Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Quan điểm của CNDVBC về nguồn gốc và bản chất của ý thức liên hệ vấn đề này trong học tập vè rèn luyện bản thân sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.76 KB, 8 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Những năm gần đây, trong cơng cuộc đổi mới đất nước, nhiều bước tiến lớn đã
hình thành nên bởi những thành tựu đáng kể. Yếu tố quan trọng góp phần vào sự
phát triển đất nước như vậy đó là những cái bắt tay xây dựng và mở rộng quan hệ
hợp tác quốc tế. Có thể nói việc hội nhập quốc tế vừa có cơ hội phát triển, vừa
cạnh tranh tạo ra thách thức lớn. Thách thức ở đây chính là các nước phát triển
chiếm ưu thế cơng nghệ và thị trường, các nước chậm phát triển phải đối mặt với
nguy cơ tụt hậu rất cao, buộc những nước này phải cạnh tranh quyết liệt để đi lên,
trong đó có nước ta.
Để bắt kịp xu hướng của thời đại, điều kiện tiên quyết là phải luôn sáng tạo và đổi
mới. Đây là những bước đệm cần thiết cho việc đẩy mạnh sự phát triển tồn diện
của đất nước. Khía cạnh đóng vai trị then chốt cho cơng cuộc này đó là kinh tế,
đổi mới kinh tế đang là một vấn đề cấp bách. Lý do là bởi giữa đổi mới kinh tế và
đổi mới chính trị có mối quan hệ giữa vật chất và nguồn gốc, bản chất của ý thức
sẽ cho phép chúng ta vận dụng vào mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, giúp cho
đất nước ngày càng giàu mạnh.
Một đất nước phát triển bắt đầu từ những con người có trí tuệ và năng lực. Vì vậy
việc mỗi sinh viên phát huy vai trị của bản thân có ý thức và vận dụng ý thức vào
học tập là một đóng góp cho xã hội, cho nền kinh tế quốc dân.
Với những ý nghĩa trên em đã chọn đề tài “ Quan điểm của CNDVBC về nguồn gốc
và bản chất của ý thức. Liên hệ vấn đề này trong học tập vè rèn luyện bản thân
sinh viên hiện nay”. Trên cơ sở lý luận biện chứng của triết học cùng việc nghiên
cứu và trình bày, có thể giúp các bạn sinh viên có thể vận dụng tốt những kiến
thức của triết học.

I. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ý
thức.
* Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là sự xuất hiện của con người và hình thành bộ
óc của con người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan
1. ý thức là thuộc tính và chức năng của bộ óc con người
2. ý thức và bộ óc có mqh mật thiết, không thể tách rời.




3. sự xh của con người đại diện cho năng lực phản ánh (của thế giới vật chất)
4. phản ánh là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất. nó phụ thuộc vào vật
tác động và vật bị tác động. Phản ánh mang nội dung thông tin của vật tác động.
Từ 1,2,3,4 là cơ sở => sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

+ Thế giới khách quan tác động đến bộ óc, tạo ra khả năng hình thành ý thức của
con người về thế giới khách quan.
- "BỘ ĨC NGƯỜI": Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là
bộ óc người, là chức năng và kết quả hoạt động sinh lí thần kinh của bộ óc.
VD: Học sinh tặng hoa cơ giáo vào ngày 8/3

- "MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI THẾ GIỚI KHÁCH QUAN": thế
giới khách quan được phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động
đến bộ óc người, hình thành nên ý thức.
VD: Khung cảnh thiên nhiên đẹp khiến người nhìn thích thú.

- "PHẢN ÁNH": Là thuộc tính vốn có ở mọi dạng vật chất. Kết quả của phản ánh
phụ thuộc vào cả hai vật: Vật tác động và vật nhận tác động. Vật tác động là cái
được phản ánh, vật nhận tác động là cái phản ánh.
VD: Bức ảnh rõ nét chụp lại một bông hoa. Cái được phản ánh là bông hoa, cái
phản ánh là máy chụp ảnh, kết quả là rõ nét.

* CĨ 4 HÌNH THỨC PHẢN ÁNH:
+ PHẢN ÁNH VẬT LÝ, HÓA HỌC: đặc trưng cho giới tự nhiên vô sinh, thể hiện
qua những biến đổi về cơ, lý, hóa.
VD: Một chiếc ơ tơ sau khi va chạm mạnh sẽ bị biến dạng.
+ PHẢN ÁNH SINH HỌC: đặc trưng cho giới hữu sinh, thể hiện qua tính kích
thích, tính cảm ứng, phản xạ.

VD: Con tắc kè hoa bám trên thân cây, sẽ đổi màu da giống như màu của thân cây.


+ PHẢN ỨNG TÂM LÝ: phản ánh của động vật có hệ thần kinh trung ương được
thể hiện trên cơ sở điều khiển của hệ thần kinh thông qua cơ chế phản xạ có điều
kiện.
VD: Chó gặp người lạ sẽ sủa.
Khi thấy quả chanh sẽ tiết nước bọt
+ PHẢN ỨNG NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO: hình thức phản ánh cao nhất, chỉ
được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ óc
người. Phản ánh của bộ óc người là tính chủ động lựa chọn thông tin, xử lý thông
tin để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin. Sự phản ánh này
gọi là ý thức.
VD: Con người sáng tạo ra khoa học kĩ thuật để tạo ra những sản phẩm tiên tiến.
*Nguồn gốc xã hội
 Ý thức là sản phẩm xã hội, một hiện tượng xã hội đặc trưng của lồi
người.
+ Lao động: q trình con người sử dụng công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm
thay đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của con người.
=> Làm thay đổi cấu trúc cơ thể con người (dáng đi thẳng, giải phóng hai tay, phát
triển khí quản, não)
VD: Con người chặt cây để lấy củi sử dụng.
* Vai trị của lao động:
- Hồn thiện cấu trúc cơ thể con người
- Phát triển các giác quan con người
- Ngơn ngữ ra đời và hồn thiện
- Các sự vật, hiện tượng bộc lộ các thuộc tính

+ Ngơn ngữ:
- Lao động mang tính tập thể => xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh nghiệm và tư

tưởng cho nhau => ngôn ngữ ra đời.


- Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thơng tin mang nội dung ý thức,
khơng có ngơn ngữ thì ý thức khơng thể tồn tại và thể hiện được.
VD: Con người dùng ngôn ngữ để giao tiếp với nhau trong đời sống.

Tổng kết : Nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần , nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ
=> ý thức hình thành, tồn tại và phát triển.
Nghiên cứu nguồn gốc của ý thức cũng là một cách tiếp cận để hiểu rõ bản chất ý
thức, khẳng định bản chất xã hội của ý thức.

II. Bản chất của ý thức
BẢN CHẤT Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản
ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc con người.
- Phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người:
+ Thể hiện ở khả năng hoạt động tâm - sinh lý của con người trong việc định hướng
tiếp nhận thông tin, chọn lọc, xử lý thơng tin; ở q trình con người tạo ra những ý
tưởng, truyền thuyết...trong đời sống tinh thần của mình.
VD: Truyền thuyết Thánh Gióng ăn sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân Việt
Nam.
- Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan:
+ Hình ảnh bây giờ khơng còn giống y nguyên như thế giới khách quan mà đã được
cải biến thơng qua lăng kính chủ quan của con người (tâm tư, tình cảm, kinh
nghiệm...)
VD: Có 2 người: một người là kiểm lâm, một người là người khai thác gỗ
Khi đứng trước một khu rừng già xanh tốt:
=> Người kiểm lạm nghĩ rằng phải bảo vệ, duy trì cho khu rừng luôn xanh tốt, phát
triển.
=> Người khai thác gỗ nghĩ tới hình ảnh những cây rừng đổ xuống, những đồn xe

nối đi nhau chở gỗ từ rừng về thành phố và biến chúng thành hàng hóa để bán.


- Hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội:
+ Chịu sự chi phối của các quy luật xã hội.
+ Được quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực
của
VD: Một người có tâm lý rụt rè, ngại giao tiếp và bị buộc phải làm việc nhóm.
Những người trong nhóm hết sức năng động và lạc quan. Sau một thời gian làm
việc và tiếp xúc với các thành viên trong nhóm, người mà trước kia từng rụt rè và
ngại giao tiếp nay đã trở nên năng động và nhanh nhẹn hơn

III. Liên Hệ

Vai trò của phương pháp luận triết học đối với ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo sự
tìm kiếm, xây dựng; lựa chọn và vận dụng các phương pháp để thực hiện hoạt
động nhận thức; đóng vai trị định hướng trong q trình tìm tịi, lựa chọn và vận
dụng phương pháp. Với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con
người về thế giới, về vị trí, vai trị của con người trong thế giới đó, triết học đóng
vai trị là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Triết học giữ vai trị định hướng cho
q trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng
trong lịch sử. Trang bị thế giới quan đúng đắn mới chỉ là một mặt của triết học
Mác - Lênin. Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới
và vai trò của con người trong thế giới đó, triết học thực hiện chức năng phương
pháp luận chung nhất. Phương pháp luận của triết học Mác - Lênin đã góp phần
quan trọng chỉ đạo, định hướng cho con người trong nhận thức.
Khi khẳng định vai trò của tư duy đối với nhận thức và cải tạo thế giới, V.I.Lênin đã
khẳng định: “Ý thức con người khơng phải chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà
cịn tạo ra thế giới khách quan”. Điều này cho thấy, một mặt, thơng qua hoạt động
tư duy, con người có thể nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan; mặt khác,

thơng qua hoạt động thực tiễn, con người có thể cải biến hiện thực khách quan
theo những lợi ích của mình. Cũng từ đó, có thể khẳng định tư duy khoa học, năng
lực tư duy khoa học có vai trị quan trọng đối với cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt
động thực tiễn. Năng lực tư duy biện chứng sẽ giúp cho sinh viên rất nhiều trong
quá trình học tập cũng như công tác sau này:


Thứ nhất, luôn tiếp nhận tri thức một cách khoa học, sáng tạo. Tư duy biện
chứng sẽ giúp sinh viên cái nhìn tồn diện, phân biệt tri thức đúng, sai; chỉ ra
nguyên nhân cái sai, và khẳng định, phát triển tri thức đúng đắn. Sinh viên tự học,
tự nghiên cứu, giải thích thực tiễn biến đổi, đưa ra những giải pháp mà thực tiễn
đặt ra…
Thứ hai, có phương pháp học tập, làm việc đúng đắn; sinh viên khơng cịn
phải học vẹt, học tủ; mà học hiểu, biết vận dụng, biết đánh giá và sáng tạo ra tri
thức mới.
Thứ ba, loại bỏ tư duy siêu hình, cứng nhắc, bảo thủ, trì trệ...
Thứ tư, rèn luyện cho sinh viên có quan điểm toàn diện trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn. Quan điểm tồn diện địi hỏi sinh viên nhận thức và xử lý các
tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng phải đặt trong mối liên
hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự
vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật,
hiện tượng khác. Trong hoạt động thực tế, sinh viên phải sử dụng đồng bộ các
biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động vào đối tượng nhằm đem lại
hiệu quả cao nhất. Mặt khác, chúng ta cần giúp cho sinh viên có thể nhận diện và
phê phán quan điểm phiến diện, quan điểm chiết trung, ngụy biện.
Thứ năm, rèn luyện cho sinh viên có quan điểm lịch sử – cụ thể trong nhận
thức và hành động. Quan điểm lịch sử – cụ thể đòi hỏi sinh viên trong nhận thức
và xử lý các tình huống, giải thích các hiện tượng cần phải xét đến tính đặc thù của
đối tượng nhận thức. Khi nhận thức sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều
kiện, hồn cảnh lịch sử - cụ thể, mơi trường cụ thể mà trong đó sự vật sinh ra, tồn

tại, phát triển. Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của từng mối liên hệ cụ thể,
trong tình huống cụ thể.
Thứ sáu, rèn luyện cho sinh viên có quan điểm phát triển trong nhận thức và
trong hoạt động thực tiễn. Quan điểm phát triển đòi hỏi sinh viên không chỉ nắm
bắt cái hiện đang tồn tại của sự vật, mà còn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển
trong tương lai của chúng; phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những
biến đổi có tính chất thụt lùi, khuynh hướng chung là phát triển đi lên, tức phải
thấy được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng trong q trình phát
triển của nó. Sinh viên phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật thành
từng giai đoạn, từ đó có cách tác động phù hợp thúc đẩy sự vật phát triển. Cần


giúp sinh viên nhận diện và phê phán quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến trong
nhận thức và hành động.
Thứ bảy, rèn luyện phương pháp luận biện chứng qua nghiên cứu phương
pháp luận rút ra từ các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật: cái
riêng và cái chung, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và
hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực.
Liên hệ trong học tập và rèn luyện bản thân sinh viên hiện nay:
- Ý thức là sự phản ánh một cách năng động, sáng tạo, tích cực thế giới khách
quan vào bộ não người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Với mỗi
người, điều kiện hoàn cảnh là khác nhau, năng lực trình độ là khác nhau, nhu cầu
sở thích, tâm lí tình cảm hồi bão lí tưởng cũng khác nhau, do vậy cuộc sống này
có hiện thực như nhau nhưng cách nhìn nhận của mỗi người, cách phản ánh, cách
nhận thức, thể hiện khác nhau.
- Sinh viên là những người đang theo học ở bậc đại học (và cao đẳng), điều đó có
nghĩa là hoạt động lao động chủ yếu của họ là học tập và môi trường của họ là các
trường đại học. Trong xu hướng phát triển của xã hội, lực lượng sinh viên ngày
càng tăng. Họ xuất thân từ mọi tầng lớp xã hội khác nhau, mọi hồn cảnh và cùng
học tập trong mơi trường đại học.

-Sinh viên là lớp người có khả năng tiếp thu nhanh những cái mới, nhạy cảm với
những biến động của tình hình kinh tế- xã hội. Mà ý thức lại là một sự phản ánh
mang tính xã hội, nói cách khác mơi trường hồn cảnh tạo nên con người. Cho nên
cuộc sống đại học làm nảy sinh ở sinh viên những nhu cầu mới: nhu cầu tìm hiểu
để mở rộng kiến thức, nhu cầu tự học, tự đào tạo, nhu cầu khẳng định bản thân
với tập thể và xã hội, nhu cầu tình bạn, tình u…
Chính vì sự thay đổi mơi trường hồn cảnh đột ngột như vậy mà một số bộ phận
sinh viên khơng giữ được mình. Cùng với những biểu hiện tâm lý cả tin, tị mị,
hiếu kì, dễ bị kích động, hiếu thắng, nơng cạn… ý thức của sinh viên bị biến đổi
theo hướng tiêu cực: vô trách nhiệm, ỷ lại, bi quan, hành động cực đoan, chạy
theo lợi ích cá nhân, đua địi, vụ lợi, giả dối, gian lận thi cử…


Tuy nhiên, ý thức không phải là kết quả của sự phản ánh ngẫu nhiên, đơn lẻ.
Trái lại đó là kết quả của sự phản ánh có định hướng, có mục đích rõ rệt.
Chính vì thế sinh viên phải có ý chí nghị lực để vượt qua các cám dỗ đó. Khi
đứng trước những mâu thuẫn, bằng trí tuệ, sức sáng tạo và nghị lực, nhiều
sinh viên tận dụng mọi cơ hội, mọi khả năng để vượt qua những thử thách
của cuộc sống đại học để đến tới các thành cơng trong các hoạt động xã hội,
do đó họ có thể tự tin bước vào đời.
Đối với nhiều sinh viên, đại học như là một xuất phát điểm mới, cho nên họ tận
dụng điểm xuất phát như nhau này để bứt phá, vượt lên trên hồn cảnh gia đình.

Ý thức cịn có tính năng động sáng tạo cần được phát huy, đặc biệt là ở đối
tượng sinh viên- những người trẻ nhiệt huyết nhiều hoài bão:
Sinh viên cần phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, chống tư tưởng,
thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ trì trệ thiếu tính sáng tạo. Đồng thời
phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học trong điều kiện nền văn
minh trí tuệ, kinh tế tri thức, tồn cầu hóa hiện nay.
Thực hiện ngun tắc tơn trọng tính khách quan, kết hợp phát huy tính năng

động chủ quan, nhận thức và giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích, phải
biết hài hịa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội; phải có động cơ
trong sáng, thái độ khách quan, khoa học, không vụ lợi trong nhận thức và
hành động của mình.

PHẦN KẾT
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, bộ óc người cùng với sự tác động của thế
giới vật chất lên bộ óc người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Nhưng nguồn gốc
tự nhiên mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để ý thức ra đời. Ý thức chỉ xuất
hiện thật sự khi sự hình thành bộ óc người và sự tác động của thế giới vật chất lên



×