Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tim pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.19 KB, 3 trang )

Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tim
Hầu hết trẻ có bệnh tim thường thường bị suy dinh dưỡng, suy kiệt, rất khó tăng cân, điều
này ảnh hưởng nhiều đến việc phẫu thuật tim của trẻ. Vì vậy làm thế nào để nuôi trẻ cho
đủ dinh dưỡng, tăng cân tốt để được phẫu thuật sớm, muốn làm được điều này, các bậc
cha mẹ cần biết những điều dưới đây.

Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tim
Vì sao trẻ mắc bệnh tim thường suy dinh dưỡng?
Về cơ bản, các thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa bú hoặc ăn của trẻ mắc bệnh tim
không khác gì so với trẻ bình thường.
Với trẻ bú mẹ do mắc bệnh tim trẻ thường bị khó thở nên khi bú và uống sữa rất khó
khăn và rất kém làm cho trẻ khó tăng cân như những trẻ khỏe mạnh khác.
Với trẻ lớn hơn, khi mắc bệnh tim theo chỉ định của các bác sĩ trẻ phải ăn nhạt, không
nêm mắm muối khiến trẻ ăn không ngon miệng và chán ăn nên dễ bị suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, với trẻ mắc bệnh tim thì hệ thống đường tiêu hóa và gan mật của trẻ có những
rối loạn khiến trẻ không hấp thu được các chất ăn vào cơ thể hoặc trẻ có thể có những dị
tật bẩm sinh ở đường tiêu hóa – gan mật đi kèm làm trẻ không tiêu hóa được thức ăn, nên
trẻ bị suy dinh dưỡng.
Thành phần dinh dưỡng
Nếu trẻ suy dinh dưỡng, phải sử dụng những loại sữa có năng lượng cao, những thực
phẩm giàu năng lượng (giàu chất béo). Số lượng thức ăn hoặc sữa ăn vào không thay đổi
nhưng trẻ được cung cấp dinh dưỡng cao hơn bình thường, giúp trẻ tăng cân nhanh hơn.
Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa của trẻ mắc bệnh tim, nhất là trẻ có suy tim hoặc tim bẩm
sinh… thì khả năng hấp thu thức ăn kém, nên khi ăn những thực phẩm hoặc uống sữa
giàu năng lượng, trẻ có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp này cần giảm bớt lượng thức ăn
và cần có chỉ định của bác sĩ dinh dưỡng.
Đối với trẻ đã ăn dặm cần phải ăn nhạt, như vậy trẻ sẽ rất chán ăn. Nếu trẻ lớn có thể dễ
chấp nhận chế độ ăn này sau khi nghe giải thích. Nhưng trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường không
hiểu nên nếu cho trẻ ăn nhạt trẻ sẽ từ chối và không ăn. Trong những trường hợp này cần
sự tư vấn của bác sĩ để giúp cha mẹ cho trẻ ăn bình thường và bác sĩ sẽ cho trẻ uống thêm
thuốc.


Ngoài ra, với những trẻ sử dụng thuốc lợi tiểu như lasix (furosemide) sẽ dễ bị thiếu chất
kali, nên ăn thêm những thực phẩm giàu kali như cam, chuối, nho, đu đủ, nước dừa,…
Cách cho trẻ bú và ăn theo từng độ tuổi:
Đối với trẻ còn bú mẹ: Khi cho trẻ ăn hoặc bú phải nâng cao đầu trẻ lên, tránh nôn và sặc
sữa. Không cho trẻ bú hoặc ăn quá no vì trẻ rất khó tiêu hóa nên sẽ dễ bị nôn. Chia bữa
ăn hoặc số lần bú ra nhiều lần hơn so với bình thường… Các bữa ăn cụ thể như sau:
Trẻ dưới 6 tháng
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, bất cứ khi nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm, ít nhất 8 lần mỗi
ngày.
- Đối với trẻ 4 – 6 tháng tuổi, chỉ cho trẻ ăn thêm nếu thấy trẻ: Vẫn còn đói sau mỗi lần
bú; Không tăng cân như bình thường, có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm từ 1 đến 2 bữa
bột, loãng đến đặc dần, với đầy đủ thành phần giống như bột của trẻ 6 – 12 tháng tuổi.
Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi
- Cho trẻ bú mẹ cả ngày lẫn đêm, bất cứ khi nào trẻ muốn.
- Cho trẻ ăn dặm các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, với đầy đủ thành phần trong 4 ô
vuông thức ăn (xem ảnh).
- Cho trẻ ăn dặm 3 bữa mỗi ngày nếu trẻ còn bú mẹ; 5 bữa mỗi ngày nếu trẻ không còn
bú mẹ; Mỗi bữa 3/4 đến 1 bát con các thức ăn này.
- Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả sẵn có ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài…
Trẻ từ 12 tháng đến 2 tuổi
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn.
- Cho trẻ ăn dặm các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, với đầy đủ thành phần trong 4 ô
vuông thức ăn (xem ảnh).
- Cho trẻ ăn dặm 3 – 5 bữa mỗi ngày; mỗi bữa 1 đến 1 bát rưỡi các thức ăn này.
- Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả sẵn có ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài…
- Không cho trẻ bú bằng bình sữa mà cho trẻ uống bằng thìa hoặc cốc.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên
- Cho trẻ ăn 3 bữa cùng gia đình, ăn các thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong 4 ô vuông
thức ăn (xem ảnh); Xen giữa các bữa chính nên cho trẻ ăn thêm ít nhất 2 bữa phụ là sữa,
bánh, phở, mỳ, cháo…

- Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả sẵn có ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài…
The

×