Tải bản đầy đủ (.doc) (154 trang)

PHÁT TRIỂN sản PHẨM TOUR OUTBOUND mới tại CÔNG TY CP VNTOUR TOUR NHẬT bản 5 NGÀY 4 đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 154 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
VIỆN ĐÀO TẠO & NGHIÊN CỨU DU LỊCH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TOUR OUTBOUND
MỚI TẠI CÔNG TY CP VNTOUR TOUR NHẬT
BẢN 5 NGÀY 4 ĐÊM

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

GVHD

: TS. BÙI KIM LUẬN

SVTH

: NGUYỄN THỊ MINH TÂM

LỚP

: K22DLL3


Đà Nẵng, 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
VIỆN ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU DU LỊCH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TOUR OUTBOUND
MỚI TẠI CÔNG TY CP VNTOUR: TOUR NHẬT


BẢN 5 NGÀY 4 ĐÊM

CHUYÊN NGÀNH

: QUẢN TRỊ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

GVHD

: TS. Bùi Kim Luận

SVTH

: Nguyễn Thị Minh Tâm

MSSV

: 2220727381


Đà Nẵng, Năm 2020

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn với đề tài “Phát triển sản phẩm tour outbound mới tại
công ty cổ phần Vntour: Tour Nhật Bản 5 ngày- 4 đêm” bên cạnh sự nổ lự của bản thân
trong việc vận dụng những kiến thức tiếp thu khi ngồi trên giảng đường, tìm tịi, học hỏi
cũng như là thu thập số liệu liên quan đến đề tài, tôi luôn nhận đượ sự hổ trợ từ Thầy (Cô),
đồng nghiệp và bạn bè.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy (Cô) tại Viện đào tạo & nghiên cứu du
lịch thuộc trường Đại học Duy Tân đã giúp đỡ cho tơi có những kiến thức nền tảng bền
vững, những bài học sâu rộng để làm tiền đề cho việc nghiên cứu đề tài. Đặc biệt, tôi xin

chân thành cảm ơn Ts. Bùi Kim Luận, là người đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tơi hết lịng
trong q trình nghiên cứu để triển khai đề tài.
Sau đó, tơi xin gửi lời cảm ơn đến Bà Nguyễn Hoàng Anh Thư- Phó Phịng Kinh Doanh
là người đã cung cấp những thơng tin, số liệu hữu ích của cơng ty trong những năm qua.
Cuối cùng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Bà Lê Thị Phương Diễm- Tổng Giám Đốc
công ty cổ phần Vntour và các anh, chị đồng nghiệp tại cơng ty đã dốc hết lịng giúp đỡ tơi
trong q trình thực tập tại cơng ty, cũng như q trình học hỏi, thành thạo các nghiệp vụ
tại cơng ty, q trình thu thập và phân tích dữ liệu, số liệu để phục vụ cho quá trình nghiên
cứu đề tài.
Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề tài qua việc
tham khảo tài liệu, trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp nhưng chắc chắn rằng khơng
tránh khỏi những sai xót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp cho bài
luận văn của mình từ phía Thầy (Cơ), bạn bè để bài luận của mình được trở nên tốt hơn.
Đà Nẵng, ngày 23 tháng 4 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Minh Tâm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp “Phát triển sản phẩm tour outbound mới tại công
ty cổ phần Vntour: Tour Nhật Bản 5 ngày- 4 đêm” là cơng trình nghiên cứu của bản thân.
Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu
tham khảo. Các số liệu, kết quả trình bày trong đồ án là hồn tồn trung thực, nếu sai tơi
xin chịu hồn tồn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của nhà trường đề ra.
Đà Nẵng, ngày 23 tháng 4 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Minh Tâm


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TOUR
OUTBOUND MỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VNTOUR...............................7
1.1. Khách du lịch..................................................................................................................7
1.1.1. Định nghĩa cơ bản..........................................................................................................7
1.1.2. Định nghĩa cơ bản về khách du lịch outbound............................................................8
1.1.3. Phân loại khách du lịch.................................................................................................8
1.1.4. Nhu cầu du lịch...............................................................................................................9
1.1.5. Phân loại nhu cầu du lịch............................................................................................13

1.2. Công ty lữ hành............................................................................................................14
1.2.1. Định nghĩa công ty lữ hành.........................................................................................14
1.2.2. Hệ thống sản phẩm tại một doanh nghiệp lữ hành..................................................16
1.3. Sản phẩm du lịch..........................................................................................................18
1.3.1. Đặc điểm của sản phẩm du lịch..................................................................................19
1.3.2. Phân loại sản phẩm du lịch.........................................................................................20
1.4. Chương trình du lịch.......................................................................................................21
1.4.1. Định nghĩa chương trình du lịch................................................................................21
1.4.2. Phân loại chương trình du lịch...................................................................................22
1.4.3. Nội dung của chương trình du lịch............................................................................24

1.5. Các yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng một chương trình du lịch
outbound................................................................................................................................25
1.5.1. Chương trình du lịch ứng với nhu cầu của khách hàng.........................................25
1.5.2. Chương trình du lịch outbound mang tính khả thi...................................................26
1.5.3. Các nguyên tắc khi xây dựng một chương trình du lịch mới tại công ty................27


1.6. Quy trình xây dựng một chương trình du lịch outbound................................27

1.6.1. Nghiên cứu thị trường..................................................................................................28
1.6.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh...................................................................................35
1.6.3. Phân tích nguồn lực.....................................................................................................38
1.6.4. Xác định giá..................................................................................................................38
1.6.5. Khuyến nghị các chiến lược phát triển.......................................................................40

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KINH DOANH DU LỊCH
OUTBOUND Ở NHẬT BẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VNTOUR.......41
2.1. Giới thiệu khái quát công ty cổ phần VNTOURS..............................................41
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển cơng ty cổ phần VNTour..................................41
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy của cơng ty cổ phần Vntour.............................................45

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty......................................................51
2.2.1. Thị trường khách du lịch và sản phẩm tại công ty....................................................51
2.2.2. Nguồn lực tại công ty cổ phần Vntour.......................................................................60

2.3. Kết quả kinh doanh lữ hành qua các năm............................................................63
2.3.1. Kết quả kinh doanh lữ hành của công ty Vntour từ năm 2017-2019......................63

2.4. Đối thủ cạnh tranh......................................................................................................65
2.5. Phân tích hành vi khách hàng đi du lịch tại Nhật Bản.....................................75
2.5.1. Nhu cầu khách du lịch.................................................................................................75
2.5.2. Động cơ..........................................................................................................................81
2.5.3. Thị hiếu du lịch.............................................................................................................84
2.5.4. Khả năng chi trả...........................................................................................................86

2.6. Đánh giá cơ hội phát triển.........................................................................................90
2.6.1. Thuận lợi.......................................................................................................................90
2.6.2. Khó khăn......................................................................................................................110



2.6.3. Thách thức...................................................................................................................112
2.6.4. Cơ hội...........................................................................................................................116
2.6.5. Mơ hình SWOT...........................................................................................................119

2.7. Tính khả thi trong việc phát triển sản phẩm Outbound (Nhật Bản 5 ngày4 đêm)...................................................................................................................................121

CHƯƠNG 3 CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ XUẤT VỀ KẾ HOẠCH MAKETING
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OUBOUND NHẬT BẢN 5 NGÀY- 4 ĐÊM...122
3.1. Định hướng khai thác du lịch outbound trong thời gian tới.........................122
3.2. Phương hướng và mục tiêu kinh doanh của cơng ty.......................................123
3.2.1Thị trường mục tiêu......................................................................................................124

3.3 Chính sách maketing cho sản phẩm......................................................................125
3.3.1 Chính sách giá.............................................................................................................126
3.3.2 Chính sách về sản phẩm.............................................................................................127
3.3.3 Chính sách về kênh phân phối...................................................................................129
3.3.4 Chính sách về xúc tiến bán.........................................................................................130

3.4 Một số kiến nghị, đề xuất nhằm góp phần thu hút khách du lịch outbound.
.................................................................................................................................................131

PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................................134


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Tên đầy đủ


DL

Du lịch

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

JNTO

Tổng cục du lịch Nhật Bản

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

IT

Information Technology



Giám đốc

PGĐ

Phó giám đốc

BPKD


Bộ phận kinh doanh

FIT

Free Individual Travellers

HDV

Hướng dẫn viên

GIT

Group Inclusive Tour

Sin- Mã

Singapore- Malaysia

CTDL

Chương trình du lịch

VNĐ

Việt Nam đồng

ĐVT

Đơn vị tính


AFTA

ASEAN Free Trade Area

ASEM

The Asia-Europe Meeting

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Thống kê những nguyên nhân phát triển chương trình du lịch............................26
Bảng 1.2 Số lượng khách đến từ các quốc gia năm 2017....................................................32
Bảng 1.3: Lượt khách đến tháng 3 năm 2020 (Số liệu sơ bộ của JNTO).............................34
Bảng 2.1. Cơ cấu số lượng khách du lịch đến với công ty cổ phần Vntour.........................51
Bảng 2.2. Cơ cấu khách du lịch nội địa đến công ty cổ phần Vntour..................................53
Bảng 2.3. Cơ cấu khách quốc tế giai đoạn 2017-2019.........................................................54
Bảng 2.4. Cơ cấu khách outbound của công ty lữ hành Vntour..........................................54
Bảng 2.5. Trình độ chun mơn nghiệp vụ.........................................................................60
Bảng 2.6. Đặc điểm lao động...............................................................................................61
Bảng 2.7 Bảng Doanh thu – chi phí – lợi nhuận của cơng ty Vntour giai đoạn năm 20172019......................................................................................................................................63
Bảng 2.8. Bảng doanh thu- chi phí- lợi nhuận qua từng q chi tiết...................................63
Bảng 2.9 Mơ hình SWOT tại công ty cổ phần Vntour.........................................................69
Bảng 2.10. Sự khác nhau giữa nhu cầu và mong muốn.......................................................78
Bảng 2.11 Sự khác nhau giữa lượng cầu và nhu cầu...........................................................79

Bảng 2.12: Xu hướng đi du lịch Nhật Bản theo tháng.........................................................85
Bảng 2.13 Mơ hình SWOT trong việc khai thác thị trường Nhật Bản...............................119
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Khách du lịch đến Nhật 2017 tính theo Châu lục............................................22
Biểu đồ 1.2: Lượt khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài................................................... 31
Biểu đồ1.3: Khách du lịch đến Nhật từ các quốc gia...........................................................31
Biểu đồ 1.4: Số lượng du khách đến Nhật Bản và Việt Nam giai đoạn 2010-2017.............31
Biểu đồ 2.1 Doanh thu – chi phí – lợi nhuận của cơng ty Vntour giai đoạn năm
2017- 2018........................................................................................................................... 60
Biểu đồ 2.2: Xu hướng đi du lịch theo Tháng của người Việt Nam.....................................85


Biểu đồ 2.3: Thu nhập bình quân của người làm cơng ăn lương theo trình độ học vần q I
năm 2019..............................................................................................................................85
Biểu đồ 2.4: Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công ăn lương theo thâm niên
công tác, quý I/2019.............................................................................................................86
Biểu đồ 2.5: Chi tiêu du lịch 2018 bình quân đầu người theo danh mục (Việt Nam / Tổng
thể)........................................................................................................................................87


DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Tháp nhu cầu Maslow.........................................................................................................11
Hình 2.1: Top 10 doanh nghiệp lữ hành đưa khách ra nước ngồi 2019...........................................66
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu, xây dựng chương trình du lịch......................................................27
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty cổ phần Vntour....................................................45
Sơ đồ 2.2 Thế mạnh thị trường Nhật Bản...........................................................................................91


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong xu thế tồn cầu hóa, hội nhập và phát triển với nhiều chính sách
mở cửa, phát triển đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế với phương châm
“Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn
đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển”. Du lịch như một cầu nối, sứ giả hịa bình giữa các
quốc gia trên thế giới bình đẳng, tơn trọng và hữu nghị, tương trợ lẫn nhau, hợp tác cùng
phát triển. Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật hiện đại, xã hội ngày càng phát
triển thì thị hiếu và nhu cầu du lịch của con người ngày càng tăng mạnh. Hàng năm, ngành
du lịch đem lại cho quốc gia một số tiền khổng lồ. Với việc đi du lịch nhiều nơi, trải
nghiệm vơi nhiều nền văn hóa, nhiều mơi trường khác biệt…và đặc biệt là nhu cầu nghỉ
dưỡng, thư giản, vui chơi giải trí trước những lo toang, bộn bề của cuộc sống hối hả hiện
đại gần như là một nhu cầu cần thiết đối với mỗi cá thể. Việt Nam với nhiều điều kiện
thuận lợi, cùng với sự ưu ái về thiên nhiên, tài nguyên đa dạng và phong phú, đậm đà bản
sắc dân tộc và nguồn lao động trẻ, dồi dào đã là một trong các điều kiện thúc đẩy sự phát
triển của ngành du lịch, đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Hiện nay, nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng đang trên đà phát triển
vượt trội, với sự phủ sóng của mạng Internet trên tồn quốc, giúp giới thiệu đưa hình ảnh,
con người và đất nước Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Chính vì lẽ đó, lượng khách quốc
tế đến với Việt Nam ngày càng tăng trong đó có Nhật Bản một quốc gia vốn có quan hệ
hữu nghị với đất nước ta từ cuối thế kỷ 16, khi các thương buôn Nhật Bản đến Việt Nam để
giao lưu và buôn bán, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức lập quan hệ ngoại giao vào
năm 1973, với việc tin tưởng về chính trị, tăng cường hợp tác và hỗ trợ kinh tế tại các diễn
đàn quốc tế khu vực, giao lưu văn hóa khơng ngừng được mở rộng, sự hiểu biết giữa hai
nước không ngừng được tăng lên. Bằng chứng là từ tháng 1/2004, Việt Nam đã chính thức
đơn phương miễn thị thực cho người Nhật Bản đi du lịch và kinh doanh vào Việt Nam


2
trong vòng 15 ngày và gần đây nhất từ 1/7/2004 và đã quyết định miễn thị thực nhập cảnh

ngắn hạn cho công dân Nhật. Đây là thuận lợi lớn để thúc đẩy du lịch Nhật Bản vào Việt
Nam và cho đến thời điểm nay, đồng thời Nhật Bản hiện là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho
Việt Nam, là đối tác thương mại đứng thứ 4 của Việt Nam với kim ngạch 2 chiều đạt
25,163 tỷ USD. Nhật Bản có nhiều dự án giúp Việt Nam nghiên cứu bảo tồn, tôn tạo các
ngôi nhà ở dân gian truyền thống tiêu biểu ở cả ba miền Bắc-Trung-Nam .
Từ đó, các doanh nghiệp chú trọng vào việc khai thác thị trường Nhật Bản một cách
mạnh mẽ nhất. Không chỉ dừng lại ở việc đón khách Nhật Bản tại Việt Nam mà cịn triển
khai, khai thác các chương trình du lịch đưa khách du lịch Việt Nam và các du khách quốc
tế đang sinh sống tại Việt Nam sang đất nước bạn với nhu cầu tìm hiểu, khám phá, giao lưu
văn hóa, học hỏi thơng qua loại hình du lịch quốc tế outbound. Các doanh nghiệp đang
khai thác kinh doanh outbound tại Nhật Bản ngày càng tăng và phát triển khá mạnh mẽ.
Theo thông kê từ “Tổng cục du lịch Nhật Bản” lượng khách Việt Nam sang Nhật Bản tăng
trưởng mạnh trong vòng 5 năm trở lại đây. Chỉ tính riêng trong năm 2016, số lượng khách
đạt tới 233.800 người, tăng hơn 20% so với năm 2015, mức chi tiêu của du khách Việt
cũng đạt loại cao nhất trung bình khoảng 237 ngàn yên/người/chuyến đi khoảng
53.000.000 tiền Việt Nam ..
Là sinh viên đang theo học ngành “Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành”, tơi đã có
hứng thú trong việc tìm hiểu các loại hình du lịch quốc tế, Nhật Bản là một đất nước với
nhiều những điều hay và thú vị. Và trong q trình thực tập tại cơng ty cổ phần VNTOUR,
một cơng ty du lịch chun về loại hình du lịch inbound với thị trường chủ yếu là Châu
Âu, Châu Mỹ, Hàn, Trung về tài nguyên và con người nơi đây, công ty đang khai thác chưa
tốt đối với mảng kinh doanh lữ hành quốc tế outbound và hiện đang có nhu cầu khai thác
mảng outbound Nhật Bản. Hiện nay, công ty chủ yếu là ký gửi khách cho các đối tác và chỉ
có xây dựng duy nhất landtour Hàn Quốc và được khai thác rất tốt ở thị trường này, cơng
ty đang có ý định mở rộng phạm vi hoạt động ở mảng kinh doanh outbound để đưa khách


3
du lịch Việt Nam tìm hiểu đến đất nước và con người Nhật Bản nói riêng và các quốc gia
khác nói chung, với thị trường khách outbound này sẽ giúp quý công ty mở rộng được thị

trường kinh doanh, tăng thêm doanh thu, quan trọng hơn với sẽ giúp công ty có được một
tour triển khai đưa khách Việt Nam đi du lịch Nhật Bản và không phải qua bất cứ đơn vị
trung gian nào. Trên sơ sở tour Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ giúp cho công ty khai thác và
nghiên cứu nhiều thị trường du lịch khác. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Phát triền sản
phẩm tour mới tại công ty cổ phần VNTOUR: Tour Nhật Bản 5 ngày- 4 đêm” để làm đề tài
nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp.
Em rất mong nhật được sự đóng góp ý kiến đến từ giáo viên hướng dẫn và quý thầy,
cô.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của đề tài nghiên cứu “ Phát triển sản phẩm tour mới tại công ty cổ phần
VNTOUR: Tour Nhật Bản 5 ngày- 4 đêm” tìm hiểu và xác định được nhu cầu, thi hiếu của
khách Việt Nam đối với loại hình du lịch outbound Nhật Bản. Để đạt được những mục tiêu
này đề tài phải làm rõ các vấn đề sau: Nhu cầu, thói quen và hành vi tiêu dùng,… của
khách Việt Nam đối với tour du lịch outbound và điểm đến là Nhật Bản- xứ sở hoa anh
đào.
Bên cạnh đó đề tài cịn hướng đến xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch, cụ thể
là đưa hình ảnh của đất nước Nhật Bản (ẩm thực, văn hóa, thiên nhiên và con người) với
mục đích là đến gần với cảm nhận của khách du lịch Việt Nam tại cơng ty lữ hành
VNTOUR. Đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh, giao lưu văn hóa và con người Việt
Nam đến với bạn bè thế giới cụ thể là Nhật Bản .
Tập trung vào nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ và nhà cung ứng của công ty cho du
khách, các giá trị đặc sắc tại các điểm đến có trong tour du lịch outbound Nhật Bản nhằm
góp phần hồn thiện hơn nữa các sản phẩm du lịch tại công ty lữ hành VNTOUR.


4
Nghiên cứu, phân tích và tìm hiểu được những thách thức, khó khăn, cơ hội để phát
triển tour outbound Nhật Bản mà công ty phải đối mặt khi triển khai,phát triển tour.
Từ đó, đưa ra những giải pháp đề xuất khắc phục, chính sách marketing phù hợp, góp

phần định hướng chiến lược phát triển để tour outbound Nhật Bản mang tính khả thi cao.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đầu tiên, cần phải xác định được tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu phải đưa ra được
những phương án, chính sách sản phẩm phù hợp. Nhằm thu hút nguồn khách du lịch Việt
Nam, những nười thích và mong muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, con người Nhật Bản.
Thực hiện và áp dụng đưa những biện pháp nghiên cứu khoa học trong q trình làm
khóa luận, thiến hành thu thập số liệu về lượng khách Việt Nam có nhu cầu đi du lịch tại
Nhật Bản, và thống kê số liệu doanh thu của công ty kinh doanh về mảng du lịch outbound.
Từ đó, rút ra kết luận và tiến đến đề xuất hướng giải quyế cho vấn đề và đảm bảo được tính
khả thi cho tồn bộ hoạt động nghiên cứu.
Thứ hai, tập trung tìm hiểu vào các dịch vụ, chuỗi dịch vụ cũng như là nhà cung ứng
cho khách du lịch Việt Nam các điểm đến mang giá trị đặc sắc, phong phú và giàu tính văn
hóa có trong tour du lịch outbound Nhật Bản 5 ngày- 4 đêm, nhằm góp phần hồn thieenh
hơn về sản phẩm du lịch “outbound Nhật Bản” tại công ty cổ phẩn VNTOUR.
Thứ ba, phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức
trong quá trình phát triển tour du lịch outbound Nhật Bản. Những điểm đến nào đang được
khách du lịch Việt Nam ưa chuộng, thu hút khách hay những điểm khơng thuận lợi trong
q trình khai thác và phục vụ khách du lịch.
Từ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức qua quá trình khảo sát. Cho ra
những nhận xét thực tế để phát triển loại hình du lịch “outbound Nhật Bản 5 ngày- 4 đêm”.
Đề xuất những chính sách cần thiết để phát triển loại hình du lịch này tại q cơng ty
lữ hành VNTOUR.


5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các khách hàng có nhu cầu và mong muốn sử dụng chương trình du lịch outbound
Nhật Bản 5 ngày – 4 đêm tại quý công ty VNTOUR.

Sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch Nhật Bản đối với kháchViệt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian: Tại nơi xảy ra quá trình tiêu dùng sản phẩm “Nhật Bản”.
 Về lĩnh vực: Loại hình du lịch outbound.
 Về thời gian: Trong khoảng thời gian thực tập (từ tháng 2/2020 đến tháng 4/2020)
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận: Đề tài nghiên cứu hướng đến sự tiếp cận các đối tượng nghiên cứu
một cách toàn diện, theo nhiều chiều và nhiều khía cạnh để đánh giá một cách khách quan
nhất về chất lượng chương trình du lịch tại cơng ty Vntour. Qua đó cho ra những sản phẩm
du lịch khai khác các nguồn tài nguyên này hiệu quả
Phương pháp nghiên cứu là công cụ nghiên cứu khoa học trong thực hiện nhiệm vụ
đề tài. Phương pháp nghiên cứu khoa học do mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của nhóm
hướng đến quyết định
Phương pháp nghiên cứu sẽ áp dụng trong đề tài này sẽ là:
 Tìm hiểu tham khảo các văn bản, tài liệu, …, liên quan đến đơn vị kinh doanh và
nội dung của đề tài đề cập thông qua các phương tiện truyền thông qua sách, báo,
internet,..
 Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường đầy tiềm năng phát triển “ Nhật Bản”
 Phân tích, đánh giá loại hình kinh doanh tour outbound cũng như là thị trường Nhật
Bản. Từ đó, đưa ra những định hướng phát triển sản phẩm cũng như chính sách marketing
phù hợp.
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: thu thập các thông tin liên quan đến đề tài
nghiên cứu, xử lý các thông tin nhằm chọn lọc những thông tin cần thiết nhất. Các tư liệu
có thể là các cơng trình nghiên cứu trước đó, các bài viết, các báo cáo kinh doanh, báo cáo
tổng kết…


6

 Phương pháp sử dụng biểu đồ, đồ thị nhằm so sánh mức độ khác nhau giữa các số

liệu, chứng minh các số liệu thống kê.
 Phương pháp tính tốn và thống kê du lịch: nhằm tính tốn tốc độ tăng trưởng, tỷ
lệ phần trăm của khách du lịch qua các năm.
 Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu thống kê hàng năm nhằm đưa ra nhận xét
và giải pháp.
5. Kết cấu của đề tài khóa luận
Đề tài có nội dung chính gồm 4 phần:
Phần mở đầu: giới thiệu tổng quan về mục tiêu, giới hạn cũng như các cơng cụ thực
hiện đề tài
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài: gồm hệ thống các khái niệm, các chủ thể liên
quan đến đề tài
Chương 2: Đánh giá tiềm năng kinh doanh du lịch outbound ở Nhật Bản tại công ty
cổ phần VNTOUR.

 Tổng quan về công ty du lịch VNTOUR, cung cấp các thông tin, dữ liệu về công ty
cũng như các dữ liệu cần thiết để thực hiện đề tài.
Chương 3: Chương trình đề xuất về kế hoạch marketing phát triển sản phẩm
outbound Nhật Bản 5 ngày- 4 đêm.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TOUR OUTBOUND
MỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VNTOUR

1.1. Khách du lịch
1.1.1. Định nghĩa cơ bản.


7
Từ xa xưa, du lịch đã nổi lên như một sở thích, mong muốn của cá thể du lịch, có rất
nhiều định nghĩa được đưa ra từ các nhà nghiên cứu, tổ chức về khách du lịch, họ nhận

định rừ nhiều góc độ khác nhau, theo những khía cạnh khác nhau như theo Johsef Stander
(Đầu thế kỷ XX) và hội nghị quốc tế về du lịch cùng đa ra một nhận định chung rằng:
Khách du lịch là những người đi lại, lưu trú theo ý muốn ngoài nơi cư trú thường xun có
thể là ra nước ngồi nhưng khơng phải vì mục địch kiếm tiền, tăng thu nhập, phải có thời
gian lưu trú tại địa phương hay quốc gia đó lớn hơn 24 giờ và khơng q một năm.
Liên đồn quốc tế lại giải thích khách du lịch là những người đi đến và ở lại dài hạn
hoặc ngắn hạn tại một địa điểm có thể tham quan, giải trí, nghỉ ngơi hoặc có thể ghé thăm
người thân… nhưng đến năm 1968 thì Liên đồn quốc tế lại đưa ra một giải thích khách
cho khách du lịch như sau: “Khách du lịch là những người tạo ra chuyến đi đến một điểm
mà mình muốn”.
Cịn Tổ chức Du lịch thế giới (Word Tourism Orgization 1968) đã nhận định rằng:
Một khách viếng từ quốc gia này đến quốc gia khác với một lý do nào đó, có thể là kinh
doanh, thăm viếng hoặc lý do nào đó ngoại trừ việc đi làm lãnh lương, định nghĩa này
được áp dụng cho hầu hết khách du lịch. [39]
Tại điều 3, chương I, Luật Du lịch Việt Nam (2017) quy định: “Khách du lịch là
người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập
ở nơi đến”.[10]
Tóm lại, từ những khái niệm được đưa ra phía trên khách du lịch là những người ra
khỏi nơi sinh sống, cư trú của mình để đến một địa điểm mới với mục đích khơng vì mưu
sinh, kiếm sống mà để thỏa mãn những nhu cầu về vui chơi giải trí, về tham quan, tìm hiểu
những điều mới mẻ từ cảnh quan bên ngoài cuộc sống, đem lại nhiều giá trị tinh thần cho
bản thân. Đặc biệt, sau khi trải nghiệm, kết thúc chuyến tham quan, lưu trú của mình khách
du lịch bắt buộc phải rời khỏi quốc gia, lãnh thổ đó để trở về ngun qn của mình.
1.1.2. Định nghĩa cơ bản về khách du lịch outbound.


8
Hoạt động du lịch khai thác khách du lịch bao gồm hai mảng đó là “khách nội địa”
và “khách quốc tế”. Trong việc khai thác hoạt động khách quốc tế bao gồm hai mảng nhỏ
là: Hoạt động đón khách được gọi là (Inbound), và hoạt động gửi khách quốc tế gọi là

(outbound). Có rất nhiều tác giả đưa ra những nhận định của mình về khách du lịch
outbound từ nhiều góc độ lý luận khác nhau như: Theo tác giả Trần Đức Thanh (tái bản
2005): “Du lịch outbound (hay còn gọi là du lịch gửi khách) là loại hình du lịch quốc tế
phục vụ và tổ chức đưa khách từ trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi, tham quan các đối
tượng du lịch ở nước ngồi”. [20]
Cịn theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Khách du lịch quốc tế là người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam,
hoặc người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”. [10]
Như vậy, ta có thể hiểu rằng khách du lịch quốc tế đi ra được gọi là (outbound
tourist) là công dân của một quốc gia và người nước ngồi đang cư trú tại quốc gia đó đi ra
nước ngoài du lịch. Trong một số sách tài liệu tiếng việt liên quan đến du lịch trước đây,
loại hình du lịch outbound còn được gọi với cái tên khác là du lịch bị động.
1.1.3. Phân loại khách du lịch
Theo quy chế quản lý Lữ hành của Tổng cục Du lịch Việt Nam khách được phân loại
thành hai nhóm chính là: Khách quốc tế và khách nội địa, trong nhóm khách quốc tế được
phân thành hai nhóm nhỏ là khách inbound và khách outbound.
- Khách du lịch nội địa là người mang quốc tịch Việt Nam đi ra khỏi nơi cư trú,
sinh sống thường xuyên của mình để đến tham quan, du lịch, vui chơi giải trí khơng định
cư tại điểm đến mới trong lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế được hiểu như đây là những người có quốc tịch nước ngoài
hoặc là Việt Kiều (người Việt Nam đi định cư tại nước ngoài) đến Việt Nam với mục địch
tham quan, tìm hiểu đời sống văn hóa, nghỉ dưỡng, hành hương…
Trong nhóm khách du lịch quốc tế, ta có thể tìm hiểu về hoạt động đón khách
(inbound) và hoạt động gửi khách ra nước ngoài tham quan, du lịch (outbound). Nhóm


9
khách inbound là những người mang quốc tịch nước ngoài, Việt Kiều đến Việt Nam để trải
nghiệm, vui chơi, tham quan, giải trí. Ngược lại nhóm khách outbound là người mang quốc
tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đến một quốc gia

khách để đi du lịch.
Bên trên là một trong những cách phân loại khách du lịch, ngồi ra vẫn cịn nhiều
cách phân chia khác nhau như: Phân loại khách du lịch theo khả năng thanh toán, theo
nguồn gốc dân tộc… Tùy vào việc nghiên cứu, khả năng vận dụng vào công việc mà có
những cách phân loại khác nhau mang ưu và nhược điểm khách nhau, tạo tiền đề giúp
doanh nghiệp xác định rõ đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến từ đó đưa ra những định
hướng marketing phù hợp nhằm hướng vào đối tượng khách cụ thể để đạt hiệu quả kinh
doanh tốt nhất.
1.1.4. Nhu cầu du lịch
a. Nhu cầu
Nhu cầu là một tính chất của cơ thể sống, thể hiện qua việc là cảm giác thiếu hụt một
cái gì đó của con người đối với những môi trường sống bên ngoài. Nhu cầu được xem là
một là biểu hiện thuộc về thuộc tính tâm lý, là những điều mà con người đói hỏi cần phải
có để tồn tại và phát triển. Theo nghiên cứu mọi cá nhân đều có nhu cầu có thể là nhu cầu
bẩm sinh hoặc nhu cầu thu nạp trong quá trình phát triển của cá thể đó. Trên thế giới, đã có
nhiều bài nghiên cứu về nhu cầu và động cơ của con người, giúp cho các nhà kinh doanh
có thể nắm bắt tâm lý của khách hàng một cách kịp thời, nhanh chóng để đưa ra những
chiến lược marketing phù hợp, đúng đắn phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là
một số các trích dẫn về nhu cầu của con người:
Trong cuốn sách Tâm lý học đại cương của nhà tâm lý học A.G Covaliov (1971) đã
chỉ ra khái niệm nhu cầu giống như một hoạt động xác định hướng suy nghĩ, tình cảm và ý
chí của người đó nhu cầu sẽ được con người phản ánh mọt cách chủ quan, thái độ của cá
nhân và có xu hướng điều chỉnh hành vị và hoạt động của con người giúp họ xác định
được hướng suy nghĩ, tình cảm và ý chí của người đó, có thể đưa ra kết luận rằng trong
nhu cầu của con người có sự thống nhất giữa mặt khách quan và chủ quan.[1]


10
Đứng trên góc độ của tiến sĩ Trinh Kim Chi (2002) và Nguyễn Quang Uẩn (Tâm lý
học đại cương 2017) đều có điểm nhìn nhận nhu cầu là một trang thái tâm lý của con

người, biểu hiện qua sự thiếu hụt một cái gì đó một cách tích cực và là sự đòi hỏi tất yếu
mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. [13]
Tóm lại, ta có thể hiểu rằng nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là
những đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất hoặc tinh thần để tồn
tại và phát triển. Tùy theo nhận thức và điều kiện môi trường sống, đặc điểm của tâm sinh
lý, mỗi một cá nhân sữ có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu được xem là một trong
những yếu tố thúc đẩy suy nghĩ của con người, khi nhu cầu được thúc đẩy một cách mạnh
mẽ và nhanh chóng thì cũng đồi nghĩa khả năng chi phối của con người càng cao.
Một trong số các lý thuyết về nghiên cứu nhu cầu, động cơ của con người thì nổi
tiếng và phổ biến nhất phải kể đến “Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow” (1943), trong
thuyết nhu cầu Maslow đề cập những hành vi của con người đều bắt đầu từ những nhu cầu,
những nhu cầu ấy được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ thấp đến cao. Nhà tâm lý học
Abraham Maslow (1908-1970)- Maslow's hierarchy of needs) theo ông nhu cầu của con
người được chia làm hai bậc “ nhu cầu cơ bản- Basic needs” và “ nhu cầu cấp cao- meta
needs”. Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các
nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày
càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ


11
(Nguồn:Internet)
Hình 1.1: Tháp nhu cầu Maslow
Theo thuyết nhu cầu Maslow, nhu cầu được chia thành 5 bậc với nhu cầu cơ bản là
nhu cầu sinh lý “physiological” nhu cầu này là những nhu cầu cơ bản của con người (ăn,
ở, thở mặc..), tầng thứ hai với nhu cầu về an toàn “safety” nhu cầu (an toàn, chở che, an
ninh, bảo vệ…), tầng thứ ba trong tháp nhu cầu là nhu cầu xã hội“love/belonging”đây là
những nhu cầu địi hỏi về (tình u, tình bạn..), nhu cầu cần được tơn trọng “esteem” đây
là nhu cầu thuộc về (địa vị, uy tín…) và nhu cầu cao nhất trong tháp là nhu cầu thể hiện
bản thân “self- actualization”. Theo Maslow, cá nhân chỉ phát sinh nhu cầu ở cấp độ cao
khi các nhu cầu ở cấp độ thấp được thoả mãn. Điều đó có nghĩa là phải thỏa mãn những

nhu cầu sinh lý thì con người mới nảy sinh những mong muốn tiến đến những nhu cầu cao
hơn
Trong lĩnh vực du lịch cũng vậy, trước hết khách du lịch cần thỏa mãn nhu cầu ở việc
lưu trú, ăn uống, đòi hỏi phải thỏa mãn một cách đầy đủ về mặt lượng và đảm bảo về mặt
chất, khách du lịch phải được đảm bảo an tồn về tính mạng khi rời khỏi nơi cư trú thường
xuyên khi đến với một điểm đến du lịch mới, từ đó khách du lịch sẽ nảy sinh những nhu
cầu cao hơn trong quá rình trải nghiệm du lịch như những mong muốn về vấn đề tìm hiểu
văn hóa, con người tại điểm đến, họ mong muốn những gì sau chuyến đi cũng như là các
hoạt động diễn ra trong chương trình du lịch phải như thế nào, họ có được tơn trọng trong
chuyến hành trình mà họ đã chi trả tiền khơng. Việc một khách du lịch có thể chi trả để
mua chương trình du lịch địi hỏi chương trình du lichj tại cơng ty phải đáp ứng nhiều yếu
tố nhu cầu của khách mới có thể giúp cho công ty đạt được hiệu quả tốt nhất.
b. Nhu cầu du lịch
Khi xã hội phát triển vượt bậc cùng với khoa học- kỹ thuật khiến cho thu nhập của
người dân tăng lên đồng nghĩa với việc mức sống của người dân ngày càng được cải thiện.
Tùy vào từng thời kỳ, mà nhu cầu của con người được hình thành một cách khác nhau. Ví


12
dụ như trong thời đại chiến tranh con người chỉ có nhu cầu “ăn no, mạnh ấm” nhưng so với
sự phát triển của xã hội, công nghệ hiện đại của xã hội bây giờ con người gần nghỉ đến
việc “ăn ngon, mặc đẹp”. Cùng với sự phát triển về kinh tế trong xã hội đó thì nhu cầu về
du lịch được xem là một trong những đòi hỏi thiết yếu của con người, nhu cầu du lịch trở
thành xu hướng toàn cầu
Theo tuyên bố La Hay (2014): “Du lịch là một hoạt động cốt yếu của con người và
của xã hội hiện đại, bởi một lẽ du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử
dụng thời gian nhà rỗi của con người đồng thời là phương tiện giao lưu trong các mối
quan hệ giữa con người với con người”[22]
Hay theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2009), nhu cầu du lịch là sự
mong muốn của con người đi đến một nơi khác với nơi ở thường xun của mình để có

được những xúc cảm mới, trải nghiệm mới, hiểu biết mới, nhằm phát triển các mối quan hệ
xã hội, phục hồi sức khoẻ, tạo sự thoải mái dễ chịu về tinh thần. [16]
Nhu cầu du lịch sẽ khác với nhận định về nhu cầu của khách du lịch, nhu cầu du lịch
chỉ được thực hiện và thỏa mãn khi và chỉ khi trong những điều kiện bắt buộc về kinh tế,
xã hội, công nghệ, kỹ thuật… còn nhu cầu của khách du lịch là nhu cầu xuất hiện từ bên
trong của một cá thể về mong muốn cụ thể trong chuyến du lịch của mình.
Như vậy, nghiên cứu xoay quanh về việc tìm hiểu về nhu cầu trải nghiệm du lịch của
cư dân Việt Nam đối với loại hình outbound Nhật Bản. Từ đó, đưa ra những chiến dịch
marketing hợp lý phù hợp với những mong muốn và nhu cầu do khách hàng đề ra.
c. Những điều kiện làm nảy sinh nhu cầu
Muốn du lịch phát triển vượt bậc thì cần phải có những điều kiện thuận lợi nhất,
trong đó có những điều kiện đặc trưng nhất bao gồm: Môi trường tự nhiên, giá trị văn hóa
lịch sử và những điều kiện từ bản thân nảy sinh nhu cầu du lịch, giúp cho nhu cầu du lịch
ngày càng phát triển bền vững, hoàn thiện nhất. Theo tài liệu “những vấn đề cơ bản trong
du lịch” nhà nghiên cứu đưa ra những nhân tố nhằm thúc đẩy cho cầu du lịch phát triển,


13
dựa vào đó cơng ty có thể nghiên cứu và đưa ra sản phẩm phù hợp nhất đối với khách
hàng.
 Dưới đây là những nhân tố chính thúc đẩy cho cầu du lịch tăng trưởng chính
là:
-

Đi du lịch ngày càng trở thành nhu cầu phổ biến của con người trong xã hội
Xu hướng theo kế hoạch hóa gia đình tạo điều kiện để du lịch ngày càng phát triển
Cơ cấu về độ tuổi
Khả năng thanh toán của con người ngày càng tăng
Phí tổn du lịch giảm
Mức độ giáo dục của con người ngày càng cao.

Cơ cấu nghề nghiệp ngày càng đa dạng.
Chương trình bảo hiểm phúc lợi
Thời gian nhàn rỗi.
1.1.5. Phân loại nhu cầu du lịch.
Theo Tổng quan về du lịch Việt Nam, danh lam tắng cảnh (2014) nhu cầu được phân
chia thành ba loại : Nhu cầu thực tế, nhu cầu bị kìm chế và khơng có nhu cầu.
Đầu tiên là nhu cầu thực tế : Khi xã hội phát triển, mức thu nhập của người dân tăng
đồng nghĩa họ có một mức sống cao và đầy đủ, nhu cầu du lịch thực tế chính là nhu cầu du
lịch có thể được thực hiện, diễn ra trong thời gian đến từ lúc lên kế hoạch, dự định cho
chuyến đi, nhu cầu trong thực tế được đánh giá bằng việc số lượng thống kê trong khoảng
thời gian nào đó mà du khách đi du lịch.
Nhu cầu thứ hai chính là nhu cầu bị kìm chế : Khi khách hàng có nhu cầu đi du lịch
nhưng lại không thực hiện được bởi một vài yếu tố khách quan (thời tiết, hoàn cảnh gia
đình, phương tiện vận chuyển, thiên tai, dịch bệnh…) hay các yếu tố chủ quan đến từ bên
trong khách hàng (thu nhập của khách hàng quá thấp đủ trang trải cho cuộc sống hằng
ngày, khơng có thời gian rỗi…) Vì vậy, cơng ty cần nghiên cứu đưa ra nhiều chính sách giá
cho khách hàng lựa chọn ứng với mức thu nhập của từng đối tượng và kích cầu du lịch, tạo
ra nhiều sản phẩm đa dạng, với nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn kích thích nhu cầu,
mong muốn trải nghiệm dịch vụ từ cơng ty.
Khơng có nhu cầu : Đây là những khách hàng mà công ty nên quan tâm, khách hàng
tiềm ẩn của công ty, đây là nhóm khách hàng đủ điều kiện đi du lịch nhưng lại không muốn


14
đi du lịch bởi vì một vài yếu tố (sức khỏe, hồn cảnh gia đình, văn hóa, lối sống…) cơng ty
nên tạo ra nhiều sản phẩm phong phú phù hợp với nhu cầu của khách hàng như : Du lịch
nghỉ dưỡng (cho khách hàng điều trị sức khỏe), du lịch gia đình, thăm thân cũng như nhiều
dịch vụ bổ sung đi kèm nhằm kích thích khách hàng hình thành nhu cầu du lịch.

1.2. Công ty lữ hành

1.2.1. Định nghĩa công ty lữ hành
Kể từ khi ngành du lịch hình thành và phát triển, đã hình thành nhiều khái niệm khác
nhau theo nhiều các hiểu, định nghĩa doanh nghiệp lữ hành. Sự khác biệt đó, nằm ở góc
nhìn khác nhau của mỗi nhà nghiên cứu, cuộc sống luôn không ngừng chuyển động đòi hỏi
bản thân của ngành du lịch cũng phải linh động ứng với từng thời kỳ, từng giai đoạn mà có
những định nghĩa, khái niệm, nội dung và hình thức phù hợp với giai đoạn phát triển đó.
David Weaver và Laura Lawton (2006): “Tour operators are intermediaries or
facilitaties businesses within the tourism distribution sytem that can be differentiable
between an outbond (or wholesaler) component and an inbound component. This includes
the negotiation of contracts with carriers, travel agencies, hotels, and other suppliers of
good and services”.
Dịch: “Công ty lữ hành là trung gian hoặc là đơn vị tạo điều kiện kinh doanh giữa
các đơn vị cung cấp dịch vụ trong hệ thống phân phối du lịch mà nó khác biệt với các công
ty kinh doanh đại lý lữ hành. Công ty du lịch cũng làm những công việc bao gồm đàm
phán hợp đồng với các đại lý lữ hành, khách sạn, và những nhà cung cấp dịch vụ khác của
hệ thống hàng hóa và dịch vụ”.
Trong “Quản trị kinh doanh lữ hành”, (2009), Nguyễn Văn Mạnh đã chỉ ra các giai
đoạn biến đổi của công ty lữ hành theo thị trường: [17]
Ở giai đoạn đầu: các doanh nghiệp lữ hành ban đầu chủ yếu chỉ tập trung vào việc
kinh doanh các hoạt động trung gian, phụ giúp cho các nhà cung cấp bán phịng khách sạn,
hàng khơng… tại thời điểm đó, doanh nghiệp lữ hành chỉ được xem như là một đại lý bán
sản phẩm cho nhà cung cấp với mục đích duy nhất là thu tiền hoa hồng từ những nhà cung


×