Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

TRÌNH bày lý THUYẾT về CUNG một HÀNG hóa DỊCH vụ MINH họa đối với CUNG XE máy TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (815.69 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

~~~~~~*~~~~~~

BÀI TIỂU LUẬN
KINH TẾ HỌC
ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY LÝ THUYẾT VỀ CUNG MỘT HÀNG HÓA - DỊCH VỤ.
MINH HỌA ĐỐI VỚI CUNG XE MÁY TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM .

Nhóm thực hiện

:

Nhóm 6

Lớp

:

2246MIEC0821

Giáo viên hướng dẫn

:

Đỗ Thị Thanh Huyền

1



BẢNG THÀNH VIÊN NHÓM 6
STT

Họ và tên

Mã sinh viên

46

Phan Thị Ngọc

21D105125

47

Trần Minh Ngọc

21D105164

48

Vũ Thị Bích Ngọc

21D105126

49

Đồn Hạnh Ngun


21D105165

50

Ngơ Thị Thảo Nguyên (nhóm trưởng)

21D105127

51

Lê Thị Ánh Nguyệt

21D105166

52

Tống Thị Thảo Nhi

21D105167

53

Phạm Thị Nhung

21D105129

54

Nguyễn Duy Bình Ninh  (thư ký)


21D105130

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Q trình phát triển lồi người gắn liền với q trình lao động. Chính nhờ lao động sản xuất
mà con người cho ra đời nhiều phát minh mới cải thiện chất lượng cuộc sống. Có thể nói xe
máy ra đời là một trong những phát minh quan trọng trong công cuộc phát triển xã hội của loài
người. Đặc biệt ở Việt Nam, xe máy được coi là một trong những phương tiện tiện di

chuyển phổ biến và quan trọng nhất của người dân. Ở Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ
xe máy / dân số cao nhất thế giới. Điều đó có thể cho ta thấy mặt hàng xe máy là một
trong những ngành hàng quan trọng và rất tiềm năng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, theo trang dữ liệu Motorcycles Data, năm 2020, tổng sản lượng thị trường
xe hai bánh tại Việt Nam giảm 14,4%, kết thúc ở mức 2,84 triệu xe. Đây là lần đầu tiên
doanh số dưới mức 3 triệu xe sau hơn một nửa thập kỷ (số liệu tính từ năm 2016 đến
năm 2020). Việc cung ứng xe của các hãng lớn như Honda, Yamaha cũng giảm do
những tác động từ đại dịch Covid và biến động của tình hình chính trị thế giới. 
Từ việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về cung một loại hàng hóa - dịch vụ, sẽ cho ta
thấy rõ được những yếu tố ảnh hưởng đến cung một mặt hàng - dịch vụ theo những
cách khác nhau. Việc hiểu về cung và các yếu tố tác động đến cung giúp ta có những
hướng đi mới, giải pháp phát triển hơn cho mặt hàng xe máy ở Việt Nam hiện nay đề
vượt qua thời kỳ khó khăn hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề
tài: “Trình bày lý thuyết về cung một loại hàng hóa - dịch vụ. Minh họa đối với cung xe
máy trên thị trường Việt Nam” làm đề tài thảo luận.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Làm rõ những nguyên nhân gắn với quá trình biến đổi của lượng cung mặt hàng xe
máy ở Việt Nam.
- Làm rõ những thách thức trong việc phục hồi và phát triển xe máy ở Việt Nam.
- Phân tích, đề xuất những phương án, giải pháp để sản phẩm này phát trong tương lai.
3


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Đối tượng nghiên cứu là các lý thuyết về cung về một loại hàng hóa – dịch vụ, tình
hình cung xe máy ở Việt Nam và các tác động ảnh hưởng đến nguồn cung xe máy.
- Phạm vi nghiên cứu: Thị trường xe máy Việt Nam

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Bài nghiên cứu được thực hiện theo nhóm. Các thành viên được phân cơng chuẩn bị
nội dung và nhóm cùng thảo luận để đưa đến kết luận cuối cùng. Người được phân
cơng chuẩn bị có trách nghiệm tìm hiểu, kiểm tra, phân tích, viết và gửi nội dung chuẩn
bị đến các thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhóm sẽ cùng góp ý, thảo luận,
phản biện để cùng thống nhất.
- Các thơng tin đưa vào nghiên cứu được trích từ các nguồn tin cậy, chính xác. Nguồn
dẫn được ghi cụ thể ở phần tài liệu tham khảo.

5. KẾT CẤU CỦA BÀI NGHIÊN CỨU
Kết cấu gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết - Lý thuyết Cung 
Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng, thực tiễn thị trường Cung xe máy ở Việt
Nam.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy thị trường xe máy Việt Nam.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT – LÝ LUẬN CHUNG
1. Cung – cơ sở lý thuyết 
1.1 Các khái niệm:

a. Cung (Supply): phản ánh số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán mong muốn
và có sẵn sàng bán tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định (giả định
rằng các yếu tố khác không đổi)
b. Lượng cung (Quantity Supplied): lượng cung mô tả số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ
được cung cấp tại một mức giá thị trường nhất định. Lượng cung tùy thuộc vào mức giá
và giá được cơ quan chính phủ đặt ra bằng cách sử dụng giá trần hoặc giá sàn hoặc
được thiết lập bởi các rào cản thị trường
c. Luật cung: 
4


- Giả định tất cả các yếu tố khác không đổi,  nếu giá của hàng hóa hay dịch vụ tăng lên
sẽ  làm cho lượng cung về hàng hóa đó cũng tăng lên và ngược lại.
- Giữa giá và lượng cung có mối quan hệ cùng chiều

1.2 Các cơng cụ biểu diễn cung:
a. Biểu cung (Supply schedule): là một biểu hay bằng ghi các mức giá khác nhau của
một hàng hoá và lượng cung về nó tại mỗi mức giá. Thơng tin rút ra từ biểu cung cho
phép chúng ta thiết lập đường cung để chỉ ra mối quan hệ cụ thể giữa lượng cung và
mức giá dưới dạng đồ thị.
b. Đồ thị cung

c. Hàm cung:
Dạng hàm cung tuyến tính:

Hàm cung ngược:

Qs = a + b.P với b>0

P = -ab + Qsb  với b>0


2. Các yếu tố tác động đến cung và sự dịch chuyển đường cung:
2.1. Tiến bộ công nghệ 

Công nghệ là yếu tố quan trọng trong sự thành bại của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Cơng nghệ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hóa sản xuất ra.


Trong tiến trình phát triển của xã hội, con người ln tìm cách cải tiến cách thức

sản xuất, chế tạo ra những cơng cụ sản xuất mới có năng suất cao hơn, sử dụng những
phương pháp sản xuất tiên tiến hơn, tạo ra nhiều vật liệu mới có nhiều tính năng và
cơng dụng ưu việt hơn so với những gì có sẵn trong tự nhiên. Điều này khiến cho chi
phí sản xuất các loại hàng hóa nói chung có xu hướng giảm xuống
5


+ VD: Trong việc sản xuất máy tính, nhờ cách mạng khoa học và cơng nghệ hiện đại,
chi phí sản xuất máy tính có thể giảm xuống nhanh chóng. Cụ thể là sau một năm thì
giá máy tính có thể giảm xuống 20-40% dù cho nhu cầu vẫn không ngừng tăng lên.
Trong trường hợp này đây chính là nguồn gốc cho sự gia tăng của nguồn cung


Đường cung có xu hướng dịch chuyển xuống dưới do (do chi phí sản xuất hạ) và

sang bên phải (do người sản xuất sẵn sàng cung cấp nhiều hàng hóa hơn tại mỗi mức
giá)

2.2 Giá của các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất


Sự thay đổi trong chi phí sản xuất cũng gắn liền với những biến động trong giá
cả các yếu tố đầu vào.
+ VD: Khi giá máy móc, thiết bị, nhân công tăng lên (điều kiện các yếu tố khác giữ
ngun) sẽ dẫn đến chi phí sản xuất hàng hóa sẽ tăng lên
=> Đường cung sẽ dịch chuyển lên trên và sang trái. Ngược lại, khi chi phí đầu vào
giảm, đường cung sẽ dịch chuyển xuống dưới và sang phải

2.3 Số lượng nhà sản xuất trong ngành: 
Số lượng người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hóa được bán ra trên
thị trường. Càng nhiều người sản xuất thì lượng hàng hóa càng nhiều, đường cung dịch
chuyển sang bên phải. Ngược lại, nếu ít người sản xuất đường cung dịch chuyển sang
bên trái
2.4 Giá của các hàng hóa liên quan trong sản xuất:
Các hàng hóa liên quan có thể hiểu là những hàng hố cùng cạnh tranh nhau trong việc
sử dụng một hay một số nguồn lực (đầu vào) cố định. Nếu người sản xuất sử dụng
nhiều nguồn lực hơn cho việc sản xuất hàng hóa A thì họ sẽ sử dụng ít nguồn lực hơn
cho việc chế tạo hàng hố B.


Hàng hóa thay thế trong sản xuất: Là loại hàng hóa khi tăng giá hàng hóa này,

lượng cung của hàng hóa này tăng lên, nhưng cung của hàng hóa thay thế sẽ giảm, ví
dụ, trồng trọt xen canh.


Hàng hóa bổ sung: Là loại hàng hóa khi tăng giá hàng hóa này, lượng cung của

hàng hóa này tăng lên và cung của hàng hóa bổ sung cũng tăng lên.
6



=> Hậu quả là phần nguồn lực còn lại dành cho việc sản xuất hàng hoá A giảm và cung
về nó sẽ giảm. Đường cung của nó sẽ dịch chuyển sang trái và lên trên.
+ VD: Việc trồng cây cam và cây xoài trên một mảnh vườn. Khi triển khai tiêm vacxin,
người dân được khuyến cáo uống nước cam nên nhu cầu về cam tăng lên. Từ đó dẫn
việc giá cam cũng tăng. Người nông dân sẽ mở rộng diện tích trồng cam và dẫn đến hệ
quả là cung về chanh giảm xồi xuống

2.5 Các chính sách kinh tế của chính phủ
Các chính sách của chính phủ như chính sách pháp luật, chính sách thuế và chính sách
trợ cấp đều có tác động mạnh mẽ đến lượng cung. Khi chính sách của chính phủ mang
lại sự thuận lợi cho người sản xuất, người sản xuất được khuyến khích sản xuất, chi phí
sản xuất hạ khiến lượng cung tăng và đường cung dịch chuyển sang phải và ngược lại,
những quy định chính sách khiến cho các q trình sản xuất trở nên tốn kém hơn, ít
thuận lợi hơn, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sẽ tăng lên và cung về hàng hóa sẽ
giảm.
Tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp là chính sách thuế của nhà
nước. Khi nhà nước đánh thuế vào một loại hàng hóa, chi phí của tồn bộ việc sản xuất
hàng hóa sẽ tăng theo, dẫn đến cung giảm, đường cung sẽ dịch chuyển sang trái và lên
trên. Khi được giảm thuế, chi phí chung của hàng hóa hạ xuống, lúc này cung về hàng
hóa sẽ tăng, đường cung sẽ dịch chuyển sang phải và xuống dưới.

Thuế và sự dịch chuyển của đường cung (ảnh minh họa)

7


Bên cạnh đó, chính sách trợ cấp của nhà nước đối với một số ngành sản xuất cũng ảnh
hưởng đến đường cung nhưng theo hướng ngược lại với thuế. Khi việc sản xuất hàng
hóa được nhận trợ cấp nhà nước, chi phí sản xuất sẽ được giảm xuống, cung về hàng

hóa sẽ tăng và đường cung dịch chuyển sang phải, xuống dưới và ngược lại.
Các quy định khác nhau của nhà nước về tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn an tồn sản
xuất và tiêu dùng, về thơng tin sản phẩm... đều ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của
doanh nghiệp. Các quy định càng khắt khe thì chi phí doanh nghiệp cần bỏ ra để đáp
ứng các quy tắc càng lớn, cũng sẽ dẫn đến việc chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng.

2.6 Lãi suất
Thực tế khi nói đến việc lãi suất ảnh hưởng đến cung-cầu, ta nói đặc biệt tới Mơ hình
cung/cầu về vốn vay và nói về cung của vốn cho vay của các doanh nghiệp. Lãi suất là
giá cả sử dụng vốn vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào của cung và cầu hoặc cả cung và cầu
tiền tệ không cùng một tỷ lệ đều sẽ là thay đổi mức lãi suất trên thị trường.
Mối quan hệ giữa mức cung cầu tiền tệ với lãi suất là: Nếu mức cung tiền tệ tăng so với
cầu tiền tệ thì lãi suất bị giảm và ngược lại mức cung tiền tệ giảm so với cầu tiền tệ thì
lãi suất sẽ tăng.
Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung của vốn cho vay sẽ bao gồm: thu nhập của cải,
thu nhập kỳ vọng của trái phiếu so với các tài sản khác, rủi ro của khoản vay..

8


Bên cạnh đó, khi lãi suất tăng, đầu tư có xu hướng giảm xuống, cung sẽ giảm.

2.7 Kỳ vọng giá cả
Kỳ vọng là những dự đoán, dự báo của người sản xuất về những diễn biến thị trường
trong tương lai ảnh hưởng đến cung hiện tại. Nếu các kỳ vọng thuận lợi đối với người
bán thì lượng cung hiện tại sẽ giảm, đường cung dịch chuyển sang trái và ngược lại.
+ VD: Nếu các nhà sản xuất kỳ vọng thời gian tới Chính phủ sẽ mở cửa thị trường đối
với các nhà sản xuất nước ngoài – các nhà sản xuất có khả năng cạnh tranh mạnh hơn,
họ phải cố gắng nâng cao chất lượng và số lượng sản xuất để đủ sức cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài. Việc nâng cao chất lượng và số lượng sản xuất dẫn đến chi

phí sản xuất tăng.

2.8 Các yếu tố khác:

Số lượng người bán trên thị trường: Số lượng người bán có ảnh hưởng trực tiếp
đến số hàng hố bán ra trên thị trường. Khi có nhiều người bán, lượng cung hàng hóa
tăng lên khiến đường cung hàng hố dịch chuyển sang phải và ngược lại.


Điều kiện thời tiết và khí hậu: Điều kiện tự nhiên là một yếu tố kìm hãm hoặc

thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp của các hãng cung ứng.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. Đó là những cơ thể sống
nên rất dễ bị tác động bởi điều kiện tự nhiên. Khí hậu thuận lợi sẽ tạo ra năng suất cao
và nếu như điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thất thường, thiên tai thì gây nên năng suất
thấp.


Môi trường kinh doanh thuận lợi: Khi ở trong một môi trường kinh doanh thuận

lợi, khả năng sản xuất sẽ tăng lên, dẫn đến việc cung tăng và đường cung sẽ dịch sang
phải và xuống dưới.

3. Sự dịch chuyển đường cung.
Sự dịch chuyển đường cung (Change in supply): là thay đổi sang một vị trí mới của
đường cung 


Nếu cung giảm (lượng cung giảm đi tại mọi mức giá) -> Đường cung dịch


chuyển sang trái
9




Nếu cung tăng (lượng cung tăng lên tại mọi mức giá) -> Đường cung dịch

chuyển sang phải


Sự dịch chuyển đường cung xảy ra do các yếu tố ngoài giá của bản thân hàng

hóa đang xét thay đổi.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, THỰC TIỄN Ở THỊ
TRƯỜNG CUNG XE MÁY Ở VIỆT NAM
1.Tổng quan thị trường xe máy Việt Nam
1.1. Tìm hiểu chung về thị trường xe máy Việt Nam
Trước đổi mới (1986) Việt nam là một nền kinh tế kế hoạch hóa bao cấp. Giai đoạn này
thị trường kém phát triển, hàng hóa khan hiếm, trao đổi hạn chế, thị trường xe máy hầu
như khơng có.

10


Sau 1986, cơng cuộc đổi mới Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa được tiến hành. Thị
trường bắt đầu manh nha phát triển. Song với thị trường xe máy, vẫn vơ cùng khan
hiếm, chỉ có những người có điều kiện mới có khả năng chi trả cho loại mặt hàng này.
Xe máy lúc này vẫn còn là một loại hàng xa xỉ.

Tuy nhiên sau khi Việt Nam gia
nhập khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA), chính phủ đã mở cửa cho đầu tư các
ngành công nghiệp, hạn chế các chính sách ngăn trở đầu tư, tiến hành các biện pháp
khuyến khích đầu tư, tăng cường minh bạch… Từ đó tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Nhờ sự tự do hóa thương mại, dịch vụ của các
quốc gia thành viên thị trường xe máy cũng xuất hiện thêm các chủng loại mới phong
phú hơn xâm nhập vào Việt Nam.
Nhưng nhìn chung, mặt hàng xe
máy vẫn có mặt bằng giá cao, người dân khơng phải ai cũng có thể tiếp cận. Phải đến
sau năm 2000 Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban
hành, Luật cạnh tranh có hiệu lực… và đỉnh điểm là khi Việt Nam gia nhập WTO thì thị
trường hàng hóa nói chung và xe máy nói riêng mới trở nên sơi động. Người dân lúc
này mới coi xe máy là một phương tiện thiết yếu, khơng cịn là mặt hàng xa xỉ.
Tính đến thời điểm hiện nay xe máy đang là phương tiện giao thông chủ đạo của người
Việt và dự đoán tương lai vẫn tiếp tục giữ vững vị trí của mình, dù cho ở một số tỉnh
thành như Hà Nội đã ban hành Nghị quyết hạn chế và cấm hẳn xe máy vào năm 2030.
Nhưng theo một số chuyên gia thì điều này có khả năng cao là khơng thực thi được vì
các phương tiện cơng cộng được khuyến khích sử dụng thì chưa thể đáp ứng được nhu
cầu đi lại của người dân. Theo khảo sát hơn 4300 hộ gia đình ở 6 tỉnh thành, xe máy là
phương tiện chủ đạo ở tất cả nhóm thu nhập. Trung bình, mỗi gia đình sở hữu 2,4 xe
máy. Trong giai đoạn 1990 - 2018, số lượng xe máy của người dân Việt Nam tăng
khoảng 48 lần, từ hơn 1.209.000 xe lên gần 58.170.000 xe (theo VTV)
Nhận biết được tiềm năng phát triển và nhu cầu khổng lồ về xe máy của thị trường Việt
Nam nên bắt đầu từ khoảng giữa thập niên 90 đã bắt đầu có những nhà cung ứng xe
máy thâm nhập vào nước ta. Cho đến nay thì thị trường xe máy ở Việt Nam đã rất đa
dạng, phong phú. Tiêu biểu cũng như quen thuộc nhất là 5 nhà cung ứng thuộc hiệp hội
Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM với các doanh nghiệp thành viên gồm:
Honda, Piaggio Việt Nam, SuZuki, Yamaha)
Hiện nay, thị trường xe máy Việt Nam có lượng cung và nguồn cung phong phú. Nhưng
nhìn chung chủ yếu vẫn là 2 nguồn chính:

Sản xuất và lắp ráp trong nước (Honda, Yamaha,...)
Nhập khẩu (Lifan - Trung Quốc)
1.2. Những biến động của thị trường xe máy
Từ khi xuất hiện đại dịch covid - 19 đến nay Thị trường xe máy Việt Nam đã bị ảnh
hưởng nặng nề, hiện nay cung đang vượt cầu, Chính phủ cùng doanh nghiệp đang tích
cực tìm ra giải pháp. Theo số liệu của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam
(VAMM), số lượng xe máy của các doanh nghiệp thành viên tiêu thụ trong năm 2020
chỉ đạt 2.712.615 xe, giảm khoảng 17% so với năm 2019 và là mức thấp nhất trong

11


vòng 10 năm, kể từ năm 2011.

Nguồn:
Năm 2021, thị trường xe máy tiếp tục kéo dài đà sụt giảm trong 3 năm liên tiếp
(2019,2020,2021) và theo dự đoán của các chun gia thì lượng xe trong năm 2022
cũng khơng thể tăng vượt bậc trở lại.
Vào ngày 12/02/2022, hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) công bố
doanh số xe máy trong năm 2021 đạt 2.492.372 xe. Cụ thể, trong quý I/2021 là 701.454
xe. Tuy nhiên, sang quý II/2021 lượng xe được tiêu thụ tại Việt Nam chỉ còn 667.360
xe, giảm 5.1% so với quý I. Bước sang quý III/2021 lượng xe tiếp tục trượt dài trên đà
đi xuống còn 367.037 xe, giảm 81.8% so với quý II/2021. Tuy nhiên bước sang quý
IV/2021, thị trường xe máy Việt Nam ghi nhận tín hiệu lạc quan hơn khi lượng xe bán
ra tăng trưởng trở lại, đạt 756.521 xe.
Theo báo cáo của VAMM thì doanh số xe máy của các thành viên VAMM từng quý
trong năm 2021 đều thấp hơn doanh số cùng kỳ 2020; tuy nhiên riêng quý II/2021 lại có
khởi sắc, tăng 28,61% so với cùng kỳ năm 2020.

12



Dựa vào số liệu trên, có thể thấy năm 2021 hầu hết mức tăng trưởng âm bao phủ hầu
hết đối với tồn bộ hãng xe tại Việt Nam.
=> Nhìn chung có thể đánh giá những biến động của thị trường xe máy trong vài năm
trở lại đây thứ nhất là dịch bệnh Covid kéo dài, giãn cách xã hội diễn ra ở nhiều tỉnh
thành. Thứ hai, là bởi thị trường xe máy đã được đánh giá là đã bước vào giai đoạn bão
hòa, bắt đầu nhường cơ hội cho các loại xe khác phát triển ( ô tô, xe điện, phương tiện
giao thông công cộng,...). Và tiếp nữa là do đời sống kinh tế phát triển, dần người dân
muốn hướng tới việc sắm ô tô cho tiện di chuyển quãng đường dài,... Hay một phần
cũng do Chính phủ đang dần có những chính sách giảm thiểu, hạn chế phương tiện giao
thơng cá nhân như xe máy để giảm bớt khí thải ảnh hưởng tới môi trường và tai nạn
giao thông.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cung ở thị trường xe máy Việt Nam.

13


2.1 Chi phí sản xuất
- Chi phí để sản xuất ra một chiếc xe máy luôn là một điều được nhiều người quan tâm
tìm kiếm bởi vì đây là những thơng tin được coi là bí mật nội bộ trong công ty.
- Theo “NADAguides.com”, để sản xuất 1 chiếc xe máy có thể cần từ 800 đến 2.500 đơ
la. Nếu như là một chiếc xe cầu kì hơn, con số có thể lên đến 30.000 đơ la.
- Theo ước tính từ các showroom và chuỗi cửa hàng xe máy tại thị trường Việt Nam,
một chiếc Air Blade khi được bán ngồi thị trường có giá 40 triệu đồng thì chi phí sản
xuất tại Việt Nam sẽ nằm trong khoảng 18-23 triệu đồng, cịn 1 chiếc xe Wave Alpha
110cc có giá 18 triệu đồng thì chi phí sản xuất sẽ nằm trong khoảng ¾ của giá bán.
Điều này được lý giải là bởi vì chi phí nhân cơng thấp, các linh kiện đa số được sản
xuất tại Việt Nam nên giá thành của các linh kiện cũng thấp.
=> Với chi phí sn xut ch bng ẵ cho n ắ giỏ bỏn ra thị trường, các công ty sản

xuất xe máy sẽ tăng cường sản xuất, tăng quy mô sản xuất, kịp thời đáp ứng được nhu
cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong bối cảnh an ninh thế giới không ổn định, giá
nhiên liệu tăng khiến cho giá các vật tư nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng dẫn theo đó
là chi phí sản xuất cũng tăng theo. Dù chưa có số liệu thống kê cụ thể từ các doanh
nghiệp nhưng bằng con mắt nhận định từ các chuyên gia về kinh tế thì cùng với sự tăng
giá thành nguyên liệu từ những năm trước do tác động của Covid-19, đây chính là thời
điểm khó khăn của các doanh nghiệp khi chi phí sản xuất tăng lên từ 10-30%. Để đảm
bảo giá bán ra của xe máy các doanh nghiệp sẽ phải giảm lượng sản xuất ra thị trường.
(nguồn: vietnamplus.vn).
2.2 Công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất luôn là vấn đề được tất các các doanh nghiệp chú trọng trong sản
xuất. Đây được coi như một phần quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.
Với doanh nghiệp Honda Việt Nam, việc cải tiến và áp dụng công nghệ tự động hóa
vào q trình sản xuất giúp Honda tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu
những sai sót trong quá trình sản xuất và lắp ráp sản phẩm. Tất cả các công đoạn lắp ráp
đều được thực hiện bởi dây chuyền tự động 100% nhằm tiết giảm nhân công cũng như
hạn chế các sai sót. Điều này giúp doanh nghiệp kiểm tra thông số và xử lý sự cố dễ
dàng hơn. Bên cạnh đó, tốc độ sản xuất ra một chiếc xe máy nhanh hơn. Với dây
chuyền này, để có được 1 chiếc xe hồn chỉnh, các cơng nhân ở nhà máy Honda Việt
Nam chỉ mất khoảng 20 phút. Và 1 ngày có tới 2100 chiếc xe máy được lắp ráp và với
3 nhà máy lớn mỗi năm nhà doanh nghiệp đã cung ứng ra thị trường khoảng 2,5 triệu
chiếc xe máy trên năm. Công ty Honda Việt Nam đã việc cải tiến và áp dụng công nghệ
tự động hóa vào q trình sản xuất giúp Honda tăng năng suất và chất lượng sản phẩm,
giảm thiểu những sai sót trong quá trình sản xuất và lắp ráp sản phẩm. Nhờ vậy, quá
trình sản xuất của Hoa diễn ra nhanh chóng, trơn tru và chính xác. Từ đó nâng cao chất
lượng và tính đồng nhất của sản phẩm. Tiêu biểu cho q trình đổi mới cơng nghệ của
Honda Việt Nam đó chính là vào năm 2007, với khẩu hiệu “Dẫn đầu về công nghệ”,
Honda Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất đầu tiên tại Việt Nam trang bị công nghệ
phun xăng điện tử. Tính đến năm 2020, Honda khơng ngừng cải tiến kỹ thuật công
nghệ và đã trở thành nhà sản xuất xe máy tại Việt Nam có nhiều mẫu mã, chủng loại.

Giúp cung ứng đầy đủ cho thị trường và đáp ứng việc sở hữu một chiếc xe máy u
thích của mỗi người.
Ngồi ra, tiêu biểu cho việc cải tiến của Honda chính là việc hạn chế đến mức tối đa
chất thải ra môi trường bằng cách chế tạo và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi
14


trường. Hiện nay, Honda Việt Nam đã hoàn toàn loại bỏ chì khỏi sơn sử dụng, thay thế
tồn bộ Cr6+ bằng Cr3+. Tại Honda Việt Nam, chất amiăng không được sử dụng để
chế tạo má phanh vì chất này là tác nhân gây ung thư phổi. Ống xả xe máy do Công ty
sản xuất được thiết kế theo tiêu chuẩn Honda toàn cầu đảm bảo quy chuẩn cho phép về
lượng khí thải, đặc biệt khí thải của xe máy khơng gây tác hại cho những người đi phía
sau.
VinFast là một doanh nghiệp sản xuất xe máy có tiếng tại Việt Nam trong những năm
gần đây nhờ quy trình lắp ráp xe máy điện với dây chuyền sản xuất hiện đại. Q trình
lắp ráp, hồn thiện xe của VinFast được thực hiện trên dây chuyền nhập khẩu từ Nhật
Bản được đánh giá là hiện đại nhất khu vực. Việc lắp ráp được kiểm sốt chặt chẽ đến
từng con ốc nhờ cơng nghệ 4.0 và điện toán đám mây. Để tạo nên chiếc xe máy điện
VinFast: Bánh xe, khung, động cơ, hệ thống điện và các chi tiết trang trí được lắp ráp
với nhau theo một chu trình khép kín, với 95% công đoạn được thực hiện bởi robot.
Với những công nghệ hiện đại và tiên tiến bậc nhất, những chiếc xe máy điện VinFast
ln đảm bảo an tồn khi được sử dụng, hạn chế những khuyết tật trong quá trình sản
xuất,...
=> Công nghệ sản xuất xe máy là một trong những móc xích quan trọng, ln được các
hãng xe chú trọng đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, đây cũng là một
mảnh đất màu mỡ với nhiều nhà đầu tư. Nhất là trong xu thế sử dụng năng lượng sạch,
ngành lắp ráp xe máy càng được quan tâm, chú trọng đầu tư. Sự phát triển về khoa học
cơng nghệ có thể cải thiện hiệu quả sản xuất và giúp cắt giảm chi phí sản xuất, điều
này sẽ khiến cho nguồn cung tăng lên, đáp ứng đủ nhu cầu sở hữu xe máy của người
Việt trong thời điểm xe máy vẫn là một phương tiện được nhiều người lựa chọn.


2.3. Số lượng nhà sản xuất xe máy trên thị trường Việt Nam.
Hiện nay, số lượng nhà sản xuất xe máy trên thị trường Việt Nam cụ thể:
Nhà sản xuất Honda
Khi nói về các nhà sản xuất xe máy lớn trên thị trường Việt Nam thì đầu tiên phải kể
đến Honda. Honda là thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, được thành lập vào năm
1948 bởi ông Soichiro Honda. Ưu điểm của xe Honda chính là khả năng vận hành bền
bỉ, tiết kiệm nhiên liệu, kiểu dáng hợp thời trang và có mặt ở mọi phân khúc giá rẻ cho
đến hạng sang. Những chiếc xe huyền thoại chào sân lần đầu tiên và vẫn tồn tại cho đến
ngày nay của nhà sản xuất này đó chính là Super Dream và Cub. Sau thành cơng đó,
Honda tiếp tục cho ra mắt các dòng xe số, xe tay ga, xe tay cơn làm điên đảo thị trường,
chẳng hạn như:
Dịng xe số: Wave Alpha, Future Neo, Wave RS, Blade, …
Dòng xe ga: AirBlade, Vision, PCX, Lead, SH, …
Dịng xe cơn tay: Winner,…
Hiện nhà sản xuất Honda với 3 nhà máy sản xuất cung ứng ra thị trường nước ta vào
khoảng hơn 2,5 triệu xe/năm.
Nhà sản xuất Yamaha
15


Nếu như nói Honda là thương hiệu xe được ưa chuộng nhất tại thị trường Việt nam thì
Yamaha chính là đối thủ cạnh tranh số 1. Yamaha cũng là thương hiệu nổi tiếng đến từ
Nhật Bản, được thành lập vào năm 1887 bởi Torakusu Yamaha. Nhờ nắm được công
nghệ chế tạo hợp kim nhẹ và bên trong các chi tiết của đàn piano nên Yamaha đã ứng
dụng vào công nghệ sản xuất động cơ, khung sườn xe máy và trở thành nhà sản xuất xe
máy lớn thứ 2 thế giới. Xe của nhà sản xuất Yamaha luôn được người dùng yêu thích
bởi kiểu dáng thiết kế trẻ trung, khỏe khoắn, cá tính, màu sắc bắt mắt. Bên cạnh đó, xét
về độ bền thì sản phẩm của nhà sản xuất này cũng không hề thua kém so với nhà sản
xuất Honda. Các dòng xe thương hiệu Yamaha trên thị trường Việt Nam hiện nay có thể

kể đến là:
Dịng xe số: Sirius, Jupiter, …
Dòng xe ga: Grande, Nozza, Luvias, RVX, Acruzo, Janus, …
Dịng xe tay cơn: Exciter, …
Hiện nhà sản xuất Yamaha có 2 nhà máy lớn với tổng 264000 m 2 cung ứng ra thị trường
Việt Nam khoảng 1,5 triệu xe/năm.
Nhà sản xuất Piaggio
Có thể nói tại thị trường Việt Nam, Piaggio chính là thương hiệu của những chiếc xe
hạng sang. Piaggio là thương hiệu nổi tiếng của Italy, Do Rinaldo Piaggio thành lập
năm 1884 khi ông mới 20 tuổi. Ban đầu thương hiệu này chỉ sản xuất thiết bị cho tàu
thủy, tàu hỏa, máy bay nhưng đến năm 1946, chiếc xe máy đầu tiên ra đời có tên là
Vespa. Đến any Piaggio vẫn không ngừng mở rộng sản xuất các dòng xe đua, xe phân
khối lớn như: Aprilia, Derbi, Gilera, Moto Guzzi.
Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam, chỉ có 4 dòng sản phẩm của Piaggio là: Vespa,
Liberty, Fly và ZIP.Với thiết kế vẻ đẹp về hình thức, hiện đại về phong cách và giá trị,
những sản phẩm của Piaggio ln giúp người dùng khẳng định được đẳng cấp của
mình. Hiện nhà sản xuất Piaggio đang cung ứng ra thị trường Việt Nam khoảng hơn
300,000 chiếc/năm.
Nhà sản xuất Suzuki
Hãng xe lớn tiếp theo có thể kể đến trên thị trường Việt Nam hiện nay đó chính là
Suzuki của Nhật Bản, Tập đoàn Suzuki được thành lập năm 1909. Ban đầu tập đồn
này chỉ chun sản xuất khung dệt và có được thành công rực rỡ. Tuy nhiên chủ nhân
của tập đồn vẫn cho rằng cần phải đa dạng hóa các sản phẩm nên quyết định gia nhập
ngành kinh doanh xe máy với sản phẩm đầu tiên là xe đạp gắn máy nhãn hiệu Power
Free. Cho đến năm 1996, tập đoàn này chính thức đặt chân vào Việt Nam với dịng sản
phẩm sành điệu Suzuki Viva. Ưu điểm của các dòng xe máy thương hiệu Suzuki chính
là động cơ mạnh mẽ, kiểu dáng tinh tế. Các dòng sản phẩm của thương hiệu Suzuki trên
thị trường Việt Nam hiện nay có thể kể đến là:
Dòng xe số: Smash, Revo, Viva, …
Dòng xe ga: Impulse, Hayate, …

Dịng xe tay cơn: Raider, …
Hiện nhà sản xuất Suzuki mỗi năm đưa ra thị trường xe máy nước ta khoảng 200,000
xe máy.
16


Nhà sản xuất SYM
SYM là thương hiệu xe máy nổi tiếng của cơng ty SYM Sanyang Motor Co.Ltd thuộc
tập đồn Chinfon. Tập đồn này chính là đại diện cho nền công nghiệp Sanyang chuyên
nhập khẩu linh kiện và lắp ráp xe máy được thành lập vào năm 1947 tại Đài Loan bởi
ông Huang Ji-Jun.
Chủ công ty SYM Sanyang Motor Co.Ltd đã liên tục hợp tác với Honda Nhật Bản cùng
Hyundai Hàn Quốc để tạo cho mình những bước đi vững chắc và trở thành đơn vị dẫn
đầu trong lĩnh vực sản xuất xe tại thị trường Đài Loan. Không chỉ có mặt tại tị trường
Đài Loan, các dịng sản phẩm xe máy của thương hiệu SYM cũng rất được yêu thích tại
Việt Nam, chẳng hạn như:
Dịng xe số: Galaxy, Angela, Elegant, …
Dòng xe ga: Shark mini, Elizabeth, Attila, Venus, …
Dòng xe máy điện: EV EliteEV, …
Dịng xe tay cơn: Star SR, …
Hiện nhà sản xuất SYM cung ứng cho thị trường Việt Nam khoảng 300,000 xe/năm.
Nhà sản xuất Vinfast
VinFast LLC (tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh
VinFast) là một nhà sản xuất ô tô và xe máy điện của Việt Nam được thành lập năm
2017, có trụ sở đặt tại thành phố Hải Phịng. Cơng ty này là một thành viên của tập
đồn Vingroup, được ông Phạm Nhật Vượng sáng lập. Tên gọi công ty được viết tắt từ
cụm từ "Việt Nam – Phong cách – An toàn – Sáng tạo – Tiên phong".
VinFast có một nhà máy lắp ráp, sản xuất chính đặt tại thành phố Hải Phòng, miền Bắc
Việt Nam. Nhà máy VinFast với trang thiết bị công nghệ hiện đại đạt công suất thiết kế
lên đến 500.000 xe/năm .

Tuy là một thương hiệu non trẻ mới xuất hiện vài năm của nhà sản xuất tại Việt Nam
nhưng những sản phẩm xe máy của Vinfast được bình chọn khơng chỉ đáp ứng mong
muốn của người tiêu dùng về mặt ngoại hình mà còn đáp ứng được các yêu cầu về khả
năng vận hành phù hợp với thị trường trong nước. Các dòng xe máy hiện được phân
phối trên thị trường xe máy của Vinfast như:
Dòng xe máy điện: Feliz, Klara S, Theon, …
Và một số nhà sản xuất khác với mỗi năm cung ứng ra cho thị trường khoảng 100,000
chiếc xe máy.
=> Tổng sản phẩm xe máy được sản xuất tại Việt Nam vào khoảng 5 triệu xe/ năm, với
sự đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, khả năng vận hành, … đã mang tới rất nhiều những
sự lựa chọn cho người tiêu dùng Việt Nam. Sự xuất hiện ngành xe điện của Vinfast tại
Việt Nam cũng đã ảnh hưởng tới lượng cung xe máy của thị trường trong nước, ngoài
ra cũng tăng lên cả về mẫu mã, loại hình xe mới mẻ cho thị trường Việt Nam.
2.4 Chính sách kinh tế của chính phủ
17


Các chính sách của Nhà nước được coi như là những quyết định quan trọng nhất ảnh
hưởng đến sự cung ứng của một mặt hàng trong thị trường. Một số chính sách tiêu biểu
ảnh hưởng lớn đến cung của mặt hàng xe máy hiện nay là:
- Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Việt Nam gia nhập tổ chức WTO năm 2006, khi gia nhập WTO chúng ta phải tuân thủ
nguyên tắc về chính sách đãi ngộ quốc gia: “Khơng được đối xử với hàng hóa và dịch
vụ nước ngồi cũng như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn
mức độ đãi ngộ dành cho các đối tượng tương tự trong nước.”
Từ đó chính phủ đã điều chỉnh lại chính sách thuế của mình. Có đến 812 dịng thuế
(trong biểu thuế nhập khẩu) được cắt giảm từ ngày 11/01/2007, với mức cắt giảm bình
quân 44% so với trước về phí và lệ phí hải quan. Bên cạnh đó là một loạt cắt giảm các
thủ tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngồi ra nhà nước cịn bãi bỏ
thuế ưu đãi nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa đối với dịng xe máy.

Cũng theo nguyên tắc này, từ ngày
31/05/2007, Việt Nam đã dỡ bỏ quy định phân biệt đối xử cho nhập khẩu, phân phối và
sử dụng đối với xe máy có dung tích động cơ 175 cm³ trở nên; thuế nhập khẩu cắt giảm
từ 100% vào năm 2007 và 70% vào năm 2012, phụ tùng các loại từ mức 50% hiện nay
xuống còn 35-45% vào năm 2010.
Từ ngày 01/01/2009 Việt Nam mở
cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài được trực tiếp nhập khẩu và phân phối xe máy
nhập khẩu tại thị trường trong nước.  Những thay đổi này tuy sẽ gây khó khăn cho một
số doanh nghiệp song là thiết yếu nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp chú ý
phát triển, khuyến khích đầu tư, đảm bảo mơi trường kinh doanh bình đẳng, thơng
thống, hấp dẫn, tương thích và đồng bộ với những cam kết gia nhập WTO. Ngoài ra
khi nhiều nhà sản xuất tham gia vào thị trường xe máy hơn thì đồng nghĩa người tiêu
dùng sẽ được lợi nhiều nhất và có nhiều sự lựa chọn hơn khi sắm cho mình một chiếc
xe máy.
Hiện nay, lượng xe nhập khẩu từ các nước trong khối ASEAN mà chủ yếu là Thái Lan
và Indonesia chiếm khoảng 27% lượng xe nhập nguyên chiếc về Việt Nam; tuy nhiên,
theo đánh giá của đại diện một số liên doanh đang nhập khẩu xe từ Thái Lan và Indo,
việc giảm 10% thuế nhập khẩu xuống mức 50% khơng có tác động lớn tới giá xe bán ra
bởi lượng xe  được giảm thuế khơng nhiều và mức giảm cũng thấp. Do đó nhu cầu về
xe máy của người tiêu dùng trong thời gian tới vẫn sẽ tăng nhưng mức độ chậm lại.
- Chính hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển sau Covid:
Đại dịch Covid ập tới đã ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế Việt Nam và ngành công
nghiệp xe máy cũng khơng nằm ngồi. Vì vậy, mới đây nghị định số 15/2022/NĐ-CP
có hiệu lực từ ngày 1/2/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số
43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục
hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nhờ chính sách này mặt hàng xe máy trên thị trường
cũng có nhiều biến chuyển.
Theo đó, hàng loạt các hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế suất (VAT) 10% sẽ giảm cịn
8% và xe máy (xe mơ tơ) cũng nằm trong số đó. Tuy nhiên, chỉ những xe máy có dung
tích xi-lanh dưới 125cc mới đủ điều kiện áp dụng giảm thuế VAT. Tại một số đại lý, sau

18


khi thuế VAT mới được áp dụng giá xe máy đã bắt đầu được điều chỉnh giảm so với
trước. Như vậy, mỗi chiếc xe máy dưới 125cc khi đến tay người tiêu dùng thời điểm từ
tháng 2/2022 sẽ giảm vài trăm nghìn đến cả triệu đồng. Tranh thủ mức giảm thuế ưu đãi
của Chính phủ Nhà nước các doanh nghiệp sản xuất xe máy cũng sẽ tăng cường sản
xuất cung ứng ra thị trường.
- Chính sách hạn chế xe máy:
Chính phủ vừa có nghị định 48 về việc tăng cường thực hiện bảo đảm trật tự, an tồn
giao thơng và chống ùn tắc giao thơng giai đoạn 2022 - 2025, trong đó u cầu 5 thành
phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ hạn chế hoặc dừng hoạt
động của xe máy trên một số địa bàn các quận sau năm 2030. Đây được cho là chính
sách sẽ ảnh hưởng về lâu dài nhất đến thị trường xe máy Việt Nam. Mặc dù rất khó để
có thể chuyển đổi ngay thói quen sử dụng xe máy của người dân. Nhưng với chính sách
hạn chế của Chính phủ các nhà sản xuất xe máy sẽ phải cân nhắc lại về việc đầu tư sản
suất thêm các loại xe cho thị trường thành thị mà tăng tập trung đầu tư cho thị trường
nơng thơn nhiều hơn.
Ngồi ra để hỗ trợ thị trường xe máy Việt Nam chính phủ cịn có một số chính sách
như:
Các doanh nghiệp nước ngồi sản xuất và kinh doanh xe máy được tạo điều kiện thuận
lợi để đầu tư, tiếp cận thị trường Việt Nam.
Các dự án sản xuất, xuất khẩu linh kiện thuộc các ngành phù trợ được ưu đãi khi vay
vốn.
Hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn trên thị trường chứng khoán (giảm điều kiện bắt buộc,
hỗ trợ niêm yết)
Ưu đãi về thuế đối với đầu tư đổi mới cơng nghệ theo hướng hồn thiện quy định về
tiêu chuẩn công nghệ hiện đại, công nghệ cao và thân thiện với môi trường.
Tài trợ các dự án khoa học công nghệ để nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất xe
máy, nhất là các loại xe máy sử dụng nhiên liệu sinh học thông qua quỹ phát triển khoa

học và từ ngân hàng Nhà nước. Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất xe máy trong công tác
nghiên cứu thiết kế kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu sản phẩm theo chương trình hỗ
trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
Hỗ trợ xúc tiến thương mại và thị trường xuất khẩu.
Thuế nhập khẩu giảm sẽ giảm tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu đối với ngành công nghiệp sản xuất
xe máy trong nước gây áp lực cạnh tranh lớn lên các doanh nghiệp trong nước. Do đó
các doanh nghiệp trong nước đã chủ động liên kết với nhau để tăng năng lực cạnh tranh
và có thể liên kết hoặc trở thành nhà sản xuất linh kiện cho các doanh nghiệp FSI.
Doanh nghiệp có tổ chức hệ thống phân phối bán lẻ xe máy có thể tham gia vào chuỗi
cung ứng của các tập đoàn xe máy lớn trên thế giới.
Kết luận:
Từ trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thay đổi chính sách kinh tế qua việc Quốc
Hội thông qua Luật đầu tư doanh nghiệp vào tháng 11/2005. Trong đó mục tiêu của hai
19


đạo luật này là mở rộng quyền tự do kinh doanh, thu hút đầu tư tư nhân, tăng cường cơ
chế hậu kiểm và tạo một sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế
Việc này tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp
sản xuất xe máy. Qua đó khuyến khích đầu tư, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh làm tăng
sản lượng bán và doanh số bán xe máy.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải tuân thủ nguyên tắc về cạnh tranh công bằng,
ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh, cũng như các hành vi khuyến khích cạnh
tranh. Từ đo chính phủ sẽ phải có một số thay đổi phù hợp với ngun tắc của WTO.
Từ đó các cơng ty nước ngoài được phép tiếp cận thị trường trong nước dễ dàng, khơng
phân biệt đối xử. Tính cạnh tranh được nâng cao, các doanh nghiệp trong nước phải đối
mặt với thử thách lớn, nâng cao chất lượng cạnh tranh hoặc bị đào thải. Trong khi đó,
người tiêu dùng được lợi. Sản phẩm đến tay người dùng với chất lượng tốt hơn, giá cả
cạnh tranh hơn, nhiều chủng loại, mẫu mã xe máy xuất hiện làm tăng khả năng lựa chọn
cho người tiêu dùng.


2.7: Kỳ vọng về giá
Việc sử dụng các phương tiện động cơ đốt trong, sử dụng xăng dầu đã ảnh hưởng
không nhỏ đến ô nhiễm môi trường. Hiện nay, xu hướng “xanh hóa” phương tiện giao
thơng chính là xu thế tất yếu. Như vậy mới có thể giảm gánh nặng cho môi trường và
sức khỏe cộng đồng. Có thể thấy xe máy điện sẽ là một xu hướng tất yếu trong tương
lai. Trong khi giá bán của các mặt hàng xăng dầu ngày càng tăng, giá điện lại tương đối
ổn định. Vừa qua, Chính phủ đã có Nghị quyết giảm giá điện, hỗ trợ khách hàng sử
dụng điện. Theo EVN
Nắm bắt được xu thế của thế giới trong tương lai, Vinfast đã có những chiến lược phát
triển xe máy điện để đưa gần hơn đến người tiêu dùng như: Kết nối thơng minh, mở khóa xe bằng điện thoại, theo dõi hành trình, chống trộm... Đặc biệt, VinFast nghiêm
túc đầu tư phát triển pin xe điện chất lượng cao, có thể tái chế, khơng ảnh hưởng đến
mơi trường. Trong thời gian tới với những kì vọng lớn về phát triển dịng xe điện ở Việt
Nam thì mặt hàng xe máy điện sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lại.

20


3. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến thị trường xe máy Việt Nam. 
3.1: Ảnh hưởng của Covid đối với cung xe máy Việt Nam.
Kể từ năm 2019, khi dịch covid- 19 bùng phát ở hầu hết các nơi trên thế giới, đây có
thể coi là một địn giáng mạnh tới nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đến mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề và trong
đó có lĩnh vực sản xuất xe máy.
Năm 2019:
Theo số liệu do Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) và một số nhà
sản xuất cơng bố, tồn thị trường đã tiêu thụ 3.254.964 xe do các thành viên hiệp hội
sản xuất, giảm 3,87% so với năm 2018.
Năm 2019 là năm đầu tiên chứng kiến mức doanh số tổng sụt giảm sau nhiều năm.
Năm 2017, doanh số xe máy tăng hơn 10% so với năm 2016. Năm 2018 tiếp tục chứng

kiến mức tăng 3,5%.
Nếu xét từng thương hiệu, Honda hiện vẫn là cái tên đầu bảng về doanh số với 79% thị
phần, tương đương 2.573.373 xe tới tay người tiêu dùng. Các thương hiệu thuộc
VAMM hiện nay gồm Honda, Yamaha, Piaggio, Suzuki và SYM hiện đang nắm giữ
gần như trọn vẹn thị trường xe máy tại Việt Nam. Các thương hiệu khác như Kymco,
Kawasaki, Ducati, KTM, Harley Davidson... đa phần là xe phân khối lớn nhập khẩu
nguyên chiếc về Việt Nam với tỷ trọng nhỏ. 
Năm 2020:
Thị trường xe máy Việt Nam năm 2020 bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Theo
số liệu của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) , số lượng xe máy
các DN thành viên tiêu thụ trong năm 2020 chỉ đạt 2.712.615 chiếc, giảm khoảng 17%
so với 3.254.964 chiếc của năm 2019 và là mức thấp nhất trong nhiều năm nay, sau khi
giảm liên tiếp trong suốt 4 quý của năm. 

Dịch Covid-19 đã làm giảm nghiêm trọng nhu cầu xe máy năm 2020. Theo đó, số
lượng xe bán ra trong quý I/2020 là 731.077 chiếc, giảm 3,03% so với cùng kỳ năm
trước; sang quý II/2020, khi dịch bệnh bùng phát mạnh và cả nước phải thực hiện giãn
cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, tiêu thụ xe giảm mạnh 30,77% còn
21


548.920; xu hướng giảm tiếp tục sang quý III/2020 mặc dù với tốc độ chậm lại, theo đó
cả nước tiêu thụ 677.739 chiếc, thấp hơn 18,49% so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường
hồi phục vào quý IV/2020, với mức tiêu thụ đạt 784.878 chiếc, tăng 100.000 xe so với
quý II, song vẫn kém 14,6% so với cùng kỳ năm trước.
Diễn biến của thị trường xe máy Việt Nam năm 2020 khơng nằm ngồi xu hướng chung
của thị trường thế giới. Ước tính trong năm 2020, đại dịch Covid-19 đã làm giảm tiêu
thụ tổng cộng 7 triệu xe máy trên toàn cầu; số liệu thống kê mới nhất cho thấy, tiêu thu
xe máy thế giới tháng 10/2020 chỉ đạt 45,7 triệu chiếc, giảm 15,7% so với cùng kỳ năm
trước, trong đó nếu tính riêng 6 tháng đầu năm 2020 thì mức giảm lên tới 29,7%, chỉ

đạt 21,9 triệu chiếc (giảm 11,5% trong quý I/2020 và giảm 40,2% trong quý II/2020).
Sức mua đang trên đà sụt giảm cộng với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đang kéo dài
chuỗi ngày ảm đạm của thị trường xe máy Việt Nam - nơi tiêu thụ xe máy lớn thứ 4.
Năm 2021:
Mặc dù trong 6 tháng đầu năm, thị trường xe máy được coi là’’ cơn mưa rào’’ khi có
dấu hiệu tăng trưởng sau 2 năm liên tiếp sụt giảm, tuy nhiên nhìn chung cả năm 2021,
lượng tiêu thụ xe máy giảm hơn 8%
Theo số liệu bán hàng mới nhất vừa được Hiệp Hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam
(VAMM) công bố, trong năm 2021 doanh số bán xe máy của 5 thành viên thuộc
VAMM gồm: Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM chỉ đạt 2.492.372 xe, giảm
220.243 xe tương đương 8,1% so với năm 2020.
Dù chỉ là doanh số của 5 thành viên thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt
Nam (VAMM) nhưng cũng có thể coi là đại diện chung của thị trường xe máy khi
doanh số của các thương hiệu mô tô, các cửa hàng nhập khẩu tư nhân thực sự quá ít ỏi,
thị phần khơng đáng kể.
Như vậy, trong năm 2021 bình qn mỗi ngày người Việt mua sắm 6.828 xe máy mới
các loại, giảm khoảng 600 xe/ngày so với năm 2020, qua đó kéo doanh số bán xe máy
tại Việt Nam sụt giảm sang năm thứ 3 liên tiếp. Đỉnh điểm của thị trường xe máy Việt
Nam trong những năm gần đây là vào năm 2018 với 3,38 triệu xe tới tay người mua.
=> Việc toàn thị trường xe máy suy giảm là điều có thể lý giải được. Suốt năm 2019,
2020 hầu như khơng có mẫu xe mới thực sự nổi bật nào được ra mắt. Không chỉ riềng
ngành xe cộ bị ảnh hưởng nặng về mà cả nền kinh tế đã chững lại do những đợt cách ly
xã hội dài ngày. Thu nhập của người dân cũng bị ảnh hưởng, nhu cầu đi lại cũng giảm,
vì vậy nhu cầu sắm các phương tiện đi lại mới cũng theo đó giảm xuống buộc các
doanh nghiệp phải tiết giảm lương cung để đảm bảo giá trên thị trường ổn định. Để
tránh bị tồn kho ứ đọng hàng hóa các nhà sản xuất xe trong nước cũng chỉ giám sản
xuất cầm chừng trong giai đoạn dịch bệnh này. Điều đó cũng lý giải cho việc mặc dù
lượng mua giảm mạnh nhưng giá vẫn được giữ ở mức ổn định.
3.2: Ảnh hưởng của xu thế xanh đối với cung xe máy Việt Nam.
Theo thống kê, Việt Nam vẫn là một trong những nước tiêu thụ xe máy đứng đầu thế

giới. Cụ thể, tổng cộng có 46 triệu xe máy đang lưu thơng tại Việt Nam, đứng thứ tư thế
giới. Trong khi đó, con số này đối với các dòng xe đạp điện/xe máy điện chỉ là 3 triệu.
Mặc dù chỉ có thị trường nhỏ nhưng PGS. TS Tạ Cao Minh, Giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu ứng dụng và sáng tạo công nghệ (CTI), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
22


nhận định, thị trường xe máy điện tại Việt Nam trong tương lai sẽ là xu hướng tất yếu
và bùng nổ, đặc biệt là xe máy điện. Việt Nam là xã hội phụ thuộc rất nhiều vào xe máy
nên việc bỏ xe máy là điều khơng thể.  Bên cạnh đó, vấn đề môi trường cũng là một
phần khiến xe máy điện sẽ trở thành xu hướng phát triển trong tương lai.
Hà Nội có hơn 5,7 triệu xe máy năm 2019 nhưng gần một nửa số đó đã sử dụng lâu
năm, nhiều xe sản xuất từ những năm 80-90 của thế kỷ trước. Trong lần công bố
nguyên nhân gây ô nhiễm khơng khí tại Hà Nội gần đây, "khí xả thải từ ôtô, xe máy" là
cái tên đầu tiên xuất hiện. Ơ nhiễm khơng khí trở thành một trong những vấn đề "nóng”
nhất hiện nay. Vừa qua, Thủ tướng đã đồng ý cho Tp.HCM và Hà Nội xây dựng đề án
hạn chế xe cá nhân, trong đó có xe máy và việc kiểm sốt khí thải là một trong những
giải pháp chắc chắn phải có. Tuy nhiên, việc bỏ xe máy chạy xăng là bài tốn khó do xe
máy vẫn là phương tiện và sinh kế của đa số người dân. Năm 2012, dự thảo quy chế tối
thiểu cho lưu hành và niên hạn lưu hành xe mô tô, gắn máy tại TP HCM chưa kịp lên
giấy đã "chết yểu". Trong bối cảnh việc hạn chế phương tiện cá nhân còn gặp nhiều
vướng mắc, một giải pháp mà các chuyên gia liên tục nhắc đến gần đây là việc thay thế
bằng các phương tiện thân thiện hơn với môi trường, như xe điện..
Nhờ những cải tiến của công nghệ pin lithium-ion, mức giá, công suất, cũng như sự
dịch chuyển về xu hướng vận động tại các thành phố, nơi đang giảm dần xe chạy xăng
để sang dịng xe khơng phát thải. Các nhà phân tích dự đốn, số lượng xe máy điện
được đưa ra thị trường sẽ ngày càng tăng.
Trái ngược với sự thờ ơ trước xu thế xanh của các ông lớn Honda hay Yamaha những
“tân binh” trên thị trường xe máy Việt Nam như Yadea, Pega và ngay cả thương hiệu xe
Việt – VinFast vẫn đang tập trung nguồn lực để phát triển các mẫu xe xe máy điện,

nhằm đón đầu xu hướng chuyển đổi của người tiêu dùng Việt Nam. Công suất thiết kế
giai đoạn 1 của nhà máy sản xuất xe máy điện VinFast là 250.000 xe/năm, dự kiến giai
đoạn 2, cơng suất đạt 500.000 xe/năm và có thể mở rộng quy mô lên đến 1 triệu xe mỗi
năm, trở thành nhà máy sản xuất xe điện hiện đại hàng đầu Đông Nam Á.
Hãng xe điện Yadea cũng đang nghiên cứu, sản xuất để tiếp tục tung ra thị trường
những mẫu mã mới hướng tới nhóm khách hàng trẻ. Bên cạnh đó, mới đây Yadea cũng
đã đăng ký bản quyền thiết kế nhiều mẫu xe điện mới tại Việt Nam.
Với ảnh hưởng từ xu thế xanh trên xảy ra trên toàn cầu thì thị trường xe máy Việt Nam
sẽ đón nhận một lượng lớn xe máy điện gia nhập thị trường từ cả các doanh nghiệp
trong nước lẫn nước ngoài.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG XE MÁY VIỆT NAM

23


Giải pháp thúc đẩy thị trường xe máy việt nam.
1. Nhà nước.
Để thúc đẩy thị trường xe máy nhà nước cần đưa ra một số giải pháp như:
Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ và có cơ chế thị trưởng chung để
đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Có những chính sách ưu đãi về thuế cũng như hoạt động cho vay với lãi suất ưu đãi đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực xe máy
để đảm bảo Nhà hoạt động kinh doanh được thông suốt.
Có những biện pháp kích thích tiêu dùng đối với người tiêu dùng trong giai đoạn khủng
hoảng kinh tế.
Công tác đăng ký xe máy cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về chính sách để tạo
thuận lợi cho người tiêu dùng cũng như cho doanh nghiệp kinh doanh xe gắn máy.
2. Doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác Marketing bằng cách hình thành một bộ phận Marketing chuyên
trách giúp cơng ty có thể quản lý thơng tin khách hàng một cách chính xác, đồng thời

có những dự báo chính xác, kịp thời về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng nhằm củng cố
vị thế trên thị trường kinh doanh xe máy ở việt nam.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp
vụ cho đội ngũ nhân viên bán hàng, nhân viên bảo hành và nhân viên phụ tùng để có
thể đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Thực hiện chính sách động viên, khuyến khích tinh thần làm việc của đội ngũ nhân
viên công ty. Cần phổ biến các chỉ tiêu kế hoạch nhiệm vụ kinh doanh đến từng nhân
viên, phân tích điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn, tạo điều kiện để mọi người phấn
đấu thực hiện.
- Yêu cầu nhà sản xuất để công ty tự chủ trong công tác thực hiện các kế hoạch về tiêu
thụ xe, doanh thu cũng như thị phần.
- Thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng về màu sắc cũng như kiểu dáng xe từ đó
cơng ty có thể liên kết với nhà sản xuất để giải quyết tốt nhu cầu và thị hiếu của khách
hàng nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng.
- Nghiên cứu thị hiểu của người tiêu dùng để từ đó đưa ra các chương trình khuyến
mãi thu hút khách hàng mới đến mua xe và sử dụng dịch vụ tại công ty đồng thời giữ
chân các khách hàng cũ.
- Duy trì và tổ chức chương trình “Hội nghị khách hàng" thường niên một cách
chuyên nghiệp và có hiệu quả hơn.

24


3. Người mua
sau khi dịch COV đi vào bước ổn định, quy luật xã hội quay trở về quỹ đạo ban đầu,
nhu cầu của người tiêu dùng về xe máy tăng lên một cách đáng kể sau dịch COV.
chi tiêu hợp lý luôn là biện pháp tốt nhất mà khách hàng thường hướng tới: khách hàng
sẽ nhắm đến những sản phẩm xe máy mẫu mã đẹp, chất lượng,tiện ích, chi phí phù hợp
với khả năng chi trả
tiết kiệm chi phí mua xe phù hợp.

sử dụng một số dịch vụ mua xe có trả góp với lãi suất thấp hoặc trả góp 0% là điều
khách hàng ln quan tâm đến.
KẾT LUẬN
Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và trước những biến động khó tiên liệu của
thị trường xe máy; việc đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực nói chung
và đối với xe máy nói riêng như là một nhu cầu tất yếu, một giải pháp có tính đột phá
để thích nghi và phát triển.
Khi có sự biến động trên thế giới, mỗi quốc gia đều chịu ảnh hưởng ở một mức độ nhất
định tuỳ vào quy mô và sự phát triển của quốc gia đó. Các quốc gia phát triển hiện nay
đã có những kinh nghiệm đối với việc chống đỡ tác động của sự biến động xăng dầu
bằng việc tăng cường dự trữ dầu, thực hiện tiết kiệm năng lượng và có ưu thế trong
việc tìm kiếm những nguồn nhiên liệu thay thế cho nên trong ngắn hạn thì sự biến động
đó sẽ không ảnh hưởng nhiều. Chỉ khi nào sự biến động đó diễn ra trong thời gian dài
thì mới có thể tác động đến các nền kinh tế này. Ngược lại, đối với những quốc gia nhỏ
như Việt Nam, nhu cầu về nhiên liệu, năng lượng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước làm cho Việt Nam chịu ảnh hưởng khá lớn với mỗi biến động giá xăng
dầu thế giới. Vì vậy, xem xét và đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng đối với nền kinh tế,
đối với mỗi nhân tố trong nền kinh tế để từ đó hạn chế những tác động tiêu cực, phát
huy mặt tích cực là điều rất quan trọng.
Từ thực tiễn thị trường xe máy ở Việt Nam, bài tiểu luận này xin đề xuất một số biện
pháp để trao đổi với hy vọng giúp các nhà hoạch định chính sách tham khảo để sớm
thiết lập cơ chế quản lý điều hành kinh doanh xăng dầu mang tính khả thi, tạo ra sự
chuyển động chung của nền kinh tế và thực hiện thành công mục tiêu hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh Tế Vĩ Mô 1 – TS. Phan Thế Công – Trường Đại Học Thương
Mại (NXB Thống kê)
2. PGS.TS. Phí Mạnh Hồng (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)
3. Bài giảng điện tử CHƯƠNG 3 – KINH TẾ HỌC – Giáo viên: Đỗ Thị Thanh
Huyền

4. Báo cáo doanh số bán hàng - Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy VAMM
25


×