BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐẶNG THỊ MINH DUYÊN
CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẦU ĐỔI MỚI
(QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
2
VINH - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐẶNG THỊ MINH DUYÊN
CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẦU ĐỔI MỚI
(QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHAN HUY DŨNG
4
VINH - 2011
5
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………...
1
2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………… 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát…………………
10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………….
11
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………..
11
6. Đóng góp của luận văn…………………………………………….. 11
7. Cấu trúc của luận văn……………………………………………...
12
Chương 1. Khái lược về việc thể hiện con người cá nhân trong
tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ……………………………………… 13
1.1. Con người cá nhân - một đối tượng khám phá, thể hiện mới của
văn học Việt Nam trên đường hiện đại hoá…………………………...
13
1.2. Con người cá nhân trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ trước 1945...
21
1.3.“Dấu lặng” của việc thể hiện con người cá nhân trong tiểu thuyết
cách mạng Việt Nam thời kỳ 1945 - 1975……………………..
43
1.4. Những dấu hiệu hồi sinh của con người cá nhân trong tiểu thuyết
Việt Nam từ thời kỳ đổi mới……………………………………
54
Chương 2. Những vấn đề của con người cá nhân được đặt ra
trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đầu Đổi mới …………………. 62
2.1. Những thua thiệt của con người cá nhân trong một thời kỳ chiến
tranh kéo dài………………………………………………………….. 62
2.2. Nhu cầu hạnh phúc riêng tư……………………………………...
80
2.3. Quyền khẳng định cá tính………………………………………...
93
2.4. Việc sốt xét lại bảng giá trị đánh giá con người từ góc nhìn của
con người cá nhân…………………………………………………….
101
6
Chương 3. Những tìm tịi hình thức nhằm thể hiện con người cá
nhân trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đầu Đổi mới …………... 107
3.1. Khai thác xung đột giữa con người với hoàn cảnh sống toả chiết
nhu cầu riêng tư………………………………………………………. 107
3.2. Phá vỡ logic “phải đạo” trong kết cấu…………………………..
115
3.3. Xây dựng mạng lưới ngôn từ đa thanh…………………………...
126
Kết luận……………………………………………………………… 142
Tài liệu tham khảo…………………………………………………... 145
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tiểu thuyết là một thể loại văn học ra đời muộn, nhưng chiếm một
vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc. Đặc biệt, giai đoạn
từ thập niên 1980 trở về sau, nó đã có nhiều những cống hiến xuất sắc cho
nền văn học nước nhà. Và, trong số những cống hiến xuất sắc đó, có thể nói,
đáng ghi nhận nhất là tiểu thuyết ở thời kì đầu đổi mới với các tác phẩm tiêu
biểu: Mùa lá rụng trong vườn, Thời xa vắng, Mảnh đất lắm người nhiều ma,
Bến khơng chồng và Thân phận của tình u (Nỗi buồn chiến tranh) ...Vì vậy,
nghiên cứu những cuốn tiểu thuyết này, chúng ta hiểu thêm được những quy
luật, đặc điểm thể loại tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ
đầu đổi mới nói riêng trong tiến trình vận động phát triển của thể loại tiểu
thuyết cũng như trong tiến trình văn học.
1.2. Trong tiểu thuyết, việc quan tâm thể hiện con người cá nhân chính
là một phương diện hết sức quan trọng. Việc thể hiện này đã dẫn đến sự chi
phối các quan niệm khác về nghệ thuật của nhà văn. Vì vậy, nghiên cứu vấn
đề con người cá nhân trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đầu đổi mới, chúng
ta hiểu được lí do vận động, đổi mới của thể loại tiểu thuyết, cũng như quan
niệm về con người của nhà văn, nhất là con người cá nhân, trong từng giai
đoạn văn học khác nhau.
1.3. Vấn đề con người cá nhân là một vấn đề lớn mà các nhà văn đặc
biệt quan tâm, chú ý, thể hiện trong các tác phẩm của mình. Tuy nhiên, tuỳ
vào từng thời đại khác nhau, điều kiện lịch sử xã hội khác nhau mà sự thể
hiện con người cá nhân ở từng giai đoạn có sự đậm nhạt cũng khơng giống
nhau. Nhưng, dù muốn hay không, vấn đề con người cá nhân vẫn là vấn đề
trung tâm của mọi nền văn học. Với sự thể hiện con người cá nhân, văn học
2
ngày càng nhân bản hơn, bởi con người cá nhân là một phạm trù văn hố thẩm mỹ chứ khơng chỉ là con người cá nhân giản đơn, thuần tuý.
Vấn đề con người cá nhân chúng tôi đã rất quan tâm chú ý nghiên cứu
từ những năm học đại học và là đề tài khoá luận tốt nghiệp của chúng tơi. Cịn
tâm huyết với nó và đề tài cịn có nhiều hướng để đi sâu, mở rộng nghiên cứu,
vì vậy, ở bậc sau đại học, chúng tôi quyết định chọn lựa tiếp tục nghiên cứu
đề tài con người cá nhân với mong muốn ở mặt nào đó đem lại ý nghĩa khoa
học và thực tiễn hữu ích.
1.4. Trong các cấp học từ phổ thông trở lên, tiểu thuyết là một thể loại
được đưa vào giảng dạy và nghiên cứu nhiều. Bản thân chúng tôi là giáo viên,
trực tiếp tham gia giảng dạy học sinh phổ thơng và có thể nâng lên cấp dạy
cao hơn. Vì vậy, để nắm vững thêm về chuyên môn, chúng tôi rất quan tâm
chú ý đến thể loại tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết Việt Nam thời kì đầu đổi
mới với tất cả sự phức tạp, bộn bề, ngổn ngang của nó.
2. Lịch sử vấn đề
Để khảo sát lịch sử vấn đề một cách khoa học, ngoài việc chú ý đến
những bài viết trực diện về mấy tác phẩm chính mà luận văn khảo sát (với
tiêu điểm là sự thể hiện con người cá nhân), chúng tơi cịn lưu ý đến những tài
liệu có bàn chung về sự đổi mới văn học, đổi mới tiểu thuyết sau 1975.
2.1. Những tài liệu bàn chung về đổi mới văn học
Văn học Việt Nam từ sau 1975 phát triển hết sức đa dạng, phong phú,
phức tạp và cũng chưa thật định hình chắc chắn. Các hiện tượng văn học: tác
giả, tác phẩm ra đời, sự khen chê chưa nhất quán. Người khen, khen hết mức;
người chê, chê hết lời; và cũng có những ý kiến rất dè dặt trong đánh giá. Cụ
thể là: Trong bài viết Gắn bó tâm huyết với công cuộc đổi mới đăng trên báo
Văn nghệ số 49, ra ngày 03/02/1989, Nhà văn Bùi Hiển đã khẳng định: “Ngay
3
từ đầu những năm 80, đặc biệt là văn xuôi, sân khấu và điện ảnh đã bắt đầu
xuất hiện những sáng tác mang nhiều sắc thái mới”.
Bài Nhiệm vụ của khoa học xã hội trong thời kì cách mạng của Tạp chí
Văn học số 05 ra ngày 15 tháng 05 năm 1998 có đăng lời phát biểu của đồng
chí Trần Xuân Bách Uỷ viên Bộ Chính trị BCH TƯ Đảng Cộng Sản Việt
Nam tại Hội nghị các chủ tịch viện hàn lâm khoa học tổ chức tại Hà Nội đã
khẳng định rằng: “Đại hội VI của Đảng, chúng tôi xác định rằng: “KHXH
phải trở thành công cụ sắc bén trong việc đổi mới nhận thức, đổi mới phương
pháp tư duy, xây dựng ý thức xã hội và nhân cách xã hội chủ nghĩa””.
Trong bài: Cần tăng cường hiệu quả xã hội của tác phẩm văn học (Tạp
chí Văn học số 05/1998, tr36), Nguyễn Kim Hồng viết: “Trong sự nghiệp cách
tân đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, nền văn học
nghệ thuật của ta đóng vai trò hàng đầu trong việc “sản xuất ra con người” có
khả năng đáp ứng yêu cầu của thời đại, góp phần phát huy cao nhất “năng
lượng con người” trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay. Đó cũng là
thước đo hiệu quả xã hội đích thực của Văn học Nghệ thuật” v.v..
Những bài viết, những lời khẳng định tiêu biểu trên đây chứng tỏ lúc
bấy giờ người ta rất ủng hộ, khuyến khích đổi mới trong văn học để phù hợp
với cuộc sống mới và nhu cầu mới của con người. Hồng Ngọc Hiến trong bài
viết: Thời kì văn học vừa qua và xu thế phát triển của văn học cũng đã có thái
độ tán thành, khen ngợi như sau: “Thời kì văn học từ 1975 đã đặc biệt định
hướng sắp tới. Đến nay đã 15 năm nhưng vấn đề còn sớm để thấy hết chân giá
trị của những tác phẩm và những tác giả xuất hiện được chú ý ở thời kì này một thời kì phong phú các hiện tượng văn học” (Tạp chí Văn học, 1998).
Bên cạnh những ý kiến, đánh giá, khen ngợi đó, một số nhà nghiên cứu
khác lại có ý kiến cho rằng giai đoạn này là một bước thụt lùi của văn học
Việt Nam, đặc biệt là đối với lĩnh vực thơ ca (...). Trong lĩnh vực văn xuôi
4
cũng có một số ý kiến khơng tán thành, ví dụ như một số bài viết có tính chất
phê bình đối với hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp như : ... “đó là một cây bút có
tài, nhưng ...” của Hồng Diệu, hay một số bài viết của Đỗ Văn Khang (2001),
in trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Văn hố thơng tin, Hà Nội, cũng
có những nhận xét tương đối nặng nề đối với hiện tượng mới Nguyễn Huy
Thiệp. Đồng thời, người ta còn tổ chức Gặp gỡ và trao đổi với Nguyễn Huy
Thiệp (Bài viết in trên Tạp chí Văn học, số 01, 1989). Tất cả những hoạt động
đó đều chứng tỏ, lúc này, khơng ít người cịn tỏ ra “dị ứng” với công cuộc đổi
mới và đổi mới văn học.
Mặt khác, một số nhà nghiên cứu phê bình cịn giữ thái độ trung hồ,
hoặc nhận định dè dặt những đặc điểm, quy luật phát triển của văn học ta sau
1975, nó thể hiện ngay từ tên của những tít báo: Mấy ghi nhận về đổi mới tư
duy nghệ thuật và hình tượng con người trong văn học ta thập kỉ qua (Trần
Đình Sử (1986), Tạp chí Văn học, số 06, tr 07); Phạm Quang Long với bài
viết Thử nhìn lại từ góc độ khác (Tạp chí Văn học, số 05, 1988, tr 94);
Nguyên Ngọc có bài Văn xi sau 1975 - Thử thăm dị đơi nét về quy luật
phát triển (Tạp chí Văn học, số 04, 1991, tr 09); Nguyễn Đăng Mạnh với Một
cuộc nhận đường mới (Tạp chí Văn học, số 04, 1995, tr 05); Nguyễn Văn
Long Thử xác định đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ sau
1975 (Tạp chí Cộng sản, số 06, 2001, tr 05) ...
Khi xét vấn đề trong bối cảnh rộng của nó, chúng ta khơng thể khơng nói
đến đường lối Văn nghệ của Đảng Cộng Sản Việt Nam qua các thời kì, đặc biệt
là thời kì sau năm 1975, được cụ thể hố và thơng qua Đại hội Đảng lần thứ VI
(12/1986), đã đánh dấu một thời kì mới - thời kì đổi mới tồn diện, thời kì mở
cửa ở nước ta, trong đó Văn học Nghệ thuật cũng được đổi mới. Đảng xác
định: “Đường lối văn nghệ của Đảng là một bộ phận hữu cơ gắn bó và có tác
động qua lại với các bộ phận khác trong đường lối cách mạng nói chung”.
5
Đường lối Văn nghệ của Đảng được trình bày trong các văn kiện về
Văn nghệ, có từ Đề cương văn hoá năm 1943, và đến các bức thư của TƯ
Đảng gửi các Đại hội Văn nghệ toàn quốc, cũng như ở những phần bàn về
Văn hố Văn nghệ (trong đó Văn học là quan trọng nhất) ở các báo cáo Chính
trị và các Nghị quyết qua các kì Đại hội Đảng tồn quốc. Nó có tính chất định
hướng cho văn nghệ sĩ trên con đường sáng tạo nghệ thuật phục vụ quần
chúng và sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tại đại hội Đảng lần thứ VI,
Đảng đã kêu gọi “Tồn Đảng, tồn dân đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật
đất nước và cuộc sống của nhân dân”. Nghị quyết 05 - Nghị quyết duy nhất
của Bộ Chính trị giành riêng cho Văn nghệ từ trước đến thời điểm đó, đã
khẳng định rằng: “Văn học Nghệ thuật là một bộ phận trọng yếu của cách
mạng tư tưởng văn hoá”, “là bộ phận đặc biệt nhạy cảm của Văn hoá, thể hiện
khát vọng của con người về chân, thiện, mỹ; có tác dụng bồi dưỡng tình cảm,
tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh của các thế hệ công dân, xây dựng mơi trường
đạo đức xã hội” (Trích Nghị quyết của Bộ Chính trị về Văn học, Nghệ thuật và
Văn hoá, Tuần báo Văn nghệ, số 51 - 52, ra ngày 19/12/1987).
Một sự kiện quan trọng nữa ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học ta
giai đoạn này là: Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã giành hai ngày
(ngày 06 - 07/10/1987) để đến nghe các văn nghệ sĩ tâm tình, trao đổi mọi vấn
đề về văn học nghệ thuật và cuộc sống một cách cỡi mở. Đồng chí đã kêu gọi:
“Các nhà văn trong thời kì đổi mới có quyền nói thẳng, nói thật mọi vấn đề
trong cuộc sống của chúng ta, miễn là anh đứng trên quyền lợi, lập trường của
dân tộc”. Lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư đã thực sự “cởi trói” cho các
nhà văn, tạo nên một khơng khí mới trong bầu nhiệt huyết của những người
cầm bút, thôi thúc họ bắt tay viết về nhhững mảng đề tài mới sau nhiều thập
kỷ cịn im lìm, nhất là những mặt trái của cuộc sống mà trước đây khơng dám
“nhìn thẳng”, “nói thẳng sự thật”.
6
Từ đó, Văn học Việt Nam sau 1975 xuất hiện nhiều hiện tượng phong
phú và phức tạp. Các hiện tượng văn học đặc biệt được độc giả chú ý nhiều,
gây ra những làn sóng tranh luận mạnh mẽ, ví dụ như hiện tượng Nguyễn Huy
Thiệp với Tướng về hưu, Không có vua; Dương Thu Hương với Những thiên
đường mù, v.v.., trong đó khơng thể khơng kể đến năm tác phẩm: Mùa lá rụng
trong vườn (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu), Mảnh đất lắm người
nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến khơng chồng (Dương Hướng) và Thân
phận của tình u (Bảo Ninh). Những tác phẩm này đã đánh một dấu mốc rõ rệt
vào thời kì đầu đổi mới đất nước và đổi mới văn học. Hầu hết những tác phẩm
này đều là những tác phẩm được Hội Nhà văn trao giải thưởng cao quý: Mùa lá
rụng trong vườn giải B năm 1984, Thời xa vắng đạt giải A năm 1986, và ba
đồng giải A vào năm 1991 là Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bến không chồng
và Thân phận của tình yêu (Nỗi buồn chiến tranh).
Như chúng ta đã biết, đến năm 1986 đường lối “đổi mới” cho văn nghệ
mới ra đời, nhưng văn học trong quá trình vận động phát triển của mình đã có
sự biến chuyển từ trước đó. Khi cuộc sống đã thay đổi, văn học buộc phải
thay đổi, nếu không sẽ “chết”. Một nền văn học sẽ bị diệt vong nếu nó khơng
có sự tự biến đổi, thích nghi.
Hồn cảnh lịch sử xã hội nước ta sau 1975 hồn tồn khác với trước.
Một mặt nó vừa là cuộc sống thời hậu chiến còn nhiều tồn tại, rạn nứt, cần
được đền bù, đáp ứng, ... mặt khác là sự du nhập những yếu tố mới của cuộc
sống hiện đại, của lối sống chạy theo cơ chế thị trường ... Lúc này, nhiều nhu
cầu, nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết. Trước hoàn cảnh lịch sử xã hội
phức tạp, có nhiều biến động như vậy, nhà văn không thể cứ giữ mãi cách viết
đơn giản, một chiều như trước, mà phải có sự đổi mới, dù bước đầu đang ở
giai đoạn tìm đường. Sự lí giải này rất phù hợp với tiểu thuyết Mùa lá rụng
trong vườn của Ma Văn Kháng. Tác phẩm ra đời trước “đổi mới” hai năm
7
nhưng cái khơng khí của cuộc sống chạy theo cơ chế thị trường đã phả vào
trong đó khá đậm nét. Hay nói cách khác, nó là tác phẩm viết về buổi đầu của
nền kinh tế thị trường ở nước ta. Thời xa vắng, Mảnh đất lắm người nhiều ma
và Bến không chồng được viết (đúng hơn là được xuất bản) vào đúng lúc “đổi
mới” và thời kì đầu của “đổi mới”. Thân phận của tình yêu được Bảo Ninh
viết khi chiến tranh đã kết thúc. Tác phẩm này chính là sự nhìn nhận lại chiến
tranh, một sự nhận thức lại rất tỉnh táo, thoát khỏi khuynh hướng sử thi và
cảm hứng lãng mạn cách mạng của văn học giai đoạn 1945 - 1975. Hơn nữa,
trước khi tác giả viết nó, đã có nhiều những tác phẩm thành cơng trong sự
chuyển mình, đổi mới của nền văn học dân tộc. Vì vậy, Thân phận của tình
u sẽ phải có những sự thành công nổi trội.
2.2. Những tài liệu viết về các tiểu thuyết nổi trội của văn học thời kỳ
Đổi mới trên vấn đề thể hiện con người cá nhân
Hầu như chưa có các bài viết, cơng trình tập trung nghiên cứu về vấn
đề con người cá nhân ở những tác phẩm mà chúng tôi xác định là trọng tâm
khảo sát. Các bài viết, các cơng trình nghiên cứu chỉ mới nhìn nhận một vài
khía cạnh nào đó nổi bật của tác phẩm mà người viết tâm đắc, hoặc đưa ra cái
nhìn đại thể về bối cảnh xã hội và đời sống văn học Việt Nam sau 1975. Có
thể lấy một vài dẫn chứng tiêu biểu như sau:
Nguyễn Kim Hồng trong bài Cần tăng cường hiệu quả xã hội cho tác
phẩm văn học, để làm dẫn chứng cho vấn đề mình nhấn mạnh, tác giả có nói
đến Thời xa vắng và Mùa lá rụng trong vườn như sau: “Tác phẩm Thời xa
vắng của Lê Lựu là một tác phẩm giàu năng lượng sự thật”; ... “qua “Mùa lá
rụng trong vườn, Ma Văn Kháng gợi ý định hướng sự tự nhận thức người đọc
thông qua suy nghĩ của nhân vật” [30,36].
Bài Văn xuôi gần đây và quan niệm về con người của Bùi Việt Thắng lại
viết: “Văn xuôi gần đây như nhiều người nhận xét, đã “áp sát” tới cuộc sống
8
và con người, bước đầu đem đến cho người đọc một cảm nhận trung thực về
thực tại. Ở bài viết này có năm mục, thể hiện những nhận định riêng của tác
giả về Văn xuôi gần đây và quan niệm về con người, trong đó ở mục 1. Con
người và hồn cảnh, tác giả có đụng đến Thời xa vắng rằng: “Hoàn cảnh tạo ra
một cái bẫy, nếu con người không tỉnh táo và thông minh sẽ bị sa lưới. Giang
Minh Sài của Lê Lựu trong Thời xa vắng là một ví dụ. Anh là nạn nhân của
hồn cảnh (dĩ nhiên cũng có một phần là tội nhân)...” [76,18]. Ở mục 4. Sự
khẳng định nhân cách, Bùi Việt Thắng còn đề cập đến Thân phận của tình yêu
như sau: “Cái phần được của Thân phận tình u chính là ở chỗ tác giả khao
khát có những nhân cách như Kiên trong cuộc đời vốn còn rất nhiều những
hỗn độn này” [76, 20]. Mục Đọc sách, Tạp chí Văn học, số 03, 1991, tr. 85,
Trần Quốc Huấn có bài viết về Thân phận của tình yêu dài hơn một trang báo.
Ở bài này, tác giả cố gắng khái quát : “Toàn bộ tác phẩm là một cái nhìn
ngối lại thờ thẫn, đăm đắm của người lính trận khi đã tàn cuộc” [37, 85] và
đã ít nhiều đi vào khai thác, phân tích các nhân vật, nhưng dù sao cũng chỉ
mới ở tầm “nhìn chung”, ở mức độ “điểm qua” và có tính chất “giới thiệu
sách” cùng bạn đọc.
Trần Đăng Khoa trong cuốn Chân dung và đối thoại - Bình luận văn
chương đã giành khoảng sáu trang viết [44, 81 - 87] để viết về Thời xa vắng
với những nhận định sâu sắc và khá hấp dẫn: “Trong lúc người ta đổ xô xem
mấy cái Cù lao vừa mới nổi lên và đã reo hị ầm ĩ, vì đã tìm ra được một vườn
địa đàng” ... “Anh vác xẻng đi đào mỏ. Và rồi cứ từng khối vàng ròng nguyên
chất, Lê Lựu huỳnh huỵch đắp một cái lô cốt - rồi cho nó một cái tên rất văn
chương, rất thi ca: Thời xa vắng” [44, 81]. Trong bài viết này, Trần Đăng
Khoa đã có những nhìn nhận về “thời đã qua” của lịch sử rằng: “Thời xa vắng
xa mà khơng xa, nó vẫn ngự trị, vẫn treo lơ lửng, đâu đó trên đầu mỗi người
như một cái bóng ma” [44, 82] và có nhận xét khá sâu sắc về nhân vật Giang
9
Minh Sài: “Lúc đầu anh phải yêu cái người khác yêu, khi được tự do yêu lại
đi yêu cái mình khơng có” [44, 84].
Cũng đã có khá nhiều bài viết về hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Bến không chồng của Dương Hướng,
nhưng trọng tâm xốy vào những vấn đề ngồi đề tài chúng tơi nghiên cứu. Ví
dụ: bài Thế giới kì ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma từ điểm nhìn văn
hoá của Lê Nguyên Cẩn (Nghiên cứu văn học, số 08, tháng 08/ 2006, tr. 24);
hai cơng trình nghiên cứu có khảo sát Mảnh đất lắm người nhiều ma và Bến
không chồng nhưng nhằm làm sáng tỏ những vấn đề khác là: Nguyễn Thị
Hồng Lê (2006), Khám phá mới về hiện thực nông thôn trong tiểu thuyết Việt
nam từ 1986 đến nay (qua các tác phẩm được giải), Luận văn Thạc sĩ, Đại học
Vinh; Hồng Văn Tn (2009), Nơng thơn Việt Nam sau 1975 trong một số
tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh.
Ngoài ra, năm tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn, Thời xa vắng, Mảnh
đất lắm người nhiều ma, Bến không chồng, và Thân phận của tình u cịn có
một số bài viết khác như:
- Một mảnh đời trong cuộc sống hôm nay qua Mùa lá rụng trong vườn
(Vân Thanh - Tạp chí Văn học, số 03, 1986, tr. 159);
- Tư duy mới trong nghệ thuật sáng tác của Ma văn Kháng những năm
80 (Nguyễn Thị Huệ - Tạp chí Văn học , số 02, 1980, tr. 77);
- Giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Ma văn
Kháng (Mai Thị Nhung - Nghiên cứu văn học, số 10, tháng 10/ 2008, tr. 89);
- Thời xa vắng và phim, (tập thể nhiều tác giả, Nxb Hội Nhà văn, HN,
2004);
- Phạm Thị Lan Hương (2009), Ý thức phản tỉnh trong tiểu thuyết của
Lê Lựu thời kỳ đổi mới (khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu), Luận văn
Thạc sĩ, Đại học Vinh;
10
- Những nghịch lí của chiến tranh khi đọc Thân phận của tình u của
Bảo Ninh (Hồng Ngọc Hiến - Văn nghệ, số 15, 1991);
- Nỗi buồn chiến tranh đến từ đâu?” (Nguyễn Thanh Sơn - Phê bình
văn học, Nxb Hà Nội, 2000);
- Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh qua nhan đề (Đỗ Đức Hiểu Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000);
- Việc thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
về đề tài chiến tranh (khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu) (Hoàng Thị Hảo
- Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, 2007) ;
- Con người cá nhân trong truyện ngắn Việt nam sau 1975 (Nguyễn Thị
Kim Hoa - Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh, 2007);
Qua những khảo sát trên, chúng tôi thấy cho đến hôm nay, chưa có
cơng trình nào nghiên cứu cụ thể, tập trung vào đề tài mà chúng tôi đã lựa
chọn. Luận văn chúng tôi được tiến hành trên cơ sở tiếp thu những thành tựu
của những người đi trước, nhìn nhận những mặt cịn thiếu sót hay chưa phù
hợp của các bài viết trước, cơng trình nghiên cứu trước ... để đi sâu khảo sát,
phân tích, tìm hiểu vấn đề, nhằm đưa ra một quan điểm, một cách nhìn riêng
của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng đề tài Con người cá nhân trong tiểu thuyết
Việt Nam thời kỳ đầu đổi mới (qua một số tác phẩm tiêu biểu) ở một mức độ
nào đó sẽ đem đến ý nghĩa khoa học và thực tiễn hữu ích.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự thể hiện con người cá nhân trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đầu
Đổi mới, qua một số tác phẩm tiêu biểu.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Chúng tôi tập trung khảo sát các tiểu thuyết được đánh giá cao và từng
được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam trong khoảng thời gian từ
11
1985 đến 1991 như Mùa lá rụng trong vườn, Thời xa vắng, Mảnh đất lắm người
nhiều ma, Bến không chồng, Thân phận của tình u (Nỗi buồn chiến tranh)…
Ngồi ra, chúng tơi cũng tìm hiểu thêm nhiều tác phẩm khác viết trong
thời gian gần đây có quan tâm thể hiện con người cá nhân để nhận thức rõ
hơn về vấn đề nghiên cứu mà luận văn đã chọn lựa.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Trình bày những nét khái quát nhất về lịch sử thể hiện con người
cá nhân trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (có thể tạm lấy mốc từ tiểu thuyết
Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách).
4.2. Phân tích những vấn đề của con người cá nhân được nhận thức và
thể hiện trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đầu Đổi mới (mốc thời gian
khơng cứng nhắc, có xê xích trong khoảng từ 1985 đến 1991).
4.3. Khảo sát những tìm tịi hình thức có thể được xem là hệ quả của
cách nhìn nhận mới, tư duy duy mới về con người cá nhân trong thiểu thuyết
Việt Nam thời kỳ đầu Đổi mới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều
phương pháp, trong đó có các phương pháp chính: hệ thống - cấu trúc,
phân loại, so sánh…
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình khảo sát thành tựu của tiểu thuyết Việt Nam thời
kỳ đầu Đổi mới trên một phương diện còn chưa được nghiên cứu nhiều: vấn
đề thể hiện con người cá nhân. Với những gì làm được, luận văn sẽ góp phần
soi tỏ hành trình khơng hồn tồn sn sẻ của con người cá nhân trong tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại, từ đó nhận ra những quy luật chi phối nền văn học
Việt Nam trong thế kỷ qua.
12
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được triển khai thành ba chương:
Chương 1. Khái lược về việc thể hiện con người cá nhân trong tiểu
thuyết Việt Nam hiện đại
Chương 2. Những vấn đề của con người cá nhân được đặt ra trong tiểu
thuyết Việt Nam thời kỳ đầu Đổi mới
Chương 3. Những tìm tịi hình thức nhằm thể hiện con người cá nhân
trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đầu Đổi mới
13
Chương 1
KHÁI LƯỢC VỀ VIỆC THỂ HIỆN CON NGƯỜI CÁ NHÂN
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Con người cá nhân - một đối tượng khám phá, thể hiện mới
của văn học Việt Nam trên đường hiện đại hóa
1.1.1. Tiền đề xã hội
Từ cuối thế kỷ XVIII, văn học Việt Nam đã có nhu cầu đổi mới do sự
khủng hoảng sâu sắc của chế độ phong kiến và ý thức hệ phong kiến. Nhưng
vì chưa xuất hiện lớp cơng chúng mới nên cho đến hết thế kỷ XIX, nền văn
học Việt Nam tuy đã có ít nhiều chuyển biến, về căn bản vẫn nằm trong phạm
trù văn học trung đại.
Thực dân Pháp tuy đã xâm lược Việt Nam từ năm 1958, nhưng cho đến
hết thế kỷ XIX, xét trên phạm vi cả nước, xã hội Việt Nam về căn bản vẫn là
xã hội phong kiến - một xã hội phong kiến bị xâm lược.
Đến cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp sau khi tạm bình
định được nước ta đã tiến hành khai thác thuộc địa ở tầm đại quy mơ, do đó
xã hội Việt Nam có những chuyển biến sâu sắc, trở thành xã hội thực dân nửa
phong kiến. Hàng loạt đô thị tư bản xuất hiện từ Nam chí Bắc, là những trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của chế độ thực dân. Ở các đô thị này, ra đời
những tầng lớp xã hội mới như tư sản, tiểu tư sản, thợ thuyền, dân nghèo
thành thị, tiểu thương, v.v.. trong số những tầng lớp thị dân này, đóng vai trị
quan trọng về mặt tư tưởng và văn hóa là những người tiểu tư sản trí thức Tây
học (học sinh, sinh viên, viên chức, ...). Qua tầng lớp trí thức này, tư tưởng và
văn hóa hiện đại của Âu Mỹ ngày càng thâm nhập vào nước ta một cách sâu
sắc. (trước kia, qua tầng lớp trí thức Hán học, sự tiếp nhận tư tưởng và văn
14
hóa nước ngồi của ta chủ yếu chỉ giới hạn trong quan hệ với những thành tựu
của Trung Hoa thời cổ trung đại).
Từ những lớp thị dân nói trên, tầng lớp cơng chúng đơng đảo mới ra đời.
Họ có nhưng quan niệm mới về vũ trụ, nhân sinh, về cái đẹp. Ở họ, nẩy sinh
nhưng tình cảm mới, khát vọng mới và những thị hiếu mới về văn chương nghệ
thuật. Họ yêu cầu văn học phải đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
1.1.2. Một số điều kiện khác
Về chữ viết, nếu như trong suốt hàng ngàn năm phong kiến, người Việt
Nam chủ yếu sử dụng hai loại văn tự chính là chữ Hán và chữ Nơm, thì đến
những thế kỷ cuối của thời trung đại, ở ta đã xuất hiện một thứ chữ mới là chữ
quốc ngữ. Trên cơ sở những chữ cái La Tinh, trong vai trò truyền đạo, các cha
cố phương Tây cùng với một số trí thức người Việt Nam đã sáng tạo ra chữ
Quốc ngữ.
Chữ Quốc ngữ là một loại văn tự dễ đọc, dễ viết, dễ học nên nó nhanh
chóng được phổ biến rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp nhận và sử
dụng của tầng lớp cơng chúng thị dân. Nó là thứ văn tự chính được sử dụng
rộng rãi trong xã hội cũng như trong hoạt động sáng tác văn học. Chính nó đã
góp phần thúc đẩy nhanh q trình hiện đại hóa văn học.
Thực dân Pháp xâm lược, biến nước ta thành một nước thuộc địa nửa
phong kiến; từ đây, nhiều đô thị tư sản mọc lên. Ở các đô thị, mơ hình xã hội
tư bản thương mại là chủ yếu.
Trong xã hội thương mại, nhu cầu văn hóa phát triển, tất dẫn đến những
hoạt động kinh doanh văn hóa. In ấn, xuất bản, nghề làm sách báo theo kỹ
thuật hiện đại của phương Tây, cũng lần lượt ra đời và phát triển nhanh
chóng, góp phần đưa tác phẩm đến với độc giả nhanh hơn, thúc đẩy hoạt động
sáng phát triển nhanh hơn.
15
Viết văn trở thành một nghề chuyên nghiệp để kiếm sống, tuy vô cùng
chật vật nhưng đội ngũ sáng tác vẫn bám nghề và quyết sống bằng đồng
lương nhuận bút.
Lúc này nhà văn và cơng chúng có quan hệ gắn bó hơn. Phê bình, dịch
thuật, khảo cứu ra đời và phát triển trên báo chí. Các quan điểm, các thị hiếu
có điều kiện cọ xát với nhau. Đời sống văn học trở nên sôi nổi, khẩn trương
hơn. Nhờ vậy, câu văn xi nhanh chóng được hình thành, các thể loại văn
học được giới thiệu cụ thể. Các cây bút có điều kiện tập dượt, cọ xát ý kiến,
trao đổi kinh nghiệm, kích thích nhau phát triển, thúc đẩy q trình hiện đại
hóa diễn ra một cách mau lẹ.
1.1.3. Hiện đại hóa văn học
Khái niệm hiện đại hóa được hiểu theo nghĩa: văn học thời kỳ này thoát
ra khỏi hệ thống thi pháp của văn học thời phong kiến trung đại. Từ nền văn
học Hán Nôm chuyển thành nền văn học của thị dân các đô thị tư bản chủ
nghĩa. Công chúng mở rộng hơn. Người sáng tác tự giải phóng khỏi hệ thống
ước lệ chặt chẽ, uyên bác, cách điệu hóa, sùng cổ và phi ngã của văn học thời
phong kiến trung đại. Các thể văn nghệ thuật được đề cao. Văn xi hình
thành và phát triển mạnh, đặc biệt là ở hệ thống thể loại tiểu thuyết tâm lí phát
triển nhanh chóng. Con người cá nhân có điều kiện thể hiện và được đơng đảo
bạn đọc đón nhận. Cá tính và phong cách nhà văn có điều kiện phát triển
phong phú.
Q trình hiện đại hóa văn học nước ta bắt đầu bằng sự hình thành các
thể loại văn xi quốc ngữ (trong một thời gian dài nó chủ yếu dùng để phiên
dịch các kinh bổn lưu hành trong giáo dân. Đến nửa cuối thế kỷ XIX, từ lĩnh
vực tôn giáo, chữ quốc ngữ mới bước dần sang lĩnh vực văn hóa văn học). Sự
truyền bá rộng rãi chữ quốc ngữ có tác động quan trọng tới sự hình thành các
tầng lớp cơng chúng văn học mới và có ảnh hưởng tích cực tới sự ra đời và
16
phát triển nền văn xuôi nước ta. Nhưng điều quan trọng hơn phải kể đến là sự
xuất hiện của báo chí và q trình dịch thuật đầu thế kỷ XX (chủ yếu dịch tiểu
thuyết cổ điển Trung Hoa, tiểu thuyết và kịch Pháp). Từ văn dịch thuật, văn
viết theo kiểu thơng tin báo chí, đến giai đoạn này, kiểu văn xuôi nghệ thuật
tiếng Việt ra đời, trưởng thành và phát triển. Khoảng cuối thế kỷ XIX, người
ta thấy xuất hiện ở Miền Nam một số sáng tác văn xuôi quốc ngữ. Chẳng hạn
bài kí Chuyến đi thăm Bắ Kỳ năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Kí (1876) hay
truyện Thầy Lazarơ phiền của Nguyễn Trọng Quản (1887). Nhưng đến đầu
thế kỷ XX mới có hẳn một phong trào truyện kí văn xi quốc ngữ, đặc biệt
là ở Sài Gịn. Cuốn tiểu thuyết Hoàng Tố Anh hàm oan xuất hiện năm 1910
được Trần Thiện Trung thể hiện bằng văn xuôi quốc ngữ khá suôn sẻ, chững
chạc. Tác phẩm viết về nỗi oan ức, giày vị của cơ gái dân q nghèo tên là
Hoàng Tố Anh. Tuy nhiên, những sáng tac kể trên nói chung và tiểu thuyết
Hồng Tố Anh hàm oan nói riêng chỉ mới là những thử nghiệm bước đầu, chất
lượng nghệ thuật chưa cao; chưa có những diễn tiến gì về tâm lí nhân vật
cũng như những thể hiện con người cá nhân. Mặt khác, do điều kiện giao
thông cách trở, ảnh hưởng của nó chỉ mới thu hẹp trong một số đơ thị miền
Nam. Hiện đại hóa văn học ở chặng thứ nhất (từ đầu thế kỷ XX đến khoảng
năm 1920) này, nhìn trên tổng thể, dịng chính vẫn là do các chí sĩ Hán học
tân tiến đảm nhiệm. Văn học chỉ mới đổi mới quan điểm chính trị, xã hội, học
thuật chứ chưa có sự đổi mới thật sự về tư tưởng thẩm mỹ. Các tiểu thuyết
viết theo diễn biến nội tâm nhân vật cũng như việc thể hiện con người cá nhân
hầu như chưa có.
Bước thứ hai, từ đầu những năm 1920 đến khoảng 1930. Quá trình hiện
đại hóa nền văn học đến thời kỳ này đã đạt được nhiều thành tựu. Xu hướng
hiện đại hóa trở thành dịng chính trong tiến trình phát triển nền văn học dân
tộc. Giai đoạn này chẳng những đã ra đời nhiều tác phẩm có giá trị mà cịn
17
xuất hiện một số tác giả tự khẳng định được chắc chắn tài năng và sức sáng
tạo dồi dào của mình.
Ở lĩnh vực thơ, thực chất quá trình hiện đại hóa thơ ca là sự giải phóng
cái tơi cá nhân ra khỏi hệ thống ước lệ khắt khe và có tính “phi ngã” (khơng
thể hiện cái tơi cá nhân) của thơ ca thời phong kiến. Cái tôi ấy đã bắt đầu cựa
quậy từ giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX với những tên
tuổi nổi bật như Nguyễn Công Trứ, Phạm Thái, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du,
Đặng Trần Cơn, Nguyễn Gia Thiều, v.v.. Từ đó, đẻ ra hiện tượng “phản thi
pháp văn chương trung đại”. Tuy nhiên, những hiện tượng “phản thi pháp văn
chương trung đại” này, chưa có điều kiện và cũng chưa đủ sức phá vỡ được
tính quy phạm chặt chẽ của văn chương cổ. Nhưng đến bước thứ hai này,
những tên tuổi nhà thơ như Trần Tuấn Khải, và đặc biệt là Tản Đà, cái tôi ấy
càng tự khẳng định mạnh mẽ hơn với hồn thơ phóng túng và tràn đầy tình
cảm, cảm xúc. Tuy nhiên, Tản Đà vẫn là “người của hai thế kỷ” [79,11]. Ơng
vẫn chưa sáng tạo được một hình thức hoàn toàn mới cho thơ. Những cố gắng
cách tân của Tản Đà chỉ mới dừng ở chỗ khai thác triệt để những thể điệu tự
do nhất trong thơ ca cổ bao gồm cả những điệu hát dân gian như hát nói, hát
xẩm, ca dao, thơ lục bát, v.v..
Cũng ở chặng này, thể loại kịch nói bắt đầu xuất hiện. Đây là một loại
hình văn học được du nhập từ phương Tây, nó hồn tồn mới đối với người
Việt Nam. Một loạt tác phẩm được ra đời như: Chén thuốc độc, Tịa án lương
tâm củaVũ Đình Long; Bạn và vợ của Nguyễn Hữu Kim; Ông Tây An Nam
của Nam Xương ... Nhìn chung, những tác phẩm kịch kể trên, phẩm chất nghệ
thuật còn nhiều hạn chế (nhà văn nhiều khi nói thay nhân vật theo kiểu thuyết
lí về đạo đức, giáo huấn; yếu tố ngẫu nhiên bị lạm dụng; xung đột kịch cịn
gượng ép ...), nhưng đó cũng là những đóng góp về mặt thể loại, quan niệm
con người... trên đường hiện đại hóa nền văn học dân tộc.
18
Bên cạnh những truyện ngắn (Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn, Câu
chuyện một tối của người tân hôn - Nguyễn Bá Học, Quay tơ - Nhất Linh,...),
và thể bút kí, tùy bút (Giọt lệ thu - Tương Phố, Linh Phượng kí - Đơng Hồ, Ba
tháng ở Pari - Phạm Quỳnh,...), ở thể loại tiểu thuyết đã có được những thành
công nhất định với tên tuổi của nhà tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ở Miền Nam.
Ai làm được là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông được xuất bản năm 1913,
tiếp sau đó, một loạt tiểu thuyết khác của Hồ Biểu Chánh ra đời liên tục cho
đến năm 1930. Cịn ở ngồi Miền Bắc, tác giả Trọng Khiêm cũng có cuốn tiểu
thuyết Kim Anh lệ sử khá thành cơng.
Trong việc thể hiện con người cá nhân, sự ra đời cuốn tiểu thuyết Tố
Tâm (tác phẩm viết xong năm 1922, xuất bản lần đầu năm 1925) của Hoàng
Ngọc Phách đã đánh một dấu mốc quan trọng, ít nhiều tạo tiền đề cơ sở cho
việc thể hiện nội tâm, diễn biến tâm lí của kiểu con người cá nhân trong tiểu
thuyết Việt Nam sau này, nhất là ở thời kỳ đầu “đổi mới”.
Những cây bút kể trên, phần lớn thuộc lớp trí thức Tây học đầu tiên ở
nước ta. Tác phẩm của họ thường chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi các truyện ngắn và
tiểu thuyết Pháp. Mặt khác, ở các sáng tác của họ, nhiều yếu tố của thời kỳ văn
học cổ vẫn tiếp tục tồn tại trên mọi thể loại. Tuy vậy, xu hướng văn học hiện
đại hóa đã có nhiều thành tựu có giá trị trong các sáng tác; và, con người cá
nhân - Một đối tượng khám phá, thể hiện mới cũng nằm trong quỹ đạo này.
Bước thứ ba (từ đầu những năm 1930 đến năm 1945), bước cuối cùng
trên con đường hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Ở chặng này, q trình hiện
đại hóa nền văn học được đẩy lên một ước mới với nhiều cuộc cách tân văn
học sâu sắc trên các thể loại. Bên cạnh những thành công rực rỡ về lĩnh vực
thơ ca (tạo ra một phong rào Thơ mới rầm rộ), truyện ngắn, kịch nói, bút kí,
tùy bút, phóng sự,... với hàng loạt tên tuổi xuất sắc như Xuân Diệu, Huy Cận,
Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Tơ Hồi, Vi
19
Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng
Phụng, v.v.. Hoạt động sáng tác của họ được phân chia thành nhiều trào lưu,
xu hướng, bộ phận khác nhau. Đặc biệt, thể loại tiểu thuyết tâm lí được phát
triển lên một trình độ thẩm mỹ cao và phân chia thành nhiều nhóm, nhiều
dịng, nhiều xu hướng khác nhau.
Trước hết, chúng ta phải kể đến những đóng góp của nhóm Tự lực văn
đồn với những tiểu thuyết thật sự hiện đại (so với tiểu thuyết của Hồ Biểu
Chánh, Hoàng Ngọc Phách ...): Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân, Đoạn
tuyệt, v.v.. Tiếp đó là những sáng tác thành cơng của Vũ Trọng Phụng (Giông
tố, Số đỏ ...), Ngô Tất Tố (Tắt đèn), Nguyễn Công Hoan (Bước đường cùng),
Nguyên Hồng (Bỉ vỏ), Mạnh Phú Tư (Làm lẻ; Sống nhờ), Đỗ Đức Thu (Đứa
con), Nam Cao (Sống mịn) ... đã có những đóng góp xuất sắc trong việc hiện
đại hóa nền văn học dân tộc ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
Ở bước thứ ba này, nền văn học Việt Nam nhìn trên tổng thể, đã có tính
hiện đại từ nội dung đến hình thức, khơng cịn lạc điệu với tiếng nói của văn
học thế giới hiện đại nữa. Ở chặng đường cuối này, trong việc cách tân văn
học, hế hệ trí thức Tây học lúc bấy giờ là những người có cơng đầu tiên. Họ
là những trí thức Tây học (được học trong các trường Tây hoặc đi du học ở
Tây về), tuổi đời rất trẻ, chỉ trên dưới hai mươi. Họ một mặt khơng vương vấn
gì với những quy phạm, những công thức của văn chương cổ nữa, mặt khác
lại kế thừa được những kinh nghiệm cách tân của các thế hệ đi trước, lại có
điều kiện nắm bắt được những tinh hoa văn hóa, văn học thế giới, tinh nhạy
với những cái mới của phương Tây. Trong việc thể hiện con người cá nhân,
cũng chính tầng lớp trí thức Tây học này là những người đi tiên phong và
đóng vai trị cốt cán.
Tốc độ hiện đại hóa văn học diễn ra đặc biệt mau lẹ, khẩn trương. Khái
niệm mau lẹ mà chúng tơi muốn nói đến ở đây là bao gồm nhịp độ phát triển