Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bạn biết cách ăn uống đúng cách chưa potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.03 KB, 3 trang )

Bạn biết cách ăn uống đúng cách chưa

Khoái thịt hơn cá

Thịt đỏ (heo, bò, chó, dê ) vẫn chiếm lượng lớn trong khẩu phần
của dân ta hơn cá, sữa, đậu đỗ. Thịt cũng ít mất thời gian chế biến
hơn cá, gia cầm, nhưng trong thịt đỏ lại có nhiều mỡ, nhiều acid béo
no không tốt, nhất là thịt heo. Hơn nữa trong quá trình tiêu hóa, thịt
tạo ra nhiều chất độc, vì thế chỉ nên ăn thịt ở mức độ vừa phải và ăn
nhiều thịt gia cầm hơn.

Thích trắng

Bất cứ thức gì trắng là dễ được ưa thích, kể cả trong thực phẩm. Ai
cũng thích ăn gạo chà trắng, bánh mì trắng, đường tinh chế (đường
cát trắng), ngó sen, bồn bồn, bắp chuối… tẩy trắng, thậm chí càng
trắng giá càng cao. Đáng tiếc khi được tẩy, chà trắng như vậy, chúng
đã mất gần hết chất bổ dưỡng, nhất là các vitamin, đạm, béo, và còn
sinh nhiều chất có hại nữa.

Đạm là thịt?
Đạm có nhiều trong thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa Ngộ nhận
này gặp cả ở người bệnh lẫn nhân viên y tế, nhưng thường gặp ở
cán bộ y tế hướng dẫn chế độ ăn tiểu đường hoặc suy thận.

Thực ra so với 100g thịt bò có 20g đạm, 100g gạo có 8g, 1 ly sữa
200ml có 7g, 100g bột mì (mì, nui ) có 12g, 100g rau có 2–6g, 100g
đậu đỗ có 20-35g…

Đã có bài giảng dành cho bác sĩ như sau: bệnh nhân tiểu đường
nặng 60kg, lượng đạm 1,5g/kg, vậy người bệnh cần 90g đạm,


khuyên bệnh nhân ăn 450g thịt bò mỗi ngày (100g thịt bò có 20g
đạm).

Ăn đường - tiểu đường?

Ăn nhiều đường dễ bị sâu răng thì có lý. Tuy nhiên, đường lại
thường đi với bột (cơm, phở, khoai…) cuối cùng chuyển hóa thành
đường, và béo (chè nước cốt dừa, bánh kem, chocolate ) dễ gây
mập và ít vận động lại càng góp phần mắc tiểu đường. Người châu Á
có xu hướng hình thành mỡ bụng nằm sâu hơn, dưới dạng mỡ nội
tạng có thể gây tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư, khi họ chỉ hơi
dư cân. Cho nên cùng số BMI như nhau nhưng người Việt Nam có
nguy cơ cao với các bệnh này hơn các nước Âu Mỹ nhiều.

Chất thường thiếu nhất

Lysin có nhu cầu khá cao nhưng lại thường bị thiếu hụt nhất trong
các khẩu phần ăn chủ yếu dựa vào gạo như nước ta. Mặt khác, lysin
dễ bị phá hủy trong quá trình chế biến, nấu nướng thức ăn, và cơ thể
tuyệt đối không thể tổng hợp được lysin. Hậu quả là giảm tổng hợp
protein cơ thể, làm cho trẻ chậm lớn, còi cọc, biếng ăn, hay bệnh do
giảm sức đề kháng, thiếu men tiêu hóa, thiếu nội tiết tố, giảm độ tập
trung Chúng ta chưa quan tâm nhiều đến việc bổ sung lysin vào
sữa hoặc vào gạo như Nhật đã từng làm sau thế chiến II trong chiến
lược "chấn hưng dân tộc".

×