Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

PHONG TRÀO THƠ mới và một số tác GIẢ TIÊU BIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.13 KB, 18 trang )

Phong trào Thơ mới và một số tác giả tiêu biểu
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức :
+ Nắm đợc một số kiến thức cơ bản về phong trào Thơ mới
+ Nắm đợc kiến thức về các tác giả tiêu biểu của phong trào Thơ mới : Thế Lữ, Xuân Diệu,
Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính.
- Hiểu đợc phong cách nghệ thuật của mỗi nhà thơ
- Hiểu đợc cống hiến của mỗi tác giả cho công cuộc hiện đại hóa thơ Việt Nam từ các phơng
diện: quan niệm thi ca, t tởng về đời sống và con ngời, đặc sắc trong nghệ thuật thơ.
- Hiểu đợc quy luật kế thừa và cách tân, quy luật sáng tạo và tiếp nhận qua mỗi trờng hợp cụ
thể.
2. Kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, tởng tợng, liên tởng khi đọc thơ trữ tình
- Vận dụng thao tác so sánh, phân tích, khái quát các thi phẩm và biết rút ra các vấn đề lý luận
và văn học
3. Thái độ : Trân trọng đóng góp của các nhà Thơ mới
II. Nội dung :
Hot ng ca
GV-HS
Ni dung Ghi chỳ
- Theo em c s
no dn n s
ra i v phỏt
trin ca phong
tro th mi
1930 1945 ?
(gi ý : iu
kin vn húa?
Xó hi ? chỳ
ý nh li kin
thc ó hc


bi khỏi quỏt )
- Th mi
hỡnh thnh v
I. Khỏi quỏt v Th mi
1. Quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin
a. C s :
+ S hỡnh thnh ca phong tro Th mi cú c s t cỏc iu
kin vn húa, xó hi ca Vit Nam 1930 - 1945 :
- S phỏt trin mau l ụng o ca tng lp tiu t sn thnh th
to nờn mt th h nh vn v c gi mi vi nhng nhu cu
sỏng tỏc v thng thc mi.
- S nh hng sõu sc ca phng Tõy t i sng vt cht n
i sng tinh thn ó m ng cho s hỡnh thnh vn chng
lóng mn Vit Nam trong ú cú Th mi
- S ngt ngt v chớnh tr, kinh t ó to ra s hoang mang thy
vng v tõm lý thoỏt ly hin thc trong phn ln thanh niờn. H
mun thoỏt ly thc t en ti, xa lỏnh chớnh tr m h cm thy
n o m vụ hiu bng cỏch tỡm n con ng vn chng lóng
mn.
+ Nh vy, phong tro Th mi lóng mn ra i nm 1932 chớnh
l ỏp ng nhu cu tỡnh cm ca mt tng lp thanh niờn mi.
Nú l kt qu khụng th khụng cú ca mt cuc bin thiờn v i
ca lch s. (Hoi Thanh)
b. Quỏ trỡnh:
- chun b
cho bi hc,
Gv cung cp
cho HS mt s
ti liu v Th
mi. C th:

bi vit Mt
thi i trong
thi ca ca Hoi
Thanh - trớch
Thi nhõn Vit
Nam ; bi vit
Phong tro
Th mi lóng
mn ca Phan
C - trớch
Vn hc Vit
Nam 1900 -
1945.
Trờn c s
c ti liu
phát triển như
thế nào ? (Gợi ý
: HS dựa vào tài
liệu đã được
cung cấp: bài
viết một thời
đại trong thi ca
của Hòai
Thanh)
- GV nhận xét
bổ sung, thuyết
giảng về sự ra
đời và các
chặng của
phong trào thơ

mới.
Một trong
những đặc điểm
cơ bản của văn
học Việt Nam
nửa đầu thế kỉ
XX là nền văn
học được hiện
đại hóa. Theo
em phong trào
Thơ mới đã
đóng góp gì cho
quá trình hiện
đại hóa thi ca
Việt Nam ?
(Gợi ý : xét trên
phương diện
quan niệm nghệ
thuật, nội dung,
hình thức… ;
liên hệ so sánh
- Những mầm mống đầu tiên dẫn đến sự hình thành của Thơ
mới đã xuất hiện vào những năm 1920. Lác đác xuất hiện những
bài thơ không niêm không luật, không hạn chữ, hạn câu. Đặc
biệt, thơ Tản Đà đã phảng phất chút bâng khuâng chút phóng
túng của thời sau” (Hoài Thanh)
- Năm 1932 được xem là dấu mốc đánh dấu sự ra đời của
Thơ mới với bài thơ Tình già của Phan Khôi - đem ý thật có
trong tâm khảm mình tả ra bằng những câu có vần mà không bó
buộc bởi niêm luật gì hết

- 1932 – 1935 : Thơ mới tranh đấu gắt gao với thơ cũ, dần
dần chiếm lĩnh thi đàn và khẳng định vị trí của mình với các nhà
thơ tiêu biểu : Lưu Trọng Lư, Thế Lữ…
- 1936 – 1939 : Thơ mới nở rộ, đạt được nhiều thành tựu
với hàng loạt các tác giả : Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính,
Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên….
- 1940 – 1945 : Thơ mới đi dần vào bế tắc. Xuất hiện các xu
hướng thoát ly tiêu cực : nhóm Dạ Đài, Xuân Thu Nhã Tập…
Cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử
dân tộc cũng như trong lịch sử văn học, Thơ mới chấm dứt sự
tồn tại của nó, khép lại một thời đại trong thi ca.
2. Đóng góp của phong trào Thơ mới trong văn học Việt
Nam :
+ Thơ mới có đóng góp to lớn trong việc hiện đại hóa nền
thi ca dân tộc, xét trên cả nhiều phương diện :
- Về quan niệm nghệ thuật: Nếu thơ ca trung đại coi trọng
chức năng giáo hóa cho rằng văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí thì
phong trào thơ mới đã xác lập một quan niệm hoàn toàn mới
mẻ : quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật. Các tác giả Thơ mới
nhận mình là những khách tình si, không chuyên tâm, không
chủ nghĩa. Tâm hồn lãng mạn của họ ru với gió, mơ theo trăng
và vơ vẩn cùng mây. Họ phụng thờ cái Đẹp và sáng tạo vì cái
Đẹp.
- Về nội dung tư tưởng: Thơ ca trung đại ít chú trọng yếu tố
cá nhân. Thơ mới lại thực sự là tiếng nói của cá nhân tràn đầy
cảm xúc - là sự khẳng định cái Tôi với muôn hình vạn trạng : cái
Tôi đắm say cuộc sống, cái Tôi ngây ngất yêu, cái Tôi bơ vơ, cái
nhà, HS trình
bày hiểu biết
của mình về

phong trào
Thơ mới
Trong thời
gian dạy phần
kiến thức này,
GV sử dụng
máy chiếu để
trình chiếu :
hình ảnh nhà
thơ, hình ảnh
các tập thơ,
văn bản thơ
chọn lọc.
với văn học
trung đại)
- Hãy nhớ
lại kiến thức đã
được học về
Thế Lữ ở
chương trình
THCS. Em biết
gì về nhà thơ
Thế Lữ ?
- Thế Lữ
từng viết : “Tôi
chỉ là một
khách tình si/
Ham vẻ đẹp
muôn hình,
muôn thể/

Mượn lấy bút
nàng Li tao, tôi
vẽ/ Mượn cây
đàn ngàn phím
tôi ca”.
Đọc những
câu thơ trên, em
hiểu gì về quan
niệm nghệ thuật
Tôi điên cuồng, cái Tôi cô độc…
- Về hình thức : phá vỡ khuôn khổ về thể thơ, dòng thơ,
thay đổi ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ Trong Thơ mới, có những
câu thơ tân kì như : Hơn một loài hoa đã rụng cành / Trong
vườn sắc đỏ rũa màu xanh, hình ảnh mới lạ như : Bèo dạt về
đâu hàng nối hàng; từ ngữ độc đáo như : ta nằm trong vũng
trăng đêm ấy
Sự tiếp biến đầy sáng tạo các thành tựu của văn học phương
Tây kết hợp với truyền thống và ý thức dân tộc đã làm nên một
cuộc cách mạng vĩ đại trong thi ca.
+ Phong trào Thơ mới đã tạo nên một thời đại rực rỡ phong
phú trong lịch sử văn học Việt Nam. Hoài Thanh đã viết trong
Thi nhân Việt Nam : “… trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bào
giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bào giờ
người ta thất xuất hiện cùng một kần một hồn thơ rộng mở như
Thế Lữ. mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy
Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy
Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và
thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. Thơ mới là thời
đại của những phong cách thơ độc đáo.
+ Những thành tựu mà Thơ mới đạt được đóng vai trò nền

tảng để phát triển thi ca Việt Nam đương đại: Phong trào Thơ
mới là một hiện tượng lớn nhất trong nửa đầu thế kỷ, nó đã đưa
thơ ca Việt Nam vào thời kỳ hiện đại, góp phần tạo nguồn và
còn ảnh hưởng đến thi ca hôm nay. (Phan Cự Đệ)
II. Các tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ mới
1. Thế Lữ
a. Vài nét về cuộc đời :
- Tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, còn có bút danh Lê Ta (1907 -
1989 )
- Thuở nhỏ học ở Hải Phòng.
- Năm 1929 học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương,
sau đó một năm, ông bỏ học.
- Năm 1932, Thế Lữ bắt đầu tham gia Tự lực văn đoàn và là
một trong những cây bút chủ lực của báo Phong hóa, Ngày nay.
- Năm 1937, ông bắt đầu hoạt động sân khấu, làm diễn viên,
đạo diễn, lưu diễn tại các tỉnh miền Trung… và có hoài bão xây
và quan niệm
thẩm mĩ của
nhà thơ ?
- Hoài Thanh
viết trong Thi
nhân Việt
Nam : “ta thoát
lên tiên cùng
Thế Lữ”. Điều
này giúp em
hiểu gì về đặc
trưng của thơ
Thế Lữ?
Thế Lữ chủ

trương nghệ
thuật vị nghệ
thuật và sáng
tác nhiều thi
phẩm mang
khuynh hướng
thoát ly. Nhưng,
trong thơ ông ta
còn bắt gặp một
tiếng nói khác,
một tâm sự
thầm kín. Theo
em đó là tâm sự
gì? (Gợi ý: Bài
thơ Nhớ rừng
cho em hiểu gì
về tâm hồn nhà
dựng nền sân khấu dân tộc.
- Cách mạng tháng Tám, ông lên Việt Bắc tham gia kháng
chiến : là Ủy viên thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, chỉ đạo
nghệ thuật Đoàn sân khấu Việt Nam. Từ 1957, ông là Chủ tịch
Hội Nghệ sĩ Sân klhấu Việt Nam
- 2001, đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật,
b. Sự nghiệp sáng tác (trong phong trào Thơ mới)
+ Các tập thơ : Mấy vần thơ (1935), Mấy vần thơ, tập mới
(1941)
+ Vai trò trong phong trào Thơ mới :
Thế Lữ có vai trò rất quan trọng: nhà thơ tiên phong, mở
đường cho các nhà Thơ mới sau này. Tập Mấy vần thơ của Thế
Lữ đã góp phần đưa Thơ mới bước những bước vững vàng và

trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ.
+ Quan niệm nghệ thuật :
Như bút danh người khách đi qua trần thế của mình, Thế
Lữ được xem là người đầu tiên đề xướng con đường thoát ly
bằng nghệ thuật, công khai tuyên bố luôn săn đuổi và phụng thờ
cái Đẹp đến suốt đời. Trong bài thơ Cây đàn muôn điệu, ông
tuyên ngôn:
Tôi chỉ là một khách tình si
Ham vẻ đẹp có muôn hình muôn thể
Mượn lấy bút nàng Li tao, tôi vẽ
Mượn cây đàn ngàn phím tôi ca
Cái Đẹp trong quan niệm thẩm mĩ của Thế Lữ khá phong
phú : muôn hình muôn thể. Đó có thể là vẻ u trầm, đắm đuối hay
ngây thơ, là mỏng manh hay vĩ đại… Lần đầu tiên trong lịch sử
thơ ca Việt Nam, có nhà thơ tuyên bố lấy cái Đẹp thuần túy làm
mục đích của sáng tạo.
+ Một số đặc điểm cơ bản của thơ Thế Lữ :
- Thế giới nghệ thuật
Thế giới thơ Thế Lữ là thế giới của mộng ảo : cõi tiên.
Với cảnh tiên thanh khiết và thơ mộng :
Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi
Bên rừng thổi sáo một hai kim đồng
Và người tiên ngà ngọc:
Êm như lọt tiếng tơ tình,
thơ ?)
- Các tác
giả Xuân Diệu,
Huy Cận, Hàn
Mặc Tử,
Nguyễn Bính

đều được dạy
trong chương
trình. Vì thế,
khi giảng về 4
tác giả này, Gv
yêu cầu HS huy
động vốn kiến
thức đã đọc, đã
học để chủ
động trình bày.
HS có thể chia
thành các nhóm
lần lượt thuyết
trình rồi nhận
xét, bổ sung cho
nhau.
- GV nhận
xét phần chuẩn
bị và trình bày
của các nhóm.
Đẹp như Ngọc Nữ uốn mình trong không
Thiên Thai thoảng gió mơ mòng
Ngọc Chân buồn tưởng tiếng lòng bay xa…
(Tiếng sáo Thiên Thai)
Cõi tiên là miền cảm xúc thẩm mĩ nổi bật và tâm đắc trong
thơ Thế Lữ. Đó là không gian của cái Đẹp, của mơ ước, của khát
vọng tự do, khát vọng, được bay bổng đến không cùng.
- Cái Tôi thi sĩ :
Thơ Thế Lữ là tiếng lòng của cái Tôi đầy mộng tưởng
phiêu du hôm qua đi hái mấy vần thơ / ở mãi vườn tiên gần Lạc

hồ. Người thơ ấy thấy chốn bống lai mới thực là quê hương
mình, đứng giữa trần gian mà không thôi mong nhớ:
Trông khóm đào mai bán khắp đường
Ta cười tưởng nhớ cảnh quê hương
Bồng Lai muôn thuở vườn xuân thắm
Sán lạn, u huyền trong khói sương
Thế Lữ đã lấy chính tâm hồn mình làm cảm hứng sáng tạo.
Ông không ngại ngần giãi bày thế giới nội cảm tinh tế và phong
phú trong hai tập Mấy vần thơ.
Tìm thoát ly, tìm quên trong cõi tiên nhưng hồn thơ Thế Lữ
vẫn đau đau một nỗi niềm trần gian : chốn lòng riêng u ám hòai.
Ông vẫn kín đáo bày tỏ tinh thần dân tộc, nỗi bất hòa sâu sắc với
thực tại trong một số bài thơ, Nhớ rừng là một ví dụ điển hình.
Mượn lời con hổ căm hờn trong cũi sắt đau đáu nhớ về thủa
tung hoành hống hách những ngày xưa nhà thơ gửi gắm khát
vọng tự do, nỗi nhớ tiếc quá khứ hào hùng và tiếng gọi hồn nước
hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi.
- Về hình thức :
Thế Lữ được xem là người có đóng góp đáng kể vào việc
hiện đại hóa thơ Việt Nam. Tuy chưa thoát hẳn khỏi phong cách
diễn đạt ước lệ của thơ cũ, thơ ông đã có những cách tân táo bạo
về hình thức nghệ thuật trên nhiều phương diện : số câu, số chữ,
cách gieo vần, tiết tấu, nhạc điệu. Ông đã thử nghiệm nhiều thể
thơ khác nhau, bao gồm cả lục bát, song thất lục bát, năm chữ,
bảy chữ, tám chữ trường thiên và cả thơ phá thể. Và Thế Lữ đã
làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch (Hoài
Thanh).
Nhấn mạnh các
kiến thức cơ
bản về các tác

giả: cống hiến
cho phong trào
thơ mới, quan
niệm nghệ
thuật, đặc sắc
nội dung và
hình thức thơ
ca…
 Như vậy, với Thế Lữ, thơ ca Việt Nam có một con
đường mới, một dạng cảm xúc mới, một chất tâm hồn mới. Và
đặc biệt là có một phong cách độc đáo : một hồn thơ bay bổng
lãng mạn, khao khát kiếm tìm và si mê cái Đẹp.
2. Xuân Diệu
a. Vài nét về cuộc đời:
- Tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha
- Sinh tại quê ngoại tỉnh Bình Định, quê cha ở Hà Tĩnh, lớn
lên ở Qui Nhơn.
- Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên
chức ở Mĩ Tho sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, thơ,
làm báo. Ônglà thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938 – 1940).
- Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh.
Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa
cứu quốc, Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam,
làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.
- 1983, được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ
thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức
- 1996, được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
b. Sự nghiệp sáng tác (trong phong trào Thơ mới)
+ Tác phẩm : Thơ Thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945)
+ Vai trò trong phong trào Thơ mới :

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong
trào Thơ mới, có công đưa phong trào này lên đến đỉnh cao. Ông
giữ một vị trí danh dự trong làng thơ mới : nhà thơ mới nhất
trong các nhà thơ mới
+ Quan niệm nghệ thuật :
- Cũng giống như Thế Lữ và nhiều nhà thơ trong phong
trào Thơ mới khác, Xuân Diệu quan niệm thơ ca là tiếng nói của
trái tim người nghệ sĩ lãng mạn, làm thơ là công việc sáng tạo
cái Đẹp của nghệ thuật thuần túy :
Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió,
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
(Cảm xúc)
Tôi chỉ là con chím đến từ núi lạ
Ngứa cổ hót chơi
(Lời thơ vào tập gửi hương)
- Nhưng, Cái Đẹp trong quan niệm của Xuân Diệu lại
không ở đâu xa xôi, nó gắn với cuộc đời. Thế nên, thi sĩ :
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây,
Hay chia xẻ bởi trăm tình yêu mến.
… Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
(Cảm xúc)
Muôn dây, trăm tình yêu mến, vạn vật… đó chính là cuộc
sống và con người xung quanh nhà thơ.
- Đặc biệt, với Xuân Diệu chuẩn mực của cái Đẹp chính là
con người trần thế - con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Quan
điểm mĩ học này đã giúp Xuân Diệu sáng tạo nên những thi
phẩm mởi mẻ độc đáo, đẹp một cách khỏe khoắn và đầy sức
sống.
Xuân Diệu đã góp phần hoàn thiện quan niệm nghệ thuật

của thơ ca lãng mạn 1930 - 1945.
+ Một số đặc điểm cơ bản của thơ Xuân Diệu trong phong
trào Thơ mới :
- Thế giới nghệ thuật :
Xuân Diệu không thoát lên tiên, không đắm mình trong quá
khứ, ông dựng lầu thơ ngay giữa cuộc đời. Cõi thơ ông là cõi
vườn trần đầy xuân sắc:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây, ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần vui hẳng gõ cửa
Thàng Giêng ngon như một cặp môi gần
Thiên nhiên không chỉ phô bầy vẻ đẹp toàn thịnh rực rỡ của
nó mà còn như đang cất lên khúc hát rộn ràng say mê náo nức.
Qua cái nhìn biếc rờn, xanh non của nhà thơ, thiên nhiên trần thế
sống động đếnkì lạ.
Cõi thơ của Xuân Diệu là không gian của tình ái, vạn vật
giao duyên với nhau, con người cũng đang giao cảm, giao tình
với nhau :
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng chở chiều
Bữa ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu
Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu được xây dựng bởi
không gian tình ái, thời gian tuổi trẻ. Đây là nét đặc trưng khu
biệt làm nên sự độc đáo của thơ Xuân Diệu. Khi không có tình
yêu, khi không còn xuân sắc, thế giới qua cảm nhận của Xuân
Diệu trở thành một sa mạc cô liêu :

Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối
Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành
Mây theo chim về dãy núi xa xanh
Từng đoàn lớn nhịp nhàng và lặng lẽ
Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ
Nhà thơ không chấp nhận sự nửa vời, thế giới thơ ông cũng
mang những mảng màu rõ nét. Hoặc tươi thắm hoặc u tối. Hoặc
rộn rã hoặc cô liêu. Tất cả do sự chi phối của một chữ tình.
- Cái Tôi thi sĩ :
Trung tâm của cõi vườn tình là cái Tôi thi sĩ - người tình
nhân đắm say. Cái Tôi Xuân Diệu luôn khát khao giao cảm với
đời, luôn khát sống thèm yêu đến rạo rực và say mê.
Yêu đời :
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Yêu người :
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em
Vì si tình đến ngất ngư nên cái Tôi Xuân Diệu luôn có ý
thức sống mãnh liệt, sống vội vàng cuống quýt để chạy đua với
thời gian. Nhà thơ bày tỏ một quan niệm nhân sinh tích cực : Tôi
không chờ nắng hạ với hoài xuân. Nỗi ám ảnh thời gian đã khiến
thi sĩ : Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ / Em , em ơi tình non
đã già rồi.
Cũng vì yêu đời đến tột cùng nên cái Tôi Xuân Diệu cũng
cô đơn đến tột cùng. Khi lòng yêu không thỏa, Xuân Diệu thấy
mình như đỉnh Hy Mã Lạp Sơn kiêu hãnh nhưng cô độc, và :
Tôi một mình đối diện với tình không
Để lắng nghe tiếng khóc mất trong lòng.
GV cung

cấp văn bản
các bài thơ.
Như vậy, cùng một lúc bạn đọc có thể thấy ở cái Tôi Xuân
Diệu nhiều diện mạo, nhiều cảm xúc. Không phải ngẫu nhiên mà
Hoài Thanh phải dùng đến ba từ liên tiếp mới có thể nói hết
được đặc trưng của hồn thơ Xuân Diệu : thiết tha, rạo rực, băn
khoăn. Đến với Xuân Diệu, cái Tôi của Thơ mới không còn e dè
như buổi đầu, nó hết sức thành thật và táo bạo giãi bày những
cảm xúc khao khát nồng nhiệt và trần thế của mình.
- Cách tân về nghệ thuật :
Xuân Diệu đã tiếp thu cả tinh hoa của thơ ca Pháp hiện đại
và thơ cổ điển phương Đông. Vì vậy, thơ ông có nhiều cách tân
về thi pháp, hình ảnh, nhạc điệu và đặc biệt là mối tương giao
giữa các giác quan:
Ví dụ :
Những hình ảnh đã quen thuộc trong thơ nay trở nên mới lạ
dưới ngòi bút Xuân Diệu : Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”
Những câu thơ vang lên như một khúc nhạc :
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư đưa lòng lên chơi vơi
Sự tương giao thính giác, vị giác, cảm giác :
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn
Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ thơ tương trưng Pháp, Xuân
Diệu khám phá được những biên thái tinh vi của tạo vật và lòng
người và thể hiện bằng những hình tượng nghệ thuật mới mẻ,
súc tích và gợi cảm. Ví dụ : Thơ duyên.
 Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.
Thơ ông là một nguồn sống mới, một cảm xúc mới được diễn

đạt bằng một ngôn ngữ, giọng điệu tân kì, tinh tế, gợi cảm. .
3. Huy Cận
a. Vài nét về cuộc đời :
- Huy Cận (1919 - 2005) xuất thân trong gia đình nhà nho
nghèo Hà Tĩnh.
- Lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài
Pháp ; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông.
- Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viênyêu nước
và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở
Tân Trào được bầu vào Ủy ban Giải phóng. Cách mạng tháng
Tám thành công, Huy Cận liên tục giữ nhiều chức vụ chủ chốt
trong chính phủ
- 2001, Huy Cận được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ
Thế giới.
b. Sự nghiệp sáng tác (trong phong trào Thơ mới)
+ Tác phẩm: tập Lửa thiêng (1940)
+ Vai trò trong phong trào Thơ mới:
Xuất hiện vào giai đoạn toàn thịnh của Thơ mới, Huy Cận
trở thành một thi sĩ hàng đầu góp phần đưa phong trào này đến
đỉnh cao. Huy Cận đóng góp một tiếng thơ riêng biệt, một phong
cách thơ độc đáo. Nhắc đến Huy Cận, là người ta nhớ đến một
nhà thơ của một vũ trụ mênh mang những nỗi buồn. Ông là nhà
thơ nói được hay nhất nỗi buồn sầu điển hình của Thơ mới.
+ Một vài đặc điểm cơ bản của thơ Huy Cận :
- Thế giới nghệ thuật của Huy Cận là một cõi trời đất mênh
mang và trống vắng. Thế giới ấy được tạo dựng bởi không gian
vô cùng vô tận và thời gian vô thủy vô chung :
“Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”
“ Lòng em nhơ lòng anh từ vạn kỷ

Gặp hôm nay nhưng hẹn đã ngàn xưa”
Sông dài trời rộng, quán vắng đèo cao… là miền thơ đặc
trưng của thơ Huy Cận, làm nên một nét phong cách: cảm quan
vũ trụ. Tìm đến vũ trụ bao la và cái đẹp xưa là một cách để cái
Tôi của Huy Cận thoát ly thực tại. Nhưng nó lại đẩy thi sĩ đến sự
lạc loài bơ vơ, khắc khoải thèm nhớ một cây cầu gợi chút niềm
thân mật. Vì thế xét đến cùng, không gian, thời gian trong thơ
Huy Cận không chỉ biểu hiện nỗi bất hòa với thực tại mà còn ẩn
chứa tình yêu cuộc sống và khao khát giao cảm với đời.
- Cái Tôi thi sĩ :
Huy Cận tự bộc bạch Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu
lắm. Quả thực, thơ Huy Cận là tiếng nói của cái Tôi sầu não một
chiếc linh hồn nhỏ/ mang mang thiên cổ sầu. Trạng thái cảm xúc
này vốn rất quen thuộc trong Thơ mới nhưng với Huy Cân,nó có
một sắc thái riêng. Thứ nhất, đó là cái buồn tỏa ra từ đáy hồn
của một người cơ hồ không biết tới ngoại cảnh. Thứ hai, nỗi
buồn trong thơ Huy Cận là sự hòa điệu giữa nỗi sầu nhân thế
đậm chất Đường thi với nỗi cô đơn, bơ vơ của cái Tôi cá nhân
Thơ mới và nỗi đau đớn trước thực tại. Nỗi buồn trở thành một
cảm xúc thẩm mĩ thường trực trong thế giới nghệ thuật của Huy
Cận. Nỗi buồn ấy xuất phát từ trái tim thi sĩ, trùm phủ cả không
gian, thời gian thơ tạo nên một cõi thơ: sầu vạn kỉ. Ông tuyên
ngôn : Cái đẹp bao giờ cũng buồn (Kinh cầu tự). Điều này làm
nên nét phong cách cơ bản nhất của thơ Huy Cận trước Cách
mạng tháng Tám : một hồn thơ ảo não
- Thơ Huy Cận chịu ảnh hưởng của cả trung đại và hiện đại,
phương Đông và phương Tây. Cùng lúc có thể bắt gặp trong thơ
Huy Cận : lối ví von của ca dao tục ngữ, các từ Hán Việt trong
trọng cổ kính, hình ảnh thơ mới mẻ hiện đại … Các yếu tố này
vừa đối lập vừa thống nhất với nhau làm nên chỉnh thế tác phẩm

mang nét độc đáo của ngòi bút Huy Cận.
3. Nguyễn Bính
a. Vài nét về cuộc đời :
- Nguyễn Bính (1918 - 1966 ) sinh tại thôn Thiện Vịnh,
tỉnh Nam Định. Mảnh đát quê hương này không chỉ nuôi sống
nhà thơ mà còn là cái nôi của hồn thơ, tài thơ Nguyễn Bính.
- Ông mồ côi mẹ rất sớm, cha đi bước nữa, gia đình túng
quẫn, nên khi lên 10 tuổi đã phải theo anh ruột ra Hà Nội sinh
sống. Thời gian này ông được người anh dạy học ở nhà.
- Năm 13 tuổi ông đã bắt đầu làm thơ và năm 1937 được
giải khuyến khích về thơ của nhóm Tự lực văn đoàn
- Những năm đầu thập niên 1940, Nguyễn Bính nhiều lần
lưu lạc vào miền Nam.
- Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống
Pháp ở miền Nam.
- Đến năm 1954, Nguyễn Bính về tiếp tục làm văn nghệ
- Nguyễn Bính được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về
Văn học nghệ thuật năm 2000
b. Sự nghiệp sáng tác (trong phong trào Thơ mới)
+ Tác phẩm : Tâm hồn tôi, Lỡ bước sang ngang, Mười hai
bến nước
+ Vai trò trong phong trào Thơ mới :
Nguyễn Bính đến với Thơ mới vào những năm 1936, 1937.
Lúc này Thơ mới đã định hình và đạt được nhiều thành tựu.
Nhưng, trong phong trào Thơ mới, Nguyễn Bính đã tạo ra một
dòng riêng - một dòng thơ “chân quê” mạng đậm tính cách dân
tộc. Trong khi các nhà thơ lãng mạn hướng về phương Tây, chịu
ảnh hưởng của phương
Tây, thì Nguyễn Bính hướng về dân tộc với hồn quê, lời
quê. Nguyễn Bính là thi sĩ của đồng quê. Chỉ có quê hương mới

tạo ra được từng chữ, từng câu Nguyễn Bính (Tô Hòai).
+ Quan niệm nghệ thuật :
Nguyễn Bính gửi gắm quan niệm nghệ thuật của mình ở
những vần thơ ông viết trong bài Chân quê :
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Cái Đẹp trong quan niệm của Nguyễn Bính là cảnh và
người ở chốn quê mộc mạc ngàn đời của người dân Việt. Mỗi
tác phẩm của ông là những bông hoa chanh thanh khiết nở giữa
vườn quê, mang cái hồn chân quê. Quan niệm này rất mới mẻ và
độc đáo trong phong trào Thơ mới, nó trở thành tuyên ngôn
chung cho một phái thơ dòng thơ Việt.
+ Một vài đặc điểm cơ bản của thơ Nguyễn Bính :
- Thế giới nghệ thuật của Nguyễn Bính không phải cõi tiên,
không phải cõi trần nói chung, đó là thế giới xác thực: chốn quê.
Thơ Nguyễn Bính là bức tranh cuộc sống và con người làng quê.
Đó là rặng tre, đồng lúa, con sông, con đò, đó là những cô gái
bên khung cửi, là chàng trai lái đò, đó là những phong tục, tập
quán, những sinh hoạt văn hóa gắn bó thiêng liêng với đời sống
tâm linh của người Việt :
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt miệng nam mô
(Xuân về)
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ
Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay
(Mưa xuân)

Những câu thơ ấy thể hiện tình yêu tha thiết, gắn bó với
làng quê, với truyền thống văn hóa dân tộc. Thơ Nguyễn Bính
như một thông điệp đầy tính nhân văn nhắc ta đừng vội quên
nguồn cội. Đúng như lời của Hoài Thanh : Nguyễn Bính vẫn còn
giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm. Và thơ Nguyễn Bính đã
đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta.
- Cái Tôi thi sĩ :
Có thể nhận thấy, gương mặt thi sĩ trong thơ Nguyễn Bính
phơi bày nhiều trạng thái cảm xúc. Khi thì say mê với cái đẹp
cảnh quê, tình quê :
Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh
Tôi đợi người yêu đến tự tình
Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy
Bắt đầu là cái thắt lưng xanh
(M ùa xuân xanh)
khi thì đầy lo âu trước thực trạng mai một dần của hồn
quê :
Nói ra sợ mất lòng em
Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa
(Chân quê)
khi thì ngậm ngùi tình duyên lỡ dở :
Lòng anh như bể sóng cồn
…Lòng em như chiếc lá khoai
Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu
(Hai lòng)
khi thì cô đơn lạc loài trên bước đường lưu lạc :
Sao chẳng về đây nỡ lạc loài
Giữa nơi thành thị gió mưa phai
(Sao chẳng về đây)
Cái Tôi trong thơ Nguyễn Bính không có dáng vẻ lãng tử

của Thế Lữ, rạo rực háo hức của Xuân Diệu, vẻ ảo não của Huy
Cận, vật vã của Hàn Mặc Tử. Thơ Nguyễn Bính là tiếng lòng
của một con người mang nặng mối tình đằm thắm với xứ quê,
người quê và chứa chất tâm sự của một đời thi sĩ giang hồ đầy
khổ đau, đắng cay và thất vọng.
- Về mặt hình thức thể hiện, Nguyễn Bính gắn bó và hấp
thụ tinh hoa ca dao, dân ca, truyện thơ dân gian. Nguyễn Bính sử
dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ lục bát, hình ảnh thơ bình dị, thân
quen: hàng cau, giàn trầu, rặng mùng tơi, cây bưởi, thôn Đoài,
thôn Đông Có những bài thơ tưởng có thể lẫn với ca dao:
- Hôm qua xuống bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Ai đi đấy ai về đâu
Cánh buôm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm
Nhưng, Nguyễn Bính không làm ca dao, đóng góp lớn của
ông là đã chứng thực được một điều: hình thức truyền thống của
thơ ca dân tộc hoàn toàn có thể chuyển tải cảm xúc, tâm trạng
của con người hiện đại. Nguyễn Bính đã làm mới ca dao, tạo
thêm vẻ đẹp và sức sống cho ca dao. Tuy nhiên, đôi chỗ, bên
cạnh những câu thơ trong sáng, hình ảnh thơ giản dị nhà thơ vẫn
để lẫn vào một vài câu thơ cầu kì khuôn sáo, hình ảnh ước lệ sáo
mòn. Ví dụ câu thơ Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau
trong bài Tương tư.
 các đặc điểm đã trình bày cho ta một hình dung rõ nét về một
nhà thơ Nguyễn Bính với phong cách độc đáo: thi sĩ chân quê.
4. Hàn Mặc Tử
a. Vài nét về cuộc đời
- Sinh tại Quảng Bình trong một gia đình công giáo nghèo
- Sau khi học trung học, làm ở sở Đạc điền Bình Định, rồi
vào Sài Gòn làm báo

- 1936 : Bị mắc bệnh phong, về ở hẳn Quy Nhơn đẻ chữa
bệnh rồi mất luôn ở trại phong Tuy Hòa khi tuổi đời còn rất trẻ.
b. Sự nghiệp sáng tác (Trong phong trào Thơ mới)
+ Tác phẩm : Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý, Thượng thanh
khí, Cẩm châu duyên.
+ Vị trí, vai trò trong phong trào Thơ mới :
Bắt đầu con đường thơ ca bằng thơ Đường nhưng Hàn Mặc
Tử nhanh chóng bén duyên cùng Thơ mới. Hàn Mặc Tử đã
khẳng định vị thế đặc biệt của mình trong phong trào Thơ mới :
hiện tượng thơ kì lạ bậc nhất của phong trào Thơ mới.
+ Quan niệm nghệ thuật :
Hàn Mặc Tử có một hệ thống quan niệm đầy đủ về thơ, về
nhà thơ và về việc làm thơ. Trong chùm thơ văn xuôi Chơi giữa
HS vận
dụng các kiến
thức đã đọc, đã
học về phong
trào Thơ mới và
các tác giả tiêu
biểu để thực
hành phân tích
một số bài thơ
hay ngoài
chương trình.
HS chọn
đề, lập dàn ý,
trình bày ý của
mình trước lớp.
Các HS khác
lắng nghe, cho

ý kiến bổ sung
GV nhận
xét, gợi ý những
mùa trăng, nhà thơ tuyên ngôn :
“Tôi làm thơ ? Nghĩa là tôi nhấn một cung đàn, bấm một
đường tơ, rung rinh một làn ánh sáng” “Thơ là sự ham muốn vô
biên những nguồn khoái lạc trong trắng của một cõi trời cách
biệt”
“Thi sĩ là người khao khát vô tận”
Hệ thống quan niệm này chi phối ngòi bút của thi sĩ, đưa
những vần thơ Hàn đến cõi rộng rinh không bờ bến của cái Đẹp
lạ kì và tuyệt đích.
Về cơ bản, quan niệm của nhà thơ vẫn thuộc quan niệm
nghệ thuật vị nghệ thuât. Tuy vậy, khác với các thi sĩ đương
thời, Hàn Mặc Tử xác lập một quan niệm độc đáo về cái Đẹp.
Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ thơ tượng trưng và siêu thực Pháp,
Hàn cho rằng: Cái Đẹp là cái kì dị, cái đẹp là cái đau thương.
Ông tuyên ngôn không rên xiết là thơ vô nghĩa lí. Có thể nói,
một trong những đóng góp lớn của Hàn Mặc Tử là đã mở rộng
nội hàm khái niệm cái Đẹp trong phong trào Thơ mới.
+ Một vài đặc điểm cơ bản của thơ Hàn Mặc Tử :
- Thế giới nghệ thuật
Thế giới tho Hàn Mặc Tử phức tạp và đầy bí ẩn với sự đan
xen ràng rịt của cả những gì thân thuộc thanh khiết thiêng liêng
nhất, cả những gì ghê rợn ma quái cuồng loạn nhất. Có những
bài thơ tươi tắn như Mùa xuân chín, có những bài thơ thanh
khiết như Ave Maria lại có những bài thơ mơ hồ như Đây thôn
Vĩ Dạ, những bài thơ cuồng loạn như Hồn là ai, biển hồn ta… Ở
trạng thái nào Hàn Măc Tử cũng đẩy đến tột cùng.
Trăng, hồn và máu là những hình ảnh được sử dụng với tần

xuất cao và trở thành biểu tượng đặc trưng cho thế giới nghệ
thuật của Hàn. Khó có thể phân định các hình ảnh đó là khách
thể hay chủ thể. Thế giới nghệ thuật của Hàn chập chờn giữa cõi
Thực và Siêu thực, Ý thức và Vô thức. Đây là điểm độc đáo rất
đáng chú ý của thơ Hàn Mặc Tử.
- Cái Tôi thi sĩ :
Hồn thơ Hàn Mặc Tử rất phức tạp với sự đan xen của nhiều
cảm xúc, cái Tôi thi sĩ đa diện biến hóa ở từng chặng đường thơ.
Nhưng, điểm cốt lõi làm nên nét đặc trưng nhất quán của thơ
Hàn là : cảm xúc thiết tha đến đau thương tuyệt vọng (Chu Văn
ý cơ bản. Sơn). Đó là nỗi thiết tha của một con người yêu đời, ham sống
mãnh liệt. Càng ý thức sâu sắc về cái chết đang cận kề, nhà thơ
càng khát khao sống. Nhưng, càng khao khát sống lại càng tuyệt
vọng. Vì thế Hàn Mặc Tử yêu đời tha thiết đến khắc khoải :
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có trở trăng về kịp tối nay ?
yêu người sâu nặng đến đớn đau :
Ngưòi đi một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi hóa dại khờ
bơ vơ đến cùng cực :
Tôi còn ở đây hay ở đâu
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu
Sao bông phượng nở trong màu huyết
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu
Cảm xúc đau thương đến tột cùng đã đẩy thơ Hàn Mặc Tử
đến trạng thái điên cuồng, riết róng. Đó là nguồn gốc của thơ
Điên - một dấu ấn riêng biệt của Hàn trong phong trào Thơ mới.
- Về hình thức nghệ thuật :
Hàn Mặc Tử chịu ảnh hưởng sâu sắc thơ tượng trưng của
Pháp, nhà thơ đã đưa Thơ mới đến một bước xa hơn trong cách

tân nghệ thuật. Thơ Hàn Mặc Tử là sự vận dụng sáng tạo các
thủ pháp nghệ thuật tinh vi huyền diệu của thơ tượng trưng:
Thứ nhất, Hàn Mặc Tử đẩy thơ đến địa hạt của cõi tâm
linh, cõi vô thức, mạch cảm xúc thơ bất định phi logic. Ví dụ:
Đây thôn Vĩ Dạ- bài thơ có sự nhảy cóc trong mạch cảm xúc,
không tuân theo logic không gian thời gian, tâm lí thông
thường.
Thứ hai, nhà thơ tạo nên những câu thơ bài thơ giàu nhạc
tính. Ví dụ:
Trăng, Trăng, Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
hoặc bài thơ Chuỗi cười nhà thơ sử dụng điệp khúc 4 câu
thơ tạo nhạc tính cho bài.
Thứ ba, nhà thơ sử dụng thành công hệ thống biểu tượng
độc đáo và đầy ý nghĩa (trăng , hồn).
Thứ tư, cách sử dụng kết hợp ngôn ngữ khác lạ tạo tương
giao giữa các giác quan. Ví dụ : Cười no nên sặc sụa cả mùi
trăng” , “ta nằm trong vũng trăng đêm ấy” …
III. Luyện tập
1. Bài tập thực hiện tại lớp
Chọn 1 trong các đề sau :
Đề 1 : Ấn tượng sâu sắc nhất của em về bài thơ Mưa xuân
của Nguyễn Bính.
Đề 2 : Cái tôi thi sĩ Huy Cận trong bài thơ Trình bày.
Đề 3 : Vẻ đẹp của hồn thơ Hàn Mặc Tử trong bài thơ Mùa
xuân chín.
Gợi ý :
Đề 1 :
Mưa xuân là một bài thơ hay của Nguyễn Bính. HS có thể
trình bày ấn tượng của mình về bài thơ ở nhiều phương diện :

- nhân vật trữ tình : em - cô gái sau khung cửi với mối tình
thầm kín đầy mơ mộng. Tâm trạng của nhân vật trữ tình được
biểu hiện rất tinh tế : từ e ấp lòng thấy giăng tơ một mối tình
đến mong ngóng chờ mãi anh sang anh chẳng sang và khắc
khoải bao giờ em mới gặp anh đây… Cô gái trong bài thơ mang
dáng dấp của người thôn nữ xưa nhưng thực chất đã mang tâm
hồn say mê lãng mạn của con người hiện đại.
- không gian và thời gian: từ mùa xuân hoa xoan phơi phới
bay đến mùa xuân đã cạn ngày, hoa xoan nát dưới dấu giày; từ
thôn Đoài cách có một thôi đê đến có ngắn gì đâu một dải đê…
sự biến đổi của yếu tố không gian và thời gian phù hợp với mạch
tâm trạng của nhân vật
- ngôn ngữ thơ mộc mạc, hình ảnh thơ tinh tế lãng mạn …
Đề 2 :
Bài thơ Trình bày là một sáng tác thể hiện rất rõ đặc trưng
của cái tôi thi sĩ trong thơ Huy Cận. Thi phẩm là lời giãi bày,
bộc bạch của một tấm lòng yêu cuộc sống tha thiết nhưng lại gặp
phải cái lạnh lẽo vô tình của đời, thế nên cô đơn sầu não đến tột
cùng. Đó là tâm trạng điển hình của hồn thơ Huy Cận cũng như
của các thi sĩ thơ mới.
Đề 3 :
Mùa xuân chín được in trong Thơ điên nhưng bài thơ lại tạo
cho riêng nó một vẻ đẹp trong trẻo, tươi tắn đến kì lạ. Qua bức
tranh thiên nhiên mùa xuân chín, người đọc có thể nhận ra một
hồn thơ Hàn Mặc Tử : trong sáng thiết tha yêu thiên nhiên yêu
con người, yêu cuộc sống. Hiểu được nét đẹp này ta mới hiểu
được trọn vẹn con người và thơ ca Hàn Mặc Tử.
2. Bài tập về nhà
Chọn một đề trong các đề trên và viết bài văn hoàn chỉnh.

×