Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ĐỀ tài PHÁT TRIỂN sản PHẨM TOUR OUTBOUND mới tại CÔNG TY CP VNTOUR TOUR NHẬT bản 5 NGÀY 4 đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.08 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
VIỆN ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU DU LỊCH

TÓM TẮT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TOUR OUTBOUND MỚI TẠI
CÔNG TY CP VNTOUR TOUR NHẬT BẢN
5 NGÀY 4 ĐÊM

GVHD

: TS. BÙI KIM LUẬN

SVTH

: NGUYỄN THỊ MINH TÂM

MSSV

: 2220727381

Đà Nẵng, Năm 2020


Cơng trình được hồn thành tại trường
ĐẠI HỌC DUY TÂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Kim Luận
Người phản biện:



Khóa luận sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm KLTN
họp tại Trường Đại học Duy Tân,
vào hồi ..... giờ ..... ngày ... tháng ... năm 2020

Có thể tìm hiểu KLTN tại Thư viện
Trường Đại học Duy Tân


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong xu thế tồn cầu hóa, hội nhập và phát
triển với nhiều chính sách mở cửa, phát triển đa phương hóa, đa dạng
hóa các quan hệ quốc tế với phương châm “ Việt Nam muốn là bạn
và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu
vì hịa bình, độc lập và phát triển”. Du lịch như một cầu nối, sứ giả
hịa bình giữa các quốc gia trên thế giới bình đẳng, tơn trọng và hữu
nghị, tương trợ lẫn nhau, hợp tác cùng phát triển. Cùng với sự phát
triển của khoa học- kỹ thuật hiện đại, xã hội ngày càng phát triển thì
thị hiếu và nhu cầu du lịch của con người ngày càng tăng mạnh.
Hàng năm, ngành du lịch đem lại cho quốc gia một số tiền khổng lồ.
Với việc đi du lịch nhiều nơi, trải nghiệm vơi nhiều nền văn hóa,
nhiều mơi trường khác biệt…và đặc biệt là nhu cầu nghỉ dưỡng, thư
giản, vui chơi giải trí trước những lo toang, bộn bề của cuộc sống hối
hả hiện đại gần như là một nhu cầu cần thiết đối với mỗi cá thể. Việt
Nam với vị trí giao thơng thuận lợi, cùng với sự ưu ái về thiên nhiên,
tài nguyên đa dạng và phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc và nguồn
lao động trẻ, dồi dào đã là một trong các điều kiện thúc đẩy sự phát
triển của ngành du lịch, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi

nhọn của đất nước.
Hiện nay, nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng
đang trên đà phát triển vượt trội, với sự phủ sóng của mạng Internet
trên tồn quốc, giúp giới thiệu đưa hình ảnh, con người và đất nước
Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Chính vì lẽ đó, lượng khách quốc
tế đến với Việt Nam ngày càng tăng trong đó có Nhật Bản một quốc
gia vốn có quan hệ hữu nghị với đất nước ta từ cuối thế kỷ 16, khi
các thương buôn Nhật Bản đến Việt Nam để giao lưu và buôn bán,
Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức lập quan hệ ngoại giao vào năm
1973, với việc tin tưởng về chính trị, tăng cường hợp tác và hỗ trợ
kinh tế tại các diễn đàn quốc tế khu vực, giao lưu văn hóa khơng
ngừng được mở rộng, sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được
tăng lên. Bằng chứng là từ tháng 1/2004, Việt Nam đã chính thức
đơn phương miễn thị thực cho người Nhật Bản đi du lịch và kinh
doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày và gần đây nhất từ 1/7/2004
và đã quyết định miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho công dân
Nhật. Đây là thuận lợi lớn để thúc đẩy du lịch Nhật Bản vào Việt


2
Nam và cho đến thời điểm nay, đồng thời Nhật Bản hiện là nhà tài
trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, là đối tác thương mại đứng thứ 4
của Việt Nam với kim ngạch 2 chiều đạt 25,163 tỷ USD. Nhật Bản
có nhiều dự án giúp Việt Nam nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các ngôi
nhà ở dân gian truyền thống tiêu biểu ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam.
Từ đó, các doanh nghiệp chú trọng vào việc khai thác thị
trường Nhật Bản một cách mạnh mẽ nhất. Không chỉ dừng lại ở việc
đón khách Nhật Bản tại Việt Nam mà cịn triển khai, khai thác các
chương trình du lịch đưa khách du lịch Việt Nam và các du khách
quốc tế đang sinh sống tại Việt Nam sang đất nước bạn với nhu cầu

tìm hiểu, khám phá, giao lưu văn hóa, học hỏi thơng qua loại hình du
lịch quốc tế outbound. Các doanh nghiệp đang khai thác kinh doanh
outbound tại Nhật Bản ngày càng tăng và phát triển khá mạnh mẽ.
Theo thông kê từ “Tổng cục du lịch Nhật Bản” lượng khách Việt
Nam sang Nhật Bản tăng trưởng mạnh trong vòng 5 năm trở lại đây.
Chỉ tính riêng trong năm 2016, số lượng khách đạt tới 233.800
người, tăng hơn 20% so với năm 2015, mức chi tiêu của du khách
Việt cũng đạt loại cao nhất trung bình khoảng 237 ngàn
yên/người/chuyến đi khoảng 53.000.000 tiền Việt Nam ..
Là sinh viên đang theo học ngành “Quản trị dịch vụ du lịch và
lữ hành”, tôi đã có hứng thú trong việc tìm hiểu các loại hình du lịch
quốc tế, Nhật Bản là một đất nước với nhiều những điều hay và thú
vị. Và trong quá trình thực tập tại cơng ty cổ phần VNTOUR, một
cơng ty du lịch chuyên về loại hình du lịch inbound với thị trường
chủ yếu là Châu Âu, Châu Mỹ, Hàn, Trung về tài nguyên và con
người nơi đây, công ty đang khai thác chưa tốt đối với mảng kinh
doanh lữ hành quốc tế outbound và hiện đang có nhu cầu khai thác
mảng outbound Nhật Bản. Hiện nay, công ty chủ yếu là ký gửi khách
cho các đối tác và chỉ có xây dựng duy nhất landtour Hàn Quốc và
được khai thác rất tốt ở thị trường này, công ty đang có ý định mở
rộng phạm vi hoạt động ở mảng kinh doanh outbound để đưa khách
du lịch Việt Nam tìm hiểu đến đất nước và con người Nhật Bản nói
riêng và các quốc gia khác nói chung, với thị trường khách outbound
này sẽ giúp quý công ty mở rộng được thị trường kinh doanh, tăng
thêm doanh thu, quan trọng hơn với sẽ giúp cơng ty có được một
tour triển khai đưa khách Việt Nam đi du lịch Nhật Bản và không
phải qua bất cứ đơn vị trung gian nào. Trên sơ sở tour Hàn Quốc và
Nhật Bản sẽ giúp cho công ty khai thác và nghiên cứu nhiều thị



3
trường du lịch khác. Vì vậy tơi quyết định chọn đề tài “Phát triền sản
phẩm tour mới tại công ty cổ phần VNTOUR: Tour Nhật Bản 5
ngày- 4 đêm” để làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.
Em rất mong nhật được sự đóng góp ý kiến đến từ giáo viên
hướng dẫn và quý thầy, cô.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của đề tài nghiên tìm hiểu và xác định được nhu cầu,
thi hiếu của khách Việt Nam đối với loại hình du lịch outbound Nhật
Bản
Bên cạnh đó đề tài cịn hướng đến xây dựng, phát triển các sản
phẩm du lịch, cụ thể là đưa hình ảnh của đất nước Nhật Bản (ẩm
thực, văn hóa, thiên nhiên và con người) với mục đích là đến gần với
cảm nhận của khách du lịch Việt Nam tại cơng ty lữ hành VNTOUR.
Đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh, giao lưu văn hóa và con
người Việt Nam đến với bạn bè thế giới cụ thể là Nhật Bản .
Tập trung vào nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ và nhà cung
ứng của công ty cho du khách, các giá trị đặc sắc tại các điểm đến có
trong tour du lịch outbound Nhật Bản nhằm góp phần hồn thiện hơn
nữa các sản phẩm du lịch tại cơng ty lữ hành VNTOUR.
Nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu được những thách thức, khó
khăn, cơ hội để phát triển tour outbound Nhật Bản mà công ty phải
đối mặt khi triển khai,phát triển tour.
Từ đó, đưa ra những giải pháp đề xuất khắc phục, chính sách
marketing phù hợp, góp phần định hướng chiến lược phát triển để
tour outbound Nhật Bản mang tính khả thi cao.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đầu tiên, cần phải xác định được tính cấp thiết của đề tài
nghiên cứu phải đưa ra được những phương án, chính sách sản phẩm

phù hợp. Nhằm thu hút nguồn khách du lịch Việt Nam, những nười
thích và mong muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, con người Nhật
Bản.
Thực hiện và áp dụng đưa những biện pháp nghiên cứu khoa
học trong q trình làm khóa luận, thiến hành thu thập số liệu về
lượng khách Việt Nam có nhu cầu đi du lịch tại Nhật Bản, và thống
kê số liệu doanh thu của công ty kinh doanh về mảng du lịch
outbound. Từ đó, rút ra kết luận và tiến đến đề xuất hướng giải quyế


4
cho vấn đề và đảm bảo được tính khả thi cho tồn bộ hoạt động
nghiên cứu.
Thứ hai, tập trung tìm hiểu vào các dịch vụ, chuỗi dịch vụ
cũng như là nhà cung ứng cho khách du lịch Việt Nam các điểm đến
mang giá trị đặc sắc, phong phú và giàu tính văn hóa có trong tour du
lịch outbound Nhật Bản 5 ngày- 4 đêm, nhằm góp phần hồn thiện
hơn về sản phẩm du lịch “outbound Nhật Bản” tại công ty cổ phẩn
VNTOUR.
Thứ ba, phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
những thách thức trong quá trình phát triển tour du lịch outbound
Nhật Bản.
Từ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức qua quá
trình khảo sát. Cho ra những nhận xét thực tế để phát triển loại hình
du lịch “outbound Nhật Bản 5 ngày- 4 đêm”.
Đề xuất những chính sách cần thiết để phát triển loại hình du
lịch này tại q cơng ty lữ hành VNTOUR.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các khách hàng có nhu cầu và mong muốn sử dụng chương

trình du lịch outbound Nhật Bản 5 ngày – 4 đêm tại quý công ty
VNTOUR.
Sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch Nhật Bản đối với kháchViệt
Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu
• Về khơng gian: Tại nơi xảy ra q trình tiêu dùng sản phẩm
“Nhật Bản”.
• Về lĩnh vực: Loại hình du lịch outbound.
• Về thời gian: Trong khoảng thời gian thực tập (từ tháng
2/2020 đến tháng 4/2020)
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận: Đề tài nghiên cứu hướng đến sự tiếp cận các
đối tượng nghiên cứu một cách tồn diện, theo nhiều chiều và nhiều
khía cạnh để đánh giá một cách khách quan nhất về chất lượng
chương trình du lịch nội địa tại cơng ty Vntour. Qua đó cho ra những
sản phẩm du lịch khai khác các nguồn tài nguyên này hiệu quả
Phương pháp nghiên cứu là công cụ nghiên cứu khoa học
trong thực hiện nhiệm vụ đề tài. Phương pháp nghiên cứu khoa học


5
do mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của nhóm hướng đến quyết
định
Phương pháp nghiên cứu sẽ áp dụng trong đề tài này sẽ là:
• Tìm hiểu tham khảo các văn bản, tài liệu, …, liên quan đến
đơn vị kinh doanh và nội dung của đề tài đề cập thông qua các
phương tiện truyền thơng qua sách, báo, internet,..
• Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường đầy tiềm năng phát triển “
Nhật Bản”
• Phân tích, đánh giá loại hình kinh doanh tour outbound cũng

như là thị trường Nhật Bản. Từ đó, đưa ra những định hướng phát
triển sản phẩm cũng như chính sách marketing phù hợp.
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: thu thập các thông
tin liên quan
đến đề tài nghiên cứu, xử lý các thông tin nhằm chọn lọc
những thơng tin cần
thiết nhất. Các tư liệu có thể là các cơng trình nghiên cứu trước
đó, các bài viết,
các báo cáo kinh doanh, báo cáo tổng kết…
• Phương pháp sử dụng biểu đồ, đồ thị nhằm so sánh mức độ
khác nhau
giữa các số liệu, chứng minh các số liệu thống kê.
• Phương pháp tính tốn và thống kê du lịch: nhằm tính tốn
tốc độ tăng
trưởng, tỷ lệ phần trăm của khách du lịch qua các năm.
• Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu thống kê hàng năm
nhằm đưa ra
nhận xét và giải pháp.


6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM TOUR OUTBOUND MỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VNTOUR
1.1. Khách du lịch
1.1.1. Định nghĩa cơ bản.
1.1.2. Định nghĩa về khách du lịch outbound.
1.1.3. Phân loại khách du lịch
1.1.4. Nhu cầu du lịch
a. Nhu cầu

b. Nhu cầu du lịch
c. Những điều kiện làm nảy sinh nhu cầu
1.1.5. Phân loại nhu cầu du lịch
1.2. Công ty lữ hành
1.2.1. Định nghĩa cơ bản công ty lữ hành
1.2.2. Hệ thống sản phẩm tại một doanh nghiệp lữ hành.
1.3. Sản phẩm du lịch
1.3.1. Đặc điểm sản phẩm du lịch
1.3.2. Phân loại sản phẩm du lịch
1.4. Chương trình du lịch
1.4.1. Định nghĩa chương trình du lịch
1.4.2. Phân loại chương trình du lịch
1.4.3. Nội dung của chương trình du lịch.
1.5. Các yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng một chương
trình du lịch outbound.
1.5.1. Chương trình du lịch ứng với nhu cầu của khách
hàng
1.5.2. Chương trình du lịch mang tính khả thi
1.5.3. Các yêu cầu cơ bản để thực hiện chương trình du
lịch outbound
1.6. Quy trình xây dựng một chương trình du lịch
outbound.
Nghiên cứu
Phân tích
đối thủ
nguồn lực
cạnh tranh
1.6.1. Nghiên cứu thị trường .

Nghiên cứu

thị trường

Xác định
giá

Chiến
lược sản
phẩm


7

Khách du lịch đến từ các Châu lục
Châu Á
Bắc Mỹ

Châu Âu
Châu lục khác

6.00% 3.00%
5.00%
86.00%

Biểu đồ 2.5: Chi tiêu du lịch 2018 bình quân đầu người theo
danh mục (Việt Nam / Tổng thể)

Lượt Khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài
10000000
8000000
6000000

4000000
2000000
0

Năm 2012Năm 2015 Năm 2016Năm 2017Năm 2018

Biểu đồ 1.2: Lượt khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài.


8
35000000
30000000
25000000
20000000
15000000
10000000

Nhật Bản
Việt Nam

5000000
0

Biểu đồ 1.4: Số lượng du khách đến Nhật Bản và Việt
Nam giai đoạn 2010-2017.
1.6.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
1.6.3. Xây dựng lịch trình tour.
1.6.4. Xác định giá sản phẩm.
1.6.5. Chiến lược sản phẩm



9
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KINH DOANH
DU LỊCH OUTBOUND Ở NHẬT BẢN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VNTOUR
2.1. Giới thiệu khái quát công ty cổ phần VN Tour
 Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Du Lịch VNTOURS
 Tên giao dịch bằng tiếng anh: VNTOUR Join Stock
Company
 Tên viết tắt bằng tiếng anh: VNTOURS
 Giám đốc: Lê Thị Phương Diễm
 Văn phòng đại diện: 38 Út Tịch, phường 4, quận Tân Bình,
thành phố Hồ Chí Minh.
 Chi nhánh: 05 Cao Thắng- Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà
Nẵng.
 Giám đốc chi nhánh: Trần Minh Luân
 Điện thoại: (083) 99.77.681 – 0914.50.86.50
 Fax: (083) 99.77.554
 E-mail:
 Website: www.vntour.com.vn
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần
VN Tour
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của công ty cổ
phần VN Tour
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
2.2.1. Thị trường khách du lịch và sản phẩm công ty
a. Thị trường khách du lịch
b. Sản phẩm, dịch vụ của công ty
2.2.2. Nguồn lực tại công ty cổ phần Vntour
2.3. Kết quả kinh doanh lữ hành qua các năm.

Bảng Doanh thu – chi phí – lợi nhuận của công ty Vntour giai
đoạn năm 2017-2019.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2017
2018
2019
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận

10963.93
7758.08
3205.85

12797.57
8679.31
4118.26

13970.72
9099.13
4871.59


10

2.4. Đối thủ cạnh tranh.
Nhìn chung, có 3 nhóm đối thủ cạnh tranh mà tất cả công ty lữ
hành đều phải đối mặt dựa vào mục tiêu và sản phẩm của cơng ty.
• Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là tất cả các doanh nghiệp lữ

hành cùng nằm trong một khu vực, có nguồn lực ngang tầm nhau và
cung cấp các sản phẩm dịch vụ là các chương trình du lịch trọn gói
hoặc khơng trọn gói đến cùng thị trường mục tiêu, đối với công ty cổ
phần Vntour đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty như là: Công ty
lữ hành Fiditour, Green tour, Lova Travel, Vietnam Travelkey,..
• Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Là tất cả các doanh nghiệp lữ
hành khơng có những đặc điểm giống như đối thủ cạnh tranh trực
tiếp nhưng lại góp phần làm giảm thị phần, nguồn khác, doanh thu và
lợi nhuận của công ty lữ hành. Đối với công ty cổ phần Vntour đối
thủ cạnh tranh trực tiếp là các doanh nghiệp khai thác thị trường nội
địa hiệu quả cao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như:
• Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (Potential Competitors): sự cạnh
tranh thể hiện qua phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện có khi
xuất hiện các rào cản xâm nhập ngành
Tổng kết bang ma trận SWOT đánh giá năng lực của công ty:
* Điểm mạnh
- Cơng ty có tầm nhìn, chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn.
- Công ty với đội ngũ nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, nhiệt huyết,
đầy kinh nghiệm và sự sáng tạo không ngừng.


11
- Ứng dụng công nghệ mới, hiện đại giúp đỡ cho việc tương
tác giữa khách hàng với công ty cổ phần Vntour
- Luôn luôn cải thiện chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản
phẩm dịch vụ, các chương trình du lịch trong và ngoài nước mang
đến những sản phẩm chất lượng và tuyệt vời cho khách hàng.
- Luôn xây dựng mối quan hệ, hợp tác hữu nghị với nhà cung
cấp dịch vụ, các doanh nghiệp có liên quan một các rộng rãi, lâu dài
với công ty cổ phần Vntour.

Hợp tác để đơi bên cùng có lợi.
- Có kinh nghiệm trong việc khai thác thị trường outbound
Hàn Quốc và đạt nhiều thành tựu trong thời gian ngắn
* Điểm yếu:
- Thương hiệu chưa có chỗ đứng trong tâm trí khách du lịch.
- Cơ cấu lãnh đạo chưa chặt chẽ, ban lãnh đạo còn trẻ tuổi vẫn
còn thiếu hụt nhiều kinh nghiệm
- Doanh nghiệp có tuổi thành lập thấp
- Website cơng ty chưa được nhiều người biết đến
* Cơ hội:
- Xã hội ngày càng phát triển dồng nghĩa với việc nhu cầu đi
du lịch quốc tế ngày càng tăng cao, đặc biệt là các nước trong khu
vực Châu Á, Thái Bình Dương,… như các điểm đến Thái Lan, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapo, Đài Loan, Hồng Kông,…
Cùng với nhu cầu du lịch được mở rộng và phát triển, khả
năng chi trả của khách hàng ngày càng cao.
- Lượng khách hàng (giới trẻ) sử dụng cơng nghệ Internet trên
tồn thế giới ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các nước phát triển.
Đối với các nước đang phát triển, lượng khách hàng sử dụng
Internet tăng trưởng nhanh.
Internet có vai trị to lớn trong cơng cuốc quảng bá xúc tiến
bán sản phẩm du lịch, bên cạnh đó Internet là nguồn thơng tin khổng
lồ cho giới trẻ khám phá, tìm tịi thơng tin…
* Thách thức:
- Đối thủ hiện tại của công ty là các công ty du lịch lớn, có
thương hiệu vị thế cạnh tranh trên thị trường ( Viettravel,
Saigontourist, Vitour, Bến Thành Tourist), có kinh nghiệm, có tiềm
lực tài chính lớn mạnh



12
- Nhiều đối thủ cạnh trạnh tiềm ẩn có khả năng tham gia vào
thị trường outbound Nhật Bản khi thấy tiềm năng phát triển đến từ
thị trường này
2.5. Phân tích hành vi khách hàng Việt Nam đi du lịch tại
Nhật Bản.
2.5.1. Nhu cầu và sở thích của du khách.
2.5.2. Động cơ đi du lịch.
Động cơ đẩy: Động cơ đẩy là những yếu tố thúc đẩy hoặc tạo
ra ham muốn bên trong của khách du khách, nhân tố đẩy bao gồm
được thoát ly hiện tại, nghỉ ngơi thư giãn, thể hiện thanh thế, sức
khỏe và thể lực, phiêu lưu và tương tác với xã hội, dành thời gian
bên gia đình và tìm kiếm niềm vui.
Động cơ kéo: Động cơ kéo là các sự tác động từ bên ngồi,
liên quan đến tình huống và nhận thức được truyền cảm hứng từ sự
hấp dẫn của điểm đến. Do đó, những động lực đó đóng vai trị quan
trọng trong việc lựa chọn điểm đến một khi du khách đã quyết định
là sẽ đi du lịch
2.5.3. Thị hiếu du lịch.
80
70
60
50
40
30
20
10
0

2017

2018
2019

Sơ đồ: Xu hướng đi du lịch Nhật Bản theo tháng


13
2.5.4.

Khả năng chi trả.

Biểu đồ 2.3: Thu nhập bình quân của người làm cơng ăn lương
theo trình độ học vần quý I năm 2019

Vận chuyển; 10.01%
Dịch vụ khác; 0.10%
Lưu trú; 29.63%
Mua sắm; 33.83%
Ăn uống; 23.32%
Giải Trí; 3.10%

Biểu đồ 2.5: Chi tiêu du lịch 2018 bình quân đầu người theo
danh mục (Việt Nam / Tổng thể)
2.6. Đánh giá cơ hội phát triển sản phẩm Outbound
(Nhật Bản 5 ngày- 4 đêm) tai cơng ty cổ phần VNTOUR.
2.6.1. Thuận lợi.
2.6.2. Khó khăn.
2.6.3. Cơ hội.
2.6.4. Thách thức.
2.6.5. Tổng kết bằng ma trận SWOT



14
 Điểm mạnh
S1: Tình hình an ninh chính trị ổn định.
S2: Vi trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực Đông Nam Á.
S3: Sản phẩm du lịch đa dạng ( với các điều kiện thuận lợi về
khí hậu, tài nguyên du lịch nhân văn, văn hóa, ẩm thực..)
S4: Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ khai thác du lịch
cao.
S5: Với nhiều thành phố là các điểm đến hấp dẫn
S6: Dịch vụ phục vụ khách du lịch đạt chất lượng cao.
 Điểm yếu
W1: Thiên tai (động đất, sóng thần)
W2: Chi phí, mức sống tại Nhật cao
W3: Thiếu nhân lực lành nghề ( Hướng dẫn viên tại điểm nói
tiếng Việt cịn hạn chế)
W3: Thiếu đội ngũ nhân viên lành nghề.
 Cơ hội:
O1: Thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.
O2: Nhu cầu, thị hiếu du lịch của người Việt ngày càng gia tăng
O3: Nhật Bản được các tổ chức về du lịch uy tín đánh giá là
một trong nhưng điểm đến lý tưởng.
O4: Sự phát triển của các hãng hàng không, ngày càng nhiều
các chuyến bay thẳng đến Nhật Bản
O5: Nhiều chính sách ủng hộ, khuyến khích du lịch phát triển
O6: các trang web đặt chương trình du lịch ngày càng đơn giản
O7: Chính sách ngoại giao giữa hai nước hữu nghị, thân thiết,
với nhiều chính sách hợp tác phát triển du lịch
Hợp tác, liên kết quảng bá du lịch cho cả hai khu vực

 Thách thức:
T1: Lượng khách Việt Nam đến du lịch tại Nhật Bản không
quay lại nhiều
T2: Đối thủ cạnh tranh với ngày càng nhiều những chiến lược
cạnh tranh, chính sách marketing cho Nhật Bản ngày càng mạnh và
hồn thiện.
T3: Du khách ngày càng địi hỏi các chương trình du lịch đa
dạng và đạt chất lượng cao.
2.7. Tính khả thi trong việc phát triển sản phẩm
Outbound (Nhật Bản 5 ngày- 4 đêm).


15
Chương 3: CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤT VỀ KẾ
HOẠCH MAKETING PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
OUBOUND NHẬT BẢN 5 NGÀY- 4 ĐÊM.
3.1. Phương hướng phát triển outbound trong thời gian
tới
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam đang trong quá trình triển
khai xây dựng dự thảo bộ quy tắc ứng xử cho người Việt Nam đi du
lịch tại nước ngoài (outbound), sau khi được phê duyệt sẽ triển khai
in ấn và phát hành trên các hãng hàng khơng để du khách Việt Nam
có thể tham khảo và có cách ứng xử phù hợp.
Ngồi ra cịn một số ý iến khách như Ơng Vũ Thế Bình cho
biết lượng khách Việt đi du lịch Nhật Bản cũng đang không ngừng
tăng... Trong khi khách Nhật Bản sang Việt Nam là 826 nghìn lượt
người. Cán cân về tỷ trọng khách giữa Việt Nam với Nhật Bản xấp xỉ
50%, thể hiện rằng Nhật Bản đã trở thành điểm đến hấp dẫn của du
khách Việt Nam. Và cũng thể hiện đời sống người Việt Nam đã tăng
lên rất nhiều, các điểm đến xa, có chi phí đắt đỏ như Nhật Bản, thậm

chí châu Âu, châu Phi, Mỹ, Australia… cũng khơng còn xa lạ và
ngày càng được người Việt Nam lựa chọn nhiều hơn
Định hướng phát triển du lịch của TP. Đà Nẵng đến năm 2030
là sẽ phát triển bền vững, nhanh chóng xử lý vấn đề ơ nhiễm mơi
trường biển, chú trọng phát triển du lịch về đêm, xây dựng các sản
phẩm du lịch chất lượng…
Ông Phùng Quang Thắng, Giám đốc Công ty lữ hành
Hanoitourist cho rằng du lịch outbound cần được định hướng bởi
một cơ quan cụ thể, cơ quan này sẽ phối hợp với các cơ quan liên
quan để giám sát, định hướng hoạt động du lịch outbound, đồng thời
đồng hành cùng doanh nghiệp giải quyết những vấn đề phát sinh
trong quá trình tổ chức du lịch outbound
Tổng Giám đốc HanoiRedtours Nguyễn Công Hoan cũng nêu
ý kiến và quan điểm của mình. Du lịch outbound ở Việt Nam cần
được thừa nhận trong thống kê của ngành, có những nhận thức đầy
đủ của xã hội và quản lý chặt chẽ hơn để bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, để người du lịch Việt Nam mua được những tour du lịch đúng
chất lượng, đảm bảo an ninh an toàn cho du khách trong q trình đi
tour, chính danh đóng góp vào nguồn thu của đất nước…
3.2. Phương hướng và mục tiêu kinh doanh của công ty.


16
Với phương châm “mang đến sự hài lòng tối đa cho khách
hàng” công ty cổ phần Vntour không ngừng cố gắng, nổ lực vươn lên
hoàn thành tốt những mục tiêu về chỉ tiêu doanh số cuãng như là các
chỉ tiêu khác mà công ty đã đề ra, mặc dù ra đời sau những công ty
du lịch nhưng Vntour đã tạo được nhiều lòng tin trong thị trường du
lịch Việt Nam và thị trường khách quốc tế bằng chứng là công ty đã
đạt được nhiều thành tựu về doanh số trong vịng bốn năm thành lập

và phát triển. Hiện nay, cơng ty đang khai thác mạnh về mảng nội địa
và khách quốc tế inbound, cho đến nay thị trường nội địa vẫn được
xem như là thị trường nổi bật có nhiều thế mạnh cạnh tranh với các
đối thủ trong thị trường du lịch.
Từ những kinh nghiệm trong việc khai thác chương trình
outbound Hàn Quốc tại cơng ty, Vntour đã nghiên cứu và đưa ra sản
phẩm mới “Nhật Bản 5 ngày- 4 đêm” với mong muốn khai thác và
đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phương hướng của công ty
trong thời gian sắp đến là đưa ra những chiến lược mới nhằm nâng
cao vị thế cạnh tranh cho công ty cũng như là khai thác tốt thị trường
quốc tế, nội địa nhằm giữ chân khách hàng sử dụng lại dịch vụ của
công ty, song song với việc đó sẽ đẩy mạnh khai thác thị trường với
điểm đến mới là Nhật Bản.
Để quyết định thành cơng thì việc đầu tiên là làm thế nào để
tăng lượng khách hàng mua sản phẩm Nhật Bản tại công ty, tạo cho
khách thấy được nét hấp dẫn của chương trình du lịch. Với những
điều kiện thuận lợi tạo điều kiện cho việc thúc đẩy, phát triển sản
phẩm đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ cạnh tranh hiện
nay. Công ty đã đề ra phương hướng va mục tiêu trong 2025 tăng
chương trình du lịch bán được, tăng doanh thu cùng lợi nhuận cho
công ty.
Mở rộng hoạt động kinh doanh ở mảng outbound song song
với việc hoạt động ở mảng nội địa và inbound.
 Mục tiêu kinh doanh.
Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất,
mọi dịch vụ đưa đến tay khách hàng phải đảm bảo về chất lượng nhất
có thể. Đảm bảo an tồn cho khách trong khi thực hiện chương trình
du lịch. Nâng cao chất lượng dịch vụ trong các chương trình du lịch,
đảm bảo cho khách hài lịngkhi tham gia chương trình của cơng ty



17
Mục tiêu ngắn hạn: Trong vịng 2 năm cơng ty sẽ đi vào ổn
đứng trong lòng của khách hàng, là sự lựa chọn đầu khi khách hàng
nảy sinh nhu cầu du lịch
Mục tiêu dài hạn: Phát triển, đa dạng hóa nhiều sản phẩm du
lịch cũng như cho ra nhiều chương trình outbound với nhiều điểm
đến mới lạ cho khách du lịch. Xây dựng được thương hiệu trong và
ngoài nước.
3.1.1. Đề xuất về danh sách sản phẩm.
3.1.2. Thị trường mục tiêu.
3.3. Chính sách maketing cho sản phẩm.
3.3.1. Chính sách giá
3.3.2. Chính sách về sản phẩm
Một chương trình Nhật Bản 5 ngày- 4 đêm tại cơng ty sẽ
được trình bày theo thứ tự sau: Đà Nẵng- TokyoKawaguchiko - Núi Phú Sỹ - Hakone (5 ngày- 4 đêm).
3.3.3. Chính sách về kênh phân phối.
 Kênh bán hàng trực tiếp
 Kênh phân phối cho đại lý
3.3.4. Chính sách về xúc tiến bán.
3.4. Những kiến nghị, đề xuất nhằm thu hút khách du
lịch outbound
Hiện nay, Việt Nam là thành viên hợp tác hữu nghị giữa nhiều
quốc gia trên thế giới, thiết lập quan hệ ngoài giao với hơn 170 quốc
gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, ký kết trên 90 Hiệp
định thương mại song phương, 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ
đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều hiệp định hợp
tác về văn hóa song phương với nhiều tổ chức quốc tế. Việt Nam
luôn luôn giữ mối quan hệ với nhiều tổ chức tài chính. Hơn nữa Việt
Nam cịn chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

(ASEAN) và thương mại tự do ASEAN (AFTA), ASEM, APEC và
WTO, giúp hổ trợ lẫn nhau trong vấn đề kinh tế nói chung và thị
trường du lịch nói riêng. Là thành viên của các hiệp hội, Việt Nam
nên tạo cơ hội cho các hãng lữ hành Việt Nam có cơ hội cùng các
hãng lữ hành của các nước là thành viên của hiệp hội cùng hợp tác
trong việc đón và gửi khách du lịch trong đó có hoạt động gửi khách
từ Việt Nam sang Nhật Bản. Đẩy mạnh kết nối, hợp tác với cơ quan


18
du lịch quốc gia trong khu vực; thúc đẩy quảng bá về du lịch Việt
Nam thông qua việc giao lưu, hợp tác với các cơ quan du lịch quốc tế
Hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản nên có những chính sách
hỗ trợ lẫn nhau trong việc đưa khách sang để du lịch, giảm bớt các
thủ tục rườm rà, không cần thiết trong quá trình du lịch. Cũng như hỗ
trợ các công việc về Visa (thị thực) một trong những trở ngại khiến
khách du lịch Việt Nam khó sang Nhật du lịch. Đẩy mạnh liên kết kết
giữa hai quốc gia Việt Nam- Nhật Bản.
Ngành hàng không Việt Nam nên mở rộng thêm nhiều chuyến
bay từ Đà Nẵng sang Nhật Bản để tạo điều kiện cho khách hàng Việt
Nam đi du lịch, chung tay với các hãng hàng không xây dựng những
gói sản phẩm du lịch thơng qua việc mở thêm các đường bay quốc tế,
tăng cường hợp tác, trao đổi khách du lịch giữa các nước tạo nguồn
khách đa dạng và ổn định.
Thường xuyên bám sát thị trường cung ứng Nhật Bản để lựa
chọn những đối tác uy tín, có được những chương trình du lịch tốt
nhất.
Cơng ty nên thiết kế nhiều chương trình du lịch, đa dạng hóa
sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu đa
dạng cua khách hàng, để hoạt động kinh doanh outbound gặt hái

nhiều thuận lợi đem lại doanh thu cho cơng ty.
Ngồi ra Trung tâm cũng cũng cần quan tâm chủ động quan hệ
với các công ty lữ hành ở các tỉnh thành trong cả nước, có thể tận
dụng khai thác nguồn khách ty các công ty này thông qua giới thiệu
của họ.
Nâng cao trình độ hướng dẫn viên nhất là hướng dẫn viên
tiếng Nhật, để phục vụ tốt cho việc khai thác chương trình outbound
Nhật Bản.
Bên trên là những kiến nghị nhằm góp phần đưa du khách Việt
Nam đến Nhật Bản du lịch, tăng doanh thu cho hoạt động du lịch
trong và ngồi nước
định khai thác chương trình outbound Nhật Bản, cơng ty sẽ có
chỗ


19
PHẦN KẾT LUẬN
Với mục tiêu giúp ngành du lịch phát triển xứng đáng với thế
mạnh của mình thì các cơng ty du lịch, đại lý lữ hành luôn luôn nổ
lực khơng ngừng trong việc hình thành các sản phẩm đa dạng sao
cho tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước. Hiện nay, thị
trường du lịch cạnh tranh vô cùng gay gắt giữa các cơng ty du lịch,
địi hỏi cơng ty cổ phần Vntour ln phải hồn thiện chính mình,
hồn thành những mục tiêu đã đề ra, xây dựng và nâng cao chất
lượng của nhiều chương trình du lịch, khai thác được nhiều thị
trường nổi bật trong và ngoài nước với mục tiêu “mang lại chất
lượng tốt nhất cho khách hàng” công ty nổ lực không ngừng để đạt
được mục tiêu đó.
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng đi lên, thu nhập bình quân
đầu người ngày càng tăng, nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí nhờ

vậy cũng được nâng cao, đồng nghĩa với nhu cầu du lịch cũng sẽ là
nhu cầu thiết yếu trong xã hội ngày nay. Nhật Bản là một quốc gia
với nhều ưu thế phát triển du lịch, ngành du lịch cũng đã đóng góp
tạo nhiều lời thế cho việc khai thác và phát triển du lịch tại quốc gia
này.
Thông qua việc nghiên cứu “Phát triển sản phẩm tour
outbound mới: Nhật Bản 5 ngày- 4 đêm” tại cơng ty cổ phần Vntour,
góp phần cho việc nghiên cứu những thị trường tiềm năng mới của
công ty, thúc đẩy số lượng khách du lịch Việt Nam đi trải nghiệm, du
lịch nước ngồi. Tơi đã đưa ra một số kiến nghị, nhằm góp phần thu
hút lượng khách đến với Nhật Bản thị trường đầy tiềm năng này. Qua
đó, đem lại hiệu quả kinh doanh tương xứng với tiềm năng phát triển
du lịch của công ty cổ phần Vntour.
Do kiến thức của bản thân còn hạn chế, nên trong bài luận văn
khó tránh khỏi những sai xót và nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ,
nêu rõ ràng, cụ thể được. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự đóng
góp, nhận xét từ các Thầy (Cơ) và bạn bè để bài luận của tôi được
đạt kết quả một cách tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn.



×