Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Khéo trả lời câu hỏi của con pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.61 KB, 3 trang )

Khéo trả lời câu hỏi của con
Nên:
1. Cung cấp cho câu trả lời đơn giản và chính xác
Trẻ mẫu giáo dễ tiếp nhận những câu trả lời ngắn và dễ hiểu. Tránh sử
dụng những từ ngữ và hình thức câu khó hiểu.
2. Đừng hoảng sợ trước những câu hỏi của con
Nếu câu hỏi quá gây sốc, cha mẹ hãy thử xác nhận lại một lần nữa bằng
cách hỏi lại xem con mình hỏi gì. Thường thì cha mẹ quá nhạy cảm với
các câu hỏi của con nhưng hầu hết các câu hỏi của con không đến mức
nghiêm trọng hoặc có ý nghĩa đặc biệt như vậy, do đó đừng để đến mức
hiểu nhầm hoặc trầm trọng hóa vấn đề con hỏi.
3. Tìm kiếm sự xác nhận thêm
Nếu con tiếp tục đặt câu hỏi hay còn gọi là hỏi các câu hỏi chuỗi, cha mẹ
nên làm như sau: tìm kiếm câu trả lời cho mình bằng cách đọc sách, lướt
nét hoặc hỏi lại con như: "Tại sao con lại nghĩ vậy?" Hoặc cố gắng nhắc
nhở con rằng bạn đã từng trả lời câu hỏi trước đó như: "Con trai hãy cố
gắng nhớ lại, mẹ đã từng trả lời con câu hỏi đó đấy."
4. Thực hành trực tiếp đôi khi làm con nhớ hơn giải thích bằng lời nói
Hãy rủ con đến vườn thú, công viên, bảo tàng để giải thích cho con về
những câu hỏi về động, thực vật, các vật thể để tạo điều kiện cho con
tìm câu trả lời chính xác và ăn sâu vào trí nhớ hơn.
Không nên:
1. Đừng bao giờ nói dối hoặc trả lời quá đơn giản
Có thể trở thành câu trả lời sai hoặc gây hiểu lầm và điều đó sẽ đi vào bộ
nhớ của con. Nếu như vậy, trẻ sẽ có những hiểu biết không đúng đắn.
2. Đừng dập tắt những tò mò của trẻ
Ví dụ, bằng cách nói, "Con, con hỏi thế thì có ích gì nào?" hoặc "Mệt quá,
con nếu cứ hỏi mãi thế mẹ sẽ không trả lời nữa đâu". Câu trả lời như thế
sẽ chỉ dập tắt sự tò mò của một đứa trẻ. Dần dần trẻ trở nên lười biếng khi
đưa ra câu hỏi và cuối cùng sẽ cản trở sự nhận thức của trẻ sâu sắc hơn.
3. Đừng quên lời hứa sẽ trả lời của bạn


Nếu bạn đang bận rộn, hãy nói, "Bây giờ mẹ đang bận rán cá, mẹ sợ sẽ
làm cá cháy nếu dừng lại, mẹ sẽ tìm câu trả lời sau nhé". Đừng quên lời
hứa, ngay cả khi con không còn hỏi bạn nữa. Nếu bạn quên và lặp lại điều
đó, con sẽ nhận ra rằng bạn đang cố tình lờ đi câu hỏi của con.
4. Đừng đùn đẩy trách nhiệm trả lời con cho người khác
Chẳng hạn như, "Hãy hỏi bố con đi, bố sẽ biết rõ hơn." Điều này sẽ tạo ấn
tượng rằng người mẹ lười trả lời câu hỏi của con.
5. Đừng luôn luôn trả lời là bạn không biết
Mở rộng chân trời tri thức của bạn để trả lời được những câu hỏi của con.
Phụ huynh không biết câu trả lời "không biết" quá thường xuyên sẽ dẫn
đến những ấn tượng không tốt cho trẻ. Về lâu dài, trẻ sẽ mất đi sự tôn
trọng hoặc thậm chí coi thường cha mẹ mình.
6. "Nào, mình sẽ tìm trên Google xem thế nào"
Đây không phải là cách khôn ngoan vì trẻ sẽ tìm thấy đủ thứ thông tin trên
không gian mạng. Đối với trẻ nhỏ, hỗ trợ bằng cách sử dụng internet là
chưa cần thiết.
Đây là một "kịch bản" khá phổ biến. Bé thích nổi quạu vì đang chơi vui thì
bị mẹ bắt về. Vì thế, trước khi đến giờ ra về, bạn nên cảnh báo trước với
con, cho bé thêm 5 phút để bé kết thúc trò chơi của mình. Hết thời gian
cảnh báo, bạn cần dứt khoát để bé về. Nếu bạn chần chừ, bé sẽ hiểu
rằng: "Cứ chơi đi, mẹ vẫn đợi mình mà". Sau đó, việc đưa bé về càng khó
khăn hơn.
Hoặc bạn cũng có thể đánh lạc hướng để bé háo hức được về nhà. Dụ bé
ngồi lên xe ăn nhẹ hoặc uống gì đó rồi mới về nhà. Khen ngợi khi bé
ngoan cũng là cách giúp bé biết phát huy điều tốt.
Nếu bé vẫn tiếp tục hờn dỗi, bạn sẽ "mạnh tay" hủy bỏ chuyến đi chơi tiếp
theo (tất nhiên là phải giải thích để bé biết lý do). Cách này hiệu quả nếu
bé luôn mong đợi được đi chơi vào cuối tuần. Nếu nhất quán thì điều này
sẽ sớm được cải thiện.
‘Bé gái 3 tuổi nhà tôi luôn cần được bật đèn ngủ mới chịu ngủ. Bé sợ đi

ngủ và bật đèn giúp trấn an bé. Nhưng tôi đang lo bật đèn sẽ làm bé khó
ngủ ngon'
Con gái của bạn đang trong độ tuổi mà trí tưởng tượng của bé phát triển
nhanh chóng. Điều này tuyệt vời để cùng con chơi trò đóng kịch hay kể
chuyện. Nỗi sợ hãi của bé cũng là bình thường.
Nên kiểm tra xem những hình ảnh trên tivi hay trong cuốn sách có làm sợ
hãi bé không. Nếu bật đèn ngủ ban đêm khiến bé được an ủi thì nên tiếp
tục cho đến khi bé vượt qua được giai đoạn này. Về lâu dài, giấc ngủ của
bé ít bị xáo trộn bởi ánh sáng yếu từ đèn ngủ hơn bởi nỗi sợ hãi của chính
bé.

×