Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.81 KB, 2 trang )
1
Những thực phẩm giúp giảm căng thẳng
Với áp lực công việc và đời sống xã hội, nhiều người dễ rơi vào tình trạng
căng thẳng (stress). Ngoài các liệu pháp giảm căng thẳng bằng hơi thở, vận
động và nghỉ ngơi, Anna Magee & Charlotte Watts trong sách the de-stress
diet (chế độ giảm stress) hướng dẫn cách chọn thực phẩm giảm căng thẳng.
Phổ biến nhất trong nhóm này có:
Rau cần tây có tác dụng trấn an. Những người ăn khoảng 4 cọng mỗi ngày có thể
làm giảm mức tăng huyết áp vốn là một trong các hội chứng tạo nên căng thẳng.
Chất tryptophan có trong cần tây kích thích cơ thể giải phóng serotonin hỗ trợ giấc
ngủ và giảm lo âu.
Củ tỏi là loại gia vị hỗ trợ lưu thông khí huyết, cân bằng lượng đường trong
máu và giúp cơ thể giải độc. Chất chống oxy hóa từ tỏi giúp bảo vệ các mô và tế
bào khỏi những tổn hại do căng thẳng kéo dài.
Các loài cải bắp như bông cải, cải bắp, cải xoắn chứa nhiều lưu huỳnh có tác
dụng ngăn ngừa ung thư, indole-3-carbinol làm giảm lượng kích thích tố nữ
estrogen dư thừa vốn là nguyên nhân tạo ung thư vú, lo âu và trầm cảm.
Nước cam thảo giúp nang thượng thận hoạt động ổn định. Tuyến thượng
thận là nơi tiết ra cortisol mà khi bị thiếu hụt, nhất là vào mỗi buổi sáng, sẽ thúc
đẩy chuyển hóa nhanh chóng tinh bột thành đường khiến lượng đường trong máu
đột ngột tăng cao.
Dầu cá, nhất là của nhóm cá hồi, cá thu, cá mòi chứa nhiều acid béo omega-
3 hỗ trợ chức năng hoạt động của não và tim, cùng với vitamin B, kẽm, magnesium
làm giảm chu kỳ thèm đường cùng chống lại tổn hại do căng thẳng kéo dài.