Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Dàn ý bài viết số 6 (L8) ( chi tiết )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.76 KB, 5 trang )

Dàn ý bài viết số 6 (L8) ( chi tiết )
Đề 1: Dựa vào các văn bản “ Chiếu dời đô ” và “ Hịch tướng sĩ,
hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo
anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn.
Mở bài: Lịch sử đất nước gắn liền vói tên tuổi những người anh
hùng dân tộc vĩ đại.
_ Hai áng văn “ Chiếu dời đô “ (Lý Công Uẩn) và “ Hịch tướng sĩ”
( Trần Quốc Tuấn ) sáng ngời nhân cách, hành động vì dân, vì
nước và vai trò lãnh đạo anh minh của hai ông đối với vận mệnh
đất nước.
Thân bài:
1) “ Chiếu dời đô “ sự bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư
( Ninh Bình) ra thành Đại La ( Hà Nội ngày nay) khi Lý
Công Uẩn mới được tôn lên làm hoàng đế => Một triều
đại hưng thịnh ghi dấu ấn những chiến công và những
thành tựu quan trọng về văn hóa phật giáo cho dân tộc.
_ Kinh đô là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước .
Nhìn vào kinh đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc. Kinh
đô có ý nghĩa rất lớn. Việc lập đô là một vấn đề trọng đại quyết
định phần nào đến tương lai đất nước.
_ Nói tới việc dời đô => Lý Công Uẩn có một quyết tâm lớn, có
tầm nhìn xa đén tương lai.
_ Chiếu dời đô không phải là hành động , ý chí của một người. Nó
còn thể hiện xu thế tất yếu của lịch sử. Lý Công Uẩn hiểu thấu khát
vọng của nhân dân, khát vọng của lịch sử.
_Để bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng Đại Việt thành một quốc gia
vững mạnh => Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường => Tìm nơi
“ Trung tâm trời đất “ , nơi có địa thế thuận lợi để lập đô.
_ Lý Công Uẩn đã nhìn thấy những thuận lợi ấy của Đại La. Thể
hiện được tầm nhìn chiến lược của Lý Công Uẩn, một cái nhìn
toàn diện, sâu sắc, chính xác về các mặt: vị trí địa lý, địa thế, nhân


văn của thành Đại La .
Ông quan tâm tói nhân dân, tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho
dân hạnh phúc, đất nước vững bền.
 Dời đô về Thăng Long là một bước ngoặc lớn , đánh dấu sự
trưởng thành của dân tộc Đại Việt.
 Một ngàn năm sau , Thăng Long trở thành Hà Nội, thủ đô
hòa bình, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc vọng
của nhân dân ta.
2) Hịch tướng sĩ
_ Tên tuổi của Trần Quốc Tuấn gắn liền với các chiến công là nhờ
sự quan tâm đến vận mệnh đất nước bằng trái tim, ý chí của một
dân tộc anh hùng.
_ Ông đau nỗi đau của dân tộc, nhục nỗi nhục của quốc thể từ đó
bộc lộ lòng căm thù sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn.
_ Ông khuyên răn, trách cứ tướng sĩ về việc học tập binh thư =>
Vạch ra những điều cần thiết tướng sĩ phải làm là chỉ có một con
đường, một hành động => học tập rèn luyện để làm rạng danh đất
nước, tổ tông.
_ Như vậy, bằng cái nhìn sáng suốt và cảnh giác Trần Quốc Tuấn
đã vạch trần dã tâm và bộ mặt tham lam, tàn bạo của quân xâm
lược phương Bắc qua hình ảnh bọn ngụy sứ. Từ đó ông viết “ Hịch
tướng sĩ “ để kêu gọi tướng sĩ một lòng, chuẩn bị đương đầu trong
cuộc chiến sống còn với quân Nguyên. Vì sự sống còn và niềm
vinh quang của tổ quốc mà quyết tâm thắng giặc.
_ Với vai trò lãnh đạo anh minh và tấm lòng nhiệt huyết của mình,
Trần Quốc Tuấn đã truyền đến ba quân khí thế, tinh thần quyết
chiến, quyết thắng biến thành sức mạnh “ Sát Thát ” đưa đén
những thắng lợi, chiến công giòn giã.
Kết bài:
_ Nhờ có những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và

Trần Quốc Tuấn mà vận mệnh đất nước ta mới được tươi sáng,
phát triển và con cháu về sau mới được thừa hưởng những kết quả
tốt đẹp mà tổ tiên để lại.
_ Suy nghĩ về vai trò của người lãnh đạo.
Đề 2: Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử
Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và
“hành”.
I Mở bài:
_Giới thiệu tác phẩm bàn “luận về phép học” của La Sơn Phu Tử
Nguyễn Thiếp.
_ Giới thiệu vấn đề nghị luận: Mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Vd: “ Bàn luận về phép học” là một đoạn văn trích từ bài tấu của
Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung 8/ 1791. Bài tấu này thể hiện
cái tâm của Nguyễn Thiếp đối với việc trấn hưng nền quốc học,
nền giáo dục nước nhà. Nhằm mở mang dân trí, đào tạo nhân tài
cho đất nước. Mà một trong những việc trấn hưng ấy là đổi mới
phương pháp học: Học phải đi đôi với hành.
_ Vậy giữa “học” và “hành” có mối quan hệ gắn bó như thế nào?
II. Thân bài:
1. Theo ý kiến của Nguyễn Thiếp :
_ Phương pháp học là: Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều
học mà làm.
 Đó là một ý kiến rất xác đáng và tiến bộ, coi trọng vấn đề
thiết yếu trong việc học.
2.
a ) Vậy học là gì? , “ Hành” là gì?
_ “Học” là tiếp thu những kiến thức trong sách vở qua sự truyền
đạt, giảng dạy của nhà thơ, mọi người hay tự tìm hiểu lấy.
_ “Hành” là đem nhưng điều đã học vận dụng vào thực tế trong
cuộc sống.

b) Giữa “học” và “hành” có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ.
_ “Học” chính là phần lí thuyết ta tiếp nhận được từ những tri thức
của nhiều người, giúp ta có được những hiểu biết, nhận thức đúng
đắn, giúp tư duy, tính cách và tâm hồn phát triển.
_ Có học thì mới có hiểu biết mà học để làm ( hành). Nói theo
Nguyễn Thiếp “ Theo điều học mà làm” , còm theo Bác Hồ “ học
mà không hành hành thì học vô ích”.
_ Thực hành là điều kiện tốt để người học kiểm nghiệm lại phần lí
thuyết đã học, bổ sung hoàn chỉnh cho lí thuyết, đem những điều
đã học để giúp ích cho cuộc sống.
_ Tuy nhiên “hành mà không học thì hành không trôi chảy” ( Bác
Hồ). Nếu không có lí thuyết thì việc thực hành chắc chắn sẽ gặp
khó khăn, cơ hội thành công sẽ khó hơn.
c) “ Học” và “ Hành” phải đi đôi với nhau.
1) Có kết hợp được mối quan hệ gắn bó giữa “học” và “hành” thì
con người mới dễ đi đến thành công.
_Phương châm của nhà trường chúng ta hiện nay: “ Học phải đi
đôi với hành”, “ Lí thuyết phải gắn liền với thực tiễn” ( dẫn
chứng).
 Như vậy, ý kiến của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là đúng
đắn và phù hợp trong mọi thời đại.
III. Kết bài :
_ Học kết hợp với hành là phương pháp học tập tiến bộ và mang
tính thiết thực.

×