Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Công tác thi đua, khen thưởng tại công ty cổ phần môi trường đô thị tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.35 KB, 35 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH LÀO CAI
LỚP TRUNG CẤP LLCT - HC A03-20

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI
CƠNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI

Họ tên học viên: Ngô Bảo Lân
Chức vụ, đơn vị cơng tác: Giám đốc Xí nghiệp Mơi trường
thành phố Lào Cai thuộc Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai
Giảng viên hướng dẫn: ThS. GV Trần Nhi Hịa
Chức vụ, đơn vị cơng tác: Giảng viên khoa Nhà nước & Pháp
luật


Lào Cai, tháng 12 năm 2021

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH LÀO CAI
LỚP TRUNG CẤP LLCT - HC A03-20

HỌ TÊN: NGÔ BẢO LÂN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI
CƠNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG - ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI

Giáo viên hướng dẫn: ThS.GV Trần Nhi Hòa




Lào Cai, tháng 12 năm 2021
MỤC LỤC
NỘI DUNG
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của khóa luận
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA,
KHEN THƯỞNG

1.1. Khái niệm thi đua, khen thưởng
1.2. Vai trò của thi đua, khen thưởng
1.3. Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng
1.4. Nội dung công tác thi đua, khen thưởng
CHƯƠNG 2. CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI

2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai
2.2.Thực trạng công tác thi đua, khen thưởng tại Công ty Cổ phần Môi
trường Đô thị tỉnh Lào Cai
2.3. Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân

Trang
1
1

2
2
2
2
3
3
4
5
6
9
9
10
14

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI CÔNG TY CỔ

20

PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI

3.1. Phương hướng
3.2. Một số giải pháp
KẾT LUẬN
DANH MỤC THAM KHẢO TÀI LIỆU

20
21
29
30



1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Thi đua tăng cường đoàn
kết, mà đoàn kết thúc đẩy thi đua, đoàn kết ấy là đoàn kết thực sự và rất chặt
chẽ”; “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua
là những người yêu nước nhất”.
Từ đó có thể thấy thi đua, khen thưởng là động lực, là biện pháp quan
trọng để người lao động hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu đề
ra. Thi đua nảy nở trong quá trình hoạt động, hợp tác lao động của con người.
Sự tiếp xúc xã hội tạo nên thi đua và làm tăng năng suất lao động của con
người. Trong cuốn Lê Nin toàn tập, V.I.Lê-nin đã khẳng định vai trò của thi
đua: “Thi đua là một hình thức hợp tác giữa người với người, góp phần phát
triển năng lực của con người, phát triển của tính chủ động sáng tạo của nhân
dân lao động…”.
Ở nước ta từ thời phong kiến, các triều đại đều duy trì các hình thức khen
thưởng kịp thời, khích lệ nhân tài hăng hái thi đua lập công. Trong sách Đại
Việt sử ký tồn thư của Ngơ Sĩ Liên đã ghi rõ những hình thức khen thưởng
như: “Khen thưởng người có cơng trong chiến trận; Khen thưởng người có
cơng trong việc đi sứ; Khen thưởng người phị tá có cơng lao tài đức; Khen
thưởng người tiến cử, người hiền tài; Khen thưởng người có cơng làm thủy
lợi; Khen thưởng người có tài văn chương;...”. Khi nước Việt Nam ra đời, Bác
Hồ đã đặc biệt đề cao vai trị của cơng tác thi đua, khen thưởng, gắn thi đua
với yêu nước. Trong lời phát biểu tại buổi lễ khai mạc Đại hội các chiến sỹ thi
đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc ngày 01/5/1952, Bác nói “Thi đua là yêu
nước, ai yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người
yêu nước nhất”.
Ngày 03/6/1998 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 35/CT-TW về đổi

mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới, trong đó nêu: “Làm rõ
vị trí, vai trị quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới, khẳng định vai
trò lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước đối với công tác thi đua, khen
thưởng; kiện toàn và đổi mới tổ chức cán bộ của cơ quan tham mưu thi đua,
khen thưởng, đổi mới nội dung và hình thức thi đua, khen thưởng...”. Trên cơ
sở đó, Quốc hội nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật Thi
đua, Khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi
đua, khen thưởng năm 2005 và Luật Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của


2
Luật thi đua, khen thưởng năm năm 2013 để quy định cụ thể về công tác thi
đua, khen thưởng.
Đối với Công ty cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai, trong những
năm qua đã thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng. Tuy nhiên, thực tế
thấy rằng, tỷ lệ khen thưởng cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý còn cao,
chưa thật sự chú trọng xét khen cho cán bộ công nhân, người lao động. Để
phong trào thi đua yêu nước tiếp tục phát huy hiệu quả xứng tầm, tạo sự lan
tỏa thành phong trào thi đua, thiết nghĩ, bên cạnh việc sớm khắc phục những
hạn chế khó khăn, mỗi cơ quan, tổ chức cần tăng cường tính chủ động hơn
nữa; Thực hiện đổi mới cơng tác khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời,
cơng khai, minh bạch, coi trọng việc phát hiện, lựa chọn các tập thể và cá
nhân có thành tích xuất sắc để khen thưởng. Ðề cao vai trò, trách nhiệm của
người đứng đầu trong việc phát hiện những điển hình tiên tiến để khen thưởng
và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Xuất phát từ thực tế trên, học viên chọn đề tài: “Công tác thi đua, khen
thưởng tại Công ty cổ phần Mơi trường Đơ thị tỉnh Lào Cai” làm khóa luận
tốt nghiệp chương trình trung cấp Lý luận chính trị - hành chính.
2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài

2.1. Mục đích nghiên cứu
- Từ những vấn đề lý luận của công tác thi đua, khen thưởng tiến hành
nghiên cứu công tác thi đua, khen thưởng tại Công ty cổ phần Mơi trường Đơ
thị tỉnh Lào Cai;
- Tìm hiểu thực trạng công tác thi đua, khen thưởng tại Công ty cổ phần
Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai;
- Đề ra các biện pháp nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công tác thi
đua khen thưởng tại Công ty cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Đề ra các giải pháp tổ chức cơng tác thi đua, khen thưởng hiệu quả, tích
cực tại Công ty cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác thi đua khen, thưởng Công ty CP Môi trường Đô thị tỉnh Lào
Cai
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Công ty cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai
- Phạm vi thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong 02: Năm 2019 và 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận, đề tài nghiên cứu sử dụng các
phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp


3
quan sát; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp thống kê; Phương pháp tổng
hợp và một số phương pháp khác
5. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa
luận được kết cấu thành 3 chương.
CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN
THƯỞNG
1.1. Khái niệm thi đua, khen thưởng
1.1.1. Khái niệm thi đua
Theo Từ điển tiếng Việt: “Thi đua là việc cùng nhau đưa hết khả năng ra
làm nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong một hoạt động nào
đó”. Khi nghiên cứu về thi đua thì Hồ Chí Minh coi thi đua tồn tại một cách
khách quan trong xã hội, Người đã dạy “…Tưởng lầm rằng thi đua là một
việc làm khác với những cơng việc hàng ngày. Thật ra cơng việc hàng ngày
chính là nền tảng thi đua. Thí dụ từ trước đến nay ta vẫn ăn vẫn mặc, vẫn ở.
Nay ta thi đua ăn, mặc, ở cho sạch, cho hợp vệ sinh, khỏi đau ốm. Xưa nay ta
vẫn làm ruộng nay ta thi đua làm cho ruộng tốt hơn, sản xuất nhiều hơn, mọi
việc đều thi đua như vậy”.
Ngày 13/12/2013, Văn phòng Quốc hội Việt Nam đã có Văn bản số
16/VBHN-VPQH về việc hợp nhất Luật thi đua đua, khen thưởng (TĐKT)
năm 2013. Tại Khoản 1, Điều 3, Luật TĐKT năm 2013 quy định: “Thi đua là
hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm
phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
1.1.2. Khái niệm khen thưởng
Theo Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2011: “Khen là
sự nhận xét đánh giá tốt về một con người nào đó, tổ chức nào đó, về cái gì,
việc gì đó với ý nghĩa hài lịng. Cịn thưởng là tặng, cho bằng hiện vật hoặc
tiền”.
Như vậy, khen thưởng là hình thức ghi nhận cơng lao, thành tích của cơ
quan có thẩm quyền đối với cá nhân và tập thể. Nó tồn tại song hành với sự
tồn tại của nhà nước, còn hà nước là còn khen thưởng. Khen thưởng vừa có ý
nghĩa động viên về tinnh thần vừa khích lệ bằng vật chất. Khen thưởng đóng


4

vai trị quan trọng, nó là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, là một cơng cụ
hữu ích đối với người quản lý, người đứng đầu tổ chức nhằm khuyến khích
động viên mọi người tích cực, hăng hái, lập thành tích trong lao động sản xuất
và cơng tác.
Khoản 2, Điều 3, Luật TĐKT năm 2013 quy định :“Khen thưởng là việc
ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật
chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
1.2. Vai trị của thi đua, khen thưởng
Cơng tác TĐ, KT góp phần động viên sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con
người, mỗi tập thể, trở thành động lực thúc đẩy họ vượt qua khó khăn, thử
thách để đi đến thắng lợi. Cơng tác TĐKT khơng những góp phần quan trọng
thúc đẩy hồn thành các nhiệm vụ chính trị - xã hội của đất nước, làm thay đổi
bộ mặt đất nước mà cịn nêu cao tính ưu việt của chế độ XHCN, làm lành
mạnh các quan hệ xã hội.
Thi đua là động lực thúc đẩy mọi tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần
sáng tạo, nỗ lực vượt mọi khó khăn vương lên hồn thành các mục tiêu kinh tế
xã hội đã đề ra. Khen thưởng chính là việc đánh giá kết quả phong trào thi
đua. Khen thưởng chính xác, kịp thời sẽ có tác dụng động viên, nêu gương và
giáo dục tốt trong xã hội, từ đó cổ vũ tập thể, cá nhân được khen thưởng hăng
hái lao động, học tập và chiến đâu. Nếu thi đua không được tổ chức phù hợp
nội dung, khen thưởng không đúng sẽ làm mất tác dụng, thậm chí dẫn đến tiêu
cực, triệt tiêu động lực làm việc của quần chúng.
Nếu tổ chức thực hiện tốt chính sách thi đua, khen thưởng, đánh giá công
bằng, khoa học sẽ làm cho người lao động có động lực làm việc, bởi họ tin
rằng nếu họ bỏ cơng sức ra để hồn thành cơng việc với kết quả cao, họ sẽ
được ghi nhận xứng đáng. Ngược lại, nếu chính sách thi đua, khen thưởng
khơng tốt, sẽ làm cho người lao động thấy chán nản, bất mãn, không tin vào
sự công bằng, họ cho rằng nếu bỏ công sức làm việc cũng không được ghi
nhận, chỉ thêm mệt mỏi cho bản thân, họ sẽ dần mất đi động lực làm việc.
Khi có động lực làm việc, người lao động sẽ hăng hái thi đua để khẳng

định chính mình, khẳng định tập thể của mình. Đồng thời, động lực làm việc
được tạo ra từ phong trào thi đua sẽ giúp nhà quản lý, tổ chức phong trào thi


5
đua đánh giá, đúc kết kinh nghiệm để xây dựng những phong trào thi đua mới
nhằm thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội cao hơn.
Như vậy, thi đua, khen thưởng là một trong những công cụ quản lý quan
trọng của Nhà nước; là một lĩnh vực quan trọng trong quá trình thực hiện các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm
vụ chính trị của địa phương, cơ quan, tổ chức và đơn vị; là biện pháp cơ bản
để đánh giá kết quả công việc, đánh giá sự cố gắng, những thành tích, q
trình hoạt động đóng góp của tập thể và cá nhân trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
1.3. Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng
Theo C.Mác, khen thưởng tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng
với thi đua: “Thi đua nảy nở trong quá trình hợp tác lao động, trong hoạt động
chung và kế hoạch của con người với sự tiếp xúc xã hội tạo nên thi đua và sự
nâng cao theo lối đặc biệt, nghị lực sinh động làm tăng thêm nghị lực riêng
của từng người”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Thi đua là u nước, u
nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất".
Tư tưởng của Người đã, đang và sẽ luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hành
động cách mạng, khích lệ các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công nhân
viên, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang hăng hái, phấn đấu thi đua lao động,
chiến đấu bảo vệ và phát triển đất nước ngày nay.
Thi đua và khen thưởng là hai hoạt động có quan hệ khăng khít và tác
động qua lại với nhau, có thi đua sẽ có khen thưởng và ngược lại, khen thưởng
sẽ khuyến khích được PTTĐ phát triển. Nói về mối quan hệ này khơng thể
khơng nhắc đến câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thi đua là gieo trồng,

khen thưởng là thu hoạch". Theo câu nói này của Người, chúng ta có thể hiểu
rằng thi đua là hành động tự nguyện, tự giác, là cả quá trình phấn đấu, học tập
và lao động, cống hiến cơng sức của mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ
tổ quốc. Khen thưởng là lúc chúng ta gặt hái được những thành quả mà cả q
trình nỗ lực phấn đấu mới có được; khen thưởng là chức năng của tổ chức
quản lý nhằm ghi nhận, biểu dương, khuyến khích, tơn vinh cơng lao đối với
những tập thể và cá nhân về những thành tích đã đạt được.


6
Thi đua là cơ sở của việc khen thưởng. Thi đua tốt thì có nhiều thành tích
để khen thưởng. Bình bầu thi đua đúng, công khai, chặt chẽ giúp cho việc
khen thưởng được chính xác. Bình bầu thi đua rộng, nể nang thì dẫn đến việc
khen thưởng tràn lan, khen không đúng sẽ phản tác dụng. Muốn làm tốt công
tác khen thưởng thì phải lãnh đạo tốt phong trào TĐKT phải phản ánh đúng
PTTĐ. Nơi nào có PTTĐ mạnh mẽ, đều khắp thì khen thưởng nhiều và khen ở
mức cao.
Nếu thi đua là cở sở để khen thưởng thì khen thưởng được xem là địn
bẩy để khuyến khích các PTTĐ phát triển. Tuy nhiên không nên hiểu rẳng thi
đua chỉ vì mục đích khen thưởng, nếu thi đua chỉ vì khen thưởng thì mục đích
của thi đua sẽ bị hạn chế, mà cần hiểu rằng khen thưởng chỉ là sự khuyến
khích, động viên tinh thần đối với những thành tích của cá nhân, tập thể qua
quá trình phấn đấu lao động và sáng tạo. Đó là sự cơng bằng của tổ chức trong
việc quản lý con người, đối với những cá nhân có nhiều đóng góp cho xã hội.
Trong quan điểm về thi đua, khen thưởng Bác đã chỉ rõ: "Thi đua và khen
thưởng là cơng tác động viên chính trị, giáo dục tư tưởng, xây dựng con
người mới XHCN, đều là động lực phát triển xã hội theo hướng tốt đẹp hơn".
Như vậy, thi đua là cơ sở của khen thưởng, nếu tổ chức tốt phong trào thi
đua thì kết quả khen thưởng cao. Ngược lại, khen thưởng đúng người, đúng
việc, kịp thời sẽ có tác dụng động viên, cỗ vũ cho thi đua

1.4. Nội dung công tác thi đua khen thưởng
1.4.1. Xác định mục tiêu, lập kế hoạch thi đua
Xác định mục tiêu, lập kế hoạch thi đua là thành tố không thể thiếu được
của công tác thi đua khen thưởng, trong đó:
Việc xác định mục tiêu của công tác thi đua, khen thưởng nhằm tạo động
lực động viên, lơi cuốn, khuyến khích và tơn vinh các tập thể, cá nhân phát
huy truyền thống yêu nước, hăng hái thi đua, năng động, sáng tạo vươn lên
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu
mà cơ quan, đơn vị đặt ra.
Việc lập kế hoạch thi đua khen thưởng phải phù hợp với tình hình của địa
phương, cơ quan, đơn vị và nhiệm cụ thể được giao. Trên cơ sở đó mới có
điều kiện hoàn thành mục tiêu đặt ra.


7
1.4.2. Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, nội dung thi dua khen thưởng
Việc xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, nội dung thi đua khen thưởng là cơ sở
để triển khai hoạt động; tổ chức đánh giá bình xét trong cơng tác thi đua, khen
thưởng. Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn và nội dung thi đua cần căn cứ vào các
nội dung quy định về công tác thi đua khen thưởng hiện hành và căn cứ vào
tình hình thực tiễn nhiêm vụ được giao của ngành.
Các tiêu chuẩn, tiêu chí được xây dựng phải đảm bảo tính thực tiễn, tính
khoa học, tính chính xác, khách quan và cơng bằng trong cơng tác đánh giá thi
đua. Tiêu chí thi đua được xây dựng trên cơ sở yêu cầu của nhiệm vụ được qui
đổi và cho điểm tối đa cho từng nhiệm vụ cụ thể nếu thực hiện tốt, cịn nếu
khơng đáp ứng được các u cầu đó thì đối chiếu trừ điểm số tương ứng. Xây
dựng khung điểm thưởng cho cá nhân được tính cho mỗi một hoạt động tốt, được
cộng vào kết quả cuối cùng của tổng điểm các tiêu chí. Việc xếp loại thi đua căn
cứ vào tổng điểm.
1.4.3. Tuyên truyền và phát động thi đua

Việc tuyên truyền và phát động thi đua làm chuyển biến nhận thức của cán bộ,
đảng viên và nhân dân về vai trị, vị trí và tầm quan trọng của công tác TĐKT trong
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập
quốc tế”. Đây là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị khi tiến
hành công tác TĐKT phải thực hiện. Tuy nhiên, ở mỗi ngành, mỗi cấp tổ chức thực
hiện nhiệm vụ này có những yêu cầu, đối tượng, nội dung cụ thể khác nhau.
Trong cơng tác TĐKT thì tun truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức
thực hiện TĐKT là một khâu rất quan trọng. Vì thế, Luật TĐKT cũng quy
định rõ đây là một vấn đề mà Nhà nước cần phải quản lý.
1.4.4. Tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng
Việc tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng phải được tiến hành song
song đồng thời 02 hình thức:
Thi đua thường xuyên: Là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm
vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt
công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, tổ chức,
đơn vị. Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các
tập thể trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các đơn vị có chức


8
năng, nhiệm vụ, tính chất cơng việc tương đồng nhau. Việc tổ chức phong trào
thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ
tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc theo
khối, cụm thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua.
Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, trưởng các khối,
thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.
Thi đua theo chuyên đề (hoặc theo đợt): Là hình thức thi đua nhằm thực
hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định
hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của
cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ phát động thi đua theo

chuyên đề (hoặc theo đợt) khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội
dung, giải pháp và thời gian.
1.4.5. Sơ kết, tổng kết và đánh giá thi đua khen thưởng
Mục đích yêu cầu của sơ kết, tổng kết là nhằm đánh giá được kết quả của
công tác TĐKT, những mặt làm được và những mặt chưa làm được. Ghi rõ
những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy
đảng và chính quyền, đồn thể, đơn vị đối với cơng tác TĐKT.
Từ thực tế tổ chức PTTĐ và công tác khen thưởng trong từng đợt thi đua
hay hàng năm hoặc từng giai đoạn, qua sơ kết, tổng kết rút ra bài học kinh
nghiệm và đề xuất các chủ trương, giải pháp tiếp tục đổi mới công tác TĐKT
trong giai đoạn tiếp theo. Nội dung tổng kết phải đánh giá được công tác lãnh
đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong việc tổ chức
các PTTĐ, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cơ quan.
Đánh giá về nhận thức vai trị, tầm quan trọng của TĐKT trong cơng
cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước. Tổng kết rút ra được những bài học
kinh nghiệm, các hình thức, nội dung, phương pháp để tổ chức PTTĐ có hiệu
quả; về kinh nghiệm xây dựng điển hình tiên tiến, rà sốt các hình thức, nội
dung, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng, những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi,
vận dụng vào đặc điểm của từng ngành, từng địa phương cho phù hợp. Trên
cơ sở đó đề xuất cơng tác chỉ đạo, quản lý và các quy trình, thủ tục xét duyệt
khen thưởng, tổng kết theo dõi và chấm điểm thi đua để có các hình thức tặng
thưởng xứng đáng, chính xác, kịp thời. Trong tình hình thực tế bệnh quan liêu,


9
hình thức cịn đang nặng nề trong các địa phương, đơn vị thì việc tổng kết, sơ
kết càng phải đặt ra với chất lượng cao hơn để tránh hình thức, phơ trương,
tốn kém mà khơng hiệu quả.

CHƯƠNG 2

CƠNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI
2.1. Khái quát chung về Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Lào Cai
2.1.1. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn
Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai tiền thân là Công ty phục
vụ công cộng thị xã Lào Cai được thành lập vào tháng 6 năm 1993 tại Quyết
định số 127/QĐ-UB của UBND thị xã Lào Cai và chính thức đi vào hoạt động từ
tháng 11 năm 1993. Đến tháng 3 năm 1994 đổi tên thành Công ty Môi trường Đô
thị trực thuộc UBND thị xã Lào Cai, tại Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày
26/9/1998 của UBND tỉnh Lào Cai thành lập Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động
cơng ích “ Cơng ty Môi trường đô thị – thị xã Lào Cai”. Năm 2010 chuyển sang
hoạt động dưới hình thức Cơng ty TNHH Một thành viên có 100% vốn Nhà
nước. Năm 2016 chuyển đổi thành Công ty Cổ phần “Công ty Cổ phần Môi
trường Đô thị tỉnh Lào Cai” Nhà nước giữ 51% vốn điều lệ tại Quyết định số
4342/QĐ-UBND ngày 30/11/2015 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt
Phương án Cổ phần hóa.
Kể từ khi thành lập đến nay, Cơng ty Cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh
Lào Cai là Doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực Dịch vụ Cơng ích đô
thị trên địa bàn thành phố Lào Cai; thị xã Sa Pa; huyện Bắc Hà và huyện Bát
Xát. Công ty đã không ngừng lớn mạnh và liên tục phát triển từ 13 CBCNV
tới nay, số lượng CBCNV của Công ty đã lên tới gần 600 người, trong đó lao
động nữ chiếm 65%. Bộ máy tổ chức gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt,
Ban giám đốc cơng ty, 04 phịng ban nghiệp vụ và 07 đơn vị trực thuộc.
2.1.2.Tình hình lao động, việc làm và thu nhập của CBCNV người lao
động
* Tình hình lao động, việc làm của CBCNV người lao động
Là đơn vị có địa bàn hoạt động rộng, điều kiện làm việc khó khăn
phức tạp. Nên để thực hiện tốt nhiệm vụ và mở rộng sản xuất kinh doanh



10
Công ty đã chủ động xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, dân chủ từ
đó đã tạo dựng được sự đồng thuận, đoàn kết trong CBCNV trong đơn vị,
phát huy sức mạnh tập thể; đầu tư phương tiện, thiết bị để phục sản xuất
như xe ô tô ép rác, xe ơ tổ cẩu có bàn hạ nâng; xe ơ tơ nhỏ thu gom rác ngõ
xóm, xe điện thu gom rác; lắp đặt hệ thống hút bụi khu nhà tinh chế của nhà
máy xử lý rác, mở rộng bãi chôn lấp; đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước
rỉ rác; cải tiến hệ thống phun hóa chất (IEM) tự động cho dây chuyển xử lý
rác; sử dụng công nghệ số (ứng dụng Citywork) trong quản lý vệ sinh môi
trường và thu tiền dịch vụ thu gom, vận chuyển rác,…từ đó cải thiện điều
kiện làm việc cho người lao động, tăng cường tìm và tạo việc làm giúp người
lao động có việc làm và thu nhập ổn định, khơng có người lao động thiếu việc
làm.
* Tiền lương, thu nhập, đời sống của CBCNV người lao động
Để đảm bảo tiền lương, thu nhập đảm bảo đời sống cho CBCNV người lao
động ngay sau kỳ Đại hội đồng cổ đông Công ty đã lập kế hoạch, giao chỉ tiêu
sản xuất, kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc, tổ chức tốt công tác đôn đốc
kiểm tra, tập chung mọi nguồn lực, khắc phục những khó khăn để thực hiện tốt
các nhiệm vụ được giao nhất là trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, xử lý rác thải,
cây xanh, điện chiếu sáng công cộng, hệ thống giao thơng thốt nước,…
Kết quả đạt được như sau:
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Thực
hiện

năm
2019

Thực
hiện
năm
2020

So với
KH
2019
(%)

So với
KH năm
2020 (%)

1

Tổng doanh thu

Tỷ đồng

108

127

114

127


2

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ đồng

4,5

5,6

113

112

3

Đầu tư, đổi mới công nghệ

Tỷ đồng

4,5

5

100

100

4


Nộp ngân sách

Tỷ đồng

8,3

9

111

113

5

Thu nhập bình quân tháng

Tr.đồng

8,2

9,1

102

105

6

Sử dụng lao động


Người

560

582

100

106

7

Tham gia các hoạt động xã
hội, từ thiện, ủng hộ Nơng
thơn mới,…

Tr.đồng

204

237

103

148

Ngồi đảm bảo việc làm thường xun cho hơn 500 lao động Công ty luôn
quan tâm, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động như
tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTT với số tiền từ 10 tỷ đến 12 tỷ



11
đồng/năm; tổ chức huấn luyện ATVSLĐ, trang cấp bảo hộ lao động, bồi dưỡng
độc hại, khám sức khỏe định kỳ,… với tổng số tiền từ 1 tỷ đến 3 tỷ đồng/năm; tổ
chức thăm hỏi các gia đình chính sách, gia đình khó khăn trong dịp tết Ngun
đán, ngày 27/7, tổ chức trung thu, ngày 1/6 cho các cháu là con em cán bộ công
nhân viên; tổ chức kỷ niệm cho nữ CBCNV ngày 8/3, ngày 20/10, tổ chức thăm
quan, nghỉ mát,... Duy trì hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, cơng tác
từ thiện nhân đạo.
2.2. Thực trạng công tác thi đua, khen thưởng tại Công ty Cổ phần
Môi trường đô thị tỉnh Lào Cai
2.2.1. Việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch thi đua
- Là đơn vị có hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, lực lượng lao
động phổ thơng là chính. Vì vậy để cơng tác thi đua mang lại hiệu quả thiết
thực thì cơng tác tuyên truyền, biện pháp tổ chức phong trào thi đua là hết
sức quan trọng. Vì vậy Đảng bộ, Ban Giám đốc công ty luôn xác định lấy
người lao động là trọng tâm, các phong trào thi đua luôn gắn với nhiệm vụ
của từng đơn vị với khẩu hiệu thi đua dễ nhỡ, rễ hiểu, rễ thực hiện như:
‘‘Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo thực hiện hoàn thành toàn diện và vượt mức chỉ
tiêu, kế hoạch giao’’; Ngoài phong trào thi đua thường xuyên các phong trào thi
đua chuyên đề được cơng ty triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau như: Phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV, tiến tới Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lào Cai
lần thứ V, chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025; phong trào
thi đua chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày tái lập tỉnh Lào Cai (01/10/199101/10/2021); phong trào thi đua ‘‘Cả nước chung súc xây dựng nông thôn
mới’’ giai đoạn 2016 – 2020;...
Để thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng Công ty đã ban hành các
văn bản Kế hoạch về công tác TĐKT thường xuyên, Kế hoạch phong trào thi
đua đặc biệt, thi đua chuyên đề chào mừng ngày kỷ niệm, các sự kiện quan

trọng của đất nước, của tỉnh, của cơng ty. Ngồi ra cơng ty cịn tham gia ký
giao ước thi đua toàn diện với các đơn vị khối doanh nghiệp dịch vụ 2;
đăng ký phấn đấu và cam kết xây dựng doanh nghiệp ‘‘An toàn về ANTT’’
với Cơng an tỉnh Lào Cai; Đăng ký hình thức, danh hiệu thi đua với UBND
tỉnh Lào Cai (năm 2019 đăng ký Tập thể Lao động xuất sắc và Bằng khen
của UBND tỉnh Lào Cai; năm 2020 đăng ký Cờ thi xuất sắc); 100% tập thể
là các phòng, đơn vị trực thuộc đăng ký tập thể lao động tiên tiến và hơn
500 cá nhân đăng ký các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng khác


12
nhau như: Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, Bằng khen của UBND tỉnh Lào Cai;
Chiến sỹ thi đua cơ sở; Lao động tiên tiến.
2.2.2. Việc xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, nội dung thi đua khen
thưởng
Ngồi tập trung tun truyền, phổ biến các văn bản của Đảng, Nhà nước
và của tỉnh về công tác thi đua khen thưởng, trọng tâm là: Luật thi đua khen
thưởng; Nghị định số 91/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật thi đua khen thưởng và Thông tư số
12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP; Quyết định số 50/2017/QĐUBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định một số
nội dung về công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh; Quyết định
46/QĐ-UBND ngày 02/10/2015 của UBND tỉnh Lào Cai quy định xét tặng
huy hiệu vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Lào Cai, quy định sửa đổi,
thay thế các phong trào thi đua chuyên đề giai đoạn 2016 – 2020 của tỉnh công
ty đã xây dựng ban hành Quyết định số 51/QĐ-HĐQT ngày 17/10/2016 của
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai ban hành
Quy định hoạt động sáng kiến cơ sở của công ty; Quyết định số 10/QĐ-HĐQT
ngày 07/3/2018 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị
tỉnh Lào Cai ban hành Quy định công tác thi đua khen thưởng; Quyết định số

47/QĐ-HĐQT ngày 01/7/2021 về việc ban thành Quy chế hoạt động của Hội
đồng thi đua khen thưởng của Cơng ty.
Với tiêu chuẩn, quy trình xét duyệt, thủ tục hồ sơ đề nghị, đảm bảo tính
khách quan, chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu động viên thúc đẩy phong
trào thi đua của công ty; các tiêu chí thi đua được quy định cụ thể như sau:
* Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” được xét tặng cho các cá
nhân có ba lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”; Có sáng kiến
được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chứng nhận là sáng kiến cấp tỉnh.
* Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” được xét tặng cho các cá nhân
là “Lao động tiên tiến”; có sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc là người tham gia
áp dụng sáng kiến lần đầu được công ty công nhận.
* Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng cho các cá nhân hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao; Chấp hành tốt
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chính sách, Quy
định, Nội quy, quy chế của công ty, đơn vị và địa phương; có tinh thần tự lực,


13
đồn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua; Có đạo đức, lối
sống lành mạnh.
* Danh hiệu “Cờ thi đua của Uỷ ban nhân dân tỉnh” được xét tặng cho
tập thể cơng ty hồn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm được giao
trong năm, là tập thể tiêu biểu xuất sắc của ngành, địa phương; Có nhân tố
mới, mơ hình mới để các tập thể khác trong tỉnh hoặc địa phương học tập;
Nội bộ đồn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chống tham
nhũng và các tệ nạn xã hội khác.
* Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” được xét tặng cho tập thể
hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao; Có phong trào thi đua thường
xuyên, thiết thực hiệu quả; Có trên 70% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu
“Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở

lên; Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước.
* Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
Đối cá nhân: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà; Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi
đua do Uỷ ban nhân dân tỉnh phát động hàng năm; Có 02 (hai) năm trở lên liên
tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 (hai) sáng kiến được
Hội đồng sáng kiến cơ sở công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ
sở.
Đối tập thể: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, nội bộ đồn kết; Có thành tích xuất sắc được bình xét
trong phong trào thi đua do Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan nhà nước, đơn
vị cấp có thẩm quyền phát động; Có 02 (hai) năm trở lên liên tục hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ, nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ
chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập
thể; thực hành tiết kiệm; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách pháp luật.
* Giấy khen
Giấy khen để tặng cho các tập thể, cá nhân, tập thể của công ty đạt thành
tích trong các đợt thi đua tồn diện, thành tích đột xuất trong q trình thực
hiện nhiệm vụ lao động sản xuất.
2.2.3. Công tác tuyên truyền và phát động thi đua


14
Dưới sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban thi đua khen thưởng
tỉnh, sự lãnh đạo của Đảng bộ công ty công tác tuyên truyền luôn được coi
là một nhiệm vụ then chốt để CBCNV người lao động hiểu và tích cực
hưởng ứng các phong trào thi đua một cách thiết thực, hiệu quả. Các văn
bản đã được tuyên truyền đền người lao động như: Luật thi đua khen
thưởng, Luật sửa đổi bổ xung một số điều của luật thi đua khen thưởng các

Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật thi đua khen thưởng; Chị thị
số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị ‘‘về việc tiếp tục đổi mới
công tác thi đua, khen thưởng’’; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 19/5/2016 của
Thủ tướng Chính phủ ; Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 14/3/2016 về việc đẩy
mạnh phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020 và một số văn bản hướng
dẫn của tỉnh Lào Cai về triển khai công tác thi đua, khen thưởng. Từ đó làm
cho phong trào thi đua thực sự trở thành ý thức tự giác, trách nhiệm của
từng cá nhân. Trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất được giao các
phòng, ban, đơn vị phát huy nội lực, năng động, sáng tạo, không ngừng
nâng cao năng xuất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, phấn đấu hồn thành
vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch giao.
2.2.4. Tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng
Năm 2019 với khẩu hiệu của phong trào thi đua thường xuyên “Đoàn kết,
đổi mới, sáng tạo thực hiện hoàn thành toàn diện và vượt mức chỉ tiêu, kế hoạch
giao”; Ngoài phong trào thi đua thường xuyên các phong trào thi đua chuyên đề
được công ty triển khai thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như phong trào
thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lào Cai lần
thứ V và Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 với mục tiêu thi đua,
chung sức, đồng lòng trong phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh quốc phịng, đảm bảo an sinh xã hội; góp phần thực hiện thắng lợi 4 chương
trình cơng tác trọng tâm, 19 đề án phát triển kinh tế - xã hội của Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh, hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XV, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XII, Nghị quyết số 19-NQ/TƯ ngày 19/12/2018 của Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2019.
Năm 2020 với khẩu hiệu thi đua thường xun ‘‘Đồn kết, sáng tạo, đổi
mới, bứt phá về đích sớm” Công ty đã ban hành Kế hoạch số 06/KH-TĐKT
ngày 27/02/2020 về công tác TĐKT năm 2020; Kế hoạch số 09/KH-TĐKT ngày
12/3/2019 về phát động thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội hội thi



15
đua Yêu nước tỉnh Lào Cai lần thứ V và Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 –
2025; Kế hoạch số 17/KH-TĐKT ngày 18/9/2020 về việc phát động thi đua chào
mừng kỷ niệm 30 năm ngày tái lập tỉnh Lào Cai (01/10/1991-01/10/2021).
Công tác thi đua, khen thưởng đã được hướng dẫn và quy định rõ đối
tượng, tiêu chuẩn, quy trình xét duyệt, thủ tục hồ sơ đề nghị, đảm bảo tính
khách quan, chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu động viên thúc đẩy phong
trào thi đua. Việc tôn vinh, biểu dương khen thưởng, nhất là khen thưởng đột
xuất cho các tập thể, các nhân lập được thành tích xuất sắc, các mơ hình, sáng
kiến, điển hình tiên tiến là việc làm hết sức quan trọng, khơng chỉ có ý nghĩa
động viên tinh thần, cổ vũ gương người tốt, việc tốt, mà còn là biện pháp tổ
chức thực tiễn khoa học, có sức lan tỏa mạnh mẽ, thúc đẩy các phong trào thi
đua tiếp tục đổi mới và phát triển.
2.3. Kết quả đạt đươc, hạn chế và nguyên nhân
2.3.1. Kết quả đạt được
* Đối với tập thể Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị tỉnh Lào Cai

Năm
khen

2019

2020

Cấp khen

Số quyết
định


Ngày
tháng
năm quyết
định

Hình
thức
khen

Nội dung khen

Bộ Xây dựng

500/QĐBXD

03/6/2019

Bằng
khen

Đã có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự
nghiệp phát triển chiếu sáng

UBND thành
phố Lào Cai

439/QĐUBND

28/02/2019


Giấy
khen

GĐ Cơng an
tỉnh Lào Cai

95/QĐ-KT

19/07/2019

Giấy
khen

Đã có thành tích xuất sắc tham gia các hoạt
động tại lễ hội đền thượng xn 2019
Đã có thành tích xuất sắc trong 5 năm thực
hiện Chỉ thị số 07/CT-BCA-V28, ngày
15/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an, giai
đoạn 2014 - 2019

UBND thành
phố Lào Cai

2356/QĐUBND

12/11/2019

Chứng
nhận


Doanh nghiệp đạt danh hiệu Nếp sống văn
hóa 2019

UBND tỉnh
Lào Cai

11/QĐUBND

07/01/2020

Quyết
định

Cơng nhận đạt chuẩn "An toàn về an ninh
trật tự" năm 2019

UBND tỉnh
Lào Cai

914/QĐUBND

07/04/2020

Bằng
khen

Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào
thi đua thường xuyên năm 2019

UBND tỉnh

Lào Cai

2749/QĐUBND

20/08/2020

Cờ thi
đua

Đã có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua
đặc biệt chào mừng Đại hội thi đua yêu nước
tỉnh Lào Cai lần thứ V và Đại hội Đảng các
cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

UBND tỉnh
Lào Cai

3066/QĐUBND

10/09/2020

Giải
thưởng

Giải thưởng Môi trường tỉnh Lào Cai năm 2020.
Đã có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực bảo vệ
mơi trường tỉnh Lào Cai năm 2020

Tỉnh ủy Lào
Cai


04/QĐ/TU

28/10/2020

Bằng
khen

Đã có thành tích xuất sắc trong cơng tác tham
mưu, giúp việc, tổ chức, phục vụ Đại hội Đảng
bộ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025


16

08/01/2021

Giấy
khen

Đã có thành tích xuất sắc trong triển khia
thực hiện phong trào thi đua "Toàn dân tham
gia xây dựng và củng cố QP-AN vững chắc"
Giai đoạn 2016 - 2020

110/QĐHHHVN

25/02/2021

Bằng

khen

Tặng hội Mơi trường Đơ thị tỉnh Lào Cai đã
có thành tích trong hoạt động Hội năm 2020

767/QĐUBND

10/03/2021

Cờ thi
đua

Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào
thi đua thường xuyên năm 2020

Công an tỉnh
Lào Cai

20/CAT

Liên hiệp hội
KH và KT
Việt Nam
UBND tỉnh
Lào Cai

Tập thể các đơn vị trực thuộc:
Năm 2019 có 9 phịng, ban, đơn vị trực thuộc được công nhận là tập thể
lao động tiến tiến đạt 81,8%.
Năm 2020 có 11 tập thể là các phòng, ban, đơn vị trực thuộc được tặng

danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến năm 2020 đạt 100%.
* Đối với cá nhân:
Năm
khen

Số quyết
định

Bộ Tài nguyên Môi
trường

1036/QĐBTNMT

26/4/2019

01

Chứng nhận Cơng nhân lao
động vì mơi trường

19/7/2019

01

Giấy khen trong đảm bảo An
ninh trật tự

22/7/2019

04


Huy hiệu vì sự nghiệp phát
triển tỉnh Lào Cai

22/4/2019

01

Bằng khen trong thực hiện
công tác ATVSLĐ

UBND tỉnh Lào Cai

01

Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh

UBND tỉnh Lào Cai

01

Bằng khen của UBND tỉnh
Lào Cai

Hội Môi trường Đô thị
Việt Nam

01

Giải đồng Cây chổi vàng năm

2019

Công ty Môi trường
Đô thị tỉnh Lào Cai

58

Danh hiệu Chiến sỹ TĐCS

Công ty Môi trường
Đô thị tỉnh Lào Cai

430

Danh hiệu Lao động tiên tiến

Thủ tướng Chính phủ

01

Huân chương lao động hạng II

Thủ tướng Chính phủ

02

Bằng Khen của Thủ tướng
chính phủ

UBND tỉnh Lào Cai

của LĐ LĐ tỉnh Lào
Cai

2020

Nội dung khen

Cấp khen

Bộ Công an

2019

Số
lượng
được
khen

Ngày tháng
năm quyết
định

950/QĐ-CA
2191/QĐUBND
325/QĐLĐLĐ


17
UBND tỉnh Lào Cai


1518/QĐUBND

11/5/2021

02

UBND tỉnh Lào Cai

2160/QĐUBND

25/6/2020

05

Huy hiệu vì sự nghiệp phát
triển tỉnh Lào Cai

47

Danh hiệu Chiến sỹ TĐCS

443

Danh hiệu Lao động tiên tiến

Công ty Môi trường
Đô thị tỉnh Lào Cai
Công ty Môi trường
Đô thị tỉnh Lào Cai


Bằng khen của UBND tỉnh
Lào Cai

2.3.2. Hạn chế
Công tác thi đua, khen thưởng thực sự trở thành động lực thúc đẩy
CBCNV người lao động thi đua lao động sản xuất, nghiên cứu, học tập, sáng
tạo; góp phần quan trọng trong q trình phát triển của đơn vị. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt được, cơng tác thi đua, khen thưởng cũng cịn nhiều
hạn chế như:
Một sột số đơn vị trực thuộc, tổ sản xuất chưa quan tâm chỉ đạo sâu sát phong trào
thi đua yêu nước và công tác khen thưởng. Với địa bàn hoạn động rộng, nằm phân tán
nhiều nơi (như Thị xã Sa Pa, thị trấn Bắc Hà, thị trấn Bát Xát); thời gian, địa điểm làm
việc không tập trung theo ca, kíp nên nhiều phong trào thi đua chưa phổ biến sâu rộng
CBCNV, các gương điển hình tiên tiến chưa được chăm bồi và nhân rộng điển hình
tiên tiến.
Một số phong trào thi đua được phát động có nội dung, tiêu chí chưa sát
hợp với tình hình của đơn vị, cịn mang tính hình thức, chưa tồn diện, thiếu
chiều sâu và lan tỏa, chưa thu hút được nhiều lực lượng tham gia.
Đã qua, tỷ lệ khen thưởng cao (Bằng khen, chiến sỹ thi đua cơ sở) cho
cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý còn cao so với người lao động. Đối tượng
khen thưởng có mở rộng đến người lao động nhưng chỉ tập trung ở một số
phong trào thi đua. Việc biểu dương khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có
thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua đôi lúc chưa kịp thời nên chưa
khuyến khích, động viên, thúc đẩy các điển hình tiên tiến vươn lên và chưa tạo
động lực để phong trào thi đua phát triển mạnh và bền vững.
Hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhìn chung đạt hiệu quả chưa
cao, nhất là trong việc tham mưu đề xuất tổ chức phát động phong trào thi đua chưa
được quan tâm, có biểu hiện khốn trắng cho bộ phận làm công tác thi đua, khen
thưởng.
Để phong trào thi đua yêu nước tiếp tục phát huy hiệu quả xứng tầm, tạo sự lan

tỏa thành phong trào thi đua, thiết nghĩ, bên cạnh việc sớm khắc phục những hạn
chế khó khăn, mỗi cơ quan, tổ chức cần tăng cường tính chủ động hơn nữa; Thực
hiện đổi mới công tác khen thưởng bảo đảm chính xác, kịp thời, cơng khai, minh


18
bạch, coi trọng việc phát hiện, lựa chọn các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc
để khen thưởng. Ðề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát
hiện những điển hình tiên tiến để khen thưởng và đề nghị cấp có thẩm quyền khen
thưởng.
Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên trách thi đua, khen thưởng cũng cần
thực hiện tốt vai trò tham mưu cho các cấp lãnh đạo, không ngừng đổi mới
công tác khen thưởng cả về hình thức tổ chức và biện pháp đẩy mạnh phong
trào thi đua để công tác này thật sự trở thành động lực thúc đẩy phong trào thi
đua, góp phần hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Một số tổ lao động chưa thực sự quan tâm chỉ đạo sâu sát phong trào thi
đua yêu nước và công tác khen thưởng. Có phong trào thi đua chưa phổ biến
sâu rộng trong công nhân, lao động, một số gương điển hình tiên tiến chưa kịp
thời được bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến.
Khơng ít phong trào thi đua được phát động có nội dung, tiêu chí chưa
sát hợp với tình hình của các đơn vị, cịn mang tính hình thức, chưa tồn diện,
thiếu chiều sâu và lan tỏa, chưa thu hút được nhiều người lao động tham gia.
Ở một số đơn vị, tỷ lệ khen thưởng cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản
lý còn cao, chưa thật sự chú trọng xét khen cho cán bộ chuyên mơn, người lao
động.
Đối tượng khen thưởng có mở rộng nhưng chỉ tập trung ở một số phong
trào thi đua. Việc biểu dương khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành
tích xuất sắc trong các phong trào thi đua đơi lúc chưa kịp thời nên chưa
khuyến khích, động viên, thúc đẩy các điển hình tiên tiến vươn lên và chưa tạo
động lực để phong trào thi đua phát triển mạnh và bền vững.

Hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Cơng ty nhìn chung đạt hiệu quả
chưa cao, nhất là trong việc tham mưu đề xuất tổ chức phát động phong trào thi đua
chưa được quan tâm, có biểu hiện khốn trắng cho bộ phận làm cơng tác thi đua, khen
thưởng.
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nguyên nhân của kết quả
Đảng bộ, Ban giám đốc công ty luôn xác định công tác thi đua, khen
thưởng là một trong những nội dung có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cách thức tổ chức thi đua trong doanh là
một phương pháp, cơng cụ tích cực để phát huy toàn diện khả năng sáng tạo
của CBCNV người lao động. Nó làm một trong những động lực thúc đẩy việc
nâng cao năng xuất lao động, tiết kiệm các nguồn lực, sử dụng hiệu quả vốn
sản xuất, đồng thời nó phát huy được tính chủ động, tính sáng tạo trong quá


19
trình thực hiện nhiệm vụ. Qua việc tổ chức các phong trào thi đua doanh
nghiệp không những đạt được hiệu quả đặt ra mà còn giúp cho người lao động
tin tưởng vào doanh nghiệp và cố gắng hoàn thành tốt cơng việc của mình.
Chính vị vậy cơng tác thi đua, khen thưởng luôn là một nhiệm vụ trong tâm
của doanh nghiệp.
Để thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng theo đúng quy định, công
ty đã ban hành các quy chế công tác thi đua khen thưởng của đơn vị, quy chế
sáng kiến cơ sở, quy chế hoạt động của Hội đồng thi đua cơ sở, thơng qua đó
hoạt động thi đua, khen thưởng được thực hiện thống nhất từ trên xuống dưới.
Hội đồng thi đua khen thưởng công ty đã thực hiện nghiêm túc và triển
khai kịp thời công tác thi đua khen thưởng thường xuyên, khen thưởng đột
xuất, khen thưởng chuyên đề đến các phòng, ban đơn vị trực thuộc bằng nhiều
hình thức khác nhau với những khẩu hiệu thi đua rễ nhớ, rễ hiểu, rễ thực hiện;
Bố trí cán bộ chun trách là người có trình độ, có kinh nhiệm để thực hiện

nhiệm vụ.
Các phong trào thi đua được triển khai đến người lao động theo đúng
trình tự và các quy định trong công tác thi đua, khen thưởng; kết thúc phong
trào thi đua Hội đồng thi đua đã tổ chức họp xét, đề nghị khen thưởng cho các
tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, từ đó đã tạo
được khơng khí thi đua sơi nổi trong tồn đơn cơng ty, người lao động hăng
say trong thực hiện nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực công tác đã cổ vũ, động
viên người lao động tích cực tham gia các hoạt động đồn thể, văn hố, văn
nghệ, thể dục thể thao…
Phát huy vai trị của các tổ chức đồn thể như Cơng đồn, đồn thanh
niên, ... trong việc tổ chức tun truyền cho CBCNV người lao động nhận
thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào thi đua.
Các phong trào thi đua luôn được tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nhiệm
qua đó đánh giá được hiệu quả của từng phong trào thi đua; tổ chức tôn vinh
những gương điển hình tiên tiến, khen, thưởng cho các tập thể, cá nhân có
thành tích xuất sắc, từ đó đã động viên, khuyến khích kịp thời người lao động
cực tham gia các phong trào thi đua nhằm nâng cao năng suất lao động.
2.3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân chủ yếu là do công tác phổ biến, tuyên truyền, tổ chức tập
huấn, quán triệt những quy định về các phong trào thi đua yêu nước và công
tác khen thưởng ở một số đơn vị chưa sâu sắc, chưa cụ thể.
Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị và
tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng, chưa thật sự quan tâm lãnh đạo,


20
chỉ đạo đối với công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước;
chưa lấy công tác thi đua, khen thưởng làm đòn bẩy, là biện pháp quan trọng
để thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị được.
Đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng tại các đơn vị trực thuộc là cán bộ

kiêm nghiệm nhiều việc, thường xuyên thay đổi người làm, cũng như chưa được bồi
dưỡng chuyên môn, dẫn đến công tác tham mưu cho cấp uỷ, Ban lãnh đạo đơn vị chỉ
đạo, kiểm tra, giám sát cơng tác thi đua, khen thưởng cịn lúng túng, bất cập.
Lực lượng lao động phổ thông là chủ yếu, thời gian làm việc theo ca, kíp,
địa điểm làm việc phân tán rộng, công việc nặng nhọc, vất vả nên công tác
tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua còn nhiều
hạn chế dẫn đến kết quả thi đua tại các đơn vị chưa đồng đều, rộng khắp và
liên túc, một số phong trào thi đua tác dụng lan tỏa chưa cao.
Phong trào thi đua của một số đơn vị trực thuộc đã có sự quan tâm của
các cấp lãnh đạo nhưng chưa được tổ chức thường xuyên, liên tục, chưa đi vào
chiều sâu; cịn rập khn tiêu chí thi đua cịn chung chung, chưa có tiêu chí cụ
thể của đơn vị; Có một số phong trào cịn mang tính hình thức và thiếu hiệu
quả, chưa gắn kết chặt chẽ lợi ích của người tham gia thi đua với phong trào
thi đua. Công tác khen thưởng tuy có những bước đổi mới nhưng đối tượng
khen thưởng là cán bộ, lãnh đạo vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhất là hình thức khen
cao (Chiến sỹ thi đua cơ sở, Bằng khen,...). Công tác phát hiện khen và đề
nghị cấp trên khen thưởng cho các điển hình tiên tiến, nhân tố mới còn chưa
thực sự được quan tâm đúng mức. Công tác tuyên truyền, nhân rộng các điển
hình tiên tiến tuy có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng chưa đáp ứng được
yêu cầu đề ra.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI
3.1. Phương hướng
3.1.1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền thi đua, khen thưởng
Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng. Các
cấp uỷ, tổ chức Đảng, người đứng đầu đơn vị trực thuộc phải trực tiếp chỉ đạo, tổ



21
chức phong trào thi đua, bảo đảm thiết thực, hướng công tác thi đua vào thực hiện các
nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá, tập trung giải quyết những nhiệm vụ khó,
những vấn đề bức xúc, nổi cộm, trọng tâm là hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm của từng
đơn vị. Phong trào thi đua phải thực sự đem lại lợi ích hiệu quả; chỉ tiêu thi đua sát với
nhiệm vụ trọng tâm công tác của từng đơn vị; gắn phong trào thi đua với đẩy mạnh
“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số
05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII
của Đảng về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa
trong nội bộ… Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu đơn vị phải phát huy
tốt vai trò tiên phong gương mẫu, thực sự là hạt nhân, là ngọn cờ dẫn đầu trong các
phong trào thi đua.
3.1.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức công tác thi đua, khen thưởng
Xây dựng kế hoạch và có biện pháp cụ thể để tạo bước chuyển biến
mạnh mẽ về chất trong công tác thi đua, khen thưởng trong tồn cơng ty;
nghiên cứu, ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy định của Luật thi đua,
khen thưởng phù hợp với đặc thù của công ty. Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới
quy trình, thủ tục, hồ sơ xét, đề nghị khen thưởng.
3.1.3. Thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng
kết về thi đua, khen thưởng
Trong tổ chức triển khai các phong trào thi đua, tăng cường việc kiểm
tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết và đổi mới mạnh mẽ việc biểu dương, khen
thưởng. Đảm bảo khen thưởng kịp thời, khách quan, công bằng, minh bạch,
đúng người, đúng việc, lấy hiệu quả, chất lượng công tác làm thước đo; chú
trọng khen thưởng người lao động trực tiếp.
Tăng cường công tác phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền về những tấm
gương tập thể, cá nhân tiêu biểu, nhất là các nhân tố mới, để cổ vũ, nêu
gương, nhân rộng trong xã hội, tạo động lực phát triển và lan toả sâu rộng

trong đơn vị cơ sở. Qua đó, phát triển, cổ vũ mạnh mẽ các phong trào thi đua.
Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả đối với Hội đồng Thi đua - Khen
thưởng công ty và đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng tại các đơn vị.
Tập trung rà sốt, bổ sung, hồn thiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thi


22
đua, khen thưởng để phù hợp với hệ thống chính sách, pháp luật về thi đua,
khen thưởng và bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong tồn cơng ty.
3.1.4. Tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do cấp trên phát động.
Xây dựng kế hoạch tổ chức phong trào thi đua của công ty gắn với phong trào
thi đua do cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đồn thể ở địa phương phát
động, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Duy trì và đẩy mạnh các hoạt động xã hội,
văn hóa, văn nghệ, thể thao, đóng góp ủng hộ các quỹ, ủng hộ đồng bào bị
thiên tai, bão lụt… tạo khí thế thi đua sôi nổi, thiết thực nhằm nâng cao đời
sống văn hóa, tinh thần cho đội ngũ CBCNV người lao động trong tồn cơng
ty.
3.2. Một số giải pháp
3.2.1. Tiếp tục tuyên truyền chủ trương, đường lối của Ðảng, tư tưởng về thi
đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chính sách, pháp luật của Nhà nước về
TĐKT.
Chú trọng tuyên truyền Luật TĐKT và các văn bản hướng dẫn thi hành
thơng qua các hình thức phù hợp, nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của cán bộ
lãnh đạo và người lao động về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của công tác TĐKT
cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của chính bản thân mỗi CBCNV người
lao động đối với công tác này. Đây là nhiệm vụ thường xuyên của từng cơ quan, tổ
chức; hằng năm cần chủ động phát động các phong trào thi đua ngay từ đầu năm
với tinh thần hành động sáng tạo hơn, đạt được kết quả cao hơn năm trước. Tổ
chức thực hiện tốt các phong trào thi đua trọng tâm: “đô thị văn minh”;… Thực

hiện đổi mới nội dung, phương thức tổ chức các phong trào thi đua với hình thức
phong phú, đa dạng, nội dung cụ thể, thiết thực gắn với các nội dung Đại hội Thi
đua yêu nước đã đề ra.
Chủ động tổ chức các phong trào thi đua bám sát nhiệm vụ chính trị,
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ của Công ty cũng
như của từng đơn vị thành viên, đồng thời tổ chức thi đua theo đợt, theo
chuyên đề giải quyết kịp thời các vấn đề cấp bách, khó khăn phức tạp, những
khâu yếu kém của từng đơn vị trực thuộc. Thi đua phát huy mạnh mẽ sáng
kiến kinh nghiệm của các thành viên trong Công ty, tạo bứt phá nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả; thi đua thực hiện kế hoạch được giao, hoàn thành


×