Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội ý nghĩa phương pháp luận sự vận dụng vấn đề này trong việc kế thừa và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện na

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.66 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN

Môn: Triết học Mác - Lênin
Giảng viên giảng dạy: Đặng Tiến Minh
Nhóm: 9
Lớp học phần: 2172MLNP0221

1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9

STT
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107

HỌ VÀ TÊN
Bùi Thị Thanh Thúy


Nguyễn Diệu Thúy
Phạm Diệu Thùy
Nguyễn Thị An Thuyên
Nguyễn Thị Thu Trà
Nguyễn Thị Trâm
Đàm Thị Thu Trang
Hồ Thị Thu Trang
Lê Thị Thu Trang
Lương Thu Trang
Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Nguyễn Thị Thu Trang

MÃ SV
21D130229
21D130275
21D260214
21D130274
21D260220
21D130233
21D260216
21D130277
21D260217
21D130512
21D130232
21D260219

LỚP HC
K57E3
K57E4
K57EK2

K57E4
K57EK2
K57E3
K57EK2
K57E4
K57EK2
K57E4
K57E3
K57EK2

Đề tài 14
Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ý nghĩa phương
pháp luận? Sự vận dụng vấn đề này trong việc kế thừa và xây dựng nền
văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay.

2


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU………..……….………………………………………………………4
NỘI DUNG

5

A. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

5

I.Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội


5

1. Tồn tại xã hội

5

2. Ý thức xã hội.

5

II.Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại XH và ý thức XH:

7

1. Vai trò quyết định của tồn tại XH với ý thức XH:

7

2. Tính độc lập tương đối của ý thức XH với tồn tại XH:

7

B. Ý nghĩa phương pháp luận

11

1. Khái niệm phương pháp luận

11


2. Nội dung chính trong ý nghĩa phương pháp luận:

11

C. Vận dụng quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong việc
kế thừa và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
13
I. Kế thừa và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là tất yếu
13
1. Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?

13

2. Phát triển văn hố vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế-xã
hội đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay.
14
3. Kế thừa, phát huy truyền thống để xây dựng một nền văn hóa hiện đại phù
hợp với bối cảnh đất nước, tính hiện đại phải mang tính đặc trưng dân tộc.16
4. Mối quan hệ giữa tính bản sắc và tính tiên tiến, hiện đại của nền văn hóa
nước ta.
17
5. Tính tất yếu phải xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc.
18
II. Cơng cuộc kế thừa và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc của Nhà nước ta hiện nay.
18
1. Thành tựu

18


2. Hạn chế và cách khắc phục

19

3. Sinh viên cần làm gì để góp phần kế thừa và xây dựng nền văn hóa dân
tộc.
20
KẾT LUẬN…………………………….……………………………………………21

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tiếp thu nền văn hóa
nhân loại với sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay, lý luận nhận thức, vấn đề kế thừa và phát huy nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc luôn thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng.
Ngày nay, triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự phát triển
của bất cứ hình thái kinh tế nào. Những vấn đề triết học về tồn tại xã hội và ý
thức xã hội, phương pháp biện chứng, ý nghĩa phương pháp luận ... luôn là cơ
sở, là phương hướng, là tôn chỉ cho hoạt động thực tiễn, xây dựng và phát triển
nền văn hóa văn minh nhân loại. Nếu xuất phát từ một lập trường triết học đúng
đắn, con người có thể có được những cách giải quyết phù hợp với các vấn dề do
cuộc sống đặt ra. Việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học
nào đó sẽ khơng chỉ đơn thuần là sự chấp nhận một thế giới quan nhất định, một
cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp nhận một cơ sở phương
pháp luận nhất định chỉ đạo cho hoạt động.
Chúng ta biết rằng, triết học là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ
nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ rằng chủ nghĩa duy vật lịch sử đó chính là triết học

của chủ nghĩa Mác. Cho đến nay, chỉ có triết học Mác là mang tính ưu việt hơn
cả. Trên cơ sở nền tảng triết học Mác - Lênin, Đảng và Nhà nước ta đã học tập
và tiếp thu tư tưởng tiến bộ, đề ra những mục tiêu, phương hướng chỉ đạo chính
xác, đúng đắn để xây dựng và phát triển xã hội, hội nhập và tiếp thu nền văn
hóa thế giới, phù hợp với hồn cảnh đất nước. Mặc dù có những khiếm khuyết
khơng thể tránh khỏi song chúng ta luôn đi đúng hướng trong cải tạo thực tiễn,
phát triển kinh tế, đặc biệt là trong việc kế thừa và phát huy, xây dựng nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, từng bước đưa đất nước ta tiến kịp trình độ
các nước trong khu vực và thế giới về mọi mặt. Chính những thành tựu của xây
dựng chủ nghĩa xã hội và qua 30 năm đổi mới là minh chứng xác đáng cho vấn
đề nêu trên. Hoạt động kế thừa và phát huy nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc, sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta là một vấn đề còn
nhiều xem xét và tranh cãi, nhất là trong quá trình đổi mới hiện nay. Vì vậy,
nhóm 9 chúng em đã quyết định chọn đề tài “Quan hệ biện chứng giữa tồn tại
xã hội và ý thức xã hội. Ý nghĩa phương pháp luận? Sự vận dụng vấn đề này
trong việc kế thừa và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
ở nước ta hiện nay” làm đề tài thảo luận.

NỘI DUNG

4


A. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
I.Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1. Tồn tại xã hội
1.1. Tồn tại xã hội là gì?

Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật
chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.

1.2. Yếu tố cấu thành.
Tồn tại xã hội bao gồm 3 yếu tố cơ bản:
+ Phương thức sản xuất.
Ví dụ: Phương thức kỹ thuật canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản
tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất truyền thống của người Việt Nam.
+ Mơi trường tự nhiên (Hồn cảnh địa lý).
Ví dụ: Các điều kiện khí hậu, đất đai, sơng hồ,… tạo nên đặc điểm
riêng có của khơng gian sinh tồn của cộng đồng xã hội.
+ Điều kiện dân số.
Ví dụ: Cách thức tổ chức dân cư, tính chất lưu dân cư, mơ hình tổ
chức dân cư,…
Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn
nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội. Trong đó, phương
thức sản xuất vật chất là yếu tố giữ vai trò quyết định. Bởi vì, đây là yếu tố tạo
ra mọi của cải vật chất đảm bảo sự tồn tại, phát triển của xã hội.
Ví dụ, trong điều kiện địa lý tự nhiên nhiệt đới- gió mùa, nhiều sơng ngịi,…
tất yếu làm hình thành nên phương thức canh tác lúa nước là thích hợp nhất đối
với người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm qua. Để tiến
hành được phương thức đó, người Việt buộc phải có cụm lại thành tổ chức dân
cư làng, xã, có tính ổn định bền vững,…
2. Ý thức xã hội.
Ý thức xã hội là một trong những vấn đề được nhiều độc giả nghiên cứu và
quan tâm tìm hiểu. Việc nghiên cứu khái niệm ý thức xã hội sẽ giúp chúng ta có
thêm nhiều cơ sở để nhận diện xã hội chúng ta đang sinh sống, học tập và lao
động.
2.1. Ý thức xã hội là gì?
Ý thức xã hội là xã hội tự nhận thức về mình, về sự tồn tại xã hội của
mình và về hiện thực xung quanh mình. Là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là
bộ phận hợp thành của văn hóa tinh thần của xã hội.
2.2. Kết cấu của ý thức xã hội.


5


Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội, ý thức XH bao gồm
những lĩnh vực khác nhau: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức,
ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mĩ, …
Theo trình độ phản ánh, có thể phân biệt ý thức XH thơng thường và ý
thức lí luận:
+) Ý thức xã hội thông thường (ý thức thường ngày):
Là những tri thức, những quan niệm của con người trong một cộng
đồng người nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn
hằng ngày, chưa được hệ thống hóa, chưa được tổng hợp và khái quát hóa.
Phản ánh một cách sinh động và trực tiếp các mặt khác nhau của cuộc
sống hàng ngày của con người (Không phản ánh được sâu xa bản chất sự vật,
hiện tượng)
+) Ý thức lí luận (ý thức khoa học):
Là những tư tưởng, những quan điểm đã được tổng hợp, được hệ thống
hóa, khái quát hóa thành những học thuyết xã hội được trình bày dưới dạng
những khái niệm, phạm trù, quy luật, …
Phản ánh hiện thực khách quan một cách sâu sắc, chính xác, bao
quát và vạch ra được những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất yếu mang tính
quy luật của các sự vật và các q trình xã hội.
Ngồi ra, ý thức XH cịn bao gồm:
+) Tâm lí XH là ý thức XH thể hiện trong ý thức cá nhân. Tâm lý XH
bao gồm tồn bộ tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, thói quen, nếp sống, … của một
người, một tập đồn người, một bộ phận xã hội hình thành dưới tác động trực
tiếp của cuộc sống hằng ngày của họ và phản ánh cuộc sống đó.
 Phản ánh một cách trực tiếp và tự phát những điều kiện sinh hoạt
hàng ngày của con người cho nên nó chỉ ghi lại những gì dễ thấy, những gì nằm

trên bề mặt của tồn tại xã hội.
+) Hệ tư tưởng là giai đoạn phát triển cao hơn của ý thức XH, là sự nhận
thức lý luận về TTXH. Hệ tư tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất của mối
quan hệ xã hội; là kết quả của sự tổng kết, sự khái quát các kinh nghiệm xã hội
về hình thành nên những quan điểm, những tư tưởng về chính trị, pháp luật, triết
học, ...
Phản ánh các quan hệ vật chất một cách khách quan chính xác.
II.Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại XH và ý thức XH:
Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội có 2 mặt. Thứ
6


nhất: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Thứ hai: ý thức xã hội tác động
trở lại tồn tại xã hội. Ta sẽ đi rõ hơn vào các mặt của vấn đề đó như sau:
* Theo quan điểm duy tâm: Ý thức XH là nguồn gốc của mọi hiện tượng
XH, quyết định sự phát triển của XH
* Theo quan điểm duy vật siêu hình: Tuyệt đối hóa vai trị của tồn tại XH,
khơng thấy được vai trị của ý thức XH
* Theo quan điểm duy vật biện chứng: Tồn tại XH quyết định ý thức XH, ý
thức XH tác động trở lại tồn tại XH
1. Vai trò quyết định của tồn tại XH với ý thức XH:
Theo quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, nó sinh ra và
quyết định ý thức. Trong lĩnh vực XH thì quan hệ này được biểu hiện là: tồn tại
xã hội có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức xã hội, điều đó được thể hiện cụ
thể là:
- Tồn tại XH có trước và sinh ra ý thức XH:
+ Tồn tại XH quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm, xu hướng vận
động, biến đổi và phát triển của các hình thái ý thức xã hội
+ Tồn tại XH quyết định tính giai cấp của ý thức XH
VD: Thời phong kiến có sự phân hóa giai cấp giàu- nghèo nên xuất hiện nạn

quan liêu, bóc lột nhân dân, …
- Tồn tại XH biến đổi thì ý thức XH cũng biến đổi theo:
VD: Phụ nữ ngày càng có vai trị trong nền kinh tế và chính trị của đất nước
nên hủ tục trọng nam khinh nữ dần được gỡ bỏ.
2. Tính độc lập tương đối của ý thức XH với tồn tại XH:
Sự lệ thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại xã hội không phải lúc nào cũng
diễn ra trực tiếp mà cần phải xét đến cùng qua nhiều khâu trung gian mới thấy
được, bởi vì ý thức xã hội có tính độc lập của mình. Tính độc lập tương đối của
ý thức xã hội được thể hiện dưới các hình thức sau:
 Tính thường lạc hậu của ý thức XH so với tồn tại xã hội
Lịch sử xã hội cho thấy nhiều khi xã hội cũ mất đi, thậm chí đã mất rất lâu
nhưng ý thức xã hội cũ đó sinh ra thì vẫn tồn tại dai dẳng
Biểu hiện rõ nhất trong lĩnh vực tâm lí xã hội (truyền thống, tập qn, thói
quen, …)
-Nguyên nhân:
+) Sự biến đổi của tồn tại XH do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực
tiếp của những hoạt động trực tiếp của con người, diễn ra với tốc độ nhanh mà ý
thức XH không phản ánh kịp và trở nên lạc hậu. Hơn nữa, ý thức XH là cái
7


phản ánh tồn tại XH nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn
tại XH
+) Do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc
hậu, bảo thủ của một số hình thái XH
+) Ý thức XH ln gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đồn người,
những giai cấp nhất định trong XH
-VD: Ở VN, đang đi lên con đường XHCN, các tư tưởng tác phong ý thức
thói quen lối sống, … của xã hội cũ tác động tới đời sống tinh thần của XH, như
tư tưởng trọng nam khinh nữ, tùy tiện tự do, phụ quyền gia trưởng, …

Những VD cho thấy khơng phải đến CNXH mới có, khơng phải đến thời
kì XH mới này mới có mà nó là của XH cũ, phản ánh nền sản xuất vật chất cũ,
phản ánh phương thức sản xuất cũ mà thời kì này chưa thể xóa bỏ được. Những
ý thức lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng. Vì vậy, trong sự nghiệp
xây dựng xã hội mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu
tranh chống lại những âm mưu và hành động phá hoại của những lực lượng thù
địch về mặt tư tưởng, kiên trì xố bỏ những tàn dư ý thức cũ, đồng thời ra sức
phát huy những truyền thống tư tưởng tốt đẹp.
 Tính vượt trước của ý thức XH so với tồn tại XH:
Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt là
những tư tưởng khoa học và tiến bộ có tính dự báo, có tác dụng chỉ đạo thực
tiễn (xuất phát trên một cơ sở thực tiễn nhất định)
-VD:
+ Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp cách mạng duy nhất
của thời đại – giai cấp công nhân, tuy ra đời vào thế kỷ XIX trong lòng chủ
nghĩa tư bản nhưng đã chỉ ra được những quy luật vận động tất yếu của xã hội
lồi người nói chung, của xã hội tư bản nói riêng, qua đó chỉ ra rằng xã hội tư
bản nhất định sẽ bị thay thế bằng xã hội cộng sản. Trong thời đại ngày nay, chủ
nghĩa Mác – Lênin vẫn là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất cho
nhận thức và cải tạo thế giới trên mọi lĩnh vực, vẫn là cơ sở lý luận và phương
pháp khoa học cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. (Nguồn: vtvplus.vn)
+ Tư tưởng, quan niệm, phỏng đoán của Democritos về nguyên tử từ thời
kì cổ đại nhưng cho đến tận cuối TK XIX- đầu TK XX người ta mới chứng
minh được điều này: Nguyên tử là tồn tại hiện thực, nguyên tử là tồn tại khách
quan. Trong thời kì cổ đại, Democritos bằng trực giác, bằng phỏng đốn của
mình thì ơng cho rằng: ngun tử là những hạt khơng màu, khơng mùi, khơng vị
và khơng thể nhìn thấy bằng mắt thường, là phần tử vật chất nhỏ bé nhất, không
8



thể phân chia được nữa. Mặc dù, sau này người ta chứng minh rằng phỏng đốn
của ơng có nhiều mặt hạn chế nhưng rõ ràng cái tư tưởng của ông về nguyên tử
là đi trước so với thời đại. (nguồn: youtube)
 Tính kế thừa của ý thức XH trong quá trình phát triển của nó:
Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng,
nhưng quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất
trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận
của các thời đại trước.
Khi nghiên cứu một hệ tư tưởng không chỉ dựa vào các quan hệ
kinh tế mà còn phải dựa vào lịch sử trước đó.
Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức XH gắn với
tính chất giai cấp của nó.
-VD: Nền văn hóa XHCN được xây dựng dựa trên:
+) Sự giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa truyền thống,
phong tục tốt đẹp, truyền thống đoàn kết của dân tộc;
+) Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, làm giàu đẹp thêm nền
văn hóa VN.
-VD: Giai cấp phong kiến các nước Tây Âu trung cổ ở thời kỳ suy
thoái đã ra sức khai thác triết học của Platon và những yếu tố duy tâm
trong hệ thống triết học của Arixtot thời kỳ cổ đại Hy Lạp, biến chúng
thành cơ sở triết học của các giáo lý đạo Thiên chúa; hoặc vào nửa sau
thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX các thế lực tư sản phản động đã phục hồi
và phát triển những trào lưu triết học duy tâm, tôn giáo dưới những cái
tên mới như chủ nghĩa Canto mới, chủ nghĩa Tomat mới,v.v. để chống
lại phong trào cách mạng của giai cấp cơng nhân và hệ tư tưởng của nó
là chủ nghĩa Mác.(Nguồn: 123doc)
 Sự tác động lẫn nhau của các hình thái ý thức XH trong quá trình
phát triển:
- Sự tương tác giữa các hình thái ý thức xã hội có thể tạo ra những quy luật
đặc thù, chi phối sự phát triển của ý thức xã hội, làm cho nó khơng hồn tồn lệ

thuộc vào tồn tại xã hội. Cụ thể là ở những giai đoạn nhất định thường nổi lên
một hình thái ý thức xã hội chủ đạo, chi phối các hình thái ý thức cịn lại, làm
cho tồn bộ XH phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức chủ đạo (VD: thời trung cổ thì
tơn giáo chi phối xã hội, ngày nay khoa học chi phối xã hội).
9


- Các hình thái của ý thức XH tác động qua lại lẫn nhau là:
+) Ý thức chính trị
+) Ý thức pháp quyền
+) Ý thức đạo đức
+) Ý thức khoa học, triết học
+) Ý thức thẩm mỹ
+) Ý thức tôn giáo
-VD:
+) Ở VN trong truyền thống, thời kì Lý - Trần hình thức xã hội chính chi
phối đời sống tinh thần của XH khơng chỉ tầng lớp bình dân mà cả tầng lớp tri
thức đó là Phật giáo; sang thời kì Hậu Lê thì Phật giáo dần mất đi ảnh hưởng và
Nho giáo lại nắm vai trị chi phối chính. (Nguồn: youtube)
+) Hiện nay ở Việt Nam, Đảng ta khẳng định lấy CN Mác – Lênin và tư
tưởng HCM làm kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng cho nên tác động
đến tất cả các lĩnh vực của đời sống XH: văn học, nghệ thuật, … (Nguồn:
youtube)
 Tính năng động của ý thức XH (ý thức XH tác động tích cực trở lại
tồn tại XH)
- Thơng qua hoạt động thực tiễn của con người (tự phát và tự giác) YTXH
tác động trở lại đối với TTXH, cải tạo TTXH theo YT của con người…
- Mức độ ảnh hưởng của YTXH đến TTXH phụ thuộc vào bản thân tư
tưởng đó là tiến bộ hay phản tiến bộ (xét một cách tổng thể)…theo 2 xu hướng:
+) Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan của tồn

tại xã hội thì nó có thể thúc đẩy sự phát triển của tồn tại xã hội. Vai trò này
thuộc về ý thức của những giai cấp tiến bộ và cách mạng.
+) Nếu ý thức xã hội phản ánh sai lệch, xuyên tạc các quy luật khách quan
của tồn tại xã hội thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của tồn tại xã hội. Tác động
này thuộc về ý thức của những giai cấp cũ, lạc hậu, phản động. Sự tác động của
ý thức xã hội lên tồn tại xã hội phụ thuộc vào mức độ thâm nhập của nó vào
trong phong trào của quần chúng nhân dân. Cho nên phải thường xuyên đấu
tranh để phổ biến tri thức khoa học và lý luận cách mạng cho quần chúng nhân
dân, đồng thời để đấu tranh để loại bỏ những tàn dư của văn hóa, tư tưởng cũ,
phản động ra khỏi quần chúng (không ảnh hưởng đến quần chúng nhân dân).

10


Tuy nhiên, tính khoa học và tính cách mạng của YTXH khơng phải là bất
biến. Có những quan điểm là khoa học và cách mạng trong điều kiện lịch sử
này, nhưng lại có thể khơng cịn là khoa học và cách mạng trong điều kiện lịch
sử khác…
-VD: Trong sản xuất nơng nghiệp của VN, chính sách đưa nơng dân vào
hợp tác xã trong thời điểm chúng ta bắt đầu tiến hành xây dựng CNXH ở miền
Bắc rõ ràng không phù hợp với phương thức sản xuất của chúng ta, không phù
hợp với nhiều yếu tố, dẫn đến đã kìm hãm sự phát triển của nền nơng nghiệp
VN nói riêng và kinh tế VN nói chung. Nhưng chính sách “khốn trong nơng
nghiệp” lại phù hợp với lợi ích của người dân, phù hợp với phương thức sản
xuất manh mún nhỏ lẻ lạc hậu, nên đã thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp VN.
(Nguồn: youtube)
B. Ý nghĩa phương pháp luận
Trên cơ sở mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, chúng ta đi vào
tìm hiểu một số ý nghĩa phương pháp luận như sau:
1. Khái niệm phương pháp luận

- Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các
nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tịi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các
phương pháp trong nhận thức và thực tiễn.
2. Nội dung chính trong ý nghĩa phương pháp luận:
2.1. Mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH là biểu hiện trực tiếp,
tập trung của mối quan hệ VC-YT, chỉ thơng qua mối quan hệ TTXHYTXH thì ý thức con người mới thực hiện được sự liên kết với thế giới:
- TTXH quyết định YTXH, thay đổi TTXH là điều cơ bản để thay đổi
YTXH. Vì vậy, muốn nhận thức được hiện tượng của đời sống tinh thần phải
căn cứ vào TTXH, muốn thay đổi đời sống tinh thần thì trước hết phải thay đổi
đời sống vật chất.
+ VD: Chế độ bao cấp nước ta thời mới giải phóng (đầu 1976- cuối
1986): Kinh tế do Nhà nước chỉ huy với cơ sở vật chất túng thiếu; công-nông
kém phát triển; thu nhập người dân thấp; Nhà nước không minh bạch→ XH rối
loạn; rơi vào nghèo đói; chất lượng sống đi xuống→ bất mãn tăng lên, người
dân trở nên ma mãnh, ý thức đi xuống, chen lấn xơ đẩy vì miếng ăn.

11


Đại dịch Covid 19: Kinh tế, xã hội lâm vào khủng hoảng→ mất
việc làm, thiếu thu nhập; lương thực, cơ sở vật chất khan hiếm→ YTXH cũng
đi xuống.
- Nhưng nếu chỉ thấy tính quyết định của TTXH một cách máy móc, tuyệt
đối hóa điều kiện vật chất→ Duy vật tầm thường hay còn gọi là “Chủ nghĩa
khách quan”.
- Nếu tuyệt đối hóa vai trị của YTXH, rơi vào chủ quan duy ý chí→ CN
Duy tâm khơng tự giác→ cho thấy sự yếu kém trong nhận thức và hạn chế trong
quá trình áp dụng lí luận vào thực tiễn.
2.2. Muốn nhận thức hay lí giải các hiện tượng của đời sống tinh thần của
XH khơng chỉ dựa vào TTXH, mà cịn phải xét đến tính độc lập tương đối

của YTXH:
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, không nên tuyệt đối hóa vai trị
của vật chất, TTXH quyết định YTXH và đồng thời trong quá trình ấy YTXH
cũng sẽ tác động ngược trở lại TTXH, tạo ra sự thay đổi trong nguồn động lực
tạo ra vật chất (chủ yếu xảy ra ở hệ tư tưởng xã hội).
- Trong một doanh nghiệp: Mỗi nhân viên nhận thức được sâu sắc về tình
hình kinh tế, tài chính của bản thân và mong muốn của chính mình→ thay đổi
bản thân, làm việc năng suất hơn, cống hiến hơn→ tạo ra lượng của cải vật chất
lớn hơn cho bản thân cũng như cho doanh nghiệp và xã hội.
- Do đó phải thấy được vai trị tích cực của YTXH, từ đó phát huy tính
năng động, chủ động và sáng tạo của YT; phát huy vai trò của tri thức, khoa học
trong thực tiễn và tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức con người.
2.3. Trong thực tiễn, muốn cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới cần chú ý đến
mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH, đặc biệt là tính năng động
của YTXH:
- Muốn cải tạo xã hội cũ buộc phải tiến hành đồng thời trên cả 2 mặt
TTXH và YTXH; thay đổi xã hội cũ là điều kiện cơ bản để thay đổi YTXH; song
song với đó tác động của đời sống tinh thần sẽ tạo ra biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc
trong TTXH. Xây dựng cơ sở vật chất phải đi đôi với giáo dục, tuyên truyền,
phổ cập YTXH mới.
- YTXH có thể vượt trước TTXH, những tư tưởng khoa học tiên tiến có
thể vượt trước sự phát triển của TTXH; dự báo quy luật, có tác dụng tổ chức,
định hướng hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình đổi mới.
- YTXH khơng chỉ chịu tác động của TTXH mà cịn chịu tác động lẫn
nhau và khơng giải thích trực tiếp được bằng quan hệ vật chất. Sự tác động của
YTXH là nhiều chiều; tùy thuộc vào mức độ phù hợp giữa tư tưởng và hiện
thực, sự xâm nhập của chúng vào quần chúng; phụ thuộc vào khả năng hiện
thực hóa.
→ Cần chú ý đến tính năng động của YTXH trong quá trình cải tạo xã hội cũ,
xây dựng xã hội mới.

12


C. Vận dụng quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội trong
việc kế thừa và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua các giai đoạn, từ chế độ
công xã nguyên thủy đến xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa
và chủ nghĩa cộng sản. Sự phát triển của xã hội loài người dẫn theo sự phát triển
của trình độ sản xuất và sự tiến bộ của văn hóa. Ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc,
mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì lại có những chuyển biến khác nhau. Thế
nhưng tất cả lại có một đặc điểm chung đó chính là chọn lọc, chắt chiu những
tinh hoa văn hóa của thế giới và kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa của
dân tộc.
Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm thăng trầm lịch sử. Phải chịu
1000 năm dưới ách đô hộ phương Bắc, rồi đến trở thành thuộc địa của thực dân
Pháp, đế quốc Mỹ. Nhưng với lòng yêu nước, tinh thần dung cảm, quật cường
bất khuất của nhân dân đã giúp chúng ta có một đất nước Việt Nam hịa bình
ngày hơm nay.
 Lịch sử bi tráng, hào hùng đã qua đi nhưng nền văn hóa Việt Nam vẫn giữ
được cái riêng, bản sắc văn hóa của dân tộc.Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa-hiện
đại hóa, xu hướng hội nhập mọi lĩnh vực thì việc giữ gìn bản sắc dân tộc là vơ
cùng quan trọng và cần thiết. Chính vì lẽ đó mà vấn đề này được Đảng và Nhà
nước quan tâm, làm sao để vừa kế thừa và xây dựng được nền văn hóa đậm đà
bản sắc dân tộc
I. Kế thừa và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là tất
yếu
1. Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
Nếu như con người là sản phẩm tuyệt vời nhất của tạo hóa thì văn hóa là sản
phẩm đặc sắc nhất của con người.
 Khái niệm văn hóa theo UNESCO: "Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt

động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động
sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị
hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
 Bản sắc văn hóa dân tộc (tiếng Anh: National cultural identity) là một khái
niệm gắn liền với khái niệm văn hóa.
13


 Theo tâm lý học xã hội, xã hội học và nhân học, bản sắc là cách nhận thức của
một cá thể về: Chính cá thể đó, một cá thể khác hoặc một nhóm xã hội. Như
vậy, khái niệm bản sắc thường dùng để chỉ những cá tính khác nhau của một cá
thể hay một nhóm nhiều cá thể của một nhánh hoặc nhóm xã hội đặc trưng.
 Bản sắc văn hóa là một phạm vi nhỏ thuộc nền văn hóa rộng lớn của một địa
phương, một vùng hay thậm chí là một quốc gia. Bản sắc văn hóa dân tộc là tâm
hồn của một dân tộc. Đó chính là tinh hoa văn hóa hình thành từ nghìn năm lịch
sử. Đó chính là nét đặc trưng ở các mặt như là phong tục tập qn, tín ngưỡng,
... Đó là lịng u nước nồng nàn, tinh thần đồn kết, ý chí tự lực tự cường dân
tộc, tinh thần bất khuất cho độc lập tự do, cần cù chịu khó trong lao động. Bản
sắc dân tộc bao gồm sự thống nhất trong tính đa dạng, phong phú của nền văn
hóa.
2. Phát triển văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế-xã
hội đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, chính trị, nền văn hóa cũng có sự thay
đổi lớn trong thời kỳ hội nhập. Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0, không một quốc gia nào có thể phát triển mà khơng giao lưu với thế giới
bên ngoài. Chúng ta vừa được sống trong bản sắc văn hóa của mình, vừa được
tiếp xúc với các nền văn hóa bên ngồi. Vì thế, vấn đề văn hóa trở nên quan
trọng và cấp thiết.
Trong suốt q trình lãnh đạo, Đảng ta ln quan tâm đến xây dựng, phát
triển, phát huy vai trị của văn hố để giành độc lập tự do và bảo vệ nền độc lập

tự do của đất nước, ngày nay là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt là thời kỳ
đổi mới và phát triển đất nước, thông qua các hội nghị, Đảng và nhà nước ta đã
xác định: "Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế - xã
hội"
a. Văn hóa là động lực của sự phát triển:
+)Cội nguồn của mỗi quốc gia dân tộc là nền văn hóa, bản sắc dân tộc.
Bản thân sự phát triển kinh tế không chỉ do các nhân tố kinh tế tạo ra mà
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có nhân tố văn hóa. Nền kinh tế Việt
Nam ngày nay đã có những bước tiến đáng kể so với thời kỳ kinh tế tập trung,
quan liêu, bao cấp. Nguyên nhân của quá trình phát triển và cải thiện nền kinh tế
không chỉ ở sự phát triển tự nhiên của các nhân tố kinh tế, mà cịn phụ thuộc
vào sự đổi mới tư duy, chính sách và kết hợp với các chế độ quản lý, tư tưởng
lãnh đạo, cùng với trình độ, năng lực của khoa học kỹ thuật và của lực lượng
sản xuất là con người.
Động lực phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN một phần
quan trọng nằm trong những gái trị văn hóa đang được phát huy.
14


Ngày nay, trong điều kiện phát triển của cuộc cách mạng khoa học, công
nghệ hiện đại, yếu tố quyết định cho sự phát triển kinh tế- xã hội là trí tuệ, thông
tin, ý tưởng sáng tạo và đổi mới không ngừng. Một nước muốn vươn lên phát
triển không chỉ phụ thuộc vào nhiều hay ít nguồn lao động và tài nguyên thiên
nhiên, mà còn phụ thuộc vào nhân tố con người và văn hóa.
+) Sự phát triển văn hóa là thước đo của sự phát triển kinh tế xã hội
hiện đại.
Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào tiêu chuẩn của cái
tốt, cái hiện đại để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động không ngừng phát
huy tính sáng tạo, cải thiện kỹ thuật, nâng cao tay nghề để sản xuất ra lượng
hàng hóa với số lượng và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu của xã

hội.
Mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, đạo lý
dân tộc để hạn chế xu hướng đặt lợi ích lên hàng đầu, coi thường các nhân tố tư
duy, đạo đức. Phá bỏ quan điểm "đồng tiền là lực lượng có khả năng xuyên tạc
bản chất con người cũng như những mối liên hệ khác", dẫn tới suy thoái đạo
đức và xã hội.
+) Nền văn hóa là tiền đề quan trọng đưa đất nước ta hội nhập ngày
càng sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới.
Sự phát triển của nhiều ngành kinh tế gây ảnh hưởng tiêu cực đến với mơi
trường, vì thế vấn đề bảo vệ mơi trường được cho là cấp thiết. Trong q trình
bảo vệ mơi trường, vì sự phát triển bền vững, văn hóa giúp hẹn chế lối sống tiêu
cực, chạy theo ham muốn quá mức, dẫn tới vấn đề cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm
môi trường sinh thái, kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội, chấy lượng đời sống
của con người.
Văn hóa là phương tiện cổ vũ lối sống lành mạnh, có chừng mực và hài
hào với thiên nhiên, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và
tương lai.
b. Văn hóa là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội:
+) Mục tiêu xây dựng xã hội VN của Đảng đề ra: " dân giàu, nước
mạnh, xã hội cơng bằng, văn minh, dân chủ" chính là một mục tiêu văn hóa.
Chiến lược phát triển kinh tế đầu thời kỳ đổi mới đã nêu rõ yêu cầu " tăng
trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và cơng bằng xã hội, phát triển văn hóa,
bảo vệ mơi trường."
+) Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển là vấn đề bức xúc của các
quốc gia.
Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, các quốc gia dang tìm con đường
phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên, trong nhận thức và hành động, mục tiêu kinh
tế vẫn thường lấn át mục tiêu văn hóa. Các mục tiêu về kinh tế vẫn luôn được
15



đặt cao hơn các vấn đề về văn hóa, nhất là ở các quốc gia còn nghèo, đang phát
triển theo con đường cơng nghiệp hóa đất nước.

 Văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay.
 Biện pháp:
Để làm cho văn hóa trở thành động lực và mục tiêu pt kinh tế - xã hội, cta cần
xác định hướng phát triển văn hóa phải gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với nền kinh
tế:
+) Khi xác định mục tiêu phát văn hóa: phải căn cứ, hướng tới mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội. Làm cho phát triển văn hóa trở thành động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế.
+) Khi xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội: phải đồng thời xác định
mực tiêu văn hóa, hướng tới phát triển xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Phái đưa ra những chính sách văn hóa gắn liền với các hoạt ođọng kinh tế, dựa
vào văn hóa để khai thác tiềm năng kinh tế, tài chính để hỗ trợ phát triển văn
hóa xã hội. Chủ động đưa nền văn hóa thâm nhập vào kinh tế - xã hội, các hoạt
động đạo đức kinh doanh, văn minh doanh nghiệp...
3. Kế thừa, phát huy truyền thống để xây dựng một nền văn hóa hiện đại
phù hợp với bối cảnh đất nước, tính hiện đại phải mang tính đặc trưng dân
tộc.
Cả thế giới đang đẩy mạnh, tăng cường hội nhập toàn cầu. Và Việt Nam ta
không phải là quốc gia ngoại lệ. Đi cùng với đó là cơng cuộc Cơng nghiệp hóaHiện đại hóa đang trên đà phát triển, địi hỏi đất nước ta phải chuyển biến, thay
đổi tích cực về văn hóa để có thể bắt kịp với xu hướng hội nhập. Chính lẽ đó,
nền văn hóa hiện đại muốn bền vững cần phải dựa trên cơ sở của nền văn hóa
truyền thống cũ kết hợp với sự chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới.
Đảng ta đã định hướng:
 Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa
yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ tự cường,

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
 Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào tồn bộ đời sống
và hoạt động xã hội của con người .

16


Đảng và Bác Hồ đã chọn cho dân tộc Việt Nam là đi lên CNXH, đó là con
đường duy nhất, đúng đắn nhất. Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ CNXH.
Để đi lên CNXH cũng chỉ có con đường duy nhất chính là thực hiện Cơng
nghiệp hóa- Hiện đại hóa. Q trình địi hỏi chúng ta phải thay đổi cách nghĩ,
lối sống sao cho phù hợp với tác phong cơng nghiệp. Đây chính xác vừa là thời
cơ, vừa là thách thức lớn đối với đất nước:
 Nếu như ta không chịu thay đổi, vẫn bảo thủ, vẫn giữ những hủ tục lạc hậu thì
khơng chỉ là nền văn hóa mà đất nước bị bỏ lại phía sau, tụt hậu so với các nước
trên thế giới.
 Nếu chúng ta tiếp thu khơng có chọn lọc, khơng đánh giá được cái nào trái
với thuần phong mỹ tục, buông thả tự do, trái đạo đức, ... thì chúng ta đang đánh
mất nền văn hóa lâu đời, đánh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.
 Đứng trước những khó khăn như vậy, chúng ta phải có nhận thức đúng đắn
về bản sắc dân tộc mình. Từ đó có sự tiếp thu văn hóa có chọn lọc để xây dựng,
phát triển nên một nền văn hóa hiện đại vừa phù hợp với bối cảnh đất nước
nhưng lại không bị mất đi nét truyền thống của nước nhà.

4. Mối quan hệ giữa tính bản sắc và tính tiên tiến, hiện đại của nền văn hóa
nước ta.
Mối quan hệ giữ tính bản sắc và tính tiên tiến, hiện đại của nền văn hóa là
mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời.
Trên thực tế, chúng ta đã nhận thấy những tấm gương, những bài học về việc

gìn giữ văn hóa truyền thống và tiếp thu văn hóa bên ngồi ở một số nước tiêu
biểu là Nhật Bản và Trung Quốc. Người Trung Quốc đã q đề cao giá trị
truyền thống, đóng cửa khơng giao lưu với bên ngoài. Ngược lại, Nhật Bản
ngay từ thời Minh Trị đã có sự tân tiến, đổi mới. Tiếp thu những thành tựu khoa
học- kĩ thuật, giáo dục của phương Tây. Khơng những đưa Nhật Bản thốt khỏi
khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế- xã hội mà cịn phát triển thành một
nước tư bản công nghiệp.
Trong lịch sử phát triển dân tộc, Việt Nam ta đã tiếp thu nhiều từ nền văn hóa
nước ngồi:
 Dựa trên cơ sở nền văn hóa Văn Lang - Âu Lạc, nền văn minh lúa nước.
 Nền văn hóa của ta ảnh hưởng bởi các yếu tố Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo
thêm cả văn hóa phương Tây như Pháp. Đặc biệt hơn là sự tiếp thu chủ nghĩa
Mác- Lênin.
17


 Tất cả góp phần nên một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc.
5. Tính tất yếu phải xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc.
Nền văn hóa Việt Nam đã tiếp thu tinh hoa văn hóa trong suốt chiều dài lịch
sử :
 Ở thời kỳ phong kiến, ta tiếp thu văn hóa phương Đơng: Ấn Độ, Trung Quốc.
Thời kỳ Pháp thuộc, ta tiếp thu văn hóa phương Tây: Pháp.
 Trong giai đoạn hiện nay là tư tưởng Mác- Lênin.
 Ngày nay việc kế thừa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc là vô cùng cần thiết và quan trọng:
 Tính hiện đại của văn hóa tạo điều kiện để có thể thích nghi với cuộc sống
mới, phù hợp với xu hướng hội nhập và phát triển toàn cầu.
 Được hoàn thiện hơn bởi truyền thống văn hóa cũ, đồng thời cũng khắc phục

những điểm yếu, điểm hạn chế.
 Có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta có thể đứng
vững, khẳng định mình với thế giới. Khơng bị hòa trộn trước xu hướng hội
nhập.
 Là động lực để nước ta hồn thành q trình Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa,
đưa nước ta lên CNXH theo đúng con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
II. Công cuộc kế thừa và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc của Nhà nước ta hiện nay.
1. Thành tựu
Văn hóa từ thời kì kháng chiến đến nay luôn là một vấn đề quan trọng được
Đảng và Nhà nước xem trọng và coi là một trong ba mặt trận chính, tiền đề (bao
gồm: kinh tế, chính trị và văn hóa) để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ý thức được
vai trò quan trọng và tiên quyết của một nền văn hóa đối với cơng cuộc xây
dựng và phát triển đất nước, Đảng và nhân dân ta ln có những đường lối và
phương hướng cụ thể trong vấn đề kế thừa và xây dựng nền văn hóa nước nhà
mang đặc trưng là một nền văn hóa tiên tiến nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
Cụ thể, những phương hướng và đường lối đó được thể hiện qua hàng loạt
những văn bản hành chính của nhà nước qua các thời kì như sau:

18


- “Đề cương văn hóa Việt Nam” ban hành năm 1943 từng khẳng định
“phải hồn thành cách mạng văn hóa mới hồn thành được cơng cuộc cải tạo xã
hội” và “Đảng tiên phong phải là lãnh đạo văn hóa tiên phong”.
- “Cương lĩnh xây dựng đất nước” năm 1991 bao gồm sáu đặc trưng, một
trong số đó cụ thể là: Cần có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Nghị quyết số 23-NQ/TW do Bộ Chính trị khóa X ban hành nhằm định
hướng cho tồn Đảng tồn dân quyết tâm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, ngăn
chặn “luồng văn hóa độc hại” xâm nhập vào nước ta trong thời kì hội nhập quốc

tế.
- “Cương lĩnh xây dựng đất nước” bổ sung và phát triển năm 1991 tiếp
tục khẳng định vai trò cấp thiết của “kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp
của dân tộc đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại” để xây dựng
và phát triển 1 nền văn hóa vững mạnh của nước nhà.
Những nghị quyết và văn bản hành chính trên đây đã góp phần thể hiện những
tư tưởng và đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc kế thừa
và xây dựng nền văn hóa nước nhà, cũng là một trong những thành tựu bước
đầu về mặt tư duy của bộ máy lãnh đạo nhà nước ta và từ đó mang lại những
thành tựu về mặt xã hội.
Điều đó được thể hiện cụ thể như sau:

Tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ và nhân dân có chuyển biến tích
cực.

Nhiều giá trị mới về văn hóa, chuẩn mực đạo đức được khẳng định và
nhân rộng trong tập thể nhân dân.

Một số phong trào tiêu biểu và diễn ra thành công như: “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống
văn hóa”, ...
2. Hạn chế và cách khắc phục
Bên cạnh những thành tựu nhất định mà Đảng và Nhà nước ta đã được trong
những năm qua song song với đó vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định, gây ảnh
hưởng xấu đến cả q trình nỗ lực của tồn Đảng, tồn dân.
Điển hình là một số những hạn chế sau:
19


- Trình độ phát triển văn hóa và kinh tế trong từng thời kì của nước ta vẫn

ln có những sự chênh lệch nhất định gây nên sự mất đối xứng trong bộ máy
quản lí nhà nước.
- Quản lí văn hóa, văn nghệ, báo chí xuất bản cịn thiếu chặt chẽ.
- Mơi trường văn hóa bị xâm hại, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong
mĩ tục.
- Các tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại trong một bộ phận nhân dân, đặc biệt
là giới trẻ hiện nay: tiêm chích, mại dâm, hút thuốc, đua xe trái phép, ...
Những hạn chế này gây ảnh hưởng tiêu cực đến các giá trị văn hóa, truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, lâu dài sẽ gây cản trở và làm trì trệ quá trình xây
dựng và phát triển đất nước bền vững và giàu mạnh. Một lần nữa, vấn đề cấp
thiết được đặt ra chính là cách khắc phục tối ưu nhất những mặt tiêu cực này.
Từ thực trạng đáng lo ngại trên, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Đảng đã xác định những chủ trương và biện pháp sau:

Củng cố và tiếp tục xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, phong phú
và đa dạng.

Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc, giàu
chất nhân văn, xong vẫn phải vươn lên hiện đại, phản ánh chân thực đời sống,
lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước.

Phát triển hệ thống thơng tin đại chúng. Cụ thể là việc mở rộng việc sử
dụng Internet đồng thời có biện pháp quản lí và hạn chế mặt tiêu cực.


Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa.


Khuyến khích các hoạt động tuyên truyền, quảng bá văn hóa nước nhà
đến với bạn bè quốc tế, bên cạnh đó cũng khơng qn tiếp thu những kinh

nghiệm tốt từ nước ngồi để góp phần làm giàu đẹp hơn nền văn hóa dân tộc.
3. Sinh viên cần làm gì để góp phần kế thừa và xây dựng nền văn hóa dân
tộc.
- Cần bồi đắp cho bản thân tình yêu đất nước sâu sắc và niềm tự hào dân
tộc mãnh liệt;
- Trang bị cho bản thân đầy đủ vốn kiến thức và chăm chỉ trau dồi sự am
hiểu về lịch sử và quá trình xây dựng, phát triển của đất nước, dân tộc;
20


- Luôn phấn đấu, rèn luyện bản thân về mọi mặt trong cuộc sống từ thể
lực đến trí tuệ;
- Chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong các hoạt động định hướng cho
giới trẻ tiếp thu những mặt tích cực, tiêu biểu của văn hóa hiện đại;
- Kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô cảm, thiếu tinh thần
tự giác, trách nhiệm trước các hoạt động, sự kiện của đất nước;
- Luôn là tiên phong, đi đầu trong các cơng tác văn hóa của đất nước

KẾT LUẬN
Hiện nay nước ta đang trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa cho nên
việc tìm hiểu các hình thái ý thức xã hội, tồn tại xã hội là rất cần thiết. Ngoài ra
nước ta đang phát triển một nền kinh tế thị trường, đất nước ngày càng mở cửa
vì thế cho nên chúng ta có cơ hội được tìm hiểu các nền văn hóa của các nước,
tuy nhiên đó cũng là một phần lý do dẫn đến những vấn đề không tốt của tâm lý
xã hội của con người Việt Nam hiện nay. Xã hội ổn định thì cơng cuộc đó mới
có khả năng thành cơng. Nhưng để đổi mới xã hội thì phải nâng cao tầng nhận
thức của người dân. Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội luôn được
đánh giá là mối quan hệ có tầm quan trọng, sẽ cho phép ta vận dụng vào thực
tiễn của xã hội đất nước ta để cho cơng cuộc đổi mới đất nước ta thành cơng.
Vì vậy, cùng với việc đưa ra các khái niệm, mối quan hệ biện chứng, ý nghĩa

phương pháp luận, bài thuyết trình cịn chú trọng đến việc phân tích các ví dụ,
đưa ra những nội dung về vận dụng quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội trong việc kế thừa và xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc.
Trên đây nhóm 9 chúng em đã tìm hiểu và tổng hợp kiến thức để thầy và
các bạn có được sự hứng thú cũng như hiểu rõ hơn vấn đề về tồn tại và ý thức
xã hội. Đến nay cơ bản đã hoàn thành, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc
tìm hiểu và tổng hợp, song do nhiều lý do chủ quan và khách quan nên bài thảo
luận chắc chắn khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, cần được tiếp tục bổ
sung, chỉnh sửa và cập nhật. Rất mong nhận được các ý kiến góp ý của thầy và
các bạn để bài thảo luận được hồn thiện hơn.
Tập thể nhóm 9 xin chân thành cảm ơn!

21



×