Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng HĐGD ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.91 KB, 35 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lóp trong truờng tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí
3. Tác giả: Họ và tên : Đinh Thị Chinh

( nữ)

Ngày tháng/năm sinh: 25/01/1974
Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu Học
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng, Trường Tiểu học Thái Học
Điện thoại: 01667 980 187
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ( không )
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Trường Tiểu học Thái Học
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Nhà trường có TPT Đội, có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt
động GDNGLL.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trách nhiệm, có đủ các loại hình giáo viên.
- BGH nhà trường quan tâm tạo điều kiện
- Hội phụ huynh học sinh quan tâm.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014- 2015

TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Đinh Thị Chinh

TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1




1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Như chúng ta đã biết, học sinh đến trường không chỉ học tập các môn học
mà còn tham gia vào các hoạt động tập thể nói chung. Hoạt động học tập và hoạt
động GDNGLL là hai mặt quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau, thúc đẩy lẫn nhau
cùng phát triển trong toàn bộ quá trình phát triển chung của trẻ. Hoạt động
GDNGLL đáp ứng những yêu cầu, quyền lợi của trẻ. Đây cũng là con đường giúp
trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân cách. Hoạt động GDNGLL ở trường
Tiểu học là môi trường nuôi dưỡng và phát triển tính chủ động, tích cực, độc lập
và sáng tạo của học sinh. Tổ chức hiệu quả nhiệm vụ học tập – dạy học và kế
hoạch hoạt động GDNGLL là điều kiện cần và đủ để nhà trường tiểu học hoàn
thành tốt mục tiêu giáo dục của mình trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại
hoá hiện nay.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
- Sáng kiến có thể áp dụng trong tất cả các trường tiểu học trong suốt năm
học, với điều kiện nhà trường có Tổng phụ trách Đội, một số trang thiết bị phục
vụ cho hoạt động Đội như âm li, loa đài, trống ....
3. Nội dung sáng kiến:
3.1. Tính mới, tính sáng tạo:
Sáng kiến đã thể hiện được tính mới, tính sáng tạo là trong quá trình tổ chức
các hoạt động đã áp dụng được mô hình trường học mới VNEN, phát huy được
tính chủ động, sáng tạo của học sinh, vai trò tự quản của học sinh. Tạo điều kiện
cho các em phát triển phẩm chất và năng lực. Học sinh được hoạt động nhóm biết
cách cùng hợp tác để giải quyết vấn đề. Sự phối kết hợp của cha mẹ học sinh trong
các hoạt động đã thể hiện được sự quan tâm của xã hội tới giáo dục, đồng thời
giúp cho giáo viên thực hiện tốt hơn công tác đánh giá học sinh theo tinh thần của
TT 30.
3.2 Khả năng áp dụng của sáng kiến
2



Nội dung chủ yếu của sáng kiến là đưa ra một số biện pháp chỉ đạo nâng
nhằm cao chất lượng hoạt động giáo GDNGLL trong trường tiểu học có tính khả
thi, có khả năng áp dụng rộng rãi như:
+ Biện pháp quán triệt nhận thức: áp dụng trong tuyên truyền GV, HS, Phụ
huynh
+ Biện pháp xây dựng kế hoạch: Áp dụng cho tổ trưởng CM, TPT, BGH
+ Biện pháp tổ chức hoạt động thường xuyên hàng ngày: áp dụng cho GV,
TPT..
+ Biện pháp tổ chức hoạt động hàng tuần ( chào cờ, sinh hoạt): áp dụng cho
GV, HS, TPT
+ Biện pháp tổ chức các hoạt động 4 tiết / tháng ( mít tinh kỉ niệm, giao lưu,
các hội thi, lễ dâng hương tưởng niệm, ngoại khóa....): áp dụng cho BGH, TPT,
TTCM...
+ Biện pháp kiểm tra đánh giá: BGH, TPT, TTCM
+ Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: BGH.....
3.3 Lợi ích thiết thực của sáng kiến:
- Tạo nhiều sân chơi bổ ích cho học sinh, giúp các em tự tin bộc lộ khả
năng của mình, giúp học sinh phát triển toàn diện.
- Huy động được sự quan tâm ủng hộ của các tổ chức đoàn thể trong và
ngoài nhà trường đặc biệt là sự quan tâm của cha mẹ học sinh.
- Góp phần thực hiện tốt các phong trào thi đua của ngành đề ra.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Sáng kiến đã giúp cho việc chỉ đạo và tổ chức các hoạt động GDNGLL
được bài bản, khoa học mang tính thiết thực cao.

3



Việc xây dựng kế hoạch một cách thống nhất và thành lập ban chỉ đạo,
phân công nhiệm vụ cụ thể đã phát huy được vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân,
tổ chức trong và ngoài nhà trường
Thông qua các hình thức tổ chức các hoạt động đã phát huy hiệu quả mô
hình trường học mới VNEN
Thông qua việc tham gia các hoạt động của học sinh đã giúp giáo viên có cơ
sở đánh giá học sinh theo đúng tinh thần của thông tư 30/2014.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng, hoặc mở rộng sáng kiến.
2.1 Với nhà trường:
- Làm tốt công tác tuyên truyền hoạt động GDNGLL tới GV, HS và các
tầng lớp nhân dân địa phương.
- Nhà trường, TPT Đội, các tổ chuyên môn cần có kế hoạch hoạt động
GDNGLL cụ thể cho cả năm học, từng tháng.
- Phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm, Đoàn - Đội và chuyên
môn để có sự thống nhất trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên
lớp.
- Huy động sự hỗ trợ của hội cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, các cá
nhân và tập thể trong các hoạt động GDNGLL….
2.2 Đối với địa phương
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho nhà trường.
- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức trách nhiệm cho nhân dân trong việc
phối hợp với giáo viên và nhà trường trong các hoạt động giáo dục.
2.3 Với cấp trên ( Phòng Giáo dục, Hội đồng Đội các cấp)
- Có đủ các loại hình giáo viên cho các nhà trường.
- Tổ chức các buổi tập huấn cho cốt cán và giáo viên các nhà trường đặc
biệt là TPT Đội
- Hỗ trợ thêm các thiết bị phục vụ cho hoạt động GDNGLL
4



MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1 Lí do viết sáng kiến
Thực hiện nghị quyết Trung ương VIII của BCH Trung ương khóa XI về
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục với mục tiêu phát triển toàn diện năng lực
và phẩm chất người học. Giáo dục và đào tạo phải tạo ra những con người có
phẩm chất, năng lực cần thiết như trung thực, nhân văn, tự do sáng tạo, có hoài
bão và lí tưởng phục vụ Tổ quốc, cộng đồng; đồng thời phải phát huy tốt nhất tiềm
năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước và
làm chủ xã hội; có hiểu biết và kĩ năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả.
Theo tinh thần ấy, năm học 2014 - 2015 bên cạnh việc áp dụng đổi mới
đánh giá học sinh Tiểu học theo thông tư 30, ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tiếp tục thực hiện nội
dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành, tăng cường giáo dục
đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.... Để học sinh được phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất thì ngoài hoạt động học tập các môn học trên lớp, hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( GDNGLL) trong trường Tiểu học sẽ giúp các
được củng cố, mở rộng, khắc sâu một số kiến thức cơ bản đã được học qua các
môn văn hoá, rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, phát triển nhận thức về một số
lĩnh vực đời sống xã hội phù hợp với lứa tuổi. Thông qua các hoạt động này, hình
thành cho học sinh những kỹ năng hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp ở mức độ
phù hợp với lứa tuổi, bao gồm các kỹ năng hợp tác, kỹ năng ra quyết định và giải
quyết vấn đề, kỹ năng kiên định, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó với căng
thẳng; giúp các em biết vận dụng, thực hành những kiến thức đã học vào thực tiễn
cuộc sống như biết tự trọng, tự tin, làm chủ được bản thân, có trách nhiệm với bản
thân, gia đình và tập thể; có hứng thú, tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong
các hoạt động tập thể của lớp, trường. Có thể nói Hoạt động GDNGLL là sự nối
tiếp bổ sung hoạt động trên lớp, là con đường gắn lý luận với thực tiễn, tạo ra sản
5



phẩm đáp ứng mục tiêu của xã hội và đáp ứng mục tiêu tiêu giáo dục Tiểu học:
“Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng
cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. Đó cũng là mục tiêu của mỗi nhà
trường, mỗi giáo viên đang hàng ngày miệt mài phấn đấu để đạt được.
Đối với trường Tiểu học.....của tôi, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
được BGH nhà trường đặc biệt quan tâm, thông qua các hoạt động như mít tinh kỉ
niệm các ngày lễ, tham quan ngoại khóa, Hội thi tiếng hát dân ca, giao lưu.... đã
làm cho học sinh thêm yêu trường mến lớp, phụ huynh phấn khởi vì con em mình
được bộc lộ năng khiếu, phát triển năng lực, khả năng sáng tạo. Ngoài ra còn tạo
nên sự gắn bó giữa phụ huynh với nhà trường, huy động được sự quan tâm ủng hộ
của phụ huynh với công tác giáo dục.
1.2.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1.2.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo viên và học sinh trường tiểu học....
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu :
- Nhiệm vụ năm học 2014- 2015 của BGD, SGD, PGD
- Kế hoạch hoạt động GDNGLL trong trường Tiểu học.....
- Một số chương trình hoạt động GD NGLL trong trường tiểu học
1.2.3. Phạm vi thể hiện
Sáng kiến được thể hiện gần 30 trang với nội dung chủ yếu là đưa ra một số
biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Để giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng chỉ đạo hoạt động GDNGLL cho
học sinh tiểu học, tôi đã tiến hành nghiên cứu:
+ Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học.

6



+ Nghiên cứu thực trạng của hoạt động GDNGLL trong nhà trường tiểu
học.
+ Đưa ra một số giải pháp chỉ đạo và thực hiện hoạt động GDNGLL
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đọc tài liệu.
- Phương pháp đàm thoại: Tham khảo đồng nghiệp, hỏi ý kiến cấp trên, lắng
nghe và rút kinh nghiệm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. C¬ së lÝ luËn:
Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động
GDNGLL.Trong Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo quyết định 51/
2007 / QĐ - BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ GD - ĐT, tại điều 26 có
nêu : “Hoạt động GDNGLL bao gồm các hoạt động: sinh hoạt tập thể, hoạt động
ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn
hóa, hoạt động bảo vệ môi trường, lao động công ích, các hoạt động xã hội, hoạt
động từ thiện ...” phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
Mặt khác, học sinh tiểu học là lứa tuổi ngây thơ, hồn nhiên, sống bằng tình
cảm. Vì thế mà hoạt động ngoài giờ lên lớp lại càng cần thiết và quan trọng nhằm
giúp trẻ làm quen với các hoạt động tích lũy dần dần những kinh nghiệm thực tiễn
của cuộc sống.
Thông qua hoạt động giáo dục GDNGLL đã củng cố, mở rộng, khắc sâu
kiến thức cơ bản của các môn học cho học sinh. Tăng cường tinh thần đoàn kết,
giúp đỡ nhau, thi đua nhau học tập tốt hơn. Rèn luyện phẩm chất, hình thành nhân
cách, phát triển tài năng, xu hướng nghề nghiệp cho học sinh để học sinh có niềm
tin và hành động theo những chuẩn mực đạo đức. Hoạt động GDNGLL còn tạo
điều kiện cho học sinh hoà nhập cuộc sống với cộng đồng xã hội, rèn luyện một số
kĩ năng giao tiếp, ứng xử, tự quản, tự tổ chức các hoạt động của cá nhân và tập
thể......

7


Như vậy hoạt động gíáo dục GDNGLL có một vị trí rất quan trọng trong
hoạt động giáo dục của học sinh, nó là một bộ phận cấu thành trong hoạt động
giáo dục trẻ em một cách toàn diện chứ không phải là hoạt động "phụ khoá" trong
nhà trường Tiểu học. Hoạt động giáo dục NGLL là cầu nối tạo nên mối quan hệ
hai chiều giữa nhà trường và xã hội. Qua đó, nhà trường phát huy được vai trò tích
cực đối với xã hội và ngược lại huy động được sức mạnh của xã hội tham gia phát
triển nhà trường và giáo dục học sinh.
Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp thực sự là cần thiết, là một bộ phận không thể thiếu của quá trình sư phạm
tổng thể của trường tiểu học nói riêng và ở trường phổ thông nói chung. Để đạt
được yêu cầu thì đòi hỏi người quản lí giáo dục phải quan tâm đến việc chỉ đạo
các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường, một hoạt động có vai trò quyết
định đến kết quả giáo dục đào tạo của nhà trường. Chính vì thế mà tôi đã chỉ đạo
thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có nội dung, kế hoạch, biện pháp
và các phương pháp đa dạng phong phú, góp phần thực hiện mục tiêu, yêu cầu
giáo dục của Đảng và Nhà nước đã đề ra làm cho các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp của nhà trường đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tạo được sự phấn
khởi, tự tin của học sinh khi tham gia.
3. Thực trạng của vấn đề
3.1. ThuËn lîi
Hoạt động GDNGLL ở các trường Tiểu học trong Thị xã nói chung và
trường chúng tôi nói riêng trong những năm qua có nhiều chuyển biến rõ nét, đã
được BGH nhà trường, đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm và có các
giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo
giáo dục và phối hợp giáo dục của các cấp các ngành cũng đã đề cập nhiều đến
việc tổ chức hoạt động GDNGLL. Đặc biệt từ năm học 2008- 2009 đến nay khi
Bộ GD-ĐT phát động phong trào thi đua ‘‘Xây dựng trường học thân thiện, học

sinh tích cực’’ thì việc đầu tư cho hoạt động GDNGLL, việc gắn giáo dục với
8


cộng đồng đã được chú trọng nhiều hơn. Trong nhà trường, hoạt động GDNGLL
không còn là riêng hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội mà là hoạt động chỉ đạo trực
tiếp của BGH, các tổ chuyên môn.
Nhà trường có đầy đủ các loại hình giáo viên: ngoại ngữ, tin học, âm nhạc
(TPT), thể dục Đó là thuận lợi rất lớn trong chuyên môn cũng như chỉ đạo các
hoạt động GDNGLL.
Học sinh ngoan ngoãn, yêu thương đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Nhà trường có các phòng chức năng như Phòng Tin học, phòng nghệ thuật,
phòng đọc cho giáo viên và học sinh, có đầy đủ hệ thống loa máy, máy chiếu đa
năng ...phục vụ tốt cho các hoạt động.
Nhà trường đã có nhiều năm tổ chức cho 100% học sinh học 2 buổi / ngày.
3. 2 Khó khăn
Thực tế cho thấy, việc thực hiện hoạt động NGLL trong các nhà trường nói
chung, và trường chúng tôi nói riêng bước đầu còn gặp nhiều khó khăn như :
- Nhận thức của cán bộ quản lí và một bộ phận giáo viên trong trường về
vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục GDNGLL chưa đầy đủ.
- Kiến thức của giáo viên về hoạt động GDNGLL còn hạn hẹp, phối hợp
các hoạt động cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm chưa được tích cực và thường
xuyên.
- Cơ sở vật chất đầu tư cho các hoạt động chưa đáp ứng đủ : thiếu phòng đa
năng, bể bơi, sân bóng chưa đủ diện tích, ...
- Học sinh nhanh nhạy nhưng do tính hiếu động nên còn gặp khó khăn trong
tổ chức, chỉ đạo.
- Sự phối hợp tham gia của cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội trong và
ngoài nhà trường còn có mức độ.
- Nhiều hoạt động GDNGLL có lúc chưa được duy trì thường xuyên, hình

thức tổ chức hoạt động chưa phong phú dẫn đến hiệu quả chưa cao. Chính vì thế
9


dẫn đến việc đánh giá năng lực của các em có lúc chưa sát thực tế hoặc chưa đầy
đủ.
Làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL trong nhà trường,
gắn giáo dục nhà trường với cộng đồng, thực hiện tốt các phong trào thi đua của
ngành đề ra Đó là những trăn trở suy nghĩ của tôi trong công tác chỉ đạo.
Với những thực trạng trên tôi đã chọn viết sáng kiến : « Một số biện pháp
chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường
tiểu học »
Là cán bộ quản lí trực tiếp chỉ đạo các phong trào, hội thi, các hoạt động
GDNGLL trong nhà trường, tôi đã thực hiện một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động GDNGLL như sau:
4. Các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL
4.1 Quán triệt nhận thức:
Bản thân cán bộ quản lí nhà trường phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan
trọng của hoạt động GDNGLL và giúp GV trong trường nhận thức vai trò của
GDNGLL, Mỗi giáo viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong dạy
học trên lớp và các hoạt động GDNGLL.
BGH nhà trường chỉ đạo giáo viên tham gia học tập nghiên cứu sâu sắc các
văn bản, chỉ thị, của nhà nước, của ngành, nghị quyết của nhà trường …về nhiệm
vụ năm học, nhiệm vụ dạy và học, phối hợp giáo dục... Từ đó GV nắm được và
thực hiện đúng chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và của
ngành.
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL của nhà trường, TPT đội,
các tổ chuyên môn và mỗi cá nhân đảm bảo tính thống nhất, bám sát nhiệm vụ
năm học, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương.
In ấn các tài liệu hướng dẫn các hoạt động GDNGLL tới từng giáo viên (kế

hoạch hoạt động GDNGLL của trường, của tổ, hướng dẫn tổ chức các trò chơi dân
gian, thi nghi thức đội, thi tiếng hát dân ca.....)
10


Chỉ đạo tổ chức các chuyên đề: Tổ chức lớp học theo mô hình VNEN, An
toàn giao thông, Tổ chức chào cờ đầu tuần theo mô hình mới, đổi mới tổ chức tiết
sinh hoạt lớp.... để nâng cao năng lực tổ chức các hoạt GDNGLL cho giáo viên.
4.2. Xây dựng kế hoạch vµ lÞch ho¹t ®éng.
4.2.1 Các căn cứ xây dựng kế hoạch.
4.2.1.1.Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2014- 2015 của bậc Tiểu học.
Năm học 2014 -2015 là năm tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung
các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện thực tế địa
phương.
Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của hoạt động “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng các hoạt động :
- Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt
động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối
hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ
năng sống cho học sinh. Thực hiện Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của
Bộ GD&ĐT về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho
học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; Thông tư số 04/2014/TTBGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Thông tư số 07/2014/TTBGDĐT ngày 14/3/2014 quy định về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.
- Đẩy mạnh các giải pháp nhằm xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; đủ
nhà vệ sinh sạch sẽ cho học sinh và giáo viên.
- Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống, giáo dục thông qua di
sản vào nhà trường. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, các hoạt
động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, dân ca, hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp, ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.

11


Hướng dẫn học sinh tự quản, chủ động tự tổ chức, điều khiển các hoạt động tập
thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Áp dụng mô hình trường học mới VNen trong tổ chức và trang trí lớp học.
4.2.1.2 Căn cứ vào kế hoạch giáo dục Tiểu học. Ban hành kèm theo Quyết định
16/ QĐ- BGD & ĐT- GDTH về nội dung chương trình Giáo dục Tiểu học. Cụ thể:
- Mỗi khối lớp có 2 tiết sinh hoạt tập thể: 1 tiết Chào cờ đầu tuần.
1 tiết sinh hoạt lớp ( Đội, Sao)
cuối tuần.
- 4 tiết/ tháng dành cho hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Kế hoạch dạy học 2 buổi / ngày của BGD và SGD.
4.2.1.3 Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường :
Năm học 2014 - 2015, nhà trường tiếp tục đăng kí danh hiệu tập thể lao
động tiên tiến, tích cực xây dựng hoàn thành các điều kiện đạt trường chuẩn quốc
gia mức độ 1 sau 5 năm. Thực hiện xây dựng thư viện xuất sắc. Hoàn thành
PCGD đúng độ tuổi mức độ 2. Tiến hành triển khai công tác kiểm định chất
lượng....
4.2.1.4 Căn cứ vào điều kiện kinh tế của địa phương, cơ sở vật chất của nhà
trường:
Phường.... là một phường nhỏ, tiềm năng kinh tế còn hạn chế, người dân
chủ yếu làm nghề nông hoặc buôn bán nhỏ. Được Đảng, chính quyền, các tổ chức
chính trị xã hội và các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh quan tâm chăm lo đến sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
Nhà trường có diện tích 5 500 m 2, trường có đủ các phòng học, phòng tin,
phòng nghệ thuật, sân chơi bãi tập cho học sinh. Ngoài ra trường còn trang bị 1
máy chiếu đa năng, thư viện nhà trường có phòng đọc cho giáo viên và học sinh,
văn phòng Đội với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho các buổi sinh hoạt tập thể....
4.2.1.5 Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học.


12


Do đặc điểm về tâm lý, bản chất việc học của học sinh Tiểu học “học mà
chơi, chơi mà học”. Khả năng tập trung của các em còn hạn chế, tư duy chủ yếu là
trực quan sinh động . Các em rất hiếu động, thích khám phá, thích tham gia các
hoạt động tập thể. Mặc dù còn nhỏ nhưng các em thích được khẳng định mình,
thích được mọi người coi là người lớn.
Bên cạnh đó, việc đánh giá học sinh Tiểu học theo hướng dẫn mới hiện nay
lại càng quan trọng với mục đích “ giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham
gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học
tập và rèn luyện để tiến bộ”.
Các em học sinh khối 4+5 làm nòng cốt trong các hoạt động GDNGLL
trong trường Tiểu học: Ban chỉ huy Liên đội, đội cờ đỏ, đội thiếu niên xung
kích....là cánh tay đắc lực cùng với Tổng phụ trách Đội, Gv chủ nhiệm trong việc
tổ chức, chỉ đạo các hoạt động tập thể....
Ngoài các hoạt động GDNGLL như các khối 1,2,3 thì học sinh khối 4+5
còn có nhiều hoạt động khác đòi hỏi thể lực, tinh thần tập thể cao hơn : Nghi thức
Đội, bóng đá, chạy việt dã, lao động dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ....
4.3 Xây dựng kế hoạch
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của cấp tiểu học, nhiệm vụ hoạt động của Hội
đồng Đội Thị xã, nhiệm vụ năm học 2014- 2015 của nhà trường , PHT đã xây
dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL phù hợp với đặc điểm của nhà trường, của
địa phương, xây dựng chủ điểm gắn với thời gian với nhiệm vụ giáo dục cụ thể.
BGH chỉ đạo TPT Đội, các tổ chuyên môn căn cứ kế hoạch hoạt động
GDNGLL của nhà trường tự xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL của Đội, của
tổ chuyên môn sao cho phù hợp với đặc điểm của tổ mình.
- BGH chỉ đạo cán bộ phụ trách thư viện xây dựng kế hoạch tổ chức hội
thi tìm

hiểu qua sách báo, tài liệu ở thư viện ( xây dựng lịch đọc sách báo từng lớp tại thư
viện nhà trường )
13


- BGH chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động giữa giờ cho học sinh bán trú:
nghe kể chuyện, đọc sách, báo, chuyện, hoạc hát, chơi trò chơi dân gian...
- Kế hoạch hoạt động GDNGLL được xây dựng ngay từ đầu năm học và
được Hiệu trưởng kí duyệt.
Xây dựng thời khóa biểu phù hợp với từng khối lớp, để mỗi tháng có 1
buổi dành cho các hoạt động GDNGLL.
Xây dựng kế hoạch hàng tháng, tuần để giáo viên xác định rõ các công
việc, có thời gian biểu đến từng tuần.
Trong suốt năm học, kế hoạch và lịch hoạt động của mỗi khối lớp trong
từng đợt được duy trì ổn định thành nề nếp thường xuyên, liên tục ( có điều chỉnh,
bổ sung kịp thời cho phù hợp).
- Hàng ngày: Duy trì nề nếp đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp, thể dục
buổi sáng và giữa giờ, đọc báo, vệ sinh lớp học, trường.
- Hàng tuần: Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt Đội, Sao.
- Hàng tháng: Sinh hoạt theo chủ điểm, 1 buổi / tháng( kỉ niệm các ngày lễ
lớn, thi văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động công ích, giúp đỡ các gia
đình có công với cách mạng, các hoạt động từ thiện....)
( Cụ thể kế hoạch cả năm đính kèm phụ lục 2)
4.4 Thành lập ban chỉ đạo.
Việc lập kế hoạch tuy là nhiệm vụ quan trọng nhưng mới chỉ là giai đoạn
đầu của kế hoạch. Để kế hoạch trở thành hiện thực thì việc tổ chức thực hiện kế
hoạch là yếu tố quyết định. Quán triệt tinh thần đó, chúng tôi đã thành lập Ban chỉ
đạo hoạt động GD NGLL của trường gồm:
1. Trưởng ban: PHT nhà trường.
2. Phó ban : TPT Đội, BTCĐ

3. Ủy viên: Tổ trưởng chuyên môn và 1 đại diện BCH hội cha mẹ học sinh.

14


- Ban chỉ đạo đã tổ chức họp, thông qua kế hoạch hoạt động, phân công
nhiệm vụ cụ thể ngay từ đầu tháng để giáo viên nắm được từ đó có kế hoạch cụ
thể đối với lớp mình.
+ GVCN : Bồi dưỡng hạt nhân của lớp, lập danh sách học sinh tham gia,
nộp về tổ trưởng . Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc học sinh lớp mình tham gia đầy đủ
có hiệu quả các hoạt động GDNGLL.
+ Tổng phụ trách và BTCĐ tổ chức các hội thi : văn nghệ, thể dục thể thao,
trò chơi dân gian, Tiếng hát dân ca, ......
+ Các đoàn viên, giáo viên dạy giãn : Hỗ trợ đắc lực cùng với Tổng phụ
trách Đội trong việc tổ chức các chương trình hoạt động, kết hợp cùng với giáo
viên chủ nhiệm các lớp trong việc quản lí chỉ đạo học sinh.
+ Giáo viên Nhạc : Bồi dưỡng tuyển chọn các hạt nhân văn nghệ cho tổ,
khối, dàn dựng các tiết mục văn nghệ.
+ Giáo viên Mĩ thuật: Tuyển chọn các em có năng khiếu hội họa để bồi
dưỡng. Trang trí khánh tiết các buổi sinh hoạt.
+ Cán bộ thư viện tổ chức hội thi tìm hiểu qua sách báo, tài liệu ở thư viện (
xây dựng lịch đọc sách báo từng lớp tại thư viện nhà trường )
+ GV trông bán trú tổ chức các hoạt động giữa giờ cho học sinh bán trú:
nghe kể chuyện, đọc sách, báo, chuyện, chơi trò chơi dân gian... theo đúng lịch.
+ Mỗi tháng, mỗi giáo viên trong trường có nhiệm vụ ra 5 câu hỏi về các
lĩnh vực: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử & Địa lí, An toàn giao thông, kĩ
năng sống, luật Bảo vệ và giáo dục trẻ em, luật biển, Tiếng Anh ....tập hợp về
TPT Đội. TPT Đội có trách nhiệm xây dựng chương trình tìm hiểu, giao lưu lồng
ghép trong các buổi chào cờ đầu tuần.
4.5 Tổ chức chỉ đạo các hoạt động.

4.5.1 Tổ chức chỉ đạo hoạt động thường xuyên hàng ngày, hàng tuần.
- Hoạt động vệ sinh trường lớp đầu giờ: Duy trì nề nếp vệ sinh dưới hình
thức
15


“ Tiếng trống sạch trường”. Mỗi lớp được phân công làm vệ sinh nhặt giấy rác ở
một khu vực. Khi có hiệu lệnh trống tất cả học sinh về khu vực được phân công
làm vệ sinh dưới sự chỉ đạo của Hội đồng tự quản lớp lớp, sự giám sát kiểm tra
của Tổng phụ trách Đội và đội cờ đỏ.
- Hoạt động giờ ra chơi được xậy dựng thống nhất với chuyên môn và hoạt
động của đội với các hình thức:
+ Múa hát tập thể theo qui định.
+ Tập bài thể dục giữa giờ.
+ Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi lành mạnh.
Các hoạt động này được tổ chức ngay trên sân trường, cách thức theo đơn vị
lớp hoặc toàn trường.
Lịch hoạt động như sau
Buổi

2

Thứ
Buổi sáng

Buổi chiều

3

4


5

6

Thể dục giữa

Múa hát tập

Thể dục +

Múa hát tập

Thể dục +

giờ

thể

chơi trò chơi

thể

chơi trò chơi

Múa hát tập

Thể dục

dân gian

Múa hát tập

Thể dục +

thể

+chơi trò

thể

chơi trò chơi

chơi dân gian

dân gian

dân gian

- Trong các buổi hoạt động giữa giờ, cùng với bài thể dục tay không còn tổ
chức các bài thể dục với các dụng cụ như: vòng, quả bông được tập luyện để đồng
diễn phục vụ các ngày lễ lớn.
Tổng phụ trách Đội kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm
hướng dẫn, uốn nắn, sửa chữa những sai sót cho học sinh tập đúng, tập đẹp. Trong
tập luyện có những nòng cốt là cán sự bộ môn, những học sinh có năng lực sở
trường làm phụ trợ - Các buổi sinh hoạt văn nghệ múa hát tập thể được sự cộng
đồng trách nhiệm của tất cả mọi người. Các bài múa tập thể quy định trong năm
học đều được giáo viên tổng phụ trách đội trực tiếp đi tiếp thu về triển khai, hướng
16



dẫn tới giáo viên và chọn dạy một đội học sinh làm mẫu sau đó mới triển khai tới
học sinh toàn trường. Sau khi các em đã nắm chắc và thành thạo các động tác mới
cho các em thực hành trên nền nhạc. Làm như vậy, khi luyện tập, các em vừa được
quan sát mẫu trực tiếp vừa được hướng dẫn của Tổng phụ trách Đội vừa được giáo
viên chỉ bảo nên tiếp thu nhanh và đạt hiệu quả cao.
Các hoạt động vui chơi: chơi thể thao, trò chơi dân gian được tổ chức đều
đặn như: đá cầu, nhảy dây, kéo co, nhảy bao…Các trò chơi này mang tính tập thể
cao, luôn được thay đổi dưới nhiều hình thức đa dạng phong phú được triển khai
theo từng nhóm, lớp
Các hoạt động giữa 2 buổi của học sinh bán trú như đọc sách, báo, truyện,
chơi các trò chơi dân gian, học hát.... đã giúp các em thư giãn sau một buổi học
không những vậy còn phát huy hiệu quả của mô hình thư viện xanh, khai thác triệt
để phòng đọc, phòng tra cứu ...
- Các hoạt động giữa giờ ra chơi thường xuyên có sự giám sát của Ban chỉ
đạo, Tổng phụ trách Đội, Đội cờ đỏ, giáo viên trực ban. Sau mỗi buổi tập, giáo
viên trực ban, Tổng phụ trách đều nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời.
4.5. 2 Tổ chức chỉ đạo đối với 2 tiết sinh hoạt tập thể:
4.5.2.1 Sinh hoạt chào cờ đầu tuần: Là hoạt động có tính chất tổng hợp nhằm
giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho HS. Nội dung sinh hoạt chào cờ gắn với
các hoạt động của chủ điểm trong tháng.
* Cách tổ chức:
- Một nửa thời gian dành cho các hoạt động:
+ Chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca.
+ Liên đội trưởng nhận xét đánh giá, xếp thi đua các lớp trong tuần.
+ Tổng phụ trách đánh giá chung, nêu phương hướng hoạt động tuần tiếp
theo.
+ Đại diện Ban giám hiệu phát biểu chỉ đạo một số công tác mới, động viên
giáo viên, học sinh thực hiện tốt các hoạt động trong tuần.
17



- Một nửa thời gian còn lại dành cho một số hoạt động như: Hái hoa dân
chủ, Hội vui học tốt, giao lưu tìm hiểu….Nhằm giúp học sinh ôn tập, củng cố
những kiến thức đã học trong tuần một cách nhẹ nhàng, đảm bảo đúng chuẩn kiến
thức, kĩ năng. Rèn kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Tạo cơ hội cho
học sinh được bộc lộ và thể hiện khả năng của bản thân .......
4.5.2.2 Sinh hoạt lớp (Đội) Được bố trí vào cuối tuần. Quy định cụ thể như sau:
- Tuần lẻ: Sinh hoạt lớp
- Tuần chẵn: Sinh hoạt Đội ( Sao)
* Cách tổ chức
Nội dung một buổi sinh hoạt lớp ( Đội, sao ) gồm các phần sau:
Phần 1: Đánh giá các hoạt động trong tuần
- Trưởng các ban trong Hội đồng tự quản đánh giá nhận xét hoạt động của
lớp trong tuần.
- Các ý kiến đóng góp của các bạn trong lớp.
- Chủ tịch Hội đồng tự quản đánh giá hoạt động chung của lớp, (chi Đội)
trong tuần ( biểu dương cá nhân, tổ có thành tích, tiến bộ trong tuần), xếp thứ các
tổ.
Phần 2: Phương hướng và nhiệm vụ tuần sau
- Chủ tịch Hội đồng tự quản đề xuất phương hướng nhiệm vụ tuần sau
- Các bạn trong lớp phát biểu ý kiến bổ sung phương hướng
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu động viên tổ, cá nhân có thành tích trong
học tập, rèn luyện và các mặt hoạt động khác( chỉ rõ những ưu, nhược điểm,
nguyên nhân, cách khắc phục). Triển khai phương hướng, nhiệm vụ tuần sau
- Học sinh trong lớp đưa ra giải pháp thực hiện nhiệm vụ tuần sau.
- Giáo viên giao nhiệm vụ, phân công công việc cụ thể.
Phần 3: Văn nghệ
- Hát, múa, vẽ tranh, hái hoa dân chủ, hỏi đáp

18



4.5.3 Tổ chức chỉ đạo đối với 4 tiết/ tháng dành cho hoạt động Giáo dục ngoài
giờ lên lớp:
- Song song với các hoạt động hàng ngày, hàng tuần, trường chúng tôi từ
năm học này đã gộp 4 tiết / tháng thành trọn 1 buổi hoạt động GD NGLL. Đây là
dịp học sinh thể hiện các kết quả hoạt động của chủ điểm tháng, tạo cơ hội cho
học sinh hình thành kĩ năng cơ bản, mở rộng giao tiếp trong và ngoài trường. Giáo
dục đạo đức, truyền thống
“ Uống nước nhớ nguồn”, rèn thể lực, kĩ năng sống cho học sinh... như: Hội thi
tiếng hát dân ca; Thi nghi thức Đội; Tổ chức thi các trò chơi dân gian, giao lưu
tiếng hát tật nguyền, tổ chức mít tinh giao lưu với cán bộ chiến sĩ đơn vị kết nghĩa
nói chuyện truyền thống về anh bộ đội Cụ Hồ, tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm
tại nghĩa trang liệt sĩ của phường, tổ chức cho học sinh ngoại khóa tại thủ đô Hà
Nội.....
- Thời gian thực hiện: bố trí vào các ngày kỉ niệm: ngày 15/ 10; ( ngày 20/
11 ngày 22/ 12; ngày 3/ 2; ngày 26/ 3....
- Để thực hiện có hiệu quả các hoạt động này tôi chỉ đạo tổng phụ trách Đội
và các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch chương trình tổ chức cụ thể, chi
tiết ngay từ đầu tháng ( Một số kế hoạch minh họa đính kèm phần phụ lục 2).
Tham mưu, đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo của đ/c Hiệu trưởng. Triển khai, phân công
nhiệm vụ cụ thể tới giáo viên để tất cả giáo viên đều nắm được. Chỉ đạo TPT đội,
các tổ trưởng chuyên môn đôn đốc, kiểm tra tiến độ công việc. ( Phối kết hợp với
hội cha mẹ học sinh trong thực hiện công việc)
- Trong luyện tập, tổ chức các hoạt động nhà trường quán triệt việc đảm
bảo an toàn cho các em.
4.6 Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tự kiểm tra của đội cờ đỏ dưới sự điều khiển của giáo viên trực ban và
TPT Đội.
- Kiểm tra của giáo viên trực ban

19


- Kiểm tra của giáo viên chủ nhiệm: GVCN đánh giá nhận xét rút kinh
nghiệm đối với lớp mình, tuyên dương, động viên học sinh kịp thời.
- Kiểm tra của Ban chỉ đạo: Mỗi lần tổ chức triển khai các hoạt động, ban
chỉ đạo hoạt động đều họp tổng kết, đánh giá. Khen thưởng cá nhân, tập thể lớp có
thành tích theo nhiều mức khác nhau. Rút ra bài học kinh nghiệm, có kế hoạch
điều chỉnh kịp thời.
4.7 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL
- Bồi dưỡng học sinh: Đội cờ đỏ được tập huấn cách kiểm tra, ghi chép, báo
cáo...
- Bồi dưỡng tập huấn cho giáo viên các trò chơi dân gian, năng lực tổ chức
các hoạt động GDNGLL cho có nề nếp, chất lượng.
- Bồi dưỡng lực lượng đoàn viên làm nòng cốt trong các hoạt động.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho Tổng phụ trách đội ( tổ chức, quản lí chỉ đạo)
4.8 Kết hợp hài hòa trong việc thực hiện các phong trào thi đua.
- Ngoài việc quy định bắt buộc về thực hiện chương trình thì các nội dung
hoạt động GDNGLL được đánh giá qua các đợt thi đua trong năm học của trường
( thông qua phiếu đánh giá cá nhân).
- Hàng tháng, các lớp tuyên dương học sinh xuất sắc trong tháng, mỗi lớp 1
học sinh có thành tích cao trong hoạt động xây dựng tập thể lớp, do tập thể học
sinh trong lớp bình chọn.
- Thực hiện tốt phong trào “ Thi đua dạy tốt - học tốt” trong giáo viên và
học sinh
- Mỗi lớp có bản tự đăng kí xây dựng lớp học, trường học thân thiện, học
sinh tích cực phù hợp với tình hình của lớp, được tập thể học sinh bàn bạc, thống
nhất đăng kí từ đầu năm.
- Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được
triển khai rộng rãi trong giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.

4.9 Đẩy mạnh công tác hướng về cộng đồng:
20


- Thực hiện công tác tuyên truyền về an toàn giao thông qua hoạt động mít
tinh, cổ động tháng an toàn giao thông. Tham gia chuyên đề giáo dục An toàn giao
thông, dự thi tìm hiểu giao thông do công ti Hon Đa tổ chức.
- Thực hiện công tác giữ gìn cảnh quan, tuyên truyền với mọi người về giữ
gìn vệ sinh chung như; tiếng trống sạch trường, bỏ rác đúng nơi quy định. Chăm
sóc cây cảnh, công trình măng non, tuyên truyền phòng các dịch cúm...
- Công tác hỗ trợ ủng hộ các bạn nghèo, người khuyết tật: Tặng các bạn học
sinh nghèo thẻ bảo hiểm thân thể nhân dịp khai giảng đầu năm học. Tết vì bạn
nghèo, áo ấm tặng bạn. Quyên góp ủng hộ người khuyết tật, mua tăm ủng hộ
người tàn tật.
- Thực hiện tốt việc nhận chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ của phường, thăm hỏi
các gia đình chính sách, tặng quà nhân các ngày lễ, tết, 27/7...Qua đó giáo dục cho
học sinh truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn”.
4.10 Phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các lực lượng trong và ngoài nhà
trường.
- Thực hiện kế hoạch phối hợp liên ngành giữa đơn vị với các ban ngành để
làm tốt công tác giáo dục. Cụ thể:
+ Phối hợp với Đoàn phường tổ chức Đại hội thể dục thể thao, Sân chơi hè
cho học sinh...
+ Phối hợp với các đơn vị kết nghĩa trường quân chính quân khu III thực
hiện nội dung giáo dục truyền thống cho học sinh nhân buổi lễ 22-12. Chăm sóc
gia đình liệt sĩ, gia đình thương binh, gia đình có công với cách mạng.
+ Ban đại diện cha mẹ học sinh của các lớp có những giải pháp tích cực:
đóng góp công sức, tiền của vào các hoạt động giáo dục chung ( trang trí lớp học,
may sắm trang phục biểu diễn cho học sinh tham gia các tiết mục văn nghệ, đạo
diễn các tiết mục văn nghệ của lớp, hỗ trợ khen thưởng, tài trợ các chuyến xe đưa

học sinh ngoại khóa....)
4.11 Xây dựng điều kiện hoạt động GDNGLL
21


- Phát động các lớp tự mua sắm các dụng cụ phục vụ các trò chơi dân gian.
- Ngoài lượng sách báo thiếu nhi được nhà trường đặt mua phục vụ cho nhu
cầu đọc và nghiên cứu của học sinh, các lớp còn vận động học sinh quyên góp
sách, báo, truyện thiếu nhi... đảm bảo cho hoạt động đọc, tìm hiểu của học sinh.
- Huy động hội cha mẹ học sinh ( mỗi lớp mua tặng 1ghế đá ) để xung
quanh sân bóng, gốc cây của trường, tạo điều kiện cho học sinh ngồi xem các trận
bóng đá, đọc sách được thoải mái.
- Kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các nhân và tập
thể trong công tác xây dựng thư viện xuất sắc để học sinh có điều kiện đọc sách,
báo, tra cứu thông tin ...
- Huy động Hội phụ huynh trong việc trang trí lớp học theo mô hình VNen,
hỗ trợ trang phục cho học sinh tham gia hộ thi Tiếng hát dân ca, hỗ trợ phương
tiện để học sinh ngoại khóa, tham quan...
- Tham mưu với Hiệu trưởng đầu tư cơ sở vật chất: Xây dựng sân bãi, dụng
cụ thể dục thể thao, nhạc cụ, sách truyện, loa đài...đầu tư kinh phí khen thưởng
cho các hoạt động.
5. Kết quả đạt được
5. 1 Kết quả
Sáng kiến: Nâng cao chất lượng chỉ đạo các hoạt đông GDNGLL đã
chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chỉ đạo thực hiện các hoạt động
GDNGLL trong trường tiểu học. Đồng thời đưa ra các giải pháp mang tính thiết
thực: từ việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch của nhà trường, TPT Đội, các tổ chuyên
môn đến thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện (các hoạt
động thường xuyên hàng ngày, các tiết chào cờ đầu tuần sinh hoạt cuối tuần, các
chương trình mít tinh kỉ niệm, giao lưu hay các buổi ngoại khóa.....), đánh giá

kiểm tra....Qua đó, tôi muốn mang đến cho các nhà quản lí giáo dục các nhà
trường một cái nhìn bao quát nhưng cũng rất cụ thể về công tác chỉ đạo cũng như
tổ chức thực hiện hoạt động GDNGLL sao cho bài bản và hiệu quả. Đáp ứng được
22


yêu cầu đổi mới giáo dục, tạo không khí thoải mái vui tươi cho học sinh mỗi khi
đến trường. Giúp các em mạnh dạn trong giao tiếp, thân thiện trong cư xử.
Đặc biệt thông qua các hoạt động các em phát huy được phẩm chất và năng
lực của mình, giáo viên có cơ sở đánh giá nhận xét các em một cách chính xác
theo đúng tinh thần của thông tư 30.
Từ việc nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động GDNGLL làm cho ý
thức trách nhiệm của giáo viên được nâng lên. Vì thế mà nề nếp kỉ cương của nhà
trường luôn duy trì, chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng có nhiều tiến bộ.
5. 2 Bài học kinh nghiệm:
5.2.1. Về nhận thức:
Cán bộ và giáo viên trong trường phải nhận thức đúng đắn về tầm quan
trọng và ảnh hưởng tích cực của hoạt động GDNGLL trong nhiệm vụ dạy học.
BGH cần triển khai kịp thời các văn bản liên quan đến hoạt động GDNGLL tới
từng giáo viên trong trường.
5.2.2. Việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện.
Tổ trưởng và TPT Đội cần tham mưu với BGH, xây dựng kế hoạch hoạt
động GDNGLL xuyên suốt năm học, cụ thể, phù hợp với đặc điểm của tổ, khối, có
tính khả thi; không dập khuôn máy móc mà cần có sự điều chỉnh kế hoạch kịp
thời, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của tổ, của địa phương đúng
với sự chỉ đạo của cấp quản lí cao hơn.
Là hoạt động có tính tập thể cao, BGH, các tổ trưởng, TPT đội phải tích
cực, sâu sát và chỉ đạo đổi mới hình thức hoạt động phong phú đa dạng. Phải
thực hiện thường xuyên liên tục và toàn diện, có mục đích, xuất phát từ nhiệm vụ
năm học, gắn liền với nội dung dạy trên lớp, gắn với chủ đề năm học.

5.2.3 . Phối hợp với các tổ chức khác:
Phối hợp thường xuyên và hiệu quả giữa TPT Đội, các tổ chuyên môn và
các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường đặc biệt là hội cha mẹ học sinh.
5.2.4. Đầu tư khích lệ:
23


Tuyên dương, khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể và cá nhân tiêu
biểu.
Phát huy tối đa khả năng của giáo viên, học sinh.
Phân bố thời gian hợp lí cho các hoạt động GDNGLL.
Cơ sở vật chất, kinh phí.(Phát huy vai trò, nguồn lực từ phụ huynh học
sinh của mỗi lớp).
5.2.5. Giám sát quá trình thực hiện kế hoạch.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá,
xếp loại theo tiêu chí đã đề ra. Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện ra những sai
sót, lệch lạc cần điều chỉnh, uốn nắn kịp thời để hoạt động mang lại hiệu qủa cao
hơn.
5.3 Điều kiện áp dụng sáng kiến
Để áp dụng sáng kiến này có hiệu quả cần có các điều kiện sau:
- Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình trách nhiệm, có ý thức tổ chức
kỉ
luật. Độ tuổi cần trẻ hóa và có đầy đủ các loại hình giáo viên như Âm Nhạc, Mỹ
Thuật, Thể dục, Ngoại ngữ, Tin học, có TPT Đội.
- Nhà trường có cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đội, được sự quan
tâm ủng
hộ tạo điều kiện của BGH nhà trường.
- Có sự phối kết hợp giữa hội cha mẹ học sinh, tổ chức đoàn thanh niên
trên địa
bàn, đơn vị kết nghĩa ...với nhà trường.

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
Để sáng kiến của tôi được nhân rộng trong các nhà trường tiểu học cần các
điều kiện sau:
- Nhà trường có TPT Đội, có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt
động GDNGLL.
24


- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trách nhiệm, có đủ các loại hình giáo viên.
- BGH nhà trường quan tâm tạo điều kiện
- Hội phụ huynh học sinh quan tâm.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
25


×