Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Làm văn: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6 - Văn học 12 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.12 KB, 4 trang )

Làm văn:
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6

A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS:
- Củng cố những kiến thức văn học và kĩ năng làm văn có liên quan đến
bài học.

- Nhận ra những ưu điểm, thiếu sót, nguyên nhân sinh ra những ưu điểm,
thiếu sót trong bài làm của m
ình.
- Có định hướng và quyết tâm phấn đấu để phát huy ưu điểm và khắc phục
thiếu sót trong các bài làm s
ắp tới.
B.TIẾN TRÌNH TRẢ BÀI:
I. Phân tích đề
1. Khi phân tích một đề bài, cần phân tích:
- Nội dung vấn đề.
- Thể loại nghị luận và những thao tác lập luận chính.
- Phạm vi tư liệu cần sử dụng cho bài viết.
2. Phân tích đề bài: Anh (chị) hãy viết một bài nghị luận ngắn gọn về hình
ảnh “bàn tay Tnú” trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
- Nội dung vấn đề: Từ một chí tiết nghệ thuật - hình ảnh đôi bàn tay Tnú,
cần làm rõ cuộc đời, số phận nhân vật Tnú.
- Thể loại: Nghị luận văn học.
- Thao tác chính: phân tích, bình luận
- Phạm vi tư liệu: Tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung thành
II.Lập dàn ý:
1.ĐVĐ: Giới thiệu tác phẩm, nhân vật Tnú và vấn đề cần nghị luận – chi tiết
“đôi bàn tay”
2.GQVĐ: HS cần tập trung phân tích, bình luận một số khía cạnh sau:
+ Khi còn lành lặn:


- Bàn tay chú bé Tnú dắt cô bé Mai lên rẩy trồng tỉa, xách xà lét giấu vài lon
gạo đi nuôi cán bộ Quyết trốn ở rừng.
- Bàn tay cầm viên phấn bằng đá trắng lấy từ núi Ngọc Linh về viết lên bảng
đen đan bằng nứa hun khói xà nu…
- Bàn tay cầm đá tự đập vào đầu chảy máu chỉ vì học dốt.
- Bàn tay mang công văn đi làm liên lạc.
- Bàn tay tín nghĩa không biết phản bội, bàn tay chỉ đường.
- Bàn tay ân tình, yêu thương đối với vợ con
+ Khi bàn tay chỉ còn mỗi ngón hai đốt:
- Bàn tay (cùng với tiếng thét “giết”) là mệnh lệnh hành động, thôi thúc, kêu
gọi cả dân làng Xô Man cầm vũ khí vùng lên tiêu diệt kẻ thù. Bàn tây châm
ngòi cho cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.
- Bàn tay còn là nhân chứng tội ác của kẻ thù
- Bàn tay của lòng căm thù và ý chí quyết tâm trả thù: chính bàn tay đó Tnú
đã bóp chết thằng Dục khi anh tham gia lực lượng( với Tnú thì thằng nào
cũng là thằng Dục)…
=> Bàn tay kết tinh cuộc đời, số phận, tính cách của nhân vật, cũng là của
dân làng Xô Man, đồng bào Tây Nguyên trong kháng chiến chống ĐQ Mĩ.
3.KTVĐ: Đánh giá khái quát vấn đề
III. Nhận xét, đánh giá bài viết
- Đã nhận thức đúng vấn đề nghị luận chưa?
- Đã vận dụng đúng các thao tác lập luận chưa?
- Hệ thống luận điểm đủ hay thiếu? Sắp xếp hợp lí hay chưa hợp lí?
- Các luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) có chặt chẽ, tiêu biểu, phù hợp với vấn đề
hay không?
- Những lỗi về kĩ năng, diễn đạt,…
IV. Sửa chữa lỗi bài viết: GV căn cứ trên bài viết của HS để nhận xét một
số vấn đề cơ bản:
+ Thiếu ý, thiếu trọng tâm, ý không rõ, sắp xếp ý không hợp lí.
+ Sự kết hợp các thao tác nghị luận cha hài hòa, cha phù hợp với từng ý.

+ Kĩ năng phân tích, cảm thụ còn kém.
+ Diễn đạt cha tốt, còn dùng từ viết câu sai, diễn đạt tối nghĩa, trùng
lặp,…
V. Tổng kết rút kinh nghiệm
Nội dung tổng kết và rút kinh nghiệm dựa trên cơ sở chấm, chữa bài cụ thể.

×