Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà hàng The Gallery khách sạn M docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.35 KB, 85 trang )

Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
1




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: “Một số giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của nhà hàng
The Gallery khách sạn M.”













Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
2

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chon đề tài


Hiện nay, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đang là mục tiêu trọng
tâm của nước ta. Đây là vấn đề đặt ra cho cho từng doanh nghiệp, từng ngành
kinh tế và cho toàn xã hội. Để góp phần thực hiện mục tiêu này các doanh
nghiệp khách sạn đã và đang củng cố và tăng cường vị thế cạnh tranh của
mình và của ngành du lịch Việt Nam trên thị trường. Do đó sự cạnh tranh
trong ngành khách sạn cũng ngày càng quyết liệt, các doanh nghiệp khách sạn
sẽ phải đương đầu với nhiều đối thủ nước ngoài rất mạnh ngay trên địa bàn
truyền thống của mình. Nếu doanh nghiệp khách sạn không tự mình nhìn
nhận, đánh giá đầy đủ để cố gắng vươn lên về năng lực quản lý, chiến lược
đầu tư và kinh doanh, cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ, quan hệ đối tác
và công tác tiếp thị thì không thể cạnh tranh được.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh,
khách sạn M đã xác định cho mình những lợi thế, và những chiến lược đúng
đắn để tồn tại và phát triển trong tương lai. Sau 3 tháng thực tập tại nhà hàng
The Gallery – khách sạn M, được trực tiếp góp phần vào việc thực hiện chiến
lược em đã phần nào nhận biết được tầm quan trọng của việc nâng cao năng
lực canh tranh do đó em đã chọn đề tài:
Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà hàng The
Gallery - khách sạn M
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Phạm Thị
Nhuận và sự giúp đỡ của các anh chị trong khách sạn M đã giúp đỡ em hoàn
thành tốt kỳ thực tập và chuyên đề này.


Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
3
2. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trong bài chuyên đề này chỉ dừng lại ở phạm vi nhà
hàng The Gallery khách sạn M

Phương pháp nghiên cứu chuyên đề là phương pháp thu thập thông tin,
phân tích và xử lý dữ liệu
3. Nội dung nghiên cứu
Chuyên đề tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau:
Chương 1: Những cơ sở lí luận về hoạt động kinh doanh khách sạn và
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khách sạn
Chương 2: Thực trạng kinh doanh của khách sạn M và nhà hàng The
Gallery:
• Giới thiệu cơ bản về khách sạn M, nhà hàng The Gallery và các hoạt
động kinh doanh của nó
• Phân tích năng lực cạnh tranh của khách sạn M và nhà hàng The Gallery
Chương 3: Một số biện pháp nhàm nâng cao năng lực cạnh tranh của
khách sạn M và nhà hàng The Gallery











Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG KHÁCH SẠN
1.1.Khái quát về kinh doanh khách sạn và kinh doanh ăn uống

1.1.1 Khách sạn và kinh doanh khách sạn
Ngành kinh doanh khách sạn mặc dù ra đời muộn hơn các ngành kinh tế
khác nhưng hiện nay ngành công nghiệp không khói này đang ngày càng
chiếm ưu thế và phát triển mạnh mẽ. Kinh doanh khách sạn không chỉ đơn
thuần là dịch vụ cho thuê buồng ngủ nữa mà là một chuỗi dịch vụ nhằm thỏa
mãn nhu cầu của khách du lịch, bao gồm nhiều chủng loại với nhiều mức
dịch vụ, tương ứng với nhiều thứ hạng khác nhau. Ngành kinh doanh khách
sạn không chỉ là một nghề mà còn là một nghệ thuật. Nó các đặc trưng cơ
bản, có hệ thống lý luận riêng khác với các lĩnh vực kinh doanh khác. Để hoạt
động quản lý và điều kinh doanh khách sạn đạt hiệu quả hơn chúng ta phải
nhận thức đúng khái niệm kinh doanh khách sạn. Muốn hiểu rõ nội dung khái
niệm này, cần phải bắt đầu từ quá trình hình thành và phát triển của kinh
doanh khách sạn.
Đầu tiên, kinh doanh khách sạn chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm
đảm bảo chỗ ngủ qua đêm cho khách có trả tiền. Sau đó cùng với những đòi
hỏi thoả mãn nhiều nhu cầu hơn và mức cao hơn thì hoạt động kinh doanh
cũng mở rộng thêm. Các chủ khách sạn muốn đáp ứng toàn bộ nhu cầu của
khách nhằm mục đích lợi nhuận từ đó thúc đẩy ngành kinh doanh khách sạn
từng bước phát triển. Vì vậy khái niệm này được hiểu theo 2 nghĩa là nghĩa
rộng và nghĩa hẹp:
- Theo nghĩa rộng, kinh doanh khách sạn là hoạt động cung cấp các dịch vụ
phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho khách.
- Theo ngĩa hẹp, kinh doanh khách sạn chỉ đảm bảo nhu cầu ngủ, nghỉ cho
khách.
Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
5
Ngày nay nhu cầu đi du lịch dần được coi là nhu cầu thiết yếu. Đó chính là
nhu cầu được nghỉ ngơi giải trí, nhu cầu được giao lưu học hỏi, được nâng
cao trình độ… Để đáp ứng được các nhu câu này của khách du lịch, các dịch

vụ của ngành kinh doanh khách sạn ngày càng phong phú và đa dạng về
chủng loại. Đây cũng chính là điểm mấu chốt để kinh doanh khách sạn được
thành công và khái niệm kinh doanh khách sạn cũng được thừa nhận theo cả
nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Trên phương diện chung nhất, có thể đua ra định
nghĩa về kinh doanh khách sạn như sau:
“Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các
dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các
nhu cầu ăn nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”
(TS. Nguyễn Văn Mạnh & Ths. Hoàng Thị Lan Hương,Giáo trình Quản trị
kinh doanh khách sạn )
Theo định nghĩa trên thì ngành kinh doanh khách sạn có 3 lĩnh vực kinh
doanh chính là: kinh doanh lưu trú, kinh doanh ăn uống và kinh doanh dịch vụ
bổ sung. Các hoạt động này tạo nên một chuỗi dịch vụ hoàn chỉnh đáp ứng
đầy đủ nhu cầu của khách.
1.1.2. Đặc điểm của kinh doanh khách sạn
Do loại hình kinh doanh khách sạn gắn liền với khách du lịch do đó nó có
những đặc trưng riêng biệt liên quan trực tiếp tới khách du lịch. Kinh doanh
khách sạn có 4 đặc trưng chủ yếu:
- Kinh doanh khách sạn phu thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du
lịch.
Tài nguyên du lịch là yếu tố hấp dẫn, cuốn hút khách du lịch – khách hàng
mục tiêu của khách sạn. Vì vậy kinh doanh khách sạn chỉ có thể thành công ở
những nơi có tài nguyên du lịch. Nơi nào không có tài nguyên du lịch thì
không thể có khách du lịch tới và cũng không thể kinh doanh được khách sạn.
Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
6
Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch có tác dụng quyết định quy mô của
khách sạn trong vùng, còn giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch có tác
dụng quyết định thứ hạng khách sạn. Chính vì vậy khi đầu tư vào kinh doanh

khách sạn đòi hỏi các nhà đầu tư phải nghiên cứu kỹ các thông số của tài
nguyên du lịch cũng như nhóm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng
mà khách sạn hướng tới.
- Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn
Đặc điểm này xuất phát từ nguyên nhân do yêu cầu về chất lượng cao của
sản phẩm khách sạn và tăng lên cùng với sự tăng lên của thứ hạng khách sạn.
Chất lượng đó trước hết được thể hiện qua cơ sở vật chất kỹ thật và qua sự
sang trọng của thiết bị được lắp đặt bên trong khách sạn sau đó được thể hiện
qua chính dịch vụ của khách sạn. Khách sạn có thứ hạng càng cao thì hệ
thống dịch vụ càng phong phú.
- Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn
Sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ và quá trình phục
vụ này không thể cơ giới hóa được mà chỉ có thể được thực hiện bởi những
nhân viên trong khách sạn. Mặt khác, lao động trong khách sạn có tính
chuyên môn hoá cao, thời gian phục vụ lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng
của khách do đó phải sử dụng một số lượng lớn lao động phục vụ trực tiếp
trong khách sạn. Do việc này đòi hỏi chi phí rất lớn nên một nhà quản lý
khách sạn luôn phải đối mặt với khó khăn về chi phí lao động tương đối cao.
Các nhà quản lý luôn tìm cách giảm thỉểu chi phí này nhưng phải đảm bảo
chất lượng sản phẩm dịch vụ của khách sạn.
- Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật
Cũng như các ngành kinh doanh khác, kinh doanh khách sạn chịu rất nhiều
chi phối của các quy luật như: quy luật tự nhiên, quy luật tự nhiên – xã hội,
quy luật tâm lý con người… Các tác động này gây ra những tác động khác
Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
7
nhau cả tích cực và tiêu cực tới tất cả các khách sạn với những mức dộ khác
nhau. Để tận dụng những cơ hội và hạn chế những thách thức do tác động của
các quy luật này mang lại nhà kinh doanh khách sạn phải nghiên cứu kỹ các

quy luật và sự tác động của nó đến khách sạn. Từ đó đề ra những biện pháp để
kinh doanh khách sạn có thể đạt hiệu quả cao nhất.
1.1.3. Kinh doanh ăn uống
Kinh doanh ăn uống là một trong 3 hoạt động kinh doanh trong doanh
nghiệp khách sạn. Hoạt động kinh doanh này không chỉ là đơn thuần là cung
cấp thức ăn cho khách mà còn phục vụ nhu cầu thẩm mĩ, nghỉ ngơi và giải trí
của họ nữa. Chính vì vậy kinh doanh ăn uống trong khách sạn bao gồm 3 hoạt
động chính sau:
- Hoạt động sản xuất vật chất: chế biến thức ăn cho khách.
- Hoạt động lưu thông: bán sản phẩm chế biến của mình và sản phẩm của
các ngành khác cho khách.
- Hoạt động tổ chức phục vụ: Tạo điều kiện để khách hàng tiêu thụ thức
ăn tại chỗ và cung cấp điều kiện nghỉ ngơi, thư giãn cho khách
Các hoạt động này có mối quan hệ trực tiếp, chi phối lẫn nhau. Nếu thiếu
một trong 3 hoạt động này không những chúng bị phá hủy mà còn dẫn đến sự
thay đổi về bản chất kinh doanh ăn uống trong du lịch. Ngày nay, để nâng cao
chất lượng của sản phẩm, các cơ sở kinh doanh ăn uống trong du lịch không
những tổ chức phục vụ trức tiếp nhu cầu ăn uống của khách mà còn mở rộng
thêm các dịch vụ giải trí khác như nghe nhạc, xem biểu diễn nghệ thuật, khiêu
vũ …Vì vậy ta có thể định nghĩa về kinh doanh ăn uống trong khách sạn như
sau:
“ Kinh doanh ăn uống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn,
bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch
Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
8
vụ khác nhằm thỏa mãn nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hang (
khách sạn ) cho khách nhằm mục đích có lãi.”
(Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn- TS. Nguyễn Văn Mạnh & Ths.
Hoàng Thị Lan Hương )

Từ định nghĩa trên ta thấy được kinh doanh ăn uống trong khách sạn có
những đặc trưng cơ bản sau:
- Tổ chức ăn uống chủ yếu là cho khách ngoài địa phương, và các khách này
thường có thành phần rất đa dạng. Do đó muốn hoạt động kinh doanh của
khách sạn có hiệu quả đồng thời thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách các
doanh nghiệp cần phải hiểu rõ tập quán ăn uống của từng đối tượng khách
- Phải tổ chức ăn uống toàn bộ cho khách du lịch từ bữa ăn chính đến bữa
sáng hay đồ uống vì các khách sạn thường ở những nơi cách xa địa điểm cư
trú thường xuyên của khách. Đây cũng chính là một biện pháp hoàn thiện chất
lượng dịch vụ khách sạn
- Phải tạo ra những điều kiện và phương thức phục vụ tại chỗ theo nhu cầu
tạo sự thuận lợi tối đa cho khách
- Kết hợp các hoạt động giải trí, bố xung thoả mãn nhu cầu và nâng cao
doanh thu. Đây là những hoạt động bổ sung nhưng có vai trò rất quan trọng
trong cả chất lượng dịch vụ và trong hiệu quả kinh tế
1.1.4. Ý nghĩa kinh tế và ý nghĩa xã hội của kinh doanh khách sạn
• Ý nghĩa kinh tế
Kinh doanh khách sạn có ý nghĩa kinh tế to lớn đối với một quốc gia vì nó
là một trong những hoạt động chính của ngành du lịch và thực hiện những
nhệm vụ chính của ngành. Kinh doanh khách sạn tác động đến sự phát triển
của nghành du lịch và đời sống kinh tế xã hội nói chung của một quốc gia
Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
9
- Phân phối lại quỹ tiêu dùng cá nhân giữa các vùng trong nước thông qua
kinh doanh lưu trú và ăn uống của khách sạn vì thế góp phần làm tăng GDP
cho các vùng và các quốc gia.
- Kinh doanh khách sạn góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài
và trong nước, huy động được vốn nhàn rỗi trong nhân dân
- Tạo cơ hội cho sự phát triển của các nghành khác vì hàng ngày khách sạn

tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm của các nghành như: công nghiệp nặng,
công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, bưu chính viễn thông,
ngân hàng và đặc biệt là thủ công mỹ nghệ.
- Giải quyết khối lượng lớn công ăn việc làm cho lao động
Tất cả những điều trên làm cho kinh doanh khách sạn có ý nghĩa kinh tế to
lớn đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
• Ý nghĩa xã hội
- Kinh doanh khách sạn góp phần gìn giữ và phục hồi khả năng lao động và
sức sản xuất của người lao động thông qua việc đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi
tích cực trong thời gian đi du lịch của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên. Đồng thời việc thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi cuối tuần một
cách tích cực cho số đông người dân đã góp phần nâng cao mức sống về vật
chất và tinh thần cho nhân dân.
- Kinh doanh khách sạn còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự gặp gỡ, giao lưu
của mọi người từ khắp nơi, từ các quốc gia châu lục trên thế giới tới Việt
Nam.
Như vậy kinh doanh khách sạn có một ý nghĩa to lớn đối với kinh tế cũng như
xã hội của một quốc gia, ngày nay đã trở thành thế mạnh của một số quốc gia.
Vì thế cần phải có những chiến lược biện pháp phát triển nghành công nghiệp
không khói này đem lại lợi ích cho đất nước.

Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
10
1.2. Năng lực cạnh tranh
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản về cạnh tranh
1.2.1.1. Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp
- Cạnh tranh là một tất yếu khách quan tồn tại trong nền kinh tế thi trường,
vừa là đặc trưng vừa là một tất yếu khách quan. Cạnh tranh quyết định sự
sống còn của các doanh nghiệp. Đó là sự ganh đua giữa các nhà doanh nghiệp

trong việc chiếm lĩnh thị trường nhằm mục tiêu kinh doanh cụ thể. Đây cũng
là quá trình phân bổ nguồn lực từ nơi tạo ra giá trị thấp sang nơi có giá trị cao
hơn thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Điều kiện cho sự cạnh tranh trên một thị
trường là : có ít nhất hai chủ thể có quan hệ đối kháng và có sự sự tương ứng
giữa sự cống hiến và phầm thưởng của mỗi thành viên trên thị trường. Về
bản chất , cạnh tranh là quá trình lựa chọn trên cơ sở so sánh giữa các đối
tượng có những tính năng, tác dụng tương dôid giống nhau, có thể thay thế
cho nhau.
Ngày nay, hầu hết các nước đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh
không những là môi trường và động lực của sự phát triển mà còn là một yếu
tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, tạo động lực cho sự phát
triển. Do đó quan điểm đầy đủ về cạnh tranh có thể được nhìn nhận như sau:
“ Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt , quyết liệt giữa các nhà sản xuất, kinh
doanh với nhau dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm
đạt được những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều
kiện thúc đẩy sản xuất phát triển”.
- Ngày nay sở dĩ nền kinh tế thị trường phát triển và chiếm ưu thế so với kinh
tế tập trung là do nó có những ưu thế nhất định. Vai trò của cạnh tranh ngày
càng được thừa nhận và thể hiện rõ nét hơn:
• Cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh mối quan hệ cung – cầu đảm bảo việc
phân bổ nguồn lực khan hiếm trong xã hội một cách hiệu quả nhất
Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
11
• Cạnh tranh cho phép sử dụng nguồn tài nguyên một cách tối ưu
• Khuyến khách áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
• Thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng
• Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế
1.2.1.2. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp trên thị trường.
Bất kỳ doanh ngiệp nào cũng phải đối mặt với cạnh tranh, do đó muốn tồn

tại trên thị trường cần phải cố những chiến lược cạnh tranh, những công cụ
cạnh tranh hữu hiệu. Thông thường doanh nghiệp có các công cụ cạnh tranh
chủ yếu sau:
• Cạnh tranh bằng sản phẩm
Đối với tất cả các doanh nghiệp thì vấn đề sản phẩm được người tiêu dùng
tiếp nhận và tiêu dùng là yếu tố quan trọng hang đầu. Sản phẩm là bộ mặt của
doanh nghiệp, đại diện cho thương hiệu, cho sự lớn mạnh hay yếu kém của
doanh nghiệp. Một doanh nghiệp thành công hay thất bại đều mở đầu và kết
thuc bởi sản phẩm. Sản phẩm là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu
dung, giữa cung và cầu trên thị trường do đó khi tiếp cận thị trường sản phẩm
là một công cụ có tác động mạnh mẽ nhất. Cạnh tranh về sản phẩm thường
được thể hiện qua các mặt sau:
- Cạnh tranh về trình độ của sản phẩm: Trình độ của sản phẩm là các nhóm
chỉ tiêu thể hiện mức độ công dụng, chức năng của sản phẩm phù hợp với
chức năng của người tiêu dungh. Muốn sử dụng chiến lược thành công trước
hết doanh ngiệp cần xác định rõ đối tượng khách hang cua mình, họ cần sản
phẩm gì và cần sản phẩm đó như hế nào. Doanh nghiệp sẽ chiến thắng trong
cạnh tranh nếu như lựa chọn trình độ sản phẩm phù hợp với yêu cầu của
người tiêu dùng.
- Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm: Cùng đáp ứng một loại sản phẩm
có rất nhiều sản phẩm cùng loại tuy nhiên tai sao có sản phẩm rất thành công
Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
12
trên thị trường lại có những sản phẩm lại dần biens mất. Đó chính là do chất
lượng các sản phẩm khác nhau. Người tiêu dung rất thích những sản phẩm có
nhiều công dụng nhưng chất lượng của sản phẩm cũng rất quan trọng. Do đó
nếu sản phẩm không đi cùng chất lượng thì sản phẩm đó se sớm bị người tiêu
dùng loại bỏ. Sản phẩm phải đi cùng chất lượng. Tuy nhiên đây là một chỉ
tiêu khó đo lường do đó khi sử dụng chất lượng sản phẩm là công cụ cạnh

tranh thì chúng ta cần phải xác định các tiêu chí phản ánh chất lượng để đảm
bảo chỉ tiêu này coos thể đo lường được. Nếu tạo ra lợi thế cho sản phẩm này
doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội chiến thắng trên thị trường. Khi áp dụng
chính sách theo đuổi chất lượng sản phẩm doanh nghiệp cần phải cân nhắc
giữa sự đánh đổi với chi phí. Lúc này việc xác định lại đối tượng khách hang
mục tiêu cùng rất cần thiết.
- Cạnh tranh về uy tín của doanh nghiệp: Thương hiệu uy tín của doanh
nghiệp được xây dưng trong thời gian dài do đó đây chính là giấy thông hành
của sản phẩm khi đến tay khách hàng. Công cụ này tác động trực tiếp đến
trực giác của khách hang. Uy tín, thương hiệu là một công cụ canh tranh
nhưng để công cụ cạnh tranh này được phat huy tác dụng tốt nhất doanh
nghiêopj nên kết hợp với một chiến lược nữa.
- Cạnh tranh do khai thác hợp lý chu kỳ sống của sản phẩm: Sử dụng phơng
pháp này doanh nghiệp cần phải sang suốt đua ra quyết định nên đưa ra sản
phẩm mới hay duy trì khai thác sản phẩm cũ.
• Cạnh tranh về giá
Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩ mà người bấn hay doanh
nghiệp dự tính có thể nhậ được từ người mua thong qua việc trao đổi sản
phẩm trên thị trường. Giá cả là tín hiệu tin cậy phản ánh tình hình biến động
trên thị trường.
Cạnh tranh về giá cả thường được thể hịên qua các chính sách định giá :
Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
13
- Chính sách định giá thấp
- Cính sách định giá ngang giá thị trường
- Chính sách định gía cao
- Chính sách định gía phân biệt
- Chính sách bán phá giá
Mức giá có vai trò cực kỳ quan trọng trong cạnh tranh. Trong lực lượng

tương quan với giá trị khách hang mong đợi, nếu khoảng cách giưa giá và giá
trị càng nhỏ thì doanh nghiệp càng có nhiều lợi thé cạnh tranh. Do đó doanh
ngiệp cũng dần chiếm được lòng tin người tiêu dung và cũng có nghĩa là vị
thế cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng cao. Tuy nhiên hạ giá ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp do đó khi sử dụng chiến lược giá
làm vũ khí cạnh tranh trên thị trường doanh nghiệp cần phải lựa cjon thời
điểm thích hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của chính sách này.
• Cạnh tranh về phân phối bán hàng
Phân phối, bàn hàng là một trong những công cụ Marketing và là một
trong những công cụ cạnh tranh hữu hiệu của doanh nghiệp khách sạn. Cạnh
tranh về phân phối bán hàng được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:
- Khả năng đa dạng hóa các kênh và lựa chọn các kênh chủ lực. Điều này
có được là do mối quan hệ của khách sạn với các nhà cung cấp khách và uy
tín của khách sạn đối với các công ty lữ hành. Khách sạn có một hệ thống các
danh mục kinh doanh và mỗi danh mục này lại có hệ thống dịch vụ của mình.
Do đó bất cứ doanh nghiệp khách sạn nào cũng có một chuỗi sản phẩm trên
thị trường. Việc quyết định kênh phân phối không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến
doanh thu của khách sạn mà còn giúp khách sạn tối thiểu hóa chi phí.
- Có các dịch vụ bán và sau bán hợp lý. Đây chính là các chính sách
của khách sạn đối với khách hàng và các nhà cung cấp khách. Khách sạn có
hệ thống dịch vụ bán và sau bán tốt thì sẽ có được một nguồn khách lớn và
Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
14
một hệ thống Marketing hoàn hảo. Chính các nhà cung cấp và khách hàng là
những người Marketng đáng tin cậy và một khách hàng trung thành.
- Có khả năng hợp tác với các khách sạn khác trên thị trường, đặc biệt là
trên thị trường mục tiêu. Nếu có khả năng này, khách sạn không những giảm
bớt được các lực lượng cạnh tranh trên thị trường mà còn tăng cao được năng
lực cạnh tranh của mình. Đó là khả năng chia sẻ khách hàng, liên kết để thực

hiện mục tiêu chung của các khách sạn. Đây là xu hướng của các khách sạn
khi tham gia vào các thị trường lớn. Mỗi doanh nghiệp khách sạn đều có
những lợi thế và khả năng cạnh tranh riêng. Liên kết sẽ giúp cho khách sạn
lấp đầy khoảng trống th trường và luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng.
- Có nhiều biện pháp để kết dính các kênh lại với nhau. Đặc biệt là các
biện pháp quản lý người bán và điều khiển người bán đó.
• Cạnh tranh về thương hiệu
Tạo lập thương hiệu là phương thức cạnh tranh hiệu quả nhất đối
với bất cứ một doanh nghiệp nào. Một khách sạn có thương hiệu tức là khách
sạn đã tạo ra sự nhận biết và mong muốn cho khách hàng của mình về sản
phẩm dịch vụ khách sạn. Có thể nói thương hiệu là tài sản quý giá nhất của
khách sạn. Đây là một tài sản vô hình nhưng có giá trị vô cùng to lớn nhất là
đối với doanh nghiệp khách sạn.
Khách của khách sạn là những người từ nơi khác đến, họ chưa tiêu dùng
sản phẩm dịch vụ của khách sạn do đó thương hiệu khách sạn là tiêu chí đầu
tiên để họ lựa chọn. Tuy nhiên không phải bất cứ khách sạn nào cũng có
thương hiệu. Tất cả các khách sạn đều có nhãn hiêu nhưng để nhãn hiệu trở
thành thương hiệu nó phải trải qua một quá trình dài, được khách hàng công
nhận và khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Một khách sạn có
thương hiệu mạnh sẽ là một khách sạn có năng lực cạnh tranh lớn, có lợi thế
cạnh tranh tuyệt đối so với đối thủ cạnh tranh.
Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
15
Cạnh tranh về thương hiệu còn tạo ra sự trung thành từ phía khách hàng.
Khách hàng sẽ dễ dàng chọn mua một sản phẩm nổi tiếng. Do đó thương hiệu
không chỉ là công cụ để khách sạn giữ chân khách hàng truyền thống mà còn
thu hút khách hàng mới cho khách sạn. Trong môi trường cạnh tranh, để giữ
gìn thương hiệu và nâng cao khả năng thu hút khách thì vấn đề quan trọng
nhất là nâng coa chất lượng dịch vụ. Thương hiệu là một công cụ hữu hiệu do

đó khách sạn cần phải duy trì thương hiệu và sử dụng nó như một công cụ
cạnh tranh hữu hiệu.
1.2.2. Năng lực cạnh tranh trong ngành khách sạn
1.2.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Hiện nay, một doanh nghiệp muốn có một vị trí vững chắc trên thị trường
thì phải có một tiềm lực đủ mạnh để có thể cạnh tranh trên thị trường. Đó
chính là năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của
một doanh nghiệp chính là việc có được các lợi thế cạnh tranh so với các đối
thủ cạnh tranh để duy trì vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh
tranh, đảm bảo một mức lợi nhuận ít nhất là bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc thực
hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế có thể hiểu ở cấp độ quốc gia,
cấp độ ngành hay doanh nghiệp. Dưới góc độ ngành, doanh nghiệp, năng lực
cạnh tranh trực tiếp gắn với khả năng duy trì và phát triển ngành, doanh
nghiệp (các chỉ số quan trọng nhất thường được dùng đo lường là lợi nhuận
và thị phần). Đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế
Việt Nam đang diễn ra song song với những chiến lược cạnh tranh kinh tế
chung. Nhiều nhân tố như công nghệ cao, đào tạo, huấn luyện và sử dụng
nguồn nhân lực, liên kết kinh tế phụ thuộc vào cả các chính sách của nhà
nước và nỗ lực của bản thân doanh nghiệp. Hơn nữa năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp không chỉ vào chi phí thấp, giá thành hạ mà còn cả các yếu tố
Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
16
quyết định năng lực cạnh tranh cả về chất như: việc đánh giá các đối thủ cạnh
tranh, sự xâm nhập ngành của các doanh nghiệp mới, các sản phẩm và dịch vụ
thay thế, vị thế đàm phán của doanh nghiệp đối với các nhà cung cấp, trình độ
của người mua, kỹ năng tổ chức quản lý.
1.2.2.2.Vị thế cạnh tranh
Các doanh nghiệp khách sạn muốn tồn tại trên thị trường cạnh tranh phải

có những lợi thế cạnh tranh nhất định. Đây chính là một vũ khí lợi hại để
doanh nghiệp chống trả lại các đối thủ cạnh tranh khác, phát triển trên thị
trường. Nhờ các lợi thế cạnh tranh này doanh nghiệp dần tạo lập cho mình
một vị trí vững chắc trên thị trường. Đó là vị thế của khách sạn trên thị
trường.
Vị thế cạnh tranh của một công ty so với các đối thủ được thể hiện
thông qua thị phần và năng lực phân biệt của công ty. Thị phần càng lớn,
công ty càng mạnh - xét ở vị thế cạnh tranh. Với thị phần lớn, công ty có điều
kiện giảm chi phí do đạt được lợi thế kinh tế quy mô và hiệu ứng đường cong
kinh nghiệm và tạo được sự trung thành với nhãn hiệu của khách hàng. Mặt
khác, vị thế cạnh tranh càng vững chắc hơn nếu công ty có năng lực đặc biệt
về nghiên cứu và phát triển, marketing, hiểu biết thị trường, tạo được uy tín
nhãn hiệu - những thế mạnh vượt trội mà các đối thủ không có được. Nói
chung, công ty có thị phần lớn nhất với năng lực cạnh tranh lớn nhất, độc đáo
nhất sẽ có vị thế cạnh tranh tốt nhất. Hai yếu tố trên đây củng cố, hỗ trợ lẫn
nhau và giải thích tại sao có những công ty ngày càng vững mạnh và liên tục
phát triển. Yếu tố độc đáo, duy nhất trong năng lực cạnh tranh sẽ tạo ra mức
cầu cao về sản phẩm, dẫn đến thị phần lớn cho công ty. Và đến lượt nó, thị
phần lớn là điều kiện để công ty có thêm nguồn lực nhằm củng cố và phát
triển thế mạnh độc đáo, duy nhất.
1.2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh.
Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
17
• Yếu tố con người
Con người luôn là yếu tố quan trọng và quyết định nhất đối với hoạt động của
mọi doanh nghiệp. Yếu tố con người bao trùm lên toàn bộ mọi hoạt động của
doanh nghiệp thể hiện qua khả năng, trình độ, ý thức của đội ngũ quản lý và
người lao động. Đội ngũ lao động tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp thông qua các yếu tố như: năng suất lao động, thái độ phcj vụi khách

hàng, sự sáng tạo,…Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao
chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất ra sản phẩm hàng hóa.
Đội ngũ lao động của doanh nghiệp khách sạn có trình độ cao, biết các tiêu
chuẩn dịch vụ, các sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ.
Nó sẽ tác động tới giá của dịch vụ và thông qua đó khách sạn sẽ có nhiều lựa
chọn khi định giá dịch vụ tạo lợi thế về cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Đặc biệt đối với ngành dịch vụ như khách sạn ,số lượng lao động là rất lớn.
Quá trình sản xuất một phần gắn với việc người lao động trực tiếp tiếp xúc
với khách hàng.Thái dộ cử chỉ và trình độ chuyên môn của số lao dộng này sẽ
được khách hàng đánh giá, nhận xét trong suốt quá trình giao tiếp và tác động
trực tiếp tới hình ảnh của doanh nghiệp. Khác với doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm, sản phẩm dịch vụ vô hình nên người tiêu dùng ngoài việc đánh giá
chất lượng thuần túy của dịch vụ đem lại, họ còn đánh giá chất lượng dịch vụ
trong quá trình cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Việc đánh giá nhận xét tốt
hay chưa tốt ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, yếu tố con người được dặt cao hơn rất nhiều trong các doanh
nghiệp dịch vụ so với doanh nghiệp khác và ảnh hưởng mạnh mẽ hơn tới
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Do vậy, doanh nghiệp khách sạn muốn đứng vững trong bão táp của cạnh
tranh thị trường thì phải không ngừng sang tạo ra cái mới, luôn đi đầu trong
ngành kinh doanh khách sạn.
Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
18
• Khả năng về tài chính
Một doanh nghiệp có tiềm năng lớn về tài chính sẽ có nhiều thuận lợi trong
việc đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm trang thiết bị,năng cao chất lượng
sản phẩm củng cố vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường .Đặc biệt ,một
doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp theo
đuổi chiến lược dài hạn ,tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, năng cao

khả năng cạnh tranh .
Người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng nhiều vào quy mô năng lực tài chính
của doanh nghiệp. Khách hàng luôn đánh giá cao những doanh nghiệp có tiềm
lực tài chính lớn tức là sản phẩm của họ được tiêu thụ nhiều và đánh giá cao
.Vì vậy ,tiềm lực tài chính ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp một cách mạnh mẽ.
• Tính độc quyền
Trong một thị trường độc quyền ,lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là
tuyệt đối .Do đó nếu doanh nghiệp khách sạn có lợi thế độc quyền cung cấp
một loại sản phẩm, độc quyền trong tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguồn
nguyên liệu sẽ có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối so với các doanh nghiệp khách
sạn khác. Thị trường khách của ngành kinh doanh khách sạn vô cùng rộng lớn
do đó muốn nâng cao lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp phải tìm cho mình một
thị trường mục tiêu để phát triển sản phẩm của mình, trở thành nhà độc quyền
trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng .
Tính độc quyền ảnh hưởng trực tiếp tới lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
. Do đó tìm ra lợi thế cạnh tranh và phát triển sản phẩm duy nhất, doanh
nghiệp khách sạn sẽ trở thành người đi tiên phong trong ngành .
1.2.2.4.Thực trạng cạnh tranh trong ngành khách sạn
Hệ thống khách sạn và cơ sở lưu trú Việt Nam trong những năm gần đây
phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô, hình thức sở hữu và chất lượng dịch
Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
19
vụ. Từ năm 2007 đến nay, tại Hà Nội có 5 dự án xây dựng khách sạn 5 sao,
Tp.HCM là 11 dự án khách sạn 5 sao với khoảng 3.611 phòng. Theo dự báo
của Công ty CBRE, trong 4 năm tới Việt Nam cần có 10.000 phòng. Điều này
chứng tỏ trong vài năm gần đây nguồn cung khách sạn luôn trong tình trạng
không đủ đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, số lượng phòng khách sạn 4-
5 sao hiện tại còn rất hạn chế. Giá phòng của 9 khách sạn 5 sao ở Hà Nội, bao

gồm cả khách sạn InterContinental Hanoi Westlake mới đi vào hoạt động, dao
động trong khoảng từ 120-350 USD/ngày. Hệ số sử dụng phòng đạt xấp xỉ
82%. Khách đến Hà Nội thường gặp khó khăn trong việc tìm thuê phòng
khách sạn cho thấy nhu cầu cần có thêm nhiều phòng khách sạn hơn.
Xu hướng hiện nay là các khách sạn thu hút nguồn vốn đầu tư nước
ngoài để nâng cấp thành các khách sạn cao cấp hơn. Như vậy sự cạnh tranh
trong ngành khách sạn vẫn chưa thực sự diễn ra gay gắt Doanh nghiệp khách
sạn phải nhanh chóng tìm ra lợi thế cạnh tranh của mình nhằm phục vụ những
đoạn thị trường mục tiêu của mình, chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh trong ngành
khách sạn sắp tới. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là làm thế nào để các khách
sạn nâng cao được năng lực cạnh tranh, kinh doanh hiệu quả hơn trong điều
kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế.
Từ thực trạng nêu trên, có thể thấy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của
hệ thống khách sạn và cơ sở lưu trú Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế,
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư xây
dựng khách sạn, nhà hàng ở nước ngoài dưới nhiều hình thức đầu tư trực tiếp
hoặc liên doanh, liên kết.
Tổng cục Du lịch cần có một hệ thống cung cấp thông tin hỗ trợ doanh
nghiệp khách sạn về thị trường cung- cầu dựa trên phương pháp thống kê
thống nhất, phù hợp cách làm của các nước trong khu vực, đáng tin cậy để
làm chuẩn so sánh, đối chiều; từng bước thiết lập hệ thống tiêu chuẩn quốc
Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
20
gia nhằm quản lý chất lượng sản phẩm khách sạn; xây dựng và áp dụng các
tiêu chuẩn: khách sạn xanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, đầu tư thích đáng phát
triển nguồn nhân lực, xây dựng một đội ngũ lao động, quản lý có năng lực,
phẩm chất cần thiết.
Về phía doanh nghiệp, mỗi khách sạn phải tự nâng cao năng lực cạnh
tranh đáp ứng yêu cầu hội nhập. Nỗ lực tập trung vào các lĩnh vực: đầu tư tạo

sản phẩm cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ phù hợp từng thị trường
mục tiêu, tìm giải pháp mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí; xây dựng đội
ngũ lao động, quản lý chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp cần có chính sách thu
hút cán bộ quản lý nghiệp vụ giỏi và có chiến lược đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực kế cận lâu dài.
Thời gian tới, ngành du lịch hướng tới việc hình thành các tập đoàn
khách sạn ở Việt Nam, tạo sức cạnh tranh và hiệu quả trong xúc tiến, quảng
bá; tăng cường vai trò của tổ chức nghề nghiệp là Hiệp hội du lịch nhằm lành
mạnh hóa môi trường kinh doanh, thống nhất các chương trình hành động
chung giữa các doanh nghiệp khách sạn, tạo nên sức cạnh tranh tổng hợp trên
trường quốc tế. Mặt khác, các doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt những
nội dung mà Việt Nam đã cam kết mở cửa trong lĩnh vực du lịch, từ đó xây
dựng chiến lược phát triển phù hợp theo hướng phát triển bền vững
Tóm lại, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một tất yếu
khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nếu không
làm được điều này, doanh nghiệp không chỉ thất bại trên “sân khách” mà còn
gánh chịu những hậu quả tương tự trên chính “sân nhà”. Để nâng cao năng
lực cạnh tranh thì một trong những công việc mà doanh nghiệp cần làm là chủ
động đánh giá thực lực kinh doanh của mình và tìm ra những điểm mạnh cơ
bản để phát huy

Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
21
1.3. Tóm tắt chương 1
Kinh doanh khách sạn ngày càng đóng góp nhiều hơn trong ngành kinh tế.
Trên góc độ kinh doanh, hiểu biết về khách sạn và các nhân tố ảnh hưởng đến
doanh ngiệp khách sạn là vô cùng cần thiết bởi nó là những nền tảng cơ bản
để doanh nghiệp nâng cao năng lục cạnh tranh và hiệu suất kinh doanh.
Chương 1 trình bày những vấn đề sau:

- Những lý luận cơ bản về kinh doanh khách sạn và kinh doanh ăn uống.
Nó cung cấp những nguyên tắc, những đặc điểm cơ bản để doanh nghiệp tập
trung khi tiến hành kinh doanh. Bản thân kinh doanh khách sạn cũng có
những đặc điểm riêng. Nó không chỉ chịu sự phụ thuộc vào tài nguyên của
mỗi điểm du lịch mà còn đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn. Hoạt động kinh
doanh khách sạn còn đòi hỏi một lực lượng lao động lớn
- Lý luận về năng lực cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh. Doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh trước hết xác định
được chiến lược kinh doanh của minh, phải hiểu được lợi thế cạnh tranh của
mình










Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
22
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ KHÁCH SẠN M VÀ NHÀ HÀNG THE
GALLERY
2.1 Giới thiệu về khách sạn M
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển khách sạn M

Địa chỉ: 83A Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội

Điên thoại: (844) 822 2800
Fax: (844) 822 2822
Email:
Website: www.mhotel.com.vn




Khách sạn M chính thức mở cửa kinh doanh vào 31/10/1997, ban đầu
có tên đăng kí kinh doanh là Guoman trực thuộc công ty TNHH HLL-
GUOCO Việt Nam (HLL-GUOCO Invesment Limited Company). HLL-
GUOCO là liên doanh giữa bên việt Nam là công ty vật tư kỹ thuật vận tải ô
tô thuộc Bộ giao thông vận tải (Tranco in Viet Nam) có trụ sở tại 83A Lý
Thường Kiệt và bên nước ngoài là tập đoàn Hongleong Property của
Malayxia, có trụ sở tại 17 phố Bond- đảo Channel –Malayxia. Hợp đồng liên
doanh giữa 2 bên được kí kết vào 03/07/1993 có thời hạn 30 năm bắt đầu tính
từ ngày bắt đầu hoạt động 20/07/1993 theo giấy phép kinh doanh số 638/GP.
Khi ký kết 2 bên đă thỏa thuận tỷ lệ vốn góp như sau


Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
23
Bảng 2.1: Cơ cấu vốn góp hai bên liên doanh


Năm thứ 1-
22
Năm thứ 23-
26

Năm thứ 27-
30
Sau năm thứ
30
Việt Nam 25.90% 40% 49% 60%
Nước ngoài 74.10% 60% 51% 40%
Nguồn: Phòng kế toán khách sạn M
Khách sạn Guoman Hà Nội được xây dựng với tổng số vốn đầu tư ban
đầu là 13.200.000USD. Ban đầu bên Việt Nam góp 25.9% vốn pháp định
bằng quyền sử dụng diện tích đất 2.950m
2
trong thời gian 30 năm ( được định
giá tại thời điểm góp vốn là 1.414.000USD) và 333.971USD tiền mặt; bên đối
tác góp 74.1% vốn pháp định bằng thiết bị, vật tư, phương tiện vận chuyển và
ngoại tệ tương đương 5.000.592 USD. Khách sạn được xây dựng theo kiến
trúc hình hộp theo tiêu chuẩn của khách sạn 4* với 12 tầng và 151 phòng và
dịch vụ đa dạng. Với nội thất được trang trí tạo không khi gia đình và thái độ
phục vụ tận tình, thân thiện của nhân viên, khách sạn Guoman đã thực sự đem
lại sự ấm cúng và hài lòng cho khách hàng. Khách sạn đã nhận được nhiều
danh hiệu và đang vững bước với mục tiêu của mình.
Thành tích của Guoman đã đạt được trong những năm gần đây:
- Đạt danh hiệu “Best Boutique Hotel in Ha Noi” năm 2001
- Đạt danh hiệu “ Best Hight Quality Hotel in Hà Nội ” năm 2002
- Đạt “ Excellent 4 – Star Hotel in Hà Nội ” năm 2006-2007
Với vị trí thuận lợi khách chủ yếu của khách sạn là khách công vụ trong
đó khách Pháp chiếm tỷ trọng 48%, khách Nhật chiếm tỷ trọng 20% và một
số là khách du lịch thuần túy.Trong vài năm gần đây Guoman Hà Nội cũng
như nhiều khách sạn khác đang phải kinh doanh trong môi trường cạnh tranh
gay gắt và nhiều rủi ro, đòi hỏi Guoman Hà Nội phải đảm bảo chất lượng dịch
Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn

Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
24
vụ, thỏa mãn đầy đủ và hoàn thiện hơn nữa những nhu cầu của khách hàng,
tạo được thế mạnh rõ rệt trong cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp trên thị
trường.
Năm 2007, khách sạn được bán lại cho tập đoàn Vina Capital và đổi tên
đăng ký kinh doanh là ROXY VIỆT NAM co.Ltd, tên giao dịch là M.Hotel.

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý công ty TNHH Roxy Việt Nam












Vina Capital là một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam về quản lý
và đầu tư vốn với mục tiêu :
- Hỗ trợ các công ty thành viên và khách hàng
- Mang lại lợi nhuận tuyệt hảo cho các nhà đầu tư
- Làm việc uy tín với tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ chuẩn mực.
Vina Capital quản lý hai quỹ chính là quỹ cơ hội Việt Nam (VOF) và
quỹ Vina Land (VLN). Trong đó có một lĩnh vực chuyên về khách sạn nhằm
nắm bắt và phát triển khách sạn và resorts có tên là Vina Capital Hopitality
Roxy VN Co.Ltd

Tranco VN
Ông Stephen O’Grangdy

Tổng giám đốc
Ông Nguy
ễn Đăng D
ư

Phó TGĐ thứ nhất
Ông Nguy
ễn Quốc Trị

Phó TGĐ thứ hai
Vina Capital
Chuyên đề thực tập Khoa Du Lịch & Khách sạn
Nguyễn Thị Phượng Lớp Du Lịch 46A
25
được bắt đầu hoạt động vào tháng 6 năm 2006. Hiện nay VinaCapital đã là
chủ sở hữu của 4 khách sạn lớn trong đó có 3 khách sạn ở Hà Nội đó là:
khách sạn Sofitel Metropole, Hilton và M. Với mỗi khách sạn, công ty ROXY
đều có mục tiêu riêng và vạch ra những chiến lược thực hiện mục tiêu đó. Đối
với khách sạn M công ty muốn đưa ra cho khách hàng một hình ảnh khách
sạn luôn đi tiên phong trong ngành khách sạn (Trend Setting Hotelier) và
khách sạn ấm cúng nhất Việt Nam (Best Boutique Hotel in VietNam). Để
thực hiện mục tiêu đó khách sạn đã lựa chọn tập đoàn Movenpick Hotel
(Thụy Sĩ) là nhà quản lý và dự định đến tháng 6/2008 đổi tên thành khách sạn
Movenpick Hotel Hanoi.
Tập đoàn Movenpick có trụ sở chính tại 8152 Glattbrugg, Thụy Sĩ, là tập
đoàn quản lý khách sạn và resort hàng với gần 100 năm kinh nghiệm đầu thế
giới . Tập đoàn có khoảng 12.000 nhân viên, hơn 80 khách sạn ở 25 nước

Gồm 2 loại đó là khách sạn dành cho khách hội thảo, kinh doanh và resort
nghỉ dưỡng. Với chiến lược phát triển bao phủ hệ thống khách sạn và resort
trên toàn cầu tập doàn Movenpick có kế hoạch đến 2011 mở thêm 31 khách
sạn và 2 khách sạn ở Việt Nam sẽ được mở vào 2008.
Hiện nay khách sạn M đang trong giai đoạn chuyển giao quản lý và hoạch
định chiến lược mới. Ban quản lý khách sạn nhận định: Ngành công nghiệp
dich vụ Việt Nam đang phát triển nhanh ước tính dến năm 2010 Hà Nội sẽ
đón tiếp hơn 2 triệu khách du lịch. Hiện nay, Hà Nội đã có 516 điểm nghỉ
ngơi cho khách du lịch với 12.894 so với nhu cầu còn thiếu tới 13.000 phòng
nữa. Mặt khác nhu cầu đòi hỏi của khách ngay càng cao nên các khách sạn
cao cấp 4*-5* hiện đang thiếu. Chính vì vậy trong năm 2008 khách sạn sẽ tiến
hành sửa và xây lại khách sạn để nâng cấp khách sạn thành khách sạn 5*. Dù
thay đổi nhưng khách sạn M vẫn luôn kiên định mục tiêu của mình nhằm
phục vụ khách tốt nhất.

×