Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vai trò của một số vitamin với sức khỏe bé docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.46 KB, 5 trang )

Vai trò của một số vitamin với sức khỏe bé
Vitamin là thành phần rất quan trọng đối với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Mặc
dù bạn có thể cho bé dùng các loại vitamin tổng hợp phù hợp với độ tuổi của bé
nếu bạn và bác sĩ cho là cần thiết, song tốt nhất bạn vẫn nên bổ sung vitamin cho
trẻ thông qua chế độ ăn cân bằng.
Một chế độ ăn cần bằng có thể cung cấp cho trẻ các vitamin và khoáng chất thiết
yếu.
Vitamin A
Đây là một trong những vi chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ đặc biệt
là trẻ ở độ tuổi từ 6 – 36 tháng. Loại vitamin này giúp bé có làn da khoẻ mạnh,
tăng cường thị lực; giúp cơ thể tránh được các bệnh truyền nhiễm, giảm nguy cơ
mắc bệnh ung thư và các bệnh khác.
Thông thường vitamin A chứa nhiều trong các loại rau quả xanh (rau muống, rau
mồng tơi, rau đay…), rau quả có màu vàng đậm (cà rốt, bông cải xanh, bí đỏ, xoài,
đu đủ, gấc…), hoặc có rất nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động
vật như (gan, thịt, cá, trứng, sữa…).

Vitamin A giúp bé có làn da khoẻ mạnh, tăng cường thị lực.
Để phòng ngừa thiếu vitamin A, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được bú sữa mẹ trong
giai đoạn đầu, đặc biệt là sữa non. Khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, các bà mẹ cần
linh hoạt hơn trong việc chế biến các món ăn để tạo sự ngon miệng và phù hợp với
trẻ nhưng vẫn bảo đảm cung cấp đầy đủ lượng vitamin A cần thiết trong khẩu phần
ăn.
Thêm vào đó, bà mẹ cần chú ý bổ sung thêm chất béo, dầu mỡ vào khẩu phần của
bé bởi vitamin A là loại vitamin tan trong dầu, vì vậy khẩu phần ăn thiếu dầu mỡ
sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin A dễ dàng vào cơ thể.
Vitamin B
Vitamin B có tác dụng tuần hoàn máu, ổn định hệ thần kinh, điều tiết sự chuyển
hóa đường trong cơ thể bé…
Việc bổ sung vi chất này rất quan trọng. Vitamin B có nhiều trong nhóm thực
phẩm gồm có thịt bò, thịt gà, cá, trứng, sữa, bơ, đậu tương, ngũ cốc, rau xanh, đậu


các loại, tim, thận, gan, cá ngừ, chuối…
Vitamin C
Vitamin C rất quan trọng với sự phát triển của trẻ em. Vitamin C tham gia vào sự
phát triển của mô, làm lành vết thương và bảo vệ cơ thể trẻ khỏi chứng cảm lạnh,
cảm cúm thông thường. Ngoài ra đó là còn là một chất chống oxy hóa quan trọng,
giúp bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh như ung thư, tim mạch và viêm khớp.
Một trong những vai trò quan trọng của vitamin C đối với lứa tuổi từ 1 đến 6 là
giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bé chống lại bệnh tật như: xuất huyết dưới da,
chảy máu chân răng, rụng răng, thiếu máu, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm
virus…
Cách cung cấp vitamin C tốt nhất cho cơ thể nói chung và cho cơ thể trẻ em nói
riêng là thông qua ăn uống, nó có rất nhiều trong rau xanh, củ quả tươi như cam, cà
rốt, cà chua… các loại trái cây thuộc họ cam quýt, dâu tây, kiwi, rau xanh như
bông cải xanh.
Với điều kiện là rau củ, hoa quả phải còn tươi.
Vitamin D

Nên cho trẻ chơi ngoài trời để hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
Loại vi chất này giúp bé có hàm răng chắc khỏe, khung xương khỏe và đặc biệt có
tác dụng giúp cơ thể hấp thụ canxi. Thiếu vitamin D, bé có thể bị còi xương.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin D: Cá (cá hồi, cá ngừ, cá mòi và cá thu rất giàu
vitamin D). Bé có thể ăn 2-3 phần cá mỗi tuần.
Ngoài ra, nguồn thực phẩm giàu vitamin D khác là: gan bò, lòng đỏ trứng gà, nấm,
phô mai, sữa, bột ngũ cốc, bánh quy dinh dưỡng, thêm vào đó, bố mẹ nên cho bé
tắm nắng thường xuyên.
Canxi
Canxi được coi là nền tảng của sự phát triển cơ thể một cách toàn diện, khoáng
chất này có vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ xương và não bộ của trẻ, phát
triển răng và ngăn ngừa ngộ độc chì. Bởi vậy, trong suốt giai đoạn tăng trưởng và
phát triển của trẻ em, cha mẹ cần lưu ý tới lượng thức ăn để cung cấp canxi hàng

ngày cho con.
Canxi có nhiều trong bột gạo, cua biển, cá, trứng, đậu phụ, cải chip, chuối, kiwi,
súp lơ, tỏi tây,…
Sắt
Tất cả các bé đều cần sắt – chất cần thiết cho bộ não khỏe mạnh. Sắt cũng quan
trọng cho quá trình suy nghĩ và khả năng vận động. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu
máu, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của các bé khi bước vào dậy thì.
Sắt có trong thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, ngũ cốc, bánh mỳ và mỳ ống, đậu đỗ,
quả bơ, rau có lá màu xanh đậm, khoai tây nghiền hoặc nướng…

×