Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe trong thay đổi hành vi
Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền
thông là một kiểu tương tác trong đó có ít nhất trên hoặc bằng hai tác
nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng
đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng
phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận.
Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một
người hiểu những gì người khác nói, ra hiệu, hay viết; nắm bắt ý nghĩa
của các thanh âm và biểu tượng, học được cú pháp của ngôn ngữ.
Có nhiều định nghĩa trong lĩnh vực truyền thông, bao gồm: truyền thông
không bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng.
Truyền thông không lời thực hiện thông qua biểu hiện trên nét mặt và
điệu bộ. Khoảng 93% “ý nghĩa biểu cảm” mà chúng ta cảm nhận được từ
người khác là qua nét mặt và tông giọng, 7% còn lại là từ những lời nói
mà chúng ta nghe được.
Truyền thông bằng lời được thực hiện khi chúng ta truyền đạt thông điệp
bằng ngôn từ tới người khác.
Truyền thông biểu tượng là những thứ chúng ta đã định sẵn một ý nghĩa
và thể hiện một ý tưởng nhất định bằng một hình ảnh, biểu tượng. ví dụ:
biểu tượng cánh hoa sen của Việt Nam Airline.
Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức và mục
tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh
nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, câu hỏi. Hình thức
thể hiện như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình.
Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính
người/tổ chức gửi đi thông tin.
Giáo dục sức khỏe (Health Education)
Giáo dục sức khỏe (GDSK) cũng giống như giáo dục chung, đó là quá
trình tác động nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của con
người. Phát triển những thực hành lành mạnh theo ý muốn, mang lại tình
trạng sức khỏe tốt nhất có thể được cho con người. GDSK cung cấp các
kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn
đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra các vấn đề sức khỏe bệnh tật
liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng nơi họ đang sinh sống, dẫn
đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe.
Có thể nhận thấy rằng định nghĩa này nhấn mạnh đến 3 lĩnh vực của giáo
dục sức khỏe là:
Kiến thức của con người về sức khỏe
Thái độ của con người về sức khỏe
Thực hành của con người về sức khỏe
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) nêu rõ: Sức khỏe là vốn quý nhất
của mỗi con người, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới cũng như tất cả các
thành viên khác là: Sức khỏe cho mọi người (Health for People), mục tiêu
này chỉ có thể đạt được khi tất cả mọi thành viên trong cộng đồng cùng
tham gia tích cực vào việc thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh và
cải thiện môi trường sức khỏe tốt cho cộng đồng.Với định nghĩa sức khỏe
của Tổ chức Y tế thế giới: Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về
thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ bao gồm tình trạng không
có bệnh hay thương tật. Từ định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy rằng có
rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe con người bao gồm: xã hội, văn
hóa, kinh tế, chính trị, môi trường và sinh học. Giáo dục sức khỏe được
dùng những phương pháp và kỹ thuật học thích hợp để bảo vệ và nâng
cao sức khỏe cho mọi người thông qua một loạt quá trình được sử dụng
để thay đổi những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe.
GDSK không chỉ là cung cấp thông tin một chiều mà là quá trình tác
động qua lại hai chiều và hợp tác giữa người giáo dục sức khỏe với đối
tượng được giáo dục sức khỏe. Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự
học, quá trình đó diễn ra thông qua sự nổ lực của người học (đối tượng
được giáo dục sức khỏe) với sự giúp đỡ, tạo ra hoàn cảnh thuận lợi của
người dạy. Người làm công tác giáo dục sức khỏe không chỉ dạy cho học
viên của mình mà còn học từ học viên của mình. Thu nhận thông tin phản
hồi là vấn đề hết sức quan trọng mà người làm công tác giáo dục sức
khỏe cần phải hết sức coi trọng, để kịp thời điều chỉnh bổ sung những
thông tin thiếu sót làm cho các chương trình giáo dục sức khỏe thêm sinh
động và thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
GDSK không chỉ là cung cấp các thông tin chính xác , đầy đủ về sức
khỏe bệnh tật mà còn nhấn mạnh đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến
hành vi sức khỏe con người như: nguồn lực hiện có, môi trường sống, ảnh
hưởng môi trường lao động việc làm, yếu tố hổ trợ xã hội, kỹ năng tự
chăm sóc sức khỏe Vì thế GDSK sử dụng nhiều phương pháp khác nhau
để giúp cho mọi người hiểu được hoàn cảnh riêng của họ và chọn các
hành động bảo vệ, tăng cường sức khỏe phù hợp. Cũng từ định nghĩa trên
cho thấy giáo dục sức khỏe là một quá trình nên cần tiến hành thường
xuyên, liên tục, lâu dài bằng nhiều biện pháp khác nhau chứ không phải
là một công việc có thể làm một lần là xong. Vì vậy, để thực hiện công
tác giáo dục sức khỏe chúng ta phải có sự đầu tư tài lực, vật lực, nhân lực
thích đáng, hết sức kiên trì thì mới đem lại hiệu quả cao.
Mọi người đều công nhận rằng những vấn đề sức khỏe có nhiều nguyên
nhân đa dạng và chúng tương tác lẫn nhau. Những nguyên nhân này có
thể là những hành vi sức khỏe cá nhân, những điều kiện môi trường,
những chính sách y tế không phù hợp , giảm các chương trình y tế hoặc
các dịch vụ y tế . Một ví dụ cụ thể về những nguyên nhân chết do ung thư
phổi bao gồm: Hút thuốc - thuộc hành vi sức khỏe cá nhân, ô nhiễm
không khí - thuộc yếu tố môi trường, thiếu các chương trình y tế công
cộng do đó các chương trình kiểm tra hút thuốc không được thực hiện,
sàng lọc và chuyển đi điều trị không đầy đủ do thiếu các dịch vụ y tế.
Mục tiêu giáo dục sức khỏe, Giáo dục sức khỏe góp phần thực hiện một
trong những quyền của con người là quyền được chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe. Mục tiêu cơ bản của giáo dục sức khỏe là giúp cho mọi người:
- Xác định những vấn đề và nhu cầu sức khỏe của họ.
- Hiểu rõ những điều gì họ có thể làm được để giải quyết những vấn đề
sức khỏe, bảo vệ và tăng cường sức khỏe bằng những khả năng của chính
họ cũng như sự giúp đỡ từ bên ngoài
- Quyết định những hành động thích hợp nhất để tăng cường cuộc sống
khỏe mạnh.
Vị trí và tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe
Vị trí và mối liên quan của giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe
ban đầu.
Trong những năm gần đây, vai trò của GDSK ngày càng có vị trí quan
trọng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Chăm sóc sức khỏe ban đầu
đáp ứng những nhu cầu sức khỏe thiết yếu của đại đa số nhân dân với giá
thành thấp nhất có thể chấp nhận được. Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban
đầu là trách nhiệm của các cán bộ y tế, của các cơ sở y tế và cũng là trách
nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng. Trong nội dung chăm
sóc sức khỏe ban đầu, truyền thông và giáo dục sức khỏe có vị trí hết sức
quan trọng. Trong chăm sóc sức khỏe ban đầu , Giáo dục sức khỏe giữ vị
trí quan trọng bậc nhất, bởi vì nó tạo điều kiện để chuẩn bị , thực hiện và
củng cố kết quả các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu khác.
Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe:
- Là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức
khỏe.
- Góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người.
- Nếu giáo dục sức khỏe đạt kết quả tốt nó sẽ giúp làm tỷ lệ mắc bệnh , tỷ
lệ tàn phế và tỷ vong nhất là ở các nước đang phát triển .
- Tăng cường hiệu quả các dịch vụ Y tế.
Truyền thông GDSK
Truyền thông giáo dục sức khoẻ là nội dung đầu tiên trong tám nội dung
chăm sóc sức khoẻ ban đầu mà Hội nghị Alma - Am đã đề ra năm 1978
và cũng là nội dung đầu tiên trong 10 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban
đầu của Việt Nam, đó là: Giáo đục sức khoẻ nhằm giúp cho mọi người
có kiến thức tối thiểu và cơ bản nhất để họ có thể tự phòng bệnh cho
mình, cho gia đình, người thân và cho xã hội; để họ có thể xử trí đúng khi
bị ốm đau, bệnh tật và để họ thay đổi những cách nghĩ và nếp sống có hại
cho sức khoẻ. Với vai trò quan trọng như thế, trong các hoạt động chăm
sóc sức khoẻ nhân dân nhất là tại tuyến y tế cơ sở, công tác truyền thông
giáo dục sức khoẻ được xếp vào Chuẩn 1, Chuẩn quốc gia về y tế theo
Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Y tế cơ sở có điều kiện
gần dân, sát dân, là tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh nên việc củng
cố các hoạt động thuyền thông GDSK tại tuyến y tế cơ sở có ý nghĩa lớn
trong công tác chăm sóc và BVSK nhân dân.
Các phương tiện truyền thông đại chúng sử dụng hiệu quả
1. TV truyền hình
Đây là phương tiện chuyển đạt tin tức rất hữu hiệu tới mọi người. Lợi
điểm của truyền hình là gửi đi cả lời nói lẫn hình ảnh, khiến cho người
coi tiếp thu dễ dàng và có ảnh hưởng lâu dài, vì người xem dễ thấy và sẽ
nhớ mãi.
2. Radio
Rất phổ biến, tới được nhiều thính giả với đầy đủ chi tiết và chi phí cũng
ít hơn là với TV. Dễ nghe, dễ sử dụng, linh hoạt có thể nghe ở mọi nơi.
3. Báo, tạp chí
Qua báo chí, độc giả có đầy đủ các loại tin tức, đọc lúc nào cũng được.
4. Internet, các trang web, blogger
Đây là phương tiện truyền thông rất phổ biến hiện nay, ai cũng có thể sử
dụng để thu nhận và truyền đạt tin tức. Người sử dụng có thể dùng bất cứ
lúc nào, gửi đi bất cứ tin tức gì. Tuy nhiên, các tin tức nhiều khi không
được kiểm chứng tính cách xác thực, gây hoang mang, ngộ nhận cũng
như làm phiền lòng người nhận.
5. Các sản phẩm tuyên truyền khác
Tờ bướm, tờ rơi, bảng quảng cáo, bích chương, bích báo, bản tin luân lưu
nội bộ cũng như âm nhạc, hình ảnh, nét vẽ minh họa…
Lợi ích của công tác truyền thông:
- Truyền thông dễ dàng lôi cuốn sự lưu ý của quần chúng đối với các vấn
đề sức khỏe một cách mau chóng.
- Truyền thông có thể đưa ra các ý kiến về sức khỏe hết sức hữu hiệu.
- Truyền thông có thể kích thích quần chúng, tạo ra những đáp ứng tình
cảm để người nghe-coi thay đổi nếp sống để có một sức khỏe tốt.
- Truyền thông có thể tác động lên dư luận, tạo ra các cơ hội để tranh luận
cách thức duy trì sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật qua phượng tiện liên lạc.
- Truyền thông có thể hợp tác với các nhà chuyên môn để tổ chức các
buổi gặp gỡ giữa quần chúng với nhau hoặc giữa các nhà chuyên môn với
quần chúng để trao đổi kiến thức bảo vệ sức khỏe.
-Tính cách giáo dục, chia sẻ kiến thức, cổ võ những hành vi có lợi cho
công ích
- Giúp cải thiện sự gắn bó các quan hệ công cộng, giúp các tổ chức liên
quan tới bảo vệ sức khỏe cùng sát cánh làm việc.
- Góp phần tranh đấu, cổ võ, truyền thông tiếp tay với các nhà lãnh đạo
đưa ra các chính sách y tế, dung hòa các tranh luận và tìm ra các hỗ trợ ý
kiến có tính cách quyết định đặc biệt.
Tuy vậy, truyền thông cũng có một số bất lợi
- Truyền thông gửi ra thông tin nhưng ít khi tiếp nhận được phản ứng của
quần chúng.
- Khó mà ước lượng coi xem tin tức đưa ra có đáp ứng nhu cầu dân
chúng, có đúng thời điểm và không biết phản ứng của dân chúng ra sao.
- Dân chúng có thề không coi, không đọc hoặc tắt tivi, radio giữa chừng
vì bất đồng ý kiến.
- Do ảnh hưởng của kinh tế tự do cạnh tranh “khuyến thị”, truyền thông
cũng lệ thuộc vào các thông tin quảng cáo, gây xao nhãng nội dung.
- Đôi khi vì tính cách thời sự nóng hổi, “giật gân”, truyền thông cũng loan
tải các tin tức chưa được chứng minh tính cách xác thực hoặc chưa có sự
đồng thuận của các nhà chuyên môn, gây hoang mang cho người nhận.
Truyền thông giữ một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe
của nhân dân. Đó là điều quan tâm hàng đầu của ngành y tế, qua công tác
kiểm tra giám sát, đánh giá về chuẩn I của chuẩn quốc gia về y tế xã tại
một số xã trong tỉnh, chúng tôi nhận thấy rằng còn một tỷ lệ người dân
chưa hiểu biết, không nắm bắt được các kiến thức thông thường về phòng
chống dịch bệnh, rèn luyện sức khỏe, bảo vệ môi trường…. Cần tạo thói
quen luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày, chọn loại hình phù hợp với
sức khoẻ bệnh và vệ sinh môi trường có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa
đáp ứng được so với nhu cầu. Cần phải ý thức cao vệ sinh môi trường,
bảo vệ môi trường, tích cực trồng cây xanh quanh nhà và trên các đường
phố để tạo ra bầu không khí trong lành. Vệ sinh an toàn thực phẩm, xây
dựng hố xí vệ sinh xa nơi nấu ăn… Một số mặt chúng ta đã làm được
trong công tác truyền thông GDSK như: thực hiện tuyên truyền tại trạm,
tại cộng đồng; tổ chức các buổi phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh
của xã. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế làm ảnh hưởng đến công tác
tuyên truyền, tư vấn, cung cấp thông tin cần thiết cho cộng đồng như: cơ
sở vật chất một số trạm chật hẹp nên khó khăn trong bố trí góc truyền
thông GDSK; nguồn kinh phí hoạt động còn hạn hẹp, sự phối kết hợp
giữa các ban, ngành, đoàn thể chưa cao, . . .
Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe tại tuyến xã thì
các trạm y tế rất cần có cán bộ chuyên trách để đảm bảo được hiệu quả
công việc. Ban chăm sóc sức khỏe ban đầu các xã cần huy động được sự
phối hợp nhịp nhàng giữa các ban, ngành, đoàn thể, nhất là ngành thông
tin văn hoá xã và trạm y tế để cùng thực hiện; Cần làm phong phú nội
dung tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, phù hợp với tình hình
đặc điểm của địa phương; Củng cố hoạt động của các góc tuyên truyền
tại trạm y tế. Các ngành, các cấp cần quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện phát
triển góc tuyên truyền tại trạm thành phòng truyền thông có đày đủ các
trang thiết bị, phương tiện để có thể tăng cường công tác tư vấn sức khỏe
cho nhân dân, truyền đạt những thông tin cần thiết, kịp thời giải đáp
những thắc mắc, trăn trở, những điều chưa hiểu về bệnh tật, về phòng
chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe của bà con nhân
dân trong xã.
Y tế cơ sở nên tăng cường quyền thông trực tiếp tại cộng đồng thông qua
cán bộ tuyến xã, hệ thống nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên truyền
thông, nhất là bằng hình thức truyền thông nhóm tại cộng đồng: Cần có
kế hoạch truyền thông thật cụ thể để chỉ đạo hoạt động, đồng thời giám
sát hoạt động và củng cố sổ sách, báo cáo về phòng truyền thông của các
Trung tâm Y tế các huyện/Tp và Trung tâm TT - GDSK tỉnh. Làm tốt
những điều đó, hy vọng công tác truyền thông GDSK sẽ phát triển tốt hơn
trong thời gian tới và cũng duy trì thực hiện tốt những điều kiện cơ bản
của Chuẩn 1, Chuẩn quốc gia về y tế xã. Góp phần xây dựng một xã hội
an toàn, môi trường sống trong lành, sức khỏe mọi công dân được bảo vệ,
phòng ngừa không để dịch bệnh xảy ra./.