Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.94 KB, 83 trang )

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
Ph¹m hoµng cêng
xuÊt khÈu g¹o cña viÖt nam:
thùc tr¹ng vµ gi¶I ph¸p
Chuyªn ngµnh
: kÕ ho¹ch vµ ph¸t triÓn
®Ò ¸n m«n häc
Ngêi híng dÉn khoa häc:
pGS.TS. ng« th¾ng lîi
Hµ Néi - 2009
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Với mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, nền kinh tế Việt
Nam đang có những bước chuyển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu, Việt Nam ngày càng phải tham gia sâu vào quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
Thương mại quốc tế có vị trí quan trong việc hỗ trợ thực hiện mục tiêu công
nghiệp hóa và các mục tiêu khác. Với vai trò là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ
lực, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như những
thách thức lớn từ quá trình hội nhập quốc tế.
Việc xem xét hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần đảm bảo các
cân đối vĩ mô, đưa Việt Nam hội nhập thành công và đạt được mục tiêu cơ bản trở
thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Xuất khẩu gạo không chỉ là lĩnh vực mũi nhọn trong ngành xuất khẩu nông sản nói
riêng mà còn có vai trò quan trọng cân đối cán cân thương mại của Việt Nam.
Cụm từ “xuất khẩu gạo” cũng quá quen thuộc ở Việt Nam. Đã có nhiều nghiên cứu
có giá trị về các chính sách thương mại quốc tế, các chiến lược xuất khẩu nông sản
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam nói chung, lúa
gạo nói riêng.


Nhóm nghiên cứu Đề án Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt
Nam cũng đã phân tích nhiều nội dung cụ thể về khả năng cạnh tranh của lúa gạo
Việt Nam. Chiến lược phát triển sản xuất lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia đến 2020 do Viện chính sách và chiến lược phát triển NNNT chịu trách nhiệm
lập hiện vẫn đang được soạn thảo.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống phát
triển Hoạt dộng xuất khẩu gạo. Vì vậy, đề tài được chọn nghiên cứu là mới và cần
thiết, có thể đóng góp hoàn thiện cho Chiến lược Phát triển lúa gạo đến 2020, đồng
thời góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận nghiên cứu nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề án là đánh giá một cách hệ thống Hoạt động xuất khẩu gạo của
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất một số quan điểm và
giải pháp hoàn thiện hoạt động này ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi của đề tài
Đối tượng của đề tài là Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế.
Đề tài tập trung xem xét Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong khoảng thời
gian từ 1989 đến nay, ưu tiên xem xét giai đoạn từ 2001 đến nay. Đây là giai đoạn
Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói
chung, hội nhập thương mại nói riêng.
Đề án không nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu trong nhóm các mặt hàng xuất
khẩu nông sản cũng như trong nhóm các mặt hàng công nghiệp – nông nghiệp –
dịch vụ. Bên cạnh đó, đề án cũng không đi sâu nghiên cứu chiến lược sản xuất lúa
gạo trong nước, mà tùy vào mức độ có liên quan với đối tượng xem xét để đưa ra
những định hướng cơ bản nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
5. Kết cấu của đề tài
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu gạo trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương này sẽ làm rõ cơ sở lý luận và đề xuất khung phân tích cho toàn bộ đề tài.

Bên cạnh việc rà soát các khái niệm về thương mại quốc tế, bản chất hội nhập kinh
tế thương mại, thương mại xuất khẩu nông sản cụ thể là xuất khẩu gạo và đóng góp
cho nền kinh tế; nội dung của hoạt động xuất khẩu gạo bao gồm: (i) xác định quy
mô (sản lượng và doanh thu) xuất khẩu, (ii) chi phí sản xuất và giá gạo xuất khẩu,
(iii) cơ cấu và chất lượng gạo xuất khẩu, (iii) thị trường xuất khẩu và thương hiệu
gạo xuất khẩu.
Chương này cũng xem xét kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới nhằm tìm
ra những kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam về hoạt động xuất khẩu gạo trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế
Sử dụng khung phân tích ở chương đầu, chương 2 xem xét thực trạng hoạt động
xuất khẩu gạo của Việt Nam theo 4 giai đoạn, đồng thời phân tích thực tiễn hoàn
thiện hoạt động xuất khẩu, thực tiễn phối hợp hoạt động xuất khẩu gạo trong chiến
lược phát triển thương mại và kế hoạt phát triển nói chung ở Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã xem xét, chương này nhận định bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới, đề xuất một số quan điểm và
giải pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Các giải pháp được
luận giải về mặt nội dung, điều kiện áp dụng.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
USDA Bộ Nông nghiệp Mỹ (United States Department of Agriculture)
WTO Tổ chức thương mại Thế giới (World Trade Organization)
ASIAN
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nations)
AoA Hiệp định nông nghiệp (Agreement on Agriculture)
GATT

Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (General Agreement
on Tariffs and Trade)
NQ Nghị quyết
TƯ Trung ương
APEC
Tổ chức hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Asia-
Pacific Economic Cooperation)
AFTA Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (ASEAN Free Trade Area)
CEPT Hiệp định ưu đãi thuế quan (Common Effective Preferential Tariff)
UBND Ủy ban nhân dân
NN&PTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn
FAO Tổ chức nông lương Thế giới (Food and Agriculture Organization)
TCTK Tổng cục thống kê
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1 Những vấn đề chung về hoạt động xuất khẩu gạo
1.1.1 Khái lược về thương mại nông sản
a. Khái niệm và bản chất của thương mại nông sản quốc tế
Thương mại nông sản (agricultural products trade) hay thương mại các sản phẩm
nông nghiệp là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trong
thị trường nông nghiệp, bao gồm các hoạt động mua bán nông sản, cung ứng dịch
vụ trong hoạt động mua bán nông sản, đầu tư, xúc tiến thương mại nông sản và các
hoạt động liên quan nhằm mục đích sinh lợi khác.
Thương mại nông sản quốc tế (international agricultural product trade), thường
được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, là sự trao đổi nông sản (xuất – nhập khẩu nông sản)
và cung cấp dịch vụ trong hoạt động xuất nhập khẩu nông sản qua biên giới các
quốc gia.
Những nội dung ban đầu về thương mại nông sản quốc tế đã được đề cập trong
GATT 1947. Đến AoA 1995, hoạt động thương mại này lại một lần nữa được nhấn

mạnh về tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế thế giới. Thương
mại nông sản quốc tế là một bộ phận quan trọng trong thương mại quốc tế, đặc biệt
đối với các quốc gia đang phát triển.
b. Quá trình hội nhập quốc tế của thương mại nông sản
Trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là một phương thức chủ yếu
và là xu thế phát triển không thể đảo ngược của nền kinh tế thế giới hiện nay.
Trong xu thế này, sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế
giới nói chung và các thành phần trong nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng
đang ngày một gia tăng, được thể hiện ở xu hướng tăng cường các hoạt động hợp
tác song phương, đa phương và các cấp độ liên kết khu vực. Có thể khẳng định,
trong bối cảnh hiện nay, không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không
tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
Quá trình hội nhập kinh tế thương mại nói chung, thương mại nông sản quốc tế nói
riêng có thể tạm chia: giai đoạn thăm dò hội nhập, giai đoạn khởi động hội nhập,
giai đoạn tăng cường hội nhập.
Trong giai đoạn thăm dò hội nhập, các quốc gia có xu hướng cởi bỏ dần các hạn
chế xuất khẩu, thực hiện hoàn thiện các chính sách tài chính, thuế, như mở cửa sàn
giao dịch quốc tế về tiền tệ, hàng hóa, ban hành thuế xuất nhập khẩu, thuế doanh
thu, thuế lợi nhuận… Chính sách xuất nhập khẩu và các quy định về thương mại
được thông thoáng hơn. Tuy nhiên, một số hàng hóa vẫn bị giới hạn xuất khẩu và
phải đăng ký nhóm hàng hóa xuất khẩu.
Đặc điểm của giai đoạn khởi động hội nhập là việc thông thoáng hơn thủ tục xuất
khẩu và nhập khẩu như bãi bỏ các giấy phép nhập khẩu, dỡ bỏ quyền kiểm soát,
khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, bước đầu ký kết và tham gia các Hiệp
định thương mại quốc tế. Một đặc điểm nữa trong giai đoạn này đó là các chủ thể
kinh tế sẽ gặp khó khăn khi đối mặt với các quy định chung (như các quy định về
chất lượng sản phẩm, số lượng và giá cả) cũng như áp lực cạnh tranh từ các quốc
gia khác.
Đối với giai đoạn tăng cường hội nhập, nhận thức về mối quan hệ giữa tự do hóa
và bảo hộ mậu dịch trong chính sách thương mại quốc tế có sự thay đổi rõ rệt. Xu

hướng tích cực chủ động tham gia các Hiệp định về tự do hóa thương mại, các Khu
vực mậu dịch tự do. Những lúng túng ban đầu với các quy định chung dần được
khắc phục, trao đổi thương mại quốc tế làm mờ đi ranh giới quốc gia.
c. Vai trò của thương mại nông sản quốc tế
Nếu như sản xuất nông nghiệp là gốc luôn tạo ra nguồn nông sản hàng hoá lớn và
ổn định với chất lượng ngày càng cao, để cung cấp cho khâu xuất khẩu, thì ngược
lại, hoạt động xuất khẩu phát triển lại tạo ra thế và lực mới cho sản xuất nông
nghiệp phát triển ở mức cao hơn, là cơ sở cho việc tăng nguồn đầu tư cho sản xuất,
tăng nguồn tích luỹ cho ngân sách Nhà nước và tăng trưởng kinh tế chung của cả
nước.
Đối với các nước đang phát triển, thương mại nông sản quốc tế là bộ phận cấu
thành không thể thiếu trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế. Không những
thế nó còn là hoạt động liên quan đến cân bằng xuất nhập khẩu quốc gia, đến cuộc
sống của nông dân và nông thôn, khả năng nâng cao đời sống dân cư nói chung.
Đối với toàn bộ nền kinh tế
Vai trò tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo
Thương mại xuất khẩu nói chung trực tiếp tiếp sức cho sản xuất trong nước tăng
trưởng, mở rộng quy mô thị trường và tạo thêm nhiều việc làm mới. Đóng góp của
thương mại nông sản còn thể hiện trong nền kinh tế thị trường ở chỗ, nó tạo tiền đề
cho sự chuyển dịch các nguồn lực (lao động, vốn…) từ nông nghiệp sang các khu
vực khác (công nghiệp chế biến và các dịch vụ liên quan)
Vai trò thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Xu hướng chung ở các nước trong quá trình công nghiệp hóa, ở giai đoạn đầu giá
trị xuất khẩu nông sản (cùng với lâm, thủy sản) chiếm tỷ trọng cao trong kim
ngạch xuất khẩu và tỷ trọng đó giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh
tế. Ở Thái Lan, năm 1970 tỷ trọng giá trị nông, lâm, thủy sản trong tổng kim ngạch
xuất khẩu chiếm 76,71% giảm xuống 59,36% năm 1980; 38,11% năm 1990;
35,40% năm 1991 đến năm 1994 chỉ còn 29,60%.
Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn trong sự phát triển bền vững của môi
trường. Nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu

bệnh… làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Trong quá trình canh tác dễ gây ra xói
mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất
rừng… Vì thế, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm giải pháp
thích hợp để duy và tạo sự bền vững của môi trường.
Đối với thương mại quốc tế
Lợi thế cạnh tranh và hội nhập kinh tế
Nông sản được coi là hàng hóa đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn bởi nó dễ dàng gia
nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hóa công nghiệp. Vì thế, ở nhiều
nước, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nguồn xuất khẩu có ngoại tệ chủ yếu
dựa vào các loại nông sản.
Tuy nhiên, xuất khẩu nông sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới có
xu hướng giảm xuống, trong đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tương quan
giữa giá hàng nông sản và hàng công nghệ ngày càng mở rộng, làm cho nông
nghiệp nông thôn thua thiệt. Ở một số nước chỉ dựa vào một vài loại nông sản xuất
khẩu chủ yếu nhưu Coca ở Ghana, đường mía ở Cuba, cà phê ở Braxin… đã phải
chịu nhiều rủi ro và bất lợi trong xuất khẩu. Vì vậy, gần đây nhiều nước đã thực
hiện đa dạng hóa sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông sản nhằm đem lại nguồn
ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
Xuất khẩu còn là lực đẩy mạnh mẽ, có tính quyết định góp phần đẩy nhanh tốc độ
hội nhập của nền kinh tế.
1.1.2 Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu gạo
a. Khái quát về hoạt động sản xuất lúa gạo
Sản xuất lúa gạo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông
nghiệp và nông thôn tại các quốc gia khu vực châu Á – đặc biệt là các nước đang
phát triển như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ.
Biểu. Phân phối sản lượng và tiêu dùng lúa gạo theo khu vực (1989-1991)
Lúa là cây trồng chính ở hầu hết các quốc gia trong Nam và khu vực Đông Nam Á,
Châu Á. Trồng lúa là cơ sở chủ yếu tạo ra việc làm và thu nhập, đặc biệt ở khu vực
nông thôn. Lúa gạo chiếm khoảng 30% diện tích canh tác ở châu Á (hơn 137 triệu
ha), 94% lượng nước ngọt ở Nam Á và 81% ở Đông Á Thái Bình Dương được sử

dụng cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cho canh tác lúa. Hơn 2,7 tỷ người dân
phụ thuộc vào lúa như là nguồn lương thực chính yếu. Trong số này có 1,1 tỷ
người nghèo với thu nhập dưới một đô la một ngày. Những người này chi từ 20-
40% thu nhập của họ cho việc mua gạo.
Sản xuất lúa đã được tăng cường để đáp ứng các nhu cầu lương thực tăng lên
nhanh chóng do tăng dân số tại hầu hết các nước châu Á và một phần phần của
Châu Phi. Tuy nhiên, với sự biến động giá gạo trên thị trường thị trường, nhận thức
cho rằng các vấn đề khó khăn của an ninh lương thực đã được giải quyết, đặc biệt
là ở Châu Á và rằng không có còn cần một nghiên cứu cho lúa đã bị xóa bỏ.
b. Khái niệm hoạt động xuất khẩu gạo và thị trường lúa gạo quốc tế
Xuất khẩu gạo (rice export) là hoạt động trao đổi lúa gạo và các sản phẩm chế biến
từ gạo giữa các quốc gia, mang tính chất hàng hóa, được xem xét trên góc độ của
quốc gia sản xuất và chế biến sản phẩm (lúa gạo). Nói cách khác, xuất khẩu gạo là
hoạt động thương mại nhằm cung cấp sản phẩm lúa gạo và các sản phẩm chế biến
từ lúa gạo của một quốc gia (sản xuất và chế biến lúa gạo) cho các quốc gia khác
(tiêu dùng sản phẩm lúa gạo).
Như vậy, hoạt động xuất khẩu gạo là một bộ phận không tách rời của thương mại
nông sản quốc tế. Cùng với hoạt động nhập khẩu, nó tạo ra thị trường quốc tế về
giao dịch thương mại đối với sản phẩm lúa gạo. Với đặc điểm tiêu thụ tại chỗ, lúa
gạo không phải là một thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch thương
mại quốc tế. Song đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó đa phần là các
nước có nền kinh tế nông nghiệp như các nước ở khu vực chấu Á (Thái Lan, Việt
Nam, Indonesia, Pakistan…) và châu Phi (Nigeria, Madagasca…), thương mại
xuất khẩu gạo góp phần quan trọng thu về ngoại tệ tạo lực đẩy cho sản xuất trong
nước.
c. Vị trí và vai trò của xuất khẩu gạo trong nền kinh tế các nước đang phát triển và
Việt Nam
Xuất khẩu gạo được xem là hoạt động tạo ra lợi thế ban đầu cho các nước nghèo,
khi chưa có đủ nguồn ngoại tệ để đầu tư xây dựng các nhà máy lớn, khu công
nghiệp để sản xuất - kinh doanh những mặt hàng tiêu tốn nhiều ngoại tệ. Đó là, so

với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như hàng dệt may, giầy da hay cơ khí,
điện tử lắp ráp…thì trong cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như nhau, tỷ
lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của sản phẩm lúa gạo, rất thấp, do đó thu
nhập ngoại tệ ròng của gạo xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều.
Ví dụ: Chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ của Việt Nam (phân
bón, thuốc sâu bệnh và các loại hóa chất, xăng dầu…) chỉ chiếm từ 15 đến 20% giá
trị xuất khẩu kim ngạch gạo. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu gạo đã tạo ra từ 80 đến
85% thu nhập ngoại tệ thuần cho Việt Nam, chỉ số này đối với nhân hạt điều xuất
khẩu là khoảng 27% và 73%.
Không những thế, ngành nông nghiệp sản xuất lúa gạo của các nước đang phát
triển và Việt Nam là ngành sử dụng nhiều lao động vào quá trình sản xuất - kinh
doanh. Đây là một đặc điểm quan trọng hiện nay của ngành này, vì các quốc gia
đang phát triển, trong đó có Việt Nam, với tỷ lệ tăng dân số cao và đặc trưng dân
số trẻ, mỗi năm phải giải quyết thêm việc làm cho hàng triệu người bước vào tuổi
lao động. Ví dụ, để trồng và chăm sóc 1 ha lúa ở đồng bằng sông Hồng mỗi năm
cần sử dụng tới 20 lao động. Hoạt động xuất khẩu gạo phát triển sẽ thúc đẩy ngành
sản xuất và chế biến lúa gạo trong nước, từ đó giải quyết được vấn đề công ăn việc
làm cho nhiều lao động, mà phần lớn là lượng lớn lao động phổ thông tại các nước
đang phát triển và Việt Nam.
Ngoài ra còn cần phải kể đến các lợi thế về điều kiện tự nhiên, về khả năng kinh
nghiệm tạo nên những lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế, từ đó góp phần
đáng kể phát triển kinh tế các quốc gia nông nghiệp. Với truyền thống hàng nghìn
năm trồng lúa nước, Việt Nam được xem như một trong những nền kinh tế lúa
nước tiêu biểu. Điều kiện tự nhiên thuận lợi (khí hậu nóng ẩm, đồng bằng châu thổ
màu mỡ…) cùng với lao động nông nghiệp (nông dân) nhiều kinh nghiệm là
những yếu tố làm giảm chi phí đầu vào, góp phần làm giảm giá thành, tăng sức
cạnh tranh của gạo xuất khẩu.
Như vậy, có thể thấy hoạt động xuất khẩu gạo giữ vị trí và vai trò quan trọng trong
nền kinh tế các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng. Thứ nhất, hoạt
động xuất khẩu gạo sẽ thúc đẩy ngành sản xuất lúa gạo trong nước phát triển, giải

quyết ngay vấn đề việc làm cho người lao động tại các nước đang phát triển và
Việt Nam. Thứ hai, hoạt động xuất khẩu gạo góp phần không nhỏ trong việc góp
phần cải thiện cán cân thương mại, tích lũy nguồn ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu ngoại
tệ cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất
trong nước. Có thể nói, xuất khẩu gạo đã trực tiếp tiếp sức cho sản xuất trong nước
tăng trưởng, mở rộng quy mô sản xuất. Thứ ba, hoạt động xuất khẩu gạo được coi
là một trong những hoạt động xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế so sánh của Việt
Nam và các quốc gia có truyền thống sản xuất lúa gạo, là định hướng đúng đắn tạo
ra sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam, góp phần đẩy nhanh tốc độ hội nhập của
nền kinh tế.
1.1.3 Các các yếu tố tác động đến xu hướng sản xuất và xuất khẩu gạo của các
nước đang phát triển và Việt Nam
a. Những thay đổi về thời tiết và chính sách phát triển
Chính phủ các nền kinh tế đang phát triển cũng như các cơ quan phát triển quốc tế
đều có ưu tiên rất rõ ràng đối với việc tăng sản xuất ngũ cốc (trong đó có gạo) ở
châu Á. Sự đồng thuận này càng gia tăng về cách thực hiện khi các bộ phận công
nghệ cách mạng xanh áp dụng thành công. Ở Việt Nam, ngay từ giai đoạn đầu của
quá trình Đổi mởi, Đảng và Chính phủ đã xác định sản xuất lúa gạo là hoạt động
trọng tâm của ngành nông nghiệp, không chỉ bởi vì đây là ngành sản xuất truyền
thống, chiếm ưu thế cả về diện tích và sản lượng, mà còn do lúa gạo được coi là
loại lương thực quan trọng nhất của Việt Nam. Đảm bảo sản xuất lúa gạo là đảm
bảo an ninh lương thực quốc gia.
Khí hậu thế giới vài thập kỷ trở lại đây có nhiều biến động lớn. Cùng với hiện
tượng nóng lên của Trái đất, băng tan ở hai cực làm một phần không nhỏ diện tích
trồng trọt bị ngập mặn, mất khả năng sản xuất lúa gạo, những thảm họa tự nhiên
như lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy… còn làm giảm sút sản xuất lúa gạo đe dọa dẫn đến
nạn đói ở nhiều nơi như Trung Quốc, Ấn Độ. Việt Nam cũng là một trong những
quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề từ những thay đổi thời tiết này. Hiện
tượng đất trồng lúa các tỉnh đồng bằng ven biển miền Bắc (Thái Bình, Thanh
Hóa…) đang bị xâm mặn hay như hiện tượng các cơn bão đổ bộ vào Trung và

Nam Trung Bộ Việt Nam có xu hướng gia tăng số lượng và cường độ đang ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam. Thêm
vào đó, cung lương thực, trong đó có lúa gạo giảm sút vào năm 2008 khiến cho giá
gạo tăng vọt, đẩy các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, trong đó có Việt Nam
phải điều chỉnh chính sách nhằm hạn chế xuất khẩu do lo lắng về an ninh lương
thực quốc gia.
b. Thay đổi công nghệ trong sản xuất lúa gạo
Cách mạng xanh trong sản xuất lúa gạo là những bước ngoặt trong việc phát triển
các giống lúa hiện đại có thân lùn trung bình. Bên cạnh đó, hai yếu tố quyết định
khác của công nghệ cách mạng xanh là phân bón và thủy lợi. Cùng với sự đóng
góp của các giống lúa mới, cũng như hai yếu tố phân bón và thủy lợi, năng suất lúa
đã tăng lên gấp nhiều lần trong suốt giai đoạn từ 1960-1990 một cách vững chắc.
Cải tiến về giống
Các giống lúa truyền thống cho sản phẩm gồm 80% thân ra và 20% bông lúa, trong
khi tỷ lệ bông lúa trên thân ra của các loại lúa hiện nay là 50/50. Các giống lúa
hiện đại có thân ngắn hơn và cứng hơn, đáp ứng nhu cầu sản lượng cao hơn với
cùng lượng phân bón mà không bị rạp vào thời điểm thu hoạch. Hơn nữa, các
giống mới trưởng thành chỉ từ 90-120 ngày, thậm chí có giống lúa từ lúc gieo cấy
đến khi thu hoạch chỉ trong vòng 60 ngày, ngắn hơn nhiều so với các giống lúa
truyền thống là 150 ngày. Các giống lúa trước đây dễ dàng bị tổn thương trước sâu
rầy và dịch bệnh đã nhanh chóng được thay thế bằng các giống kháng sâu bệnh.
Cho đến nay, rất nhiều giống lúa mới với nguồn gen phong phú được bảo vệ và
phát triển đã đang được nghiên cứu và triển khai ở hầu khắp các quốc gia sản xuất
lúa gạo.
Trong sản xuất nông nghiệp, cụ thể là lúa gạo, hạn hán và tác động của các điều
kiện khí hậu vẫn là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi trong sản lượng mùa vụ
từ năm này sang năm khác. Việc tạo ra các giống mới cho các môi trường khác
nhau, nhằm đối phó với các cơn hạn hán thường xuyên hay các điều kiện thổ
nhưỡng bất lợi là thành tố quan trọng tiếp tục tạo đà tăng năng suất sản xuất gạo
của thế giới trong tương lai.

Cải tiến về phân bón
Trong sản xuất lúa gạo, phân hóa học ngày càng chiếm vị trí trung tâm trong việc
nâng cao sản lượng nông nghiệp, đặc biệt ở châu Á. Theo tính toán, mức tiêu thụ
phân hóa học ở châu Á về cơ bản tăng gấp đôi sau mỗi thập kỷ. Sự tăng trưởng
nhanh một cách kỳ lạ trong việc tiêu thụ phân bón, hơn 7%/năm trong nhiều thập
kỷ, là do những thay đổi trong canh tác và việc nông dân hiểu được lợi ích của
phân bón khi sử dụng giống lúa mới.
Các phát minh trong hóa học và ứng dụng kỹ thuật cơ khí liên quan đến việc sản
xuất phân hóa học, cũng như những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ sinh
học đã đẩy nhanh quá trình tiêu thụ phân hóa học và quá trình chuyển đổi các loại
phân hóa học truyền thống sang các loại phân hữu cơ an toàn cho người nông dân
và môi trường đất.
Tiến bộ công nghệ trong thủy lợi và quản lý nguồn nước
Các tiến bộ công nghệ trong thủy lợi có thể được chia thành: (i) những tiến bộ liên
quan đến việc phát triển các hệ thống thủy lợi nước mặt hay kênh mương, chủ yếu
thông qua đầu tư công cộng và (ii) những tiến bộ liên quan đến khai thác nước
ngầm chủ yếu qua đầu tư tư nhân. Các tiến bộ trong công nghệ và việc giảm chi
phí đã dẫn đến việc tiếp tục mở rộng nhanh chóng các công nghệ thủy lợi như
giếng đóng, thủy lợi vòi phun và nhỏ giọt…
1.2 Nguyên tắc và nội dung của hoạt động xuất khẩu gạo trong tình hình kinh tế
hiện nay
1.2.1 Những nguyên tắc của hoạt động xuất khẩu gạo
a. Nguyên tắc phát triển bền vững
Nguyên tắc phát triển bền vững có thể tóm lược trong yêu cầu “Xuất khẩu gạo phải
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần tăng thu nhập nông dân và khu
vực nông thôn, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế.”
An ninh lương thực được hiểu là sự đảm bảo về tiếp cận lương thực và sản xuất
lương thực đủ về số lượng và chất lượng dinh dưỡng. An ninh lương thực chính là
vấn đề bảo đảm an ninh sinh kế. Trước nguy cơ về thiên tai, dịch bệnh, khí hậu
biến đổi, dân số tăng nhanh kéo theo nhu cầu lương thực tăng trong khi giá cả vật

tư, nhiên liệu đầu vào tăng lên, hoạt động xuất khẩu gạo của các quốc gia phải tính
toán đến mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Chiến lược an ninh
lương thực quốc gia cần xây dựng quy hoạch tổng thể về sản xuất lương thực và
diện tích đất trồng lúa trên phạm vi toàn quốc, thiết lập hệ thống thông tin an ninh
lương thực nhằm nắm chính xác tình hình sản xuất, thu hoạch, sản lượng lúa để
chủ động lượng lúa gạo dữ trữ và xuất khẩu.
Thành công trong việc tăng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo phải có tác động tích cực
đến việc giảm nghèo và đẩy lùi nạn đói. Xuất khẩu gạo, thông qua nhiều con
đường, phải dẫn đến lợi ích cho người trồng lúa và lao động nông nghiệp. Năng
suất lúa cao hơn phải dẫn đến lợi nhuận cao hơn cho nông dân và nhiều việc làm
hơn, đặc biệt cho các lao động nghiệp và những người làm trong các doanh nghiệp
liên quan đến nông nghiệp.
Dần dần, tăng trưởng năng suất trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo tạo ra thặng dư
lương thực và giải phóng lao động và các nguồn lực khác cần thiết để hỗ trợ sự
tăng trưởng ở khu vực ngoài nông nghiệp. Sự gia tăng trong sản xuất và xuất khẩu
làm giá gạo rẻ hơn cho người tiêu dùng, làm lợi hơn cho người nghèo – bao gồm
người nghèo thành thị, nông dân không có đất và các nông dân không trồng lúa.
Giá gạo thấp hơn sẽ kích thích việc làm ở các khu vực công nghiệp và dịch vụ của
nền kinh tế, rút lao động ra khỏi nông nghiệp. Sự chuyển dịch này trong cơ cấu lao
động là cần thiết cho phát triển bền vững theo hướng tiến bộ hơn.
b. Nguyên tắc tôn trọng quy luật thị trường
Xuất khẩu gạo là hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường nên cần bãi bỏ hệ
thống pháp lệnh tác động trực tiếp cũng như các quy định bóp méo nhu cầu và giá
cả trên thị trường.
Nhà nước có vai trò quan trọng đối với thị trường nhưng cần phải xác định rõ mối
quan hệ giữa Nhà nước với thị trường. Nhu cầu xuất khẩu đi kèm với bình ổn giá –
đảm bảo an ninh lương thực là nhu cầu tất yếu nhằm đảm bảo cho sự phát triển
nhưng bằng cách nào, bằng công cụ gì, nó có làm nguy hại đến sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp xuất kahaur hay không là chúng ta phải nghiên cứu.
Vì vậy, cần tôn trọng quy luật của thị trường - đó là quy luật cung cầu, quy luật

hình thành giá cả . Nhà nước không thể dùng mệnh lệnh hành chính để can thiệp
những quy luật đó. Mặc dù, đôi khi thật sự cần thiết thì Nhà nước cũng nên dùng
những mệnh lệnh này. Tuy nhiên, những đòn bẩy kinh tế như miễn thuế xuất nhập
khẩu nên được sử dụng và chính sách của Nhà nước phải có từng bước đi cụ thể
mang tính khoa học, không thể đột ngột khiến doanh nghiệp bị động và phương hại
đến kế hoạch sản xuất.
c. Nguyên tắc hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu, trong đó hoạt động xuất khẩu gạo cũng
là một hoạt động kinh tế cần tuân thủ những quy định chung khi tham gia nền kinh
tế toàn cầu như quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh, mở cửa thị trường…
Bất kỳ quốc gia nào khi tham gia vào “sân chơi chung” đều phải có những điều
chỉnh trong chính sách phát triển kinh tế trong nước. Hoạt động điều chỉnh chính
sách phát triển, mà cụ thể đối với xuất khẩu gạo, cũng tập trung vào một số vấn đề
cơ bản như: (i) chính sách ưu đãi đầu tư trong hoạt động xuất khẩu gạo cần được
điều chỉnh tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử và nguyên tắc minh bạch;
việc miễn, giảm thuế suất thuế xuất khẩu gạo, thuế thu nhập doanh nghiệp xuất
khẩu phải công khai và đảm bảo không tạo ra sự khác biệt cho các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế; (ii) chính sách trợ cấp xuất khẩu, cụ thể là xuất khẩu
gạo phải điều chỉnh theo hướng bãi bỏ ngay các trợ cấp trực tiếp bị cấm như trợ
giá, hỗ trợ tài chính, thu nhập… cũng như hạn chế xây dựng rào cản gián tiếp đối
với xuất khẩu gạo. Không những thế, hoạt động xuất khẩu gạo còn mang tính đặc
thù là hàng hóa lương thực, theo quy định cần xây dựng hệ thống quy chuẩn
VSATTP nhằm đảm bảo chất lượng gạo xuất khẩu đáp ứng yêu cầu thế giới cũng
như từng thị trường cụ thể.
1.2.2 Nội dung chủ yếu của hoạt động xuất khẩu gạo trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế
a. Quy mô xuất khẩu gạo
Xác định quy mô xuất khẩu một mặt hàng bao gồm việc xác định sản lượng cũng
như doanh thu của mặt hàng đó. Về mặt logic, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, dễ
bán trên thị trường thì sẽ có doanh thu cao. Ngược lại, sức cạnh tranh của sản

phẩm thấp thì doanh thu thu được từ hoạt động thương mại cũng nhỏ hơn. Việc xác
định quy mô, tốc độ xuất khẩu nói chung phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăng
trưởng kinh tế và sư biến động trên thị trường quốc tế. Khi nhu cầu thị trường tăng
lên, doanh thu xuất khẩu cao và tốc độ xuất khẩu cũng tăng trưởng đều đặn với
cùng xu hướng phản ánh khả năng thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu thị trường cũng
như sức cạnh tranh của hàng hóa so với các đối thủ khác.
Đối với hoạt động xuất khẩu gạo, xác định quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
còn có yếu tố đặc thù, khi mà các quốc gia xuất khẩu hầu hết là các nước có nền
kinh tế nông nghiệp và lúa gạo có vai trò như nguồn lương thực chính. Như vậy
quy mô xuất khẩu lúa gạo phải bám sát kế hoạch và kết quả sản xuất lương thực,
nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực. Ngoài ra, bên cạnh các yếu tố tác
động cơ bản của một mặt hàng tiêu dùng thông thường như chất lượng, giá cả,
năng lực tổ chức mạng lưới phân phối và tiêu thụ…, quy mô xuất khẩu gạo còn
phụ thuộc vào một số yếu tố khác như nhu cầu tiêu thụ nội địa, chính sách vĩ mô
của chính phủ trong việc bình ổn giá, lợi nhuận của nông dân…
b. Chi phí sản xuất và giá gạo xuất khẩu
Chi phí để tạo ra một hàng hóa là chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm có xem xét
tương quan với chất lượng sản phẩm đó. Chi phí sản xuất hàng hóa, đặc biệt là
nông sản dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, khu vực. Các nước ở khu vực
Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam… có lợi thế so sánh trong hoạt động sản
xuất lúa gạo, nhờ tích lũy kinh nghiệm qua nhiều thế hệ, cũng như điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho các giống lúa cao sản phát triển, được coi là vựa lúa của cả thế
giới. Tuy nhiên, hiện nay cạnh tranh nhằm giảm chi phí sản xuất gạo xuất khẩu
không chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi và kinh nghiệm trong sản xuất, mà
phải dựa trên hiệu quả của tất cả các khâu: sản xuất, thu mua, vận chuyển, chế
biến, kho bãi, cầu cảng… Bên cạnh đó, chi phí sản xuất chỉ là điều kiện cần chứ
chưa đủ để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, vì lúa gạo xuất khẩu
muốn cạnh tranh với các đối thủ khác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiến
lược kinh doanh, marketing, quản trị xuất khẩu, khả năng dự báo và đối phó với
những thay đổi bất thường của thị trường quốc tế…

Giá cả của bất kỳ loại hàng hóa xuất khẩu nào cũng phục thuộc vào các yếu tố như:
chi phí, nhu cầu, mức độ cạnh tranh, các quy định về luật và thuế xuất – nhập khẩu,
khả năng thống trị thị trường của mặt hàng… Thông thường, cùng một mặt hàng
với cùng chất lượng, kiểu dáng bao bì… người tiêu dùng sẽ chọn lựa dựa trên tiêu
chuẩn về giá. Giá hàng hóa của hãng càng rẻ càng có lượng tiêu thụ lớn. Tuy
nhiên, giá cao cũng có tác dụng kích thích người mua, vì nó hàm ý giá trị của hàng
hóa cao hơn. Giá cả của nông sản đặc biệt phụ thuộc vào công đoạn chế biến. Càng
gia tăng công đoạn chế biến với kỹ thuật hiện đại, giá trị nông sản càng cao dẫn
đến giá bán cũng sẽ gia tăng.
c. Cơ cấu và chất lượng gạo xuất khẩu
Chủng loại gạo trên thế giới rất đa dạng, với nhiều kiểu, tên gọi và chất lượng khác
nhau. Hơn thế, gạo là một trong các loại nông sản truyền thống mà mỗi vùng miền
với đặc điểm khí hậu, đất đai, nguồn nước, chế độ canh tác và giống lâu đời đã tạo
nên rất nhiều loại gạo đặc sản của từng địa phương. Tuy nhiên, nói chung gạo xuất
khẩu được phân loại theo chất lượng, gồm: gạo 5% tấm, gạo 15% tấm và gạo 25%
tấm.
Việc xác định loại gạo xuất khẩu chính phải dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc
gia (lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lực, về kinh nghiệm…) cũng như yêu cầu
của các thị trường tiềm năng.
d. Thị trường và thương hiệu gạo xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế
Việc xác định chỉ tiêu cho từng thị trường xuất khẩu nằm trong định hướng xuất
khẩu gạo của các quốc gia dưới áp lực cạnh tranh toàn cầu. Định hướng thị trường
xuất khẩu không những giúp các quốc gia xác định lợi thế so sánh và yêu cầu từ thị
trường từ đó tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa mà còn hỗ trợ các nhà quản lý
xác định và dự báo được quy mô và loại gạo xuất khẩu làm cơ sở để đề xuất kế
hoạch sản xuất cho kỳ tiếp theo. Do đó, định hướng thị trường xuất khẩu có tính
quyết định tính khả thi của chiến lược.
Xác định chỉ tiêu thị trường xuất khẩu bao gồm: dự báo nhu cầu gạo trên thị trường
quốc tế (các thị trường truyền thống và các thị trường tiềm năng), xác định các yêu

cầu về đảm bảo an toàn vệ sinh, các quy định kiểm tra, các yêu cầu về thời gian số
lượng.
1.3 Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế và bài học kinh nghiệm xuất khẩu gạo
của một số quốc gia
1.3.1 Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động xuất khẩu gạo
a. Một số tác động gián tiếp của hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động xuất khẩu
gạo thông qua những tác động đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam
Toàn cầu hoá, khu vực hoá là những xu thế khách quan đang diễn ra trên thế giới
trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông
tin và cách mạng sinh học. Thế giới đang chuyển sang nền kinh tế dựa trên tri thức
(Knowledge-based Economy). Chính yêu cầu này đã tạo ra sự liên kết và phụ
thuộc lẫn nhau ngày càng cao giữa các quốc gia và khu vực. Xu hướng toàn cầu
hoá đang phát triển và được điều tiết bởi các tổ chức thương mại thế giới như
WTO-ra đời từ năm 1995 đến nay đã có hơn 150 nước tham gia và 25 nước đang
đàm phán để gia nhập. Theo báo cáo năm 2003 của WTO, thương mại hàng hoá
toàn cầu năm 2002 đạt 13.109 tỷ USD, 146 thành viên WTO chiếm 85% trong
tổng số này; tổng thu từ thương mại dịch vụ toàn cầu đạt 3060 tỷ USD, WTO
chiếm 90%. Trong WTO, 2/3 thành viên là các nước đang và kém phát triển song
vai trò và tiếng nói quyết định vẫn nghiêng về các nước phát triển.
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) vào ngày 11-1-2007 là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Những thành tựu đạt được trong hai năm qua cho
thấy, việc Việt Nam tham gia vào WTO là phù hợp với thực tế khách quan và xu
thế hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc
trên thế giới hiện nay. Trên tinh thần chủ động hội nhập, cùng với việc tham gia
Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Thỏa thuận ASEAN - Trung Quốc,
ASEAN - Hàn Quốc,... thực hiện các thỏa thuận song phương như Hiệp định
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện với Nhật
Bản, tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế liên khu vực ASEM, APEC, Việt Nam
đã thật sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tăng trưởng kinh tế
Về nhịp độ tăng trưởng GDP, nền kinh tế của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm
2007 đã tăng trưởng cao hơn dự đoán với nhịp độ tăng trưởng GDP ở mức 7,9%.
Nhịp độ tăng trưởng CLĐP trong quý III năm 2007 ước tính khoảng 8,93% và cả
năm 2007 dừ kiến sẽ vào khoảng 8,3% đến 8,5%, đây là mức tăng trưởng GDP cao
nhất trong 10 năm qua. Điều đáng nói ở đây là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
nửa đầu năm 2007 phần lớn do tăng trưởng từ sản xuất công nghiệp (tăng 12,4%),
thương mại, dịch vụ (dịch vụ thương mại và tài chính tăng 10,4%, khách sạn và
nhà hàng tăng 12,7% do tiêu dùng và du lịch tăng cao) và sự phát triển của khu vực
tư nhân (tăng trưởng của khu vực tư nhân là 20,5% gần gấp đôi khu vực nhà nước).
Điều này cho thấy, sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển
đúng hướng với việc dựa vào tăng trưởng ở các ngành quan trọng là công nghiệp
và thương mại, dịch vụ. Do đó, cơ cấu kinh tế đã dịch chuyển theo hướng tích cực:
tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đã được nâng cao từ
41,31% lên 41,48%, của nhóm ngành dịch vụ đã nâng cao từ 38,25% lên 38,44%
và của ngành nông, lâm, thủy sản đã giảm từ 20,45% xuống còn 20,08%. Thêm
vào đó, một tín hiệu đáng mừng cho thấy hiệu quả của việc cải cách chính sách
theo hướng không phân biệt đối xử (giảm dần bảo hộ cho các doanh nghiệp nhà
nước, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân và các loại hình kinh tế khác) và mở cửa
thị trường theo các cam kết với WTO thể hiện ở chỗ trong 6 tháng đầu năm 2007,
đầu tư đã tăng tới 14%. Kết quả này có được là do việc cải cách chính sách đầu tư,
cải thiện môi trường kinh doanh theo cam kết với WTO. Nhưng điều đáng nói nhất
là đóng góp phần lớn vào tăng trưởng đầu tư là do khu vực tư nhân trong nước
(chiếm tới 35%). Như vậy, chứng tỏ chính sách cải cách của chúng ta đã phát huy
tác dụng kích thích và tạo điều kiện khuyến khích đầu tư tư nhân.
Tác động của hội nhập kinh tế đến các ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tăng trưởng kinh tế sau một năm gia nhập WTO đã đạt mức cao nhất trong vòng
hơn 10 năm vừa qua. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng khai thác lợi thế so
sánh với tốc độ tăng trưởng của khu vực sử dụng nhiều lao động cao hơn so với
khu vực sử dụng ít lao động.

Ngành công nghiệp Việt Nam đã phát triển theo hướng tích cực, sản xuất công
nghiệp đạt năng suất tương đối cao: Năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên
574 nghìn tỉ đồng, tăng 17,1% so với 2006; Năm 2008 ước đạt 650 nghìn tỉ đồng
tăng 14,6% so với năm 2007; Các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động như thủy
sản, may mặc, giày dép, đồ nội thất, thủ công cũng có tốc độ tăng trưởng cao.
Về xuất khẩu, trong 8 tháng đầu năm 2007 xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 31,218
tỷ USD, tăng l 9,3% so với cùng kỳ năm 2006 (cao gấp hơn 2 lần tốc độ tăng
trưởng kinh tế). Trong đó, các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 13,758 tỷ
USD, chiếm 44,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 25,1% so với cùng
kỳ năm trước; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt l 7,460 tỷ USD,
chiếm 55,9 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm
trước. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì dệt may và da giày là những
mặt hàng chịu tác động trực tiếp của cam kết WTO: theo cam kết WTO, Hoa Kỳ
đã phải bỏ hạn ngạch nhưng duy trì cơ chế giám sát, tạo nguy cơ điều tra chống
bán phá giá đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Do chúng
ta quản lý tốt công tác giám sát xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ để tránh bị
kiện bán phá giá nên các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã quay trở lại Việt Nam đặt hàng
cho quý IV và các tháng đầu năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt
Nam 8 tháng năm 2007 ước đạt 5,084 tỷ USD, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm
2006. Đối với mặt hàng da giày, kim ngạch xuất khẩu 8 tháng năm 2007 ước đạt
2,7 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm 2006. Nhóm hàng công nghiệp và chế
biến có tốc độ tăng trưởng cao và giá trị xuất khẩu lớn bao gồm: hàng dệt may,
giày dép, hàng điện tử và linh kiện điện tử, sản phẩm gỗ…(sản phẩm nhựa tăng
49,3%; điện tử và linh kiện máy tính tăng 24,6%; dây điện và cáp điện tăng 24,5%;
sản phẩm gỗ tăng 24,3%...). Nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhiều so
với mục tiêu đặt ra do giá thế giới tăng cao là cà phê, hạt tiêu, sản phẩm nhưa...(cà
phê tăng 90,8%, mặc dù số lượng xuất khẩu chỉ tăng 47,3%; hạt tiêu tăng 20,2%,
trong khi lượng giảm 43,l %). Một số mặt hàng chủ lực khác có giá trị xuất khẩu 8
tháng qua tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: nhân điều tăng 24,2%; rau quả
tăng 19,3%; than đá tăng 17,4%; giày dép tăng 14,3%; thủy sản tăng 14,1% gạo

tăng 12,1%... Qua những con số này, có thể thấy sau khi vào WTO, tốc độ tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục được duy trì ở mức cao, nhiều mặt hàng nông
sản có thuận lợi về giá và thị trường xuất khẩu. Bên cạnh những kết quả khả quan
về kim ngạch xuất khẩu nói trên, vấn đề nhập khẩu và cán cân thương mại đã gây
ra nhiều tranh luận khác nhau. Kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2007 ước
đạt 37,632 tỷ USD, tăng tới 29,9% so với cùng kỳ năm 2006. Giá trị nhập siêu 8
tháng năm 2007 là 6,414 tỷ USD, bằng 20,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Như vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mà cụ thể là gia nhập WTO đã có
những tác động không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, qua đó có
những ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu gạo ở nhiều mặt:
Thứ nhất, việc gia nhập WTO đã góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên
trường quốc tế về kinh tế, chính trị, ngoại giao,... Các đối tác kinh tế, thương mại
đánh giá Việt Nam như là một đối tác quan trọng và giàu tiềm năng của khu vực
Ðông - Nam Á. Vai trò của nước ta trong các hoạt động của WTO, ASEAN,
APEC, ASEM và các tổ chức quốc tế ngày càng được nâng cao. Ðặc biệt, việc trở
thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 -
2009 đã chứng tỏ uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam.
Việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã góp phần tạo dựng được
chỗ đứng cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, cụ thể là lúa gạo xuất khẩu.
Thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường cao cấp và khó tính như EU, Nhật
Bản và Mỹ đã biết đến thương hiệu gạo của Việt Nam như một hàng hóa có sức
cạnh tranh ngang với các thương hiệu mạnh đến từ Thái Lan, Ấn Độ…
Thứ hai, việc điều chỉnh thể chế kinh tế, hoàn thiện từng bước khung pháp lý, xóa
bỏ các rào cản và nâng cao tính minh bạch trong chính sách kinh tế, thương mại,
cải thiện môi trường kinh doanh đã làm tăng hiệu quả và thúc đẩy kinh tế phát triển
bền vững hơn. Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ toàn cầu,
nhưng GDP năm 2008 của nước ta vẫn tăng trưởng ở mức 6,23%, xuất khẩu vẫn
bảo đảm nhịp độ tăng trưởng khá: Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48,56
tỉ USD, tăng 21,9% so với năm 2006; Năm 2008, dù đa số các thị trường lớn rơi
vào suy thoái nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn rất đáng khích lệ, ước

tính đạt khoảng 63 tỉ USD, tăng 29,5% so với năm 2007. Thị trường xuất khẩu của
Việt Nam đã đa dạng hơn và hàng hóa của Việt Nam đã thâm nhập tốt hơn, đứng
vững hơn trong các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU,...
Đối với ngành sản xuất và xuất khẩu gạo, việc điều chỉnh chính sách của Chính
phủ, xây dựng đề án nghiên cứu áp dụng KHKT trong nông nghiệp và hỗ trợ xuất
khẩu, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu gạo, tạo
lập môi trường xuất khẩu bình đẳng, minh bạch giữa DN quốc doanh và DN tư
nhân, giữa DN trong nước và DNNN, rà soát và loại bỏ các khoản phí, quỹ không
phù hợp trong sản xuất và xuất khẩu… đã góp phần tăng khả năng cạnh tranh của

×