị của nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng

79

2. Nhóm phƣơng pháp thu thập dữ liệu bên ngồi

80

3. Nhóm phƣơng pháp sử dụng dữ liệu nội bộ

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

103

5


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: Hành vi ngƣời tiêu dùng
Mã mơn học: MH20
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí: Là mơn khoa học chuyên ngành bắt buộc trong nội dung chƣơng trình
đào tạo trung cấp ngành trung cấp nghiệp vụ bán hàng, đƣợc bố trí giảng dạy sau
các mơn học đại cƣơng.

- Tính chất: Nội dung mơn học tập trung vào giới thiệu các lý thuyết khoa học
về hành vi ngƣời tiêu dùng và vai trò của nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng
trong marketing, nghiên cứu những nhóm yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến hành vi
ngƣời tiêu dùng trong quá trình mua sắm và sử dụng sản phẩm. Trên cơ sở đó
thảo luận việc ứng dụng những hiểu biết hành vi ngƣời tiêu dùng vào quá trình
ra quyết định về các chính sách và cơng cụ marketing trong thực tiễn.
- Ý nghĩa và vai trị mơn học: Hiểu sự vận hành tác động giữa việc nghiên cứu
hành vi ngƣời tiêu dùng vào kinh doanh thực tế.
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: Trình bày các khái niệm khách hàng, hành vi ngƣời tiêu dùng,
các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi ngƣời tiêu dùng, các phƣơng pháp nghiên cứu
hành vi ngƣời tiêu dùng, vai trò của việc nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng
trong hoạt động marketing, kinh doanh.
 Giải thích đƣợc các ƣu và nhƣợc điểm của các phƣơng pháp
nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng. Mô tả đƣợc các mối liên hệ tác động giữa
các yếu tố ảnh hƣởng hành vi ngƣời tiêu dùng.
- Về kỹ năng: Vận dụng đƣợc các kiến thức phân tích hành vi ngƣời tiêu dùng.
Phân biệt đƣợc các phƣơng pháp nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng. Đánh giá
và chọn lựa đƣợc cách thức nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng hỗ trợ cho hoạt
động marketing, bán hàng.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có tinh thần tự học và làm việc nhóm tốt,
hiểu đƣợc những kỹ năng, đặc tính của cơng việc phân tích hành vi ngƣời tiêu
dùng cần có, tự sắp sếp hoàn thành các nhiệm vụ đƣợc giao. Có năng lực tự chủ
và trách nhiệm nghiêm túc trong học tập, xác định đúng đắn động cơ và mục
đích học tập.
Nội dung môn học:
6


Chƣơng 1:

TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI NGƢỜI TIÊU DÙNG
Mã chƣơng MH20-01
Giới thiệu:
Chƣơng 1 trình bày những khái niệm cơ bản nhất về mục tiêu, đối tƣợng
nghiên cứu của khoa học Hành vi ngƣời tiêu dùng, quá trình hình thành và phát
triển của khoa học hành vi ngƣời tiêu dùng, đặc điểm và phƣơng pháp nghiên
cứu hành vi ngƣời tiêu dùng; mơ hình nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên
cứu hành vi khách hàng vào quyết định marketing sẽ giúp ngƣời học nắm đƣợc
tổng quan nhất về lôgic và lộ trình kiến thức trong giáo trình này.
Mục tiêu:
- Kiến thức: hiểu các khái niệm cơ bản khách hàng, ngƣời tiêu dùng, hành vi
ngƣời tiêu dùng, phân loại và đặc điểm của ngƣời tiêu dùng, nội dung của
nghiên cứu và các lợi ích của việc nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng.
- Kỹ năng: phân loại, sắp xếp hành vi ngƣời tiêu dùng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có tinh thần tự học và làm việc nhóm tốt, tự
sắp sếp hồn thành các nhiệm vụ đƣợc giao.
Nội dung chính:
1. Đối tƣợng, nội dung nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng
1.1.

Đối tƣợng

Mơn học sử dụng hai cách tiếp cận chính: định hƣớng vi mơ, tập trung vào
tiến trình tâm lý cá nhân mà ngƣời tiêu dùng sử dụng để thu nhận/tiêu dùng/loại
bỏ sản phẩm; định hƣớng vĩ mô, tập trung vào hành vi ứng xử của nhóm và bản
chất biểu tƣợng của hành vi ngƣời tiêu dùng, định hƣớng này nhấn mạnh việc sử
dụng các lý thuyết về xã hội học và nhân chủng học.
Hành vi ngƣời tiêu dùng liên quan chủ yếu đến việc mua sản phẩm/dịch vụ,
ngoài ra nó cũng bao gồm hành vi sử dụng, loại bỏ dịch vụ, hoạt động và cả
những ý tƣởng của ngƣời tiêu dùng. Hơn nữa, những ngƣời làm thị trƣờng phải

luôn nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng để biết đƣợc ai mua, sử dụng và loại bỏ
những sản phẩm nào, cũng nhƣ khi nào, ở đâu và vì sao.
1.2.

Nội dung nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng

a) Đặc điểm ngƣời tiêu dùng của sản phẩm/dịch vụ?
7


- Đặc điểm nhân khẩu học, phong cách sống…
- Nhu cầu, động cơ, thị hiếu, tập quán mua và sử dụng
- Thái độ đối với sản phẩm/dịch vụ
b) Những phản ứng của ngƣời tiêu dùng
- Phản ứng cảm giác: Cảm xúc, cảm nhận, tình cảm
- Phản ứng tri giác: Suy nghĩ, nhận thức, hiểu biết, phán đoán, niềm tin, thái độ
- Phản ứng hành vi: Hành động liên quan đến tiêu dùng nhƣ xem quảng cáo,
vào một cửa hàng, mua, sử dụng, thay thế một sản phẩm.
c) Những yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi tiêu dùng:
- Yếu tố văn hoá: văn hoá cốt lõi, văn hoá thứ cấp
- Yếu tố xã hội: nhóm xã hội, nhóm tham khảo, giai tầng xã hội
- Yếu tố cá nhân: tuổi tác đƣờng đời, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, lối sống,
cá tính
- Yếu tố tâm lý: động cơ, nhận thức, hiểu biết, niềm tin, thái độ
2. Đặc điểm nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng
2.1. Hành vi ngƣời tiêu dùng có phạm vi rộng hơn việc mua hàng đơn
thuần
Cách thức ngƣời tiêu dùng mua hàng là cực kì quan trọng đối với ngƣời
làm thị trƣờng. Tuy nhiên, nghiên cứu việc sử dụng và loại bỏ hàng hóa của
ngƣời tiêu dùng đóng vai trị khơng kém phần quan trọng đối với các quyết định

Marketing.
Thu nhận: là tiến trình ngƣời tiêu dùng thu nhận một hàng hóa. Mua
hàng là một cách thể hiện của hành vi thu nhận. Thu nhận gồm nhiều cách khác
nhau để có đƣợc những sản phẩm và dịch vụ mong muốn nhƣ mua, mƣợn, trao
đổi, thuê, nhận quà hoặc thậm chí trộm cắp.
Sử dụng: là tiến trình ngƣời tiêu dùng sử dụng một hàng hóa. Sau khi
ngƣời tiêu dùng thu nhận một sản phẩm hoặc dịch vụ, họ sẽ sử dụng nó theo
nhiều cách khác nhau. Sử dụng đƣợc đánh giá là yếu tố then chốt của hành vi
ngƣời tiêu dùng vì 2 nguyên nhân sau đây. Trƣớc hết, sử dụng thể hiện những
biểu tƣợng quan trọng đối với ngƣời tiêu dùng. Âm nhạc, đồ trang sức, ơ tơ cũng
có thể cho biết ngƣời sử dụng là ai và họ cảm thấy nhƣ thế nào. Thứ hai, hành vi
sử dụng cũng có thể tác động đến những hành vi khác. Ví dụ, ngƣời tiêu dùng
8


khơng hài lịng có thể truyền đạt những kinh nghiệm xấu đến ngƣời khác, khiếu
nại đến công ty và các cơ quan có trách nhiệm, gây ảnh hƣởng tiêu cực các kết
quả kinh doanh của công ty.
Loại bỏ: là tiến trình một ngƣời tiêu dùng vứt bỏ một hàng hóa. Cuối
cùng, hành vi ngƣời tiêu dùng xem xét việc loại bỏ. Hành vi loại bỏ có thể có
những ứng dụng cực kì quan trọng đối với ngƣời làm thị trƣờng. Ví dụ, những
ngƣời tiêu dùng quan tâm đến mơi trƣờng sẽ trả thêm tiền cho những sản phẩm
có khả năng tự hủy, hoặc những sản phẩm đƣợc làm từ những vật liệu có thể tái
chế hoặc khơng làm ơ nhiễm môi trƣờng.
2.2. Hành vi ngƣời tiêu dùng là một tiến trình năng động
Hành vi ngƣời tiêu dùng là một chuỗi hành vi thu nhận, sử dụng và loại
bỏ, đây là một tiến trình năng động theo thời gian. Chuỗi hành vi này có thể xảy
ra trong khoảng thời gian tính bằng giờ, ngày, tuần, tháng hay thậm chí là năm.
Để minh họa cho tiến trình này, chúng ta cho ví dụ về một gia đình đã
mua và đang sử dụng một chiếc xe ô tô mới. Việc sử dụng sẽ cung cấp cho gia

đình đó những thơng tin - chiếc xe đó có tốt, đáng tin cậy khơng, có gây ấn
tƣợng đối với ngƣời khác hay khơng và có ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng
không? ảnh hƣởng đến việc khi nào, có hay khơng, bằng cách nào đó và tại sao
gia đình đó sẽ loại bỏ chiếc xe thơng qua bán, trao đổi hoặc loại bỏ. Bởi họ luôn
luôn cần phƣơng tiện đi lại, nên việc loại bỏ chiếc xe này có thể tác động đến
việc khi nào, có hay không, bằng cách nào và tại sao những thành viên trong gia
đình muốn mua một chiếc xe khác trong tƣơng lai.
Các thị trƣờng tổng thể xung quanh kết nối một quvết định loại bỏ của
ngƣời tiêu dùng này với một quyết định mua của ngƣời tiêu dùng khác. Ví dụ.
những ngƣời tiêu dùng mua xe cũ đồng nghĩa với việc mua lại những chiếc xe bị
loại bỏ bởi ngƣời khác. Các đơn vị kinh doanh nhƣ các cửa hàng đồ cổ, bán đấu
giá trực tuyến, bán xe oto, xe máy cũ, quần áo cũ là những ví dụ về các doanh
nghiệp kết nối hành vi loại bỏ của ngƣời này với hành vi mua của ngƣời khác.
2.3. Hành vi ngƣời tiêu dùng có thể liên quan đến nhiều ngƣời
Hành vi ngƣời tiêu dùng không nhất thiết phản ánh hoạt động của một cá
nhân. Một nhóm bạn bè, đồng nghiệp, hoặc tồn bộ gia đình có thể lên kế hoạch
cho một buổi tiệc sinh nhật, quyết định nơi ăn tối hoặc chọn điểm đến du lịch.
Hơn nữa, các cá nhân tham gia có thể đóng một hay nhiều vai trị khác nhau.

9


Ví dụ: trong trƣờng hợp mua xe ơtơ. Một hoặc nhiều thành viên trong gia
đình có thể đóng vai trị là nguồn thu thập thông tin về các mẫu xe. Những ngƣời
khác là ngƣời gây ảnh hƣởng và cố gắng tác động đến kết quả của quyết định
mua. Một hoặc vài thành viên khác có thể đảm nhận mua hàng thông qua trả
tiền, và một số hay tất cả mọi ngƣời sử dụng chiếc xe này. Cuối cùng, một vài
thành viên trong gia đình sẽ có trách nhiệm loại bỏ chiếc xe.
2.4. Hành vi ngƣời tiêu dùng liên quan đến nhiều quyết định
Hành vi ngƣời tiêu dùng liên quan đến việc quyết định thu nhận/sử

dụng/loại bỏ hay khơng, vì sao, khi nào, ờ đâu, bàng cách nào, tốn bao nhiêu,
thƣờng xuyên hay không và mất bao nhiêu thời gian?
- Quyết định Thu nhận/sử dụng/loại bỏ một hàng hóa hay khơng?
- Thu nhận, sử dlụng và loại bỏ cái gì?
- Vì sao thu nhận, sử dụng và loại bỏ một hàng hóa?
- Vì sao khơng thu nhận, sử dụng hay loại bỏ hàng hóa?
- Làm cách nào để thu nhận, sử dụng và loại bỏ một hàng hóa?
- Khi nào thu nhận, sử dụng và loại bỏ một hàng hóa?
- Thu nhận, sử dụng và loại bỏ hàng hóa ở đâu?
- Thu nhận, sử dụng và loại bỏ bao nhiêu hàng hóa, thƣờng xun hay
khơng và kéo dài bao lâu?
3. Ứng dụng của nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng
3.1.

Trong bán hàng

Nói chung, nghiên cứu ngƣời tiêu dùng giúp những ngƣời làm thị trƣờng
phát triền các kế hoạch sản phẩm cụ thể cũng nhƣ các chiến lƣợc Marketing ở
tầm cao hơn. Những chiến lƣợc Marketing này xác định, chẳng hạn, cách thức
các công ty thực hiện phân đoạn thị trƣờng, chọn thị trƣờng mục tiêu và định vị,
cũng nhƣ các quyêt định về sản phẩm, truyền thông cổ động, giá và phân phối.
Khi phát triển chƣơng trình xúc tiến bán, ngƣời làm thị trƣờng có thể sử dụng
nghiên cứu về mục tiêu quảng cáo để khuyến nghị các mục tiêu xúc tiến bán, và
xác định những chiến thuật thích ứng nhằm đạt mục tiêu. Có những chiến thuật
hữu hiệu đem lại kết quả vƣợt mong đợi, nhƣ chƣơng trình của S.C. Johnson &
Son. Để cổ động cho thuốc diệt côn trùng Raid ở Thái Lan, Johnson đề nghị trả
2 xu/một con gián. Chƣơng trình này đã thực sự gây ấn tƣợng khi có hàng ngàn
10



con gián bị giết đƣợc đem đến nhận thƣởng. Công ty cũng có thể sử dụng nghiên
cứu ngƣời tiêu dùng để ấn định thời điểm xúc tiến bán. Ví dụ, ngƣời làm thị
trƣờng có thể sử dụng cơ sở dữ liệu Marketing để biết đƣợc doanh số bán tăng
chậm nhất khi nào, xúc tiến bán là cần thiết lúc nào để tăng doanh số.
Qui mô lực lƣợng bán hàng: Bằng việc theo dõi sự lui tới của khách hàng
vào những thời điểm khác nhau, tại những ngày khác nhau trong tuần, nhà bán
lẻ có thể xác định số lƣợng nhân viên cần thiết phục vụ khách hàng.
Cách thức nhân viên bán hàng phục vụ khách hàng: Nghiên cứu có thể hữu
ích khi nhà quản trị chọn nhân viên bán hàng và đánh giá cách thức tốt nhất
phục vụ khách hàng. Mặc dù có nhiều tranh cãi, song kết quả chung nhất của các
nghiên cứu là: ngƣời bán hàng càng quen thuộc với khách hàng thì phục vụ càng
tốt. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhân viên có thể phục vụ tốt hơn khi có tâm
trạng tốt. Điều này ngụ ý nhà quản trị nên hoạch định các chiến thuật nhằm cải
thiện tâm trạng nhân viên bán hàng.
3.2. Trong marketing
Nghiên cứu ngƣời tiêu dùng giúp ngƣời làm thị trƣờng khám phá các thông
tin về hành vi ngƣời tiêu dùng. Hiểu biết những vấn dề này thực chất là để phát
triền các chiến lƣợc Markcting hữu hiệu: phân đoạn thị trƣờng và lựa chọn thị
trƣờng mục tiêu, định vị và hoạch định Markeling mix. Ngƣời làm thị trƣờng
còn sử dụng nghiên cứu ngƣời tiêu dùng để thăm dò động cơ, khả năng và cơ
hội xử lý thông tin của ngƣời tiêu dùng. Tại thời điềm khác, họ sử dụng nghiên
cứu để biết đƣợc khách hàng có nhận thức đƣợc những tác nhân do họ đƣa ra
hay khơng, nhƣ quảng cáo, chƣơng trình tivi và trƣng bày sản phẩm.
Ngoài ra, ngƣời làm thị trƣờng sử dụng nghiên cứu ngƣời tiêu dùng để biết
đƣợc hình ảnh nhận thức về cơng ty và nắm đƣợc cách hiểu biết của ngƣời tiêu
dùng đối với truyền thông Marketing của công ty. Ngƣời làm thị trƣờng đầu tƣ
nhiều thời gian để xác định thái độ của ngƣời tiêu dùng đối với một sản phẩm cụ
thể, ngƣời tiêu dùng thích và nhớ nhƣ thế nào về tên thƣơng hiệu của công ty.
cũng nhƣ về những đặc điểm sản phẩm trong quảng cáo. Một sử dụng thông
dụng khác của nghiên cứu là đánh giá phƣơng pháp và địa điểm nghiên cứu

thông tin sản phẩm và cách thức ngƣời tiêu dùng ra quyết định. Cuối cùng,
ngƣời làm thị trƣờng thực hiện nghiên cứu đề biết đƣợc ngƣời tiêu dùng có cảm
thấy hài lòng sau khi họ mua và sử dụng hàng hóa hay khơng.

11


4. Khái niệm cơ bản khi nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng
Nếu đƣợc hỏi về hành vi ngƣời tiêu dùng, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến cách
thức mua sản phẩm của một cá nhân. Tuy nhiên, hành vi ngƣời tiêu dùng thực
chất có phạm vi rộng hơn và đây là một định nghĩa đầy đủ:
“Hành vi ngƣời tiêu dùng phản ánh tổng thể các quyết định của ngƣời tiêu dùng
đối với việc thu nhận, tiêu dùng, loại bỏ hàng hóa, bao gồm sản phẩm, dịch vụ,
hoạt động và ý tƣởng, bởi các đơn vị ra quyết định (con ngƣời) theo thời gian.”
5. Phân loại hành vi ngƣời tiêu dùng.
Hiểu hành vi ngƣời tiêu dùng là một khía cạnh quan trọng của marketing.
Hành vi ngƣời tiêu dùng là nghiên cứu về cách mọi ngƣời đƣa ra quyết định về
những gì họ mua, muốn, cần hoặc hành động liên quan đến sản phẩm, dịch vụ
hoặc công ty. Điều quan trọng là phải hiểu hành vi của ngƣời tiêu dùng để biết
khách hàng tiềm năng sẽ phản ứng thế nào với một sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
Nó cũng giúp các cơng ty xác định các cơ hội hiện không đƣợc đáp ứng.
Có bốn loại hành vi tiêu dùng chính:
5.1.

Hành vi mua hàng phức tạp

Loại hành vi này gặp phải khi ngƣời tiêu dùng mua một sản phẩm đắt tiền,
không thƣờng xuyên mua. Họ tham gia rất nhiều vào quá trình mua hàng và
nghiên cứu của ngƣời tiêu dùng trƣớc khi cam kết đầu tƣ. Hãy tƣởng tƣợng mua
một ngôi nhà hoặc một chiếc xe hơi; đây là một ví dụ về một hành vi mua phức

tạp.
5.2.

Hành vi mua hàng thỏa hiệp

Ngƣời tiêu dùng tham gia rất nhiều vào quá trình mua hàng nhƣng gặp khó
khăn trong việc xác định sự khác biệt giữa các thƣơng hiệu. "Sự hỗn loạn" có
thể xảy ra khi ngƣời tiêu dùng lo lắng rằng họ sẽ hối hận về lựa chọn của mình.
Đối với hành vi mua hàng này, khách hàng thƣờng trải qua quá trình tìm
kiếm, chắt lọc thơng tin về sản phẩm nhƣng họ lại rất khó cảm nhận đƣợc sự
khác biệt của từng thƣơng hiệu mà họ chọn. Cho nên khách hàng thƣờng ngả về
quyết định mua chỗ nào thuận tiện hoặc giá cả phải chăng. Điển hình cho hành
vi này là nhóm sản phẩm dịch vụ. Vì tính vơ hình của dịch vụ nên khách hàng
khó nhận biết đƣợc sự khác nhau trừ khi phải trải nghiệm qua sản phẩm. Ví dụ
nhƣ dịch vụ Bảo hiểm. Vì vậy, việc marketers cần làm đó là tăng niềm tin cho
khách hàng, giúp khách hàng bớt lo âu khi mua phải sản phẩm không đƣợc nhƣ
12


ý bằng cách cho dùng thử, hoặc tƣ vấn nhiệt tình, kỹ càng, bảo hành, bảo đảm
cho khách hàng.
5.3.

Hành vi mua theo thói quen

Mua hàng theo thói quen đƣợc đặc trƣng bởi thực tế là ngƣời tiêu dùng có rất
ít sự tham gia vào danh mục sản phẩm hoặc thƣơng hiệu. Hãy tƣởng tƣợng mua
sắm hàng tạp hóa: bạn đến cửa hàng và mua loại bánh mì ƣa thích của bạn. Bạn
đang thể hiện một mơ hình thói quen, khơng tập trung quá nhiều về thƣơng hiệu.
5.4.


Hành vi tìm kiếm sự đa dạng

Trong tình huống này, ngƣời tiêu dùng mua một sản phẩm khác khơng phải
vì họ khơng hài lịng với sản phẩm trƣớc mà vì họ tìm kiếm sự đa dạng. Giống
nhƣ khi bạn đang thử mùi hƣơng sữa tắm mới.

CÂU HỎI ƠN TẬP CHƢƠNG
Câu 1: Trình bày khái niệm và phân loại hành vi ngƣời tiêu dùng.
Câu 2: Phân tích ứng dụng của nghiên cứu hành vi ngƣời tiêu dùng.

13


CHƢƠNG 2:
CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA HÀNG CỦA
NGƢỜI TIÊU DÙNG
Mã chƣơng: MH20-02
Giới thiệu:
Chƣơng 2 trình bày quan điểm vĩ mơ về hành vi ngƣời tiêu dùng, xem xét
ảnh hƣởng của các nhân tố bên ngồi hay văn hóa ngƣời tiêu dùng (đặc điểm
văn hóa của nhóm mà ngƣời tiêu dùng là thành viên). Trƣớc hết, chúng ta xem
xét ảnh hƣởng cùa văn hóa (vùng, dân tộc và tôn giáo) và giai cấp xã hội đến
hành vi ngƣời tiêu dùng. Xem xét ảnh hƣởng của tuổi tác, giới tính, hộ gia đình
và truyền thơng xã hội đến hành vi ngƣời tiêu dùng.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Hiểu các yếu tố xã hội bên ngoài ảnh hƣởng đến hành vi mua hàng
của ngƣời tiêu dùng và mức độ ảnh hƣởng.
- Kỹ năng: đánh giá và phân tích mức độ ảnh hƣởng của các tác nhân này trong
kinh doanh.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có tinh thần tự học và làm việc nhóm tốt, tự
sắp sếp hồn thành các nhiệm vụ đƣợc giao.
* Nội dung chính:
1. Văn hóa
1.1.Khái qt về văn hóa
Văn hố là một hệ thống những giá trị, niềm tin, truyền thống và các chuẩn
mực hành vi đƣợc hình thành, phát triển, thừa kế qua nhiều thế hệ. Văn hóa
đƣợc hấp thụ ngay trong cuộc sống gia đình, sau đó là trong trƣờng học và trong
xã hội.
Giá trị văn hóa: những niềm tin của tất cả mọi ngƣời trong xã hội về những
cái đƣợc chấp nhận, đƣợc ao ƣớc.
Chuẩn mực văn hóa: Các giá trị văn hóa đƣợc coi nhƣ những tiêu chuẩn để
đánh giá giúp con ngƣời xác định những điều đúng, sai, tốt, xấu trong cuộc
sống.
1.2.Các yếu tố văn hóa ảnh hƣởng đến hành vi ngƣời tiêu dùng
14


Văn hoá là nguyên nhân cơ bản, đầu tiên dẫn dắt hành vi của con ngƣời nói
chung và hành vi tiêu dùng nói riêng. Đó chính là văn hố tiêu dùng. Cách ăn
mặc, tiêu dùng, sự cảm nhận giá trị của hàng hóa, sự thể hiện mình thơng qua
tiêu dùng... đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của văn hóa. Những con ngƣời có nền
văn hố khác nhau thì sẽ có hành vi tiêu dùng khác nhau. Ví dụ, ngƣời miền Bắc
ăn uống, sử dụng xe cộ, nhà cửa, quần áo khác ngƣời miền Nam. Phong cách
tiêu dùng của ngƣời châu Âu có sự khác biệt lớn so với ngƣời châu Á. Do vậy,
để thành công các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tìm hiều kỹ văn hóa tiêu dùng
của các nƣớc nhập khẩu
1.3. Nhánh văn hóa
Nhánh văn hố (văn hố thứ cấp) là một nhóm văn hố nhỏ, đồng nhất, riêng
biệt trong một xã hội rộng lớn hơn, phức tạp hơn.

Nhánh văn hoá là một bộ phận cấu thành nhỏ hơn của một nền văn hố.
Nhóm tơn giáo là một loại nhánh văn hoá. Các nhánh văn hoá khác nhau có các
lối sống riêng, hành vi tiêu dùng riêng. Ngƣời đạo Hồi kiêng khơng ăn thịt bị,
phụ nữ ra đƣờng đều phải bịt mạng và mặc quần áo kín mít. Nhƣ vậy, các nhánh
văn hố khác nhau sẽ tạo thành các phân đoạn thị trƣờng khác nhau.
2. Giai tầng xã hội
2.1.

Bản chất của giai tầng xã hội

Giai tầng xã hội là những nhóm ngƣời tƣơng đối ổn định trong xã hội đƣợc
sắp xếp theo thứ bậc, đẳng cấp, đƣợc đặc trƣng bởi các quan điểm giá trị, lợi ích
và hành vi đạo đức chung trong mỗi giai tầng.
Các doanh nghiệp cần quan tâm đến hành vi tiêu dùng trong các giai tầng,
đặc biệt là đối với các hàng hoá có tính dễ phơ trƣơng nhƣ quần áo, giày dép, xe
cộ, nhà cửa, hoạt động vui chơi, giả trí... Hiểu rõ hành vi tiêu dùng của các giai
tầng, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để thực hiện phƣơng châm "Bán những thứ mà
khách hàng cần".
2.2.

Các biến số quyết định giai tầng xã hội

Giai tầng xã hội của mỗi cá nhân ảnh hƣởng chủ yếu bởi gia đình, nơi
ngƣời đó sinh ra và lớn lên. (Điều này rõ nhất ở các nƣớc phƣơng đơng, khơng
có tính độc lập cao thƣờng phụ thuộc vào gia đình . Vấn đề giai tầng xã hội cũng
đi vào tiềm thức của mỗi cá nhân.)

15



Ví dụ: Nghề nghiệp của ngƣời cha thƣờng đóng vai trò rất quan trọng đến
nghề nghiệp của những đứa con, nhất là đối với con trai; rồi sau mới đến
nghề nghiệp của ngƣời mẹ đóng vai trị tiếp ngay sau đó.
Có rất nhiều học thuyết về giai tầng xã hội :
 Học thuyết Maxist chia xã hội hai bộ phận, vô sản và tƣ sản.
 Nhà xã hội và kinh tế chính trị học Max weber (1864-1920 ngƣời Đức):
dựa trên nhiều nguyên nhân từ những khác biệt về quyền lực và địa vị
 Học thuyết của Joseph Kahl nêu ra ảnh hƣởng của yếu tố Nghề nghiệp,
Hoạt động cá nhân, Quan hệ giaoo lƣu cá nhân, Sở hữu về tài sản, của cải,
Những giá trị định hƣớng, Tƣ tƣởng hay ý thức hệ ảnh hƣởng đến giai tầng xã
hội.
Các biến số quyết định giai tầng xã hội:
a) Nghề nghiệp: có vai trò cực kỳ quan trọng về giai tầng xã hội khi nghiên
cứu ngƣời tiêu dùng. Nghề nghiệp của của một ngƣời ảnh hƣởng rất nhiều sự lựa
chọn sản phẩm , dịch vụ . Một ngƣời công nhân sẽ mua những bộ quần áo lao
động , một bƣa ăn tiết kiệm.
Có thể kể ra một số nghề cụ thể :
 Nhân viên văn phịng: Cịn gọi là dân cơng sở sẽ chú trọng mẫu mã,
hình thức bên ngồi .
 Cơng an, bộ đội: Do công việc của họ áp lực và ít thời gian cho mua
sắm nhƣng ở nghề này có kỷ luật rất cao nên khi đi mua sắm họ sẽ có cái nhìn
rất kỹ và xem xét chọn lựa về chất lƣợng cao.
 Công nhân: thứ nhất công nhân ở nƣớc ta có thu nhập trung bình, thứ
hai chủ yếu lao động chân tay do đó các mặt hàng họ quân tâm là các mặt hàng
thiêt yếu, quân áo mặc thoải mái và có thể bảo vệ đƣợc cơ thể tốt nhất….
Nghề nghiệp minh chứng rõ nét nhất về danh phận và giai tầng của họ vì
nó quyết định đến: Lối sống, uy tín, danh vọng, thân thế, cả sự ngƣỡng mộ đối
với cá nhân họ.
Nghề nghiệp còn quyết định đến: Thu nhập, Phƣơng thức thanh toán, Đặc
điểm mua hàng, Tính cách.

b) Hoạt động cá nhân: Địa vị cá nhân ảnh hƣởng trực tiếp từ những hoạt
động của họ. Các hoạt động cá nhân: bao gồm nghề nghiệp, định hƣớng gia

16


đình, hoạt động xã hội, các hoạt động đồn thể, văn hóa và thành tích đạt đƣợc
của cá nhân họ.
Hoạt động cá nhân đƣợc đánh giá qua các tiêu chí:
 Những thành tích của cá nhân: Đƣợc coi là một thƣớc đo, sự thừa nhận
vai trò của cá nhân với tập thể và xã hội. Ví dụ: Những nghiên cứu khoa học hay
những thành tích trong doanh ngiệp mà họ đạt đƣợc.
 Thu nhập: Thƣớc đo khẳng định thành tích họat động của họ,sự cống
hiến của cá nhân đó.
 Có rất nhiều hoạt động phong phú. Ví dụ: sinh viên có thể tham gia
đồn thể, tình nguyện … các hoạt động đoàn trƣờng.
Hoạt động cá nhân của mỗi ngƣời sẽ quyết định đến địa vị xã hội của từng cá
nhân, giai tầng xã hội đƣợc xếp vào địa vị xã hội của từng cá nhân.
c) Quan hệ giao lƣu cá nhân
Tính chất hội nhóm:
 Tất cả chúng ta đều thích nói chuyện ,tiếp xúc, giao lƣu với ngƣời cùng
sở thích ,cùng chung quan niệm sống hay các giá trị chuẩn mực.
 Giao du có tính chất hội nhóm, q trình xã hội hóa, uy tín và ảnh
hƣởng. Sự giao du hội nhóm: mối quan hệ hàng ngày giữa nhƣng cá nhân mà họ
cảm thấy thoải mái tự tin, cùng chung sở thích….
Sự xã hội hóa : những cá nhân lĩnh hội đƣợc những kỹ năng, thái độ,trở
nên quen thuộc thông thạo với cộng đồng. Thông qua các phƣơng thức mà họ
thấy thoải mái và tự tin. Ví dụ nhƣ các nhóm cùng sở thích thƣờng đi chơi hay
chia sẻ mọi chuyện trong cuộc sống.
Quan hệ giao lƣu cá nhân tạo nên uy tín và tiếng nói riêng hay sự ảnh

hƣởng tới một nhóm hay tập thể nào đó. Uy tín là lời nói có trọng lƣợng hơn, có
vai trị quyết định hơn trong một giai tầng xã hội.
 Quan hệ giao lƣu cá nhân quyết định đến giai tầng xã hội của cá nhân.
 Đây là biến số kiểm định tốt về giai tầng xã hội nhƣng không dễ để áp
dụng thoải mái ,và rất tốn kém để đo lƣờng chính xác.
 Các doanh nghiệp hiện nay rất phát triển, họ tổ chức các khóa học, buổi
offline để gắn kết sản phẩm với khách hàng, gắn bó khách hàng với doanh
nghiệp hơn.

17


d) Sở hữu về tài sản và của cải: là những biểu tƣợng quan hệ giữa các thành
viên trong giai tầng xã hội. Ví dụ, những ngƣời có mức lƣơng thấp thƣờng hay
chơi hay quan hệ với nhƣng ngƣời nhƣ mình, tƣơng tự ngƣời giàu có. Thể hiện ở
các quyết định mua sắm tiêu dùng của họ: Trang phục, cách ăn mặc (hàng hiệu,
Cách trang trí nội thất, cách ăn uống hàng ngày, Giá cả của những món hàng,
Quyết định lựa chọn nơi sinh sống. Cách mà họ đầu tƣ để sinh lời trong tƣơng
lai nhƣ học tập, đầu tƣ kinh doanh …. Tài sản và của cải luôn quan hệ chặt chẽ
với nhau. Đây là một biến số quan trọng để xem về giai tầng xã hội. Các doanh
nghiệp đang cố định vị sản phẩm của mình theo giai tầng xã hội.
e) Những giá trị định hƣớng: Những giá trị những niềm tin đƣợc thể hiện
bằng cách thức mà theo ngƣời đó phải hành động nhƣ thế nào. Nó ảnh hƣởng
bởi văn hóa, lịch sử của vùng miền, từ những tƣ tƣởng của những ngƣời thân…
qua trải nghiệm học tập. Có thể thể hiện rõ ở ví dụ nhƣ: Cách dạy con cái, Quan
niệm yêu đƣơng hay hôn nhân, Thói quen trong q trình ra quyết định. Phân
tích hành vi ngƣời tiêu dùng ta phải trả lời câu hỏi: những giá trị nào thể hiện
đặc điểm của nhóm cụ thể, xem xét về văn hóa, lối sống, hệ thống chính trị ,tơn
giáo…
f) Tƣ tƣởng / ý thức hệ: ý thức đƣợc bản thân mình thuộc về nhóm phân biệt

có cùng quan tâm trung về chính trị kinh tế. Họ thƣờng thành nhóm tọa ra một tổ
chức nào đó để đem lại lợi ích chung .
Ví dụ: Hội liên hiệp phụ nữ đứng ra để bảo vệ quyền lợi của những ngƣời phụ
nữ .
Ý thức hệ : tạo ra thế giới quan, các câu danh ngôn hay những ảnh hƣởng từ gia
đình từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Hệ thống các giá trị, quan điểm chi phối suy nghĩ và hành động của con ngƣời.
Từ điều nay các nhà marketing đã truyền thông theo các giá trị, quan điểm của
ngƣời tiêu dùng. Ví dụ nhƣ quảng cáo gia vị knor, mục đích là kéo gần ý thức
hệ.
g) Những biến số thuộc về chính trị: Quyền lực (thể hiện ý chí, sự bắt buộc
của cá nhân với đối tƣợng khác); Sự kế vị: Sự thay đổi.
2.3.

Đặc trƣng của giai tầng xã hội

Giai tầng xã hội bao gồm tập hợp hệ thống cấu trúc có tính chất thứ bậc thể
hiện những địa vị. Giai tầng xã hội không chỉ dựa vào yếu tố duy nhất là thu
18


nhập, của cải mà có cả sự kết hợp của trình độ học vấn, nghề nghiệp, những định
hƣớng giá trị.
Những biểu tƣợng của địa vị đều tồn tại trong mỗi giai tầng xã hội. Một số
kết quả nghiên cứu Marketing cho thấy: Nhu cầu về uy tín hoặc tự trọng là
chung cho đa số (những ngƣời đƣợc hỏi đều quan tâm đến việc ngƣời khác nghĩ
gì về mình và muốn đƣợc ngƣời khác kính trọng). Uy tín và địa vị có liên quan
đến và đƣợc thỏa mãn bởi một sản phẩm dịch vụ nào đó. Sự biểu hiện và thỏa
mãn nhu cầu loại này đang dịch chuyển, thay đổi trong bối cảnh hội nhập quốc
tế và có sự giao thoa giữa những nền văn hóa. Thành cơng nhiều mặt của doanh

nghiệp tùy thuộ vào mối quan hệ tƣơng tác, sự hiện diện và uy tiens của sản
phẩm xem nó có thích hợp về mặt văn hóa với những phân đoạn thị trƣờng mục
tiêu trên những giai tầng xã hội khác nhau hay không.
Giai tầng xã hội thể hiện trạng thái mập mờ của chủ nghĩa biểu tƣợng.
Những khác biệt giai tầng về địa vị và biểu tƣợng là một thực tế đƣợc chấp
nhận. Nó đƣợc thể hiện qua quần áo, nhà cửa, nội thất, thực phẩm, đồ uống,
cách nói năng và thậm chí cả về tơn giáo.
Giai tầng xã hội là đa kích thƣớc với nhiều phần tử, tức là có nhiều tiêu thức
thành phần để phân chia giai tầng xã hội. Chúng không tƣơng đƣơng nhau hoặc
không đƣợc xác định duy nhất bởi nghề nghiệp hay thu nhập hoặc bất kì một
tiêu chuẩn nào.
Giai tầng xã hội hạn chế hành vi: Sự ảnh hƣởng lẫn nhau giữa các giai tầng
là có giới hạn, bởi vì hầu hết chúng ta chỉ cảm thấy dễ chịu hay tìm những sự
hƣng phấn, thoải mái ở những ngƣời giống nhƣ mình về quan niệm giá trị và
mâu thuẫn hành vi. Yếu tố ảnh hƣởng lẫn nhau giữa những giai tầng sẽ bị giới
hạn bởi một cơ chế “chọn lọc” hoặc “điều chỉnh”. Nó hạn chế, thậm chí ngăn
cản sự giao tiếp giữa những cá nhân ở những giai tầng khác nhau. Ví dụ: Những
ngƣời ở giai tầng cao hơn sẽ có những thú vui tốn kém hơn nhƣ cƣỡi ngựa, mua
du thuyền, sƣu tầm ơ tơ và học sẽ tìm những ngƣời có cùng thú vui giống nhƣ
mình để kết bạn.
Giai tầng xã hội là sự năng động. Hệ thống phân tầng xã hội trong đó có các
cá nhân có cơ hội cho những vận động thay đổi. Một xã hội có hệ thống giai
tầng với cơ chế mở sẽ cung cấp cơ hội cho mọi cá nhân. Ví dụ: Một ngƣời sinh
ra trong một gia đình nghèo khó, nếu ngƣời đó có sự tích lũy đủ về kiến thức,
dựa vào kiến thức để kiếm đƣợc một công việc tốt, sau một khoảng thời gian
tích lũy về tài sản thì ngƣời đó có thể nâng thay đổi đƣợc giai tầng của bản thân.
19


Giai tầng xã hội khơng mang tính cứng nhắc, khi một ngƣời tích lũy đầy đủ

những yếu tố cần thiết họ có thể vƣơn lên một tầng lớp khác cao hơn.
Điều mà các nhà tiếp thị cần quan tâm đó là những ngƣời cùng giai tầng
thƣờng có khuynh hƣớng xử sự, thị hiếu giống nhau. Do vậy, họ có cùng những
sở thích về nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ giải trí, địa điểm mua sắm… Chẳng hạn
nhƣ: một ngƣời thuộc tầng lớp cao trong xã hội – tầng lớp thƣợng lƣu – thì
thƣờng thích giải trí du lịch ở những nơi sang trọng, nổi tiếng và sở hữu những
nhãn hiệu cao cấp. Những ngƣời ở tầng lớp bình dân khi giải trí họ thƣờng thích
thể loại nghệ thuật nhƣ hài kịch để vui cƣời và tình tiết ít phức tạp, họ thích mua
sắm ở những nơi rộng rãi, phong phú về hàng hóa và quan trọng là giá phải rẻ.
2.4.

Xác định và phân loại giai tầng xã hội

Giai tầng xã hội dƣới góc độ của nhà nghiên cứu marketing gồm các nhóm
sau:
a) Nhóm tham khảo
Trong mo i tru ờng xã họ i của ngu ời tie u dùng có rất nhiều mối quan
hẹ cá nha n đu ợc hình thành chính thức hoạ c kho ng. Các nhà nghie n
cứu marketing sắp xếp chúng thành các nhóm và gọi là nhóm tham khảo.
Có thể chia nhóm tham khảo thành hai loại đó là
Nhóm tham dự: tức là cá nha n ngu ời tie u dùng là thành vie n của
nhóm
Nhóm tham chiếu: đa y là những cấu trúc danh nghĩa có ảnh hu ởng đến
hành vi của cá nha n qua những giá trị, chuẩn mực
b) Các nhóm điển hình
Trong xã họ i, ngu ời tie u dùng có rất nhiều mối quan hẹ với các nhóm
khác nhau nhu nhóm bạn, họ i, đoàn, co quan, vv..., chúng ta kho ng thể
liẹ t ke tồn bọ nhóm này mà cần thiết ho n là xác định những tie u
chuẩn pha n loại chúng.
Engel - Blackwell- Miniard đu a ra cách pha n loại sau:

Nhóm đầu tie n và nhóm thứ hai:
Nhóm đầu tie n có ảnh hu ởng lớn nhất, thu ờng xuye n nhu
ngu ời tha n, v.v..

gia đình,

20


Nhóm thứ hai có tác đọ ng trực tiếp nhu ng kho ng thu ờng xuye n, ít có
sự thấu hiểu, do đó sự ảnh hu ởng đến hành vi kém ho n, ví dụ nhu đồng
nghiẹ p, láng giềng.
Nhóm ngu

ng mọ

và nhóm t y chay:

Nhóm ngu ỡng mọ thể hiẹ n sự mong muốn của ngu ời tie u dùng
hu ớng tới các giá trị, chuẩn mực, hành vi của nhóm.
Nhóm tẩy chay có ảnh hu ởng bị đánh giá là kho ng tốt và ngu ời tie u dùng
tránh sự lie n hẹ , gần gũi với các giá trị chuẩn mực của nhóm này.
Nhóm chính thức và kho ng chính thức:
Nhóm chính thức là những tổ chức có cấu trúc, danh sách thành vie n rõ ràng.
Nhóm kho ng chính thức kho ng có cấu trúc rõ ràng nhu
giềng, v.v..
2.5.

nhóm bạn, láng


Giai tầng xã hội (GTXH) và phân đoạn thị trƣờng

Trƣớc khi phân đoạn thị trƣờng, ngƣời làm Marketing cần ghi nhớ 3 điều:
 GTXH có thể không phải lúc nào cũng là giả thuyết quan trọng, có thể phân
đoạn theo những tiêu thức khác: tuổi tác, giới tính…
 Lợi ích của phân đoạn thị trƣờng theo GTXH đối với những sản phẩm khơng
khác biệt có thể thấp hơn những chi phí phải bỏ ra để đạt đƣợc tới thị trƣờng đó.
 Phân đoạn thị trƣờng theo GTXH hiệu quả nhất khi liên hệ với những biến số
nhƣ giai đoạn trong chu kỳ đời sống và nhóm lối sống.
2.5.1. GTXH có liên quan đến những mẫu hành vi tiêu dùng
Một câu hỏi cơ bản xuất hiện: GTXH hay thu nhập có liên quan chặt chẽ hơn
với hành động tiêu dùng cá nhân, đặc biệt với những MH mua sắm sản phẩm?
a) GTXH là ưu việt hơn thu nhập :
Đối với những lĩnh vực mà hành vi và MH tiêu dùng bao gồm những chi tiêu
nhiều tiền để phản ánh lối sống, các giá trị chuẩn mực : nhà ở, khu vực cƣ trú,
đồ nội thất đắt tiền, phòng khách sang trọng… gây ấn tƣợng về đặc trƣng của
những nhóm giai tầng bậc cao.
(VD về tiêu dùng ở 3 GTXH khác nhau có thu nhập tƣơng đƣơng)
 Một gia đình trung lƣu lớp trên: có thể là 1 gia đình quan chức nhà nƣớc,
họ sẽ dùng 1 phần lớn thu nhập cho nhà cửa, vào đồ gỗ đắt tiền, vào quần áo từ
21


các cửa hàng chất lƣợng tƣơng tự với những ngƣời hàng xóm uy tín, hay những
thú vui giải trí mang tính văn hóa có mối liên hệ cao với những hội viên trong
câu lạc bộ sở thích
 Một gia đình trung lƣu: có thể là 1 gia đình kinh doanh độc lập cũng đặt
mục tiêu vào 1 ngôi nhà tốt nhƣng ko hẳn coi trọng phải ở cạnh những ngƣời
hàng xóm uy tín, mà là 1 vị trí để kinh doanh tại khu vực buôn bán, quần áo, đồ
gỗ đắt tiền nhƣng ko hẳn phải từ các cửa hàng có tên tuổi và có 1 tìa khoản tiết

kiệm lớn.
 Một gia đình trung lƣu lớp dƣới : lại thƣờng ƣu thích ngơi nhà nhỏ vừa đủ
sinh sống với những ng hàng xóm đơng đúc, họ chi tiêu ít về quần áo ,đồ gỗ
nhƣng chi nhìu về thực phẩm và hàng gia dụng)
b) Thu nhập nói chung là ưu việt hơn:
Đối với những sản phẩm tiêu dùng thƣờng xuyên, liên tục địi hỏi chi phí
thay thế và có thể khơng lâu nữa sẽ khơng cịn là biểu tƣợng của địa vị trong 1
giai tầng hoặc là những biểu tƣợng địa vị đối với các nhóm khác nhau trong giai
tầng đó.( tính biểu tƣợng bị giảm sút với các nhóm trong 1 giai tầng và các giai
tầng)
c) Sự phối hợp của GTXH và thu nhập:
Đối với những sản phẩm - dịch vụ có đặc tính cao mang ý nghĩa biểu tƣợng
của GTXH hoặc địa vị trong giai tầng nhƣng đòi hỏi hoặc là thƣờng xuyên đổi
mốt, hiện đại hóa, hoặc là cần tới sự chi tiêu thay thế. Vd: Quần áo cao cấp, ô tô,
xe máy, đồ gia dụng điện tử…
2.5.2. Giai tầng xã hội và những lƣu ý khác
Cần phải xem xét những vấn đề liên quan đến hành vi của các giai tầng khác
nhau cùng với 1 sản phẩm mà họ mua, nơi mua sắm, và phản ứng với những
chƣơng trình khuất trƣơng hay giá cả… Trên thực tế, cách lựa chọn và sử dụng
sản phẩm là khác nhau giữa các GTXH.Có những thứ đƣợc mua chủ yếu ở giai
tầng thƣợng lƣu và những thứ khác đƣợc mua đƣợc ở tầng lớp hạ lƣu... tiêu
dùng cịn có sự khác biệt trong bản thân một giai tầng. Tuy nhiên nhiều sản
phẩm đƣợc mua bởi số đơng ngƣời dùng, vì thế sẽ rất khó khăn khi muốn làm rõ
những khác biệt về giai tầng trong mua sắm. Sự khác biệt thể hiện ở bên trong
quan điểm mua sắm khi xem xét không phải những chủng loại nói chung mà là
những dạng của sp hoặc những nhãn hiệu đặc biệt và tần suất mua sắm 
22


nghiên cứu sâu hơn các nhà marketing hồn tồn có thể đƣa ra sơ đồ định vị sản

phẩm và nhãn hiệu đƣợc ƣa thích bởi những giai tầng khác nhau.
Chiến lƣợc marketing dựa vào ảnh hƣởng nhóm tham khảo:
- Các chiến lƣợc bán hàng cá nhân: sức mạnh của các quy tắc nhóm là sự kết
hợp giữa các đặc tính tiêu dùng: cần thiết/không cần thiết và tiêu dùng cá
nhân/công cộng, ảnh hƣởng đến mức độ ảnh hƣởng nhóm tham khảo trong một
tình huống cụ thể. Do đó ngƣời bán hàng có thể sử dụng sự kết hợp này trong
việc bán hàng cá nhân.
- Chiến lƣợc quảng cáo: ngƣời làm marketing sử dụng tất các các lọai ảnh
hƣởng nhóm tham khảo khi phát triển quảng cáo. Quảng cáo sử dụng ảnh hƣởng
thơng tin cho thấy các thành viên trong nhóm sử dụng sản phẩm với thông điệp
“nếu bạn là hoặc muốn là thành viên trong nhóm nhƣ những ngƣời này” hoặc
“những ngƣời này thích sản phẩm này, nếu bạn thích họ, bạn sẽ trở thành giống
nhƣ họ khi sử dụng sản phẩm này”, vì thế bạn nên sử dụng sản phẩm này.
- Ảnh hƣởng nhóm và sự y theo: là những ảnh hƣởng và bình thƣờng đối với
hành vi. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp có thể có những tác động xấu. Ví
dụ: trong vài trƣờng hợp, những đứa trẻ vị thành niên bị ảnh hƣởng rất lớn bởi
áp lực muốn chứng tỏ mình là ngƣời lớn và muốn đồng nhất mình với những
ngƣời lớn (nhóm tham chiếu là ngƣời lớn đã ảnh hƣởng đến họ). Điều này có thể
dẫn tới việc tiêu dùng có hại nhƣ hút thuốc, uống rƣợu, ma túy, lái xe nguy
hiểm, …
Ở Việt Nam chƣa có phân loại chính thức xã hội thành các giai tầng. Tuy
nhiên, trong xã hội cũng thừa nhận một số các tầng lớp dân cƣ khác nhau.
Những ngƣời cùng chung trong một giai tầng thì thƣờng có hành vi tiêu dùng
giống nhau. Những ngƣời thuộc tầng lớp thƣợng lƣu khơng ăn ở các qn ăn
bình dân. Họ mua sắm các hàng hoá tiêu dùng đắt tiền, ở nhà cao cửa rộng, chơi
tenít, đi xe ơ tơ sang trọng... Ở Mỹ, ngƣời ta phân loại ra thành 6 giai tầng xã hội
khác nhau căn cứ vào nghề nghiệp, thu nhập, tài sản, học vấn
3. Những ảnh hƣởng của gia đình tới hành vi tiêu dùng
3.1.


Gia đình với vai trị là một đơn vị mua và tiêu dùng

Hộ gia đình là một đơn vị tiêu dùng cơ bản đối với hầu hết các hàng hóa
tiêu dùng nhƣ: nhà cửa, xe cộ, các dịch vụ… Mặc khác, hình thức tiêu dùng của
từng cá nhân trong gia đình ít khi nào độc lập với việc tiêu dùng của các thành
23


×