Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Ăn uống đúng cách giúp khỏe hơn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.29 KB, 3 trang )

Ăn uống đúng cách giúp khỏe hơn
Những vấn đề tưởng bình thường khi ăn uống như nhai chậm rãi, tập hít thở, tận dụng các
giác quan lại đóng vai trò khá quan trọng trong việc hấp thu đầy đủ các dưỡng chất cần
thiết cho cơ thể.
Ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn vừa có được niềm vui lại vừa hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất có
trong thức ăn. Sau đây là một số bước mà bạn có thể thử qua.
Ăn uống đúng cách
Cầu nguyện trước khi ăn: Ngoài việc thể hiện nghi thức tôn giáo, nếu như bạn có đạo, nó còn
được xem là việc làm tập trung của bạn khi ăn uống. Nếu không có đạo, bạn cũng có thể dành ra
vài giây để tịnh tâm và tập trung tinh thần vào việc ăn uống giúp các giác quan hoạt động có hiệu
quả và nhạy bén hơn, đặc biệt là vị giác.
Tận dụng công dụng các giác quan
Đó là khả năng nhận biết mùi vị, hương thơm, màu sắc, thành phần thức ăn Khi nếm chúng,
hương vị của món ăn sẽ tan trên đầu lưỡi và bạn sẽ cảm nhận sự ngon miệng khi nhai thức ăn.
Tuy nhiều người quan niệm cảm giác ăn ngon miệng xuất phát từ đầu lưỡi và cách thức nếm sao
cho vừa miệng, nhưng việc ăn ngon và tận hưởng cảm giác ngon miệng khi ăn uống còn bắt
nguồn từ một tinh thần thoải mái, sự tĩnh lặng. Bên cạnh đó, một không gian nhẹ nhàng, ấm
cũng, âm nhạc mềm mại và cả cuộc nói chuyện, đàm thoại với nhau cũng cần mang tính tính cực
và ôn hòa. Chúng góp phần tạo nên sắc thái trong ăn uống và cảm xúc của bạn.
Ăn tập trung và chậm rãi: Sự tập trung trong khi ăn uống giúp cho bạn cảm nhận một cách trọn
vẹn mùi vị từ các món ăn. Không nên vừa xem TV hoặc nghe tin tức, đọc báo trong khi ăn. Ngoài
ra, bạn cũng cần bài trí bàn ăn sao cho đẹp mắt hoặc có thể tạo một không gian xung quanh yên
tĩnh và nhẹ nhàng trong khi ăn. Do nhu cầu công việc, thiếu thời gian nên bạn có khuynh hướng
ăn uống nhanh vội cho xong bữa.
Tuy nhiên, điều này sẽ không tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Đồng thời, để tăng cường sự
phong phú đa dạng cho việc ăn uống bạn hãy nếm thử nhiều món mới, nhiều gia vị lạ miệng
Để kích thích cảm giác thèm ăn và sự mới mẻ, bạn cần đặc biệt lưu ý đến nguồn gia vị phong
phú hơn khi nêm nếm cho món ăn.
Tập hít thở: Trước mỗi bữa ăn, bạn hãy tập hít thở thật sâu, thật chậm rãi từ năm đến mười giây.
Điều này giúp mang lại sự bình tĩnh và tịnh tâm hơn khi ăn uống. Nó còn loại trừ stress, mạng lại
cảm giác thư giãn và tiếp thêm oxy hỗ trợ cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, khi hít thở


sâu và chậm bộ não cũng được thư giãn góp phần tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Ăn uống hợp lý
Việc tăng khẩu phần ăn, tăng hàm lượng natri và lượng đường có khuynh hướng biến những
món ăn được xem là bổ dưỡng thành có hại cho sức khỏe của bạn. Vì thế bạn cần tập thói quen
ăn uống hợp lý bằng cách tìm hiểu hoặc đọc nhãn dinh dưỡng để biết món ăn đó có giúp cho sự
hấp thụ chất dinh dưỡng hàng ngày của bạn hay không.
Dầu nành: Chứa nhiều prôtêin. Trong đậu nành có chứa chất phòng chống ung thư tuyến vú.
100g đậu có thể so sánh với 20g thịt nạc, 3 quả trứng gà hoặc 400g gạo. Ăn sáng bằng sữa đậu
nành và các loại đậu rất tốt cho sức khỏe.
Yến mạch: Giúp hạ huyết áp và hạ mỡ trong máu.
Kiểu mạch: Có thể giúp hạ huyết áp, đường huyết và mỡ trong máu. Ngoài ra, nhờ kiểu mạch có
chứa xenluylô nên giúp ngăn ngừa chứng ung thư kết tràng, ung thư trực tràng, viêm dạ dày,
viêm đường ruột
Kê: Có tác dụng trừ phong thấp, ngủ ngon.
Ngô: Còn được gọi là cây vàng, có tác dụng chống xơ vữa động mạch, cao huyết áp.
Các loại khoai: Khoai lang trắng, đỏ, khoai tây, khoai từ giúp hấp thu nước, làm trơn đường ruột
đề phòng ung thư kết tràng, trực tràng. Ngoài ra. Khoai còn giúp hấp thu độc tố để phòng viêm
dạ dày, đường ruột, giúp hập thu mỡ và đường để phòng tiểu đường.
Tỏi: Có hiệu quả cao trong việc chống ung thư, nhưng không được ăn nóng vì sẽ mất tác dụng.
Cần xắt tỏi thành lát mỏng, để trong không khí khoảng 15 phút để kết hợp với ôxy để phát sinh
chất chống ung thư.
Cà rốt: Giúp dưỡng mắt, bảo vệ niêm mạc, chống quáng gà, dưỡng tóc, da, cảm cúm và có khả
năng chống bức xạ.
Mướp đắng: Nếu thường xuyên ăn mướp đắng, sẽ ngừa bệnh tiểu đường nhờ tiết ra chất insulin.
Cà chua: Có công dụng ngừa ung thư, nhưng nếu ăn sống sẽ mất tác dụng. Thay vào đó, cần
đun nóng và chua mới có thể tách ra được chất chống ung thư.
Bí đỏ: Giúp ngừa bệnh tiểu đường nhờ vào việc kích thích tế bào tụy sản sinh ra insulin.
Thức uống
Sữa đậu nành: Có chứa đường quả khiến cơ thể có thể hấp thu hơn 100%. Ngoài ra, sữa còn
chứa thành phần ma-nhê, kali, canxi (hàm lượng can-xi nhiều hơn trong sữa bò) rất tốt cho cơ

thể.
Trà xanh: Có chất trà đa phân và flour giúp chống ung thư, chắc răng, diệt vi khuẩn, chữa sâu
răng. Chất trà đun lên có thể nâng cao độ bền huyết quản, làm cho huyết quản và mạch máu não
khó bị vỡ, chống bức xạ.
Sữa chua: Giúp duy trì cân bằng vi khuẩn.
Canh nấm: Giúp nâng cao khả năng miễn dịch.

×