Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bien phap thi gvg mon hoa hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.03 MB, 15 trang )

I. Lí do hình thành biện pháp
Trong chương trình giáo dục phổ thơng, Hóa học thuộc nhóm mơn khoa học tự nhiên,
giúp học sinh (HS) có những tri thức cốt lõi về hóa học và ứng dụng những tri thức đó vào
cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ mật thiết với nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Cùng với
Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Cơng nghệ, mơn Hóa học góp phần thúc đẩy giáo
dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên
thế giới. Học sinh được giáo dục STEM không những nâng cao được kiến thức về khoa
học, cơng nghệ, tốn học, tin học,… mà cịn phát triển các năng lực cần thiết đáp ứng được
yêu cầu của thời kì đổi mới. Trong đó năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (NLGQVD
&ST) là một trong những năng lực quan trọng được Bộ giáo dục và đào tạo chú trọng. Với
tinh thần tích hợp giáo dục STEM trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở
những môn học liên quan và thấy rõ được lợi ích từ giáo dục STEM tơi xin trình bày quy
trình và cách thức tổ chức thực hiện cũng như một số kinh nghiệm của bản thân trong quá
trình áp dụng thông qua chuyên đề: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho
học sinh khối 11 thông qua dự án: “Xây dựng bảng màu của chất chỉ thị axit – bazơ từ tự
nhiên và ứng dụng” theo định hướng giáo dục STEM
II. Nội dung
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Thuật ngữ STEM và giáo dục STEM
- STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Cơng nghệ),
Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Tốn học), thường được sử dụng khi bàn đến các
chính sách phát triển về Khoa học, Cơng nghệ, Kĩ thuật và tốn học của mỗi quốc gia.
- Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên mơn, giúp học
sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một
số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.
2.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình nhận
thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm để giải quyết những vấn đề mà ở đó khơng
có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thơng thường.
2.1.3. Năng lực sáng tạo
Năng lực sáng tạo chính là khả năng huy động vốn kiến thức, kĩ năng và thái độ, tư


duy để tạo ra ý tưởng, giải pháp, sản phẩm mới có giá trị với con người.
2.2. Dự án
2.2.1. Vấn đề thực tiễn:
Hiện nay, rất nhiều gia đình tìm cách để kiểm tra các sản phẩm tiêu dùng có an tồn
khơng? Một trong số sản phẩm tiêu dùng được kiểm tra đó là nước rửa chén bát, nước
giặt rửa,…Cách kiểm tra mặt hàng này thường là xem xét nguồn gốc và xác định mơi
trường (kiềm hay trung tính). Để xác định môi trường thường rất đơn giản là sử dụng quỳ
tím. Tuy nhiên, những chất chỉ thị này trong trường học cần phải đặt mua và không phổ
biến trong đời sống hàng ngày của người dân, thậm chí một số gia đình khơng biết mua ở
1


đâu hoặc cần đặt số lượng lớn mới mua được. HS có thể xác định dễ dàng mơi trường
dung dịch bằng các loại chất chỉ thị từ tự nhiên như bắp cải tím, hoa giấy, hoa hồng, hoa
chiều tím,… Muốn sử dụng được chất chỉ thị tự nhiên cần có bảng màu chỉ dẫn. Vì vậy,
làm được bảng màu của chất chỉ thị tự nhiên phổ biến sẽ rất tiện ích với việc xác định
môi trường của các chất trong đời sống hàng ngày.
2.2.2. Kiến thức STEM trong chủ đề:
Tên sản
Khoa học
Cơng nghệ
Kĩ thuật
Tốn học
phẩm
(S)
(T)
(E)
(M)
Bảng màu - Sự điện li của nước
- Hóa chất: dd Quy trình - Từ cơng thức

của chất - Chất chỉ thị
HCl, dd NaOH
tạo
ra pH = -log[H+],
chỉ thị tự - pH
- Dụng cụ: ống hút bảng màu [H+]. OH 
=
nhiên
- Môi trường axit, nhỏ giọt, cốc thủy
1,0.10-14
bazơ, trung tính
tinh, thìa múc hóa
Tạo ra dung dịch
- Xác định được mơi chất, máy đo pH,
có pH khác thích
trường qua pH và điện thoại
hợp từ dung dịch
ngược lại.
- Mạng internet
ban đầu
2.2.3. Mục tiêu của chủ đề
* Kiến thức
- Giúp HS trình bày được các nội dung: chất chỉ thị axit - bazơ, chất chỉ thị từ các loại
cây, hoa trong tự nhiên; khái niệm pH; bảng màu.
- Biết được mơi trường axit, bazơ, trung tính
* Kỹ năng
- Tạo được chất chỉ thị từ các cây, hoa tự nhiên
- Pha được dung dịch có pH từ 1 -14, hoặc các dung dịch axit, bazơ, trung tính.
- Thiết lập được quy trình làm bảng màu.
- Chụp ảnh lấy đúng màu sắc

- Thuyết trình, hoạt động nhóm, phản biện
- Úng dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan.
* Năng lực chung: Năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực sáng
tạo, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tìm kiếm và xử lí thơng tin.
* Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực hành
* Thái độ
- Có tinh thần trách nhiệm đối với cơng việc chung của nhóm
- Nhiệt tình, năng động, đóng góp ý kiến với mục đích xây dựng
- u thích hóa học
2.2.4. Thiết kế , tổ chức các hoạt động dạy học
- Phạm vi: Học sinh lớp 11. (1 lớp)
- Thời gian: 2 tuần
- Địa điểm: Lớp học, phòng thực hành

2


Hoạt động 1
ĐẶT VẤN ĐỀ, GIAO NHIỆM VỤ, XÁC ĐỊNH YÊU CẦU LÀM SẢN PHẨM
A. Mục đích: Sau hoạt động này, học sinh có khả năng:
- Xác định được những cây, hoa, củ có thể làm chất chỉ thị axit – bazơ
- Xác định được nhiệm vụ của dự án là làm bảng màu của chất chỉ thị đã chọn trong các
mơi trường khác nhau (axit, bazơ, trung tính) hoặc bảng màu ứng với các giá trị pH từ 1 -14.
- Liệt kê được các tiêu chí đánh giá sản phẩm từ đó định hướng lựa chọn, lập quy trình
tạo ra bảng màu.
- Xác định được quy trình làm sản phẩm, phân công được nhiệm vụ cho các thành viên
trong nhóm
B. Cách thức tổ chức thực hiện
Bước 1: Tổ chức nhóm hoạt động
GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm dự án, mỗi nhóm gồm 9 HS, các nhóm bầu

nhóm trưởng, thư kí.
Bước 2: Đặt vấn đề - giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu về tình huống bằng 1 video theo đường dẫn
/>- GV đặt vấn đề bằng các câu hỏi, yêu cầu HS lắng nghe, suy nghĩ, thảo luận và trả lời:
+ Nếu không biết các chất cụ thể ở trong các cốc thủy tinh thì các em có thể biết được
mơi trường (axit, bazơ hay trung tính) của chúng khơng? Giả sử trong thí nghiệm trên, ta
thay thế nước bắp cải tím hoặc nước hoa hồng bằng quỳ tím thì các em có biết được mơi
trường các dung dịch trên khơng? Vì sao?
+ Muốn sử dụng bắp cải tím hay hoa hồng thay cho quỳ tím, chúng ta cần có thơng
tin gì?
- HS thảo luận, trả lời giáo viên (GV có thể định hướng, hướng dẫn HS trả lời)
- GV kết luận về nhiệm vụ của dự án.
Bước 3: GV thống nhất với HS kế hoạch thực hiện dự án.
- GV cùng với HS thống nhất kế hoạch thực hiện dự án
TT

Nội dung

Thời gian

Nhiệm vụ cụ thể

1

Tiếp nhận nhiệm vụ

45 phút

Kế hoạch dự án, phân nhóm, bầu nhóm
trưởng, thư kí


2

Tìm hiểu kiến thức liên quan,
lập quy trình

1 tuần

Học sinh tự làm việc theo nhóm

3

Báo cáo kiến thức, quy trình

45 phút

HS báo cáo tại lớp bằng powerpoint hoặc trên
giấy A0

4

Làm sản phẩm, thử nghiệm

3 ngày

HS làm theo nhóm tại phịng thực hành

5

Báo cáo sản phẩm, ứng dụng


45 phút

HS báo cáo tại lớp

Bước 4: Thống nhất tiêu chí đánh giá
- GV đặt vấn đề: Làm thế nào để đánh giá kết quả giữa các nhóm?GV nhấn mạnh cần
có bản tiêu chí đánh giá để định hướng cách làm và đánh giá giữa các nhóm. GV và HS
3


thống nhất tiêu chí đánh giá (Phụ lục 1,2)
Bước 5: Hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu kiến thức, quy trình thực hiện
- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu kiến thức nền: các nhóm về nhà tìm hiểu các kiến
thức về Tích số ion của nước; mơi trường axit, bazơ, trung tính; chất chỉ thị axit – bazơ.
- GV sử dụng câu hỏi định hướng (Phụ lục 3) để hướng dẫn các nhóm đề ra quy trình
làm sản phẩm.
- Nhiệm vụ tiết tiếp theo:
+ Các nhóm trình bày sản phẩm bằng HS báo cáo tại lớp bắng powerpoint hoặc trên giấy
A0 và trả lời câu hỏi (Thời gian: 6 phút/1 nhóm).
+ Trị chơi kiểm tra kiến thức: Rung chuông vàng

C. Sản phẩm của học sinh sau khi kết thúc hoạt động 1
- Ghi chép nhiệm vụ của HS
- Bản tiêu chí đánh giá báo cáo kiến thức quy trình và báo cáo sản phẩm
Hoạt động 2
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VỀ CHẤT CHỈ THỊ AXIT – BAZƠ, pH, BẢNG MÀU
CỦA CHẤT CHỊ THỊ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY TRÌNH THỰC HIỆN
A. Mục đích
Sau hoạt động này, HS có khả năng

- Trình bày được khái niệm chất chỉ thị axit – bazơ; biết cơng thức tính pH và vận
dụng, xác định được môi trường của dung dịch qua pH và ngươc lại.
- Biết được màu của các chất chỉ thị phenolphtalein, quỳ tím trong mơi trường axit,
bazơ, trung tính và ngược lại, biết từ màu biến đổi suy ra được môi trường của dung dịch.
- Lựa chọn và lập được quy trình tiến hành làm bảng màu của chất chỉ thị axit – bazơ
từ tự nhiên.
B. Cách thức tổ chức hoạt động
- GV yêu cầu HS về nhà mỗi HS tự nghiên cứu các nhiệm vụ đã giao
- GV yêu cầu các nhóm đưa kế hoạch, địa điểm thảo luận và hỗ trợ HS khi cần
C. Sản phẩm dự kiến của học sinh
- Bài báo cáo
- Ghi chép các phần kiến thức thống nhất
Hoạt động 3
TRÌNH BÀY BÁO CÁO KIẾN THỨC,
PHƯƠNG ÁN, QUY TRÌNH THỰC HIỆN LÀM BẢNG MÀU
A. Mục đích: Sau hoạt động này, HS có khả năng:
- Mơ tả được quy trình làm bảng màu.
- Làm được các bài tập về kiến thức nền: tính pH, nồng độ H+, xác định mơi trường
dung dịch,…
B. Tiến trình các hoạt động
Bước 1: Mở đầu – Tổ chức báo cáo
- GV thơng báo tiến trình của buổi báo cáo:
4


+ Thời gian báo cáo của mỗi nhóm: 3 phút.
+ Thời gian đặt câu hỏi va trao đổi: 3 phút.
+ Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi HS ghi chú về ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi
tương ứng.
+ GV phát phiếu đánh giá (Phụ lục 1) cho các nhóm và nhấn mạnh lại các tiêu chí

đánh giá
Bước 2: Các nhóm báo cáo
- Đại diện các nhóm lên báo cáo, ghi nhận và trả lời câu hỏi
- GV đánh giá 1 nhóm và hướng dẫn các nhóm khác đánh giá.
Bước 3: Thống nhất quy trình

Bước 4: GV tổ chức trị chơi “Rung Chng vàng”
- GV tổ chức trị chơi rung chương vàng với 10 câu hỏi (Phụ lục 4)
Luật chơi: GV cung cấp cho mỗi em 1 tờ giấy A4 hoặc bảng con. Sau đó GV lần lượt
chiếu các câu hỏi lên, HS ghi đáp án các câu vào giấy và giơ kết quả lên. Ai sai ở câu nào
thì ghi số câu đó lên mép giấy.
Bước 5: Kết luận, giao nhiệm vụ
- GV đánh giá mức độ nắm vững kiến thưc của HS và đánh giá phần báo cáo về nội
dung, hình thức, kĩ năng thuyết trình.
- GV thống nhất với HS thời gian thực hiện làm sản phẩm của mỗi nhóm
- Các nhóm thực hiện vào chiều thứ 2 và chiều thứ 6.
C. Sản phẩm dự kiến của học sinh
- Quy trình làm bảng màu
- Bản góp ý của GV và các nhóm khác.
Hoạt động 4
LÀM SẢN PHẨM
A. Mục đích: Sau hoạt động này, HS có khả năng
- Pha chế được dung dịch axit, bazơ, trung tính
- Tạo được chất chỉ thị axit – bazơ từ tự nhiên
- Có bảng màu của chất chỉ thị axit – bazơ
- Thử nghiệm sản phẩm và điều chỉnh, đưa vào ứng dụng
B. Cách thức tổ chức thực hiện
Bước 1: GV qn triệt các quy tắc an tồn khi vào phịng thực hành và chỉ vị trí các hóa
chất cần dùng.
Bước 2: HS nộp bản phân cơng nhiệm vụ trong phịng thực hành của mỗi nhóm cho GV

Bước 3: HS tiến hành thực hành làm sản phẩm, GV theo dõi, tư vấn, hỗ trợ các em.
GV lưu ý HS: Cần chọn thời điểm chụp ảnh màu khi cho chất chỉ thị vào để lấy đúng màu.
Bước 4: Tổng kết, dặn dò
Mỗi nhóm sau khi có sản phẩm, GV yêu cầu các em thử nghiệm và chuẩn bị các mẫu
5


thể hiện được ứng dụng trong cuộc sống để chuẩn bị cho tiết báo cáo sản phẩm.
C. Sản phẩm dự kiến: Bảng màu của chất chỉ thị từ hoa chiều tím, hoa giấy, nghệ,…
Hoạt động 5
BÁO CÁO SẢN PHẨM VÀ THẢO LUẬN
A. Mục đích
Sau tiết học, HS có thể trình bày được quy trình tạo bảng màu và có thể sử dụng bảng
màu để xác định môi trường (tốt nhất là giá trị pH) của dung dịch. Từ đó, HS biết cách
ứng dụng bảng màu vào đời sống và học tập.
B. Tổ chức hoạt động

Bước 1: Mở đầu – Tổ chức báo cáo
- GV thơng báo tiến trình của buổi báo cáo:
+ Thời gian báo cáo của mỗi nhóm: 3 phút.
+ Thời gian đặt câu hỏi va trao đổi: 3 phút.
+ Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi HS ghi chú về ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi
tương ứng.
+ GV phát phiếu đánh giá (Phụ lục 2) cho các nhóm và hướng dẫn cách cho điểm
Bước 2: Các nhóm báo cáo
- Các nhóm lần lượt cử đại diện lên trình bày sản phẩm và trả lời câu hỏi phản biện từ
GV và các bạn nhóm khác
- HS các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có)
- Các nhóm đánh giá cho điểm.
- GV nhận xét, đánh giá

Bước 3: Thử nghiệm sản phẩm qua trò chơi
- GV chuẩn bị các dung dịch: 2 mẫu nước rửa tay, 2 mẫu nước rửa chén, 2 mẫu nước
giặt và đánh số.
- HS các nhóm được cung cấp ống nghiệm.
- Nhiệm vụ: các nhóm xác định mơi trường của các dung dịch đó và cho biết dung
dịch nào sử dụng khơng làm hại da tay.
C. Sản phẩm
- Bản ý kiến đề xuất của các nhóm
- Hồ sơ học tập của HS
III. Hiệu quả của biện pháp
- Về Thái độ học tập môn Hóa học của học sinh: thái độ học tập của HS trước và sau
dự án có thay đổi rõ rệt. Qua khảo sát, ban đầu khi tiếp nhận dự án có 8/36 em có hứng
thú muốn tìm hiểu. Sau khu thực hiện dự án, tôi tiến hành khảo sát lại, số lượng HS hứng
thú với dự án đã là 30/36. Thái độ học tập với mơn hóa học cũng có nhiều thay đổi tiến
bộ.
- Về sự thay đổi NLGQVD & ST: Các câu hỏi khảo sát (Phụ lục 6) được phát cho
HS và được HS trả lời theo từng giai đoạn hoạt động và thêm sự theo dõi, đánh giá của
6


GV và nhóm trưởng (Phụ lục 5). Thơng qua bản khảo sát và số liệu chúng ta thấy được
sự tiến bộ về NLGQVĐ & ST của HS trong quá trình học tập và làm sản phẩm.

- Sau dự án một số học sinh tiếp tục đi sâu phát triển thêm các hướng nghiên cứu
khác như ứng dụng để phát hiện hàn the trong giò chả bằng nước nghệ, bằng hoa chiều
tím,…Đặc biệt đã có 2 học sinh tham gia nghiên cứu khoa học với đề tài “Xây dựng
bảng màu của hoa chiều tím. Ứng dụng trong nhà trường và cuộc sống” và đã tham
gia cuộc thi KHKT cấp trường đạt giải 3.
IV. Kết luận
4.1. Qua q trình thực hiện tơi nhận thấy, Giáo dục theo định hướng STEM thực sự

rất hữu dụng không những trong việc phát triển năng lực chung như NLGQVD & ST,
năng lực hợp tác,… mà còn phát triển các năng lực riêng đối với từng bộ phân trong
STEM như năng lực thực hành, năng lực tra cứu thông tin, năng lực sử dụng ngôn ngữ bộ
môn,…Kết quả nghiên cứu cho thấy, dự án đã góp phần tạo hứng thú học tập bộ mơn hóa
học và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn theo hướng phát triển năng lực HS.
4.2. Một số kinh nghiệm của bản thân sau khi thực hiện dự án
Từ thực tế thực hiện dự án tôi nhận thấy:
- Thời gian thực hiện dự án cần nhiều và cần tập trung, do đó để sắp xếp được thời
gian phù hợp là tương đối khó, vì vậy giáo viên cần có kế hoạch cụ thể.
- Cần xây dựng được tiêu chí cho các nhóm đánh giá lẫn nhau, các tiêu chí này giáo
viên cần phân tích rõ.
- HS được trải nghiệm là rất tốt, tạo được hứng thú đối với bộ môn, tuy nhiên trong q
trình thực hiện GV cần có cách kiểm tra, đánh giá phần kiến thức nền để các em ngoài việc
tạo ra sản phẩm những kiến thức chủ đạo trong chương trình bộ mơn phải nắm vững.
- Dạy học STEM phát triển cho HS rất nhiều kĩ năng nhưng kiến thức hóa học vận
dụng trong sản phẩm thường rất ít, cùng với việc kéo dài thời gian nên tôi thiết nghĩ với
nội dung của chương hiện hành không nên lạm dụng giáo dục STEM trong dạy học mà
có thể coi đây như một hình thức trải nghiệm cho HS và mỗi lớp/khối chỉ nên thực hiện 1
năm hoặc 1 học kì 1 chủ đề. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể lồng
ghép những vấn đề thực tiễn liên quan, những vấn đề có gắn kết nhiều mơn, bởi qua đó
7


rất nhiều ý tưởng của HS được hình thành. Từ đó GV có thể bồi dưỡng và hướng các em
say mê nghiên cứu khoa học.
- Thành công của dự án phụ thuộc rất nhiều vào HS nên khi phân nhóm GV phải
chú ý đến thành viên của các nhóm, phải có ít nhất một em trong nhóm có khả năng làm
nhóm trưởng.
V. Phụ lục


8


Phụ lục 3. Câu hỏi định hướng
Câu 1: Chất chỉ thị axit – bazơ từ tự nhiên có đặc điểm gì? Lấy ví dụ?
Câu 2: Để tạo bảng màu của chất chỉ thị tự nhiên cần có những dung dịch gì? Làm thế
nào để tạo ra được những dung dịch đó?
Câu 3: Màu sắc của chất chỉ thị tự nhiên trong các dung dịch đó như thế nào? Làm gì
để lưu lại màu đó?
Câu 4: Quy trình tạo bảng màu gồm những bước nào? Sau khi được tạo ra, bảng màu
sẽ được ứng dụng như thế nào?

9


Phụ lục 5. Bảng tiêu chí đánh giá NLGQVD & ST dành cho GV đánh giá HS

10


Phụ lục 6. Bảng câu hỏi khảo sát về mức độ tiến bộ về NLGQVĐ & ST của học sinh
CÂU HỎI KHẢO SÁT
Lưu ý: Các em mang theo tờ này trong các hoạt động và lựa chọn phương án nào
khoanh trịn vào đáp án đó
Câu 1. Sau khi xem xong video clip, em nếu không biết các chất cụ thể ở trong các cốc
thủy tinh thì các em có thể biết được mơi trường (axit, bazơ hay trung tính) của chúng
khơng?
A. Khơng có câu trả lời.
B. Biết khơng xác định được nhưng không biết nguyên nhân
C. Biết không xác định được, biết ngun nhân nhưng khơng tìm được biện pháp

D. Phát hiện được đúng, biết nguyên nhân và biện pháp
Câu 2. Trong q trình thực hiện nhiệm vụ, ngồi các chất chỉ thị có trong video clip,
em có đề xuất được chất chỉ thị mới khơng?
A. Khơng
B. Tìm được theo ý tưởng trên intenet
C. Tìm được chất chỉ thị mới nhưng hiếm gặp. (hoa theo mùa)
D. Tìm được chất chỉ thị mới từ suy luận và loại này phổ biến.
Câu 3: Để tạo môi trường dung dịch axit, bazơ, trung tính để thực hiện nhiệm vụ, em có
biết cần chọn những hóa chất gì khơng?
A. Khơng biết
B. Lựa chọn hóa chất nhưng chưa đầy đủ
C. Lựa chọn được hóa chất đầy đủ nhưng không biết cách tạo ra dung dịch.
D. Lựa chọn đầy đủ và biết cách pha chế thành các dung dịch thích hợp.
Câu 4: Em có lập được quy trình thực hiện bảng màu đúng như GV và HS thống nhất
khơng?
A. Chưa.
B. Lập quy trình nhưng chưa hợp lí.
C. Lập quy trình có thể thực hiện được nhưng chưa đảm bảo thứ tự.
D. Lập được quy trình đúng
Câu 5: Sau khi có quy trình em có làm được bảng màu khơng?
A. Cịn lúng túng
B. Làm đươc nhưng khơng rõ là cần lưu lại.
C. Làm được bảng màu.
D. Làm được bảng màu và thử nghiệm lại
Câu 6: Sau khi làm bảng màu, em có thể nêu được bao nhiêu ứng dụng trong cuộc sống
hàng ngày? A. không
B. 1 ứng dụng C. 2 ứng dụng
D. 3 ứng dụng trở lên
Cảm ơn các em đã hợp tác!
Phụ lục 7. Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài


11


Hình 7.1. Hình ảnh một số bài ghi chép và phân cơng nhiệm vụ của học sinh

Hình 7.2. Chuẩn bị nguyên liệu của học sinh

12


Hình 7.3. HS báo cáo kiến thức nền và tham gia trị chơi

Hình.7.4. Học sinh làm thí nghiệm

13


Hình 7.5. Học sinh báo cáo sản phẩm

Hình 7.6. Sản phẩm của HS

14


Hình 7.7. HS báo cáo tại cuộc thi KHKT cấp trường (vòng chung khảo)

15




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×