ĐẶT VẤN ĐỀ
I. BỐI CẢNH CỦA SÁNG KIẾN
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, giáo
dục Việt Nam luôn cần sự đổi mới. Đổi mới các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
để nâng cao chất lượng giáo dục luôn là nhiệm vụ thường xuyên trong mỗi nhà trường và
với mỗi người giáo viên. Trong các phương pháp dạy học cơ bản thì phương pháp thảo
luận nhóm là một phương pháp phổ biến thường được sử dụng trong tất cả các môn học
nói chung và trong môn Sinh học nói riêng.
Với phương pháp thảo luận nhóm học sinh được tham gia một cách chủ động vào quá
trình học tập, các em có cơ hội chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các
vấn đề có liên quan đến bài học, được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác giải
quyết những vấn đề chung. Thông qua thảo luận, tranh luận trong nhóm làm tăng hiệu
quả học tập nhất là lúc phải giải quyết những vẫn đề khó thực sự xuất hiện nhu cầu phối
hợp cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung.
Qua hai năm tích cực vận dụng việc đổi mới phương pháp tổ chức thảo luận nhóm
trong giảng dạy môn Sinh học tại Trường TH&THCS Hoàng Châu từ học kì II năm học
2013-2014 đến nay tôi nhận thấy tinh thần, kết quả học tập của học sinh đã được nâng lên
rất nhiều. Điều đó đã khẳng định các biện pháp vận dụng của bản thân trong quá trình tổ
chức các hoạt động trong điều kiện thực tế của học sinh nhà trường là phù hợp và có
hiệu quả.
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nằm trong chương trình Sinh học THCS, môn Sinh học 6 nghiên cứu toàn bộ giới
thực vật, từ những kiến thức về tế bào thực vật đơn vị sống đến những kiến thức về sinh
lý thực vật, môi trường, giới nấm. Nội dung kiến thức thường được diễn đạt qua tranh vẽ,
mô hình hoặc các mẫu vật sống động gần gũi. Để giúp học sinh nắm chắc đươc kiến thức
thì GV phải tích cực ĐMPP trong day học. Một trong những phương pháp giáo viên
thường vận dụng là tổ chức cho HS thảo luận nhóm, vì qua hoạt động thảo luận trong
nhóm học sinh tìm ra kiến thức mới chủ động, nhanh hơn, tích cực hơn.
Tuy nhiên, qua thực thế giảng dạy của bản thân và qua quan sát đồng nghiệp, tôi
thấy nhiều tiết học có sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhưng hiệu quả chưa cao,
1
còn mang tính hình thức, chưa phát huy hết tính tích cực và năng lực của học sinh: phần
lớn học sinh vẫn còn ỷ lại, chưa tập chung vào hoạt động, trách nhiệm hoàn thành nhiệm
vụ chủ yếu do nhóm trưởng và thư kí đảm nhiệm
Để đáp ứng yêu cầu dạy học trong giai đoạn mới tôi thấy cần phải đổi mới một số
phương pháp dạy học đặc biệt là đổi mới hình thức tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn.
Phạm vi, đối tượng áp dụng sáng kiến: nghiên cứu thực trạng và một số biện pháp
đổi mới hình thức tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh góp
phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Sinh học 6 tại Trường TH & THCS Hoàng Châu,
Huyện Cát Hải trong hai năm học 2013 - 2014 và 2014 – 2015
Mục đích của sáng kiến: giúp cho giáo viên phát huy hết tính tích cực của mọi học
sinh trong hoạt động nhóm, nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Sinh học 6 đồng thời, rút ra
bài học kinh nghiệm qua thực tế, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đóng góp thêm về mặt
lý luận qua thực tiễn công tác giảng dạy .
NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY HỌC SINH 6 TRONG NHỮNG NĂM QUA TẠI TRƯỜNG
TH&THCS HOÀNG CHÂU.
1. Đặc điểm tình hình:
Môn Sinh học 6 là là môn học nghiên cứu về thế giới thực vật, trong quá trình học
tập các em phải quan sát các mẫu vật, tranh ảnh, mô hình, thí nghiệm để tìm ra kiến thức.
Tuy nhiên, nếu học sinh chỉ hoạt động cá nhân để nghiên cứu bài học thì với những kiến
thức khó, với những nhiệm vụ phức tạp các em không thể hoàn thành trong thời gian yêu
cầu. Bên cạnh đó yêu cầu hoc tập cần trang bị cho học sinh rất nhiều kỹ năng: kĩ năng
quan sát, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác nhóm...Vậy để hình thành và phát triển được
các kĩ năng này tôi thấy cần thiết phải tổ chức hoạt động nhóm cho HS trong quá trình
học tập.
2. Biện pháp đã làm:
2
Trước đây khi tổ chức học sinh hoạt động nhóm trong quá trình học tập, là một giáo
viên giảng dạy Sinh học 6 tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
2.1. Phân nhóm cố định ngay từ đầu năm học, cứ 3 bàn là một nhóm tính từ dãy ngoài
theo chiều từ trên xuống dưới, mỗi nhóm từ 6 – 8 học sinh.
2.2. Phân công nhóm trưởng, thư kí cho mỗi nhóm cố định trong cả học kì hoặc cả năm
học.
2.3. Chia đều thành phần các nhóm về số lượng, giới tính, học lực để các học sinh trong
nhóm hỗ trợ lẫn nhau.
2.4. Vị trí, thành phần các nhóm không thay đổi trong suốt năm học nên các em hiểu rất
rõ về nhau, có sự phối hợp với nhau khá ăn ý.
* Ưu điểm:
- Các em được bàn bạc trao đổi với nhau qua quá trình thảo luận, được bày tỏ ý kiến của
cá nhân trong nhóm. Từ đó kĩ năng hợp tác trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập
được hình thành và phát triển.
- Học sinh có hứng thú và tích cực hơn trong quá trình học tập, hoàn thành nhiệm vụ giáo
viên đưa ra cho nhóm.
- Đa số học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản của bài học.
* Hạn chế, khó khăn :
- Giờ học còn bị thiếu thời gian do kĩ năng hợp tác nhóm trong quá trình giải quyết nhiệm
vụ học tập của các em còn hạn chế.
- Trong hoạt động nhóm học sinh chưa thật tích cực làm việc, chỉ tập chung ở một số học
sinh khá giỏi, một số học sinh khác còn ngồi chơi, chưa tham gia vào hoạt động học tập.
- Việc nắm bài của học sinh chưa đồng đều, học sinh nào giỏi vẫn giỏi, học sinh nào yếu
vẫn yếu.
- Việc di chuyển của học sinh khi tham gia hoạt động nhóm gặp khó khăn do phòng học
hẹp, bàn ghế trong lớp học lại xếp sát nhau và kê theo ba dãy dài chưa phù hợp với hình
thức tổ chức hoạt động nhóm.
- Các nhóm hình thành thường được cố định trong năm học, vị trí nhóm trưởng, thư kí
thường không thay đổi dẫn tới chỉ một số học sinh biết cách ghi chép và trình bày trước
lớp.
3
* Nguyên nhân:
Để dẫn đến thực trạng đó có một số nguyên nhân trong đó nguyên nhân khách quan
đó là do bàn ghế kê chưa phù hợp với việc tổ chức hoạt động nhóm dẫn tới mất thời gian
trong quá trình di chuyển.
Ngoài nguyên nhân khách quan trên phải kể đến nguyên nhân chủ quan từ phía giáo
viên và học sinh.
+ Về phía học sinh:
- Học sinh lớp 6 mới chuyển từ tiểu học nên THCS nên chưa quen với phương pháp học
tập mới, các em còn lúng túng trong hoạt động, việc phối hợp với nhau chưa ăn ý.
- Các em chưa có kĩ năng tổ chức, điều hành trong hoạt động nhóm.
- Một số học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động học tập
+ Về phía giáo viên:
- Tổ chức động nhóm còn mang tính hình thức: giao việc chưa rõ ràng, phân nhóm chưa
phù hợp (phân nhóm lớn), nhóm thường được cố định trong thời gian dài.
- Việc hướng dẫn học sinh các kĩ năng hoạt động nhóm (kĩ năng điều hành của nhóm
trưởng, kĩ năng ghi chép của thư kí, kĩ năng hợp tác của các thành viên) chưa được giáo
viên chú trọng.
- Chưa quan tâm sát sao trong lúc học sinh hoạt động nhóm để có thể uốn nắn và trợ giúp
kịp thời.
- Vận dụng một cách máy móc hình thức hoạt động nhóm, chưa có sự vận dụng linh hoạt
sáng tạo trong thực tiễn của lớp học, chưa đầu tư suy nghĩ làm thế nào để hoạt động
nhóm
với nhiều hình thức phong phú hơn, hấp dẫn hơn.
Trong khi đó yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải giáo viên phải phát
huy được tính chủ động, tích cực sáng tạo cho học sinh. Nếu giáo viên không có sự sáng
tạo trong dạy học thì không thể đảm bảo được yêu cầu trên.
3. Đề xuất biện pháp mới
Xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu công việc nếu vẫn áp dụng hình thức tổ chức hoạt
động nhóm như trước đây thì hiệu quả công việc không cao, vì thế tôi đã chú trọng việc
“Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
4
góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Sinh học 6 tại Trường TH & THCS Hoàng
Châu, Huyện Cát Hải” với việc vận dụng các biện pháp sau.
3.1. Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, sắp xếp chỗ ngồi hợp lí, mỗi nhóm 4 – 6 học sinh,
các thành viên trong nhóm luôn thay đổi với nhiều cách hình thành nhóm khác nhau.
3.2. Tập huấn kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh và thay đổi hình thức tổ chức
hoạt động nhóm.
3.3. Giáo viên đóng vai trò là người quan sát, giúp đỡ, tư vấn kịp thời cho học sinh trong
quá trình hoạt động nhóm.
II. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM NHẰM PHÁT
HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG
DẠY MÔN SINH HỌC 6 TẠI TRƯỜNG TH & THCS HOÀNG CHÂU, HUYỆN CÁT
HẢI.
1. Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, sắp xếp chỗ ngồi hợp lí, mỗi nhóm 4 – 6 học sinh,
các thành viên trong nhóm luôn thay đổi với nhiều cách hình thành nhóm khác
nhau.
1.1. Vai trò ý nghĩa: Đây là một trong những giải pháp quan trọng. Bởi lẽ số lượng
thành viên trong một nhóm phù hợp thì tất cả các thành viên trong nhóm đều phải làm
việc, còn nếu số lượng thành viên trong mỗi nhóm quá ít thì với nhiệm vụ phức tạp sẽ
khó hoàn thành hoặc số lượng thành viên trong mỗi nhóm quá nhiều thì một số học sinh
không được tham gia vào hoạt động. Đồng thời việc hình thành nhóm theo nhiều cách
khác nhau như: nhóm ngẫu nhiên, nhóm tương đương, nhóm có cùng sở thích... sẽ làm
cho thành
phần trong các nhóm, các vị trí tổ trưởng thư kí luôn có sự thay đổi cho nhau trong từng
tiết học, thậm chí trong từng hoạt động dẫn tới mọi học sinh đều phải đảm nhiệm tất cả
các vị trí này từ đó phát huy tính tích cực chủ động cho mọi học sinh trong nhóm, các em
không còn tâm lí ỷ lại vào các bạn cốt cán.
1.2. Nội dung, phương pháp thực hiện
Để việc tổ chức học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi đã
bàn với giáo viên chủ nhiệm lớp không kê bàn ghế theo kiểu truyền thống mà kê theo
5
nhóm, lớp sẽ kê thành bốn nhóm lùi sang hai bên, ở giữa sẽ để một khoảng không gian để
học sinh tham gia các trò chơi theo sơ đồ sau:
Bục giảng
Bàn GV
Cửa ra vào
Nhóm 1
Nhóm 1
Khu HS tổ
chức trò chơi
Nhóm 2
Nhóm 2
Với cách kê bàn ghế như vậy học sinh sẽ thực hiện hoạt động nhóm rất dễ ràng, không
mất nhiều thời gian di chuyển, nếu có di chuyển thì cũng không gặp khó khăn gì.
Trong mỗi tiết học, tôi lại cho học sinh hình thành nhóm theo nhiều kiểu khác nhau
tùy từng hoạt động.
+ Nhóm có học sinh khá giỏi để kèm học sinh yếu với những nhiệm vụ phức tạp
+ Nhóm ghép hình được hình thành theo kiểu vui chơi không gây lên sự đố kị, giáo viên
có thể in một bức tranh có liên quan đến bài học với bốn tờ bìa có màu sắc khác nhau, sau
đó giáo viên cắt nhỏ khéo léo các bức tranh trên thành nhiều mảnh nhỏ sau đó tổ chức
cho học sinh lên bốc các mảnh ghép, sau đó giáo viên yêu cầu các học sinh bốc được
những mảnh bìa có cùng màu sắc sẽ về thành một nhóm .
6
+ Nhóm ngẫu nhiên được hình thành bằng cách cho các học sinh trong lớp đếm số theo
thứ tự từ một đến bốn, học sinh sẽ đếm vòng tròn cho đến hết. Những học sinh có số thứ
tự giống nhau sẽ ở cùng một nhóm.
Vì thành phần của học sinh trong nhóm luôn được thay đổi trong từng hoạt động,
số học sinh trong mỗi nhóm chỉ 4 – 6 em, mỗi em lại có một nhiệm vụ nhất định lên các
em luôn phải cố gắng làm việc hết mình, không thành viên nào được ỷ lại. Từ đó các em
trở lên tích cực hơn hẳn.
* Điểm mới và sáng tạo trong thực hiện biện pháp: Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí
bằng cách kê bàn ghế thành bốn nhóm, mỗi dãy hai nhóm, kê lui sang hai bên của lớp
học giúp cho học sinh không mất thời gian và khó khăn trong quá trình di chuyển và hoạt
động. Đồng thời với cách kê bàn ghế như trên còn tạo ra một không gian chung để tổ
chức trò chơi cho học sinh giúp học sinh hứng thú hơn với giờ học. Ngoài ra việc hình
thành nhóm với nhiều cách khác nhau và thường xuyên thay đổi trong các tiết học sẽ hình
thành cho học sinh khả năng thích ứng với mọi thay đổi trong giờ học, từ đó các em phải
chủ động tích cực hơn.
1.3. Kết quả: Nhờ việc phân nhóm và sắp xếp chỗ ngồi hợp lí, đồng thời cách hình thành
nhóm khác nhau tùy từng hoạt động của tiết học đã làm cho học sinh chủ động hơn hẳn
so với trước. Trước đây các em sợ ngồi ở những nhóm có nhiều bạn học yếu, sợ bị giáo
viên chuyển đi nhóm khác thì giờ đây việc học ở nhóm nào không quan trọng với các em
bởi ở nhóm nào các em đều phải hoại động như nhau. Tính tích cực, chủ động và khả
năng thích ứng với hoàn cảnh tăng nên rõ rệt từ đó kết quả học tập của các em cũng được
nâng cao hơn.
2. Tập huấn kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm và thay đổi hình thức tổ chức hoạt
động nhóm.
2.1 Vai trò ý nghĩa: Việc Tập huấn kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh là rất
quan trọng và cần thiết, điều này sẽ giúp học sinh nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ của mỗi
thành viên trong nhóm, học sinh biết cách điều hành, phối hợp ăn ý và biết ghi chép nội
dung thảo luận trong hoạt động nhóm. Bên cạnh đó việc thay đổi hình thức hoạt động
nhóm bằng cách sử dụng bộ thẻ là một hình thức khá mới mẻ so với việc chỉ dùng một
7
bảng phụ duy nhất, với hình thức này tất cả các thành viên trong nhóm đều phải làm việc,
không thành viên nào được ngồi chơi, cường độ làm việc phải nhanh, phải liên tục từ đó
phát huy tối đa tính tích cực của mọi đối tượng học sinh. Ngoài ra, việc thay đổi cách báo
cáo và nhận xét kết quả làm cho học sinh trở lên linh hoạt hơn, kĩ năng sử dụng ngôn
ngữ, kĩ năng giao tiếp, khả năng phản biện tăng rõ rệt so với việc tổ chức báo cáo và nhận
xét kết quả trong hoạt động nhóm trước đây.
2.2 Nội dung, phương pháp thực hiện:
Để hướng dẫn cho học sinh cách thức hoạt động nhóm, ngay từ đầu năm học tôi đã
dành một buổi chiều để tập huấn cho các em. Trước hết tôi giúp các em hiểu rõ nhiệm vụ
của từng thành viên trong nhóm:
+ Nhóm trưởng: phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, điều hành hoạt
động nhóm, tổ chức nhóm quan sát, thảo luận và thống nhất ý kiến.
+ Thư kí: tham gia quan sát, thảo luận cùng tất cả các thành viên trong nhóm và quan
trọng nhất là biết ghi chép lại các nội dung thảo luận của nhóm.
+ Các thành viên: nghiên cứu thông tin SGK, quan sát tranh ảnh mẫu vật từ đó cùng
tham gia đóng góp ý kiến trả lời câu hỏi thảo luận.
Tiếp theo, tôi hướng dẫn cho các em biết quy trình thảo luận nhóm: đầu tiên nhóm
trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, yêu cầu mỗi thành viên
trong nhóm hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin SGK hoặc quan sát tranh ảnh mẫu
vật để nắm bắt vấn đề nghiên cứu, sau đó nhóm trưởng điều hành cho các thành viên
trong nhóm tham gia đóng góp ý kiến rồi thống nhất câu trả lời, thư kí sẽ ghi chép lại nội
dung thảo luận và cuối cùng phân công người trình bày trước lớp. Đồng thời tôi cũng đề
ra nguyên tắc hoạt động ngay từ đầu: Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải tham gia
thực hiện các hoạt động học tập và đóng góp ý kiến trong quá trình thảo luận.
Ngoài việc tấp huấn về chức năng, nhiệm vụ, quy trình hoạt động nhóm cho học sinh
tôi còn thay đổi cả hình thức hoạt động nhóm bằng cách sử dụng bộ thẻ thay vì sử dụng
một bảng phụ duy nhất. Ngay từ đầu năm học tôi đã bàn với ban giám hiệu và giáo viên
chủ nhiệm lớp đưa chủ trương xã hội hóa giáo dục vào nội dung cuộc họp ban đại diện
cha mẹ học sinh đầu năm. Hội phụ huynh lớp sẽ bổ sung thêm một số đồ dùng, dụng cụ
8
học tập như bảng phụ, bộ thẻ màu, bút dạ, băng dính để sẵn cuối lớp để phụ vụ nhu cầu
học tập của con em.
Khi tổ chức học sinh báo cáo kết quả, tôi chỉ mời đại diện một nhóm báo cáo kết quả
trước lớp, các nhóm còn lại sẽ treo bảng phụ ở các bức tường hai bên của lớp học. Khi
nhóm bạn báo cáo kết quả, các nhóm khác sẽ quan sát, đối chiếu với bài làm của nhóm
mình, nếu thấy có ý kiến khác, các nhóm còn lại sẽ mang tờ thẻ ghi ý kiến khác đó lên
dính lên bảng phụ của nhóm bạn. Nhóm báo cáo ban đầu có thể nêu câu hỏi cho các
nhóm còn lại: Hãy giải thích vì sao nhóm bạn lại có ý kiến đó? Các nhóm còn lại phải
đưa ra được ý kiến phản biện. Từ đó không khí học tập sẽ sôi nổi hơn, hứng thú hơn rất
nhiều.
Ví dụ: Bài 33 – Hạt và các bộ phận của hạt.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của hạt
Hoạt động của GV
- GV tổ chức học sinh chơi trò chơi :
Hoạt động của HS
kể tên các loại hạt. Sau đó GV yêu - Chơi trò chơi để hình thành nhóm
cầu học sinh đếm số thứ tự từ một đến
bốn cho đến hết, những học sinh có - Về vị trí của nhóm theo hướng dẫn
cùn số thứ tự sẽ tập hợp thành một của giáo viên
nhóm. GV phân công chỗ ngồi cho
nhóm.
- Đặt vấn đề: Hạt gồm những bộ phận
nào? Hạt được chia thành những loại
nào ? Dựa vào đặc điểm nào để phân
chia ?
- GV tổ chức học sinh hoạt động * Học sinh hoạt động nhóm tìm hiểu
nhóm để tìm hiểu các bộ phận của hạt. các bộ phận của hạt.
- Phân công nhóm trưởng
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ
- GV đưa ra nhiệm vụ cho nhóm :
và điều hành hoạt động của nhóm :
+ Bóc vỏ hai loại hạt: ngô và đỗ đen.
+ Mỗi thành viên tự bóc tách 2 loại
( GV lưu ý hướng dẫn các nhóm chưa hạt. Tìm đủ các bộ phận của mỗi hạt
9
bóc tách được)
như hình vẽ SGK (thân, rễ, lá, chồi
+ Dùng lúp quan sát đối chiếu với mầm).
hình 33.1 và hình 33.2, tìm đủ các bộ + Cả nhóm cùng trao đổi, thống nhất
phận của hạt rồi lên chú thích cho về các bộ phận của hạt ngô và hạt đỗ.
trang câm trên màn hình.
- GV mời một học sinh bất kì lên trình - Đại diện HS lên bảng chỉ và nêu tên
bày kết quả quan sát và cho học sinh các bộ phận của mỗi hạt trên tranh
khác nhận xét, thống nhất về các bộ câm.
phận của hạt
- HS còn lại nhận xét.
?Hạt gồm những bộ phận nào.
- HS rút ra kết luận về các bộ phận
của hạt
- Tổ chức học sinh hoạt động nhóm * Hoạt động nhóm :
dựa vào kết quả quan sát hoàn thành + Nhóm trưởng điều hành hoạt động.
bảng so sánh hạt ngô với hạt đỗ đen + Một HS trong nhóm lấy dụng cụ, đồ
tong thời gian 5 phút (yêu cầu HS sử dùng học tập phía cuối lớp.
dụng bộ thẻ).
+ Thảo luận : các thành viên tham gia
- GV quan sát bao quát lớp học, nếu đóng góp ý kiến và đi đến thống nhất.
thấy học sinh có tín hiệu xin giúp đỡ + Nhóm trưởng phân công cho hai thư
sẽ đến trợ giúp kịp thời.
kí ghi thẻ, một thành viên dính thẻ lên
bảng phụ.
- GV tổ chức học sinh báo cáo kết quả + Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
và cho học sinh phản biện.
- Các nhóm khác quan sát đối chiếu
với kết quả của nhóm bạn, nếu thấy có
điểm khác các em sẽ tự lấy tấm thẻ
của mình gắn lên để bổ sung hoặc sửa.
- Các nhóm khác có thể yêu cầu nhóm
bạn giải thích về ý kiến của mình để
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức về thuyết phục cả lớp.
các bộ phận của hạt.
Yêu cầu:Kết luận:
10
- Hạt gồm: + Vỏ
+ Phôi (lá mầm, thân mầm, chồi mầm, rễ mầm)
+ Chất dinh dưỡng (lá mầm, phôi nhũ).
* Điểm mới và sáng tạo trong thực hiện biện pháp: Giáo viên đã có buổi tập
huấn riêng về kĩ năng tổ chức, điều hành hoạt động nhóm, giúp mỗi thành viên trong
nhóm hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của mình. Từ đó, các em phối hợp rất nhịp nhàng ăn ý
trong quá trình thảo luận nhóm. Bên cạnh đó, việc sử sụng bộ thẻ thay vì sử dụng một
bảng phụ duy nhất, trong nhóm có nhiều thư kí sẽ làm cho thời gian hoạt động nhóm
được rút ngắn, việc bổ sung ý kiến của nhóm bạn thuận lợi hơn, giáo viên thống nhất kiến
thức dễ hơn. Người báo cáo kết quả thảo luận cho nhóm cũng luôn được thay đổi qua
từng hoạt động nên bất kì học sinh nào trong nhóm cũng có thể trình bày trước lớp rất tự
tin. Việc nhận xét bổ sung thay đổi bằng hình thức phản biện sẽ làm cho không khí lớp
học sôi nổi, tranh luận tích cực.
2.3. Kết quả:
Kĩ năng điều hành và phối hợp hoạt động của học sinh trong nhóm tăng lên rõ rệt. Bất cứ
học sinh nào trong nhóm cũng có thể trở thành thư kí, bất cứ học sinh nào cũng có thể
điều hành hoạt động của nhóm và trình bày trước lớp một cách tự tin, lưu loát như nhóm
trưởng. Hoạt động nhóm trở lên rất hấp dẫn, làm cho học sinh hứng thú hơn với bài học
từ đó kích thích các em hoạt động tích cực hơn.
3. Giáo viên đóng vai trò là người quan sát, giúp đỡ, tư vấn cho học sinh kịp thời
trong quá trình hoạt động nhóm.
3.1. Vai trò ý nghĩa: Việc theo dõi sát sao sẽ giúp giáo viên bao quát toàn bộ lớp học,
biết được nhóm nào hoạt động tích cực hiệu quả hơn, nhóm nào học sinh nào chưa tích
cực để có sự uốn nắn kịp thời. Đồng thời việc theo dõi sát sao hoạt động của học sinh sẽ
giúp cho giáo viên biết được nhóm nào gặp khó khăn và có tín hiệu xin sự trợ giúp của
giáo viên. Từ đó, giáo viên sẽ có sự hỗ trợ kịp thời để giúp các em tháo gỡ khó khăn
vướng mắc, như vậy các em sẽ không thấy mệt mỏi chán lản vì bế tắc.
3.2. Nội dung, phương pháp thực hiện:
Khi tổ chức học sinh thảo luận nhóm, tôi luôn phải đứng nhìn bao quanh lớp học, ghi
chép lại thái độ học tập của các học sinh và nhắc nhở kịp thời nếu thấy học sinh nào có
11
thái độ chưa tích cực trong học tập. Từ đó kịp thời rút kinh nghiệm cho học sinh trong
các hoạt động tiếp theo để mang lại hiệu quả cao hơn. Đồng thời, ngay từ đầu năm học
tôi đã cho học sinh làm hai tấm thẻ: một tấm thẻ có hình mặt cười, một tấm thẻ hình mặt
mếu và quy ước với học sinh: nếu nhóm hoàn thành xong nhiệm vụ sẽ đưa tín hiệu trả lời
bằng cách giơ tấm thẻ bài hình mặt cười để báo cho giáo viên biết nhóm đã sẵn sàng báo
cáo; còn nếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà có khúc mắc nào không thể giải
quyết được, học sinh sẽ giơ tấm thẻ mặt mếu để giáo viên biết nhóm cần sự trợ giúp. Với
cách làm này học sinh rất yên tâm khi thực hiện nhiệm vụ do giáo viên giao cho bởi các
em biết giáo viên luôn theo sát hoạt động của mình và hỗ trợ kịp thời nếu các em gặp khó
khăn.Từ đó mà mọi học sinh đều tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
* Điểm mới và sáng tạo trong thực hiện biện pháp: Gv có sổ ghi chép thái độ học
tập của học sinh qua từng tiết học từ đó có thể đánh giá được sự tiến bộ của học sinh sau
mỗi tháng, mỗi học kì. Đồng thời việc quy ước và sử dụng thẻ bài cứu trợ sẽ giúp giáo
viên hỗ trợ kịp thời cho học sinh, giúp hoạt động của nhóm được liên tục không mất thời
gian, không gây tâm lí căng thẳng chán lản trong học sinh.
3.3. Kết quả.
Việc theo dõi sát sao hoạt động của học sinh trong tiết học giúp cho giáo viên sẽ có
những nhận xét, đánh giá chính xác về thái độ làm việc, khả năng điều hành, kĩ năng hợp
tác giữa các thành viên trong mỗi nhóm. Các em tin tưởng hơn vào vài trò của người thầy
trong quá trình dạy học, tất cả các học sinh trong lớp đều có thái độ học tập tích cực tự
giác hơn hẳn so với đầu năm học, thời gian của tiết học được đảm bảo.
III. Hiệu quả của sáng kiến.
Với biện pháp, cách làm trên tôi đã áp dụng tại trường TH&THCS Hoàng Châu,
học kì II năm học 2013 -2014 và học kỳ I năm học 2014-2015. Đối tượng tham gia thực
hiện là học sinh lớp 6 và đã thu được những kết quả nhất định.
* Trước khi áp dụng sáng kiến:
Kết quả thăm dò thái độ học sinh lớp 6 với hình thức hoạt động nhóm trước khi
áp dụng sáng kiến – cuối học kì I năm học 2013 – 2014.
Lớp
TS HS
Số HS có
Số HS có thái độ
Ít quan
thái độ hào
bình thường
tâm
12
Ghi chú
hứng
TS
%
TS
%
TS
%
6
20
6
30
10
50
4
20
Kết quả khảo sát chất lượng học kì I môn Sinh học lớp 6 năm học 2013 - 2014
Lớp
Giỏi
TS HS
TS
%
Khá
TS
6
20
1
5 4
* Sau khi áp dụng sáng kiến:
TB
Yếu
Kém
%
TS
%
TS
%
TS
%
20
10
50
5
25
0
0
Ghi
chú
Kết quả thăm dò thái độ học sinh lớp 6 với hình thức hoạt động nhóm sau khi
áp dụng sáng kiến – tháng 10 năm học 2014 – 2015.
Số HS có
Lớp
thái độ hào
TS HS
Số HS có thái độ
Ít quan
bình thường
tâm
hứng
TS
%
TS
%
TS
Ghi chú
%
6
22
18
82
4
18
0
0
Kết quả bài kiểm tra viết số 1 môn Sinh học lớp 6 năm học 2014 - 2015
Lớp
Giỏi
TS HS
TS
%
Khá
TS
TB
%
TS
%
Yếu
TS
%
Kém
TS
Ghi
chú
%
6
22
5
22,7 5
22,7 9
41 3
13 0
0
Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên, thành công chuyên đề đã giúp bản thân tôi
thấy được sự cần thiết phải thay đổi các hình thức tổ chức dạy học cho thật phù hợp với
yêu cầu mới. Trong quá trình dạy học, giáo viên không chỉ nghiên cứu vận dụng các
phương pháp dạy học mới mà còn phải suy nghĩ tìm tòi cải tiến phương pháp dạy cũ để
phù hợp hơn với thực tiễn từ đó phát triển kĩ năng học tập, kĩ năng sống cho học sinh
giúp học sinh luôn thích ứng với môi trường học tập luôn thay đổi.
KẾT LUẬN
I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Qua quá trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Sinh học 6 tại Trường TH
&THCS Hoàng Châu, Huyện Cát Hải tôi rút ra một vài kinh nghiệm thực hiện như sau:
13
1. Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình SGK Sinh học 6, dựa vào mục tiêu bài học
xác định và lựa chọn những phương pháp dạy học phù hợp với nội dung kiến thức của bài
2. Tích cực sưu tầm tranh ảnh mẫu vật, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy để bài giảng trở nên hấp dẫn hơn.
3. Chia nhóm và sắp xếp chỗ ngồi phù hợp, hình thành nhóm theo nhiều cách khác
nhau để thành phần của nhóm thường xuyên được thay đổi giúp cho học sinh phải luôn
luôn chủ động không có thái độ ỷ lại vào các bạn.
4. Tổ chức tập huấn thật kĩ cho học sinh cách thức hoạt động nhóm ngay từ đầu năm
5. Giáo viên luôn theo dõi sát sao, giúp đỡ kịp thời để các em có thể hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
II. Ý nghĩa của sáng kiến trong thực tiễn
Trong quá trình dạy học sinh học 6, ngoài phương pháp quan sát, phương pháp
thực hành thí nghiệm, phương pháp bàn tay nặn bột, ...thì phương pháp thảo luận nhóm
cũng thường được sử dụng. Việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động nhóm khiến cho
học sinh nào cũng phải làm việc với cường độ nhanh hơn, tích cực hơn tạo ra không khí
ganh đua trong học tập. Sau khi áp dụng các biện pháp của sáng kiến tôi thấy các em học
sinh lớp 6 Trường TH&THCS Hoàng Châu đã có những tiến bộ rất rõ rệt, các em rất
hứng thú với môn học, sự chủ động tự tin trong giờ học tăng, kết quả học tập cao hơn
hẳn so với đầu năm học.
Chuyên đề đã góp phần giúp bản thân tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong
năm học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, khẳng định với cộng đồng về chất lượng
đào tạo trong sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀ TRIỂN KHAI SÁNG KIẾN
Bản thân tôi đã nghiên cứu vận dụng cách làm này tại lớp 6 tại Trường TH&THCS
Hoàng Châu và đã có kết quả nhất định. Tôi đã cùng trao đổi chia sẻ với đồng nghiệp tại
trường trong quá trình công tác và qua các buổi sinh hoạt chuyên môn. Với hình thức tổ
chức hoạt động nhóm này thì không chỉ tôi mà một số các đồng chí giáo viên trong nhà
trường như đồng chí Vân, Trần Hằng …đã đạt được rất nhiều tiết dạy giỏi trong các tiết
lên lớp chuyên đề của trường, của cụm và các kì thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp thành
phố. Tôi thiết nghĩ hình thức tổ chức hoạt động nhóm đó không chỉ phù hợp với chương
14
trình Sinh học 6 mà còn có thể vận dụng trong giảng dạy Sinh học 7, 8, 9 và tất cả các
môn học khác như Lí, Hóa, Công nghệ, Giáo dục công dân, Ngữ văn…
Tuy nhiên kết quả việc vận dụng sáng kiến cũng mới chỉ dừng ở mức độ nhất định
chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và đó là cũng là khởi nguồn để bản thân tôi
cùng đồng nghiệp tiếp tục suy nghĩ để tìm ra những giải pháp vận dụng hiệu quả hơn
trong thời gian tới.
IV.ĐỀ XUẤT , KHUYẾN NGHỊ:
1. Đối với BGH, tổ chuyên môn:
+ Tiếp tục quan tâm chỉ đạo quá trình đổi mới giáo dục.
+ Đầu tư thêm về cơ sở vật chất cho quá trình dạy học để đảm bảo tất cả các nhóm học
sinh đều có đủ tranh ảnh, mô hình, dụng cụ thí nghiệm trong tiết học.
+ Thống nhất trong toàn trường cách kê bàn ghế theo hình thức hoạt động nhóm.
2. Đối với giáo viên:
+ Nắm chắc chương trình môn học và đặc điểm tâm lí lứa tuổi của đối tượng học sinh
mà mình giảng dạy để có các tác động giáo dục hiệu quả.
+ Nghiên cứu kĩ bài dạy, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, lường trước các tình huống
xảy ra trong quá trình dạy học và phải biết xử lí tình huống một cách khéo léo, linh hoạt.
+ Kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, đặc biệt chú ý những phương pháp
dạy học đặc trưng bộ môn, phương pháp dạy học hiện đại
+ Luôn suy nghĩ, tìm tòi áp dụng sáng tạo các phương pháp dạy học cho phù hợp với cơ
sở vật chất của từng trường, từng đối tượng học sinh.
Trên đây là một số biện pháp “đổi mới hình thức tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Sinh học 6 tại
Trường TH & THCS Hoàng Châu, Huyện Cát Hải”. Đó chỉ là một vài ý kiến nhỏ của tôi
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cát Hải, ngày 18 tháng 10 năm 2014
Người viết
15
Lê Thị Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên THCS : modul 18
2. Sách giáo khoa sinh học 6 – nhà xuất bản giáo dục.
3. Sách giáo viên sinh học 6 – nhà xuất bản giáo dục.
4. Tài liệu dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực học sinh
môn Sinh học
5. Chỉ thị, nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục Đào tạo năm 2013 - 2014, 2014 - 2015
6. Phương hướng nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục Đào tạo Hải Phòng, Phòng Giáo
dục & Đào tạo Cát Hải năm 2013 - 2014, 2014 - 2015
16
PHỤ LỤC
1. Giáo án minh họa.
Tiết 17 - Bài 16: THÂN TO RA DO ĐÂU?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh trả lời câu hỏi: thân cây to ra do đâu?
- Phân biệt được dác và dòng : tập xác định tuổi của cây qua việc đếm vòng gỗ
hàng năm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thực vật.
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Đoạn thân gỗ già cưa ngang (thớt gỗ tròn)
- Tranh phóng to hình 15.1; 16.1; 16.2
- GAĐT
2. Chuẩn bị của HS:
- Chuẩn bị thớt, 1 cành cây bằng lăng... dao nhỏ, giấy lau.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp nêu và giải quết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
17
Giáo viên sẽ hướng dẫn cho trưởng ban học tập lên điều khiển trò chơi ghép tranh để ôn
lại kiến thức cũ và cũng là để hình thành các nhóm cho hoạt động tiếp theo. Các em trong
ban học tập chuẩn bị các mảnh bìa, mỗi mảnh có một phần của bức tranh để các bạn
trong lớp lựa chọn. Sau khi các bạn đã lựa chọn xong, em trưởng ban học tập sẽ yêu cầu
các bạn bốc được những mảnh bìa có mầu sắc giống nhau thì sẽ ở cùng một nhóm. Các
bạn trong mỗi nhóm sẽ có nhiệm vụ ghép các mảnh ghép để hoàn thành bức tranh hoàn
chỉnh. Sau khi bức tranh được ghép xong, trưởng ban học tập yêu cầu các nhóm cho biết
tên bức tranh (đó là tranh cấu tạo trong của thân non). Sau đó trưởng ban học tập yêu cầu
một học sinh trong nhóm bất kì lên chú thích cho tranh câm cấu tạo trong của thân non
trên màn hình. Trưởng ban học tập lại chiếu tiếp hình ảnh của hai cây mít, một cây mới
trồng được một năm và một cây trồng 20 năm và hỏi: Các bạn có nhận xét gì về thân của
hai cây mít trên? Từ đó dẫn dắt vào bài mới: Vậy thân to ra do đâu?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Xác định tầng phát sinh
Hoạt động của GV
- GV chiếu hình 16.1/SGK cấu tạo
trong của thân trưởng thành.
Hoạt động của HS
* Hoạt động cá nhân :
- Yêu cầu HS nghiên cứu hình vẽ để - HS quan sát hình 16.1/SGK cấu tạo
nắm được các bộ phận của thân trong của thân trưởng thành để nắm
trưởng thành.
được các phận của thân trưởng thành
- Phát phiếu học tập yêu cầu học sinh - Từng học sinh chú thích tranh câm
hoạt động cá nhân chú thích cho tranh trong phiếu học tập.
câm.
- GV chiếu hình 15.1/SGK cấu tạo
trong của thân non và 16.1/SGK cấu
tạo trong của thân trưởng thành
- HS quan sát kĩ hai hình
- GV yêu cầu học sinh quan sát tìm - 1 HS lên bảng chỉ trên tranh điểm
điểm khác nhau cơ bản giữa thân non khác nhau cơ bản giữa thân non và
và thân trưởng thành.
thân trưởng thành.
- GV hướng dẫn HS xác định vị trí 2 - HS xác định vị trí tầng sinh vỏ và
18
tầng phát sinh.
sinh trụ.
- GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm * Hoạt động nhóm :
trả lời câu hỏi :
+ Nhóm trưởng điều hành hoạt động.
+ Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào ?
+ Một HS trong nhóm lấy dụng cụ, đồ
+ Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào ?
dùng học tập phía cuối lớp.
+ Thân cây to ra do đâu ?
+ Thảo luận : các thành viên tham gia
- Gv bao quát lớp học, trợ giúp nếu đóng góp ý kiến và đi đến thống nhất.
học sinh có tín hiệu cần giúp đỡ.
+ Nhóm trưởng phân công cho ba thư
kí ghi lại kết quả thảo luận .
- GV gọi đại diện nhóm lên trình bày.
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- GV tổ chức các nhóm nhận xét, sổ - Các nhóm khác quan sát đối chiếu
sung, yêu cầu HS rút ra kết luận cuối với kết quả của nhóm bạn, sau đó
cùng của hoạt động.
nhận xét, bổ sung.
- GV cho chiếu hình ảnh một số cành,
thân cây bị bóc vỏ.
? Khi bóc vỏ cây thì bộ phận nào đã - HS trả lời : Mạch rây bị bóc theo.
bị bóc theo. Việc bóc vỏ có ảnh
hưởng gì tới cây.
- Cho HS liên hệ: Em đã bao giờ bóc - HS liên hệ bản thân.
vỏ cây hoặc khắc tên lên cây chưa?
Theo em việc này là đúng hay sai. Vì
sao?
* Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ
thực vật
Tiểu kết: Cây to ra nhờ sự phân chia tế bào ở mô phân sinh của tầng sinh vỏ và
tầng sinh trụ.
Hoạt động 2: Nhận biết vòng gỗ hàng năm, tập xác định tuổi cây
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS đọc SGK, quan sát hình, - HS quan sát hình và mẫu vật phát
và đoạn thân gỗ già cưa ngang do giáo hiện được trên thân gỗ già cưa ngang
viên chuẩn bị.
có nhiều vòng tròn, đó là vòng gỗ
19
? Em nhìn thấy gì trên đoạn thân gỗ hành năm
già cưa ngang.
- Vòng gỗ hàng năm là gì? Tại sao có - HS đọc thông tin mục SGK trang
vòng gỗ sẫm và vòng gỗ sáng màu?
51 và mục “Em có biết” (trang 53),
- Làm thế nào để đếm được tuổi cây?
quan sát hình 16.3 trả lời.
- GV gọi đại diện 1-2 HS mang miếng - HS đếm số vòng gỗ trên miếng gỗ
gỗ lên trước lớp rồi đếm số vòng gỗ của mình rồi trình bày trước lớp.
và xác định tuổi cây.
- GV nhận xét và đánh giá điểm cho
nhóm có kết quả đúng.
Tiểu kết: Đếm số vòng gỗ có thể xác định được tuổi của cây.
Hoạt động 3: Dác và ròng
Tiểu kết: Thân cây gỗ già có dác và ròng.
4. Củng cố
20
- Gọi HS lên bảng chỉ trên tranh vị trí của tầng phát sinh, trả lời câu hỏi: thân
cây to ra do đâu?
- Xác định tuổi gỗ bằng cách nào? Xác định tuổi gỗ của miếng gỗ của nhóm hay
nhóm khác.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm đọc cuốn “Vì sao? Thực vật học”, chuẩn bị thí nhiệm theo nhóm cho bài
sau SGK trang 54.
- Ôn lại phần cấu tạo và chức năng của bó mạch.
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
UBND HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG TH và THCS HOÀNG CHÂU
21
Năm học 2014 - 2015
MÔN : SINH HỌC 6 - (Tuần 11 – Tiết 21)
Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày kiểm tra: 25/10/2014
I. Phần trắc nghiệm khách quan (3điểm)
Câu1. Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án sau
1. Tuỳ theo cách mọc của thân mà người ta chia thân thành:
A . 3 loại.
B. 2 loại.
C. 4 loại.
D. 5 loại
2. Cấu tạo trong của thân non gồm:
A. Vỏ và thịt vỏ.
B. Vỏ và trụ giữa.
C. Trụ giữa và biểu bì.
D. Biểu bì và thịt vỏ.
3. Thân dài ra do đâu ?
A. Sự lớn lên và phân chia tế bào.
B. Chồi ngọn.
C. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
D. Mô phân sinh ngọn
4. Trong những nhóm cây sau đây nhóm nào gồm toàn những cây mọng nước?
A. Cây nhãn, cây mít, cây sống đời.
B. Cây nhãn, cây cải, cây su hào.
C. Cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng.
D. Cây giá, cây táo, cây vải.
Câu 2. Ghép thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp.
A. Các miền của rễ
B. Chức năng chính từng miền
1. Miền trưởng thành có các mạch dẫn a. Làm cho rễ dài ra.
2. Miền hút có các lông hút
b. Che chở cho đầu rễ.
3. Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân c. Dẫn truyền
chia)
4. Miền chóp rễ
d. Hấp thụ nước và muối khoáng.
e. Chứa chất dự trữ.
Câu 3. Lựa chọn các từ thích hợp trong ngoặc (biểu bì, trụ giữa, lông hút,
hút nước, chất dự trữ ) điền vào chỗ trống hoàn thành các câu sau:
Vỏ gồm biểu bì có nhiều ..(1)... Lông hút là tế bào ..(2)... kéo dài có chức năng
...(3)..... và muối khoáng hoà tan. Phía trong là thịt vỏ có chức năng chuyển các
chất từ lông hút vào..(4)... Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch dây có chức năng
vận chuyển các chất. Ruột chứa các chất dự trữ.
II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1(2đ). Tế bào ở bộ phận nào của cây có khả năng phân chia ? Quá trình
phân bào diễn ra như thế nào ?
Câu 2(2đ). Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì ? Những loại cây nào thì bấm ngọn,
những cây nào thì tỉa cành ?
Câu 3 (1,5đ).Vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi ra hoa ?
Câu 4(1,5đ). Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt thực vật có hoa và thực vật
không có hoa ? Lấy ví dụ về cây có hoa và cây không có hoa ?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
MÔN SINH HỌC 6 - (Tuần 11)
I. Phần trắc nghiệm khách quan (3điểm)
22
Mi ý chn ỳng cho 0,25 im
Cõu
1
2
3
4
ỏp ỏn
A
B
C
C
Cõu 2 (1 im mi ý ỳng cho 0,25 im)
1- c ;
2- d ;
3-a ;
4- b .
Cõu 3 (1 im mi t in ỳng cho 0,25 im)
(1)- lụng hỳt ;
(2)- biờu bỡ ;
(3) hỳt nc ;
(4) tr gia
II Phn t lun (7 im)
Cõu 1(2 im)
- Cac tờ bao mụ phõn sinh cua cõy co kh nng phõn chia
(0,5 im)
- Qua trỡnh phõn bao din ra nh sau:
+ õu tiờn t mt nhõn hỡnh thanh 2 nhõn, tach xa nhau.
(0,5 im)
+ Sau o cht tờ bao c phõn chia, xut hin mt vach ngn, ngn ụi tờ bao
c thanh 2 tờ bao con.
(0,5 im)
+ Cac tờ bao con tiờp tc ln lờn cho ờn khi bng tờ bao m. (0,5 im)
Cõu 2 (2 im)
- Bm ngn, ta canh vao nhng giai on thớch hp s lam tng nng sut cõy
trng. 1
- Nhng cõy cõn bm ngn: u, bụng, ca phờ, .. (bm trc khi cõy ra hoa, to
qu) (0,5 )
- Nhng cõy thng t canh: nhng cõy trng ly g (bch an, lim), ly si (gai,
ay)(0,5 )
Cõu 3 (1,5 im)
Phi thu hoch cac cõy co r cu trc khi ra hoa la vỡ: Cht d tr cua cac
cu dựng ờ cung cp cht dinh dng cho cõy khi ra hoa, kờt qu. Sau khi ra hoa
cht dinh dng trong r cu b gim nhiu hoc khụng cũn na, lam cho r cu
xp, teo nh li, cht lng va khi lng cua cu u gim.
Cõu 4(1,5)
- Da vao c iờm cua c quan sinh sn ờ phõn chia
(0,75)
- VD: + Cõy co hoa
(0,75)
+ Cõy khụng co hoa
Duyệt đề
Ra đề
BGH
Tổ CM
Trần Thị ánh Tuyết
Đỗ Thị Bích Mai
-
23
Lê Thị Hằng