BỘ GDVÀ ĐT ĐỀ THI SỐ 3 : MÔN NGỮ VĂN 9
SỞ GDVÀ ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thời gian 120 phút( không kể thời gian phát
đề)
A . Phần trắc nghiệm : 3 điểm ( Mỗi câu trả lời đúng được o,25 điểm)
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ( Từ câu1 đến câu9 ) bằng cách khoanh tròn chữ
cái đầu câu trả lời đúng nhất
“ Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười . Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không
khóc được , nên anh phải cười vậy thôi . Bữa sau , đang nấu cơm thì mẹ nó chạy đi mua thức ăn .
Mẹ nó dăn ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho . Nó không nói không rằng , cứ lui cui dưới bếp .
Nghe nồi cơm sôi , nó giở nắp , lấy đũa bếp sơ qua - nồi cơm hơi to , nhắm không thể bắc xuống
để chắt nước được , đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu . Tôi nghĩ thầm , con bé đang bị dồn vào
thế bí , chắc nó phải gọi ba thôi . Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên :
- Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái ! Nó cũng lại nói trổng
Tôi lên tiếng mở đường cho nó
- Cháu phải gọi “ Ba chắt nước giùm con” , phải nói vậy.
Nó như không đẻ ý đến câu nói của tôi , nó lại kêu lên :
- Cơm sôi rồi , nhão bây giờ!
anh Sáu cứ ngồi im . Tôi doạ nó:
- Cơm mà nhão ,má cháu về thế nào cũng bị đòn . Sao cháu không gọi ba cháu . Cháu
nói một tiếng “ ba” không được sao?
( Sách ngữ văn 9 - TậpI NXBGD 2003,trang
189)
Câu 1 . Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
A . Làng C . Lặng lẽ Sa Pa
B . Chiếc lược ngà D . Mùa cá bột
Câu 2 . Tác giả đoạn văn trên là ai?
A . Kim Lân C . Nguyễn Thành Long
B . Nguyễn Quang Sáng D . Nguyễn Minh Châu
Câu 3 . Đoạn văn trên được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào ?
A . Ông Sáu C . Người bạn ông Sáu
B . Một người hàng xóm D . Người kể giấu mặt
Câu 4 . Cách chọn nhân vật kể chuyện như vậy có tác dụng :
A . Giúp cho người kể bày tỏ cảm xúc , suy nghĩ , ý kiến bình luận
B . Làm cho cốt truyện được chặt chẽ , hợp lí hơn
C . Tạo nên nhiều yếu tố bất ngờ trong truyện
D . Gây được hứng thú cho người đọc
Câu 5 . Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung chính của đoạn văn ?
A . Bé Thu không chịu nhận ông Sáu là cha
B . Bé Thu không chịu nhờ ông Sáu chắt giúp nước nồi cơm to đang sôi
C . Tâm trạng đau buồn của ông Sáu
D . Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh
Câu 6 > Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
A . Miêu tả C . Biểu cảm
B . Lập luận D . Tự sự
Câu 7 . Câu nào dưới đây có chứa hàm ý ?
A . Cơm sôi rồi , chắt nước giùm cái C . Sao cháu không gọi ba cháu
B . Cơm mà nhão má về thế nào cũng bị đòn D . Cơm sôi rồi nhão bây giờ
Câu 8 . Từ ngữ “ có lẽ” trong câu “ có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh đành cười
vậy thôi” dùng để
A . Thái độ của người nói đối với sự việc trong câu
B . Diễn đạt sự việc
C . Thể hiện tình cảm của người nói
D . Bộc lộ hiện tượng tâm lí của người nói
Câu 9 . Dòng nào sau đây giải thích đúng nhất cho từ “ lui cui” ?
A . Loay hoay , tất cả vì một công việc nào đó
B . Bận rộn , lo lắng cho ciing việc
C . Chăm chú , luôn tay làm một việc nào đó
D . Cần mẫn , chăm chỉ làm việc
Câu10 . Phép thế thường sử dụng các từ nào sâu đây để làm yế tố thay thế ?
A . đây , đó , kia , thế , vậy C . điều đó , tóm lại , tế , vậy
B . cái này , việc ấy , đó , vì vậy D . nếu thế , việc ấy , cái này , điều đó
Câu 11 . Từ “hắn” trong đoạn trích sau : “Tôi sắp giới thiệu cho bác một người cô dộc nhất thế
gian . Thế nào bác cũng thích vẽ hắn” (Nguyễn Thành Long) thay cho từ ngữ nào ?
A . Người cô độc nhất thế gian C . Một trong những người cô độc
B . Một trong những người cô độc nhất thế gian D . Người cô độc
Câu 12 . Kể tên các tác phẩm ca ngợi tình mẹ con trong chương trình ngữ văn 9
A . Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ , Nói với con
B . Chiều sông thương , Con cò
C . Con cò , Mây và sóng
D . Con cò , Nói với con
B . Phần II Tự luận : 7 điểm
Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1 : Suy nghĩ của em về trách nhiệm , bổn phận của người làm con đối với cha mẹ từ bài ca
dao
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn cháy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chứ hiếu mới là đạo con
Đề 2 : Cảm nhận của em về ý nghĩa lời ru và tình mẹ trong bài thơ “ Con cò” của Chế Lan Viên