Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Phương ngữ học tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.46 KB, 21 trang )

Phương ngữ học tiếng
Việt
H ệ t h ố n g t h a n h đ i ệ u t r ê n c á c mi ề n đ ấ t n ư ớ c


1. Những khái niệm cơ sở của thanh điệu
1.1:
- Khác với những đơn vị đoạn tính(cắt âm tiết và khảo sát các đơn vị nối tiếp nhau theo tuyến tính của lời nói) , thanh điệu là đơn vị siêu đoạn trùm lên trên cả âm
tiết hoặc ít ra là phần vần của âm tiết.
- Khác với đơn vị siêu đoạn trong các ngôn ngữ châu Âu (trọng âm không có giá trị khu biệt ý nghĩa), thanh điệu trong các ngơn ngữ Đơng Nam Á có chức năng âm vị
học, dùng để phân biệt ý nghĩa như các âm vị đoạn tính. Ví dụ: hoa, hịa, hóa, họa…


1. Những khái niệm cơ sở của thanh điệu
1.2:
- một hệ thống thanh điệu phải có trên 2 thanh điệu và mang những nét đối lập nhau về âm vực(trầm-bổng) và âm điệu (bằng phẳng-lên xuống…).
- Các thanh điệu được chia theo sự đối lập âm điệu thành 2 nhóm : nhóm thanh bằng ( âm điệu bằng phẳng) và nhóm thanh trắc( âm điệu khơng bằng phẳng). Chia
theo âm vực cao hay thấp ta có : bổng và trầm.
- Những từ có thanh bổng láy với nhau, những từ có thanh trầm láy với nhau:
Khơng- hỏi- sắc
Huyền- ngã- nặng


Bảng phân loại thanh điệu theo truyền thống

Bằng
Bổng

Trắc

Thanh không



Thanh hỏi

Thanh sắc

Thanh sắc

(ma)

(mả)

(má)

(nhập thanh)
(mát)

Trầm

Thanh huyền

Thanh ngã

Thanh nặng

Thanh nặng

(mà)

(mã)


(mạ)

(nhập thanh)
(mạt)


Kết luận: Tiếng Việt có 8 thanh điệu, chia làm 4 đôi tương liên về âm điệu và đối lập về âm vực.
Đôi 1: Thanh không là thanh bằng cao
Thanh huyền- - bằng thấp
Đôi 2: Thanh hỏi- - uốn cao ( 2 chiều: xuống – lên)
Thanh ngã- - uốn thấp ( 2 chiều)
Đôi 3: Thanh sắc- - đi lên ( 1 chiều)
Thanh nặng- - đi xuống ( 1 chiều)
Đôi 4: Đơi nhập thanh chỉ có ở những âm tiết khép( có phụ âm cuối -p ,-t ,-ch ,-k.


1. Những khái niệm cơ sở của thanh điệu
1.3. Những yếu tố đoạn tính –p, -t, -ch, -k cũng được âm vận học truyền thống xem là thành phần của thanh điệu và gắn liền với âm điệu.
- Theo học giả Pháp A.G.Haudricourt (1054, 69 – 82) phụ âm cuối –h biến mất trong tiếng Việt tạo ra các thanh hỏi, ngã, cịn phụ âm cuối –q thì biến thành các thanh
sắc, nặng. Đó là hiện tượng thanh quản hóa hoặc tắc thanh hầu ở các thanh điệu trắc.
- So sánh tiếng Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay so với các văn bản tiếng Chăm đầu thế kỷ thì thấy các phụ âm cuối tắc vơ thanh –p, -t, -ch, -k đang biến mất
và âm tiết khép trở thành âm tiết mở, hay nửa mở với tắc thanh hầu ở cuối. Chính cách đóng âm tiết bằng các kiểu phụ âm vô thanh kể trên mất đi được bù đắp lại
bằng sự khu biệt mới, bằng các kiểu âm điệu uốn hay dốc, hay gãy…


1. Những khái niệm cơ sở của thanh điệu
1.4. Tiếng Chăm cũng cho chúng ta bằng chứng về sự lưỡng phân thanh điệu theo âm vực. Những phụ âm đầu hữu thanh trong các văn bản đầu thế kỷ đã trở thành
âm vô thanh trong tiếng Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay (b, d, j, g -> p, t, ch, k].
Bảng So sánh cách đọc và cách viết những từ Chăm có thanh điệu cao và trầm


Từ

Đọc

Viết

nghĩa

Đọc

Viết

nghĩa

Đọc

Viết

nghĩa

Cao

kang

kang

cột

chang


cang

chờ

tung

tung

bụng

Trầm

kàng

gang

gang

chàng

jang

cũng

tùng

đung

mũi


Âm vực

- Khác với tiếng Việt và tiếng Chăm, trong tiếng Thái Lan và tiếng Lào các phụ âm hữu thanh biến thành vô thanh bật hơi (b, d, g -> ph, th, kh). Các phụ âm vô thanh (p, t, k) không bị động
chạm đến,nên chúng vẫn ở âm vực trung bình. Hệ thống thanh điệu theo ba bậc trầm, bổng, trung bình (A.G.Haudricourt , 163 – 180)
- Các ngơn ngữ có thanh điệu ở Châu Phi cũng sử dụng âm vực là chính.


1. Những khái niệm cơ sở của thanh điệu
1.5. Ở các ngôn ngữ châu Âu, cường độ được sử dụng để tại nên yếu tố siêu đoạn tính là trọng âm. Trong khi đó, ở các ngơn ngữ đơn lập ở Đông Nam Á, âm vực và
âm điệu gây ấn tượng mạnh mẽ nhất, làm cho người ta quên những tính chất khác của thanh điệu như cường độ, trường độ, hiện tượng thanh quản hóa hay tác
thanh hầu.  yếu tố phi điệu tính
Do những tính chất này mà người ta gắn cho thổ ngữ tính nặng, nhẹ, chua, ngọt, liến thoắng, ngân nga, điệu…
 


2. Gía trị âm vị học và ngữ âm học của thanh điệu tiếng Việt.

2.1. - Trong tiếng Việt, thanh điệu là một trong những đặc điểm để phân biệt phương ngữ, thổ ngữ, người ta thường dựa vào thanh
điệu của người nói để nhận diện ra đó là phương ngữ miền nào, thổ ngữ huyện nào, xã nào. Ví dụ: giọng Bắc, giọng Sơn Tây…
- Mỗi phương ngữ, thổ ngữ đặc biệt có một hệ thống thanh điệu riêng. Các hệ thống thanh điệu của các phương ngữ có số lượng và
chất lượng không giống nhau.


2. Gía trị âm vị học và ngữ âm học của thanh điệu tiếng
Việt.
2.2 - PNB có 6 thanh điệu, PNT và PNN có 5 thanh điệu, ở một số thổ ngữ miền Trung chỉ có 4 thanh điệu như Nghi Lộc (Nghệ An), Bố Trạch (Quảng Bình).
- Tuy PNN và PNT có 5 thanh điệu nhưng giá trị âm vị học của các thanh điệu không giống nhau. Ở phương ngữ Nghệ Tĩnh thanh ngã nhập vào thanh nặng ví dụ “chủ
nghĩa xã hội” đọc là “chủ nghịa xạ hội”.
- Ở Thanh Hóa và các tỉnh từ Đèo Ngang vào mũi Cà Mau không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã, “chủ nghĩa xã hội” đọc là “chủ nghỉa xả hội”
- Tại Cửa Lò thuộc Nghi Lộc (Nghệ An) hai thơn cùng một xã nói hai thổ ngữ khác nhau là thôn Mai Bản và thôn Yên Lương.



Ngoài việc nhập thanh ngã vào thanh nặng như mọi nơi khác ở Nghệ Tĩnh, thổ ngữ ở thôn Mai Bản nhập thanh hỏi với thanh sắc và thổ ngữ ở thôn Yên Lương nhập thanh huyền với
thanh nặng. Do đó chỉ cịn 4 thanh điệu.


Sự trùng hợp thanh điệu như trên có lẽ đã xảy ra từ lúc các yếu tố đoạn tính trở thành siêu đoạn tính. Thanh bằng lưỡng phân thành thanh bằng cao và thanh bằng thấp. Còn
kết quả lưỡng phân ở các thanh trắc cho hai thanh trức cao khác nhau giống thanh hỏi và thanh sắc Nghệ Tĩnh, và các thanh trắc thấp lại trùng làm môt, tương tự thanh nặng
ở Nghệ Tĩnh.
Trong hầu hết các phương ngữ Việt, hai thanh bằng rất ổn định, chỉ có thanh trắc là biến động, nhất là những thanh lượn hai chiều như thanh hỏi và thanh ngã thì khơng
ngừng biến đổi.
Bảng các thanh điệu hai chiều (hỏi, ngã) dễ thay đổi âm vực.


2. Gía trị âm vị học và ngữ âm học của thanh điệu tiếng
Việt.
2.3 Giá trị ngữ âm học của thanh điệu là tương đối không phải giá trị tuyệt đối.
Chẳng hạn: một thanh điệu có âm võng và âm vực thấp là thanh sắc của Huế, là thanh hỏi của Hà Nội và lại là thanh nặng của thành phố Hồ Chí Minh. VD: 1 người
Huế tự giới thiệu tên là Hóa, thường bị người Hà Nội nghe ra là Hỏa, người thành phố Hồ Chí Minh tưởng là Họa.
Tính chất ngữ âm của thanh điệu rất đa dạng, không những các phương ngữ của hệ thống thanh điệu khác nhau, các thổ ngữ có hệ thống thanh điệu khác nhau, mà
các cá nhân cũng có hệ thống thanh điệu khác nhau.
Sự khác biệt về âm điệu giữa nam và nữ cũng đáng kinh ngạc, vì thế kết quả thực nghiêm thanh điệu của các cá nhân rất khác nhau, nên các nhà khoa học rất khó
kết luận. Mặt khác nghĩa của từ, của câu giúp rất nhiều trong việc nhận ra thanh điệu


3. Miêu tả, ngữ âm học các hệ thống thanh điệu tiêu biểu ở các
phương ngữ
3.1. Hệ thống thanh điệu ở Hà Nội
1. Thanh không
- Âm điệu bằng phẳng.

- Cường độ khơng đổi.
- Âm vực trung bình.
- Khơng có hiệu tượng thanh quản hóa hay tắc thanh hầu.
2. Thanh huyền
- Âm điệu hơi đi xuống.
- Âm vực thấp (thấp hơn thanh không từ quãng 3 đến quãng 5)
- Cường độ khơng đổi.
- Khơng có hiệu tượng thanh quản hóa hay tắc thanh hầu.


Hệ thống thanh điệu ở Hà Nội
3. Thanh ngã
- Âm điệu biến thiên: đi xuống rồi lên như hình chữ V với nhánh đi lên cao gấp đôi.
- Cường độ thay đổi: thanh yếu đi ở khoảng giữa âm tiết (có khi tắt hẳn rồi lại xuất hiện)
 hiện tượng tắc thanh hầu.
- Về âm vực: bắt đầu ở mức thanh huyền
- Ở tuổi thiếu niên – nhi đồng, thanh ngã được phát âm gần như thanh sắc.
4. Thanh hỏi
- Âm điệu: biến thiên theo 2 chiều xuống – lên (không chia 2 gia đoạn rõ rệt như thanh ngã).
- Âm vực: thấp hơn thanh huyền.
- Đôi thanh điệu hỏi – ngã có khuynh hướng đơn giản hóa âm điệu:
thanh điệu 2 chiều  thanh điệu 1 chiều.


Hệ thống thanh điệu ở Hà Nội
5. Thanh sắc

• Bắt đầu ở độ cao hơi thấp hơn thanh không, đi ngang hoặc hơi chúi xuống ở đoạn đầu, sau đó vút cao lên.
• Trong những âm tiết khép (có -p, -t, -ch, -k đứng cuối), thanh sắc có trường độ rất ngắn, chỉ có đoạn cao vút ở phần
quản hóa mạnh làm phụ âm cuối vô thanh đôi khi thành hữu thanh ở giai đoạn đầu.


cuối. Hiện tượng thanh

6. Thanh nặng








Bắt đầu ở độ cao khởi điểm của thanh huyền.
Âm điệu: đi ngang hoặc hạ dần, đến 1/3 thanh điệu thì đi xuống với độ dốc lớn hơn, kết thúc bằng cái tắc thanh hầu.
Cường độ: tăng dần.
Hiện tượng thanh quản hóa mạnh dần khi âm điệu tụt xuống.

hầu.
 

Có trường độ ngắn nhất trong hệ thống.
Ở âm tiết khép, thanh nặng có âm điệu đi xuống theo 1 độ dốc lớn, khơng có đoạn đi ngang lúc đầu, kết thúc đột ngột bằng cái tắc thanh


3.2. Hệ thống thanh điệu Nghệ - Tĩnh và Huế
 - Ở Nghệ - Tĩnh thanh ngã trùng với thanh nặng, thanh hỏi tương đương với thanh hỏi ở Hà Nội.
- Ở Huế thanh ngã trùng với thanh hỏi, còn thanh hỏi có giá trị tương đương với 2 thanh ngã và hỏi ở Hà Nội.
Các thanh điệu khác ở Huế và Nghệ Tĩnh có tính chất ngữ âm học gần giống nhau.
1. Thanh khơng
- Là thanh duy nhất có âm vực cao.

- Bắt đầu cao hơn độ cao trung bình của lời nói.
- Âm điệu đi lên từ từ với độ dốc khá lớn ở Nghệ Tĩnh, ở Huế ít dốc hơn.
2. Thanh huyền
- Âm vực cao thứ 2 sau thanh khơng, nhưng vẫn là thanh trầm vì nằm dưới độ cao trung bình của lời nói.  Bắc Trung Bộ có hệ thanh điệu trầm.


3.2. Hệ thống thanh điệu Nghệ - Tĩnh và Huế
3. Thanh hỏi
- Âm điệu đi xuống thoai thoải, khơng có đoạn cuối đi lên như thanh hỏi Hà Nội.
- Đường âm điệu song song với đường âm điệu thanh huyền nhưng âm vực thấp hơn.
- Hiện tượng thanh quản hóa mạnh.
4. Thanh sắc
- Âm vực thấp, khởi đầu thấp hơn mọi thanh khác.
- Âm điệu đi xuống từ từ, đến 1/3 thanh điệu thì uốn lên, kết thúc ở độ cao của thanh không (gần giống thanh hỏi Hà Nội).
- Thanh quản hóa mạnh.
5. Thanh nặng
- Khởi điểm thấp hơn thanh huyền.
- Âm điệu và âm vực gần giống thanh hỏi và thanh huyền.  Nét khu biệt nằm ở yếu tố tắc thanh hầu khi kết thúc.
(âm điệu chúc xuống ở đoạn cuối)
- Ở những âm tiết khép và ngắn, thanh nặng có âm điệu dốc xuống ngay từ đầu và khơng xuống thấp lắm, có trường độ ngắn.
- Ở âm tiết mở có độ dài bình thường, 2 thanh sắc, nặng không khác với các thanh sắc, nặng ở các loại hình âm tiết khác.


3.3 Hệ thống thanh điệu Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí
Minh
- Về cơ bản giống nhau, tiêu biểu cho hệ thanh điệu PNN.
- Khá gần gũi với hệ thanh điệu Hà Nội ở chỗ lưỡng phân về âm vực: thanh không và thanh sắc nằm ở âm vực cao, thanh huyền và thanh nặng thuộc âm vực thấp.
- Thanh điệu tương ứng với thanh hỏi và thanh ngã Hà Nội là một thanh điệu pha lẫn giữa 2 thanh trên cả về âm vực và âm điệu  được gọi là thanh ngã (đúng
hơn là thanh hỏi – ngã).
- Thanh nặng của PNN có âm điệu hơi võng xuống ở khoảng giữa (gần giống thanh hỏi Hà Nội).

- Ngoài các thanh kể trên, các thanh khác của hệ thanh điệu Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh đều tương ứng với các thanh điệu Hà Nội về cả âm điệu và âm vực.
 
 


Nhận xét chung:
Có nhiều yếu tố tham gia vào việc tạo ra thanh điệu và các nét khu biệt thanh điệu.
 
Đó là những yếu tố phi điệu tính, tức là cường độ, trường độ, hiện tượng thanh quản hóa, tắc hầu… Những yếu tố điệu tính đều là những hiện tượng nổi ở bề mặt
của hệ thống thanh điệu, cho nên chúng rất dễ biến động.
Cái cơ bản nhất nằm ở chiều sâu của hệ thống thanh điệu là mối quan hệ tương liên và đối lập về âm vực và âm điệu. Các nhà âm vận học truyền thống của ta đã
hiểu được bản chất của hệ thanh điệu, mới phân chia nó theo phép lưỡng phân về âm vực: bổng/ trầm và âm điệu: bằng/ trắc. Chính mối quan hệ này đã tạo thành
các cặp thanh điệu:

Tương tự như vậy, sự tương liên và đối lập giữa bộ vị cấu âm và phương thức cấu âm đã tạo nên các cặp phụ âm cuối


Những biến thể địa phương của thanh điệu là những biểu hiện bề mặt, còn mối quan hệ giữa các thanh điệu mang tính lưỡng phân đã được dử dụng để cấu tạo từ
kép láy, nó nằm ở bề sâu của cấu trúc ngôn ngữ.
Chúng ta khảo sát từ hệ thanh điệu truyền thống đến các hệ biến thể địa phương hiện nay, miêu tả giá trị âm vị học của thanh điệu nằm sâu trong ý thức cảu mọi
người bản ngữ trước, và sau đó mới miêu tả các giá trị ngữ âm học có tính nhất thời và nổi lên trên bề mặt các hệ thống biến thể địa phương.



×