Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS, SINH HỌC 10, CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 191 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ NGỌC THẢO UYÊN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS,
SINH HỌC 10, CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG 2018

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM SINH HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ NGỌC THẢO UYÊN

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS,
SINH HỌC 10, CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG 2018

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM SINH HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Phạm Đình Văn

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022




i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp “Phát triển năng lực thực hành cho
học sinh trong dạy học phần Sinh học vi sinh vật và virus, Sinh học 10, Chƣơng trình
giáo dục phổ thơng 2018” là nội dung nghiên cứu do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn
khoa học của thầy – Tiến sĩ Phạm Đình Văn.
Ngồi các tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn trong báo cáo này, tôi xin cam đoan
các rằng các số liệu, kết quả đƣợc nêu trong báo cáo trên là hồn tồn trung thực và
chƣa từng đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2022
Sinh viên thực hiện đề tài

Lê Ngọc Thảo Uyên


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Đình Văn đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn trong quá trình học tập, thực hiện nghiên cứu và hồn thiện đề tài khóa luận
tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu và các thầy cô
giảng dạy môn Sinh học tại các trường THPT đã hỗ trợ tơi trong q trình khảo
sát thực trạng.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, thầy Lê Văn Tặng (Tổ trưởng tổ Sinh
học) trường THPT Nguyễn Chí Thanh, cô Phạm Vũ Kim Thoa (Tổ trưởng tổ Sinh học)
trường THPT Nhân Việt cùng các thầy cô trong tổ bộ môn Sinh học đã tạo điều kiện
và hỗ trợ tơi trong q trình tiến hành thực nghiệm sư phạm.

Tơi xin chân thành cảm ơn BCN và Quý thầy cô khoa Sinh học, phòng Đào tạo,
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã giúp
đỡ tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Thành phồ Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2022
Sinh viên thực hiện đề tài

Lê Ngọc Thảo Uyên


iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đủ

BGD&ĐT

Bộ giáo dục và đào tạo

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

CTGDPT

Chƣơng trình giáo dục phổ thơng

GD


Giáo dục

GDPT

Giáo dục phổ thông

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

KHBD

Kế hoạch bài dạy

KN

Kĩ năng

KTDH

Kĩ thuật dạy học

NLTH

Năng lực thực hành


PPDH

Phƣơng pháp dạy học

SH

Sinh học

TH

Thực hành

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

THSH

Thực hành Sinh học

THTGS

Tìm hiểu thế giới sống

THTN


Thực hành thí nghiệm

TNSP

Thực nghiệm sƣ phạm

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VSV

Vi sinh vật


iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................... i
MỤC LỤC ....................................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 4
3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ................................................................................ 4
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.............................................. 4
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 4

4.2. Khách thể nghiên cứu ..................................................................................... 4
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 4
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 4
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 5
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết ................................................................ 5
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................... 5
7.3. Phƣơng pháp xử lí số liệu ............................................................................... 7
8. ĐĨNG GĨP MỚI CHO ĐỀ TÀI ......................................................................... 7
8.1. Về mặt lí luận .................................................................................................. 7
8.2. Về mặt thực tiễn .............................................................................................. 7
9. BỐ CỤC ĐỀ TÀI ................................................................................................... 8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................... 9
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................... 9


v
1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................. 9
1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 10
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN .............................................................................................. 12
1.2.1. Dạy học phát triển năng lực ...................................................................... 12
1.2.1.1. Năng lực ................................................................................................ 12
1.2.1.2. Dạy học phát triển năng lực ............................................................... 13
1.2.2. Thực hành sinh học.................................................................................... 15
1.2.2.1. Khái niệm ............................................................................................. 15
1.2.2.2. Phân loại ............................................................................................... 16
1.2.2.3. Vai trò của thực hành Sinh học.......................................................... 18
1.2.3. Dạy học thực hành trong môn Sinh học .................................................. 19
1.2.3.1. Khái niệm ............................................................................................. 19
1.2.3.2. Quy trình tổ chức dạy học thực hành Sinh học ................................ 20
1.2.3.3. Năng lực thực hành Sinh học ............................................................. 21

1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................................................................ 22
1.3.1. Cách thức khảo sát thực trạng và xử lí số liệu ........................................ 22
1.3.2. Thực trạng đánh giá mức độ cần thiết việc phát triển năng lực thực
hành nội dung vi sinh vật và virus Sinh học 10 theo Chƣơng trình giáo dục
phổ thông 2018 ..................................................................................................... 27
1.3.3. Thực trạng mức độ thƣờng xuyên và mức độ hiệu quả trong dạy học
thực hành môn Sinh học ở trƣờng phổ thông của các buổi thực hành với các
phƣơng pháp khác nhau...................................................................................... 27
1.3.4. Thực trạng mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của một số tổ chức
dạy học thực hành môn Sinh học ở trƣờng THPT ........................................... 29
1.3.5. Thực trạng mức độ thƣờng xuyên và hiệu quả của GV trong việc đánh
giá năng lực của HS trong q trình dạy học thực hành mơn Sinh học ở
trƣờng THPT ........................................................................................................ 32


vi
1.3.6. Thực trạng mức độ đạt đƣợc về năng lực thực hành của học sinh trong
q trình học tập mơn Sinh học ở trƣờng THPT. ............................................ 35
1.3.7. Khảo sát mức độ hứng thú của HS với các tổ chức thực hành môn Sinh
học ở trƣờng THPT ............................................................................................. 36
1.3.8. Khảo sát mức độ hứng thú của HS với các tổ chức thực hành môn Sinh
học ở trƣờng THPT ............................................................................................. 38
1.3.9. Đánh giá những khó khăn khi thực hiện hoạt động DH phát triển năng
lực thực hành cho HS khối 10 ở bộ mơn Sinh học theo chƣơng trình phổ
thơng 2018. ............................................................................................................ 39
CHƢƠNG 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS, SINH HỌC
10, CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG 2018 ........................................ 42
2.1. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NỘI DUNG PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT
VÀ VIRUS, CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 ..................... 42

2.1.1. Yêu cầu cần đạt, kế hoạch dạy học phần Vi sinh vật và virus, môn Sinh
học 10, Chƣơng trình giáo dục phổ thơng 2018 ................................................ 42
2.1.2. Nội dung có hoạt động thực hành trong phần Sinh học vi sinh vật và
virus, chƣơng trình Sinh học 10, Chƣơng trình giáo dục phổ thơng 2018 ..... 45
2.2. THIẾT KẾ MỐT SỐ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH NỘI DUNG VI SINH
VẬT VÀ VIRUS, MƠN SINH HỌC 10, CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG 2018 ........................................................................................................... 45
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình rèn năng lực thực, phần Sinh học vi
sinh vật và virus mơn sinh học 10, Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 cho
học sinh khối 10 .................................................................................................... 45
2.2.2. Quy trình phát triển năng lực thực hành nội dung Sinh học vi sinh vật
và virus môn sinh học 10, Chƣơng trình giáo dục phổ thơng 2018 ................. 47
2.2.3. Quy trình tổ chức hoạt động dạy học thực hành nội dung vi sinh vật và
virus mơn sinh học 10, Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 ...................... 48


vii
2.2.3.1 Quy trình tổ chức hoạt động thực hành ............................................. 48
2.2.3.2 Tổ chức thực hành trong dạy học Sinh học ....................................... 49
2.3. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ....................................................... 50
2.4. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY THỰC HÀNH ...................................... 51
2.5. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS, SINH HỌC
10, CHƢƠNG TRÌNH GDPT 2018 ....................................................................... 59
2.5.1. Biện pháp 1: Thiết kế tài liệu hƣớng dẫn thực hành cho học sinh
nghiên cứu trƣớc giờ học..................................................................................... 59
2.5.2. Biện pháp 2: Tổ chức đánh giá thƣờng xuyên năng lực thực hành của
học sinh ................................................................................................................. 59
2.5.3. Biện pháp 3: Tổ chức dạy học thực hành ở lớp kết hợp ngoài giờ học 59
2.5.4. Biện pháp 4: Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

thực hành .............................................................................................................. 60
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.................................................................. 61
3.1. MỤC TIÊU THỰC NGHIỆM ........................................................................ 61
3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM ........................................................................ 61
3.3. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƢỢNG THỰC NGHIỆM .................. 61
3.3.1. Thời gian và địa điểm thực nghiệm.......................................................... 61
3.3.2. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm .............................................................. 62
3.4. PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ............................................................... 63
3.4.1. Các bƣớc thực nghiệm sƣ phạm ............................................................... 63
3.4.2. Thiết kế hoạt động thực nghiệm (Phụ lục 2) ........................................... 63
3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .......................................................................... 63
3.5.1. Kết quả số liệu đánh giá năng lực trƣớc và sau thực nghiệm................ 63
3.5.1.1 Kết quả số liệu đánh giá năng lực đặt câu hỏi liên quan đến bài thực
hành trƣớc và sau thực nghiệm: ..................................................................... 63


viii
3.5.1.2 Kết quả số liệu đánh giá năng lực phát biểu giả thuyết bài thực
hành trƣớc và sau thực nghiệm: ..................................................................... 64
3.5.1.3 Kết quả số liệu đánh giá năng lực lập kế hoạch thực hiện trƣớc và
sau thực nghiệm:............................................................................................... 66
3.5.1.4 Kết quả số liệu đánh giá năng lực dự đoán kết quả và giải thích
trƣớc và sau thực nghiệm: ............................................................................... 67
3.5.1.5 Kết quả số liệu đánh giá năng lực ứng dụng bài thực hành vào thực
tiễn trƣớc và sau thực nghiệm:........................................................................ 68
3.5.2. So sánh kết quả định lƣợng năng lực thực hành của học sinh trƣớc và
sau thực nghiệm (đầu vào và đầu ra): ............................................................... 69
3.5.2.1 Năng lực đặt đƣợc các câu hỏi liên quan đến bài thực hành ........... 69
3.5.2.2 Năng lực phát biểu đƣợc giả thuyết nghiên cứu ................................ 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 82

1. Kết luận ............................................................................................................. 82
2. Đề nghị.................................................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 83
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 87


ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ tỉ lệ % mức độ 1, 2, 3 trong năng lực đặt câu hỏi liên quan đến thí
nghiệm của HS THPT Nguyễn Chí Thanh .................................................................... 70
Hình 3.2. Biểu đồ tỉ lệ % mức độ 1, 2, 3 trong năng lực đặt câu hỏi liên quan đến thí
nghiệm của HS THPT Nhân Việt .................................................................................. 71
Hình 3.3. Biểu đồ tỉ lệ % mức độ 1, 2, 3 trong năng lực đặt câu hỏi liên quan đến thí
nghiệm của HS tất cả các trường ................................................................................. 71
Hình 3.4. Biểu đồ tỉ lệ % mức độ 1, 2, 3 trong năng lực phát biểu được giả thuyết
nghiên cứu của HS THPT Nguyễn Chí Thanh.............................................................. 72
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ tỉ lệ % mức độ 1, 2, 3 trong năng lực phát biểu được giả thuyết
nghiên cứu của HS THPT Nhân Việt ............................................................................ 73
Hình 3.6. Biểu đồ tỉ lệ % mức độ 1, 2, 3 trong năng lực phát biểu được giả thuyết
nghiên cứu của HS tất cả các trường ........................................................................... 74
Hình 3.7. Biểu đồ tỉ lệ % mức độ 1, 2, 3 trong năng lực lập kế hoạch thực hiện thí
nghiệm của HS THPT Nguyễn Chí Thanh .................................................................... 75
Hình 3.8. Biểu đồ tỉ lệ % mức độ 1, 2, 3 trong năng lực lập kế hoạch thực hiện thí
nghiệm của HS THPT Nhân Việt .................................................................................. 75
Hình 3.12. Năng lực lập kế hoạch thực hiện thí nghiệm .............................................. 76
tính trung bình cộng các trường. .................................................................................. 76
Hình 3.10. Biểu đồ tỉ lệ % mức độ 1, 2, 3 trong năng lực dự đốn kết quả và giải thích
của HS THPT Nguyễn Chí Thanh ................................................................................ 77
Hình 3.11. Biểu đồ tỉ lệ % mức độ 1, 2, 3 trong năng lực dự đoán kết quả và giải thích
của HS THPT Nhân Việt............................................................................................... 78

Hình 3.12. Biểu đồ tỉ lệ % mức độ 1, 2, 3 trong năng lực dự đoán kết quả và giải thích
của HS tất cả các trường .............................................................................................. 78
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá năng lực ứng dụng thí nghiệm vào thực tiễn .................. 78
của học sinh trước và sau buổi học thực hành thí nghiệm ........................................... 78
Hình 3.13. Biểu đồ tỉ lệ % mức độ 1, 2, 3 trong năng lưc ứng dung thí nghiệm trong
thực tiễn của HS THPT Nguyễn Chí Thanh ................................................................. 79


x
Hình 3.14. Biểu đồ tỉ lệ % mức độ 1, 2, 3 trong năng lưc ứng dung thí nghiệm trong
thực tiễn của HS THPT Nhân Việt................................................................................ 80
Hình 3.15. Biểu đồ tỉ lệ % mức độ 1, 2, 3 trong năng lực ứng dụng thí nghiệm trong
thực tiễn của HS tất cả các trường ............................................................................... 80


xi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các bước tổ chức dạy học thực hành........................................................... 20
Bảng 1.2. Quy ước xử lí số liệu .................................................................................... 26
( Trích dẫn: Jamieson S. (2004). Likert scales: how to (ab) use them. ........................ 26
Medical education, 38(12), 1217-1218) ....................................................................... 26
Bảng 1.3. Kết quả khảo sát GV về vai trò của phát triển năng lực thực hành nội dung
vi sinh vật và virus Sinh học 10 để góp phần phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống
cho học sinh mơn Sinh học 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. ............. 27
Bảng 1.4. Kết quả đánh giá mức độ thường xuyên và mức độ hiệu quả trong dạy học
thực hành môn Sinh học ở THPT với các phương pháp khác nhau. ............................ 27
Bảng 1.5. Kết quả tương quan giữa mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả trong dạy
học thực hành môn Sinh học ở THPT........................................................................... 29
Bảng 1.6. Kết quả đánh giá mức độ thường xuyên và mức độ hiệu quả trong một số
hình thức tổ chức dạy học thực hành môn Sinh học ở trường THPT ........................... 29

Bảng 1.7. Kết quả tương quan giữa mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả trong một
số hình thức tổ chức dạy học thực hành môn Sinh học ở trường THPT ...................... 31
Bảng 1.8. Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của GV trong
việc đánh giá năng lực của HS trong q trình dạy học thực hành mơn Sinh học ở
trường THPT ................................................................................................................ 32
Bảng 1.9. Kết quả tương quan giữa mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của GV ... 34
trong việc đánh giá năng lực của HS trong q trình dạy học thực hành mơn Sinh học
ở trường THPT ............................................................................................................. 34
Bảng 1.10. Kết quả khảo sát thực trạng năng lực thực hành của HS trong DH môn.. 35
Sinh học ở trường phổ thông ........................................................................................ 35
Bảng 1.11. Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của HS với các tổ chức thực hành môn
Sinh học ở trường THPT. ............................................................................................. 36
Bảng 1.12. Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của HS với phương pháp học thực hành
môn Sinh học 10 ở THPT ............................................................................................. 38
Bảng 1.13. Kết quả khảo sát khó khăn của GV khi thực hiện hoạt động DH .............. 39
phát triển năng lực thực hành cho HS khối 10 ở bộ môn Sinh học theo ...................... 39


xii
chương trình phổ thơng 2018. ...................................................................................... 39
Bảng 1.14. Kết quả khảo sát khó khăn của HS khối 10 khi thực hiện hoạt động học
phát triển năng lực thực hành ở bộ mơn Sinh học 10 theo chương trình phổ thơng
2018. ............................................................................................................................. 39
Bảng 2.1: Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ............................................................. 42
Bảng 2.2: Mạch nội dung và thời lượng của phần Vi sinh vật và Virus, môn Sinh học
10, Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 ................................................................. 44
Bảng 3.1: Thời gian thực nghiệm chủ đề ở 2 trường THPT ........................................ 61
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá năng lực đặt câu hỏi liên quan đến bài thực hành của học
sinh trước và sau buổi học............................................................................................ 69
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá năng lực phát biểu giả thuyết thí nghiệm........................ 72

của học sinh trước và sau buổi học thực hành thí nghiệm ........................................... 72
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá năng lực lập kế hoạch thực hiện thí nghiệm ................... 74
của học sinh trước và sau buổi học thực hành thí nghiệm ........................................... 74
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá năng lực dự đốn kết quả thí nghiệm và giải thích......... 76
của học sinh trước và sau buổi học thực hành thí nghiệm ........................................... 76
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá năng lực ứng dụng thí nghiệm vào thực tiễn .................. 78
của học sinh trước và sau buổi học thực hành thí nghiệm ........................................... 78


1
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu đặt ra cho học sinh ngày càng cao
hơn nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trong nền công nghiệp 4.0. Dạy học phát triển năng
lực học là xu hƣớng tất yếu của các nền giáo dục trên thế giới, nhằm đào tạo thế hệ trẻ có
đủ năng lực và phẩm chất, thích ứng tốt với sự thay đổi không ngừng của xã hội. Dạy học
thực hành, trải nghiệm là một trong những con đƣờng hiệu quả hình thành, phát triển
năng lực của học sinh. Đối với các mơn khoa học tự nhiên, trong đó có môn Sinh học,
dạy học thực hành là hoạt động dạy học có vị trí vơ cùng quan trọng, khơng chỉ tạo điều
kiện cho ngƣời học khám phá tri thức mới mà cịn phát triển đƣợc các năng lực tìm hiểu
thế giới sống, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng,
đã nêu trong phần mục tiêu cụ thể: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí
tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dƣỡng năng
khiếu, định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lƣợng giáo dục tồn diện,
chú trọng giáo dục lí tƣởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực
và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự
học, khuyến khích học tập suốt đời.”
Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019, của Quốc hội Nƣớc
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trong Chƣơng I, Điều 7 có nêu: "Phƣơng pháp

giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tƣ duy sáng tạo của
ngƣời học; bồi dƣỡng cho ngƣời học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành,
lòng say mê học tập và ý chí vƣơn lên".
Thực hiện theo Cơng văn 3414/BGDĐT/GDTrH của Bộ Giáo dục và đào tạo ban
hành 04/09/2020 về việc hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học
2020-2021, có đề cập đến việc dạy – học thực hành để định hƣớng phát triển năng lực
học sinh và đề cập đến các hình thức đánh giá thƣờng xuyên hoặc trực tiếp trong đó có
báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm (Cơng văn 3414/BGDĐT/GDTrH).
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tƣớng Chính
phủ, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT
ngày 26 tháng 12 năm 2018 về việc ban hành Chƣơng trình giáo dục phổ thơng mới đƣợc


2
xây dựng theo định hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, trong đó chú
trọng kĩ năng thực hành với sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học, công cụ tin học và các hệ
thống tự động hố của kĩ thuật số. Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Sinh học 2018
chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động thực nghiệm, thực hành giúp học sinh khám phá
thế giới tự nhiên, phát triển khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và khả năng định
hƣớng nghề nghiệp sau giáo dục phổ thông (Luật Giáo dục 2018).
Thực hành là hoạt động áp dụng lí thuyết vào thực tế để hình thành kĩ năng ở ngƣời
học - thành phần quan trọng của năng lực. Thực hành là cơ sở để hình thành năng lực.
Thơng qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm, học sinh có cơ hội để huy động và vận
dụng kiến thức, kĩ năng trong môn học và hoạt động giáo dục để giải quyết các tình
huống có thực trong học tập và cuộc sống, từ đó ngƣời học hình thành, phát triển các
phẩm chất và năng lực (Phạm Đình Văn và cộng sự, 2020).
Tăng cƣờng hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS là một nguyên tắc không thể
thiếu của dạy học, giáo dục phát triển PC, NL địi hỏi từng mơn học, HĐGD phải khai
thác, thực hiện một cách cụ thể, có đầu tƣ (Phạm Đình Văn và cộng sự, 2020).
Lựa chọn, sử dụng các PP, KTDH hình thành và phát triển kĩ năng thực hành; phát

triển khả năng giải quyết vấn đề trong thực tế cuộc sống nhƣ phƣơng pháp thực hành,
phƣơng pháp thực nghiệm… Việc phát triển các kĩ năng thực hành, khả năng ứng dụng
của HS đòi hỏi GV phải có năng lực thực tiễn, cũng nhƣ năng lực “sƣ phạm hóa” mơi
trƣờng thực tiễn để phát huy khả năng, cảm xúc, hứng thú của HS thơng qua đó phát triển
phẩm chất, năng lực (Phạm Đình Văn và cộng sự, 2020).
Dạy học thực hành đóng vai trị rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển
năng lực, phẩm chất cho HS trong mơn Sinh học. Tạp chí giáo dục số 465 (kì 1 –
11/2019) tr 48 – 52, 67 nêu r : “Tăng cƣờng các thí nghiệm thực hành, thí nghiệm nghiên
cứu để giúp học sinh thƣờng xuyên trải nghiệm qua thực tiễn là một trong các giải pháp
hình thành năng lực cho ngƣời học trong dạy học Sinh học”.
Phát triển năng lực thực hành sinh học (THSH) là một biện pháp tích cực giúp học
sinh dễ dàng trong những hành động, hoạt đơng học tập, góp phần giáo dục đạo đức,
nh n cách và r n luyện khả năng sáng tạo, tính năng động, dễ thích ứng trong điều kiện
mới ph hợp với xu thế phát triển ngày nay (Nguyễn Thị Linh, 2019).


3
Thực hành sinh học đóng một vai trị hết sức quan trọng, tuy nhiên thực trạng hiện
nay, việc dạy học thực hành ở trƣờng phổ thông chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, còn tồn
tại nhiều mặt hạn chế: “Phần lớn giáo viên cịn hạn chế về cách sử dụng thí nghiệm để tổ
chức học sinh học tập, đặc biệt sử dụng thí nghiệm để phát triển năng lực nghiên cứu. Đa
số giáo viên tự tiến hành các thí nghiệm có minh họa trong sách giáo khoa mà không
hƣớng dẫn học sinh độc lập suy nghĩ thiết kế và tiến hành các thí nghiệm để từ đó r n
năng lực nghiên cứu khoa học.” (Trần Huyền Thanh, 2015).
Hầu nhƣ ở các trƣờng phổ thông, việc dạy thực hành cho học sinh gặp nhiều khó
khăn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Có thể kể đến một số nguyên nhân
nhƣ: thiếu trang thiết bị kĩ thuật, mẫu vật, hóa chất; điều kiện kinh tế vùng miền bị hạn
chế; khơng có phòng thực hành riêng, việc thiết kế các bài dạy thực hành gặp khó khăn
… Hay chính học sinh cũng gặp nhiều trở ngại trong thực hành Sinh học nhƣ: kĩ năng
thực hành theo nhóm, thao tác thực hành, triển khai thực hành theo hƣớng dẫn của giáo

viên, vận dụng kiến thức vào thực tiễn…
Nhƣ vậy, dạy học phát triển năng lực chú trọng các hoạt động thực hành, vận dụng,
gắn lí thuyết với thực tiễn. Quan điểm xây dựng chƣơng trình GDPT 2018 đã nêu r
“Chƣơng trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực ngƣời học
thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài
hồ đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, …”.
Vi sinh vật và virus vốn tồn tại song hành với con ngƣời chúng ta, từ lúc sinh ra cho
đến khi từ giã, chúng bƣớc vào mọi hoạt động, q trình sống thƣờng nhật mà đơi khi vì
quá nhỏ bé, chúng ta tạm quên đi sự tồn tại của chúng. Vì thế, phần Sinh học vi sinh vật và
virus trong mơn Sinh học 10, chƣơng trình GDPT 2018 là một dung quan trọng giúp học
sinh có những nhận thức cơ bản đầu tiên về những sinh vật nhỏ bé, gần gũi; tìm hiểu về
chúng và vận dụng những kiến thức về vi sinh vật và virus để giải thích hay xử lí nhiều
tình huống xảy ra trong cuộc sống.
Hoạt động thực hành phần Sinh học vi sinh vật và virus khơng chỉ đóng vai trị củng
cố tri thức mà còn tạo cơ hội cho HS đƣợc trải nghiệm để phát hiện ra tri thức, rèn luyện
các kĩ năng thực hành, ứng dụng vào thực tế. Do đó, n ng cao năng lực thực hành cho học
sinh là việc không thể thiếu.


4
Từ những cơ sở trên, đề tài “Phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong
dạy học phần Sinh học vi sinh vật và virus, Sinh học 10, Chương trình giáo dục phổ
thơng 2018” đƣợc tiến hành thực hiện..
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Phát triển đƣợc năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học phần Sinh học vi
sinh vật và virus, Sinh học 10, Chƣơng trình GDPT 2018.
3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu thiết kế, tổ chức đƣợc các hoạt động thực hành phần Sinh học vi sinh vật và
virus với các biện pháp phù hợp sẽ phát triển đƣợc năng lực thực hành cho học sinh trong
dạy học phần Sinh học vi sinh vật và virus, Sinh học 10, Chƣơng trình GDPT 2018.

4. ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quá trình phát triển năng lực thực hành của học sinh trong dạy học phần Sinh học vi
sinh vật và virus, Sinh học 10, Chƣơng trình GDPT 2018.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học phần Sinh học vi sinh vật và virus, Sinh học 10, Chƣơng trình
GDPT 2018.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 10/2021 đến tháng 04/2022.
- Địa điểm: Khảo sát thực trạng trực tuyến GV và HS của một số trƣờng THPT trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Thực nghiệm tại 2 trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh, mỗi trƣờng 2 lớp.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học
phần Sinh học vi sinh vật và virus, Sinh học 10, Chương trình GDPT 2018”, tôi thực
hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp cơ sở lí luận về dạy học phát triển năng lực, phát triển năng lực thực
hành, thực hành Sinh học và dạy học học thực hành.
- Khảo sát và đánh giá thực trạng năng lực thực hành môn Sinh học 10 và những
vấn đề liên quan đến quá trình dạy học thực hành.


5
- Phân tích cấu trúc chƣơng trình phần Sinh học vi sinh vật và virus, Sinh học 10,
Chƣơng trình GDPT 2018.
- Thiết kế các hoạt động thực hành phần Sinh học vi sinh vật và virus, Sinh học 10,
Chƣơng trình GDPT 2018.
- Tổ chức dạy học thực hành phần Sinh học vi sinh vật và virus, Sinh học 10,
Chƣơng trình GDPT 2018.
- Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực thực hành cho HS trong dạy học phần

Sinh học vi sinh vật và virus, Sinh học 10, Chƣơng trình GDPT 2018.
- Thực nghiệm sƣ phạm.
- Xử lí số liệu thống kê.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết
- Mục đích: Ph n tích và tổng hợp tài liệu để làm rõ các vấn đề về cơ sở lí luận của
đề tài.
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết, công văn của Đảng và nhà nƣớc, Bộ GD-ĐT
về đổi mới PPDH và Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018.
- Nghiên cứu tài liệu tham khảo, các bài báo và cơng trình nghiên cứu khoa học liên
quan đến năng lực dạy học thực hành.
- Nghiên cứu lí luận về phƣơng pháp giảng dạy, phát triển năng lực, năng lực thực
hành.
- Nghiên cứu chƣơng trình mơn Sinh học 10.
Cách thực hiện: sƣu tầm, phân loại và nghiên cứu các tài liệu, văn bản, các bài báo
khoa học, cơng trình nghiên cứu đề thu thập, tổng hợp thơng tin nhằm tìm chọn các khái
nhiệm, tƣ tƣởng cơ bản là cơ sở lí luận của đề tài.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
*Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Mục đích: khảo sát và đánh giá thực trạng về dạy năng lực thực hành của học sinh
trong môn Sinh học đáp ứng chƣơng trình GDPT 2018 THPT trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.


6
- Nội dung điều tra: sử dụng phiếu điều tra để khảo sát nhận thức của GV và HS về
tầm quan trọng của năng lực thực hành trong môn Sinh học, thực trạng về năng lực thực
hành của HS, cách thức tổ chức, đánh giá hoạt động dạy học thực hành, đánh giá HS,
đồng thời tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi và đề xuất của các GV về dạy học thực

hành. Mặt khác chúng tôi cũng khảo sát nhu cầu, hứng thú của HS với các hoạt động thực
hành.
- Cách thực hiện: đầu tiên lập phiếu khảo sát, xác định đối tƣợng, phạm vi khảo sát
đề tiến hành khảo sát bằng phiếu khảo sát bằng giấy, sau đó xử lí, phân tích kết quả để
đánh giá thực trạng.
*Phương pháp quan sát
- Mục đích: thu thập các thơng tin định tính về q trình thực nghiệm.
- Nội dung: quan sát tinh thần, thái độ, mức độ tham gia của HS vào q trình học,
mức độ tiếp thu kiến thức, hồn thành các sản phẩm và sự hứng thú đối với môn học khi
các chủ đề dạy học thực hành.
- Cách tiến hành: Tiến hành quan sát, thu thập thông tin bằng 2 cách: sử dụng sổ ghi
chép để ghi tất cả biểu hiện của HS trong quá trình thực nghiệm và dùng bảng quan sát
với các tiêu chí quan sát cụ thể đã đƣợc đƣa ra đề đánh giá HS có đáp ứng các tiêu chí
hay khơng. Sau khi quan sát, thu thập thông tin sẽ tổng hợp, ph n tích và đƣa ra kết luận
về mặt định tính của thực nghiệm.
* Phương pháp thực nghiệm
- Mục đích: đánh giá hiệu quả của các biện pháp đề xuất gắn với chủ đề thiết kế.
- Nội dung: tiến hành thực nghiệm ít nhất một nhóm biện pháp pháp phát triển năng
lực thực hành cho HS trong dạy học phần Sinh học vi sinh vật và virus, Sinh học 10 đáp
ứng chƣơng trình GDPT 2018.
- Cách tiến hành:
+ Chọn đối tƣợng thực nghiệm: thực nghiệm trên 2 trƣờng, mỗi trƣờng 2 lớp, mỗi
lớp tối thiểu 30 học sinh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
+ Tiến hành thực nghiệm khơng đối chứng nhằm kiểm tra tính khả thi của giả
thuyết khoa học, kiểm tra hiệu quả của tổ chức các hoạt động thực hành và các biện pháp
đã đề xuất, cụ thể:


7
+ Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá NLTH SH của HS trong tổ chức dạy học thực

hành phần Sinh học vi sinh vật và virus, Sinh học 10.
+ Đánh giá đầu vào: Sử dụng bài kiểm tra và bảng tiêu chí để đánh giá mức độ đạt
đƣợc năng lực TH của học sinh trƣớc thực nghiệm.
+ Tổ chức dạy thực nghiệm.
+ Đánh giá đầu ra: Sử dụng bài kiểm tra năng lực đầu ra và bảng tiêu chí để đánh
giá mức độ đạt đƣợc năng lực TH của học sinh sau thực nghiệm.
+ So sánh kết quả đầu vào, đầu ra và kết quả đánh giá quá trình để đƣa ra kết
luận khoa học.
7.3. Phƣơng pháp xử lí số liệu
- Mục đích: đánh giá độ tin cậy của thực nghiệm
- Nội dung: xử lí kết quả khảo sát, thực nghiệm
- Cách tiến hành: dùng các phần mềm Excel, SPSS25 để xử lí các kết quả khảo sát
thực trạng và thực nghiệm.
8. ĐÓNG GÓP MỚI CHO ĐỀ TÀI
8.1. Về mặt lí luận
Hệ thống hóa cơ sở lí luận về DHTH và phát triển NLTH cho HS nhằm phát triển
năng lực thực hành cho học sinh phần Sinh học vi sinh vật và virus, Sinh học 10, Chƣơng
trình GDPT 2018.
8.2. Về mặt thực tiễn
 Đánh giá đƣợc thực trạng và nhận thức về tầm quan trọng của dạy học học thực
hành theo định hƣớng phát triển năng lực trong dạy học môn Sinh học lớp 10.
 Thiết kế đƣợc các hoạt động thực hành chủ đề Sinh học vi sinh vật và virus mơn
SH lớp 10, chƣơng trình GDPT 2018 theo định hƣớng phát triển năng lực, phát triển năng
lực thực hành cho HS.
 Đề xuất đƣợc một số biện pháp phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong
dạy học phần Sinh học vi sinh vật và virus môn SH lớp 10, chƣơng trình GDPT 2018.
Tổ chức đƣợc thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của giả thuyết khoa học, kiểm
tra hiệu quả của tổ chức các hoạt động thực hành và các biện pháp đã đề xuất



8
9. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm
3 chƣơng:
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Chƣơng 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS, SINH HỌC 10, CHƢƠNG
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM


9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Trên thế giới
Thực hành có vai trị rất quan trọng trong dạy học cũng nhƣ khám phá lĩnh hội tri
thức trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên nói chung hay lĩnh vực Sinh học nói riêng.
Điều này đã trở thành cảm hứng nghiên cứu cho nhiều nhà khoa học: Jan Amos
Komensky, B.P Exipop, I.I Samova, Skinner, P.N Ximbixep …Họ cho rằng: Việc tìm
hiểu các sự vật, hiện tƣợng tự nhiên bằng thực nghiệm là con đƣờng gắn với hoạt động
nghiên cứu khoa học của ngƣời học.
Mayer năm 2004 từng nhận định: Trong mỗi trƣờng hợp, khám phá có hƣớng dẫn
hiệu quả cao hơn khám phá thuần túy trong việc giúp học sinh học tập và chuyển giao.
Nhìn chung, quan điểm kiến tạo về học tập có thể đƣợc hỗ trợ tốt nhất bởi phƣơng pháp
giảng dạy liên quan đến hoạt động nhận thức thay vì hoạt động hành vi, hƣớng dẫn giảng
dạy thay vì khám phá thuần túy, và tập trung vào chƣơng trình học hơn là khám phá
khơng có cấu trúc (Mayer R.E.,2004).
Từ thế kỉ XX, việc giảng dạy sinh học hiện đại theo định hƣớng thực nghiệm đã
xuất hiện. Trong khoảng 30 hay 40 năm, việc giảng dạy sinh học bị ảnh hƣởng bởi quan
niệm “vừa học vừa làm” và hệ thống Daltonic. Đến năm 1939 đã xuất hiện ở Châu Âu,

bao gồm cả Paland, khá nhiều ấn phẩm về phƣơng pháp dạy học sinh học theo định
hƣớng thực nghiệm. Sau thế chiến thứ II, số lƣợng các ấn phẩm loại này tăng rất nhanh từ
năm này sang năm khác. Một phân tích về những điều này cho thấy mục tiêu và chức
năng của đào tạo thực hành trong dạy học Sinh học đã đƣợc thực hiện ở mức độ cao
(Stawinski, 1978).
Trong buổi học thử nghiệm, điều rất quan trọng là để học sinh tham gia vào q
trình lập kế hoạch cho tồn bộ bài tập ở trƣờng. HS nên thực hiện các quan sát và thí
nghiệm của mình một các độc lập nhất có thể, các em nên liệt kê các kết quả đạt đƣợc,
giải thích chúng, kiểm tra giả thuyết và giải quyết vấn đề. Cho đến nay, các bƣớc của
cơng việc trong phịng thí nghiệm thƣờng bị bỏ qua. Một lí do cho điều này có lẽ là do
giáo viên sinh học thƣờng đơn phƣơng quan sát và thí nghiệm trong dạy học sinh học chỉ
đơn thuần là một nguồn kiến thức thực tế của sinh học (Wieslaw Stawinski,1986).


10
Vào năm 2010, Ibitomola và Cộng sự nghiên cứu ảnh hƣởng của việc hình thành
khái niệm và kĩ thuật thí nghiệm trong dạy học Sinh học ở các trƣờng THCS trong vùng
lãnh thổ Liên bang Abuja, Nigeria thì thấy kết quả rằng, các học sinh đƣợc dạy học bằng
thí nghiệm sẽ lƣu giữ kiến thức Sinh học tốt hơn các học sinh học bằng lập bản đồ khái
niệm (Ibitomola, M. O. & Cộng sự, 2010).
1.1.2. Ở Việt Nam
Từ trƣớc đến nay, đã có rất nhiều nhà Giáo dục nƣớc nhà quan t m đến vấn đề thực
hành trong công tác dạy học các mơn học nói chung và bộ mơn Sinh học nói riêng ở thời
kì Giáo dục và thời thế xã hội đổi mới.
Năm 1973, Nguyễn Quang Vinh nhận định việc sử dụng TN trong nghiên cứu có
thể sẽ mất thời gian, công sức nhƣng hiệu quả của việc nghiên cứu thông qua thực hành
TN là rất cao. Ngƣời học đƣợc hóa thân vào nhà nghiên cứu, nhà khoa học và tự mình bố
trí, tiến hành TN, kiểm chứng các kiến thức lí thuyết đã đƣợc học, hoặc tự mình đề ra giả
thuyết và xây dựng TN kiểm chứng giả thuyết đó. Trên cơ sở tự lực của HS nhƣ vậy, các
kiến thức tìm ra sẽ đƣợc nhớ l u hơn, từ đó, r n luyện cho ngƣời học đƣợc nhiều thao tác

cả về tƣ duy và kĩ năng thực hành (Nguyễn Quang Vinh, 1973).
Năm 2003, Nguyễn Vinh Hiển đã ph n tích vai trị của hoạt động quan sát, thí
nghiệm trong dạy học sinh học 6. Tác giả đã x y dựng quy trình tổ chức hoạt động thí
nghiệm trong dạy học 5 bƣớc bộ mơn Sinh lí Thực vật: 1. Xác định nhiệm vụ học tập; 2.
Nêu giả thuyết và thiết kế thí nghiệm; 3. Làm thí nghiệm kiểm tra; 4. Rút ra kết luận; 5.
Đánh giá, hƣớng dẫn, giao bài tập về nhà; đƣa ra quy trình tổ chức, thiết kế một số thí
nghiệm và bƣớc đầu cải tiến cho phù hợp với thực tiễn dạy học.
Năm 2007, Phan Thị Thanh Hội đã nghiên cứu đánh giá mức độ năng lực thực
nghiệm trong dạy học Sinh học, tập trung nghiên cứu năng lực thực nghiệm ở môn Sinh
học; xác định cấu trúc năng lực thực nghiệm của HS; từ đó x y dựng bộ tiêu chí để đánh
giá năng lực thực nghiệm, đƣa ra quy trình hình thành năng lực thực nghiệm của ngƣời
học.
Năm 2010, Lê Phan Quốc x y dựng tài liệu hƣớng dẫn thí nghiệm thực hành Sinh
học 11 (cơ bản) trung học phổ thơng dựa trên nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của
việc giảng dạy các bài thí nghiệm thực hành ở một số trƣờng trung học phổ thông. Cũng
trong năm này, Tôn Quang Cƣờng và Phạm Kim Chung nhấn mạnh tầm quan trọng của


11
việc phát triển rèn luyện kĩ năng dạy học thí nghiệm cho sinh viên sƣ phạm thuộc khối
ngành khoa học tự nhiên, áp dụng mơ hình phịng thí nghiệm “khám phá sáng tạo” (Tôn
Quang Cƣờng, Phạm Kim Chung, 2010).
Đến năm 2014, Nguyễn Thị Hải Yến và Trƣơng Thị Thanh Mai giới thiệu quy trình
xây dựng tài liệu đa phƣơng tiện nhằm hỗ trợ giáo viên và học sinh trong việc dạy và học
các bài học thực hành ở trƣờng phổ thông bao gồm thực hành quan sát và thực hành thí
nghiệm (Nguyễn Thị Hải ến, Trƣơng Thị Thanh Mai, 2014).
Năm 2015, Nguyễn Thị Nga thiết kế quy trình rèn luyện cho học sinh kĩ năng tiến
hành thí nghiệm và thiết kế các tiêu chí đánh giá kĩ năng tiến hành thí nghiệm trong dạy
học Sinh học 10 Trung học phổ thơng. Trong năm đó, Trần Huyền Thanh xác định biện
pháp sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học 11 nhằm phát triển năng lực nghiên cứu

cho học sinh (Nguyễn Thị Nga, 2015).
Năm 2017, Trần Thị Gái trình bày về cách thức vận dụng chu trình học trải nghiệm
của David Kolb vào thiết kế hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông
trong dạy học Sinh học nhằm khai thác vốn kinh nghiệm đã có của học sinh, học sinh
đƣợc làm độc lập hoặc tham gia vào các khâu của hoạt động từ khâu thiết kế, tổ chức đến
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (Trần Thị Gái, 2017).
Năm 2018, Lê Minh Đức, Phan Đức Duy nghiên cứu thành cơng quy trình cải tiến
q trình thực hiện tiêu bản hiển vi tạm thời quan sát đột biến NST ở thực vật, đề xuất
các biện pháp xử lí tình huống hiệu quả, dựa trên cơ sở khoa học giúp GV, HS chủ động
hơn trong các tiết thực hành thí nghiệm; góp phần đổi mới và nâng cao chất lƣợng dạy
học bộ môn Sinh học (Lê Minh Đức, Phan Đức Duy, 2018).
Vào năm 2019, Đỗ Thành Trung đã nhận định: “Một trong những yêu cầu của Bộ
giáo dục hiện nay là hình thành cho ngƣời học những năng lực, phẩm chất nhất định, để
từ đó vận dụng tốt những kiến thức đã học vào những công việc cụ thể trong thực tiễn”.
Hơn nữa, thực hành là phƣơng pháp đặc trƣng trong dạy học nghiên cứu sinh học.
Phƣơng pháp này góp phần giáo dục, rèn luyện học sinh một cách toàn diện, tự nhiên,
giúp phát triển nhiều phẩm chất tốt cho ngƣời học. Mặt khác, hoạt động thực hành giúp
học sinh huy động nhiều giác quan tạo điều kiện thuận lợi cho HS đào s u suy nghĩ, kích
thích sự tìm tịi nên tƣ duy sáng tạo có điều kiện phát triển hơn. Đồng thời, thông qua


×