Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà nội pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.98 KB, 68 trang )


z











LUẬN VĂN:

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty
xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà nội




Lời nói đầu


Trong xu thế mở rộng giao lưu, hội nhập vào nền kinh tế thế giới, số lượng các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác ngày càng tăng. Xuất khẩu hàng hoá ra
nươc ngoài thường phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh tên thị trường nội địa vì
quy mô thị trường rộng lớn khó kiểm soát, doanh nghiệp khó nắm bắt thông hiểu một
cách cặn kẽ, lại phải tuân thủ các tập quán, luật lệ của các quốc gia Nhưng bù lại
doanh nghiệp sẽ giải quyết được tình trạng nhu cầu của thị trường nhỏ bé, sức mua thấp


hoặc cạnh tranh găy gắt và sẽ khai thác được tiềm năng tiêu thụ của thị trường quốc tế
rộng lớn thu được ngoại tệ, tạo nguồn vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải chịu sự
cạnh tranh găy gắt từ các đối thủ trong và ngoài nước. Lúc đó, bất kì một doanh nghiệp
nào muốn tồn tại và phát triển đều phải cạnh tranh, phải tiến hành công tác phát triển
thị trường, xây dựng chiến lược và kế hoạch xuất khẩu. Đó là một yêu cầu thiết yếu
trong kinh doanh bởi lẽ hoạt động xuất khẩu đạt giá trị lớn thì sẽ đảm bảo cho doanh
nghiệp đạt được các mục tiêu cơ bản trong kinh doanh như lợi nhuận, thế lực, thương
hiệu
Trong thực tế hiện nay mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng đến hoạt
động xuất khẩu nhưng họ vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện. Xác định đúng
phương hướng và giải pháp phát triển thị trường phù hợp với tình hình đã là điều
không mấy dễ dàng huy động đầy đủ và phân bổ nguồn lực để thực hiện kế hoạch lại là
điều càng khó khăn hơn. các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá tiêu thụ và phải cạnh
tranh rất nhiều hơn nữa không phù hợp nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Chính vì
vậy các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu thực sự cần thiết cho các doanh nghiệp.
Là các mặt hàng thuộc các ngành nghề truyền thống, mang đậm các yếu tố văn hoá
dân tộc, hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ đáp ứng nhu cầu ử dụng trong cuộc sống
hàng ngày mà còn là những vật phẩm phục vụ đời sống tinh thần. Khả năng tiêu thụ
mặt hàng này tăng lên cùng với sự cải thiện về đời sống vật chất, tinh thần và sự phát

triển giao lưu kinh tế văn hoá giữa các nước, giữa các dân tộc trên thế giới. Mặc dù
không được chú ý nhiều như các mặt hàng khác như gạo, may mặc, giày dép, thuỷ
sản nhưng hàng thủ công mỹ nghệ hàng năm vẫn đem lại cho quốc gia một lượng
ngoại tệ không nhỏ. Xuất khẩu hàng thủ công mỹnghệ không chỉ mang kại lợi ích kinh
tế thiết thực cho các doanh nghiệp, cho các quốc gia mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội
to lớn như bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc, giải quyết tình trạng dư thừa lao động,
tăng thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, có tác dụng đẩy lùi các
hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Xuất phát từ tình hình phát triển thị trường xuất khẩu còn nhiều khó khăn của các

doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà Nội nói
riêng cũng như lợi ích to lớn của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tôi
đã lựa chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ tại Công ty xuất nhập khẩu TOCONTAP Hà Nội.
Báo cáo thực tập được kết cấu gồm 3 phần :
Chương I : Hoạt động xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đối
với TOCONTAP.
Chương II : Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại TOCONTAP.
Chương III : Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt dộng xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ.
Với kiến thức tiếp thu ở nhà trường cơ quan thực tập và hiểu biết ngoài xã hội, tôi
mong muốn được góp thêm một vài suy nghĩ trong việc đánh giá hoạt động xuất khẩu
và đề ra một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của Công ty trong thời gian tới.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu 8, Công ty
xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà Nội, đặc biệt là thầy Bình, trưởng khoa Kinh tế và kinh
doanh quốc tế, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội đã tận tình quan tâm, giúp đỡ để hoàn
thành công việc của mình.




CHƯƠNG I:

Hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ và vai trò của xuất khẩu thủ công nghệ
đối với tocontap.
I. vai trò của xuất khẩu thủ công mỹ nghệ.
1. Khái niệm xuất khẩu và vai trò của nó.
a, khái niệm xuất khẩu và phân loại
Xuất khẩu là một quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua mua bán nhằm
đạt được mức lợi nhuận cao nhất. Trao đổi hàng hoá là hình thức của các mối quan hệ

kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh
doanh hàng hóa riêng biệt của các quốc gia. Xuất khẩu là một lĩnh vực quan trọng
nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào các phân công lao động quốc tế, phát
triển kinh tế và làm giầu cho đất nước.
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải
là hành vi mua bán riêng lẽ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ
chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy xuất khẩu sản xuất
hàng hoá phát triển, di chuyển cơ cấu kinh tế ổn định và từng bước nâng cao mức sống
của nhân dân.
Xuất khẩu là hoạt động đã đem lại hiệu quả đột biến nhưng có thể gây thiệt hại lớn
vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong
nước tham gia xuất khẩu không thể dễ dàng khống chế được.
Trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần, kinh doanh xuất khẩu sẽ mang lại nhiều
lợi ích, song có một điểm bất lợi. Muốn có hiệu quả cao phải phát triển và hạn chế tác
hại. Những thuận lợi của xuất khẩu mang lại có thể thấy rõ ràng, bên canh đó xuất khẩu
còn nhiền hạn chế.
Canh tranh dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán hàng hoá xuất khẩu. Nếu không
có sự kiểm soát của Nhà nước một cách kịp thời sẽ gây các thiệt hại khi buôn bán với
nước ngoài. Các hiện tượng xấu về kinh tế xã hội như buôn lậu, trốn thuế, ép gia, ép
cấp… dễ phát triển. Cạnh tranh dẫn đến tình trạng thôn tính lẫn nhau giữ các chủ kinh

tế bằng các biện pháp không lành mạnh như phá hoại cản trở công việc của nhau. Do
đó việc quản lý không chỉ đơn thuần tính toán về hiệu quả kinh tế mà còn phải chú
trọng đến văn hoá và đạo đức xã hội.
Xuất khẩu là việc mua bán hàng hoá nước ngoài nhằm phát triển sản xuất kinh doanh
và đời sống. Song mua bán ở đây có những nét riêng, phức tạp hơn trong nước như giao
dịch với người nước ngoài, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian
chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền thanh toán bằng ngoại tệ mạnh, hàng hoá vận chuyển qua
biên giới, cửa khẩu các quốc gia khác nhau. Phải tuân thêo các tập quán quốc tế cũng
như địa phương.

Hoạt động xuất khẩu được tổ chức, thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu từ
điều tra trị trường nước ngoài lựa chọn hàng hoá xuất khẩu đến hoàn thành các thủ tục
thanh toán. Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, đặt chúng trong
mối quyan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt những lợi thế nhằm bảo đảm hiệu quả kinh
tế, phục vụ kịp thời cho sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Đối với người tham gia hoạt động xuất khẩu, trước khi bước vào nghiên cứu, thực
hiện các khâu nghiệp vụ phải nắm bắt được thông tin về nhu cầu hàng hoá, thị hiếu, tập
quán tiêu dùng, khả năng mở rộng sản xuất, giá cả và xu hướng biến động của nó.
Những điều đó phải thành nếp thường xuyên trong tư duy mỗi nhà kinh doanh xuất
khẩu để nắm bắt được các cơ hội trong kinh doanh thương mại quốc tế.
* Các hình thức kinh doanh xuất khẩu trong cơ chế thị trường.
- Xuất khẩu tự doanh:
Xuất khẩu tự doanh là hoạt động xuất khẩu độc lập của một doanh nghiệp, kinh
doanh xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở nghiên cứu thi trường trong và ngoài nước, tính
toán đầy đủ chi phí, bảo đảm kinh doanh xuất khẩu có lãi, đúng trong phương hướng,
chính sách pháp luật quốc gia cũng nhu quốc tế.
Trong xuất khẩu tự doanh thì doanh nghiệp phải đứng mũi chịu sào tắt cả. Đây là
hoạt động xuất khẩu được xem xét một cách kỹ càng từ việc nghiên cứu thị trường đến
việc ký kết hợp đồng bởi doanh nghiệp phảI tự bỏ vốn của mình ra, chịu mọi chi phí
giao dịch, nghiên cứu, thăm viếng, giao nhận lưu kho cho tưới chi phí phải giao nhận

hàng hoá, chịu thuế doanh thu. Khi xuất khẩu tự doạnh thì doanh nghiệp xuất khẩu
được tính kim ngạch xuất nhập khẩu và khi tiêu thụ được số hàng xuất khẩu thì được
tính doanh số, do đó phải chịu thuế doanh thu.
Đây là hình thức xuất khẩu phức tạp nhất, khó khăn nhất và tự chủ nhất trong các
hình thức. Các bộ kinh doanh phải tự nghiên cứu, thực hiện các bước xuất khẩu sao cho
tận dụng được mọi sự biến động của thị trường, mua được rẻ nhất, bán được đắt nhất và
thời gian ngắn nhất.
- Xuất khẩu uỷ thác:
Xuất khẩu uỷ thác là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có

hàng hoá và có nhu cầu khuất khẩu một số hàng hoá nhưng không có quyền tham gia
nhưng không có quyền quan hệ trực tiếp, đã uỷ thác cho một doanh nghiệp có chức
năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành xuất nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu
của mình để làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá thêo yêu cầu của bên uỷ thác và được
hưởng một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác.
Trong hoạt động xuất khẩu này, doanh nghiệp xuất khẩu (nhân uỷ thác) không phải
bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (nếu có) không phải nghiên cứ thị trường tiêu thà chỉ
đứng ra thay mặt cho bên uỷ thác để tìm và giao dịch với bạn hàng nước ngoài, ký kết
hợp đồng và làm thủ tục xuất khẩu hang hoá cũng như thay mặt bên uỷ thác khiếu nại,
đòi bồi thường với bên nước ngoài khi tổn thất. Khi tiến hành xuất khẩu uỷ thác thì tại
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chỉ được tính kim ngạch xuất nhập khẩu chứ không
tính doanh số, do đó không chịu thuế doanh thu. Khi xuất khẩu uỷ thác, doanh nghiệp
phải lập hai hợp đồng, một hợp đồng mua bán hàng hoá với nước ngoài, một hợp đồng
nội xuất khẩu uỷ thác với bên uỷ thác.
Đây là hình thức xuất khẩu đơn gian nhất, không chịu rủi ro bán hàng, không phải bỏ
vốn kinh doanh. Cán bộ kinh doanh trong phòng nghiệp vụ chỉ việc tiến hành hoạt động
giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng. Đây là những nghiệp vụ chuyên môn nên có
thể thự hiện dễ dàng mọi chi phí bên uỷ thác phái chịu và phòng kinh doanh sẽ thu
được % uỷ thác.
- Xuất khẩu liên doanh:

Là hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên cơ sở liên doanh kinh tế một cách tự nguyện
giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp)
nhằm phối hợp khả năng để cùng giao dịch đề ra các chủ trương, biện pháp liên quan
hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho tất
cả các bên., cùng chia lãi và cùng chịu lỗ.
So với hoạt động xuất khẩu tự doanh thì các doanh nghiệp chịu ít rủi ro hơn bởi mỗi
doanh nghiệp liên doanh xuất khẩu chỉ đóng góp một phần vốn nhất định, quyền hạn và
chách nhiệm mỗi bên cùng tham gia số vốn góp. Việc phân chia chi phí, thuế doanh thu
theo tỷ lệ góp vốn, Lãi và lỗ hai bên phân chia theo thoả thuận dựa trên vốn góp với

phần chách nhiệm mà mỗi bên gánh vác. Trong xuất khẩu liên doanh, doanh nghiệp
đứng ra xuất hàng sẽ được tính kim nghạch xuất nhập khẩu và chỉ chịu thuế doanh thu
trên số doanh thu của mình. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải lập hai hợp đồng: một
hợp đồng ngoại bán hàng với nước ngoài, một hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp
khác ( không nhất thiết là doanh nghiệp trong nước)
Hình thức này phát sinh khi phòng nghiệp vụ không đủ khả năng về một nào đó để
tự mình đứng ra xuất khẩu, đồng thời có những đơn vị kinh doanh có thể đáp ứng về
khả năng ấy cũng như cùng chung ý tưởng kinh doanh, do vậy những đơn vị đó cùng
với phòng nghiệp vụ liên doanh với nhau nhằm khắc phục khó khăn cho nhau, cùng
tiến hành xuất khẩu hàng hoá. Thường thì do phòng kinh doanh có nhiệm vụ, có kinh
nghiệm, có bạn giao dịch và được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp đứng ra tiến hành các
bước giao dịch ký kết hợp đồng với nước ngoài còn phía ban liên doanh thường góp
vốn và đảm bảo hàng hoá.
- Xuất khẩu đổi hàng:
Nhập đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hai loại chủ yếu của buôn bán đối lưu,
nó là hình thức xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu. Thanh toán trong hợp đồng này
không phải dùng tiền mà chính bằng hàng hoá. ở đây mục đích xuất hàng không chỉ để
thu lãi từ hoạt động nhập mà còn nhằm để xuất được hàng.
Hoạt động này rất có lợi bởi cùng một hợp đồng có thể tiến hành cung một lúc hoạt
động xuất khẩu và nhập khẩu do đó thu lãi từ hoạt động xuất và nhập khẩu này. Hàng

hoá xuất và nhập khẩu tương đương về giá trị, cân bằng về giá cả, nếu có sự chênh lệch
sẽ được thanh toán bù trừ tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên.Doanh nghiệp xuất nhập
khẩu trực tiếp được tính cả kim ngạch xuất và kim ngạch nhập. Nhận doanh thu tiêu thụ
hàng xuất và hàng nhập nên chịu thuế doanh thu cả hàng xuất và hàng nhập.
Trong xuất khẩu đổi hàng, biên pháp đảm bảo thực hiện hợp dồng là:
*Dùng thư tín (L/C) đối ứng: đây là loại L/C mà trong nội dung của nó có điều khoản
quy định L/C này có hiệu lực khi người hưởng mở một L/C có kim ngạch tương đương
*Dùng người thứ ba khống chế chứng từ sở hữu hàng hoá, người thứ ba chỉ giao
chứng từ đó khi người nhận đổi lại một chứng từ sở hữu hàng hoá có giá trị tương

đương.
*Phạt về giao thiếu hay giao chậm.
b. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân:
Xuất khẩu là cơ sở của nhập khẩu là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi nhuận lớn,
là phương tiện thúc đẩy kinh tế. Mở rộng xuất khẩu tăng ngoại tệ, tạo điều kiện cho
nhập khẩu và phát triển cơ sơ hạ tầng. Nhà nước ta luôn coi trọng và thúc đẩy các
ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các ngành kinh tế theo hướng xuất
khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giảI quyết công ăn
việc làm tăng thu ngoại tệ.
. Xuất khẩu tạo nguồn hàng chủ yếu cho nhập khẩu:
Công nghiệp hoá đất nước đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị,
kỹ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành
từ các nguồn sau:
- liên doanh đầu tư với nước ngoài
- Vay nợ, viện trợ, tài trợ.
- Thu từ hoạt động du lịch.
- Xuất khẩu sức lao động.

Các nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ… chung ta đều phải trả bằng
các hình thức khác. Để nhập khẩu nguồn vốn quan trong nhất là từ nhập khẩu. Xuất

khẩu quyết định quy mô tốc độ của nhập khẩu. Thời kỳ 1986 đến 1990 nguồn thu của
nước ta từ xuất khẩu chiếm 3/3 tổng nguồng thu ngoại tệ, năm 1994 xuất khẩu đã đảm
bảo được 80% nhập khẩu so với 24,6% năm 1994. Với xu hướng này, các năm sau kim
ngạch đều tăng lên so với năm trước đó.
Xuất khẩu góp phần dich chuyển lại cơ cấu kinh tế hướng ngoại
Thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có lợi nhất, đó là thành quả của
cuộc cách mạng khoa học, công nghẹ hiện đại. Sự tác động của xuất khẩu đối với sản
xuất và chuyển dich cơ cấu kinh tế có thể được nhìn nhận theo các hướng sau:
- Xuất khẩu sản phẩm của nước ta cho nước ngoài

- Xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất những sản
phẩm nước khác cần. Điều đó có tác dụng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận
lợi.Ví dụ, khi phát triển hàng mỹ nghệ xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho phát triển các ngành
trồng trọt cây cối, cây đay, ngành nhuộm… Sự phát triển của các ngành chế biến thực
phẩm xuất khẩu kéo thực sự phát triển của ngành công nghiệp chế rạo thiết bị.
- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho
sản xuất, khai thác tối đa cho sản xuất trong nước.
- Xuất khẩu tạo ra những điều kiện kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên
năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác xuất khẩu với cơ sở tăng thêm vốn và kỹ
thuật công nghệ tiên tiến từ các quốc gia bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá
nước ta.
- Thông qua xuất khẩu, hàng hoá Việt Nam sẽ tham gia cuộc cạnh tranh trên thị
trường quốc tế về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức lại sản
xuất cho phù hợp với thị trường quốc tế.
- Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác
quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.
. Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân:

Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra nhuồn vốn để
nhập khẩu vật phẩm tiêu thụ thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. Sản xuất hàng hoá
xuất khẩu là lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao, chính vì vậy có thể mang lại mức lương
cao cho những lao động hoạt động trong lĩnh vực này, nâng cao mức sống cho người
lao động.

. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của
nước ta:
- Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế nước ta gắn chặt
với phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt

động kinh tế đối ngoại nên nó thúc đẩy các quan hệ khác phát triển. Chẳng hạn xuất
khẩu và sản xuất hàng hoá xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng đầy tư, vận tải quốc
tế…ngược lại, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo điều kiện cho mở rộng sản
xuất .
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển
kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
II. Các nội dung chủ yếu của hoạt động kinh doanh xuất khẩu:
1, Nghiên cứu thị trưòng, ký kết hợp đồng xuất khẩu:
Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh quốc tế là một loạt các thủ tục
và kỹ thuật được đưa ra để giúp các nhà kinh doanh có đầy đủ các thông tin cần thiết, từ
đó đưa ra các quyết định chính xác. Nghiên cứu thị trường là một quá trình tìm kiếm
khách quan và có hệ thống cùng với sự phân tích những thông tin cần thiết để giải
quyết vấn đề Marketing. Bởi vậy nghiên thị trường đang đóng một vai trò để giúp các
nhà kinh doanh đạt hiệu quả cao trong công tác kinh doanh và các nhà Marketing nắm
bắt kịp thời, đúng các nhu cầu.

Nghiên cứu thị trường thực chất là phương pháp đã được tiêu chuẩn hoá có hệ
thống và tỷ mỷ với mục đích tìm ra những điều cần thiết, thích hợp để tìm thị trường
cho các hàng hoá, dịch vụ nào đó, trong một khoảng thời gian và nguồn lực hạn chế .


Nghiên cứu thị trường hàng hoá để các nhà Marketing biết được quy luật vận động
của nó. Mỗi thị trường hàng hoá có quy luật vận động riêng, những quy luật này thể
hiện qua việc biến đổi về nhu cầu, sự cung cấp và giá cả trên thị trường đó. Nắm vững
các quy luật về thị trường hàng hoá giúp các nhà quản trị lập chiến lược Marketing xuất
khẩu chung cho các hàng hoá của doanh nghiệp và giải quyết các vấn đề thực tiễn trong
kinh doanh.
Sau khi nghiên cứu thị trường, có những thông tin chính xác về thị trường đó,
chúng ta cần tìm kiếm đối kinh doanh. Trong mỗi thường vụ kinh doanh, các nhà kinh
doanh cần phải ký kết hợp đồng nhằm mục đích tránh rủi ro. Hợp đồng là văn bản

bằng chứng ghi rõ những điều khoản của hai bên trên giấy trắng mực đen có chữ ký và
dấu của hai bên. Hợp đồng trong buôn bán quốc tế là rất cần thiết. Bởi vì trong kinh
doanh thương mại quốc tế giữa các nước khác nhau về ngôn ngữ, pháp luật, chính trị,
tôn giáo, tập quán.

2. Xin giấy phép xuất khẩu hàng hoá:
Giấy phép xuất khẩu hàng hoá là vấn đề qua trọng đầu tiên về mặt pháp lý để tiến
hành các khâu khác để tiuến hành xuất khẩu hàng hoá. Với hướng hợp tác quốc tế. Nhà
nước tạo thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh làm hàng ghoá xuất khẩu và xuất
khẩu những hàng hoá không trái quy định của nhà nước. Nhà nước quản lý xuất khẩu
bằng quota và bằng luật pháp, hàng hoá và đối tượng quản lý.
Thực tế nước ta, trước 15.12.1995 giấy phép xuất khẩu là một phần quản lý hết
sức rộng rãi. Những tốc độ và quy mô xuất khẩu ngày càng ra tăng mạnh mẽ nên giấy
phép xuất khẩu trở thành vật cản trở, kéo giài thời gian, giây rắc rối về mặt thủ tục, hạn
chế hoạt động xuất khẩu. Mặt khác tồn tại giấy phép xuất khẩu còn có giấy phép kinh
doanh xuất khẩu cũng một thủ tục bắt buộc. Vì vặy ngay 15.12.1995, Chính phủ ra
quyết định 89/CP quy định giấy phép kinh doanh chuyển cho các doanh nghiệp muốn
xuất khẩu phục vụ hoạt động kinh doanh sản xuất đều phải xin giáy phép.
3. Chuẩn bị hàng xuất khẩu:

Hiện nay nước ta không chỉ có các doanh nghiệp thương mại lớn là công tác xuất
khẩu mà còn có nhiều các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là công tác xuất khẩu trực
tiếp với nước ngoài. Do vậy đối với các doanh nghiệp ngoại thương kinh doanh xuất
khẩu, chuẩn bị hàng xuất khẩu gồm các công đoạn sau:
- Thu gom tập trung thành lô hàng xuất khẩu.
- Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu.
- Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu.
4, kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu:
Đây là công việc cần thiết trong các công đoan thực hiện hợp động kinh
doanh xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu, trước khi chuyển hàng đi, phải có nghĩa vụ kiểm

tra về phẩm chất, số lượng, trọng lượng …(hay còn gọi là kiểm nghiệm). Nếu là hàng
hoá thực vật phải kiểm tra khả năng lây lan bệnh tật (gọi là kiểm tra).Việc kiểm nhgiệm
và kiểm tra phải được tiến hành ở hai cấp: cơ sở và cửa khẩu. Trong đó kiểm tra ở cơ sở
do phòng KCS tiến hành, có vai trò quyết định có tác dụng triệt để nhất. Kiểm tra ở cửa
khẩu có tác dụng kiểm tra lại kết quả ở cấp cơ sở.
5, Thuê tàu lưu cước:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, việc thuê tau trở hàng
phụ thuộc vào các căn cứu sau đây:
- Những điều khoản của hợp đồng mua bán.
- Đặc đIểm hàng hoá mua bán.
- Điều kiện vận tải.
Ví dụ: nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng là CIF thì đơn vị xuất khẩu phải
thuê tàu giao hàng.
6, Mua bảo hiểm:
Chuyên chở hàng bằng đường biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Bởi vậy
trong kinh doanh xuất khẩu, bảo hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm hàng hoá
phổ biến nhất. Các đơn vị kinh doanh khi cần mua bảo hiểm đều mua tai tổn công ty
Bảo Hiểm Việt Nam. Hợp đồng bảo hiểm gồm hai loại: hợp đồng bảo hiểm bao là hợp
đồng chủ yếu. Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm cần nắm vững các điều khoản bảo hiểm:

bảo hiểm mọi rủi ro (điều kiện A), bảo hiểm có buồi thường tổn thất riêng, (điều kiện
B), bảo hiểm miễn bồi thường tổn thất riêng (điều kiện C) và một sổ điều kiện đặc biệt
như: bảo hiểm chiến tranh, bảo hiểm đình công…
7. Làm thủ tục hải quan:
Hàng hoá vận chuyển qua biên giới quốc gia. Để xuất khẩu đều phải làm thủ tục
hải quan. Thủ tục hải quan là công cụ để quản lý hành vi
buan bán theo pháp luật của nhà nước, để ngăn chặn xuất khẩu qua biên giới, kiểm tra
giấy tờ có sai sót giả mạo không, để thống kê số liệu về hàng hoá xuất khẩu. Việc làm
thủ tục hải quan gồm có 3 bước sau:
- Khai báo hải quan

- Xuất trình hàng hoá
- Thực hiện các quyết định của hải quan sau khi kiểm tra giấy tờ.
8, Giao nhận hàng với tàu:
Thực hiện giao nhận hàng hoá theo hợp đồng, đến thời hạn giao hàng các nhà xuất
khẩu phải làm thủ tục giao nhận hàng.
- Nếu hàng hoá được giao bằng đường biển, chủ hàng phải tiến hành các việc sau:
+ Căn cứ vào chi tiết hàng hoá xuất khẩu lập bảng đăng ký hàng chuyên chở.
+ Xuất trình bản đăng ký chuyên chở cho người vận tải để lấy hồ sơ xếp hàng.
+ Bố trí phương tiện đưa hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.
+ Lấy biên lai thuyền phó và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển.
Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng và phải chuyển nhượng
được. Vận đơn phải chuyển về bộ phận kế toán để lập bộ chứng từ thanh toán.
- Nếu hàng hoá được vận chuyển bằng đường sắt, chủ hàng phải kịp thời đăng ký với
cơ quan đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất và khối lượng của hàng hoá.
Khi đã được cấp toa xe, chủ hàng tổ chức bốc xếp, niêm phong kẹp chì và các chứng từ
vận tải, trong đó chủ yếu là vận đơn đường sắt. Vận đơn đường sắt chuyển về phòng kế
toán để lập bộ chứng từ thanh toán.
- Nếu hàng được chuyên chở bằng Container thì giao theo hai phương thức

+ Hàng chiếm đủ một container thì chủ hàng phải đăng ký thuê container, chịu chi phí
chuyển container rỗng về cơ sở sản xuất của mình, đóng hàng vào container và chuyển
ra ga để giao hàng cho người vận tải.
+ Hàng chưa đủ một container thì chủ hàng phải làm đăng ký hàng chuyên chở xuất
trình cho người vận tải. Sau khi được chấp nhận chở hàng, chủ hàng đưa hàng đến ga
containr để giao cho người vận tải. Cơ quan vận tải chịu trách nhiệm đóng hàng vào
container và bốc hàng lên tàu.
9, Thủ tục thanh toán:
Đây là khâu cuối cùng và là khâu thể hiện kết quả của quá trình kinh doanh xuất
khẩu. Do đặc điểm buôn bán với nước ngoài nên thanh toán trong thương mại quốc tế
có nhiều hình thức. Sau đay là hai phương thức thanh toán chủ yếu:

- Thanh toán bằng tín dụng ( L/C):
Thư tín dụng là một loại giấy phép mà ngân hàng bảo đảm hoạc hứa hẹn sẽ trả tiền.
Thaqnh toán tiền hàng bằng L/C là một phương thức thanh toán bảo đảm hợp lý, thuận
tiện, an toàn, hạn chế rủi ro cho cả bên mua và bên bán. Nếu trong hợp đồng xuất khẩu
quy định thanh toán bằng L/C thì: Người xuất khẩu đôn đốc người nhập khẩu mở L/C
đúng hạn mà nội dung như hợp đồng quy đinh. Sau khi nhận được L/C, người xuất
khẩu phải kiểm tra so sánh với nội dung và điều kiện ghi trong hợp đồng. Nếu có chỗ
chưa phù hợp thì yêu cầu người nhập khẩu sửa bằng văn bản. Có L/C người xuất khẩu
tiến hành thưch hiện hợp đồng. Đến thời hạn giao hàng, cung với việc giao hàng người
xuất khẩu phải lập bộ chứng từ hoàn hảo phù hợp với nội dung trong L/C.
- Thanh toán bằng phưong thức nhờ thu:
Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định thanh toán bằng phương thức này thì ngay sau sau
khi giao hàng, bên xuất khẩu phải hoàn thiện việc lập chứng từ và phải xuất trình ngân
hàng để uỷ thác cho ngân hàng vay tiền hộ. Chứng từ thanh toán phải hợp lệ, chính xác
và nhanh chóng cho ngân hàng nhằm thu lại vốn.
Trong quá trình thực hiện hợp đông khi hàng hoá có tổn thất hoặc hàng hoá có nhầm
lẫn thì hai bên có thể đi khyếu nại hoặc đi kiện.

II. Đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của hàng thủ công mỹ
nghệ.
1, Đặc điểm của thủ công mỹ nghệ.
Hàng thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng thuộc các ngành nghề truyền thống
được truyền từ đời này sang đời khác. chúng được tạo ra nhờ sự khéo léo của các thợ
thủ công, sản xuất bằng tay là chủ yếu nên các sản phẩm có chất lượng không đồng
đều, khó tiêu chuẩn hoá. Tuy nhiên các sản phẩm này thường rất tinh xảo và độc đáo.
Hàng thủ công mỹ nghệ thường chứa đựng các yếu tố văn hoá một cách đậm nét vì
chúng là những sản phẩm truyền thống của dân tộc. Mỗi dân tộc đều có một văn hoá
riêng và cách thể hiện riêng qua hình thái sắc thái sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên
sự độc đáo, khác biệt giữa các sản phẩm có cùng chất liệu ở các quốc gia khác nhau.
Nhìn chung các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều thể hiện mảng đời sống hiện thực,

văn hoá tinh thần với màu sắc đa dạng hoà quyện, mang tính nghệ thuật, đặc sắc. Do
đó, chúng không chỉ là những vật phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu
thẩm mỹ của các dân tộc.
Với sự phát triển của cuộc sống, nhu cầu của về sản phẩm mỹ nghệ ngày càng cao.
Mặc dù khoa học công nghệ cho phép sản xuất ra nhiều sả phẩm đa dạng, phong phú và
đẹp nhưng các sản phẩm này thường được sản xuất hàng hoạt, mang tính đồng nhất,
chính xác đến từng chi tiết nên biểu cảm tính nghệ thuật không nhiều. Bởi vậy, các san
phẩm thủ công mỹ nghệ dù tinh xảo hay mộc mạc đều khẳng định được chổ đứng trong
dời sôngs con người.
ở Việt Nam, sảm xuất hàng thủ công mỹ nghệ gần đây đang khởi sắc do nhu cầu
tiêu dùng trong nước và xuất khâủ tăng lên. cùng với sự mở rộng giao lưu văn hóa, kinh
tế giữa các nước trên thế giới, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt trênthị
trường nhiều nước Châu Âu, Đông á, Mỹ Và Nam Mỹ. Do vậy quan tâm và có chính
sách thoả đáng phát triển ngành nghề này, mở rộng thị trường xuất khẩu là thiết thực
bảo tồn và phát triển một trong những văn hoá quý giá của dân tộc Việt Nam ta. Ben
cạnh ý nghĩa góp phần truyền bá giới thiệu văn hoá truyền thống ra thế giới, việc đẩy
mạnh xuất khảu mặt hàng này góp phần tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm, giải

quyết tình trạng dư thừa lao động, nhất là ở nông thôn trong thời gian nông nhàn, giúp
họ có thêm thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo.
Như vậy việc phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
không chỉ mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho băn thân các doanh nghiệp cho người
lao động mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội rộng lớn. Vì thế đề ra các biện pháp phù
hợp để khai thác khả năng của mặt hàng này là vấn đề cần thiết.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu.
a, Các yếu tố khách quan.
Các yếu tố khách quan là các yếu tố bên người doanh ngiệp như khách hàng, các đối
thủ cạnh tranh, luật pháp, chính trị Và doanh nghiệp không thể điều khiển chúng theo
ý muốn của mình. Doanh nghiệp chỉ có thể cố gắng thíhc ứng một cách tốt nhất sự vận
động của nó. Nừu không doanh nghiệp khôngnhững không phát triển được thị trường,

nâng cao được vị thế của mình mà còn có thể bị mất thị phần hiện tại hoặc bị đào thải
khỏi thị trường.
 Khách hàng và các yếu tố thuộc về văn hoá xã hội.
Đây là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quyết định đến khả năng tiêu thụ hàng hoá
nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng.
Như ta đã biết, các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm phục cụ
cho tiêu dùng, chính vì vậy đời sống được nâng cao đã kéo theo sự giá tăng nhu cầu vè
các sản phẩm này, ở những nước có nền kinh tế phát triển như Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn
Quốc nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ khá lớn. Chỉ tính riêng mặt hàng gồm gốm
sứ hàng năm Nhật nhập khoảng 1 tỷ USD, năm 1997 Mỹ nhập 3,1 tỷ USD và năm 1998
nhu cầu nhập tăng lên 3,35 tỷ USD.
Khả năng tiêu thụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn rộng mở hơn nhất là khi
người tiêu dùng đang có xu hướng bảo vệ thiên nhiên, trở về gần gũi với thiên nhiên
thông qua việc sử dụng các sản phẩm được làm từ chất kiệu thiên nhiện như các đồ
dùng mây tre cói, đay thay cho các sảm phẩn từ plastic, thuỷ tinh, sợi nhân tạo Mặt
khác sự phát triển giao kưu kinh tế, văn hoá cũng góp phần đẩy mạnh tiêu thụ, truyền
bá giới thiệu mặt hàng này tới những thị trường giàu tiềm năng.

Tóm lại, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói chung có xu hướng
ngày càng tăng. Tuy nhiên khi dự định đảy mạnh xuất khẩu sang thị trường nào, doanh
nghiệp cần phải đặc biệt chú ý đến các yếu tố văn hoá xã hội của thị trường đó.
Trước hết doanh nghiệp nên xem xét đến yếu tố truyền thống, tập quán sử dụng của
mỗi thị trường. ở Châu Âu nhiều gia đình thường sử dụng thảm để trải sàn, một số
nước Đông Âu lại sử dụng các sản phẩm thêu ren, còn ở Nhật, Hàn Quốc người dân rất
ưa chuộng những vật phẩm bằng mây tre, cói Chính những tập quán sử dụng này sẽ
gợi ý cho doanh nghiệp nên kinh doanh mặt hàng gì ở thị trươngf nào. ngoài ra doanh
nghiệp cũng cần chú ý đến quy mô dân số của thị trường tiêu thụ vì nó sẽ ảnh hươngr
đến số lượng sản phẩm có thể tiêu thụ được. Thông thường quy mô dân số càng lớn thì
khả năng tiêu thụ càng lớn và ngược lại. Doanh ngiệp cần phân ra khách hàng của
mình thành các nhóm theo các tiêu thức khác nhau như độ tuổi, cơ cấu gia đình, khách

hàng là hộ gia đình và các nhóm tổ chức, tè đó xem xét quy mô của mỗi nhóm. Cũng
như những mặt hàng khác, khả năng tiêu thụ của hàng thủ công mỹ nghệ cũng phụ
thuộc vào thu nhập, mức sống và địa vị của người tiêu dùng. Tuỳ theo khả năng tài
chính và vị thế xã hội của mình mà người tiêu dùng lựa chọn loại sản phẩm với chất
lượng, cách thức phục vụ. Những người có thu nhập cao, có địa vị thường lựa chọn
những sản phẩm quý, thật độc đáo
 Môi trường cạnh tranh.
Khi cung ứng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ra thị trường nước ngoài, doanh
nghiệp phải cạnh tranh với nhiều đối thủ. Có thể là sự cạnh tranh giữa các sản phẩm với
nhau để cùng thảo mãn một mong muốn. Đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phải
lấy truyền thống cạnh tranh với hiện đại. Trên thị trường quốc tế sự cạnh tranh giữa các
sản phẩm thủ công mỹ nghệ đến từ các quốc gia khác nhau là sự cạnh tranh về tính tinh
xảo sự độc đáo biểu hiện qua sản phẩm/
Tuỳ theo số lượng đối thủ trên thị trường mà người ta xác định mức độ khốc liệt của
cạnh tranh. Cạnh tranh ngày càng găy gắt, khả năng chiếm lĩnh phát triển thị trường của
doanh nghiệp càng ngày trở nên khó khăn. cho nên doanh nghiệp cần xác định trạng
thái kinh doanh trên thị trường là thuần tuý, hỗn tạp hay cạnh tranh độc uy quyền để

xác định vị thế của mình và cảu các đối thủ. Từ đó tính chất, độ đa dạng, giá cả của sảm
phẩm cũng như quy mô khối lượng doanh nghiệp cung ứng ra thị trường sẽ được quyết
định.
* Môi trường chính trị luật pháp.
Yếu tố chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Môi
trường chính trị ở trong nước cũng như ở thị trường xuất khẩu ổn định là điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh thuận lợi. Bên cạnh
các yếu tố luật pháp cũng như các quy định của chính phủ là các yếu tố mà doanh
nghiệp buộc phải tuôn theo nên chúng chi phói nhiều tới khả năng mở rộng thị trường
cảu doanh nghiệp. Chảnh hạn việc quy định hạn chế khai thác gỗ sẽ gây nhiều khó khăn
cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng làm từ gỗ.
* Môi trường kinh tế.

Các yếu tố tộc độ phát triển kinh tế, tình hình lạm phát, sự ổn định tỉ giá, hệ thôngs
thuế thuộc môi trường kinh tế là yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Nền kinh tế của quốc gia tăng trưởng hay giảm sút sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống nhân dân qua thu nhập và cách phân bổ thu nhập, tác động tới khả năng mở
rộng hay thu hẹp quy mô thị trường của doanh nghiệp.
Ngoài ra ta còn có thể kể đến một yếu tố thuộc môi trường kinh doanh ảnh hưởng
đến khả năng xuất khẩu, tăng thị phần của doanh nghiệp như yếu tố khoa học công
nghệ, môi trường sinh thái địa lý.
b, Các yếu tố chủ quan.
* ý chí của ban lãnh đạo.
Hàng thủ công mỹ nghệ được doanh nghiệp chú ý phát triển ở thị trường nào trước
hết phụ thuộc vào mục tiêu của ban lãnh đạo và sự kiên định theo đuổi mục tiêu đó.
Khả năng kinh doanh ở mỗi thị trường có đội may rủi khác nhau và mỗi nhà lãnh đạo
có thể chấp nhận may rủi ở những mức độ khác nhau và điều này ảnh hưởng đến quyết
định chọn lựa cơ hội kinh doanh.
Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp,

Là yếu tố quan trọng phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng
vốn mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối quản lý có hiệu
quả các nguồn vốn. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp thường được xem xét qua các
chỉ tiêu như số vốn sở hữu, vốn huy động, tỉ lệ tái đầu tư từ lợi nhuận, khả năng chi trả
nợ của doanh nghiệp, thông thường doanh nghiệp có khả năng và nguồn lực về tài
chính mạnh mé thì việc tiến hành các hoạt động kinh doanh sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Bên cạnh việc đầu tơ vào hoạt động sản xuất tổ chức mạng lưới thu mua hàng hoá,
các hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến phân phối cũng được chú trọng hơn,
trong hki ở các doanh nghiệp hạn hẹp về vốn, các hoạt động rất quan trọng nài nhiều
khi bị cắt bỏ. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất khâủ các chi phí cho
hoạt động tìm hiểu thị trường tham dự triển lãm quốc tế thường rất cao cho nên sự hạn
chế đầu tư cho các hoạt động Marketing sẽ dẫn đến khó khăn trong cạnh tranh và phát
triển thị trường.

Sản phẩm của doanh nghiệp.
Vì sản phẩm là đối tượng trực tiếp được tiêu dùng, được đánh giá về chất lượng
mẫu mã nên nó chính là nhân tố quyết định khiến người tiêu dùng mua sản phẩm. Để
mở rộng được thị trường của mình, các sản phẩm của doanh nghiệp trước hết phảy chó
chất lượng, kiểu dáng phù hợp với thị hiếu nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm thủ
công như mây tre đan thường bị biến dạng hay bị mốc do sự biến đổi của thời tiết. Nừu
như khi tiến hành xuất khẩu doanh nghiệp chú ý đến iếu tố nài thì sẽ tránh được tình
trạng hàng xuất bị trả lại.
Khả năng kiểm soát, chi phí độ tin cậy của nguồn cung cáp hàng hoá.
Với các doanh nghiệp thương mại kinh dpanh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ nguồn
hàng cho xuất khẩu chủ iếu thu mua từ các chân hàng : các hợp tác xã, các làng nghề,
hộ gia đình hoặc doanh nghiệp sản xuất. Khả năng kiểm soát nguồn cung cấp hàng hoá
ảnh hưởng đến đàu vào của doanh nghiệp và tác dộng mạnh mẽ đến kết quả thực hiện
các hoạt động kinh doanh cũng như ở khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Việc kiểm
soát chi phối nguồn hàng tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp chủ động về nguồn cung cấp
: an tâm về chất lượng hàng hoá, số lượnghang hoá cũng như đảm bảo được tiến độ

giao hàng cho khách. Nguồn cung cấp ổn định còn giúp doanh nghiệp không tốn nhiều
công sức và chi phí, ổn định được giá đầu vào. ngoày ra, đyều nài còn giúp doanh
nghiệp liên kết được với các đơn vị sản xuất để tạo ra những sản phẩm phù hợp với iêu
cầu người tieu dùng. Tổ chức tốt nguồn hàng đầu vào sẽ giúp doanh nghiệp ổn đinh
được chất lượng, giá cả sản phẩm, đảm bảo chữ tín trong kinh doanh.
Con người và tiềm lực vô hình của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh
nghiệp nói chung và công tác phát triển thị trường nói riêng. Bởi vì chính con người thu
thập các thông tin đầu vào để hoạch định mục tiêu lựa chọn và thực hiện các chiến
lược thị trường cảu doanh nghiệp. Công việc được thực hiện tốt đến đâu phụ thuộc vào
trình độ của cán bộ nhân viên. với đội ngũ cán bọ kinh doanh có tố chất năng động, am
hiểu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ trong nước và quốc tế, có kinh nghiệm kinh doanh
ngoại thương sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thích nghi với mọi thay đổi của nền kinh

tế, nhanh chóng phán đoán được tình thế, chớp được thời cơ tạo thế vững chắc trên thị
trường.



Chương ii : thực trạng hạot động
xuất khẩu tại tocontap

I. Khái quát chung về Công ty TOCONTAP.
1, Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà Nội có tên giao dịch là Vietnam National
Sundries inport and export Company (Viết tắt là TOCONTAP).
Trụ sở : 36 Bà Triệu, Hà Nội.
Được thành lập ngày 5/3/1956 với tên gọi ban dầu là Tổng Cong ty xuất nhập khẩu
Tạp phẩm trực thuộc Bộ Thương Mại, Công ty là một doanh ngiệp Nhà nước được
phét xuất nhập khẩu tất cả các mặt hàng mà luật phát Việt Nam không cấm. Tuy nhiên
trong quá trình hoạt động, tổ chức của Công ty có nhiều thay dổi, một số bộ phận
được tách ra để thành lập các Công ty khác :
 Năm 1964 : Tách thành lập ARTEXPOT.
 Năm 1971 : Tách thành lập BAROTEX.
 Năm 1972 : Tách các cơ sở sản xuất giao cho Bộ công nghiệp nhẹ quản lý.
 Năm 1978 : Tách thành lập TEXTIMEX.
 Năm 1985 : Tách thành lập MECANIMEX.
 Năm 1987 : Tách thành lập LEAPRDOXIM.
 Năm 1990 : Tách ông ty xuất nhập khẩu phía nam thành Công ty trực thuộc Bộ
Thương Mại.
Đến năm 1993, để đáp ứng điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị
trường, theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ tổ chức và của giám đốc Công ty xuất nhập
khẩu Tạp phẩm. Bộ Thương Mại ra quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số

333 TM/TCCB ngày 31/3/1993 :
 Tên Công ty : Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm Hà Nội.

 Tên giao dịch : TOCONTAP.
 Trụ sở : Số 36 Bà Triệu, Hà Nội.
 Số tài khoản : 00.110.370005 tại Ngân hàng Ngoại thương Viật Nam.
Trải qua 45 năm hoạt động và pháy triển, Công ty đã thiết lập được một mạng lưới
kinh doanh quốc tế, quan hệ hợp tác với các tổ chức, các Công ty ở trên 70 quốc gia
tren thế giới. Không chỉ mở rộng mối quan hệ đối tác, Công ty còn tiến hành phát
triển nhiều hình thức giao dịch kinh doanh cũng như mở rộng nhiều mặt hàng kinh
doanh để tận dụng các cơ hội thuận lợi mà thị trường đem lại Với một nguồn lực
năng động, có trình độ, kết hợp với những kinh nghiệm tích luỹ được trong thời gian
qua, Công ty hoàn toàn có thể phát triển hơn nữa, xứng đáng trở thành một Công ty
lớn của Bộ Thương Mại.
2. Chức năng nhiệm vụ và tổ chức Bộ máy của Công ty.
A, Chức năng hoạt động.
Chức năng chủ yếu của Công ty là tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu, trong
đó :
 Tổ chức xuất khẩu trực tiếp các loại hàng hoá không thuộc danh mục cấm.
 Tổ chức tiêu thụ các mặt hàng nhập khẩu.
 Nhận xuất khẩu uỷ thác, làm đại lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Ngoài ra, Công ty còn có thể tiến hành cá hoạt động sản xuất, gia công hàng hoá
phục vụ cho việc xuất khẩu hoặc kinh doanh trong nước.
Một số mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty :
 Giấy và bột giấy các loại.
 Hàng nông, lâm, thuỷ hải sản.
 Hàng thủ công mỹ nghệ.
 Hàng may mặc vải.
 Giầy dép thành phẩm và bán thành phẩm.
 Da và các sản phẩm từ da.

 Các thiết bị điện dân dụng và công nghiệp.

 Các thiết bị dành cho điện ảnh,nhiếp ảnh, hàng điện tử dân dụng.
 Dụng cụ đồ chơi trẻ em,
 Hàng bảo hộ lao động.
 Đồ dùng tranh trí nội thất trong gia đình, nhà hàng khách sạn.
b, Nhiệm vụ của Công ty.
Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty có nhiệm vụ bảo toànvà phát triển tổng
số vốn Nhà nước giao cho, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính.
Công ty có nhiệm vụ hoàn thành các chỉ tiêu do Bộ đề ra, có nghĩa vụ nộp ngân
sách cho Nhà nước.
Công ty phải tiến hành kinh doanh theo đúng luật pháp, chịu trách nhiệm về kinh
tế và dân sự, đối với các hoạt động kinh doanh và tài sản của mình.
Phát huy ưu thế, uy tín của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế, củng cố và mở
rộng các mối quan hệ kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng sản xuất trong và ngoài
nước.
c, Cơ cấu bộ máy tố chức.
Đứng đầu Công ty là tổng giám đốc, do Bộ Thương Mại bổ nhiệm và miễn nhiệm,
tổng giám đốc của Công ty hiện nay là bà Bùi Thị Tuệ. Tổng giám đốc điều hành trực
tiếp mọi hoạt động cảu Công ty đến tất cả các phòng, các cơ sở sản xuất kinh doanh
trong Công ty và chịu trách nhiệm trước Bộ Thương Mại.
Giúp việc cho tổng giám đốc có 2 phó tổng giám đốc. Một phó tổng giám đốc chịu
trách nhiệm điều hành các phòng ban quản lý. Một phó tổng giám đốc được uỷ nhiệm
duyệt các phương án kinh doanh của Công ty, các chi nhánh và các phòng nghiệp vụ
xuất nhập khẩu.
Trước kia Công ty có 10 phòng ban quản lý, năm 1997 rút xuống còn7 phòng và
hiện nay được sắp xếp thu gọn lại còn 4 phòng gồm :
 phòng tổng hợp :
Phòng có chức năng tổng hợp các vấn đề đối nội, đối ngoại, sản xuất kinh doanh
cảu Công ty, lập các báo cáo tổng hợp trình Bộ chủ quản và các ngành có liên quan.

Thẩm định các phương án kinh doanh nhập khẩu, trước khi trình kí đồng thời hướng

dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch kinh doanh và báo cáo tổng hợp theo tháng, quý
Ngoài ra còn có nhiệm vụ biên dịch, phiên dịch các tài liệu phục vụ cho kinh doanh,
tìm hiểu các đối tác thu thập các thông tin về tình hình giá cả hàng hoá, tình hình biến
động thị trường và các thông tin về luật pháp, tập quán thương mại, vận chuyển ở
các quốc gia, giúp ban giám đốc và các phòng kinh doanh nắm rõ tình hình và các
chính sách thích ứng.
 Phòng tổ chức lao động.
Phòng có chức năng tham mưu cho ban giám đốc về việc tổ chức bộ máy, tuyển
dụng, sắp xếp bố trí lao động vào những việc phù hợp, phòng cũng có trách nhiệm đào
tạo bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ kinh doanh, giải quyết khiếu nại,
tố tụng và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
 Phòng tài chính kế toán.
Thực hiện chức năng giám sát tiền tệ thông qua việc kiểm soát và quản lý vốn, tài
sản của Công ty, phòng có trách nhiệm xây dựng quy chế, phương thức cho vay vốn,
bảo lãnh vốn vay Ngân hàng và giám sát việc sử dụng vốn nhằm ngăn chặn nguy cơ
tồn đọng vốn, thâm hụt vốn. Phòng có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về việc
lập kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch taì chính của các phòng kinh doanh.
Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện các phương án đã duyệt và
đối chiếu cứng từ để giúp cho đơn vị hạch toán chính xác, góp ý và chịu trách nhiệm
với từng phương án kinh doanh cụ thể, xác định lổ lãi để trả tiền cho từng đơn vị.
 Phòng hành chính quản trị.
Phòng này có chức năng điều hành toàn bộ hoạt động chung của Công ty, các hoạt
động của công đoàn và đoàn thể. Quản lý văn thư, lưu trữ, điện thoại, Fax, telex, vưn
phòng phẩm điều hành xe và các phương tiện làm việc để phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Phòng còn có nhiệm vụ duy trì thời gian làm việc, sữa chữa nhà cửa đảm bảo môi
trường của Công ty luôn sạch đẹp văn minh.
 Các phòng kinh doanh.


Trước đây Công ty có 6 phòng nghiệp vụ gồm 3 phòng chuyên nhập, 3 phòng
chuyên xuất. Nhưng do tình hình thực tế có nhiều thay đổi nên công ty chuyển chức
năng phòng nghiệp vụ thành phòng xuất nhập khẩu tổng hợp nhằm tận dụng mọi khả
năng quan hệ giao dịch của các thành viên trong Công ty.
Hiện nay Công ty có 7 phòng xuất nhập khẩu tổng hợp, 2 chi nhánh tại Hải Phòng
và TP Hồ Chí Minh ( Với chức năng giao nhận hàng hoá và nếu có điều kiện tiến hành
thêm hoạt động kinh doanh) và xí nghiệp TOCAN (liên doanh với CANADA để sản
xuất chổi quét sơn và con lăn tường.
- Phòng XNK I : Chuyên môn về XNK giấy và bột giấy và các sản phẩm khác bao
gồm giấy báo giấy viết, corton, giấy kép, giấy vệ sinh, giấy photo Sản phẩm
điện(máy in, máy tính).
Phòng XNK II : chuyên kinh doanh các dụng cụ văn phòng phẩm. Các
loại mỹ phẩm, đồ thể thao, đồ chơi trẻ em và vă hoá phẩm, đay và các sản phẩm từ
đay, sản phẩm cao su như lốp, săm xe đạp, máy và ô tô.
Phòng XNK III : chuyên doanh sản phẩm dệt, may, quần áo, sản phẩm
dệt làm bằng de lông cừu, quần áo lao động, quần áo ngủ, khăn trả bàn, mũ corton,
hàng thêu
Phòng XNK IV : Chuyên doanh sản phẩm điện (ti vi, điều hoà nhiệt độ,
máy hút bụi) dụng cụ văn phòng phẩm, rượu mạnh, sơn và nguyên liệu sơn, một số
loại gấiy
Phòng XNK V : Chuyên doanh sản phẩm mây tre đan, thực phẩm, sữa tươi, vật
liệu xây dựng, trang trí nội thất, mỹ phẩm, sản phẩm nhựa
Phòng XNK VI : Chuyên doanh máy móc thiết bị điện, cáp và các loại dây dẫn,
bóng điện, thiết bị văn phòng, sản phẩm văn hoá, máy quay phim, nguyên liệu len và
sản phẩm giấy ăn
Phòng XNK VII : Chuyên doanh sản phẩm nông nghiệp, các loại gia vị, hàng nghệ
thuật và thủ công nghiệp, sản phẩm từ gỗ, thiết bị y tế, ô tô máy công nghiệp, các loại
giày và dép làm từ các nguyên liệu khác nhau

×