Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

TIỂU LUẬN: Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.29 KB, 34 trang )







TIỂU LUẬN:

Tình hình tổ chức thực hiện
công tác tài chính của Công ty
Sơn tổng hợp Hà Nội








Lời nói đầu

Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và ở Việt
Nam nói riêng đang kinh doanh trong một môi trường đầy biến động, có rất nhiều nhân
tố ảnh hưởng đến công cuộc kinh doanh của doanh nghiệp trong đó quan trọng nhất là
hai nhân tố: nhu cầu thường xuyên thay đổi và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt
trên phạm vi toàn cầu. ở Việt Nam, từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các
doanh nghiệp phải tự hạch toán độc lập, tự chủ trong kinh doanh do đó, bước đầu các
doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Muốn tồn tại được các doanh nghiệp phải không
ngừng đổi mới về con người, về trình độ, về cách quản lý, về công nghệ, về máy móc
thiết bị Hoà cùng công cuộc đổi mới phát triển của đất nước, Công ty Sơn tổng hợp
Hà Nội cũng từng bước đổi mới diện mạo của mình, xác định hướng phát triển đúng


đắn, góp phần tham gia vào công cuộc đổi mới của đất nước phát triển kinh tế vững
mạnh. Để thực hiện được điều này, Công ty phải thực hiện những biện pháp để quản lý
mọi hoạt động kinh doanh đặc biệt là phải tổ chức tốt việc sản xuất kinh doanh và tiêu
thụ sản phẩm. Một trong những công cụ quan trọng giúp cho công tác quản lý mang lại
hiệu quả là hạch toán kế toán nói chung và tình hình vận dụng nguồn vốn nói riêng.
Sau một thời gian đi sâu vào nghiên cứu thực tế tình hình hoạt động kinh doanh,
tình hình tổ chức công tác kế toán, quy trình hạch toán, tình hình tài chính của Công ty
Sơn tổng hợp Hà Nội và được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công nhân viên trong
Công ty, tôi đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
Nội dung báo cáo gồm 4 phần:
Phần I: Tổng quan về Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội.
Phần II: Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính của Công ty Sơn tổng hợp
Hà Nội.
Phần III: Tổ chức thực hiện công tác kế toán ở Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội.
Phần IV: Công tác phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Sơn tổng hợp Hà
Nội.




Phần I: Tổng quan về Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh
doanh từ ngày 01/09/1970, trên cơ sở phân tách phân xưởng mực in thuộc xí nghiệp vật
liệu ngành in. Ban đầu, Công ty có tên gọi là “Nhà máy sơn mực in tổng hợp Hà Nội”,
được thành lập theo quyết định số 1083/HC-QLKT ngày 11/08/1970 của tổng cục
trưởng tổng cục hoá chất.
Năm 1993, Công ty được thành lập lại theo quyết định số 295/QĐ/TCNS-ĐT
ngày 24/5/1993 của Bộ công nghiệp nặng, nay là Bộ công nghiệp. Theo đó, Công ty

chính thức được đổi tên thành Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội; hoạt động sản xuất kinh
doanh theo luật doanh nghiệp Nhà Nước. Hiện nay, Công ty là một doanh nghiệp thuộc
tổng Công ty hoá chất Việt Nam (VINACHEM), có tư cách pháp nhân, hoạt động độc
lập, có trụ sở và con dấu riêng.
-Tên Công ty: CÔNG TY SƠN TổNG HợP Hà Nội (HASYNPAINTCO)
-Trụ sở chính: Xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
-Đăng ký kinh doanh số: 10.8851 do trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp ngày
25/06/1993.
-Ngành nghề kinh doanh:
+ Công nghiệp sản xuất sơn, mực in.
+ Nhập khẩu trực tiếp các nguyên liệu hoá chất, phụ gia, vật tư về sản xuất sơn, vecni.
+ Xuất khẩu các sản phẩm sơn, vecni.
Những ngày đầu thành lập, các cán bộ công nhân viên nhà máy sơn-mực in đứng
trước một hoàn cảnh thực tế đầy cam go, thử thách. Sau 4 năm vừa xây dựng vùa sản
xuất, đến năm 1974, nhà máy đã nghiên cứu áp dụng thành công đề tài tiến bộ kỹ thuật,
lắp đặt và đi vào ứng dụng một hệ thống tổng hợp nhựa Alkyd (nguyên liệu chính để
sản xuất sơn) đầu tiên ở miền Bắc nước ta. Sản phẩm sơn từ chỗ hoàn toàn dựa trên dầu
nhựa thiên nhiên đã được thay thế bằng nhựa tổng hợp, góp phần chủ động nguồn
nguyên liệu sản xuất, tiết kiệm một phần lớn chi phí bảo quản, lưu kho, lưu bãi.



Thời kỳ đổi mới Công ty gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên Công ty đã lựa chọn
được phương hướng kinh doanh đúng đắn đem lại hiệu quả với những ứng dụng sản
xuất bộ sơn cho vật liệu có kết cấu bằng thép, độ bền và tuổi thọ cao; sơn chịu nhiệt đến
500
0
C; các hỗn hợp dung môi dùng cho sơn ôtô, xe máy chất lượng cao cung cấp cho
các hãng Honda, Yamaha ; sơn vạch đường giao thông dạng nóng chảy và đặc biệt là
áp dụng có kết quả quy trình công nghệ sản xuất nhựa Alkyd trên hệ thống dây chuyền

tổng hợp nhựa Alkyd 3000 tấn/năm, tiết kiệm tiền điện hàng tháng trên 40 triệu đồng,
không phải đầu tư thêm trạm biến thế và thay cáp điện mới, lợi hơn 1 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng hàng năm của Công ty từ năm 1990 trở lại đây đều đạt trung
bình 30%. Giá trị tổng sản lượng tăng 9 lần, công suất thiết kế tăng 4,5 lần so với năm
1991 và đưa số lao động của Công ty tăng lên 1,5 lần. Tháng 7 năm 1999, Công ty đã
được cấp chứng chỉ ISO 9002, đồng thời đang tiếp tục triển khai, sắp xếp lại sản xuất để
đạt được các yêu cầu cho chứng chỉ ISO 14000 về môi trường. Trong kế hoạch 5 năm
2001-2005, Công ty dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng từ 15-20%; sản lượng sẽ đạt
khoảng 10.000 tấn với doanh thu trên 210 tỷ đồng/năm vào năm 2005.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội.
Là một Công ty thuộc Tổng Công ty hoá chất Việt Nam, nhiệm vụ sản xuất chính
của Công ty là sản xuất kinh và doanh các sản phẩm về sơn.
+ Sản phẩm chính của Công ty: sơn các loại, mực in keo, các chất phủ bề mặt, bột màu
các loại và các chất phụ gia.
+ Sản phẩm phụ của Công ty: sơn trang trí và bảo vệ phương tiện giao thông máy móc
thiết bị, công trình kiến trúc. Sơn bảo vệ và trang trí bề mặt sản phẩm bằng kim loại,
hợp kim, phi kim loại.
Chức năng chủ yếu của Công ty: thông qua việc liên doanh liên kết với các thành
phần kinh tế trong và ngoài nước để phục vụ nhu cầu trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu
sản phẩm ra nước ngoài. Đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách, thực hiện
tốt các lợi ích kinh tế, xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
3. Tổ chức bộ máy quản lý:
Công ty thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng theo cơ chế “Trực tuyến- chức
năng”. Bộ máy tổ chức của Công ty gồm Ban giám đốc, 12 phòng chức năng, 6 phân



xưởng sản xuất và 1 đội xây dựng cơ bản. Đứng đầu là giám đốc Công ty giữ vai trò
lãnh đạo chung toàn Công ty. Các phó giám đốc và trợ lý giám đốc trợ giúp giám đốc
trong các lĩnh vực theo uỷ quyền.

Ban giám đốc của Công ty gồm có:
 1 giám đốc phụ trách chung và quyết định mọi việc.
 1 phó giám đốc phụ trách kỹ thuật.
 1 phó giám đốc phụ trách sản xuất.
 1 trợ lý giám đốc giúp đỡ giám đốc điều hành công việc.
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, phân xưởng sản xuất có chức năng, nhiệm vụ
tham mưu giúp việc và chịu trách nhiệm trước giám đốc, quản lý, điều hành công việc
trên các lĩnh vực giám đốc phân công, chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của giám đốc.
Ngoài các nhiệm vụ thường xuyên, các phòng, phân xưởng còn có thể phải thực
hiện các công việc phát sinh khác khi được giám đốc giao. Khi đó, các trưởng phòng và
quản đốc có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, tôn trọng và tạo điều kiện để cùng hoàn
thành nhiệm vụ.
Mọi lĩnh vực hoạt động và thành viên của các đơn vị phải tuyệt đối tuân theo quy
định của pháp luật và quy chế quản lý của Công ty trong quá trình thực hiện những
nhiệm vụ được giao.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty có thể được thể hiện qua sơ đồ sau:


6
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty được thể hiện qua bảng sau.





















Giám
Các phó giám
Các trợ lý
giám đ
ốc

Ghi chú:
Quan hệ lãnh đạo.

Phòng h
ợp tác
qu
ốc tế

đ
ảm bảo
Phòng k
ỹ thuật
công ngh



Phòng c
ơ đi
ện

Phòng k
ế hoạch

Phòng tài v


Phòng th
ị tr
ư
ờng

Phòng tiêu th


Phòng qu
ản lý

Phòng t
ổ chức

Phòng qu
ản trị

Phân xư
ởng tổng

h
ợp nhựa Alkyd

Phân xư
ởng s
ơ
công nghi
ệp

Phân xư
ởng s
ơn

Phân xư
ởng s
ơn
Phân xư
ởng c
ơ

Đ
ội xây dựng c
ơ
b
ản



7


Bộ máy tổ chức Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội.




Phần II: tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính của Công ty Sơn tổng
hợp Hà Nội.
I./ Phân cấp quản lý tài chính tại Công ty
Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty
Hoá chất Việt Nam, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân đầy đủ. Kế toán
trưởng có nhiệm vụ thực hiện công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo kế toán biểu
mẫu, chế độ thể lệ của Nhà Nước. Cung cấp thông tin và những số liệu cần thiết về
hoạt động sản xuất kinh doanh cho giám đốc và các phòng liên quan, phục vụ yêu
cầu phân tích tài chính của Công ty. Cân đối sử dụng các nguồn vốn trong kinh
doanh đạt hiệu quả cao nhất.
II./ Công tác kế hoạch hoá tài chính của Công ty.
1/ Xây dựng kế hoạch.
Dựa trên kết quả hoạt động xản xuất kinh doanh, kế toán tài chính của năm
trước Giám đốc, kế toán trưởng tiến hành xây dựng kế hoạch tài chính cho năm sau.
Lập kế hoạch về chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng. Kế hoạch chi phí
sản xuất cho từng phân xưởng, cho từng mặt hàng , mục đích của việc xây dựng kế
hoạch này là nhằm đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí, làm cơ sở để các phân xưởng
tiến hành sản xuất.
2/ Tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện kế hoạch.
Sau khi xây dựng kế hoạch tài chính thì tiến hành giao kế hoạch cho các bộ
phận để tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính. Trong quá trình thực hiện, có thể điều
chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Nếu có những vấn đề nảy sinh thì đơn vị
giải quyết một cách kịp thời nhằm đảm bảo phối hợp đồng bộ kế hoạch tài chính với
những kế hoạch khác.
III./ Tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty.

Trước kia, trong thời kỳ bao cấp, Công ty sản xuất theo kế hoạch của ngành,
của Nhà Nước giao. Công ty đã luôn đạt sản lượng vượt mức kế hoạch, áp dụng tốt
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nhân viên nhà máy đã có nhiều sáng kiến tốt, đem
lại hiệu quả cao. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, Công ty đã không ngừng phát




huy truyền thống, chủ động tìm kiếm thị trường. Giá trị tổng sản lượng của Công ty
năm sau luôn đạt cao hơn năm trước kèm theo mức lãi ngày càng tăng.
Cùng với mức tăng đều đặn và ổn định của sản lượng sản xuất, tình hình tài
chính cũng như sử dụng vốn của Công ty cũng tương đối lành mạnh và bền vững.
Để chứng thực điều đó, ta có thể xem xét bảng cân đối tài sản của Công ty trong 2
năm gần đây (2001 và 2002).
Bảng cân đối kế toán của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội năm 2001-2002.
Tài sản Mã số

31/12/2001 31/12/2002
(1) (2) (3) (4)
A -T/S LƯU Động Và ĐầU TƯ NG
ắN HạN
100 41.264.463.362 51.187.281.254
(100 = 110+120+130+140+150+160)

I. Tiền: 110 5.887.306.235 7.707.722.601
1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 111 1.269.226.924 1.378.850.527
2. Tiền gửi Ngân hàng 112 4.618.079.311 6.328.872.074
3. Tiền đang chuyển 113
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: 120 0 0
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121

2. Đầu tư ngắn hạn khác 128
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129
III. Các khoản phải thu: 130 9.714.835.708 21.450.169.056
1. Phải thu của khách hàng 131 9.305.427.475 17.881.805.418
2. Trả trước cho người bán 132 404.122.233 3.568.363.638
3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 133
4. Phải thu nội bộ 134
Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135
Phải thu nội bộ khác 136
5. Các khoản phải thu khác 138 5.286.000 0
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi(*) 139
IV. Hàng tồn kho: 140 25.235.641.782 21.642.121.639
1. Hàng mua đang đi trên đường 141
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 20.445.344.175 17.357.884.778




3. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 181.126.203 261.235.861
4. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 144
5. Thành phẩm tồn kho 145 4.609.171.404 4.023.001.000
6. Hàng hoá tồn kho 146
7. Hàng gửi đi bán 147
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149
V. Tài sản lưu động khác: 150 426.679.637 3.872.679.58
1. Tạm ứng 151 426.679.637 387.267.958
2. Chi phí trả trước 152
3. Chi phí chờ kết chuyển 153
4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154
5. Các khoản cầm cố, ký cư

ợc, ký quỹ ngắn
hạn 155
VI. Chi sự nghiệp 160 0 0
1. Chi sự nghiệp năm trước 161
2. Chi sự nghiệp năm nay 162
B - Tài sản cố định và đầu tƯ dài hạn 200 11.363.947.593 9.231.461.712
(200=210+220+230+240)
I. Tài sản cố định: 210 11.063.947.593 8.931.461.712
1. Tài sản cố định hữu hình 211 10.134.277.993 8.219.139.312
Nguyên giá
212 26.462.229.182 28.118.079.793
Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 213 -16.327.951.189 -19.898.940.481
2. Tài sản cố định thuê tài chính: 214
Nguyên giá
215
Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 216
3. Tài sản cố định vô hình 217 929.669.600 712.322.400
Nguyên giá
218 1.086.736.000 1086736000
Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 219 -157.066.400 -374.413.600
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: 220 300.000.000 300.000.000
1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 300.000.000 300.000.000




2. Góp vốn liên doanh 222
3. Đầu tư dài hạn khác 228
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 0 0

IV. Các khoản ký quỹ. ký cược dài hạn 240

Tổng cộng tài sản: (250=100+200) 250 52.628.410.955 60.418.742.966
Nguồn vốn Mã số

31/12/2001 31/12/2002
(1) (2) (3) (4)
A-Nợ phải trả (300=310+320+330) 300 33.850.043.486 38.564.362.341
I. Nợ ngắn hạn: 310 32.456.324.551 35.219.417.597
1. Vay ngắn hạn 311 26.549.171.696 26.612.674.039
2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 0
3. Phải trả cho người bán 313 3.302.240.028 3.172.694.508
4. Người mua trả tiền trước 314 50.000.000 78.668.000
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước 315 130.312.380 554.787.147
6. Phải trả công nhân viên 316 2.356.593.157 4.312.633.232
7. Phải trả các đơn vị nội bộ 317
8. Các khoản phải trả. Phải nộp khác 318 68.007.290 487.960.671
II. Nợ dài hạn: 320 1.393.718.935 2.000.000.000
1. Vay dài hạn 321 1.393.718.935 2.000.000.000
2. Nợ dài hạn 322
III. Nợ khác: 330 0 1.344.944.744
1. Chi phí phải trả 331 1.344.944.744
2. Tài sản thừa chờ xử lý 332
3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333
B-Nguồn vốn chủ sở hữu (400=410+420) 400 18.778.367.469 21.854.380.625
I. Nguồn vốn, quỹ: 410 17.167.298.558 19.262.024.451
1. Nguồn vốn kinh doanh 411 15.351.442.315 16.659.020.753
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412
3. Chênh lệch tỷ giá 413





4. Quỹ đầu tư phát triển 414 213.053.617 636.005.257
5. Quỹ dự phòng tài chính 415 1.602.802.626 1.966.998.441
6. Lợi nhuận chưa phân phối 416 0 0
7. Nguồn vốn đầu tư XDCB 417
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác: 420 1.611.068.911 2.592.356.174
1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 421 833.703.864 1.024.846.272
2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 761.515.047 1.567.509.902
3. Quỹ quản lý của cấp trên 423
4. Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 15.850.000 0
-Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425 15.850.000
-Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426
5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 427
Tổng cộng nguồn vốn: (430=300+400) 430 52.628.410.955 60.418.742.966

Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của
Công ty
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm 2001 Năm 2002
1. Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Tài sản cố định/Tổng số tài sản % 15,3 21,9
Tài sản lưu động/Tổng số tài sản % 84,7 78,5
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 63,8 64,4
Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn % 36,2 35,7
2. Khả năng thanh toán


Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1,6 1,6
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1,5 1,3
Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,2 0,2
3. Tỷ suất sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Doanh thu % 3,4 4,6
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu % 2,3 3,0
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản % 10,0 11,0




Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản % 6,7 7,2
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn CSH % 21,1 22,1

Qua bảng tổng hợp cân đối kế toán của Công ty trong 2 năm gần đây, ta có
thể thấy được tình hình huy động và sử dụng vốn của Công ty qua một số chỉ tiêu
tổng quát cơ bản. Ta nhận thấy trong 2 năm tài chính 2001 và 2002, tình hình tài
chính của Công ty tương đối khả quan. Điều đó được thể hiện qua khả năng thanh
toán của Công ty. Tại thời điểm 31/12/2001, hệ số thanh toán hiện hành của Công
ty là 1,6; hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là 1,3; hệ số khả năng thanh toán nhanh là
0,2. Đến 31/12/2002, các con số trên lần lượt là 1,6:1,5:0,2. Như vậy, với tổng giá
trị tài sản hiện có, Công ty hoàn toàn có đủ khả năng bù đắp các khoản nợ phải trả.
Tuy vậy, nếu xét về cơ cấu nguồn vốn, hệ số tự tài trợ của Công ty vào thời
điểm cuối năm 2001 và 2002 chỉ là 35,7% và 36,2%. Các khoản nợ phải trả chiếm
64,4% (2001) và 63,8% (2002) trong tổng nguồn vốn. Trong đó, các khoản vay
ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả chiếm tới 82,55% (2001) và 74,19% (2002). Các
chỉ số trên cho thấy mức độ độc lập về tài chính của Công ty hiện tại là không cao.
Tuy nhiên, ta có thể giải thích nguyên nhân của hiện tượng này là do Công ty đang

phải huy động vốn đầu tư mở rộng thêm 10000 m2 nhà xưởng, trang bị thêm nhiều
dây chuyền, máy móc thiết bị trong nội dung của kế hoạch 5 năm 2001/2005. Điều
này lý giải cho khoản vay ngắn hạn của Công ty lên tới hơn 26 tỷ. Hiện nay, Công
ty đã lập hoàn chỉnh kế hoạch trả nợ ngắn hạn và dài hạn cũng như các mức dự kiến
sản xuất để nhanh chóng hoàn lại vốn đầu tư. Nếu ta thử loại bỏ khoản vay ngắn
hạn này thì hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ được tiến hành với tỷ lệ
21.854.380.625 đồng nguồn vốn chủ sở hữu trên 11.951.688.302 đồng các khoản nợ
còn lại. Điều đó lại chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của Công ty là khá tốt.
Thời gian tới, khi dây chuyền sản xuất mới đi vào hoạt động, Công ty sẽ hoàn toàn
có đủ khả năng bù đắp các khoản nợ và có lãi.
Nếu phân tích về tình hình thanh toán ta sẽ thấy các khoản phải thu của Công
ty là 9.714.835.708 đồng năm 2001 và 21.450.169.056 đồng năm 2002 so với số
phải trả tương ứng là 33.850.043.486 đồng và 38.564.362.341 đồng. Tại thời điểm
hiện tại, Công ty đang đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là “bị chiếm dụng” vốn. Việc




Công ty đi chiếm dụng vốn ngoài lý do đầu tư mở rộng sản xuất như đã nói ở trên,
còn do một phần đặc điểm kinh doanh của Công ty.
Nếu không tính đến khoản vay mở rộng mặt bằng sản xuất, ta sẽ thấy các
khoản phải trả của Công ty năm 2001 và 2002 chỉ còn 7.300.871.790 đồng và
11.951.688.302 đồng. Điều này lại chứng tỏ Công ty “bị” chiếm dụng vốn hơn là
“đi” chiếm dụng vốn. Đây mới chỉ là thực tế kinh doanh của Công ty. Nguyên nhân
của hiện tượng này xuất phát từ chính đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của
đơn vị. Sản phẩm sơn sản xuất ra cần một số lượng lớn các chủng loại vật tư đầu
vào. Phần lớn số vật tư này Công ty đang phải tiến hành nhập khẩu (trừ một số loại
không đáng kể như nhựa Alkyd, bìa các tông ). Các nhà cung cấp nước ngoài đòi
hỏi một điều kiện thanh toán khá khắt khe, thường là giao tiền trước khi nhận hàng.
Mặt khác, khi Công ty đi tiêu thụ sản phẩm, do môi trường cạnh tranh khốc liệt,

Công ty thường phải chấp nhận sự “chậm tiền hàng”, cộng thêm số tiền thanh toán
chậm của một số khách hàng truyền thống. Do đó, việc thu hồi tiền bán hàng của
Công ty thường chậm, Công ty bị chiếm dụng vốn.
Về cơ cấu tài sản, Công ty đầu tư vào “tài sản” lưu động và đầu tư ngắn hạn
với tỷ lệ lớn. Vào thời điểm 31/12/2001, tỷ lệ tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
trên tổng tài sản của Công ty là 78,41% và chiếm 84,72% vào 31/12/2002. Tỷ lệ này
thoạt trông có vẻ là không hợp lý so với một doanh nghiệp sản xuất nhưng trong
thực tế, tài sản cố định của Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội được sử dụng đã lâu,
Công ty đã chiết khấu hao được quá nửa (trừ 1 dây chuyền tổng hợp nhựa Alkyd
mới đầu tư năm 1998). Nguyên giá tài sản cố định hữu hình của Công ty cuối năm
2002 là 28.118.079.793 đồng thì đã khấu hao hết 19.898.940.481 đồng, giá trị còn
lại chỉ là 8.219.139.312 đồng. Do vậy, số tài sản cố định của Công ty chiếm tỷ lệ
thấp trong tổng tài sản. Tuy vậy, với những tài sản cố định đó, Công ty vẫn có thể
sản xuất kinh doanh bình thường (giá trị tài sản cố định đã khấu hao hết hiện vẫn
còn sử dụng là 5.875.922.001 đồng). Mặt khác, với tỷ lệ tài sản lưu động và đầu tư
ngắn hạn trên “tổng tài sản” cao, Công ty càng có điều kiện quay vòng vốn nhanh.
Trong tương lai không xa, một dây chuyền sản xuất đồng bộ và hiện đại sẽ được
đưa vào sử dụng. Điều này sẽ dẫn đến một tỷ lệ hợp lý trong cơ cấu tài sản của
Công ty.





Phần III: Tổ chức thực hiện công tác kế toán ở Công ty Sơn tổng hợp Hà
Nội
1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán:
Công ty Ssơn tổng hợp Hà Nội là một đơn vị sản xuất, trực tiếp đảm nhận từ
khâu tìm kiếm nguyên liệu đầu vào cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, công
tác tài chính kế toán của Công ty phải đáp ứng đầy đủ các nhu cầu, nắm rõ mọi khía

cạnh, ngóc ngách của quá trình sản xuất, từ đó có khả năng cung cấp thông tin một
cách thường xuyên, đầy đủ, chính xác và kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý cũng như kinh doanh của đơn vị. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán cũng phải phù
hợp với yêu cầu quản lý và những đặc thù của ngành nghề kinh doanh sơn hoá chất.
Chính vì vậy, công tác kế toán của Công ty được thực hiện theo mô hình kế toán tập
trung. Việc tổ chức hạch toán được tập trung ở phòng kế toán trên cơ sở kết hợp với
các tổ trưởng sản xuất, quản đốc, thủ kho Hiện tại, phòng kế toán gồm 9 người (2
nam, 7 nữ), trong đó 6 người có trình độ đại học, đảm nhận công việc kế toán tại
các phần hành. Tổ chức lao động phòng kế toán được biểu diễn ở sơ đồ dưới đây:












Trong đó:
Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ công tác kế
toán và công tác tài chính ở Công ty; chỉ đạo công việc chung của phòng kế toán.
Đồng thời, kế toán trưởng là người trực tiếp theo dõi những biến động về TSCĐ,
hạch toán sửa chữa lớn và tiến hành tính giá thực tế của thành phẩm sản xuất. (Kế
Kế toán
trư
ởng


Phó phòng ki
êm
kế toán vật
li
ệu, tổng hợp

Phó phòng kiêm
kế toán tiền mặt

Phó phòng ph

trách tiêu thụ
và xác đ
ịnh kết
Kế toán ngân
hàng

K
ế toán theo dõi
N-X-T kho vật
li
ệu thành phẩm

K
ế toán tính
lương và bảo
hi
ểm xã hội

K

ế toán theo dõi
thuế và
ph
ải trả ng
ư
ời
Th
ủ quỹ quản lý
thu chi tiền mặt




toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc coong ty và pháp luật về tình
hình chấp hành các chế độ, chính sách về quản lý tài chính của Nhà Nước).
Phó phòng: là người giúp việc cho trưởng phòng và điều hành công việc của
phòng kế toán khi trưởng phòng vắng mặt. Bao gồm:
+ Một phó phòng theo dõi và quản lý tình hình nhập xuất vật liệu và công tác kế
toán tổng hợp, là người lập các báo cáo tài chính từng quý, năm.
+ Một phó phòng theo dõi tình hình tiêu thụ, công nợ với khách hàng, các khoản
doanh thu, chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại xác định kết quả kinh doanh.
+ Một phó phòng phụ trách quản lý những biến động tăng giảm về tài sản, theo
dõi thanh toán tiền mặt.
Kế toán ngân hàng có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng, theo dõi công nợ
với ngân hàng, quản lý các nghiệp vụ liên quan đến trung gian ngân hàng.
Kế toán lương và bảo hiểm xã hội có nhiệm vụ theo dõi bảng chấm công,
tính và phân bổ lương cho công nhân viên chức, lên bảng tổng hợp tình hình thanh
toán lương.
Kế toán viên theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho vật liệu và thành phẩm,
có nhiệm vụ đối chiếu cân đối giữa các chứng từ mua bán vật liệu-thành phẩm với

các thẻ kho do các thủ kho gửi lên hàng tháng.
Kế toán viên theo dõi tình hình thanh toán với người bán, các khoản chiết
khấu thanh toán ưu đãi giảm giá, thủ tục nhập khẩu (Công ty có một khối lượng lớn
các nghiệp vụ nhập khẩu nguyên vật liệu) và tình hình nộp thuế giá trị gia tăng với
Nhà Nước.
Một thủ quỹ bảo quản và giữ gìn tiền mặt, kiểm tra chứng từ hợp lệ trước
khi thu và chi. Thủ quỹ cũng vào sổ quỹ và đối chiếu hàng ngày với kế toán tiền
mặt.
Công tác kế toán của Công ty được chia làm các phần hành:
 Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
 Kế toán tiền lương và bảo hiểm.
 Kế toán tài sản cố định.
 Kế toán vốn bằng tiền.
 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành




 Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả.
Phòng tài chính kế toán nằm trong bộ máy quản lý chung của Công ty, thực
hiện công việc quản lý tài chính sổ sách kế toán đồng thời cũng có quan hệ mật thiết
hữu cơ với các phòng khác trong toàn Công ty, phối hợp quản lý với các phân
xưởng sản xuất và lập các báo cáo quản trị tuỳ theo yêu cầu của công việc và ban
giám đốc.
2.Thực tế vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội.
2.1.Hệ thống chứng từ và tài khoản.
Về chứng từ: Công ty sử dụng các chứng từ theo đúng biểu mẫu quy định
của chế độ, đảm bảo chứng từ là căn cứ pháp lý để ghi sổ và thông tin cho quản lý.
Công ty không sử dụng chứng từ đặc thù. Ngoài ra, Công ty cũng phải tiến hành
thanh toán các bộ hồ sơ chứng từ về nhập khẩu nguyên vật liệu. Tuy nhiên, những

bộ chứng từ này luôn có những bản đúng theo mẫu quy định bên cạnh những bản do
người bán hàng cung cấp. Trong năm, chứng từ được bảo quản ở kế toán phần hành.
Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt, chứng từ được chuyển vào lưu giữ.
Về hệ thống tài khoản: Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội sử dụng tài khoản
hạch toán hoàn toàn đúng theo cơ sở hệ thống tài khoản quốc gia được ban hành
theo quyết định số 1141TC/CĐKT áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà Nước do Bộ
tài chính ban hành ngày 01/01/1995. Từ năm 2003, theo quy định của thông tư số
89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002, Công ty đã bỏ TK 711: Thu nhập hoạt động tài
chính và thay bằng TK 515; TK 721: Thu nhập bất thường được thay thế bằng TK
711: Thu nhập khác. Chi phí tài chính được hạch toán vào TK 635 thay vì TK 811
và Chi phí bất thường được chuyển về theo dõi trên TK 811: Chi phí khác, bỏ
không sử dụng TK 821.
2.2.Hệ thống sổ sách kế toán.
Do đặc thù của một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trực tiếp, số lượng
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày ở Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội là khá
lớn và phức tạp. Hơn nữa, Công ty lại hoàn toàn chưa áp dụng kế toán máy, công
việc kế toán được tiến hành thủ công. Hàng ngày, căn cứ trên các chứng từ gốc, kế
toán thực hiện phân loại, kiểm tra, ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết theo theo từng
phần hành thích hợp.




Vì những lí do đó, Công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức “Nhật ký chứng
từ”(NKCT) để tiến hành ghi sổ. Đây là hình thức tập hợp và hệ thống hoá các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của tài khoản kết hợp với việc phân tích các
nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ trên NKCT . Đồng thời, kế toán
cũng kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự
thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế; kết hợp việc
hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một

quá trình ghi chép.
Việc sử dụng hình thức ghi sổ NKCT là phù hợp với đặc thù kinh doanh của
doanh nghiệp, với tính chất phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và trình
độ cao của các nhân viên kế toán. Hơn thế nữa, việc hạch toán theo hình thức
NKCT cũng giúp Công ty giảm được số lượng các ghi chép hàng ngày, hạn chế sai
sót và tăng năng suất lao động kế toán.
Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:


















Chứng từ gốc
và các bảng
phân b



Bảng kê
Nhật ký
chứng từ
S
ổ, thẻ kế
toán chi
ti
ết


Sổ Cái
Bảng tổng
hợp chi
ti
ết


Báo cáo tài
chính





: Ghi hàng ngày Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức
: Ghi cuối tháng NKCT
: Quan hệ đối chiếu

Về mẫu sổ:
Các sổ tổng hợp: Công ty sử dụng các NKCT, bảng kê, sổ cái theo mẫu đúng

như quy định của chế độ kế toán.
Các sổ chi tiết: Về cơ bản thực hiện theo chế độ trừ một số sổ được thay đổi
để phù hợp với yêu cầu tập hợp, đối chiếu và kiểm tra số liệu.
Các sổ, bảng phục vụ cho yêu cầu quản trị được lập theo mục đích sử dụng
và tiện cho việc theo dõi như bảng tổng hợp công nợ, bảng tổng hợp doanh thu…
2.3 Báo cáo tài chính.
Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội thực hiện quyết toán theo từng quý và lên các
báo cáo tài chính theo quy định trong quyết định 1141/TC-CĐKT của Bộ tài chính.
Bao gồm:
 Bảng cân đối kế toán : Mẫu số B01-DN.
 Báo cáo kết quả kinh doanh: Mẫu số B02-DN.
 Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN.
Riêng “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”(Mẫu số B03-DN), doanh nghiệp chỉ lập
khi có yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc đòi hỏi của ban giám đốc. Các báo cáo
tài chính trên đều do kế toán tổng hợp lập, kế toán trưởng ký xác nhận rồi trình lên
ban giám đốc phê duyệt, ký tên đóng dấu. Ngoài cơ quan thuế, báo cáo còn được
gửi lên “Tổng Công ty hoá chất Việt Nam” và chuyển cho các phòng chức năng có
liên quan đến việc sử dụng báo cáo (Phòng Kế hoạch, phòng Tổ chức nhân sự…)
Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu quản lý và đòi hỏi của ban giám đốc mà phòng kế
toán có thể lập một số các báo cáo quản trị. Mẫu các báo cáo này rất đa dạng, tuỳ
theo mục đích sử dụng và có thể được lập vào bất kỳ thời điểm nào trong năm tài
chính.
- Báo cáo sản lượng nhập kho và giá vốn sản phẩm.
- Báo cáo công nợ.
- Bảng tổng hợp doanh thu tiêu thụ.
- Bảng các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh.





3.Quy trình hạch toán một số phần hành kế toán chủ yếu.
3.1 Kế toán vật liệu-Công cụ dụng cụ.
Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội sử dụng một khối lượng lớn các chủng loại vật
liệu đầu vào. Hiện Công ty có một phó phòng kế toán thực hiện công việc theo dõi
nguyên vật liệu cùng một kế toán viên theo dõi tổng hợp Nhập- Xuất- Tồn kho vật
liệu và thành phẩm hàng hoá.
Trước khi nhập kho, các vật liệu đều phải được kiểm tra chất lượng bởi
phòng KCS, đạt yêu cầu mới được nhập. Giá nhập kho vật liệu được xác định theo
công thức:




Hiện tại, nguyên vật liệu được nhập và xuất kho theo nguyên tắc “Nhập
trước – Xuất trước”. Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi Công ty có một hệ thống
kho bãi rộng rãi, phù hợp cho việc bảo quản riêng biệt từng lô hàng.
Quá trình hạch toán chi tiết vật liệu của Công ty được tiến hành theo phương
pháp “Thẻ song song”. Vật tư mua về nhập kho được phòng kế toán lưu hoá đơn
mua hàng và theo dõi về mặt giá trị trên sổ chi tiết vật tư (theo dõi riêng từng loại).
Tại kho, thủ kho nhập cũng ghi số lượng vào thẻ kho, theo dõi về số lượng nhập
đồng thời lưu phiếu nhập kho.
Do đặc thù sản xuất của Công ty là công việc được kế hoạch hoá, các sản
phẩm được lập định mức cho từng loại vật tư tiêu thụ nên hàng ngày các xưởng sản
xuất tiến hành lĩnh vật tư theo “Phiếu xuất vật tư theo hạn mức” (Mẫu số 04-VT).
Phiếu này do phòng kế hoạch lập, giao cho phòng kế toán quản lý và phát cho các
phân xưởng. Thủ kho khi xuất vật liệu sẽ giữ lại phiếu xuất vật tư và ghi vào thẻ
kho. Cuối tháng, thủ kho lập “Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn” sau đó gửi cùng
thẻ kho và phiếu xuất vật tư theo hạn mức lên phòng kế toán. Phòng kế toán sẽ tiến
hành đối chiếu với sổ chi tiết vật tư và sổ ghi chép số phiếu vật tư phát ra đồng thời
khớp số liệu với kế toán tổng hợp.

Quy trình hạch toán chi tiết vật tư của Công ty có thể được tóm tắt qua sơ đồ
sau:
Giá
thực tế
nguyên
vật
li
ệu
=

Giá
mua
ghi
trên
+

Chi
phí
thu
+

Thuế
nhập
khẩu
(đối
v
ới NVL
-

Giảm

giá (
n
ếu
ổ chi tiết
ật liệu














Sử dụng phương pháp này có thuận tiện ở chỗ đơn giản, dễ làm. Nhưng nếu
xét về lâu dài, việc theo dõi riêng cho từng nhóm vật liệu là khá phức tạp, nhất là
đối với đơn vị sử dụng rất nhiều chủng loại vật liệu. Chưa kể đến trên sổ kế toán chi
tiết và thẻ kho còn có sự trùng lặp giữa các chỉ tiêu hiện vật.
Về quy trình hạch toán tổng hợp, giá xuất của nguyên vật liệu hàng ngày trên
phiếu định mức là giá hạch toán. Cuối quý, kế toán lập bảng kê số 3 tính ra giá
nguyên vật liệu thực tế xuất dùng trong kỳ, lấy số liệu vào bảng phân bổ số 2. Từ
bảng phân bổ số 2, kế toán lấy số liệu vào các bảng kê số 4 và bảng kê số 5 rồi vào
NKCT số7.
Sở dĩ doanh nghiệp tính giá vật liệu xuất dùng theo giá hạch toán là do vật
liệu được mua từ nhiều nguồn khác nhau, có giá thay đổi theo từng nguồn nhập và

biến động nhiều trong kỳ kế toán. Nếu sử dụng giá thực tế, kế toán sẽ gặp nhiều khó
khăn phức tạp trong việc tính và phân bổ chi phí, làm rắc rối công tác tính giá và
giảm hiệu quả công việc. Sử dụng phương pháp tính giá hạch toán, doanh nghiệp
hoàn toàn tránh được khó khăn trên, giảm được khối lượng công việc trong phòng
kế toán.
Quy trình hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu được thể hiện qua sơ đồ sau:






Sơ đồ : Quy trình hạch toán chi tiết
Nguyên vật liệu theo hình thức “Thẻ
song song”

Phiếu nhập
Th
ẻ kho

Phiếu xuất
vật tư
Bảng tổng hợp
Nhập – Xuất –
Tồn

K
ế toán tổng
h
ợp


Chứng từ gốc về vật tư

(Bảng phân bổ số 2…)
NKCT
1,2,4,5,10

Sổ chi tiết
nguyên v
ật
Bảng kê
4,5

NKCT 7



















3.2. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh.
Công tác bán hàng tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội được đảm nhận chủ yếu
bởi phòng thiêu thụ. Phòng kế toán chỉ làm công tác hạch toán doanh thu, phản ánh
giá vốn và vào các sổ chi tiết bán hàng để tiện theo dõi số thành phẩm tại kho.
Quá trình tiêu thụ của Công ty diễn ra như sau: Phòng Tiêu thụ căn cứ đơn
đặt hàng và yêu cầu của khách viết hoá đơn bán hàng (Mẫu số 01/GTGT/3LL). Hóa
đơn này được lập thành 3 liên. Liên thứ nhất (màu tím) được lưu tại phòng tiêu thụ.
Liên thứ 2 (Màu đỏ) giao cho khách hàng làm căn cứ thanh toán. Liên thứ 3 (Màu
xanh) lưu tại phòng kế toán làm căn cứ hạch toán bán hàng và thu tiền. Hoá đơn sau
khi lập phải có chữ ký của đại diện phòng tiêu thụ và Giám đốc mới được phòng kế
toán thanh toán.
Trình tự ghi sổ hạch toán nghiệp vụ bán hàng của Công ty được thực hiện
tương tự theo quy định của chế độ. Kế toán căn cứ hoá đơn bán hàng có đủ chữ ký
tiến hành thanh toán, vào sổ chi tiết bán hàng. Tuỳ theo phương thức thanh toán mà
có thể vào bảng kê 1(thanh toán bằng tiền mặt), bảng kê 2 (thanh toán bằng tiền
ngân hàng) hoặc sổ chi tiết “Phải thu của khách hàng”. Doanh thu bán hàng và giá
vốn hàng bán cũng được phản ánh vào các sổ chi tiết tương ứng. Giá vốn được ghi
theo giá thực tế đích danh, doanh thu được phản ánh theo doanh thụ thực tế. Cuối
tháng, kế toán lấy số tổng cộng trên các bảng kê và sổ chi tiết vào NKCT số 8, tính




ra lợi nhuận trong kỳ kinh doanh. Cuối mỗi ngày, kế toán lấy số tổng cộng trên sổ
chi tiết bán hàng ghi vào “Bảng kê chi tiết hàng hoá và dịch vụ bán ra” (Mẫu số 02-
GTGT).
Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội còn có một mảng tiêu thụ sơn Ôtô, xe máy được
theo dõi về số lượng, xuất hoá đơn ở phòng “Quản lý vật tư”. Trình tự theo dõi và

hạch toán ở phòng kế toán cũng diễn ra tương tự như trên.




















3.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Quy trình sản xuất sơn là khép kín, tính chất liên tục, sản phẩm được sản
xuất theo từng mẻ sơn, khối lượng sản phẩm hình thành cho mỗi loại là độc lập
nhau về Cơ-Lý-Hóa nên không có nửa thành phẩm và bán thành phẩm hoàn thành.
Chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm hoàn thành là từng mẫu (mẻ sơn). Sơn được đóng
Báo cáo tài
chính

Ch

ứng từ gốc về
Bảng
kê 8
Bảng

10
Sổ
chi
tiết
giá
v
ốn

Sổ chi
tiết
doanh
thu, các
kho
ản
Sổ
chi
tiết
TK
131


Nhật ký chứng
từ 8
Sổ cái TK 632,
511


Sơ đồ: Trình tự
hạch toán tiêu
th
ụ sản phẩm





gói và nhập kho thành phẩm. Vì vậy, Công ty áp dụng tập hợp chi phí sản xuất theo
phương pháp kê khai thường xuyên. Đối tượng tập hợp chi phí là theo từng sản
phẩm và theo từng phân xưởng. Đối tượng tính giá là theo từng loại sản phẩm sơn
(theo màu). Phương pháp tính giá là phương pháp tính trực tiếp dựa trên số lượng
sản phẩm hoàn thành. Kỳ tính giá là cuối hàng quý trong năm tài chính. Giá của sản
phẩm được tính dựa trên tập hợp các yếu tố chi phí sản xuất sau:
a.Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí này được hạch toán trực tiếp vào đối tượng sử dụng (phân xưởng)
theo giá hạch toán được ghi trên Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức. Khi xuất, thủ kho
sẽ ghi số xuất vào phiếu. Đến cuối kỳ tính giá thủ kho sẽ chuyển chứng từ lên
phòng kế toán. phòng kế toán căn cứ số xuất do thủ kho chuyển lên và sổ chi tiết
nguyên vật liệu mua vào tiến hành lập “Bảng kê số 3”, tính ra giá thực tế của
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ, rồi lập “Bảng phân bổ số 2”,
phân bổ chi phí cho từng bộ phận sản xuất. Giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
tính ở “Bảng phân bổ số 2” sẽ được sử dụng làm căn cứ tính giá.
b. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp được kế toán phần hành Lương và Bảo hiểm tính
và đưa số liệu lên “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội”. Kế toán tập hợp
chi phí sử dụng số liệu trên bảng phân bổ đó để tiến hành tính giá sản phẩm.
c. Tập hợp chi phí sản xuất chung.

Chi phí sản xuất chung ở Công ty bao gồm các loại sau:
 Chi phí Nguyên vật liệu- Công cụ dụng cụ.
 Chi phí nhân viên.
 Chi phí về khấu hao tài sản cố định.
 Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Các khoản chi phí về nguyên vật liệu và chi phí nhân viên được tập hợp
tương tự như hai loại chi phí trên, kế toán sẽ lấy số liệu từ hai bảng phân bổ lương
và nguyên vật liệu đã được chi tiết cho từng bộ phận sản xuất.
Về chi phí khấu hao tài sản cố định, Công ty áp dụng phương pháp khấu hao
đều theo thời gian sử dụng. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà kế toán có thể khấu
hao nhanh hay chậm theo khung được quy định chung và thống nhất cho 3 năm




liền. Số liệu về chi phí khấu hao được tập hợp từ “Bảng tính và phân bổ khấu hao”
do kế toán phần hành tài sản cố định lập.
Công tác tính giá tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội có một nét đặc thù là trên
thực tế, Công ty không theo dõi các khoản thiệt hại trong sản xuất. Thiệt hại này
thường phát sinh khi ngừng sản xuất hoặc có sản phẩm hỏng:
- Với thiệt hại sản phẩm hỏng: Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo
quy trình công nghệ định sẵn. Qua mỗi khâu đều có sự kiểm tra, kiểm soát của
những người có trách nhiệm riêng. Chính vì vậy nên Công ty thường có mức sản
phẩm hỏng rất ít, nằm trong % kỹ thuật cho phép.
- Thiệt hại về ngừng sản xuất ở Công ty thường xảy ra do nguyên nhân khách
quan, chủ yếu là do mất điện. Trên thực tế, Công ty luôn được chi nhánh điện báo
trước thời gian mất nên sẽ tổ chức cho công nhân làm bù cho số ngày ngừng sản
xuất.
Quy trình tính giá của Công ty có thể được tóm tắt ở sơ đồ sau:



















Chứng từ gốc về chi phí và
các b
ảng phân bổ

B
ảng kê số
6

NKCT s
ố1,2…

Bảng kê số
4,5


NKCT số 7
S
ổ cái các
TK chi phí

Báo cáo tài chính
Sơ đồ: Trình tự hạch toán CPSX và tính
giá thành s
ản phẩm

×