Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học trong trường Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 60 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng
môn Tin học ở trường Tiểu học
Bộ môn: Tin học
Cấp học: Tiểu học

Năm học 2021 - 2022


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường
Tiểu học.
2. Bộ môn ( lĩnh vực) áp dụng sáng kiến: Môn Tin Học lớp 3, 4, 5.
3. Tác giả:
Họ và tên: Tiêu Thị Hồng Hạnh

Nam (nữ): Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 27/05/1989
Trình độ chun mơn: Đại học.
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Cẩm Chế.
Điện thoại: 0975407444.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Cẩm Chế - Thanh Hà - Hải
Dương.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Trường Tiểu học Cẩm Chế Thanh Hà – Hải Dương.
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng với
trường Tiểu học có dạy mơn Tin học, có phịng máy tính để học sinh thực hành.
Giáo viên phải tâm huyến với nghề, không ngừng học hỏi, tìm tịi để nâng cao


hiểu biết, tăng cường bổ sung kiến thức thực tế.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 3
năm 2022.
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

(ký, ghi rõ họ tên)

SÁNG KIẾN

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường
Tiểu học
2. Bộ môn ( lĩnh vực) áp dụng sáng kiến: Môn Tin Học lớp 3, 4, 5
3. Tác giả:
Họ và tên:

Nam (nữ):

Ngày tháng/năm sinh:
Trình độ chun mơn:
Chức vụ, đơn vị công tác:
Điện thoại:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

(ký, ghi rõ họ tên)

SÁNG KIẾN

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT


MỤC LỤC
MƠ TẢ SÁNG KIẾN..........................................................................................1
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến...........................................................................1
2. Thực trạng.........................................................................................................3
2.1. Thuận lợi:.......................................................................................................3
2.2. Khó khăn........................................................................................................4
2.2.1. Về phía giáo viên:........................................................................................4
2.2.2. Về phía học sinh:.........................................................................................4
2.3. Nguyên nhân..................................................................................................6
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan................................................................................6
2.3.2. Nguyên nhân khách quan............................................................................7
3. Đề xuất các biện pháp giúp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường Tiểu
học.........................................................................................................................7
3.1. Biện pháp thứ nhất: Chuẩn bị phòng máy trước giờ dạy...............................7
3.2. Biện pháp thứ hai: Chuẩn bị chu đáo bài dạy trước khi lên lớp.....................9
3.3. Biện pháp thứ ba: Giáo dục ý thức và tạo tâm lí thoải mái cho học sinh.....14
3.3.1. Giáo dục ý thức cho học sinh, tạo cho học sinh sự nghiêm túc khi tham gia
học tập mơn học..................................................................................................14

3.3.2. Tạo tâm lí thoải mái cho học sinh.............................................................16
3.3.3. Giáo dục vệ sinh học đường thông qua thực hành máy tính.....................18
3.4. Biện pháp thứ tư: Mạnh dạn thay đổi, sắp xếp nội dung, phương pháp học
tập cho từng hoạt động dạy học sao cho phù hợp với điều kiện dạy học của nhà
trường và khả năng tiếp thu của học sinh............................................................19
3.5. Biện pháp thứ 5: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học, thực hành....23
3.6. Biện pháp thứ 6: Tích cực sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, ứng dụng
CNTT trong giảng dạy........................................................................................27
3.7. Biện pháp thứ 7: Tích cực hóa hoạt động nhóm – Nâng cao tương tác giữa
cơ – trị.................................................................................................................28


3.8. Biện pháp thứ 8: Thành lập Câu lạc bộ Tin học, tuyển chọn học sinh tham
gia hội thi “Tin học trẻ”.......................................................................................33
3.9. Biện pháp thứ 9: Khuyến khích học sinh sử dụng kĩ năng thực hành Tin học
vào các môn học khác.........................................................................................40
3.10. Biện pháp thứ 10: Ứng dụng kỹ năng thực hành Tin học vào học trực tuyến
(Zoom meeting) trong thời gian nghỉ học do covid-19.......................................42
3.10.1. Hướng dẫn PHHS và HS tải app Zoom meeting về điện thoại, máy tính
và tập huấn cách sử dụng....................................................................................42
3.10.2. Hướng dẫn học sinh khắc phục một số lỗi thường gặp khi dùng Zoom. 43
4. Kết quả đạt được.............................................................................................45
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................49
1. Kết luận:..........................................................................................................49
2. Khuyến nghị:...................................................................................................50
2.1. Đối với phòng GD&ĐT:...............................................................................50
2.2. Đối với nhà trường:......................................................................................50
2.3. Đối với phụ huynh học sinh:........................................................................50
Xin chân thành cảm ơn!......................................................................................51



TĨM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Mơn Tin học trong trường Tiểu học hiện nay giữ vai trị quan trọng, đây
cũng là mơn học và là cơng cụ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giáo dục. Học sinh
được học môn Tin học ở bậc Tiểu học sẽ giúp ích cho các em rất nhiều ở các cấp
học trên. Tin học trong thời đại hiện nay ở nước ta được xem như là một môn
học rất bổ ích thu hút giới trẻ tìm hiểu. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn
Tin học, tôi luôn băn khoăn trăn trở làm sao để các em tiếp cận môn học một
cách dễ dàng, gây được sự hứng thú và phát huy tư duy của các em? Làm thế
nào nâng cao chất lượng trong mỗi giờ học thực hành? Làm sao để giúp học sinh
thành thục các thao tác cơ bản với máy tính? Làm sao cho tất cả học sinh đều
ham thích mơn học? Làm sao để chất lượng môn học đạt hiệu quả?...
Từ thực tế giảng dạy của bản thân, tôi mạnh dạn viết sáng kiến “Một số
biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường Tiểu học” với hi vọng sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả việc giảng dạy môn Tin học ở trường Tiểu học.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
Điều kiện: Sáng kiến được áp dụng với trường Tiểu học có dạy mơn Tin
học, có phịng máy tính để học sinh thực hành.
Thời gian: Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 3 năm 2022
Đối tượng: Áp dụng cho GV dạy môn Tin học trong trường Tiểu học, đặc
biệt là môn Tin học lớp 3, 4, 5.
3. Nội dung sáng kiến:
3.1. Tính mới của sáng kiến:
Sáng kiến đề cập những khó khăn và đưa ra các biện pháp tháo gỡ, các
phương pháp giảng dạy cụ thể, thiết thực nhằm giúp học sinh trong trường Tiểu
học học tốt hơn môn Tin học và vận dụng vào việc học trực tuyến trong thời
gian nghỉ dịch covid-19.
3.2. Tính sáng tạo của sáng kiến.
Chỉ ra cách thức, hình thức, phương pháp tối ưu nhất, phù hợp nhất để



giúp học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức cả về lý thuyết lẫn thực hành, vận
dụng kiến thức đã học vào thực tế.
3.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến.
Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả giáo viên mơn Tin học các trường
tiểu học.
3.4. Lợi ích của sáng kiến mang lại.
Sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường
Tiểu học” giúp học sinh trong trường Tiểu học nắm chắc bài học, chủ động,
thành thạo hơn khi sử dụng máy tính trong việc học trực tuyến thời gian tạm
nghỉ học do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
+ Giúp học sinh thấy được vai trị của máy tính trong đời sống, qua đó
giúp học sinh u thích mơn học hơn.
+ Bồi dưỡng năng lực trí tuệ cho học sinh khi bắt đầu học Tin học.
+ Rèn luyện cho các em phẩm chất cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, thói quen tự
kiểm tra trong q trình học tập.
+ Nâng cao tính độc lập và tương tác trong giờ học đối với học sinh.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động
xã hội hiện đại.
+ Khả năng thao tác với máy tính nhanh và chuẩn xác hơn, tự tin tham gia
các cuộc thi trên mạng như: Đấu trường toán học Vioedu, Trạng nguyên Tiếng Việt,
IOE cũng như vận dụng vào học trực tuyến trong thời gian nghỉ dịch.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
- Các cấp có thẩm quyền tổ chức các Hội thảo, chuyên đề Tin học cấp
huyện để tạo điều kiện cho giáo viên Tin học được học hỏi nâng cao trình độ.
- Nhà trường tạo điều kiện mua bổ sung máy tính và sửa chữa thay thế kịp
thời các máy móc, trang thiết bị hỏng.
- Gia đình cần có sự quan tâm đúng mực, quản lý thời gian và tạo điều kiện,

hướng dẫn, động viên và giúp đỡ các em thực hành tại nhà.



MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Tin học và Cơng nghệ thơng tin (CNTT) đã có mặt ở nhiều phương diện
trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ thương mại, giải trí đến văn hóa, xã
hội và giáo dục. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng
của Tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng
dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, mở cửa và
hội nhập. Đất nước ta đang từng ngày, từng giờ đổi mới và phát triển mạnh mẽ
đặc biệt là trong thời đại 4.0 hiện nay địi hỏi xã hội phải có những thế hệ người
lao động mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có trình độ nhận thức cao. Chính vì
xác định được tầm quan trọng đó nên Nhà nước ta đã đưa mơn Tin học vào
giảng dạy trong nhà trường từ cấp Tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn Tin
học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học
những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.
Nội dung chương trình mơn Tin học cấp Tiểu học hiện nay được dạy theo
bộ sách Hướng dẫn học Tin học lớp 1, Hướng dẫn học Tin học lớp 2, Hướng dẫn
học Tin học lớp 3, Hướng dẫn học Tin học lớp 4, Hướng dẫn học Tin học lớp 5
do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Mơn Tin học ở Tiểu học có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những hiểu
biết cơ bản về công nghệ thơng tin và vai trị của nó trong xã hội hiện đại. Môn
học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề
theo quy trình cơng nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc
sống.
Tin học là môn học mới đối với học sinh tiểu học, học sinh có thể vận
dụng kiến thức Tin học vào các môn học khác. Tin học là phương tiện hữu ích
trong việc tìm tòi kiến thức mới, vận dụng thử sức với các cuộc thi trên máy tính

như Violympic Tốn, hay IOE, Vioedu đấu trường toán học, Trạng Nguyên
Tiếng Việt,… Trong nội dung chương trình Tin học ở Tiểu học có nhiều phần
mềm ứng dụng phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học. Đặc trưng của mơn Tin
học là kiến thức lí thuyết đi đôi với thực hành, đặc biệt phần thực hành chiếm
1


thời lượng nhiều hơn. Thực hành giúp học sinh được trực tiếp làm việc trên máy
tính được rèn kĩ năng sử dụng chuột, bàn phím và củng cố kiến thức. Nhưng
trong q trình thực hành mơn Tin học, học sinh còn gặp nhiều trở ngại: Phòng
máy chưa thực sự đồng bộ, hệ thống máy tính hay trục trặc, mỗi học sinh khơng
có đủ 1 máy để thực hành. Học sinh ở nơng thơn nên việc tiếp cận CNTT cịn
gặp nhiều khó khăn, hạn chế, bỡ ngỡ, lúng túng khi dùng máy. Các em được tiếp
xúc với máy tính ở trường là chủ yếu do đó sự tìm tịi khám phá máy tính cịn
hạn chế nên việc học tập của học sinh chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều học sinh còn
yếu về kĩ năng thực hành trên máy, một số học sinh do khơng có đủ máy tính để
thực hành nên chỉ ngồi chơi, quan sát các học sinh khác trong nhóm thực hành.
Do vậy nên chất lượng mơn Tin học chưa đạt được kết quả cao.
Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh Covid-19 do virut SARSCoV-2 gây ra lan rộng ra hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Việt
Nam, khiến cho học sinh các cấp học đều tạm nghỉ học để phòng chống dịch
bệnh. Việc ứng dụng CNTT và những kiến thức môn Tin học vào việc học trực
tuyến của học sinh trong thời gian này là cực kì quan trọng và cần thiết.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tin học, tôi luôn băn khoăn trăn
trở làm sao để các em tiếp cận môn học một cách dễ dàng, gây được sự hứng thú
và phát huy tư duy của các em? Làm thế nào nâng cao chất lượng trong mỗi giờ
thực hành? Làm sao để giúp học sinh thành thục các thao tác cơ bản với máy
tính? Làm sao cho tất cả học sinh đều ham thích mơn học? Làm sao để chất
lượng môn học đạt hiệu quả? Làm sao để học sinh vận dụng tốt những kiến thức
môn Tin học vào học trực tuyến nói riêng và phục vụ cuộc sống nói chung?...
Với những trăn trở trên, tơi mạnh dạn viết sáng kiến “Một số biện pháp

nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường Tiểu học” với mong muốn giúp học
sinh có kĩ năng sử dụng máy tính tốt để hỗ trợ cho việc học tập của bản thân, đặc
biệt là việc học trực tuyến; giúp các đồng chí giáo viên Tin một số phương pháp
nhằm nâng cao chất lượng bộ mơn Tin học ở trường mình khi áp dụng phù
hợp với đặc điểm riêng của mỗi trường.
2


Qua sáng kiến này tôi đề cập đến một số lỗi mà học sinh hay mắc phải
trong quá trình tiếp thu kiến thức ở các nội dung khi thực hành cũng như khi học
lý thuyết. Để từ đó có thể giúp học sinh khắc phục các lỗi mà các em hay mắc
phải. Cũng qua sáng kiến này, tôi mong muốn giáo viên sẽ có thêm cách nhìn
mới, sâu sắc hơn về tính ứng dụng và sự linh hoạt của CNTT, từ đó chú ý đến
việc đưa CNTT vào trong dạy học nói chung và dạy học trực tuyến nói riêng,
rèn luyện kỹ năng cho các em học sinh. Hướng đến mục tiêu tổng quát là khai
thác hiệu quả vào tư duy lôgic của học sinh giúp học sinh phát triển khả năng
tiềm tàng để học tập giỏi, toàn diện.
2. Thực trạng.
2.1. Thuận lợi:
Trường tôi công tác gồm 20 lớp với 705 học sinh. Tuy môn Tin học mới
chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học
từ khối lớp 3, nhà trường đã đầu tư kinh phí để nâng cấp, sửa chữa phòng máy;
đã trang bị cho phòng máy mạng internet để kết nối và tải các phần mềm học tập
khi cần thiết, máy tính trang bị khá đầy đủ phần mềm trong Sách “Hướng dẫn
học Tin học” tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc giảng dạy.
* Giáo viên
Giáo viên được đào tạo những kiến thức đạt chuẩn về Tin học để đáp ứng
yêu cầu cho dạy và học môn Tin học trong bậc tiểu học.
* Học sinh
Đây là mơn học mà học sinh rất u thích vì học sinh được làm quen với

một môi trường học tập mới mà ở đây các em có thể học được rất nhiều mơn
học: Tiếng Anh, Tốn, Mĩ Thuật, Tiếng Việt.
Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới
nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành.
* Phụ huynh
Phụ huynh học sinh trang bị cho con em đầy đủ sách vở, một số gia đình
phụ huynh cịn có máy tính để bàn hoặc laptop ở nhà cho học sinh thực hành.
3


Nội dung sách nhẹ nhàng, trình bày đẹp, sách chú trọng nhiều về phần
thực hành rất phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
Việc thực hành mang lại kết quả ngay lập tức và có được cái nhìn trực
quan, sinh động, chính vì thế các em thích học Tin học, nhất là tiết thực hành.
Môn Tin học là một môn học Tự chọn nên học sinh tiếp thu kiến thức một
cách thoải mái, khơng bị gị ép.
2.2. Khó khăn
2.2.1. Về phía giáo viên:
Mơn Tin học mới chỉ là mơn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học nên
chưa được dạy đầy đủ ở các nhà trường tiểu học. Giáo viên bộ mơn Tin học ít
nên việc trao đổi, thống nhất về chun mơn cịn gặp nhiều khó khăn. Trong khi
giảng dạy giáo viên chủ yếu dùng phương pháp đọc hiểu, dành phần lớn thời
gian giảng dạy lý thuyết vì vậy giờ thực hành ít, do đó học sinh thao tác trên
máy còn chậm.
Giáo viên dạy mỗi lớp 2 tiết/tuần nên chưa đáp ứng được thời gian theo
phân phối chương trình.
Số lượng máy tính cịn ít chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực hành của học
sinh.
Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ mơn Tin học cịn q ít. Nhất là
những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của mơn Tin học.

2.2.2. Về phía học sinh:
Về giao diện của các phần mềm thực hành phần lớn đều là Tiếng Anh nên
rất khó cho học sinh có thể hiểu, tiếp xúc và sử dụng vì thế cũng có nhiều bất
cập trong việc thao tác với phần mềm;
Đa số các em chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu; do đó
sự tìm tịi khám phá máy tính cịn hạn chế, dẫn đến việc học tập cịn chậm chạp;
Một số các em có máy tính ở nhà, phụ huynh lại khơng kiểm sốt được
con em mình khi sử dụng máy tính do vậy đây cũng là một nguyên nhân các em
chưa linh hoạt khi sử dụng máy tính;
4


Cịn những em khơng có máy tính ở nhà. Nên việc sử dụng các phần mềm
còn gặp nhiều hạn chế như: gõ phím chậm, cầm chuột chưa đúng cách, khởi
động và tắt máy tính theo bản năng, chưa khai thác hết các tác dụng của phần
mềm;
Một số em còn xem nhẹ mơn Tin học, các em cịn nhỏ hay mê chơi nên
chưa chú ý vào bài học. Vì mơn Tin học là mơn mới được đưa vào chương trình
học từ lớp 3 nên luôn tồn tại những ưu khuyết điểm khác nhau. Do đó tơi ln tự
học hỏi, rút kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng học sinh, giúp các em
hứng thú và hiệu quả khi sử dụng máy tính.
Thực tế qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn tôi nhận thấy: chất
lượng bộ môn qua các năm học chưa cao, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy
của một số học sinh còn chưa thành thạo, một số học sinh còn chưa tự tin khi sử
dụng máy tính để rèn luyện kĩ năng.
Để tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy môn Tin học, tôi tiến hành khảo sát
lấy ý kiến 393 học sinh năm học 2019 - 2020, về sự hứng thú khi học với các
phương pháp truyền thống, giáo viên giảng dạy, giải thích làm mẫu, sau đó yêu
cầu học sinh thực hành các bài tập, kết quả được tổng hợp bên dưới:
Bảng 1. Tổng hợp đánh giá của các em về hứng thú trong học mơn Tin học



STT

Nội dung

1

Em có thích học mơn Tin học khơng?
Em có hào hứng trong giờ học Tin

2
3

học khơng?
Em có vui vẻ chờ đón giờ thực hành

SL
185

%
47

Khơng
SL
%
208
53

170


43

223

57

193
49
200
51
Tin học không?
Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi đã khảo sát khối lớp 3, 4, 5 thông qua

giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ mức độ thao tác của
học sinh trên máy tính. Khi tổng hợp kết quả thu được:
Bảng 2: Bảng tổng hợp mức độ thao tác của học sinh trên máy tính
Mức độ thao tác
Thao tác nhanh, đúng
Thao tác đúng

Số học sinh
95/393
110/393
5

Tỉ lệ %
24%
28%



Thao tác chậm
118/393
30%
Chưa biết thao tác
87/393
22%
Khảo sát học sinh các khối lớp 3, 4, 5 tham gia các cuộc thi qua mạng
Internet năm học 2019 – 2020. Khi tổng hợp thu được kết quả:
Bảng 3: Tổng hợp số lượng học sinh tham dự các cuộc thi qua mạng Internet
Các cuộc thi
Số học sinh
Tỉ lệ %
Violimpic Tiếng Anh
155/393
39%
Violimpic Toán
186/410
47%
Như vậy, thể hiện giáo viên áp dụng phương pháp dạy học truyền thống
thì mức độ hứng thú, tỷ lệ học sinh tham gia các cuộc thi qua mạng Internet
chưa cao. Vì vậy, rất cần áp dụng biện pháp để gây hứng thú cho các em học
sinh học môn Tin học.
2.3. Nguyên nhân
Theo tôi, phương pháp giảng dạy chưa thu hút được học sinh, chưa tạo
được hứng thú học tập cho học sinh là do các nguyên nhân sau đây:
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Học sinh không hứng thú với môn học là do học sinh lười học, lười suy
nghĩ, một phần là do giáo viên chưa có phương pháp dạy phù hợp, chưa quan
tâm tới suy nghĩ, thái độ của học sinh dẫn đến ngày càng tụt hậu so với yêu cầu

chung của xã hội hiện nay.
Do tơi cịn chú trọng phần giảng dạy lí thuyết hơn nên thời gian dành cho
phần thực hành chưa nhiều.
Trong quá trình thực hành, chưa bao quát hết các em học sinh trong lớp.
Tôi chưa khai thác tư duy, sáng tạo của học sinh.
Tôi chưa làm cho học sinh say mê, hứng thú ham thích với mơn học.
Các em học sinh còn nhỏ nên ham chơi chưa thấy được tầm quan trọng
của môn học này. Bởi vậy, còn lơ là, chưa tập trung chú ý vào bài học.
2.3.2. Nguyên nhân khách quan
Trong những năm gần đây, Tin học được đưa vào các bậc học từ tiểu học,
trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Khi mới làm quen với máy tính, học
sinh tỏ ra rất hào hứng vì đây là mơn học trực quan sinh động, hiện đại và mang
6


tính thực tế cao. Tuy nhiên sau một thời gian, khi kiến thức mới trở nên khó hơn
thì học sinh lại có thái độ thờ ơ, lơ là trong việc học cũng như vận dụng vào
cuộc sống hằng ngày.
Các em chưa được tiếp xúc nhiều với máy tính, do ở trường các em chỉ
được học 2 tiết/tuần về nhà nhiều gia đình khơng có máy tính.
Đa số phụ huynh học sinh chưa quan tâm về thời gian cũng như các tài
liệu liên quan về mơn Tin học nên cịn phó mặc cho tôi giảng dạy môn học này.
3. Đề xuất các biện pháp giúp nâng cao chất lượng môn Tin học ở trường
Tiểu học
3.1. Biện pháp thứ nhất: Chuẩn bị phịng máy trước giờ dạy
Người quản lí phịng máy trực tiếp và thường xuyên là giáo viên Tin học.
Trước mỗi giờ thực hành, giáo viên cần đến trước để kiểm tra phịng máy, các
thiết bị điện, màn hình, cây máy tính, sự hoạt động của máy tính, bàn ghế ngồi
học… đảm bảo cho một tiết dạy thực hành được ổn định, an tồn với tất cả học
sinh. Khơng chỉ thế, kỹ năng tổ chức, bảo quản, bảo dưỡng để các thiết bị máy

tính ít hư hỏng, tiết kiệm thời gian và ít tốn chi phí cho nhà trường cũng vơ cùng
quan trọng với giáo viên Tin học.
Để có một tiết thực hành đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng nhiều đến
học sinh thì tất cả các máy trong phịng phải hoạt động tốt. Thế nhưng trong quá
trình sử dụng máy tính, chúng ta vẫn thường xuyên gặp phải những lỗi hệ thống
từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất thường như: treo máy, khởi động lại,
thậm chí tắt luôn không khởi động được…làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy.
Vì vậy, giáo viên Tin học cần phải nắm bắt một số những thủ thuật cơ bản nhất
để xử lí kịp thời. Giáo viên cần xác định nguyên nhân sự cố để tìm ra cách giải
quyết, xử lí, cụ thể:
- Kiểm tra tất cả các cáp (cáp nguồn, cáp dữ liệu…) để chắc chắn là mọi
thứ đã được gắn chặt và đúng cách.
- Kiểm tra lại những phần mềm hay phần cứng được cài đặt gần đây: Nếu
sự cố xảy ra ngay sau vừa cài đặt một phần cứng hay chương trình phần mềm,
7


gỡ bỏ chúng ra và khởi động trở lại. Nếu máy tính vẫn hoạt động bình thường
thì đó chính là nguyên nhân. Còn việc cài đặt lại sẽ thực hiện sau.
- Kiểm tra nhiệt độ thùng máy, quạt chip và các quạt tản nhiệt: Sự quá
nhiệt là một nguyên nhân thường xảy ra do sự hoạt động kém của các quạt giải
nhiệt, các loại bụi bẩn bám trong thùng máy, chip máy tính. Nếu thấy bên trong
thùng máy có nhiều bụi bẩn bám vào, cần báo vệ sinh cho nhân viên bảo trì. Nếu
quạt chíp khơng hoạt động có thể rút cáp và cắm lại.
- Kiểm tra lại bộ nhớ Ram: Đây là nguyên nhân chủ yếu thường gặp mỗi
khi máy không khởi động được hoặc bị lỗi bất thường khi đang hoạt động. Nếu
phát hiện ra bộ nhớ có vấn đề, hãy tháo các thanh Ram ra, lau sạch chân thanh
Ram và gắn lại thật chặt, hoặc lần lượt gắn từng thanh Ram ở các vị trí khác
nhau để kiểm tra.
- Cài đặt máy tính với đầy đủ phần mềm học tập, phần mềm diệt Virus

cho học sinh rồi đóng băng ổ C lại bằng phần mềm Deep Freeze giúp giảm việc
hỏng máy do virut hay những lỗi học sinh vơ tình xóa dữ liệu trong ổ C.
- Thường xuyên hướng dẫn học sinh vệ sinh phòng máy, phân cơng mỗi
lớp một tuần phụ trách vệ sinh phịng máy dưới sự chỉ đạo của giáo viên, giáo
dục học sinh ý thức bảo vệ của công và ý thức giữ gìn máy tính trong phịng Tin
học đồng thời giảm việc hỏng máy tính do bụi bẩn.
Ví dụ: Trong bài “ Bắt đầu làm việc với máy tính” sách Hướng dẫn tin
học lớp 3 khi giáo viên hướng dẫn học sinh cách tắt máy an tồn khơng nên áp
đặt học sinh phải nắm được bài ngay mà phải khơi dậy sự tích cực, tự giác hoạt
động của học sinh bằng cách nêu ra các trường hợp để học sinh giải quyết:
+ Nếu khơng làm việc với máy tính nữa em cần làm gì?
+ Nếu khơng tắt máy mà cứ để máy hoạt động suốt cả ngày thì có ảnh
hưởng gì?
+ Vậy em tắt máy bằng cách nào?
Khi đưa ra những câu hỏi như thế này sẽ tạo ra khơng khí sơi nổi trong
tiết học. Học sinh được nêu ý kiến của bản thân như tắt máy bằng cách rút dây
nguồn, dùng nút Power trên thân máy, tắt bằng chuột, bằng bàn phím.
8


Sau đó giáo viên nêu ví dụ liên hệ đến các cách tắt máy trên để học sinh
đưa ra được ưu và khuyết điểm, rút ra kết luận cách tắt máy thế nào là nào an
toàn nhất: Với cách tắt máy rút dây cắm nguồn hoặc tắt nút Power trên thân máy
khi máy tính đang hoạt động giáo viên có thể cho học sinh liên hệ đến thực tế
một chiếc xe đang chạy với tốc độ cao nếu thắng dừng đột ngột sẽ như thế nào?
Học sinh trả lời được câu hỏi này sẽ trả lời được câu hỏi trước đó. Vậy cách tắt
máy nào là an tồn nhất, ít làm hư hỏng máy tính? Giáo viên nhận xét: Em tắt
máy bằng chuột và bàn phím là quan trọng nhất
Tóm lại: Là giáo viên Tin học, cơng việc chính là giảng dạy. Nhưng nếu
giáo viên có thể khắc phục được những sự cố nhỏ một cách kịp thời sẽ đem lại

hiệu quả lớn trong quá trình nâng cao chất lượng giờ thực hành, tiết kiệm thời
gian bảo trì. Khi các em được thực hành đủ thời gian, các em sẽ tiếp thu bài tốt,
hứng thú thực hành tìm kiếm kiến thức và không gây mất trật tự ảnh hưởng đến
những người xung quanh.
3.2. Biện pháp thứ hai: Chuẩn bị chu đáo bài dạy trước khi lên lớp.
Giáo viên phải có nội dung dạy học cụ thể, rõ ràng. Ý tưởng xây dựng bài
phải phong phú, đa dạng giúp học sinh phấn khích, hứng thú khi tham gia vào
tiết học và tiếp thu một cách tốt nhất. Do đặc thù của mơn Tin học là lĩnh vực
địi hỏi sự gắn kết giữa lý thuyết và thực hành nên ngay cả với những bài đơn
giản tôi cũng phải chuẩn bị thật chu đáo. Ngay trong hè, trước khi bắt đầu vào
năm học tôi đã cài đặt tất cả các phần mềm học tập cho học sinh vào máy tính để
tránh mất thời gian trong tiết học. Tôi cũng sử dụng các phần mềm này nhiều lần
để có thể nhận biết được các lỗi mà học sinh dễ gặp trong lúc thực hành. Tôi
luôn định hướng sử dụng các phương pháp dạy học:
+ Học tập trong hoạt động và dạy học sinh thói quen học tập tích cực, tự
giác.
+ Học lý thuyết phải gắn liền với thực hành.
+ Giáo dục gắn liền với thực tế cuộc sống.
Thời gian gần đây, việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã được hưởng
ứng rất mạnh, phong trào thi đua soạn bài giảng điện tử để đổi mới cách dạy và
9


học đang được hưởng ứng rất tích cực. Đây là phương tiện hiệu quả nhất để
truyền đạt kiến thức một cách nhanh nhất nhằm nâng cao chất lượng học sinh
trong nhà trường. Muốn đổi mới dạy và ứng dụng CNTT trong nhà trường, trước
hết tôi thấy người giáo viên cần phải tự đổi mới bản thân, đổi mới cách dạy học,
cần phải có năng lực sử dụng CNTT, xây dựng các phương án để kiểm tra kiến
thức của học sinh. Người dạy cần có kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy
học nhằm thực hiện tốt các ý tưởng sư phạm. Đồng thời, nhà trường cũng cần

tạo điều kiện về cơ sở vật chất để việc ứng dụng CNTT vào dạy học của giáo
viên được thực hiện một cách tốt nhất. Hơn nữa để soạn một bài giáo án điện từ,
tôi thấy giáo viên phải mất rất nhiều cơng sức, thời gian. Do đó yếu tố quyết
định đến hiệu quả sử dụng CNTT vào dạy học vẫn là bản thân người giáo viên
đó có quyết tâm thực hiện hay khơng? Nếu có quyết tâm thì trong bất kì hoàn
cảnh nào chúng ta cũng làm được. Trước mỗi bài dạy, tôi chuẩn bị soạn giảng
chu đáo bằng việc sử dụng phần mềm trình chiếu Microsoft Power Point. Đây là
phần mềm sử dụng để thiết kế và trình bày bài giảng trên các slide. Mỗi slide có
thể chứa nhiều dạng thơng tin khác nhau như: chữ, hình ảnh, âm thanh, tranh vẽ
có thể chuyển động được. Nhờ vậy mà bài giảng của tôi rất phong phú và sinh
động. Tuy nhiên để có thể có được một bài giảng chất lượng, vừa thể hiện được
nội dung, vừa đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật, các slide trình chiếu cần được
thiết kế cẩn thận và phù hợp với bài học và ý tưởng sư phạm. Tơi mạnh dạn đưa
ra các bước trình tự để có được một bài giảng vừa ý:
Bước 1: Chuẩn bị nội dung và thơng tin cần trình bày trên các slide theo
trình tự của bài giảng.
Bước 2: Phân chia nội dung và thơng tin cần trình bày trong mỗi slide.
Bước 3: Chuẩn bị các minh họa cho nội dung như: hình ảnh, video, hoạt
hình, các mơ hình, âm thanh, … bằng các công cụ phần mềm khác
Bước 4: Sử dụng phần mềm trình chiếu Power point để tích hợp các nội
dung trên vào các slide
Bước 5: Quy định cách hiển thị thông tin trong mỗi slide
10


Bước 6: Quy định hình thức chuyển đổi giữa các slide, các hiệu ứng cho
mỗi đối tượng. Tránh sử dụng quá nhiều hiệu ứng sẽ gây ra sự rối rắm trong bài
giảng làm phân tán sự tập trung của các em học sinh.
Bước 7: Viết thơng tin giải thích cho mỗi slide.
Bước 8: In các nội dung liên quan đến bài giảng.

Bước 9: Trình diễn thử, chỉnh sửa và đưa vào sử dụng.
Tôi luôn xác định những nội dung trong các slide chỉ là dàn ý, trong q
trình dạy tơi vẫn sử dụng kết hợp với bảng lớn, các phương pháp dạy học một
cách tích cực để tăng cường tính chủ động của học sinh trong quá trình dạy học.
Trong sách giáo khoa có những thuật ngữ khiến học sinh khó hiểu, tơi phải đọc
mẫu, giới thiệu cách đọc và hướng dẫn cho học sinh đọc theo.
Ví dụ: Cách đọc các thuật ngữ: Mario, Paint, Bloos, Powerpoint
Ngay từ bài học đầu tiên, tôi chỉ cho học sinh nhận biết được các bộ phận
của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát
trực tiếp ngay trong giờ lý thuyết và qua các tranh ảnh minh họa.

Ví dụ: Bài “Chuột máy tính” sách Hướng dẫn tin học lớp 3

11


Khi giới thiệu con chuột, tôi giới thiệu những chuột thường dùng và phổ
biến hiện nay: chuột có dây, chuột không dây, chuột quang, chuột bi …. Tôi sẽ
mô tả chuột máy tính, dù mẫu mã hay kích thước, màu sắc khác nhau như thế
nào thì chuột máy tính vẫn có cấu tạo giống nhau: trên thân chuột có những nút
nào, quan sát các nút đó? Tay và ngón tay đặt như thế nào để có thể sử dụng dễ
dàng? Học sinh quan sát chuột, quan sát thao tác hướng dẫn của cô giáo.

Tôi luôn kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không
xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì thực hành mới tốt được cũng như khi học sinh
thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh sử dụng chuột để khởi động phần mềm,
ngoài thao tác: Nháy đúp chuột lên biểu tượng của phần mềm có những học sinh
sử dụng chuột chưa thành thạo, việc nháy đúp chuột cịn khó khăn tơi sẽ hướng
dẫn các em có thể sử dụng 1 cách khác: Nháy chuột vào biểu tượng phần mềm

rồi nhấn phím Enter. Khi đó việc khởi động phần mềm sẽ được thực hiện một
cách dễ dàng hơn.
Ngoài các thao tác, hướng dẫn trong sách giáo khoa tơi ln tìm tịi thêm
các cách khác để truyền đạt đến các em làm sao giúp các em dễ hình dung, dễ
tưởng tượng, dễ thao tác nhất. Để các em cảm thấy mơn Tin học khơng hề khó,
12


khi thực hiện được các em sẽ thấy yêu thích mơn học, tự tin hơn vào khả năng
của bản thân.
Ví dụ: Ở bài Thư mục. Khái niệm về thư mục, tệp rất trừu tượng. Là
những thuật ngữ mà các em được nghe lần đầu. Tơi sẽ lấy các ví dụ gần gũi
trong đời sống hằng ngày để các em dễ hình dùng sau đó mới chốt kiến thức về
thư mục và tệp. Bút, tẩy, thước…..là những đồ vật không thể chứa được gì bên
trong nó vậy gọi theo Tin học nó là tệp bút, tệp tẩy, tệp thước…. Khi sử dụng
máy tính chúng ta sẽ tạo ra rất nhiều các tệp như tệp văn bản, tệp hình ảnh, tệp
chương trình…. Hộp bút có thể chứa được bút, tẩy, thước… vậy ta gọi hộp bút
là thư mục. Cặp sách có thể chứa được sách, vở, hộp bút… ta gọi cặp sách là thư
mục, hộp bút là thư mục con, sách, vở là tệp. Vậy Thư mục có thể chứa gì bên
trong nó? Rút ra kết luận: Thư mục có thể chứa được thư mục con và tệp. Sau đó
gọi học sinh lấy thêm các ví dụ để đánh giá độ hiểu bài của các em.
Lớp 4 và 5: Lúc này các em đã được hiểu biết nhiều hơn về máy tính nên
giáo viên sẽ có những yêu cầu cao hơn. Học sinh phải nắm được cách sắp xếp
thông tin theo hệ thống của máy tính. Biết cách sắp xếp và tìm kiếm thơng tin.
Ví dụ: Lớp 5 giáo viên u cầu mỗi học sinh phải tạo được cho mình một
thư mục riêng để khi lưu các tài liệu sẽ được đưa về một chỗ, các bài làm của
các em sẽ được sắp xếp ngăn nắp hơn, dễ tìm kiếm hơn và lưu có hệ thống hơn.
Ví dụ: Khi học bài “ Các thao tác với tệp” sách Hướng dẫn Tin học lớp 4.
Giáo viên dạy phần lưu văn bản, mở văn bản. Khi học lý thuyết học sinh mới chỉ
hiểu là lưu văn bản vào trong máy là để văn bản đó khơng bị mất đi, có thể mở

ra được. Nhưng đến khi thực hành học sinh mới thực sự hiểu rằng khi lưu văn
bản đó ln ln được lưu trữ và tồn tại trong máy, có thể mở ra bất cứ lúc nào
để chỉnh, xem và chỉnh sửa.
Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của mơn tin học áp dụng
vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi
học thực hành của hiệu quả hơn.

13


Giáo viên nên sử dụng đồ dùng trực quan bằng máy tính kết nối với tivi
hoặc mành chiếu, thao tác trên máy tính. Giáo viên hướng dẫn trực tiếp học sinh
trên máy
Tệp: Khi em lưu bài thơ soạn thảo
bằng Word hay bức tranh vẽ bằng
chương trình Paint, hình ảnh chụp,
báo cáo bằng Excel,… thơng tin đó
được ghi trên đĩa cứng, USB, thiết bị
nhớ flash,… thành 1 tệp. Mỗi tệp có
1 tên. Mỗi tệp sẽ là 1 biểu tượng.
Tệp có thể là chương trình máy tính

Thư mục

hoặc dữ liệu.

Thư mục: Là nơi chứa các tệp có
tác dụng quản lí dữ liệu. Trong thư
mục có thể chứa các thư mục khác
gọi là thư mục con. Mỗi thư mục

cũng có 1 tên.

3.3. Biện pháp thứ ba: Giáo dục ý thức và tạo tâm lí thoải mái cho học sinh
3.3.1. Giáo dục ý thức cho học sinh, tạo cho học sinh sự nghiêm túc khi tham
gia học tập môn học.
Đối với các em học sinh tiểu học, lần đầu tiên được học môn Tin học, và
lần đầu được tiếp xúc với máy tính trên trường. Để có thể đạt được kết quả cao
trong tiết học đầu tiên cũng như tiền đề cho các tiết học về sau, tôi đã giáo dục ý
thức học tập cho các em, tạo ra sự nghiêm túc cũng không kém phần hứng thú,
đạt hiệu quả cao trong học tập. Đầu năm học, tôi quy định rõ khi học sinh tham
gia học mơn Tin học cần có ý thức nghiêm túc, trong giờ các em không tham
14


các hoạt động nào, hoặc những việc làm không theo yêu cầu của giáo viên.
Ví dụ: Khi học sinh vào phịng Tin học, tơi đưa ra những u cầu về nội
quy phòng Tin học như sau:
+ Học sinh ngồi theo sự sắp xếp của giáo viên, học tập theo hướng dẫn của
giáo viên;
+ Không xả rác, ăn kẹo hoặc uống nước trong phòng Tin học;
+ Thực hành khởi động máy tính khi có u cầu;
+ Trước khi ra về, tắt máy tính đúng hướng dẫn, để ghế ngồi của mình gọn
gàng, cũng như bàn phím và chuột phải ngăn nắp.

Hình ảnh các em học sinh trong giờ Tin học
Tất cả những nội quy này giúp các em có được ý thức nghiêm túc trong giờ
học, bảo vệ tài sản chung. Tôi luôn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để nhắc
nhở, giúp các em tiến bộ. Trong giờ dạy tôi liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế
đề học sinh thấy được các ứng dụng của CNTT và tầm quan trọng của môn Tin
học trong thực tiễn cuộc sống.

15


Ví dụ: Trong bài học “Người bạn mới của em” sách Hướng dẫn Tin học
lớp 3 học sinh biết được những lợi ích mà máy tính mang lại khi thực hiện công
việc ở các cơ quan, bệnh viện, trường học, cửa hàng, siêu thị,…Máy tính có thể
nhanh chóng thực hiện chính xác các cơng việc như tính tiền, in ấn văn bản, tính
tốn tiền lương, rút tiền tự động ở cây ATM trong ngân hàng, mượn sách thư
viện, tổng kết điểm giữa kì, cuối kì ở trường học.
Khi đó tơi đưa ra vấn đề cho học sinh thảo luận: Nếu khơng có máy tính thì
những cơng việc đó con người chúng ta có thể xử lý được khơng? Tơi khẳng
định với học sinh là hoàn toàn được nhưng sẽ rất mất thời gian và độ chính xác
khơng cao. Chính vì những ứng dụng này giúp học sinh hiểu hơn về CNTT
trong đời sống. Và khi học sinh biết được những thiết bị có bộ xử lý giống như
máy tính trong gia đình, ngồi đường phố, ở cơ quan như: điện thoại di động, tủ
lạnh, ti vi, máy giặt, máy điều hịa, đèn điều khiển giao thơng, máy qt, … để
các em thấy được sự cần thiết của các thiết bị đó như thế nào trong cuộc sống
hiện đại.
3.3.2. Tạo tâm lí thoải mái cho học sinh
Một trong những yếu tố khiến các em khơng có hứng thú khi tiếp xúc với
bộ môn là do giáo viên tạo áp lực cho học sinh. Một số giáo viên ln địi hỏi
cao q so với năng lực vốn có của các em mà khơng tìm hiểu xem liệu các em
có thể đáp ứng được những u cầu đó khơng. Chính vì vậy mà ngay từ khi tiếp
xúc với các em tôi đã tạo cho các em tâm lí thoải mái, vui vẻ, thân thiện trong
các hoạt động dạy và học. Làm sao để có thể cho học sinh thấy được “mỗi ngày
đến trường là một ngày vui”.
Ví dụ: Trước khi bắt đầu giờ dạy, tơi ln cho học sinh khởi động bằng
nhiều trị chơi khác nhau, hoặc có thể bật màn hình chiếu để các em có thể nhảy
theo vũ điệu hiện đại như bài Ghen cô vy, Baby shark, Aram sam sam … các em
vừa được khởi động vừa được khắc sâu việc rửa tay phòng ngừa dịch bệnh covid

– 19.

16


Hình ảnh các em học sinh khởi động trước tiết học
Trong các tiết học, tơi tạo ra bầu khơng khí nhẹ nhàng, thân thiện, giúp lớp
học trở nên thoải mái, làm giảm khoảng cách giữa cơ và trị.
+ Giúp học sinh cảm thấy yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè thầy cô, tự tin
thể hiện bản thân trước lớp.
+ Giáo viên khơi dậy tình cảm bạn bè giữa các nhóm bằng cách tạo ra các
nhiệm vụ nhóm, xây dựng cây tình bạn.
+ Khuyến khích các em tham gia hoạt động, nhận xét các bạn của mình
theo hướng động viên tránh chê bai, dè bỉu khi các bạn thực hiện chưa tốt.
Trong q trình dạy, giáo viên phải có thái độ nhẹ nhàng khi học sinh mắc
khuyết điểm, xử lý tốt các tình huống sư phạm xảy ra bất ngờ. Bên cạnh đó, tơi
cũng kịp thời động viên đúng lúc, đúng chỗ đối với từng học sinh và có những
biện pháp cụ thể để hạn chế những học sinh chưa hoặc không làm bài tập.
Giáo viên khi đánh giá nhận xét học sinh phải công bằng, khách quan, công
khai kết quả trong các giờ kiểm tra và nhận xét bài làm của các em. Không nên
đánh giá quá thấp sẽ gây ra tình trạng chán nản ở các em.
Giáo viên phải có kiến thức vững vàng để giải đáp thắc mắc một cách
thuyết phục, khuyến khích các em mạnh dạn hỏi khi chưa hiểu bài. Xây dựng
cho các em thói quen học tập tích cực xây dựng bài, động viên kịp thời những
17


×