Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.15 KB, 67 trang )

Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
MỤC LỤC
Thị trường xuất khẩu gạo ............................................................................................................. 28
Thị trường .................................................................................................................................. 28
Thị trường Châu Phi: ............................................................................................................ 39
Đề tài nghiên cứu khoa học
1
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển của thị trường tự do và dân chủ khắp thế giới đang cho phép
nhiều người khắp nơi chuyển hoài bão thành thành tựu. Công nghệ được làm chủ
đúng cách và phân phối tự do sẽ có sức mạnh xóa bỏ không chỉ biên giới địa lý mà
còn biên giới dân tộc. Khi một nước chảy vào dòng chảy toàn cầu hóa, giới tinh
hoa của đất nước đó bắt đầu chuyển tải viễn cảnh hội nhập vào bên trong và cố tìm
cho họ một chỗ đứng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa đã phá đi nhiều
bức tường ngăn cachsdan chúng và nối cả thế giới vào một mối, nó mang lại cho cá
nhân khả năng chi phối cả các thị trường lẫn các quốc gia trong bất cứ thời điểm
nào. Từng ngày từng giờ cả thế giới đang vận động hòa mình vào dòng thác kinh tế
toàn cầu và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Cùng với nhịp độ sôi động của nền
kinh tế thế giới thì nền kinh tế Việt Nam để có thể phát triển và hội nhập thì phải
tìm được hướng đi cho nền sản xuất. Trong những năm qua Việt Nam đã và đang
chú trọng hướng vào nền sản xuất cho xuất khẩu, trong đó mặt hàng chủ lực là
nông sản luôn chiếm tỷ trọng lớn và là đối tượng hàng đầu của chính sách nhà
nước. Thế giới đang được làm phẳng, biên giới quốc gia chỉ có ý nghĩa về mặt địa
lý, vậy để khẳng định được tên tuổi quốc gia trên thế giới và cạnh tranh với nước
ngoài phải thông qua chất lượng của hàng hóa, nên khi nghiên cứu lĩnh vực xuất
khẩu nông sản chúng ta phải quan tâm đến chất lượng của hàng nông sản. Tuy
nhiên trong phạm vi của đề tài, chúng tôi không thể nghiên cứu đầy đủ tất cả các
lĩnh vực chất lượng hàng nông sản mà chúng tôi chỉ hướng tới chất lượng gạo của
Việt Nam. Thông qua sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, chúng tôi đã
đưa ra những phân tích , đánh giá thực trạng của chất lượng gạo xuất khẩu của Việt


Nam trước tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời đề xuất một số giải
pháp nâng cao chất lượng gạo Việt Nam phù hợp với yêu cầu hội nhập. Vì nội
dung của đề tài khá rộng, chúng tôi có thể chưa bao quát được tất cả các mặt của
vấn đề nghiên cứu , nếu có những thiếu sót hy vọng mọi người đánh giá và đóng
góp ý kiến để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT CHUNG
Đề tài nghiên cứu khoa học
2
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
1- Toàn cầu hóa
1.1 Toàn cầu hoá là gì?
Xu hướng toàn cầu hóa là đặc trưng lớn nhất trong thời đại hiên nay. Vậy
chúng ta đã biết gì về toàn cầu hóa? Toàn cầu hóa đã dến trước khi chúng ta
nhân biết được về nó. Hệ thống toàn cầu hóa ngày nay- trong đó những rào cản
về địa lý, thị trường và luận thuyết ngày càng bị phá bỏ- đang thiết lập một thể
trạng mới trên thế giới. Hơn bao giờ hết, ranh giới truyền thống giữa chính trị,
văn hóa, công nghệ và hệ sinh thái đang mờ nhạt đi. Chúng ta thường không thể
giải thích về một mặt mà không đề cập tới những mặt khác và cũng không thể
giải thích được toàn cục nếu không không nhìn được tất cả các mặt. Toàn cầu
hóa là điều mới mẻ, nó được xem như là hệ thống thế giới mới thay thế cho
chiến tranh lạnh nhưng thế vẫn chưa thể giải thích cho chúng ta hiểu được về
thực trạng thế giới ngày nay. Nếu thế giới được tạo ra chỉ từ những vi mạch và
các thị trường thì toàn cầu hóa là phương tiện để giải thích hầu như bất cứ điều
gì. Nhưng thế giới này gồm có vi mạch, con người, phong tục truyền thống, lòng
ham muốn và những ước vọng không đoán được. Vậy thách thức trong thời toàn
cầu hóa đến với đất nước và con người là làm sao dung hòa được giữa việc bảo
tồn bản sắc quê hương và cộng đồng, đồng thời nỗ lực hết mức để tồn tại cho
được trong hệ thống thế giới. Bất cứ xã hội nào muốn thịnh vượng về kinh tế
đều phải cố gắng phát triển nền sản xuất và đưa chúng ra thế giới. Nhưng người

ta cũng đừng bao giờ ảo tưởng rằng chỉ tham gia tích cực vào kinh tế thế giới
không thôi mà có thể tạo được xã hội lành mạnh. Nếu hội nhập đạt được trong
điều kiện phải hy sinh bản sắc của một đất nước, nếu các cá nhân cảm thấy họ bị
mất gốc trong cơn lốc toàn cầu tì họ sẽ phản kháng và ngăn cản quá trình này.
Do đó sự sống còn của toàn cầu hóa phụ thuộc một phần vào nỗ lực của chúng
ta xây dựng sự cân bằng giữa phát triển và cội nguồn.
Toàn cầu hóa không chỉ là một thứ mốt kinh tế, không phải là một khuynh
hướng nhất thời. Nó là một hệ thống quốc tế, một hệ thống chủ đạo. Toàn cầu
hóa đã phá sập tất cả những bức tường của hệ thống chiến tranh lạnh, giúp cho
Đề tài nghiên cứu khoa học
3
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
thế giới tập hợp lại với nhau, xé bỏ ngăn cách, tạo lập được một cánh đồng
thẳng tắp. Ngày nay, cánh đồng này mở rộng hơn với tốc độ nhanh hơn, ngày
càng có nhiều bức tường sụp đổ và nhiều quốc gia bị hút vào. Chính vì thế, ngày
nay không còn khái niệm thế giới thứ nhất, thứ hai, hay thứ ba nữa. Ngày nay,
chỉ còn là thế giới phát triển nhanh và thế giới phát triển chậm chạp- thế giới của
những người bị đào thải sang bên lề hay những người tự chọn theo lối sống biệt
lập không muốn nhập vào cánh đồng rộng lớn nói trên.
1.2 Những đặc trưng của toàn cầu hoá
Thế giới hiện nay đã trở thành một nơi có những quan hệ ngày càng
chồng chéo đan xen. Dù bạn là một công ty hay là một đất nước thì những mối
đe dọa cũng như những cơ hội sẽ đến với bạn chính từ những đối tác mà bạn có
quan hệ. Toàn cầu hóa là quá trình phát triển năng động là một sự hội nhập
không thể đảo ngược giữa những thị trường, quốc gia và công nghệ tới mức
chưa từng có, theo phương cách tạo điều kiện cho các cá nhân, tập đoàn công ty
và nhà nước vươn quan hệ đến nhiều nơi trên thế giới, xa hơn, sâu hơn với chi
phí thấp hơn bao giờ hết.
Quá trình toàn cầu hóa cũng khiến nảy sinh chống đối dữ dội từ những ai
bị thiệt hại hay bị hệ thống mới bỏ rơi. Ý tưởng làm động lực cho toàn cầu hóa

là chủ nghĩa tư bản dựa trên kinh tế thị trường. Toàn cầu hóa có nghĩa là chủ
nghĩa tư bản kinh tế thị trường lan vào hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Do đó
toàn cầu hóa hình thành riêng nó một hệ thống luật lệ kinh tế- luật lệ xoay quanh
việc mở cửa, thả nổi và tư nhân hóa nền kinh tế để nó có tính cạnh tranh cao hơn
và thu hút được nhiều hơn đầu tư nước ngoài. Hệ thống toàn cầu hóa mang một
sắc thái văn hóa riêng bao trùm và có xu hướng đồng hóa các quốc gia và cá
nhân tới mức độ nhất định.
Toàn cầu hóa có công nghệ định hình riêng. Để đo đếm toàn cầu hóa,
người ta dùng đơn vị tốc độ- tốc độ trong buôn bán, đi lại, liên lạc và sáng tạo.
Nền kinh tế trong toàn cầu hóa là một chu kỳ không ngừng đào thải những sản
phẩm và dịch vụ lỗi thời và thay thế chúng bằng những sản phẩm và dịch vụ
Đề tài nghiên cứu khoa học
4
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
mới hữu hiệu hơn. Sáng kiến cải tiến táo bạo, thay đổi công nghệ hiện dang diễn
ra nhanh chóng, hàng ngày, hàng giờ. Những quốc gia sẵn sàng để cho chủ
nghĩa tư bản nhanh chóng thải đi những công ty làm ăn thua lỗ của mình rồi tập
trung tiên đầu tư cho những doanh nghiệp làm ăn tốt hơn sẽ thực sự tiến bước
trong thời đại toàn cầu hóa. Những quốc gia nào ỷ lại vào chính phủ bảo trợ cho
những doanh nghiệp làm ăn yếu kém, tránh né sự đào thải sáng tạo nói trên rồi
sẽ tụt hậu trong thời đại toàn cầu. “ Sáng tạo sẽ thay thế truyền thống. Hiện tại
và có lẽ tương lai sẽ thay thế quá khứ. Không có gì quan trọng bằng những điều
sắp xảy ra và liệu những điều đó có xảy ra hay không lại tùy thuộc vào khả năng
có thể đâỏ ngược được những gì hiện có. Bối cảnh đó thuân lợi cho sáng tạo
nhưng gây nhiều khó khăn cho cuộc sống bình thường vì con người ta vốn dĩ chỉ
mong tưởng đến một tương lai ổn định, hơn là một cuộc đời hầu như chẳng có gì
chắc chắn.’’ (Grove).
Toàn cầu hóa cũng sản sinh một khuynh hướng dân số riêng- sự dịch
chuyển nhanh chóng của dân chúng từ những vùng nông thôn với đời sống nông
nghiệp ra thành thị. Và lối sống ở thành thị đang ngày càng gắn liền với các xu

hướng toàn cầu trên phương diện thực phẩm, lương thực, thời trang, thị trường
và giải trí.
Quan trọng hơn, toàn cầu hóa mang đặc trưng cấu trúc quyền lực riêng .
Toàn cầu hóa được xây dựng trên ba cán cân quyền lực chồng chéo và quan hệ
tương hỗ. Trước hết là sự đối trọng truyền thống giữa các quốc gia. Trong toàn
cầu hóa Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất, và tất cả các nước khác ít nhiều đều phụ
thuộc vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đối trọng quyền lực giữa Hoa Kỳ và các nước
khác vẫn đóng vai trò duy trì ổn định cho toàn hệ thống. Cán cân quyền lực thứ
hai là giữa các quốc gia và thị trường toàn cầu. Đối trọng về quyền lực thứ ba
trong hệ thống toàn cầu hóa là giữa các cá nhân và các nhà nước. Do toàn cầu
hóa đã phá đi nhiều bức tường ngăn cách dân chúng và nối thế giới lại với nhau
nên các cá nhân có thể tự mình hoạt động trên thị trường thế giới mà không cần
sự môi giới của nhà nước. Các quốc gia và đặc biệt là siêu cường Mỹ ngày nay
Đề tài nghiên cứu khoa học
5
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
vẫn có vai trò quan trọng. Nhưng quan trọng không kém, là vai trò của các siêu
thị và các cá nhân có quyền lực lớn. Toàn cầu hóa là tổng hòa quan hệ phức tạp
giữa ba yếu tố: nhà nước va chạm với nhà nước, nhà nước va chạm với các siêu
thị và siêu thị cùng nhà nước va chạm với những cá nhân có quyền lực lớn. Hệ
thống toàn cầu hóa làm nảy sinh những nguồn lực phát triển mạnh mẽ, cũng như
khả năng đồng hóa có tốc độ chóng mặt.
Như những gì đã nói ở trên, toàn càu hóa là yêu cầu khách quan mang
tính chất thời đại. Sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ đã dần xóa
đi biên giới của các quốc gia. Việc dân chủ hóa công nghệ đồng thời có nghĩa là
tiềm năng làm giàu sẽ được sẻ theo vị trí địa lý. Chúng giúp cho nhiều sắc dân ở
nhiều vùng sâu vùng xa những cơ hội để họ tiếp cận và áp dụng kiến thức.
Chính cách mạng khoa học công nghệ đã đưa lại sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia và giúp các quốc gia xâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới. Tiếp
theo, phân công lao động tạo ra sự phụ thuộc giữa các quốc gia trong toàn bộ

quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ. Ngày nay, quá trình sản vuất được chia
thành nhiều khâu và đặt tại các quốc gia khác nhau để tân dụng lợi thế cúa các
quốc gia đó. Đồng thời sản phẩm tạo ra không chỉ cung cấp cho nội địa mà
hướng tới thị trường thế giới, từ đó tạo nên các quan hệ mang tính toàn cầu.
Trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế các công ty xuyên quốc gia đống vai trò
then chốt và thực sự chi phối nền kinh tế thế giới. Từ năm 2000 đến nay, nhiều
công ty xuyên quốc gia lớn sáp nhập với nhau hình thành các tập đoàn kinh tế
xuyên quốc gia khổng lồ. Các công ty xuyên quốc gia cỡ lớn đều có một hệ
thống kinh doanh lấy công ty mẹ làm trung tâm, mở rộng ra toàn cầu. Hàng
trăm, hàng ngàn hệ thống như vậy đan lại thành mạng lưới kinh tế toàn cầu
khổng lồ, bao trùm tất cả, che phủ các khu vực, các quốc gia trên toàn thế giới.
Các công ty này sẽ mở cửa biên giới quốc gia, tạo ra sự hội nhập tất yếu từ tế
bào kinh tế. Đồng thời sự tồn tại và hoạt động của các tổ chức kinh tế, tài chính
quốc tế và các chính sách qui định của nó đã thúc đẩy hơn nữa xu hướng toàn
cầu hóa. Nhiều tổ chức kinh tế tài chính lớn như WTO, IMF, WB…..đóng vai
Đề tài nghiên cứu khoa học
6
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
trò như một “ liên hợp quốc’’ trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, thương mại quốc
tế. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực như EU, NAFTA, ASEAN….đưa ra các
thỏa thuận hợp tác song phương và đa phương để tăng thêm sự gắn bó phụ thuộc
lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia. Các tổ chức này còn thúc đẩy các quốc
gia phải xây dựng lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế phù hợp. Những
tư tưởng đổi mới, cải tổ trở thành xu hướng tích cực của thời đại. Sau chiến
tranh lạnh, tất cả các quốc gia đều tập trung điều chỉnh chiến lược phát triển,
trong đó ưu tiên mọi nguồn lực cho hợp tác và phát triển kinh tế. Cánh cửa các
nền kinh tế quốc gia đã mở rộng để giao lưu, lien kết kinh tế khu vực và quốc tế.
“ Đa phương hóa và đa dạng hóa’’ đã trở thành phương châm chủ đạo của các
quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế. Liên kết và hợp tác kinh tế đã không
ngừng mở rộng và phát triển trên qui mô toàn cầu.

1.3 Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế với Việt Nam
Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có 3 chủ thể: nhà nước,
doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nếu xem xét một cách riêng biệt lợi ích của ba
chủ thể đó, việc tham gia các liên kết kinh tế quốc tế có ảnh hưởng rất khác nhau.
Lợi ích trực tiếp của nhà nước là nguồn thu thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm
sút, nếu như không tác động kích thích tăng lượng buôn bán quốc tế đến mức
mà số lượng thu được từ thuế do tăng doanh thu không bù đắp được sự cắt giảm
thu do giảm thuế suất.
Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chịu hai loại tác động ngược chiều:
được lợi do tăng được khả năng cạnh tranh về giá cả và chịu sức ép cạnh tranh
lớn hơn do xoá bỏ các hàng rào bảo hộ thuế và phi thuế. Việc cắt giảm thuế xuất
nhập khẩu không ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính doanh nghiệp, bởi vì thuế
xuất nhập khẩu là thuế gián thu, một thành phần của giá thành, sẽ do người tiêu
dùng chi trả.
Người tiêu dùng được lợi do giá cả rẻ hơn và chủng loại, chất lượng hàng
hoá phong phú, đa dạng hơn.
Đề tài nghiên cứu khoa học
7
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Có thể nói rằng thiệt hại trực tiếp của nhà nước về thuế và sự được lợi
trực tiếp của người tiêu dùng do giảm thuế trong giá là hai khoản bù trừ cho
nhau. Đây là sự thay đổi trong phân phối thu nhập, phần thu nhập của Chính Phủ
chuyển sang tay tư nhân. Điều này sẽ gián tiếp tác động đến cơ cấu đầu tư xét
theo chủ thể kinh tế. Đầu tư của tư nhân cho sản xuất kinh doanh sẽ có thể tăng
lên trong tương lai nhờ khoản tiết kiệm qua giá mua hàng rẻ hơn.
Tác động hai mặt của việc xoá bỏ hàng rào bảo hộ mậu dịch đối với các
doanh nghiệp trông dễ thấy về định tính, song khó dự báo về điịnh lượng. Xoá
bỏ bảo hộ có thể buộc doanh nghiệp phải cải tổ toàn diên để đối dầu trực tiếp
với sức ép cạnh tranh từ các nước trong khu vực. Cạnh tranh có thể thúc đẩy sản
xuất phát triển , nhưng đồng thời có thể làm điêu đứng và phá sản hàng loạt

doanh nghiệp, thậm chí hàng loạt ngành. Xoá bỏ bảo hộ chắc chắn dẫn đến việc
thay đổi cơ cấu kinh tế.
Tác động dài hạn của toàn bộ quá trình tham gia liên kết kinh tế quốc tế,
của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới cơ cấu nền kinh tế có mức độ quan
trọng hơn nhiều so với nguồn thu ngân sách. Bởi vì nó quyết định việc lựa chọn
một chiến lược cơ cấu thích ứng với tình thế của nền kinh tế không còn các hàng
rào bảo hộ mậu dịch che chắn, từ đó quyết định diện mạo nền kinh tế trong
tương lai và vị thế của nước ta trong nền kinh tế mở khu vực và toàn cầu. Toàn
cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế bắt buộc các quốc gia phải thực thi các
chính sách mở cửa, tự do hoá thương mại, đầu tư. Do đó mỗi quốc gia phải điều
chỉnh sửa đổi chính sách hiên hữu để hình thành chính sách kinh tế phù hợp của
mình theo hướng mở cửa và tự do hoá kinh tế. Những tác động mạnh mẽ về
kinh tế tất yếu sẽ tác động ảnh hưởng đến chính trị, xã hội, văn hoá ở mỗi quốc
gia. Như vậy, đánh giá định tính và định lượng tác động của hội nhập kinh tế
quốc tế đối với Việt Nam là vấn đề rất quan trọng và cấp thiêt.
2- Tổng quan về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
2.1 Các khái niệm về chất lượng hàng hoá
Chất lượng có nhiều cách hiểu khác nhau.
Xuất phát từ quản lý sản xuất, chất lượng của một sản phẩm là mức độ
sản phẩm ấy thể hiện những yêu cầu, những chỉ tiêu thiết kế hay những qui định
chung cho sản phẩm ấy.
Đề tài nghiên cứu khoa học
8
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Xuất phát từ sự thỏa mãn nhu cầu, chất lượng sản phẩm là năng lực của
một sản phẩm hoặc một dịch vụ thỏa mãn những nhu cầu của người tiêu dùng; là
sự thỏa mãn nhu cầu với chi phí thấp nhất.
Phản ánh thông qua những đặc trưng, chất lượng sản phẩm là toàn bộ các
đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã
công bố hay còn tiềm ẩn. Theo Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa (2007), thì

chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các dặc tính của sản phẩm, hàng
hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn, kỹ thuât
tương ứng. Về thực chat, chất lượng sản phẩm là độ thỏa mãn nhu cầu. Chất
lượng sản phẩm là tổng hợp các tính chất, các đặc trưng của một sản phẩm tạo
nên giá trị sử dụng, thể hiện khả năng mức độ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng với
hiệu quả cao, trong những điều kiện nhất định của sản xuất, kinh tế xã hội.
Khi đề cập đến chất lượng sản phẩm phải chú ý: thứ nhất, giá trị sử dụng
của sản phẩm và chất lượng sản phẩm không phải là khái niêm đồng nghĩa,
chất lượng là thước đo mức độ hữu ích của giá trị sử dụng, biểu thị trình độ giá
trị sử dụng của hàng hóa hay nói cách một cách khác, chất lượng được đo bởi
sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và người sử dụng. Một sản phẩm có chất
lượng cao hay thấp phụ thuộc vào mức độ thỏa mãn nhu cầu của sản phẩm đó.
Một sản phẩm không được nhu cầu chấp nhận thì sản phẩm đó được coi là có
chất lượng kém.
Thứ hai, nhu cầu của con người luôn biến động theo thời gian, không gian
và điều kiện sử dụng. Các doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh,
nâng cao uy tín trước khách hàng cần nghiên cứu kỹ nhu cầu của khách hàng và
đáp ứng tốt các nhu cầu đó. Để thực hiện được nhiêm vụ trên, doanh nghệp cần
định kỳ xem xét lại yêu cầu chất lượng để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng.
Thứ ba, giữa các đối tượng khác nhau, nhu cầu rất khác nhau. Doanh
nghiệp không thể sản xuất sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng cụ thể mà chỉ
có thể sản xuất sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng. Vì vậy, khi xác
Đề tài nghiên cứu khoa học
9
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
định các chỉ tiêu chất lượng, doanh nghiệp phải xem xét đến đặc tính của đối
tượng liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể.
Thứ tư, chất lượng có thể công bố dưới dạng các qui định tiêu chuẩn rõ
rang hoặc chỉ cảm nhận , phát hiện được trong quá trình sử dụng. Do đó, những
tính chất cũng như những đặc trưng của sản phẩm có thể được xác định bằng

những chỉ tiêu, những thông số về kinh tế-kỹ thuật-thẩm mỹ….có thể cân đong
đo dếm được, đánh giá được trước khi sử dụng, sau khi sử dụng. Tuy nhiên một
doanh nghiệp không thể kinh doanh bằng bất kỳ giá nào nên ở đây phải có sự
cân đối giwuax sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng và độ thỏa mãn nhu cầu của
doanh nghiệp.
Thứ năm, khái niêm chất lượng không chỉ dùng đối vời hàng hóa mà có
thể áp dụng cho mọi thực thể: một sản phẩm, một hoạt động, một quá trình, một
doanh nghiệp hoặc một con người. Vì vậy , có thể đo lường được chất lượng của
sản phẩm hữu hình và cả chất lượng của sản phẩm là dịch vụ.
Thứ sáu, chất lượng của sản phẩm vừa có tính chủ quan vừa có tính khách
quan. Nó thể hiện mối quan hệ tương tác giữa sản phẩm- con người – xã hội. Vì
vậy, chất lượng theo nghĩa rộng (chất lượng tổng hợp) bao gồm cả giá cả, giao
hàng và dịch vụ là những yếu tố thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Mỗi sản phẩm sản xuất ra đều nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người, vì vậy mỗi sản phẩm sản xuất ra đều có giá trị sử dụng nhất
định. Giá trị sử dụng được hình thành từ các tính chất của sản phẩm. Mỗi sản
phẩm có rất nhiều tính chất, tuy nhiên khi xem xét giá trị sử dụng của sản phẩm,
có thể xem xét trên một số tính chất cơ bản như: nhóm tính chất chức năng công
dụng; nhóm tính chất kỹ thuật công nghệ; nhóm thính chất sinh thái; nhóm tính
chất thẩm mỹ; nhóm tính chất kinh tế xã hội.
2.2 Vai trò của chất lượng
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao
chất lượng của hàng hóa dịch vụ. Chất lượng hàng hóa và dịch vụ là yếu tố để
doanh nghiệp chinh phục khách hàng. Với sản phẩm hàng hóa có chất lượng
Đề tài nghiên cứu khoa học
10
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
cao, doanh nghiệp sẽ có điều kiện mở rộng và phát triển kinh doanh một cách
bền vững. Khách hàng mua sắm hàng hóa dịch vụ đạt được sự thỏa mãn cao
trong tiêu dùng sẽ tin tưởng vào sự cung cấp hàng hóa của doanh nghiệp, sẵn

sàng mua sắm hàng hóa của doanh nghiệp khi có nhu cầu. Chính điều này làm
cho doanh nghiệp có khả năng tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Chất lượng sản
phẩm làm gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tạo ra sức hấp dẫn thu hút
người mua, mỗi sản phẩm có rất nhiều tính chất, lượng khác nhau, các thuộc
tính này coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi
doanh nghiệp. Khách hàng lựa chọn mua hàng vào những sản phẩm có thuộc
tính phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng , điều kiện sử dụng của mình. Họ
so sánh các sản phẩm cùng loại và lựa chọn loại hàng nào có những thuộc tính
kinh tế- kỹ thuật thỏa mãn những mong đợi của họ ở mức cao hơn. Bởi vậy sản
phẩm có thuộc tính chất cao là một trong những căn cứ quan trọng cho quyết
định mua hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra,
Chất lượng sản phẩn còn nâng cao vị thế , sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp
trên thị trường. Khi sản phẩm chất lượng cao, ổn định, đáp ứng được nhu cầu cử
khách hàng sẽ tạo ra một biểu tượng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào
nhãn mác sản phẩm. Nhờ đó uy tín, và danh tiếng của doanh nghiệp được nâng
cao, tác động to lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng. Đặc biệt
trong môi trường kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh sẽ trở thành một yếu tố
mang tính quốc tế, đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi
doanh nghiệp. Theo M.E. Porre (Mỹ) thì khả năng cạnh tranh của mỗi doanh
nghiệp được thể hiên thông qua hai chiến lược cơ bản là: phân biệt hóa sản
phẩm (chất lượng sản phẩm) và chi phí thấp. Chất lượng sản phẩm trở thành một
trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Chấp nhân kinh tế thị trường nghĩa là chấp nhận cạnh tranh, chịu tác
động của quy luật cạnh tranh. Sản phẩm, dịch vụ muốn có tính cạnh tranh cao
thì phải đạt được những mục tiêu chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Đề tài nghiên cứu khoa học
11
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
2.3 Quy trình hình thành chât lượng
Trong bất kỳ sản phẩm nào, chất lượng cũng được hình thành qua nhiều giai

đoạn theo một trật tự nhất định. Quá trình hình thành chất lượng sản phẩm được
chia thành ba giai đoạn: nghiên cứu và thiết kế, sản xuất, giai đoạn sau sản xuất.
Giai đoạn nghiên cứu thiết kế: cần thiết kế sản phẩm theo hướng tạo ra giá
trị sử dụng phù hợp với thị hiếu của khách hàng như kíh thước, mẫu mã, trọng
lượng, loại vật tư sử dụng, màu sắc…Đưa ra các tiêu chuẩn cần đạt được của sản
phẩm.
Giai đoạn sản xuất: Trong giai hoạch định, công tác lập kế hoạch là quan
trọng, nếu kế hoạch không phù hợp, sản phẩm hàng hóa không được sản xuất
đầy đủ, kịp thời theo tiến độ, thì nhu cầu, độ thỏa mãn của khách hàng sẽ giảm
xuống. Mặt khác công tác kế hoạch không tốt sẽ không huy động được các
nguồn lực cho sản xuất một cách hiệu quả. Chất lượng của công tác cung ứng
vật tư ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm sản xuất . Nếu vật tư sử
dụng không đúng quy cách, chất lượng sản phẩm sản xuất ra có thể không đạt
tiêu chuẩn đã xác định. Sản xuất là khâu quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp sản
phẩm sản xuất ra. Khâu này được thực hiện tố sẽ xảy ra tình trạng phế phẩm
được đưa vào lưu thông, uy tín của doanh nghiệp sẽ giảm sút. Lưu kho là giai
đoạn bảo vệ và duy trì chất lượng của sản phẩm khi chờ đi vào lưu thông.
Đề tài nghiên cứu khoa học
12
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Hình 1: Quy trình chất lượng
Bao gói của sản phẩm có khả năng nâng cao độ thỏa mãn nhu cầu cho
khách hàng bằng các bao gói theo trọng lượng, kích thước mà khách hàng yêu
cầu, tăng độ hấp dẫn của hàng hóa.
Giai đoạn sau sản xuất: Các qui trình này nhằm hỏa mãn nhu cầu của
khách hàn về thời gian, không gian cũng như tăng cường độ thỏa mãn của khách
hàng khi mua bán hàng hóa.
Các giai đoạn trên sẽ được lặp đi lặp lại. Tuy nhiên , do nhu cầu của con
người thường xuyên thay đổi, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm bán ra
trên thị trường cũng có những nét thay đổi theo thời gian. Vì vậy quy trình sau

thường được cải tiến hơn quy trình trước theo xu hướng thay đổi của thị trường.
Ta có thể mô hình hó chu trình hình thành chất lượng sản phẩm theo một chu
trình khép kín, xuất phát từ thị trường và quay về thị trường. ( hình 1)
Đề tài nghiên cứu khoa học
Marketing và nghiên
cứu thị trường
Đóng gói lưu kho
Xử lý cuối chu kỳ sử
dụng
Dịch vụ sau bán hàng
Trợ giúp kỹ thuật
Lắp đặt đưa vào sử
dụng
Bán, phân phối
Thiết kế và phát triển
Hoạch định quá trình
và phát triển
Cung ứng
Sản xuất hay chuẩn bị
dịch vụ
Kiểm tra, xác nhận
Qui
trình
chất
lượng
13
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Muốn sản xuất ra sản phẩm dịch vụ, người ta phải có những chi phí nhất
định, được biết là các chi phí về nguyên nhiên vật liệu. Mỗi loại sản phẩm dịch
vụ đều có yêu cầu nhât định về vật tư kỹ thuật khác nhau. Tuy nhiên , khi tiến

hành sản xuất kinh doanh, chất lượng nguyên vật liệu sử dụng phụ thuộc vào
chất lượng công tác cung ứng và bảo quản vật tư kỹ thuật. Muốn sản xuất ra
sản phẩm dịch vụ có chất lượng, trước hết cần làm tố công tác cung ứng nguyên
vật liệu.
Sự hình thành chất lượng của sản phẩm phụ thuộc nhiều vào quy trình kỹ
thuật công nghệ để sản xuất ra sản phẩm. Trong công nghệ sản xuất, máy móc
thiết bị đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chất lượng sản phẩm.
Chính yếu tố này tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm.
Một doanh nghiệp bỏ chi phí mua sắm vật tư nhiều đến đâu, sử dụng công
nghệ tốt đến đâu nhưng công tác quản lý không tốt , chất lượng sản phẩm sản
xuất ra chưa chắc đã tốt. Quản lý tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi tình
huống sản xuất sản phẩm hỏng hàng loạt. Mặt khác, quản lý tốt, công tác cung
ứng nguyên vật liệu sẽ được đảm bảo theo kế hoạch với chất lượng phù hợp, từ
đó tạo khả năng để sản xuất sản phẩm có chất lượng.
Con người là yếu tố quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Trình độ
cũng như ý thức của con người ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Để sản phẩm sản xuất ra có chất lượng như mong đợi, cần phải có những người
lao động có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức cao.
Chất lượng sản phẩm là độ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Nhu
cầu ngày càng tăng theo sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên khả năng đáp
ứng của nền kinh tế chỉ có hạn. Do đó, chất lượng phu thuộc vào khả năng hiện
thực của toàn bộ nền kinh tế.
Mỗi quốc gia, mỗi khu vực thị trường đều có đặc tính riêng trong tiêu
dùng sản phẩm. Sự khác biệt đó dẫn đến quan điểm khác nhau về chất lượng của
cùng một loại sản phẩm. Vì vậy, ở mỗi khu vực thị trường khác nhau, chất
lượng của cùng một sản phẩm được đánh giá rất khác nhau. Các doanh nghiệp
Đề tài nghiên cứu khoa học
14
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
phải nghiên cứu và đánh giá chính xác đặc tính nhu cầu thị trường để kinh doanh

sản phẩm phù hợp.
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, hàng hóa sản xuất ra ngày càng
đa dạng với độ tinh xảo ngày càng cao. Con người ngày càng có điều kiện
tiếp cận với cái mới, nhu cầu ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Tiến bộ
khoa học kỹ thuật càng nhanh, công nghệ sản xuất được cải tiến mạnh mẽ,
chu kỳ sống của sản phẩm có xu thế bị rút ngắn lại, chất lượng sản phẩm
nhanh chóng bị giảm sút. Vì vậy, các doanh nghiệp trong quá trình kinh
doanh phải thường xuyên xem xét lại các chỉ tiêu chất lượng để điều chỉnh
cho phù hợp với nhu cầu.
Mặt khác, nhà nước rất quan tâm đến việc đầu tư nâng cao chất lượng sản
phẩm để không ngừng nâng cao độ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, xóa bỏ các rào cản giúp các doanh
nghiệp hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Cho nên hiệu lực của cơ chế quản lý
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của sản phẩm.
2.4 Phương pháp quản lý chất lượng
Để đảm bảo chất lượng của hàng hóa, người ta đã hình thành nên các
phương pháp quản lý chất lượng. Hiên nay tồn tại ba phương pháp quản lý chủ yếu:
Thứ nhất: kiểm tra chất lượng- sự phù hợp. Kiểm tra chất lượng là hoạt
động như đo, xem xét, thử nghiệm và định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối
tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc
tính. Đây là phương pháp phổ biến nhất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm
nhưng phương pháp này về mặt thực chất chỉ là sự phân loại các sản phẩm đã
sản xuất. Quản lý chất lượng theo phương pháp này được thực hiện dựa trên
quan điểm: muốn nâng cao chất lượng sản phẩm chr cần nâng cao các chỉ tiêu
kỹ thuât thông qua việc kiểm tra chặt chẽ sản xuất để tránh sản phẩm hỏng đi
vào lưu thông.
Thứ hai: Phương pháp kiểm tra chất lượng toàn diện là phương pháp kiểm
tra các hoạt độngcủa các bộ phận của doanh nghiệp. Về thực chất, đây là việc
Đề tài nghiên cứu khoa học
15

Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
kiểm tra và kiểm soát một hệ thống nhằm đạt được mức chất lượng dự ddinhjdo
bộ phận chuyên trách thực hiện.
Thứ ba: phương pháp quản lý chất lượng toàn diện là quản trị một quá
trình, một hệ thống hành chính kinh tế của doanh nghiệp để đạt được sự tăng
trưởng lớn. Quản lý chất lượng toàn diện là một hệ thống quản lý có hiệu quả,
thống nhất hoạt đọng của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức, chịu
trách nhiệm khai thác các tham số chất lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt
được, nâng cao dể đảm bảo sản xuất và sử dụng sản phẩm kinh tế nhất , thỏa
mãn yêu cầu toàn diên của người tiêu dùng.
Khách hàng cũng như doanh nghiệp đều muốn đo lường và đánh giá được
chất lượng của sản phẩm bán ra trên thị trường. Thông thường , mỗi doanh
nghiệp nhằm vào thị trường trọng diểm của mình để xác định yêu cầu về chất
lượng sản phẩm cung cấp trên thị trường. Từ đó xây dựng các chỉ tiêu chất
lượng cần cố nhằm phục vụ tốt khách hàng. Đánh giá sự phù hợp của chất lượng
sản phẩm là sự xem xét một cách hệ thống để xác định mức độ mà một sản
phẩm có khả năng đáp ứng các yêu cầu đã quy định hoặc cam kết. Hoạt động
đánh giá chất lượng phải đảm bảo tính tương thích với xu hướng toàn cầu hóa.
Các thủ tục đánh giá sự phù hợp không được trở thành rào cản thương mại. Thủ
tục đánh giá chất lượng sản phẩm bao gồm:
Thứ nhất: tự công bố của người cung cấp là thủ tục theo đó người cung
cấp đảm bảo dưới dạng văn bản rằng một đối tượng nào đó phù hợp với các yêu
cầu quy định. Người cung cấp có thể là người sản xuất, phân phối, nhập khảu
hay tổ chức dịch vụ. HOạt động tự công bố nhằm mục đích chứng tỏ sản phẩm
cung cấp là phù hợp với văn bản đã xác định và nói rõ chủ thể chịu trách nhiệm
về sự phù hợp này. Cách thức này áp dụng cho cả hai trường hợp tự nguyện
hoặc bắt buộc.
Thứ hai: Chứng nhận chất lượng sản phẩm là một thủ tục mà tổ chức
chứng nhận áp dụng để đảm bảo rằng chất lượng của một sản phẩm nào đó pù
hợp với các yêu cầu quy định.Tổ chức chứng nhận là một tổ chức độc lập với

Đề tài nghiên cứu khoa học
16
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
người cung ứng và khách hàng. Chứng nhận sản phẩm thường bắt buộc đối với
những sản phẩm lien quan đến an toàn vệ sinh, sức khỏe và môi trường.Tùy theo
thể thức mà người ta chia làm 8 hệ thống chứng nhận. (Bảng 2)
Bảng 2:Hệ thống chứng nhận chất lượng sản phẩm
Phương pháp đánh giá
Hệ thống
1 2 3 4 5 6 7
Thử điển hình + + + + + 8
Kiểm tra lô +
Kiểm tra 100%
Đánh giá điều kiện đảm
bảo chất lượng
+ +
Giám sát sau chứng nhận
Kiểm tra mẫu tại cơ sở sx + + +
Kiểm tra mẫu trên hiện
trường
+ + +

Hệ thống chứng nhận sản phẩm do Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất
lượng Việt Nam cấp về cơ bản là hệ thống 5.
Thứ ba: Giám định kiểm tra là quá trình xem xét, đo lường thử nghiệm
các đặc trưng nào đó của sản phẩm và so sánh với các chuẩn mực quy định
nhằm xác định sự phù hợp của các đặc tính. Hoạt động giám điịnh/ kiểm tra
thường được thực hiện bởi bên thứ ba.
Thứ tư: Thử nghiệm , hiệu chuẩn là hoạt động cung cấp bằng chứng về sự
phù hợp của sản phẩm so với các yêu cầu quy định phục vụ hoạt động kiểm tra,

chứng nhận, giám định.
Thứ năm: Công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp. Tổ chức đánh giá
nào được tổ chức quốc gia công nhận thì chứng chỉ do họ cấp sẽ có hiệu lực tại
quốc gia đó.
Đề tài nghiên cứu khoa học
17
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Từ những nét chung nhất ở trên chúng ta dã có cái nhìn tổng quan về toàn
cầu hóa và chất lượng của hàng hóa. Dựa vào đó chúng ta mới tiến hành tìm
hiếu về chất lượng gạo của Việt Nam trong quá trình hội nhập.
3- Những nét chung về gạo
3.1. Một số khái niêm
Gạo là một sản phẩm lương thực. Gạo cung cấp năng lượng cho cơ thể
Hạt gạo màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là
nhân của thóc sau khi tách bỏ vỏ trấu và cám. Gạo được gần một nửa dân số thế
giới dùng phổ biến. Gạo là sản phẩm từ cây lúa và nằm trong một quá trình sản
xuất nông nghiệp, thường bao gồm những khâu chính sau: làm đất, chọn thóc
giống, gieo hạt, ươm mạ, cấy, chăm bón (bón phân, đổ nước), gặt và xay xát.
Gạo là nguồn thu nhập và cuộc sống của hàng triệu nông dân trên toàn thế
giới. Họ dùng khoảng 150 triệu hecta hàng năm để trồng lúa, với sản lượng
khoảng 600 triệu tấn.
Với sự đa dạng trong tiêu dùng gạo nội địa và xuất khẩu đòi hỏi chúng ta
đánh giá cụ thể chất lượng gạo. Nó được dựa vào nhân tố khách quan và chủ
quan. Gạo được chấp nhận bởi tiêu chuẩn chất lượng và được đánh giá chủ yếu
dựa vào sở thích của người tiêu dùng.
Gạo không giống đa số các ngũ cốc khác là hạt được tiêu thụ toàn bộ. Bởi
vậy những tính chất vật lý như kích thước, hình dạng, sự đồng đều và diện mạo
chung là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, đa số gạo trước khi sử dụng phải qua xay
chà, do đó thuộc tính vật lý quan trọng xác định chủ yếu bởi nội phôi nhũ
(Mutters, 1998). Mutter nói thêm rằng trong trường hợp độ thuần khiết, chất

lượng gạo ảnh hưởng bởi đặc tính do gen điều khiển, các điều kiện môi trường
và các công nghệ chế biến. Trong trường hợp ảnh hưởng do chế biến, các đặc
tính chi phối đó là tồn trữ và phân phối. Kiểu gen của một giống cụ thể ức chế
mức độ lớn các đặc điểm chất lượng hạt. Những nhà lai tạo giống và di truyền
học tiếp tục cải thiện gen của các giống mới để tạo ra sản phẩm mong muốn. Sự
chọn lọc chú trọng cải thiện chất lượng xay chà, nấu, ăn và chế biến là những
Đề tài nghiên cứu khoa học
18
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
thành phần chủ yếu của chương trình tao giống dựa trên nền tảng của các tiêu
chuẩn công nghiệp. Quan tâm gần đây trong việc tạo ra giống chất lượng cho thị
trường xuất khẩu là kết quả trong sự lựa chọn hương vị đặc biệt và các đặc điểm
nấu ăn được ưa thích bởi người tiêu thụ.
3.2 Đặc điểm của một số loại gạo Viêt Nam
Gạo trắng hạt dài Việt Nam 5% tấm
Tấm (hạt ¾): 5% tối đa - Độ ẩm: 14% tối đa. - Bạc bụng: 6% tối đa. - Hạt
vàng: 0,5% tối đa. - Hạt đỏ và sọc đỏ: 1% tối đa - Hạt hỏng: 0,75% tối đa. - Hạt
nếp: 0,5% tối đa - Tạp chất: 0,1% tối đa. - Thóc (hạt/kg): 15 hạt/kg tối đa. -
Chiều dài trung bình hạt: 6,2mm tối thiểu - Độ xay xát: trắng kỹ.
Gạo trắng hạt dài Việt Nam 10% tấm 2 bóng
Tấm (hạt ¾): 10% tối đa - Độ ẩm: 14% tối đa. - Bạc bụng: 5% tối đa. -
Hạt vàng: 0,5% tối đa. - Hạt đỏ và sọc đỏ: 0,5% tối đa - Hạt hỏng: 1% tối đa. -
Hạt nếp: 0,5% tối đa - Hạt non và tạp chất: 0,2% tối đa. - Thóc (hạt/kg): 10
hạt/kg tối đa. - Độ xay xát: trắng kỹ và lau bóng 2 lần.
Gạo trắng hạt dài Việt Nam 10% tấm
Tấm (hạt ¾): 15% tối đa - Độ ẩm: 14% tối đa. - Bạc bụng: 7% tối đa. -
Hạt vàng: 1% tối đa. - Hạt đỏ và sọc đỏ: 2% tối đa - Hạt hỏng: 1% tối đa. - Hạt
nếp: 1% tối đa - Tạp chất: 0,2% tối đa. - Thóc (hạt/kg): 25 hạt/kg tối đa. - Chiều
dài trung bình hạt: 6,2mm tối thiểu - Độ xay xát: trắng kỹ.
Gạo trắng hạt dài Việt Nam 25% tấm

Tấm (hạt ¾): 25% tối đa - Độ ẩm: 14% tối đa. - Bạc bụng: 8% tối đa. -
Hạt vàng: 1,5% tối đa. - Hạt đỏ và sọc đỏ: 5% tối đa - Hạt hỏng: 2% tối đa. - Hạt
nếp: 1,5% tối đa - Tạp chất: 0,5% tối đa. - Thóc (hạt/kg): 30 hạt/kg tối đa. -
Chiều dài trung bình hạt: 6,2mm tối thiểu - Độ xay xát: trắng kỹ hợp lý.
Gạo trắng hạt dài Việt Nam 5% tấm 2 bóng
Tấm (hạt ¾): 5% tối đa - Độ ẩm: 14% tối đa. - Bạc bụng: 5% tối đa. - Hạt
vàng: 0,5% tối đa. - Hạt đỏ và sọc đỏ: 0,75% tối đa - Hạt hỏng: 0,5% tối đa. - Hạt
Đề tài nghiên cứu khoa học
19
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
nếp: 0,5% tối đa - Tạp chất: 0,1% tối đa. - Thóc (hạt/kg): 15 hạt/kg tối đa. - Chiều
dài trung bình hạt: 6,2mm tối thiểu - Độ xay xát: trắng kỹ và lau bóng 2 lần.
3.3 Các tiêu chuẩn đánh giá chất lương gạo
Sau năng suất hạt, chất lượng quan trọng nhất. Nếu một giống lúa có diện
mạo xấu, có năng suất xay chà thấp, có kết cấu và hương vị không đươc người
tiêu thụ chấp nhận, nó sẽ không được phát triển. Gạo xay với hạt trong mờ
nguyên hạt được ưa thích. Vùng bị mờ đục trong một nội nhũ trong mờ được gọi
là bạc bụng. Gạo có vô số kiểu chiều dài hạt khác nhau. Sở thích về hình dạng
hạt (tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng hạt) tùy theo những vùng khác nhau
(Prasad, 2002). Bảng sau đưa ra phân loại tiêu chuẩn kích thước hạt
Bảng : Phân loại các tiêu chuẩn hạt gạo
Kích thước
Chiều dài
(mm)
Cấp độ Hình dạng Tỷ lệ dài/rộng Cấp độ
Dài nhất 7.50+ 1 Thon 3.0+ 1
Dài 6.61-7.50 3 Trung bình 2.1-3.0 3
Trung bình 5.51- 6.60 5 Hơi tròn 1.1- 2.0 5
Ngắn -5.50 7 Tròn -1.1 7
Nguồn: Jenníng et al., (1979)

Kiểu hạt hơi thon, hơi tròn, và tròn, không bạc bụng khi chà với ẩm độ
14% không dễ gãy và có năng suất gạo nguyên cao. Tỷ lệ gạo xay cao và màu
sắc của gạo rất quan trọng. Các giống khác nhau có kiểu và cường độ mùi thơm
khác nhau. Hương thơm trong gạo là do chất hóa học diacetyl- 1 pyroproline tạo
nên. Chất lượng gạo nấu và ăn thay đổi theo vùng. Gạo xay có hạt trong mờ,
thon dài có hoặc không có mùi thơm, có độ nở nhiều khi nấu (do sự kéo dài
nhân hạt), có tính mịn (không dính và mềm), cấu trúc hạt chắc, mùi vị hấp dẫn
và thời hạn sử dụng kéo dài được ưa chuộng trong thị trường nội địa cũng như
thị trường quốc tế (Prasad, 2002). Hình dưới đây trình bày các kiểu hạt dài,
trung bình và ngắn điển hình của Mỹ. Trong cột đầu tiên bên phải (1 đến 3) là
Đề tài nghiên cứu khoa học
20
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
kiểu hạt lúa (rough rice or paddy rice). Cột ở giữa (1 đến 3) là gạo lức/gạo chưa
qua đánh bóng (brown rice or unpolished rice). Cột cuối bên trái (1 đến 3) là gạo
trắng (milled rice/white rice/head rice). Mỗi loại bao gồm cả dạng hạt dài, trung
bình và ngắn.
Hình : Các loại gạo dài, trung bình, ngắn điển hình
Nguồn: W eeb et al., (1985)
Màu của vỏ cám: Theo
Bùi và Nguyên (2000) màu vỏ
cám bao gồm màu trắng nâu
sáng, nâu tối, nâu, đỏ, tím sáng
và tím.
Mức độ bạc bụng: Mức
độ bạc bụng của hạt gạo được
chia như sau: (cấp 0): không
bạc bung; (Cấp 1): vùng bạc bụng ít hơn 10% ở trong hạt gạo; (Cấp 5): diện tích
bạc bụng trung bình 11- 20%; (Cấp 9): hơn 20%.
Thành phần hạt gạo sau khi xay chà: Nó gồm có vỏ trấu; cám, gạo lức; gạo

chà (head rice) và chiếm 67 - 70% trọng lượng của hạt gạo. Gạo trắng chia thành
hai phần: gạo nguyên và tấm (gạo bị gãy). Gạo nguyên chiếm từ 40% - 60% trọng
lượng lúa đem chà và nó phụ thuộc điều kiện và kỹ thuật sau thu hoạch. Đôi khi tỷ
lệ này dưới 40%. Phần trăm gạo gãy thay đổi tương ứng với tỷ lệ gạo nguyên.
Chất lượng xay chà: Yếu tố này bao gồm phần trăm gạo lức, gạo trắng và
gạo nguyên.
Gạo lức (%) = Trọng lượng hạt lúa không vỏ x 100
Trọng lượng lúa
Gạo trắng (%) = Trọng lượng gạo sau khi chà và đánh bóng x 100
Trọng lượng lúa
Đề tài nghiên cứu khoa học
21
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Gạo nguyên (%) = Trọng lượng gạo nguyên (không gãy) x 100
Trọng lượng lúa
Trung bình phần trăm vỏ hạt từ 18 tới 26% trọng lượng lúa phụ thuộc vào
giống có vỏ dày hay mỏng. Gạo trắng chiếm khoảng 70% nhưng thay đổi do
nhiều điều kiện như giống, môi trường và công nghệ sau thu hoạch. Trên thị
trường yếu tố quan trọng là phần trăm gạo nguyên và thay đổi từ 25% tới 65%.
Chất lượng cơm: Dữ liệu của Bùi và Nguyên (2000) chất lượng gạo được
nấu gồm hàm lượng amylose, Nhiệt độ trở hồ và độ bền gel.
Tiêu chuẩn Quốc tế hàm lượng amylose như sau:
0 - 2% gạo dẻo
2 – 20% gạo mềm (hàm lượng amylose thấp)
20 – 25% gạo mềm (hàm lượng amylose trung bình)
> 25% gạo cứng (hàm lượng amylose cao)
Nhiệt độ trở hồ (GT): là đặc tính chỉ nhiệt độ nấu gạo thành cơm và
không thể trở lại trạng thái ban đầu. GT thay đổi từ 55 đến 79
0
C. GT trung bình

là điều kiện tối hảo cho chất lượng gạo tốt.
GT thấp 55 – 69
0
C
GT trung bình 75- 79
0
C
GT cao 75 – 79
o
C
Độ bền gel: Tiêu chuẩn Quốc tế cho độ bền gel dựa vào chiều dài gel.
Trong nhóm gạo, các giống có cùng hàm lượng amylose nhưng độ bền gel cao
hơn được ưa chuộng hơn.
1 80 – 100 mm mềm
3 61 – 80 mm mềm
5 41 – 60 mm trung bình
Đề tài nghiên cứu khoa học
22
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
7 36 – 40 mm cứng
9 < 35 mm cứng
Chất lượng dinh dưỡng và hương vị
Hương vị: vị ngon hoặc hương thơm trong gạo được tạo bởi hóa chất
diacetyl-1- pyroproline. Theo Bùi và Nguyễn (2000) đánh giá tiêu chuẩn theo
Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc Tế (IRRI) được chia làm 3 mức độ:
0 không thơm
1 ít thơm
2 thơm nhiều
Chất dinh dưỡng: Tinh bột cao nhất ở lúa mì 81.1%, tiếp đó là gạo 74.8%
và thấp nhất trong cây lúa miến 67.4%. Thành phần quan trọng thứ hai trong gạo

là protein với 8.5% trong khi trong cây kê nó cao nhất với 13.4%. Nói chung,
dinh dưỡng trong ngũ cốc nghèo lysine và threomine. Chất lượng protein trong
gạo cao nhất bởi nó có lysine cao 3.5 – 4% hơn ngũ cốc. Trong những năm gần
đây, viện nghiên cây lương thực và thực phẩm Việt Nam thành công trong việc
phát triển giống có hàm lượng protein cao 10% như các giống P4 và P6.
Sắt và vitamin thiếu nghiêm trọng ở những vùng người ta chủ yếu tiêu thụ
gạo. Sắt có rất ít trong gạo. FAO nói rằng 24% dân số ở những nước đang phát
triển và 1.4 tỉ phụ nữ đối mặt với vấn đề thiếu sắt và vitamin. Nó ảnh hưởng tới
400 triệu trẻ em (7% dân số thế giới). Ngày nay, những nhà khoa học nổ lực lớn
nhất tìm ra giải pháp để khắc phục vấn đề này thông qua các phương pháp công
nghệ sinh học
Đề tài nghiên cứu khoa học
23
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM
1 Tình hình xuất khẩu gạo nói chung của Việt Nam.
1.1Cơ hội và kết quả thu được trong những năm qua.
Lúa là cây trồng chính, là nguồn thu nhập chính của trên 10 triệu hộ nông
dân cả nước. Trong 20 năm đổi mới, sản xuất lúa tăng trưởng liên tục cả diện
tích, năng suất và sản lượng. Năm 1986, diện tích gieo trồng lúa chỉ có 5,7 triệu
héc-ta, năng suất bình quân 28,1 tạ/héc-ta/vụ và sản lượng 16,87 triệu tấn, đến
năm 2005 ba con số tương ứng đã lên tới 7,3 triệu héc-ta; 48,9 tạ/héc-ta và 35,8
triệu tấn. Tính chung 20 năm qua, sản lượng lúa tăng thêm 19 triệu tấn, gấp hơn
2 lần, bình quân mỗi năm tăng gần 1 triệu tấn, hơn 5%. Lúa gạo luôn là mặt
hàng xuất khẩu có thế mạnh truyền thống của Việt Nam. Từ chỗ đảm bảo lương
thực còn là mối lo, Việt Nam vươn lên xếp thứ hai trong dự đoán 10 quốc gia
xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới vào năm 2003. Giá trị xuất khẩu khẩu gạo vượt
qua con số 1 tỷ USD năm 2005.
10 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới 2003

1 Thái Lan 7.750.000 tấn
2 Việt Nam 4.250.000 tấn
3 Ấn Độ 4.000.000 tấn
4 Mỹ 3.400.000 tấn
5 Trung Quốc 2.250.000 tấn
6 Pakistan 1.100.000 tấn
7 Miến Điện 1.000.000 tấn
8 Uruguay 650.000 tấn
9 Ai Cập 400.000 tấn
10 Argerntina 350.000 tấn
Theo VietNamNet, 4/4/2003
Dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Đề tài nghiên cứu khoa học
24
Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Có được thành tựu đó là do sản xuất lúa chuyển dịch theo hướng đầu tư
thâm canh, tăng chất lượng gạo nên gạo xuất khẩu cũng tăng nhanh cả về số
lượng, chất lượng và giá cả. Lượng gạo xuất khẩu năm 2001 là 3,7 triệu tấn,
năm 2002 là 3,2 triệu tấn, năm 2003 là 4.25 triệu tấn, năm 2004 là 4,1 triệu tấn.
Năm 2005, lần đầu tiên xuất khẩu gạo đạt mức 5,3 triệu tấn thu về cho đất nước
hơn 1,34 tỉ USD, giá gạo bình quân đạt 267 USD/tấn. Đây là mức cao nhất đạt
được trên cả 3 chỉ tiêu số lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu kể từ khi Việt
Nam chính thức tham gia thị trường gạo thế giới. So với năm 2004, lượng gạo
xuất khẩu tăng gần 1,2 triệu tấn (25%), kim ngạch tăng trên 400 triệu USD
(45%) và giá cả tăng 48 USD/tấn (15%). Đây là năm thứ 17 Việt Nam liên tục
xuất khẩu gạo, là năm thứ 3 đạt lượng gạo xuất khẩu trên 4 triệu tấn, năm thứ 2
đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD; và giữ vững vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu
gạo (vượt qua Ấn Độ). Thành tựu không chỉ dừng lại ở đó mà còn được nâng
cao hơn khi thị trường xuất khẩu gạo tiếp tục được mở rộng nhờ chất lượng gạo
xuất khẩu Việt Nam được nâng lên đáng kể so với các năm trước. Năm 2005,

Đề tài nghiên cứu khoa học
25

×