Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG DẠY HỌC SINH 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 28 trang )

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ

SÁNG KIẾN

TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG DẠY HỌC
SINH 8

Lĩnh vực: Sinh Học
Tên tác giả: TRƯƠNG HỒNG NGỌC
GV môn : Sinh Học

NĂM HỌC 2020 – 2021


PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ

SÁNG KIẾN

TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG DẠY HỌC
SINH 8

Lĩnh vực: Sinh Học
Tên tác giả: TRƯƠNG HỒNG NGỌC
GV môn: Sinh Học
Tài liệu kèm theo: Đĩa CD

NĂM HỌC 2020 - 2021




MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................1
II. NỘI DUNG.....................................................................................................2
1. THỜI GIAN THỰC HIỆN.........................................................................2
2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG......................................................................2
2.1 Kết quả đạt được..................................................................................2
2.2 Những mặt còn hạn chế........................................................................3
2.3 Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế..................................3
III.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN............................................................................4
1. CĂN CỨ THỰC HIỆN..............................................................................4
1.1 Cơ sở lý luận........................................................................................4
1.1.1 Đổi mới phương pháp giáo dục..................................................4
1.1.2 Vai trò của tạo tâm thế trong giờ dạy..........................................4
1.2 Cơ sở thực tiễn.....................................................................................5
1.2.1 Thuận lợi.....................................................................................5
1.2.2 Khó khăn.....................................................................................5
2. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN.....................5
2.1 Nội dung...............................................................................................5
2.2 Giải pháp và cách thực hiện.................................................................6
2.2.1 Tổ chức trò chơi..........................................................................6
2.2.2 Sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học....................9
2.2.3 Khởi động bằng bài tập hay câu hỏi có tình huống..................12
IV. KẾT LUẬN..................................................................................................13
1. Kết quả đạt được sau khi vận dụng vào thực tiễn....................................13
2. Phạm vi áp dụng.......................................................................................13
3. Bài học kinh nghiệm.................................................................................14
4. Đề xuất, kiến nghị....................................................................................15



Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

I. PHẦN MỞ ĐẦU
Bạn thường bắt đầu giờ học của mình như thế nào? Bạn đứng trước lớp
và khép hai chân hình chữ V, tay trái đặt lên lòng bàn tay phải, nở một nụ cười
và bắt đầu vào bài giảng theo cách thông thường. Đúng, bạn chẳng có gì sai
cả. Nhưng hãy tưởng tượng một lớp học, giáo viên lặp đi lặp lại những thao
tác cố định và có sẵn, từ ngày này qua ngày khác hay một giáo viên bước vào
lớp chỉ có nói, nói và nói,… chắc chắn học sinh sẽ cảm thấy mệt mỏi và nhàm
chán. Và chẳng nói thì thầy cơ cũng hiểu rằng, việc học chỉ là cuộc đối thoại
nhàm tẻ giữa giáo viên và chính họ, đó là một cuộc đối thoại nội tâm, là một
chương trình phát thanh mà khán giả chẳng muốn để tâm.

Người viết: Trương Hồng Ngọc

1


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

Ở lứa tuổi học sinh, sự phân tán luôn là xu thế nổi bật, làm thế nào để lôi
cuốn học sinh tham gia vào tiết học? Làm thế nào để việc học trở nên hấp
dẫn, thú vị? Đó là vấn đề mà giáo viên và các trường học đều cố gắng để đi
tìm câu trả lời. “Nếu như học sinh không thể học được theo cách mà giáo viên
dạy, có lẽ chúng ta nên thay đổi cách dạy để học sinh có thể học”. Từ đó, hoạt
động khởi động xuất hiện trong giáo án các thầy cơ chính vì những lí do như
vậy.
Sinh học là một trong những bộ mơn khoa học, có vị trí vơ cùng quan
trọng. Sinh học 8 cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo, chức năng

của cơ thể người trong mối quan hệ với mơi trường, những hiểu biết về phịng
chống bệnh, tật và rèn luyện thân thể. Tất cả đều tạo cho các em niềm phấn
khích nhưng cũng tương đối khó để địi hỏi các em phải tư duy cao, gây căng
thẳng, mệt mỏi.
Là một giáo viên mang trong mình nhiệt huyết của tuổi trẻ, tôi luôn
mong muốn học sinh của mình được học mà chơi, chơi mà học, giảm bớt sự
căng thẳng trong các giờ học. Thông qua thực tế giảng dạy, dự giờ học hỏi từ
các đồng nghiệp, tôi mạnh dạn trao đổi với các đồng nghiệp sáng kiến trong
việc tổ chức hiệu quả hoạt động khởi động thơng qua đề tài có tên: “Triển
khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8”
II.NỘI DUNG
1. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 2 năm 2021
2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
2.1Kết quả đạt được
Để đánh giá thực chất kết quả đạt được khi thay đổi hoạt động khởi động
vào dạy học môn Sinh học 8, ngay từ khi bắt đầu thực hiện đề tài này, tơi đã
khảo sát ở tồn bộ học sinh khối 8 ở các lớp tôi đảm nhận của trường THCS
Trần Phú.

Người viết: Trương Hồng Ngọc

2


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

* Trước khi áp dụng đề tài
Mặc dù bộ mơn Sinh ở trung học phổ thơng đóng một vai trò rất quan
trọng trong học tập cũng như đời sống nhưng ở cấp trung học cơ sở các em

thực sự khơng chú ý và xem đó như một mơn phụ, đã có rất nhiều em khơng
thích học mơn này (sau đây là số liệu điều tra đầu năm tại khối 8 khi chưa áp
dụng sáng kiến này vào giảng dạy).
Đầu năm học 2019 - 2020

Lớp

8A
8E
8G
8I
Tổng

Sĩ số

43
44
41
45
173

Số em không

Số em xem đó

u thích mơn

như một mơn

SL

15
20
25
15
75

học
TL%

43,35%

Số em u thích
mơn học

phụ
SL
33
35
36
30
134

TL%

77,45%

SL
28
24
16

30
98

TL%

56,65%

* Sau khi áp dụng đề tài
Sau khi áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy tôi thấy chất lượng học
sinh được nâng cao rõ rệt. Mặc dù chưa lôi kéo được hết các em tham gia vào
tiết học, chưa được 100% các em yêu thích nhưng mục đích thay đổi tâm thế
giờ học, tạo sự phấn khích trước mỗi tiết học là đều khả quan.
Sự chủ động tiếp nhận kiến thức, cùng nhau trao đổi, thảo luận để hình
thành kiến thức giúp các em chủ động ghi nhớ sản phẩm do mình tạo ra, từ đó
hiệu quả mơn học được nâng cao rõ rệt.
Cuối năm học 2019 -2020
Lớp

SS

Số em không u
thích mơn học

Người viết: Trương Hồng Ngọc

Số em xem đó
như một mơn

Số em u thích
mơn học

3


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

SL
TL%
8A
43
7
8E
44
10
8G
41
15
8I
45
10
Tổng 173
42
24,28%
2.2 Những mặt còn hạn chế

phụ
SL
TL%
20
25
30

20
95
54,91%

SL
36
34
26
35
131

TL%

75,72%

- Phạm vi áp dụng chỉ mới một khối, còn nhiều hạn chế.
- Q trình thực hiện cịn nhiều khó khăn.
2.3 Ngun nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế
- Nguyên nhân đạt được:
+ Sáng kiến đã làm tăng sự phấn khích của các em trong mỗi tiết học.
+ Khơng khí lớp học khơng cịn nặng nề, thay vào đó các em tự tìm tịi,
trao đổi, thảo luận để hình thành kiến thức mới.
+ Kiến thức cũ được tại hiện ngắn gọn, nhanh chóng khơng cịn kiểu rập
khn trình bày dài dịng như phương pháp truyền thống.
- Nguyên nhân hạn chế:
+ Trong các lớp khảo sát có 2 lớp chọn (8A, 8I) và 2 lớp bình thường
(8E, 8G) nên việc thực hiện hoạt động ở các lớp có sự khác nhau.
+ Mỗi hoạt động đều có sự chuẩn bị bằng phần mềm powerpoint nên mất
thời gian hơn so với phương pháp truyền thống.
+ Học sinh cần phải có sự chuẩn bị trước để phối hớp với giáo viên.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. CĂN CỨ THỰC HIỆN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Đổi mới phương pháp giáo dục

Người viết: Trương Hồng Ngọc

4


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển với nhiều thời cơ
và thách thức. Mục tiêu, yêu cầu của phương pháp giáo dục phổ thơng là phải
phát huy tính tích cực, chủ động của người học, phù hợp với từng lớp học,
môn học, rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đây là định hướng cơ bản,
thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của một
giờ dạy.
1.1.2 Vai trò của tạo tâm thế trong giờ dạy
Một tiết học được coi là một hoạt động tổng thể trong thời gian 45 phút,
bao gồm các hoạt động của Thầy và trò diễn ra một cách nhịp nhàng để hình
thành kiến thức – kĩ năng và các năng lực cần thiết. Bạn hãy hình dung, nếu
bạn đánh mất học sinh trong 2 phút đầu tiên thì những phút cịn lại bạn chỉ
phải làm một cơng việc là kéo học sinh lại với mình.
Nhưng việc tiếp thu kiến thức khơng thể mang tính chất ép buộc. Nó chỉ
thực sự hiệu quả khi bắt nguồn từ sự tự nguyện hay có cảm giác thích thú. Vì
lẽ đó, thiết nghĩ, trong cuộc sống hay trong dạy - học, bước khởi đầu luôn là
nền tảng, tâm thế. Dù chỉ là một khâu nhỏ trong quá trình hình thành kiến
thức nhưng lại có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực

của người học.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thuận lợi
Giáo viên có tinh thần đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm
trung tâm, phát huy tính tích cực của các em.
Trình độ học sinh cao nên các em dễ dàng tiếp thu kiến thức. Có đầy đủ
trang thiết bị hỗ trợ, phục vụ cho việc tìm tịi kiến thức.
1.2.2 Khó khăn
Nhiều học sinh có tâm lý học lệch, chú trọng các mơn để thi vào 10 nên
chưa có sự đầu tư chu đáo, dẫn đến tiết học còn thụ động.

Người viết: Trương Hồng Ngọc

5


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

Áp lực học tập từ nhiều bộ môn khác nhau trong cùng một buổi học nên
khả năng tập trung tư duy cho mơn Sinh học cịn rất ít.
Học sinh chưa thực sự chủ động dành thời gian tìm hiểu, khai thác kiến
thức mà còn nặng về việc ghi chép nội dung bài học.
2. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỰC HIỆN
2.1 Nội dung
Nghiên cứu cho thấy việc thay đổi các phương pháp và tài liệu học tập
của bạn sẽ cải thiện khả năng lưu giữ và nhớ lại thông tin, đồng thời nâng cao
kinh nghiệm học tập của bạn.
Tại sao hoạt động khởi động lại quan trọng?
 Giúp học sinh tập trung và chú ý, hiện diện 100% trong không gian lớp
học, trong từng khoảnh khắc.

 Cho phép giáo viên giới thiệu bài học một cách nhẹ nhàng và hấp dẫn
 Giúp học sinh có cơ hội làm quen với các thuật ngữ, từ khóa ngay từ
khi bắt đầu bài học.
 Nó tạo sự hứng thú lơi cuốn ngay từ đầu bài học.
Có thể hiểu, hoạt động này chưa địi hỏi sự tư duy cao, khơng q coi
trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập
cuộc, lôi kéo các em có hứng thú với các hoạt động phía sau đó.
2.2 Giải pháp và cách thực hiện
2.2.1 Tổ chức trị chơi
Để tiết học trở nên sơi nổi, cuốn hút, giúp học sinh rèn luyện sự mạnh
dạn, tự tin, khả năng phản xạ nhanh, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương
tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên thì trị chơi là một giải
pháp hiệu quả.
* Trị chơi đuổi hình bắt chữ

Người viết: Trương Hồng Ngọc

6


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

Đây là trị chơi mang tính chất nhận diện, phù hợp cho những tiết học
ôn tập hoặc những tiết dạy chủ đề. Ưu điểm của phương pháp này:
+Có khả năng lôi kéo số đông học sinh.
+Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh.
+Kích thích phát triển tư duy thơng qua hình ảnh trực quan
Cách tổ chức: Giáo viên sử dụng hình ảnh chiếu lên tivi. Học sinh nhìn
vào hình, tìm mối liên kết để đốn tên chủ đề.
Ví dụ: Khi dạy các chủ đề tiêu hóa, bài tiết,…


TIÊU HĨA

BÀI TIẾT

* Trị chơi giải ơ chữ
Trị chơi này có thể thực hiện để kiểm tra bài cũ của học sinh. Thơng qua
việc giải mã các ơ chữ, các em có thể tìm thấy chủ đề của tiết học. Chúng là
những công cụ giáo dục tuyệt vời, cho phép thu hút học sinh và khuyến khích
chúng cùng nhau suy nghĩ. Đối với một số người, việc tạo ra một trò chơi ô
chữ hay cũng giống như giải một câu đố vậy.

Người viết: Trương Hồng Ngọc

7


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

Cách tổ chức: Giáo viên xây dựng các ô chữ với các câu hỏi liên quan để
các em giải mã. Kết quả thu được chủ đề của bài học.
Ví dụ: Tìm ra ơ chữ chủ đề TIÊU HĨA
1
1
12
11
13
1
14
1

15
1
61
1
17
1
1
1

T
N

H

U

C

A

N

U

O

C

N


H

A

I

T

I

E

T

N

R

U

O

T

H

A

U


M O

C

O

B

O

P

D

A

D

A

Y

B

O

T

Câu 1: Chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể được lấy từ đâu?
Câu 2: Hoạt động nào ở khoang miệng giúp thức ăn được nghiền nát?

Câu 3: Nhìn thấy quả me chua, tự động cơ thể chúng ta phản xạ lại bằng
cách nào?
Câu 4: Bộ phận nào trong cơ thể dài nhất?
Câu 5: Hoạt động thải bã ra ngoài nhờ cơ quan?
Câu 6: Hoạt động nào diễn ra tại dạ dày để nhào trộn thức ăn với dịch vị?
Câu 7: Cơ quan có dạng hình túi thắt 2 đầu, là nơi diễn ra q trình biến đổi
lí học thức ăn?

* Trò chơi đuổi chữ
Đây là trò chơi vừa đòi hỏi học sinh có vốn từ vựng nhất định, vừa có sự
nhanh nhẹ vận động thể lực, lại vừa đòi hỏi sự kết hợp ăn ý với các bạn cùng
nhóm.

Người viết: Trương Hồng Ngọc

8


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

Cách tổ chức: Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, học sinh đã được
biết trước chủ đề của bài học. Mỗi nhóm sẽ lần lượt lên viết các từ theo nhóm
đã được quy ước. Trong thời gian cho phép, đội nào viết được nhiều từ sẽ
chiến thắng.
Ví dụ 1. Khi dạy bài: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
Giáo viên có thể đưa ra chủ đề bài học:

Hình 1. Cấu tạo cơ thể người
Các nhóm lần lượt lên bảng liệt kê tên của từng bộ phận, cơ quan. Dựa
trên kết quả của các nhóm, giáo viên có thể dẫn dắt vào bài như sau: Cơ thể

người được cấu tạo từ các cơ quan và hệ cơ quan. Các cơ quan trong cơ thể
phối hợp hoạt động như thế nào để thực hiện chức năng sống. Tất cả sẽ được
tìm hiểu ở bài 2. Cấu tạo cơ thể người.
Ví dụ 2. Khi dạy chủ đề TIÊU HÓA

Người viết: Trương Hồng Ngọc

9


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

Hình 2. Hệ tiêu hóa của người
Trước khi lên lớp, giáo viên đã giao chủ đề này cho các em chuẩn bị ở
nhà. Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm cũng lần lượt lên
bảng liệt kê những cơ quan trong hệ tiêu hóa. Dựa trên kết quả thu được, giáo
viên sẽ dẫn dắt các em đi vào bài học: Thức ăn muốn được cơ thể hấp thụ
phải trải qua q trình tiêu hóa để tạo thành chất dinh dưỡng. Q trình tiêu
hóa được thực hiện nhờ hoạt động của các cơ quan trong ống tiêu hóa và
tuyến tiêu hóa. Vậy q trình này được diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ lần
lượt đi vào tìm hiểu từng nội dung một thơng qua chủ đề Tiêu hóa.
2.2.2 Sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học
Để tăng thêm phần hứng thú, giáo viên cũng có thể thêm tranh, ảnh hoặc
video có liên quan đến nội dung bài học để học sinh được trải nghiệm, được
phát huy những tri thức vốn có của mình để giải quyết vấn đề của lớp học.
Cách tổ chức: Giáo viên chiếu một số hình ảnh hoặc video có liên quan
đến bài học. Học sinh quan sát, tìm mối liên kết để tìm ra nội dung bài học
hướng tới.
Ví dụ 1. Khi dạy bài: SỰ TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNG, VỆ SINH
HỆ VẬN ĐỘNG

Trước khi vào bài học, giáo viên cho thể chiếu hình ảnh hoặc video về
quá trình tiến hóa của lồi người, từ đó dẫn đến sự tiến hóa của hệ vận động
để thích nghi với đời sống thay đổi.
Nguồn youtube: />Người viết: Trương Hồng Ngọc

10


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

Hình 3. Sự tiến hóa của hệ vận động
Ví dụ 2. Khi dạy bài : BẠCH CẦU – MIỄN DỊCH
Có thể cho học sinh quan sát đoạn video về hệ miễn dịch của cơ thể, từ
đó học sinh rút ra được các cách để cơ thể tự bảo vệ mình trước những tác
nhân có hại từ mơi trường bên ngồi.
Nguồn youtube: />
Hình 4. Khả năng miễn dịch của cơ thể
Ví dụ 3. Khi dạy bài: PHẢN XẠ KHƠNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CĨ
ĐIỀU KIỆN
Giáo viên có thể chiếu một số hình ảnh sự trả lời kích thích của con
người, động vật đối với sự tác động từ mơi trường. Từ đó dẫn dắt đến khái
niệm phản xạ.

Người viết: Trương Hồng Ngọc

11


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8


Hình 5. Phản xạ
Ví dụ 4. Khi dạy bài: VỆ SINH MẮT
Giáo viên có thể treo một số các bệnh và tật về mắt, yêu cầu học sinh sử
dụng sự hiểu biết của bản thân để trả lời đó các bệnh, tật mắt nào.

Hình 6. Bệnh, tật về mắt
Qua câu trả lời của học sinh, giáo viên có thể dẫn dắt vào bài học:
Nguyên nhân của những bệnh, tật này là từ đâu? Làm thế nào để chúng ta có
thể bảo vệ đơi mắt của mình tốt nhất. Chúng ta sẽ được tìm hiểu ở bài 50. Vệ
sinh mắt
2.2.3 Khởi động bằng bài tập hay câu hỏi có tình huống

Người viết: Trương Hồng Ngọc

12


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

Các bài tập hay câu hỏi tình huống trong phần khởi động giúp học sinh
huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết tình huống. Các vấn đề đưa ra
giúp học sinh phát triển tư duy, xâu chuỗi vấn đề một cách mạch lạc đồng thời
tạo hứng thú cho các em trước khi bước vào tiết học mới.
Cách tổ chức: Giáo viên sẽ nêu một số câu hỏi có vấn đề hoặc đưa ra
những giả thuyết mâu thuẫn. Học sinh sẽ đưa ra những ý tưởng dựa trên
những hiểu biết của mình để giải quyết vấn đề.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN
MÁU
Giáo viên có thể đưa ra tình huống như sau:
Một người đàn ông bị tai nạn giao thông, mất máu nghiêm trọng và rất

cần được truyền máu ngay lập tức. Khi được bảo cần máu, tất cả mọi người
trong nhà đều nhanh chóng đăng kí vì nghĩ rằng người có quan hệ huyết thống
nên truyền máu được.Theo em, như vậy đúng hay sai?
Học sinh sau khi tiếp nhận tình huống, có thể xuất hiện 2 luồng suy nghĩ:
sẽ truyền máu được vì là cùng huyết thống, bên cịn lại sẽ chờ xem xét nhóm
máu nào phù hợp để tránh sự ngưng kết hồng cầu.
Ví dụ 2. Khi dạy bài: ĐẠI NÃO
Giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi có vấn đề như:
Câu 1: Nêu những biểu hiện của người bị chấn thương sọ não?
Câu 2: Nêu những biểu hiện của người bị tai biến mạch máu não do xơ
vữa động mạch hay do huyết áp cao?
Tổng hợp kết quả từ câu 1, 2, giáo viên có thể đưa ra kết luận đều liên
quan đến não, trong đó ảnh hưởng trực tiếp là đại não?
Câu 3: Nếu bên phải đại não bị tổn thương, sẽ ảnh hưởng đến bên nào
của cơ thể?

Người viết: Trương Hồng Ngọc

13


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

Học sinh khi trả lời câu hỏi số 3 sẽ đưa ra nhiều đáp án như bên trái, bên
phải, toàn bộ cơ thể,…Từ những mâu thuẫn trên, giáo viên có thể dẫn dắt học
sinh vào bài để đi tìm câu trả lời.
IV. KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được sau khi vận dụng vào thực tiễn
Sau khi tiến hành dạy học với sự thay đổi ở phần khởi động, tôi nhận
thấy học sinh rất hứng thú với giờ học, hăng say phát biểu bộc lộ những suy

nghĩ, quan điểm riêng của mình để hình thành kiến thức.
Thơng qua phát phiếu thăm dị ý kiến, tơi thu được kết quả như sau:
100% các em học sinh cho rằng các trò chơi khởi động phù hợp với khả
năng của các em vì những kiến thức trong mỗi trị chơi đều là những kiến
thức trọng tâm và các em hồn tồn có thể nhận thức được.
97% học sinh cho rằng khởi động trước khi vào bài sẽ làm tăng thêm sự
hứng thú, phấn khởi trong mỗi tiết học, đồng thời giúp các em mạnh dạn hơn
trước tập thể lớp, tự tin hơn với kiến thức của mình.
95% học sinh cho rằng các hình thức khởi động khác nhau đã rèn cho
các em tác phong nhanh nhẹn và tư duy độc lập sáng tạo.
Từ những kết quả trên, tôi khẳng định việc thay đổi hình thức khởi động
sẽ tạo ra tâm lý hưng phấn, tự nhiên để lôi kéo học sinh vào giờ học. Hơn nữa,
nếu càng đa dạng thì sẽ ln tạo những bất ngờ thú vị cho học sinh.
2. Phạm vi áp dụng
Sáng kiến đã được áp dụng tại khối 8 trường THCS Trần Phú (năm học
2019 – 2020), ngoài ra cịn có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả học sinh khối 8
trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi. Sang năm học mới 2020 – 2021, mặc dù
tôi không được phân công lớp 8 nhưng tôi vẫn dựa trên sáng kiến này để áp
dụng cho các khối lớp mà tôi mới đảm nhận.

Người viết: Trương Hồng Ngọc

14


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

Với tâm thế đổi mới phương pháp giáo dục vào những năm kế tiếp, sáng
kiến này có thể giúp các đồng nghiệp tham khảo, xây dựng, thiết kế tiến trình
dạy học để phù hợp với học sinh của mình ở tất cả các khối lớp.

3. Bài học kinh nghiệm
Qua thực tiễn dạy học, có thể thấy mặc dù chỉ chiếm có vài phút đầu giờ
nhưng khởi động lại có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc kích hoạt sự
tích cực của người học. Một tiết học được yêu thích với học sinh từ những
giây phút đầu tiên sẽ khơi gợi ở các em sự hứng thú đối với bài học và hơn
thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối
với môn học.
* Đối với giáo viên
- Để một giờ dạy sinh học đạt kết quả tốt giáo viên phải chịu khó tìm tịi
nghiên cứu, thiết kế giáo án mà trong đó sử dụng linh hoạt các phương pháp
dạy học tích cực.
- Cần vận dụng các trị chơi khởi động một cách sáng tạo, hợp lý về nội
dung và có tác dụng giáo dục học sinh, thể hiện mục tiêu bài học.
- Không nên quá lạm dụng hoạt động khởi động, biến cả tiết học thành
tiết chơi dẫn đến học sinh mệt mỏi vì chơi nhiều. Hình thức chơi đa dạng giúp
học sinh được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp học sinh phối hợp
các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
- Làm cho học sinh hiểu khi tham gia hoạt động phải trung thực, đồn
kết, có sự hợp tác giữa các thành viên nếu tổ chức hoạt động nhóm
* Đối với học sinh
- Phải chuẩn bị bài học chu đáo.
- Học sinh phải mạnh dạn nhanh nhẹn, sôi nổi trong học tập.
- Học sinh phải có tinh thần đồn kết với bạn bè trong lớp, trong nhóm
chơi.

Người viết: Trương Hồng Ngọc

15



Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

4. Đề xuất, kiến nghị
Với xu thế đổi mới hiện nay, việc thay đổi hoạt động khởi động để tạo
tâm thế cho người học là vô cùng cần thiết và mang lại hiệu quả dạy học cao.
Chính vì vậy tơi mạnh dạn có một số ý kiến đề nghị như sau :
- Mở lớp tập huấn bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên môn chuyên,
để chúng tôi được có cơ hội trao đổi học hỏi kinh nghiệm.
- Các cấp cần chú trọng tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài
liệu,… khuyến khích tạo động lực cho giáo viên tích cực tìm tịi, sáng tạo
trong việc dạy học.
- Các hoạt động thanh tra kiểm tra của ban giám hiệu, các cấp về việc
dạy học của giáo viên chỉ nên ở mức độ góp ý, động viên còn việc đánh giá
phải để một thời gian sau khi triển khai ổn định.
- Sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn nên chú trọng dành thời gian thảo luận
cho hoạt động dạy học đổi mới.
- Động viên, khuyến khích học sinh hợp tác, phối hợp với giáo viên để
hoàn thành hoạt động khởi động.

Người viết: Trương Hồng Ngọc

16


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ST
T


Tên tài liệu

Tác giả
Nguyễn Quang Vinh (Chủ biên), Trần

1

2

3

4

Sách giáo khoa Sinh học 8

Đăng Cát, Đỗ Mạnh Hùng – NXB Giáo

Dục
Thiết kế bài giảng Sinh học Trần Khánh Phương (Chủ biên) – NXB
8
Đổi mới và hiện đại hóa

Hà Nội
Vũ Văn Hùng, Phan Xuân Thành và

SGK theo định hướng phát

Trần Đức Tuấn đồng chủ biên – NXB


triển năng lực

Giáo Dục Việt Nam
Đinh Quang Báo (Chủ biên), Phan Thị

Dạy học phát triển năng lực

Thanh Hội, Nguyễn Thị Hằng Nga,

sinh học

Ngô Văn Hưng và Trần Thị Gái – NXB
Đại học Sư Phạm

Người viết: Trương Hồng Ngọc

17


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

XÁC NHẬN CỦA THỦ

Trần Phú, ngày 1 tháng 03 năm 2021

TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến bản
thân thực hiện, không sao chép nội dung
của người khác, nếu vi phạm chịu xử lí

theo quy định./.
Tác giả

Trương Hồng Ngọc

Người viết: Trương Hồng Ngọc

18


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

PHỤ LỤC
Phiếu thăm dò ý kiến học sinh trước khi thay đổi hoạt động khởi động
1. Khả năng tham gia vào tiết học của bản thân:
Buồn tẻ, chán nản
Thoải mái, tích cực
2. Tiết học truyền thống đối với em như thế nào?
Thích
Khơng thích
3. Kỹ năng rèn được sau khi tham gia tiết học
Sáng tạo
Trung thực
Tự tin, mạnh dạn
Hoạt động nhóm
Kỹ năng khác
Khơng hình thành kĩ năng
4. Quan hệ với bạn bè qua các hoạt động trong tiết học:
Gần gũi
Cạnh tranh

Ghét bỏ
5. Thái độ của em với môn Sinh học:
Thích
Khơng thích
6. Em có xem mơn Sinh học như là một mơn phụ:

Khơng

Người viết: Trương Hồng Ngọc

19


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

Phiếu thăm dò ý kiến học sinh sau khi thay đổi hoạt động khởi động
1. Khả năng tham gia của bản thân vào hoạt động của giáo viên:
Phù hợp
Khơng phù hợp.
2. Hứng thú tham gia
Thích
Khơng thích
3. Kỹ năng rèn được thông qua hoạt động khởi động:
Sáng tạo
Trung thực
Tự tin, mạnh dạn
Hoạt động nhóm
Kỹ năng khác
Khơng hình thành kĩ năng
4. Quan hệ với bạn bè qua hoạt động khởi động:

Gần gũi
Cạnh tranh
Ghét bỏ
5. Thái độ của em với môn Sinh học:
Thích
Khơng thích
6. Em có xem mơn Sinh học như là một mơn phụ:

Khơng

Người viết: Trương Hồng Ngọc

20


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
NHẬN XÉT, XÁC NHẬN
CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG

Người viết: Trương Hồng Ngọc

21


Triển khai hiệu quả hoạt động khởi động trong dạy học Sinh 8

- Hiệu quả sáng kiến:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
- Phạm vi nhân rộng: ........................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Điểm chấm: .....................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Xếp loại:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
......................, ngày .... tháng ..... năm 2021
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
(Ký tên, đóng dấu)

Người viết: Trương Hồng Ngọc

22


×