Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.19 KB, 6 trang )

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật và là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác Lênin, là hạt nhân của phép biện chứng. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo
đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật,
hiện tượng.

Các nhân tố chính
Các mặt đối lập
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái
ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và
là phổ biến trong thế giới. Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau. Ví
dụ như: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân hay trong sinh vật thì có sự đồng hố và dị hố, trong kinh tế thị
trường có cung và cầu, hàng và tiền.
Mâu thuẫn biện chứng
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái ngược nhau, xung đột lẫn nhau tạo
thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội
và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của
nhận thức. Mâu thuẫn biện chứng không phải là ngẫu nhiên, chủ quan, cũng không phải là mâu thuẫn
trong lơgic hình thức. Mâu thuẫn trong lơgich hình thức là sai lầm trong tư duy.
Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng sự mâu thuẫn, thì tất nhiên những hình thức
vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt cựu sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng phải
chứa đựng sự mâu thuẫn... sự sống trước hết chính là ở chỗ một sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng lại vừa là cái
khác. Như vậy sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và các quá trình, mâu thuẫn thường
xuyên nảy sinh và tự giải quyết, và khi mâu thuẫn chấm dứt thì sự sống cũng khơng cịn nữa và cái chết xảy đến. Cũng
như chúng ta đã nhận thấy rằng trong lĩnh vực tư duy, chúng ta khơng thể thốt khỏi mâu thuẫn, chăng hạn như mâu
thuẫn giữa năng lực nhận thức vô tận ở bên trong của con người và sự tồn tại thực tế của năng lực ấy trong những
người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế trong những năng lực nhận thức, - mâu thuẫn này được giải
quyết tróng sự nối tiếp của các thế hệ, sự nối tiếp đó ít ra đối với chúng ta trên thực tiễn cũng là vô tận- và được giải
quyết trong sự vận động đi lên vô tận
Sự thống nhất
Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau. Sự thống nhất của các mặt đối
lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn


tại của mặt kia làm tiền đề. Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân
tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự "đồng nhất" của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó," sự thống
nhất của các mặt đối lập" còn bao hàm cả sự " đồng nhất" của các mặt đó. Ví dụ:


Giai cấp vơ sản và sự giàu có là hai mặt đối lập, với tính cách như vậy chúng hợp thành một chỉnh thể
hoàn chỉnh, thống nhất, chế độ tư hữu với tư cách là sự giàu có buộc phải duy trì vĩnh viễn ngay cả sự
tồn tại của mặt đối lập của nó là giai cấp vơ sản



—Engels
Do có sự "đồng nhất" của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn đến một lúc nào đó, các mặt đối lập
có thể chuyển hố lẫn nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau của chúng.
Song đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối
lập.
Sự đấu tranh


Các mặt đối lập khơng chỉ thống nhất, mà cịn luôn "đấu tranh" với nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác
động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập
hết sức phong phú, đa dạng, tuỳ thuộc vào tính chất, vào mối liên hệ qua lại giữa các mặt đối lập và tuỳ điều kiện cụ
thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng.

Nội dung quy luật
Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong
bản thân nó, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái
cũ mất đi và cái mới ra đời.
Thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa



Sự thống nhất: Sự thống nhất của các mặt đối lập: Là sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau của các mặt
đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình. Là sự đồng nhất của các mặt đối lập; là sự tác động
ngang nhau của các mặt đối lập. Khi nào các mặt đối lập còn tồn tại trong thể thống nhất thì khi đó sự vật
cịn tồn tại. Thống nhất có tính tương đối.



Đấu tranh: Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài trừ và phủ định lẫn nhau của các
mặt đối lập. Sự đấu tranh của các mặt đối lập có thể được biểu hiện ở sự ảnh hưởng lẫn nhau hoặc dùng bạo
lực để thủ tiêu lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Đấu tranh có tính tuyệt đối.



Mối quan hệ: Mối quan hệ giũa sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thể hiện ở chỗ trong một
mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, bởi vì trong sự ràng buộc,
phụ thuộc quy định lẫn nhau thì hai mặt đối lập vẫn ln có xu hướng phát triển trái ngược nhau, đấu tranh
với nhau. Khơng có sự thống nhất sẽ khơng có đấu tranh, thống nhất là tiền đề của đấu tranh, còn đấu tranh
của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.



Sự chuyển hóa của các mặt đối lập là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh của các mặt đối lập. Do sự đa dạng
của thế giới nên hình thức chuyển hóa cũng rất đa dạng: có thể hai mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau, cũng có
thể cả hai chuyển thành những chất mới. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập phải có những điều kiện nhất
định.

Sự phát triển
Phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập: Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành,
phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt

đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá trình vận động, phát triển của
sự vật, sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật.
Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt
đối lập là tương đối, tạm thời; sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Việc hình thành, phát triển và giải quyết
mâu thuẫn là một quá trình đấu tranh rất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng
của nó:


Giai đoạn hình thành mâu thuẫn, biểu hiện: đồng nhất nhưng bao hàm sự khác nhau; khác nhau bề ngoài,
khác nhau bản chất, mâu thuẫn được hình thành.



Giai đoạn phát triển của mâu thuẫn, biểu hiện: các mặt đối lập xung đột với nhau; các mặt đối lập xung đột
gay gắt với nhau.



Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn, biểu hiện: sự chuyển hóa của các mặt đối lập, mâu thuẫn được giải quyết.

Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi
của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Lúc đầu mâu thuẫn mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự
khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển đi đến
đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải
quyết. Nhờ đó thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.


Tuy nhiên, khơng có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng khơng có đấu tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng
là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn

định và tính thay đổi của sự vật. Khi mâu thuẫn đã được giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời lại bao hàm
mâu thuẫn mới, mâu thuẫn mới lại được triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật mới luôn luôn
xuất hiện thay thế sự vật cũ. Do vậy, chính sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối
lập (giải quyết mâu thuẫn) là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. Nếu mâu thuẫn không được giải quyết
(các mặt đối lập khơng chuyển hóa) thì khơng có sự phát triển.
Tính chất
Mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập bên trong một sự vật, một hiện tượng. Mâu
thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. Mâu thuẫn có tính chất khách quan vì nó là cái vốn có trong sự vật, hiện
tượng, là bản chất chung của mọi sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn có tính phổ biến vì nó tồn tại trong tất cả mọi sự vật
hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi quá trình, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
Vì mân thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến nên mâu thuẫn rất đa dạng và phức tạp. Trong các sự vật, hiện
tượng khác nhau thì tồn tại những mâu thuẫn khác nhau, trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng cũng chứa đựng
nhiều mâu thuẫn khác nhau, trong mỗi giai đoạn, mỗi q trình cũng có nhiều mâu thuẫn khác nhau. Mỗi mâu thuẫn
có vị trí, vai trị và đặc điểm khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Phân loại mâu thuẫn
Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như trong tất cả các giai đoạn phát triển của chúng. Mâu
thuẫn hết sức phong phú, đa dạng. Tính phong phú đa dạng được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của
các mặt đối lập, bởi điều kiện tác động qua lại của chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống (sự vật) mà trong đó
mâu thuẫn tồn tại.
Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, có thể phân biệt thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên
ngoài.


Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật.



Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ sự vật đó với các
sự vật khác.


Việc phân chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ là sự tương đối, tuỳ theo phạm vi
xem xét. Cùng một mâu thuẫn nhưng xét trong mối quan hệ này là mâu thuẫn bên ngoài nhưng xét trong mối quan
hệ khác lại là mâu thuẫn bên trong. Để xác định một mâu thuẫn nào đó là mâu thuẫn bên trong hay mâu thuẫn bên
ngoài trước hết phải xác định phạm vi sự vật được xem xét.
Mâu thuẫn bên trong có vai trị quyết định trực tiếp đối với q trình vận động và phát triển của sự vật. Còn mâu
thuẫn bên ngồi có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật. Tuy nhiên mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngồi
khơng ngừng có tác động qua lại lẫn nhau. Việc giải quyết mâu thuẫn bên trong không thể tách rời việc giải quyết
mâu thuẫn bên ngoài; việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn bên trong.
Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản
và mâu thuẫn không cơ bản:


Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn
của sự vật, nó tồn tại trong suốt q trình tồn tại các sự vật. Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ
thay đổi cơ bản về chất.



Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó khơng quy
định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nảy sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản
về chất.

Theo Hồ Chí Minh thì:




Khi việc gì có mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết tức là có vấn đề. Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên
cứu cho rõ cái gốc của mâu thuẫn là vấn đề gì. Phải điều tra, phải nghiên cứu các mâu thuẫn đó. Phải

phân tách rõ ràng và có hệ thống, phải biết rõ cái nào là mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ.
Phải đề ra cách giải quyết



Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong một giai đoạn nhất định, các mâu
thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.


Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật và chi
phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó. Giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều
kiện cho sự vật chuyển sang giai đoạn phát triển mới.Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ
chặt chẽ với nhau. Mâu thuẫn chủ yếu có thể là một hình thức biển hiện nổi bật của mâu thuẫn cơ bản hay là
kết quả vận động tổng hợp của các mâu thuẫn cơ bản ở một giai đoạn nhất định. Việc giải quyết mâu thuẫn
chủ yếu tạo điều kiện giải quyết từng bước mâu thuẫn cơ bản.



Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật
nhưng nó khơng đóng vai trị chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối. Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu là
góp phần vào việc từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu.

Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, có thể chia mâu thuẫn trong xã hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu
thuẫn không đối kháng.


Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp những tập đồn người, có lợi ích cơ bản đối lập
nhau. Như là: Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa vô sản với tư sản....




Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau,
chỉ đối lập về những lợi ích khơng cơ bản, cục bộ, tạm thời. Việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và không đối
kháng có ý nghĩa trong việc xác định đúng phương pháp giải quyết mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn đối
kháng phải bằng phương pháp đối kháng.

Ý nghĩa phương pháp luận:



Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng cần phát hiện ra những mâu thuẫn tồn tại trong bản thân nó.
Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét q trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, xem xét vai trị, vị
trí và mối quan hệ của các mâu thuẫn, của từng mặt đối lập trong mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa lẫn
nhau giữa chúng. Chỉ có như thế mới hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng phát triển và tìm
ra được những phương pháp để giải quyết mâu thuẫn.

Các Ví dụ:
Phân tích một mâu thuẫn nổi lên có liên quan đến cơng việc của tơi trong lĩnh vực ngân hàng.
Một q trình sản xuất kinh doanh bao giờ cũng chứa đựng trong nó rấi nhiều mâu thuẫn như; mâu thuẫn giưa sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm, mâu thuẫn giữa cung và cầu về sản phẩm, mâu thuẫn giữa chủ quản lý với công nhân,
mâu thuẫn giữa tính kế hoạch trong xí nghiệp với tính tự phát của cơ chế thị trường, mâu thuẫn giữa sức phát triển
nhanh của công cụ sản xuất và công nghệ tiên tiến với sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên liệu của
sản xuất, mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro.... Tơi xin phân tích mối quan hệ mâu thuẫn giữa lợi nhuận mà doanh
nghiệp thu được với rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Chúng ta đã biết hoạt động chính của ngân hàng là
nhận gửi và cho vay với mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Mối quan hệ mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro là một mâu
thuẫn biện chứng, là hai mặt của một vấn đề. Bất cứ quá trình sản xuất, kinh doanh nào cũng vậy, lợi nhuận và rủi ro
luôn tồn tại song song với nhau, mâu thuẫn với nhau. Kết thúc một quá trình sản xuất, kinh doanh chúng ta có thể
thu được lợi nhuận nhưng có khi là gặp phải rủi ro. Lợi nhuận dự kiến mang lại càng cao thì độ rủi ro nếu gặp phải
cũng sẽ rất lớn và ngược lại. Nhưng mục đích của người kinh doanh bao giờ cũng là hướng tới lợi nhuận, và họ tìm



mọi cách để hạn chế được rủi ro như, cải tiến kỹ thuật và phương pháp sản xuất., đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán
bộ quản lý nhanh nhạy và năng động, kịp thời nắm bắt và phân tích những biến động của thị trường, dự báo tình
hình thị trường nhằm hạn chế tối đa rủi ro hoặc nếu có gặp rủi ro thì thiệt hại là rất nhỏ.... Do đó có thể nói mâu
thuẫn giữa lợi nhuận vả rủi ro là một trong những mâu thuẫn cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp, và là động lực để các doanh nghiệp ngày một phát triển về trình độ quản lý doanh nghiệp. Trong hoạt
động ngân hàng, lợi nhuận ngân hàng là số chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức phải trả trừ đi các chi phí nghiệp
vụ ngân hàng số còn lại gọi là lợi nhuận. Ngân hàng thu hút vốn trong dân cư dưới các hình thức tiền gửi tiết kiệm
của dân cư, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán, mởài khoản cho các tổ chức và cá nhân..... Rồi dùng vốn
huy động đó để cho vay và hưởng chênh lệch lợi tức. Trong quá trình cho vay đó, ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận
sau khi đã trừ đi lợi tức phải trả khi vay, hoặc ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro nếu khách hàng khơng có khả năng thanh
tốn bởi hoạt động sản xuất kinh doanh của họ rủi ro, thất bại nên mất khả năng thanh toán. Làm thế nào để hạn chế
rủi ro và đối đa lợi nhuận chính là cách thức để giải quyết mâu thuẫn giưã lợi nhuận và rủi ro. Giảm rủi ro không phải
là ngân hàng sẽ không cho vay đối với những khách hàng lớn, vay tiền nhiều mà hoạt động kinh doanh của họ tuy
mang lại lợi nhuận cao nhưng độ rủi ro lớn. Mà thay vào đó ngân hàng phải tự đổi mới, tự phát triển mình, thơng
qua việc hồn thiện cơng tác đào tạo cán bộ tín dụng, đào tạo ra đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ chun mơn
cao, năng động và nhanh nhạy với cơ chế thị trường. Hoàn thiện cơng tác thẩm định tín dụng, thẩm định dự án trước
trong và sau khi cho vay. Trước khi cho vay thì tiến hành thẩm định dự án một cách cẩn thẩn, trong và sau khi cho vay
phải thường xuyên tcử cán bộ tín dụng trực tiếp xuống cơ sở để giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của khách
hàng, xem họ sử dụng tiền vay có đúng mục đích như cam kết khi vay không....Làm tốt các công việc trên, ngân hàng
sẽ khắc phục và hạn chế được rủi ro, nhờ đó mà tăng được lợi nhuận cho ngân hàng, cũng có nghĩa là giải quyết tốt
được mâu thuẫn giữa lợi nhuận và rủi ro, (mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia nhưng ở méc phát triển
hơn) đó la làm cho ngân hàng ngày một phát triển, điều này phù hợp với quy luật khách quan đó là; mâu thuẫn là
nguồn gốc động lực của sự phát triển. Tuy nhiên như trên chúng ta đã nghiên cứu, khi giải quyết được mâu thuẫn rồi
khơng có nghĩa là khơng cịn tồn tại mâu thuẫn, mà ngược lại, mâu thuẫn này mất đi, mâu thuẫn khác lại xuất hiện.
Khi chúng ta đã có một đội ngũ cán bộ tín dụng với trình độ cao, cơng tác thẩm định tốt nhưng rủi ro trên thương
trường không phải là khơng xảy ra nữa mà trái laị khi trình độ sản xuất càng phát triển thì mức độ rủi ro nếu gặp phải
sẽ rất lớn và thiệt hại cũng rất nặng nề, do vậy nó lại tiếp tục là động lực để cho ngân hàng phát triển. Như thế mới là
phù hợp với quy luật khách quan.


Liên hệ thực tế quy luật mâu thuẫn:
1. Mâu thuẫn giữa sản xuất & tiêu dùng.
Khi mua hàng hóa, người tiêu dùng thì chỉ thích giá trị (tiền) giảm, giá trị sử dụng hàng hóa tăng. Cịn
người sản xuất thì ngược lại, thích giá trị tăng (thu nhiều lợi nhuận), giá trị sử dụng giảm (Bớt chi phí
nguyên vật liệu).
2. Mâu thuẫn tiền lương & việc làm (lương giáo viên)
Nhà nước muốn giáo viên dạy giỏi, hết lịng vì thế hệ mai sau của đất nước. Cấm dạy thêm, kèm cặp.
Nhưng Nhà nước lại trả giáo viên với mức lương khơng đủ sống thì làm sao mà các thầy cô giáo
không dạy thêm được.
3. Mâu thuẫn giữa đào tạo & sử dụng lao động.
Hiện nay bác sĩ, kỹ sư ra trường nhiều nhưng việc làm thì khơng có. Nhiều người học ngành này làm
nghành khác để kiếm sống. Cịn khơng sẽ thất nghiệp dài dài. Chưa kể ai cũng vào Đại học, còn cán
bộ kỹ thuật, cơng nhân kỹ thuật thì thiếu. Nên người ta nó "thầy nhiều hơn thợ" nên có chỗ phải bắt
"thầy" ra làm "thợ".



Tục ngữ, thành ngữ:
- Ghét của nào trời trao của đó
- Hồng nhan bạc phận
- Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc tiếc công cầm vàng



×