LỜI MỞ ĐẦU
Ngành điện là một ngành luôn phải đi tiên phong trong quá trình phát
triển kinh tế của mọi quốc gia. Do đó ngành điện luôn gặp phải những khó
khăn, đặc biệt do luôn phải đi trước đón đầu để tạo tiền đề phục vụ cho các
ngành kinh tế nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Một trong những vấn đề của ngành điện là ngoài việc cung cấp điện an
toàn, ổn định, liên tục để phục vụ mục đích kinh tế, chính trị của quốc gia,
ngành điện còn phải đảm bảo doanh thu để đảm bảo cuộc sống cho cán bộ
công nhân viên ngành điện và đầu tư phát triển.
Ngoài việc đáp ứng tốt các tiêu chẩn kỹ thuật, ngành điện cần phải tính
toán cân đối ngân sách thu chi và đầu tư vào các dự án sao cho đảm bảo tốt
các mục tiêu đề ra .
Với một khoảng thời gian thực tập ngắn và do kiến thức còn hạn chế
của em, bản báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
được các thầy giáo cô giáo nhận xét và góp ý để em hoàn thiện tốt hơn báo
cáo thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Dương Lan Hương đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ và định hướng em cách lấy số liệu, xử lý các số liệu trong
quá trình thực tập .
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị phòng tổ
chức lao động, phòng kinh doanh, phòng tài vụ Điện lực Thanh Trì - Hà Nội
đã giúp đỡ và cung cấp các số liệu để em hoàn thành tốt nội dung thực tập .
Em xin chân thành cám ơn.
Hà Nội, ngày tháng 03 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Trịnh Ngọc Tuấn
1
1
PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỆN LỰC THANH TRÌ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
- Tên chi nhánh : Điện Lực Thanh Trì - Hà Nội.
- Địa chỉ : Km 1 Đường Phan Trọng Tuệ - Thanh Trì - Hà Nội.
- Thời điểm thành lập : Điện lực Thanh Trì (ĐLTT) được thành lập tháng 11
năm 1972 khi đó trụ sở chính được thuê ở nhà dân tại thị trấn Văn Điển
(TTVĐ).
- Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển :
+ Từ năm 1972 - 1977 mua đất của nhà dân làm trụ sở ở khu Quốc Bảo
- Thị trấn Văn Điển. Lúc đó ĐLTT có khoảng 20 người.
+ Từ năm 1977 - 1990 trụ sở chính ở Km 1 Đường Phan Trọng Tuệ -
TTVĐ - Thanh Trì - Hà Nội. Lúc đó công ty có khoảng 160 người.
+ Từ năm 1990 - 2003 ĐLTT đã chuyển 8 xã về Quận Hoàng Mai quản
lý. Lúc này công ty có 130 người.
+ Từ năm 2003 đến nay công ty có 130 người làm việc.
- Quy mô hiện tại của doanh nghiệp:
Hiện tại Điện lực Thanh Trì kinh doanh bán điện trên địa bàn huyện
Thanh Trì - Hà Nội .
1.2. Chức năng, nhiệm vụ:
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
- Điện Lực Thanh Trì mua điện thương phẩm do Công ty Điện Lực Hà
Nội cấp tại các trạm biến áp 110kV và bán điện cho toàn bộ khách hàng nằm
trên địa bàn huyện Thanh Trì và thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do
Công ty điện lực Hà Nội giao.
- Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định và liên tục cho các hộ dân,
các tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Thanh Trì.
2
2
- ĐLTT bán điện cho khách hàng với các cấp điện áp 35kV, 22kV,
10kV, 6kV, 0,4 kV tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng điện của khách hàng.
1.2.2. Mục đích
Quy định chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các phòng, các đội, các tổ
thuộc ĐLTT nhằm mục đích quy định thống nhất chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của các phòng, các đội, các tổ thuộc ĐLTT trong quá trình công tác và
thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
1.2.3. Phạm vi, đối tượng
- Phạm vi : Quy định này áp dụng trong quá trình công tác và thực hiện
các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của các phòng, các đội, các tổ trong Điện
lực Thanh Trì.
- Đối tượng : Các phòng, các đội, các tổ thuộc Điện Lực Thanh Trì
quản lý
1.3. Công nghệ sản xuất:
- ĐLTT mua điện thương phẩm tại các trạm biến áp 110kV của Công ty
Điện Lực Hà Nội với các cấp điện áp : 35kV, 22kV, 10kV, 6kV . Từ đó ĐLTT
sẽ truyền tải, hạ áp xuống các cấp điện áp 35kV, 22kV, 10kV, 6kV, 0,4kV và
bán cho các hộ dân, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Thanh
Trì với các cấp điện áp khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng của khách hàng.
- Khi khách hàng có nhu cầu mua điện thì đến điểm giao tiếp khách
hàng tại điện lực nộp các hồ sơ cần thiết, sau khi đủ hồ sơ nhân viên giao tiếp
khách hàng sẽ trình giám đốc điện lực ký, sau khi được giám đốc ký hồ sơ
được chuyển sang phòng thiết kế để thiết kế lắp đặt, rồi được chuyển sang
phòng kinh doanh làm hợp đồng và lắp đặt công tơ.
Hình 1: Sơ đồ cấp điện mới
3
3
Sau đó hàng tháng ĐLTT thu tiền theo các bước như sau :
+ Bước 1: Ghi chỉ số công tơ.
+ Bước 2: Chuyển đến phòng kinh doanh lưu lại và kiểm tra.
+ Bước 3: Chuyển đến phòng công nghệ thông tin để in phiếu thu tiền điện
+ Bước 4: Chuyển đến phòng thu tiền .
1.4 Hình thức sản xuất và kết cấu sản xuất:
1.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp:
Hình thức tổ chức sản xuất tại ĐLTT được chia làm hai mảng chính:
Khối kinh doanh và khối kỹ thuật.
- Khối kinh doanh bao gồm: Phòng kinh doanh, đội Quản lý khách hàng 1,
đội Quản lý khách hàng 2, đội Quản lý khách hàng 3, đội Đại tu.
- Khối kỹ thuật bao gồm: phòng Kỹ thuật, phòng Kế hoạch vật tư, phòng Điều
độ vận hành, đội Quản lý trạm biến áp, phòng Thiết kế.
Khối kinh doanh thực hiện chức năng phát triển khách hàng, chăm sóc
và quản lý khách hàng.
Khối kỹ thuật thực hiện chức năng quản lý các đường dây truyền tải
điện, các trạm biến áp, các yêu cầu về kỹ thuật của lưới điện, quy hoạch lưới
điện, đầu tư và xây dựng mới lưới điện theo sự phát triển trên địa bàn huyện
Thanh Trì .
Về chức năng nhiệm vụ của từng phòng, đội sẽ được trình bầy kỹ trong
phần chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận.
1.4.2 Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện theo cơ cấu tổ chức
các bộ phận quản lý sẽ được trình bầy kỹ trong phần cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý.
1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
1.5.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Hình 2: Sơ đồ tổ chức Điện lực Thanh Trì
4
4
1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:
1. Phòng tổng hợp.
- Về tổ chức :
- 01 trưởng phòng
- 01 phó phòng
- Các cán sự, công nhân viên giúp việc.
- Về chức năng, nhiệm vụ :
* Công tác hành chính quản trị:
- Hàng tháng lập kế hoạch cụ thể về văn phòng phẩm, thông tin, điện
nước… dựa trên đề nghị của các tổ đội, phòng ban đưa lên phục vụ cho sản
xuất kinh doanh.
- Quản lý và sử dụng con dấu theo qui định của nhà nước và công ty.
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ.
- Đảm bảo môi trường, vệ sinh công cộng trong khu vực làm việc của
cơ quan.
- Phô tô tài liệu phục vụ công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh.
- Quản lý và điều hành phương tiện ô tô phục vụ sản xuất. Trình duyệt
kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng theo tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành.
- Thực hiện việc mua sắm, quản lý, cấp phát các trang thiết bị văn
phòng, văn phòng phẩm theo phân cấp. Duy tu, bảo dưỡng các thiết bị văn
phòng theo quy trình vận hành. Kiểm kê thiết bị văn phòng hàng năm.
* Công tác tổ chức :
- Xây dựng quy chế tổ chức hoạt động của đơn vị phù hợp với qui chế
và mô hình tổ chức của công ty, triển khai thống nhất mô hình tổ chức sản
xuất, khi thành lập đơn vị mới phải lập phương án trình Công ty duyệt, ra
quyết định hoặc uỷ quyền cho giám đốc quyết định.
- Xây dựng chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận trực thuộc
điện lực.
5
5
- Xây dựng phương án kế cận, giới thiệu với công ty đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý.
- Sắp xếp lao động hợp lý, phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn
và yêu cầu của SXKD của đơn vị.
- Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê về lao động, tiền lương,
thu nhập hàng tháng, quý, năm.
- Tăng cường củng cố kỹ thuật lao động và tham mưu cho Hội đồng thi
đua xử lý kỷ luật lao động với người vi phạm kỷ luật lao động theo phân cấp.
- Tổ chức thực hiện bồi dưỡng, kèm cặp, thi giữ bậc cho công nhân
viên trong diện thi hàng năm Công ty đã được phê duyệt và bồi dưỡng cho
công nhân viên chức.
- Đề nghị giám đốc xét duyệt thưởng đột xuất cho cá nhân, tập thể hoàn
thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch được giao.
- Tổ chức phong trào thi đua trong sản xuất kinh doanh.
* Công tác lao động tiền lương
- Theo định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch lao động tiền lương; Tham
gia với Công ty xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn cấp bậc công việc,
định biên lao động, quy chế trả lương, trả thưởng.
- Xây dựng và thực hiện quy chế trả lương, trả thưởng cho CBCNV của
điện lực trên cơ sở quy chế của Công ty; theo dõi đóng bảo hiểm y tế. Bảo
hiểm xã hội và các chế độ cho người lao động theo bộ luật lao động và theo
quy định của Công ty.
- Giải quyết các chế độ lao động cho người lao động theo bộ luật lao
động và theo chính sách của Công ty.
* Công tác Thanh tra pháp chế – Bảo vệ quân sự
+ Thanh tra pháp chế:
- Tham mưu giúp giám đốc đơn vị trong công tác giám sát thực hiện
các chế độ chính sách và pháp luật, các quy chế quy định của Công ty.
6
6
- Tổ chức công tác hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo, phúc đáp các cơ quan hữu quan, khách hàng sử dụng điện hoặc nội bộ
những vấn đề phát sinh thuộc nội bộ đơn vị quản lý.
- Quản lý chặt chẽ đầy đủ các hồ sơ nghiệp vụ, báo cáo tình hình kết
quả thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác pháp chế hàng
tháng, quý, năm về Công ty.
- Báo cáo thường kỳ công tác kiểm tra sử dụng điện và để xuất các biện
pháp nhằm hạn chế các trường hợp vi phạm sử dụng điện.
+ Bảo vệ quân sự
- Xây dựng bảo vệ cơ quan, bảo vệ nội bộ trật tự an toàn cơ quan,
phòng chống cháy nổ, phòng gian bảo mật, tổ chức lực lượng bảo vệ, tự vệ
quân sự.
- Kết hợp chặt chẽ với cơ quan liên quan, chính quyền địa phương và
nhân dân để bảo vệ an toàn khu vực làm việc của CBCNV và các công trình
lưới điện.
- Chấp hành nghiêm túc, có hiệu quả các kế hoạch, mệnh lệnh của ban
chỉ huy quân sự công an đề ra.
2. Phòng kế hoạch – Vật tư.
- Về tổ chức:
- 01 trưởng phòng
- 01 phó phòng
- Các kỹ sư, cán sự, công nhân viên giúp việc.
- Về chức năng nhiệm vụ:
+ Kế hoạch
- Theo hướng dẫn của Công ty tiến hành lập kế hoạch về sản xuất kinh
doanh trình Công ty xét duyệt và tổ chức thực hiện gồm:
+ Lập kế hoạch tài chính.
+ Lập kế hoạch kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng.
7
7
+ Lập kế hoạch phát triển đối diện phân phối.
+ Lập kế hoạch đầu tư xây dựng và kế hoạch đại tu sửa chữa lưới điện.
+ Lập kế hoạch giảm tổn thất điện năng.
+ Lập kế hoạch trang bị đầu tư trang thiết bị của điện lực.
+ Quản lý dự thảo hợp đồng kinh tế sản xuất khác và dịch vụ khách
hàng.
+ Tiếp nhận tài sản các công trình điện xoá bán tổng và các công trình
sử dụng các nguồn vốn khác để khai thác bán điện cho khách hàng.
- Lập tiến độ chi tiết và triển khai thực hiện để hoàn thành kế hoạch.
- Tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư, đại tu sửa chữa theo kế
hoạch đã được giám đốc Công ty phê duyệt.
- Thẩm tra dự án các công trình, dự án theo phân cấp.
- Thẩm tra trình duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn
xét thầu, kết quả đấu thầu các dự án theo kế hoạch đầu tư, kế hoạch đầu tư tu
sửa chữa lớn được giám đốc Công ty phê duyệt.
- Lập kế hoạch trình duyệt và tổ chức thực hiện các công tác tổ chức
sản xuất các công trình mới theo hướng dẫn thực hiện công tác đầu tư và xây
dựng được Công ty phê duyệt và giao kế hoạch cho điện lực thực hiện.
- Tổ chức thực hiện đấu thầu và quản lý công tác đấu thầu.
- Dự thảo giúp giám đốc điện lực ký kết hợp đồng kinh tế với các nhà
thầu để thực hiện dự án theo phân cấp và uỷ quyền.
- Quyết toán các công trình đầu tư xây dựng, đại tu sửa chữa.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định.
+ Vật tư
- Lập kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh và
đầu tư xây dựng công trình Công ty phê duyệt.
- Tổ chức mua sắm vật tư, trang thiết bị theo đúng quy chế phân cấp
của Công ty và thực hiện đúng quy chế đấu thầu.
8
8
- Quản lý và bảo quản kho tàng, tiếp nhận, cấp phát vật tư và cập nhật
sổ sách chứng từ, kiểm kê đối chiếu theo quy định về quản lý vật tư.
- Để xuất hội đồng thanh lý thiết bị vật tư tài sản tồn tại, kém phẩm
chất theo đúng quy định trình Công ty xét duyệt.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định.
3. Phòng kỹ thuật
- Về tổ chức
- 01 trưởng phòng
- 01 phó phòng
- Các kỹ sư, cán sự, công nhân viên giúp việc.
- Về chức năng, nhiệm vụ:
+ Kỹ thuật vận hành
- Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ kỹ thuật, vận hành an toàn, liên tục,
bảo đảm chất lượng điện áp lưới điện thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy
định, quy trình, quy phạm và các tiêu chuẩn vận hành.
- Đảm bảo vận hành quản lý an toàn lưới điện từ 35kv trở xuống.
- Tổ chức thi đua phát huy ý kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất
và ứng dụng những sáng kiến, tiến bộ khoa học công nghệ – môi trường vào
công tác quản lý vận hành và kinh doanh.
- Xem xét và quyết định thay đổi kết cấu lưới điện hạ thế trong phạm vi
đơn vị quản lý, nhưng phải đảm bảo việc cấp điện an toàn theo đúng các quy
trình quy phạm hiện hành.
- Lập phương án các công trình đại tu, sửa chữa, xây dựng cơ bản trình
các cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện sửa chữa thường xuyên theo đúng quy định.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định.
+ Công tác an toàn chuyên trách
9
9
- Kiểm tra định kỳ và bất thường về công tác an toàn các thiết bị, kiểm
tra việc sử dụng các trang bị, phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao động, thực hiện
phòng ngừa các tai nạn lao động, sự cố chủ quan, chống cháy nổ trong phạm
vi đơn vị và lưới điện.
- Tổ chức bồi huấn quy trình quy phạm an toàn, sát hạch công nhân
viên trong đơn vị.
- Tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động, điều tra các vụ sự cố.
- Kiểm tra và phối hợp các bộ phận trong cơ quan và chính quyền các
cấp ở địa phương, lập biên bản vi phạm hành lang lưới điện cao áp, báo cáo
các cấp lãnh đạo để thực hiện nghiêm chỉnh nghị định 54-CP.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định.
+ Thẩm tra kỹ thuật đề án thiết kế
- Giám sát nghiệm thu các công trình điện.
- Thẩm tra kỹ thuật các đề án thiết kế theo phân cấp của Công ty.
- Thẩm tra kỹ thuật các dự án đầu tư theo uỷ quyền quyết định đầu tư.
- Thẩm tra các đề án, phương án đại tu sửa chữa theo uỷ quyền của
Tổng Công ty và Phân cấp của Công ty .
- Thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định.
4. Phòng kinh doanh điện năng
- Về tổ chức:
- 01 trưởng phòng
- 01 Phó phòng
- Các kỹ sư, cán sự, công nhân viên giúp việc.
- Về chức năng nhiệm vụ
+ Bộ phận tổng hợp
- Tổ chức thực hiện đầy đủ quy trình quản lý kinh doanh điện năng.
- Quản lý công việc thực hiện lắp đặt công tơ phát triển mới theo đúng
quy định của Công ty.
10
10
- Điều hành ghi chỉ số công tơ tư gia, cơ quan và công tơ đầu nguồn.
- Quản lý tổn thất trạm công cộng, phân tích tổn thất theo cấp điện áp
và theo khu vực, tham gia xây dựng chương trình giảm tổn thất điện năng.
- Theo dõi điện năng tiêu thụ, quản lý biểu đồ phụ tải của từng hộ sử
dụng, theo dõi việc thực hiện thanh quyết toán của các hộ mua điện theo các
thành phần kinh tế.
- Dự báo kế hoạch phát triển phụ tải theo từng tháng, quý, năm.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo về công tác kinh doanh điện
năng theo quy định của Công ty.
+ Bộ phận quản lý tư gia:
- Nhận và kiểm hoá đơn tư gia từ phòng máy tính Công ty.
- Quản lý, giao nhận hoá đơn tiền điện mới và hoá đơn tồn đọng.
- Tổ chức quản lý thu tiền điện tại quằy tư gia.
- Theo dõi kiểm tra hàng ngày, quyết toán thu nộp tiền điện tư gia.
- Chấm xoá nợ tư gia.
+ Bộ phận quản lý cơ quan
- Nhận và kiểm hoá đơn tư gia từ phòng máy tính Công ty.
- Tổ chức quản lý thu tiền điện tại quầy tư gia
- Quản lý, giao nhận hoá đơn tiền điện mới và hoá đơn tồn đọng.
- Theo dõi kiểm tra hàng ngày, quyết toán thu nộp tiền điện cơ quan.
- Chấm xoá nợ tư gia.
+ Bộ phận quản lý khách hàng.
- Tiếp nhận giải đáp các yêu cầu của khách hàng sử dụng điện.
- Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục lắp đặt công tơ.
- Quản lý toàn bộ khách hàng sử dụng điện, toàn bộ hồ sơ và theo việc
thực hiện HĐ MBĐ. Khi phát triển việc lắp đặt các công tơ mới phải thực
hiện việc ký kết HĐ MBĐ. Sau khi các HĐ MBĐ đã được ký kết, phải kiểm
tra khép kín các thủ tục kinh doanh.
11
11
- Thực hiện các quy trình lắp đặt công tơ theo quy định của Công ty.
- Tiến hành ký lại hợp đồng (khi có yêu cầu của bên mua hoặc bên bán
điện, hoặc thay đổi công suất sử dụng), bổ sung phụ lục hợp đồng (nếu có).
- Chuẩn bị hồ sơ soạn thảo các văn bản hợp đồng mới và thanh lý hợp
đồng cũ, sang tên hợp đồng trình lãnh đạo ký.
- Giúp lãnh đạo giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hợp đồng, đề
xuất biện pháp xử lý các vi phạm hợp đồng mua bán điện. Phục vụ kịp thời
các yêu cầu của khách hàng khi thay đổi mục đích sử dụng điện.
- Chuẩn bị hồ sơ pháp lý về công tác hợp đồng mua bán điện theo yêu
cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo theo đúng quy định.
+ Bộ phận máy tính phục vụ kinh doanh
- Tổ chức bộ phận quản lý vận hành máy tính và quản lý mạng máy
tính nội bộ.
- Truyền số liệu ghi số Công ty về phòng máy tính Công ty để làm hoá đơn.
- Cập nhật các số liệu đầu vào (Hợp đồng sai, giá, các thông số kỹ thuật
của đo đếm và những thay đổi khác …).
- Tổng hợp số liệu về tình hình tổn thất điện năng và công tác kinh
doanh bán điện.
- Có nội quy sử dụng máy tính và mạng nội bộ, phòng diệt vi rút, lưu
chữ số liệu, giám sát kỹ thuật, tổ chức bảo hành sửa chữa máy tính trong đơn
vị.
- Được phép khai thác các cơ sở dữ liệu của Công ty theo phân cấp để
phục vụ các phần mền ứng dụng của điện lực mà Công ty chưa có.
5. Phòng viễn thông và Công nghệ thông tin
- Về tổ chức
- 01 trưởng phòng
- 01 Phó phòng
12
12
- Các kỹ sư, nhân viên chuyên ngành.
- Về chức năng, nhiệm vụ
- Tham mưu đề xuất chiến lược phát triển các dịch vụ về viễn thông
công cộng, kế hoạch phát triển mạng viễn thông, phát triển khách hàng sử
dụng các dịch vụ viễn thông công cộng và công nghệ thông tin.
- Nghiên cứu đề xuất áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật công nghệ và
quản lý vận hành hệ thống mạng viễn thông … bảo đảm vận hành an toàn
liên tục, giải quyết sự cố nhanh chất lượng tốt.
- Tổ chức giao dịch và tiếp thị, chăm sóc và phát triển khách hàng, ký
kết hợp đồng thuê bao, lắp đặt và theo dõi việc thu tiền các dịch vụ viễn thông
công cộng theo đúng quy định và phân cấp của Công ty.
- Tổ chức kinh doanh vật tư thiết bị viễn thông.
- Thực hiện các lệnh điều hành viễn thông của trung tâm điều hành viễn
thông điện lực thuộc VPTelecom và trung tâm viễn thông & công nghệ thông
tin của Công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc điện lực phân công.
- Quản lý vận hành, sửa chữa hệ thống viễn thông thuộc địa bàn quản lý
theo phân cấp (khi trung tâm viễn thông & Công nghệ thông tin bàn giao)
6. Phòng tài chính – kế toán
- Về tổ chức
- 01 trưởng phòng
- 01 Phó phòng
- Các kỹ sư, cán sự, công nhân viên giúp việc.
- Về chức năng, nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, khai thác phần vốn Công ty giao,
bảo đảm khai thác và sử dụng đúng mục đích với hiệu quả cao nhất.
13
13
- Xây dựng kế hoạch tài chính năm (trình Công ty phê duyệt), kế hoạch
sử dụng vốn đầu tư; tổ chức thực hiện mọi biện pháp giảm chi phí, giá thành
đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
- Nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của Công ty.
- Nộp thuế đất, BHXH, BHYT
- Thanh quyết toán các công trình sửa chữa thường xuyên, sửa chữa
lớn, đầu tư và xây dựng theo đúng quy định.
- Thanh quyết toán tiền mua vật tư và thiết bị theo định mức và danh
mục được mua theo phân cấp và các chi phí khác theo đúng quy định.
- Thanh toán các chế độ cho CBCNV.
- Trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định Công ty.
- Tổng hợp theo dõi báo cáo thu chi theo quy định của Công ty.
- Tiếp nhận tài sản các công trình xoá bán tổng và các công trình sử
dụng khai thác để bán điện mà khách hàng không yêu cầu hoàn vốn.
- Thực hiện chế độ báo cáo, chấp hành chế độ tài chính kế toán theo
quy định của Nhà nước, Tổng Công ty và Công ty.
7. Phòng điều độ và quản lý vận hành lưới điện.
- Về tổ chức:
- 01 trưởng phòng
- 01 phó phòng
- Các kỹ sư, cán sự, công nhân viên điều độ và quản lý vận hành lưới
điện trung áp từ 6kV đến 35kV.
- Chức năng, nhiệm vụ:
- Chấp hành sự chỉ huy thống nhất của trung tâm điều độ thông tin
Công ty điện lực Hà Nội.
- Quản lý vận hành, điều hành lưới điện theo quy trình điều độ lưới
điện Hà Nội: QT- ĐĐHN – 01 – 2003.
- Đảm bảo liên lạc, thông tin phục vụ vận hành trong mọi tình huống.
14
14
- Chịu trách nhiệm sửa chữa sự cố lưới điện theo phân cấp.
- Thực hiện việc quản lý, kiểm tra đường dây không, cáp ngầm theo
danh giới quản lý tuân theo các quy định hiện hành của Tổng Công ty Điện
lực Việt Nam, Công ty Điện lực Hà Nội. (Quản lý đến hàm trên SI xuống
MBA và đến sứ xuyên tường đối với trạm xây, đến hàm trên cầu dao xuống
MBA đối với trạm kiốt).
- Kiểm tra, tham gia lập biên bản an toàn hành lang lưới điện cao áp,
phối hợp với cán bộ an toàn của điện lực xử lý các trường hợp vi phạm hành
lang lưới điện theo quy định.
- Lập và thực hiện các phương án sửa chữa thường xuyên, củng cố lưới
điện.
- Tham gia nghiệm thu các công trình điện theo phân cấp.
- Tham gia tiếp nhận bàn giao tài sản lưới điện.
- Thực hiện các công việc dịch vụ sửa chữa về điện theo yêu cầu của
khách hàng (chịu sự điều tiết của điện lực)
- Tham gia các công việc khác khi có yêu cầu của điện lực.
8. Tổ kiểm tra điện
- Về tổ chức:
- 01 tổ trưởng
- CNV kiểm tra điện.
- Chức năng, nhiệm vụ
+ Kiểm tra thường xuyên, đột xuất các công tơ 3 pha, một pha trên toàn
bộ lưới điện Thanh Trì.
+ Khi có sự cố liên quan đến hệ thống đo đếm điện năng phải lập biên
bản và tổ chức điều tra tìm ra nguyên nhân sự cố trình giám đốc.
9. Đội quản lý khách hàng 1, 2, 3
- Về tổ chức:
- 01 tổ trưởng
15
15
- CNV kiểm tra điện.
- Chức năng, nhiệm vụ
A- Ghi chỉ số công tơ
- Ghi chỉ số công tơ tư gia, phiên 8 và phiên 9
- Kiểm tra công tơ định kỳ.
- Phúc tra ghi chỉ số công tơ.
B – Thu tiền điện
- Đưa thông báo tiền điện đến khách hàng.
- Thu tiền điện khách hàng tư gia, phiên 8, phiên 9.
- Cắt điện đòi nợ khách hàng tư gia, phiên 8, phiên 9.
C – Treo tháo công tơ
- Quản lý khách hàng dùng điện đúng mục đích.
- Chịu trách nhiệm về tổn thất các trạm biến áp công cộng và các đường
dây trong phạm vi quản lý.
- Cân đảo pha hạ thế.
- Xử lý sự cố từ điểm đầu xuống hòm công tơ đo đếm điện (trong giờ
hành chính).
- Tham gia kiểm tra và áp giá cho khách hàng dùng điện.
- Tham gia hội đồng nghiệm thu công trình điện.
- Tham gia lắp đặt công tơ tiếp nhận và xoá bán tổng, thay định kỳ.
- Hướng dẫn phối hợp và kiểm tra đại lý bán điện
- Tham gia tiếp nhận và quản lý bán điện đến hộ dân thuộc khu tập thể,
đô thị mới, nông thôn.
- Thực hiện các công việc dịch vụ về điện theo yêu cầu của khách hàng.
- Thi công các phương án nhỏ.
- Tham gia các công việc khác khi có yêu cầu của điện lực.
10. Đội quản lý vận hành TBA và đường dây hạ thế
- Về tổ chức
16
16
- 01 đội trưởng
- 01 đội phó .
- Các kỹ sư, cán sự, công nhân viên giúp việc.
- Chức năng, nhiệm vụ:
- Thực hiện việc quản lý, kiểm tra, bảo dưỡng các trạm biến áp theo
ranh giới quản lý tuân theo các quy định hiện hành của Tổng Công ty điện lực
Việt Nam, Công ty điện lực Hà Nội (quản lý sau SI)
- Tham gia tiếp nhận bàn giao tài sản lưới điện.
- Giảm sát công trình do các B thi công.
- Thực hiện các công việc dịch vụ về điện theo yêu cầu của khách hàng.
- Tham gia các công việc khác khi có yêu cầu của Điện lực.
17
17
PHẦN II
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
ĐIỆN LỰC THANH TRÌ
2.1 Phân tích hoạt động Marketing.
2.1.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm:
Hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 & 2006 đạt được một số kết quả
sau:
Bảng 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2005
Kế hoạch Thực hiện So với KH So năm 2004
Điện
nhận đầu
nguồn
(kWh) 151.700.000 156.500.000 Tăng 3,16%
Điện
thương
phẩm
(kWh) 140.900.000 144.500.000 Tăng 2,55%
Tỷ lệ tổn
thất
% 7,8 8.12 Tăng 0.32%
Giảm 3,91%
(12,03%)
Giá điện
bình
quân
(đ/kWh) 699 699.88
Tăng
0.88đ/kWh
Tăng 7,88 đồng
(692đ)
Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm 2006
Kế hoạch Thực hiện So với KH
So năm
2005
Điện nhận
đầu nguồn
(kWh) 157.800.000 169.900.000 Tăng 7,66% Tăng 8,9%
Điện thương (kWh) 155.000.000 155.900.000 Tăng 0,58% Tăng 8,25%
18
18
phẩm
Tỷ lệ tổn thất % 7,26 8,2 Tăng 0,94% Tăng 0,08%
Giá điện bình
quân
(đ/kWh) 705 708,2
Cao hơn
3,2đ/kWh
Cao hơn
7,48đ/kWh
Qua 2 bảng ta thấy:
- Điện nhận đầu nguồn năm 2006 từ Công ty điện lực Hà Nội
(CTĐLHN) là 169.000.000 kWh tăng 8,9% so với năm 2005 là 156.500.000
kWh và tăng 7,66% so với kế hoạch đề ra là 157.800.000 kWh.
- Điện nhận đầu nguồn năm 2005 từ CTĐLHN là 156.500.000kWh
tăng 3,16% so với kế hoạch đề ra là 151.700.000kWh.
- Điện thương phẩm năm 2006 là 155.900.000 kWh tăng 8,25% so với
năm 2005 là 144.500.000 kWh và tăng 0,58% so với kế hoạch đề ra là
155.000.000kWh.
- Điện thương phẩm năm 2006 là 144.500.000 kWh tăng 2,55% so với
kế hoạch đề ra là 140.900.000 kWh.
- Tỷ lệ tổn thất năm 2006 tăng 0,08% so với năm 2005 và tăng 0,94%
so với kế hoạch được giao.
- Tỷ lệ tổn thất năm 2005 giảm 3,91% so với năm 2004 và tăng 0,32%
so với kế hoạch được giao.
Qua các nhận xét trên ta nhận thấy ĐLTT có doanh số bán hàng tăng
đều, giá bán điện tăng . Do đó doanh thu tăng đều theo từng năm.
2.1.2 Các chính sách marketing của doanh nghiệp:
1. Giới thiệu các loại hàng hoá, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp:
ĐLTT cung cấp sản phẩm là điện năng với các cấp điện áp : 35kV,
22kV, 10kV, 6kV, 0,4kV với tần số là 50Hz cho khách hàng.
Tiêu chẩn chất lượng của sản phẩm là phải đảm bảo điện áp liên tục, ổn
định , đúng tần số 50Hz, điện áp chỉ dao động trong khoảng ± 0,5 kV đối với
các cấp điện áp 35kV, 22kV, 10kV, 6kV và ± 5 V đối với cấp điện áp 0,4kV .
19
19
2. Phương pháp định giá và mức giá hiện tại.
Bảng 3: Phương pháp định giá sản phẩm
Khách hàng
Giá bán điện đ/kWh
0kWh ÷ 100kWh
101kWh ÷
150kWh
> 150kWh
Tư gia 550 914 1400
Kinh doanh 1400 1400 1400
Sản xuất 800 800 800
3. Hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp
+ ĐLTT phân phối sản phẩm trực tiếp tới từng khách hàng thông qua các
đường dây truyền tải điện và các trạm biến áp phân phối.
Tổng số trạm biến áp là 305 trong đó tài sản của ĐLTT là 123 & 182
là tài sản của khách hàng.
Tổng số máy biến áp là 327 trong đó tài sản của ĐLTT là 132 & 195
là tài sản của khách hàng.
Bảng 4: Tổng hợp khối lượng MBA theo gam MBA và theo cách điện
Tài sản
<10
0
kVA
<400
kVA
<63
0
kVA
<1000
kVA
<2000
kVA
<5000
kVA
<100
0
0kVA
<150
0
0kVA
Cách điện
Silicon
Cách điện
không khí
Cách điện
dầu
Công ty 1 87 36 6 2 0 0 132
Khách hàng 14 98 49 10 24 0 3 192
Cty + KH 15 185 85 16 26 0 3 324
Bảng 5: Khối lượng đường dây trung thế đang quản lý vận hành.
Tài sản ĐLTT Tài sản khách hàng
Chiều dài ĐDK (km)
Chiều dài cáp
ngầm (Km)
Chiều dài ĐDK (km)
Chiều dài cáp
ngầm (Km)
35 37.209 37.209 9.835 9.835 35kv 8.090 8.090 8.090 8.090
22 0.000 0.000 1.600 1.600 22kv 0.000 0.000 0.000 0.000
10 0.000 0.000 0.000 0.000 10kv 0.000 0.000 0.000 0.000
6kv 67.422 67.422 10.880 10.880 6kv 19.166 19.258 12.258 12.258
Tổng 104.631 104.631 22.315 22.315 Tổng 27.256 27.348 13.067 13.198
Tổng chiều dài ĐDK + Cáp ngầm tháng này (ĐLTT + Khách hàng): 167.492
Số liệu tháng 12 – 2006
20
20
( Đường dây không : ĐDK )
4. Các hình thức xúc tiến bán hàng mà doanh nghiệp đã áp dụng.
ĐLTT tìm các biện pháp để cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho
khách hàng, thể hiện rõ nhất qua công tác vận hành đã được ĐLTT đặc biệt
quan tâm nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định để phục vụ
các hoạt động chính trị của Đảng và Nhà nước, phục vụ cho các hoạt động
phát triển kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng và sinh hoạt của nhân dân
trong địa bàn huyện Thanh Trì cũng như Thủ đô Hà Nội trong những ngày lễ,
ngày tết, cụ thể:
- Trực đảm bảo điện trong những ngày lễ, tết trong năm.
- Trực đảm bảo điện trong các ngày diễn ra các kỳ thi tốt nghiệp PTTH,
PTCS, thi tuyển đại học, cao đẳng trên địa bàn huyện Thanh Trì.
- Đảm bảo điện cho các kỳ đại hội Đảng các cấp của các cơ quan, địa
phương, nhất là kỳ đại hội đảng bộ huyện Thanh Trì.
- Tổ chức kiểm tra tình trạng vận hành các trạm biến áp phục vụ bơm
tiêu nước trong mùa mưa bão.
- Tổ chức ứng trực sự cố điện trong các cơn bão.
- Lập phương án đảm bảo điện và tổ chức trực đảm bảo điện tại các nhà
thờ trong ngày lễ Noel …
- Đặc biệt ĐLTT có Phòng điều độ vận hành trực sửa chữa điện cho
khách hàng 24/24 giờ , đảm bảo thời gian mất điện của khách hàng là thấp
nhất.
Kết quả của các biện pháp trên được thể hiện bằng suất sự cố giảm,
đảm bảo mục tiêu cung cấp điện cho khách hàng.
Bảng 6. Số vụ sự cố trong năm 2006
Chỉ tiêu suất sự cố Năm 2006
21
21
Kế hoạch
(vụ sự cố)
Thực
hiện
(vụ sự cố)
So với KH
(vụ sự cố)
So với năm 2005
(vụ sự cố)
- Sự cố vĩnh cửu
+ ĐDK 6 vụ 4 vụ Nhỏ hơn 2 vụ Giảm 5 vụ
+ Trạm biến áp 5 vụ 0 vụ Nhỏ hơn 5 vụ Giảm 3 vụ
- Sự cố thoáng qua 18 vụ 4 vụ Nhỏ hơn 14 vụ Giảm 4 vụ
- Sự cố hạ thế 108 vụ 92 vụ Nhỏ hơn 16 vụ Tăng 32 vụ
Nguyên nhân vẫn còn tồn tại sự cố:
- Mặc dù ĐLTT đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý kỹ thuật
nhưng do đặc thù lưới điện ngoại thành với khoảng 85% là đường dây trung
áp là đường dây không cộng với thời tiết bất thường trong năm 2006 nên vẫn
có những sự cố xảy ra.
- Một số đường trục trung thế vẫn tồn tại lưới điện cũ, tiết diện dây dẫn
nhỏ, một số thiết bị cũ đã quá niên hạn sử dụng không có vốn để đầu tư thay
thế.
- Các thiết bị mới đưa vào đều là các thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn
của ngành. Tuy nhiên lưới điện do khách hàng quản lý do lịch sử để lại vẫn
còn một số chủng loại thiết bị không đạt tiêu chuẩn như: sứ, chống sét, cầu
dao kém chất lượng, tủ điện hạ thế không đảm bảo theo quy định. Một số
đường dây không và trạm biến áp khách hàng thiết bị đã quá cũ nát chưa được
đầu tư nâng cấp cải tạo.
- Do điều kiện thời tiết bất thường đã gây ra 03 vụ sự cố vĩnh cửu: 01
vụ sự cố thoáng qua trong trận mưa đá kèm gió lốc ngày 20 tháng 11 năm
2006.
- Do nhân dân trong những ngày lễ tết, cưới hỏi bắn pháo hoa lên
đường dây gây ra sự cố.
22
22
- Do công tác kiểm tra, quản lý vận hành đôi lúc, đôi nơi còn chưa làm
thật tốt, chưa làm tròn trách nhiệm.
5. Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp:
Hiện nay ĐLTT đang độc quyền cung cấp điện trên địa bàn huyện
Thanh Trì, chính vì vậy đối thủ cạnh tranh của ĐLTT là không có. Tuy nhiên
do xu hướng phát triển kinh tế, việc độc quyền sẽ không còn vì vậy ĐLTT
đang cố gắng dần hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ, các chính sách hỗ trợ khánh
hàng một cách tốt nhất .
6. Phân tích và nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của
doanh nghiệp:
Hiện nay việc tiêu thụ điện trên địa bàn huyện Thanh Trì đang tăng
nhanh chóng, nguyên nhân do nhiều nhà máy sản xuất, các đơn vị kinh doanh,
các khách hàng tư gia tăng mạnh. Mặt khác do Công ty điện lực Hà Nội
khống chế sản lượng điện đầu nguồn vì lý do do thiếu điện nên việc tăng sản
lượng điện thương phẩm chỉ có giới hạn.
Tuy nhiên với các chính sách marketing trên ĐLTT vẫn cố gắng đảm
bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục cho khách hàng một cách tốt nhất
và đạt doanh thu cao nhất .
2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương:
2.2.1. Cơ cấu lao động
Hiện nay Điện lực Thanh Trì có 131 công nhân viên chức được phân
loại theo các tiêu chí sau:
Bảng 7: Báo cáo cơ cấu công nhân viên chức theo chức danh quản lý.
Bảng 8: Báo cáo cơ cấu công nhân viên chức theo đơn vị quản lý.
Bảng 9: Báo cáo cơ cấu công nhân viên chức theo chất lượng
công nhân kỹ thuật.
23
23
2.2.2. Các hình thức trả lương cho cán bộ công nhân viên theo kết quả
SXKD.
1. Trả lương kỳ 1 (trả vào ngày 22 hàng tháng):
Tạm ứng tiền lương theo mức tối thiểu của Nhà nước (tại thời điểm
hiện nay là LminNN: 350.000đồng/tháng)
Lương kỳ 1 = Hcb.LminNN
Trong đó: Hcb : Hệ số lương cấp bậc
LminNN : Mức lương tối thiểu Nhà nước.
2. Trả lương kỳ 2 (trả vào ngày 07 hàng tháng sau liền kề):
Tiền lương kỳ 2 được thanh toán theo mức lương tối thiểu doanh
nghiệp của Công ty (tại thời điểm hiện nay LminDN: 550.000 đồng/tháng)
sau khi trừ đi phần tạm ứng vào kỳ 1.
- Tiền lương kỳ 2 đối với CNV không được hưởng trợ cấp chức vụ:
(Phụ cấp chức vụ quy định tại mục 2.1 của văn bản số 5137/QĐ - EVN -
ĐLHN – TCLĐ ngày 15/11/2005 quy định tạm thời về chế độ phụ cấp trong
nội bộ Công ty):
Lương kỳ
2
(Hcb x LminDN x Ntt) + (Hcb x LminNN x Ncd)
+ (Hpc x LminNN) - Lương Kỳ 1
22
Trong đó:
- Hcb: Hệ số lương cấp bậc
- Hpc: Hệ số phụ cấp (bao gồm PC lưu động, PC trách nhiệm công
việc, PC độc hại nguy hiểm)
- LminNN: Mức lương tối thiểu Nhà nước.
- LminDN: Lương tối thiểu doanh nghiệp của Công ty.
- Ntt : Ngày công làm việc thực tế, bao gồm:
+ Ngày thực tế có đi làm
+ Ngày được cử đi tham quan, học tập ngắn hạn
24
24
+ Ngày được cử đi điều dưỡng theo tiêu chuẩn của Công ty
+ Ngày nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương
- Ncđ: Ngày công chế độ (bao gồm nghĩ lễ, tết, nghỉ phép theo quy
định)
- Trả lương kỳ 2 đối với CBCNV được hưởng phụ cấp theo chức vụ
(Phụ cấp chức vụ quy định tại mục 2.1 của văn bản số 5137/QĐ-EVN -
ĐLHN – TCLĐ ngày 15/11/20005 quy định tạm thời về chế độ phụ cấp trong nội
bộ Công ty):
Lương kỳ
2
(Hcb + Hpccv) x LminDN x Ntt +(Hcb x LminNN x Ncd)
- Lương Kỳ 1
22
Trong đó: Hpccv: Hệ số phụ cấp chức danh
- Tiền lương chênh lệch đối với cán bộ quản lý:
Phần tiền lương chênh lệch đối với cán bộ quản lý quy định tại văn bản
số 5759/QĐ-EVN - ĐLHN – TCLĐ ngày 20/12/2005 quy định tạm thời về
chế độ tiền lương đôi với cán bộ quản lý trong nội bộ Công ty, được thanh
toán hàng tháng vào kỳ 2 như sau
Lương chênh lệch
(Hql – Hcb - Hpccv) x LminDN x Ntt
22
Trong đó: Hql: Hệ số lương cán bộ quản lý.
3. Tiền lương hoàn thành nhiệm vụ
Hàng quý Công ty căn cứ kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị để
chấm điểm, xét duyệt và cấp tiền lương “Hoàn thanh nhiệm vụ quý” cho đơn
vị để đơn vị thanh toán cho CBCNV (gọi tắt là Vquý, tương ứng với 1 tháng
lương).
- Đối với các đơn vị:
Công ty cấp tiền lương hoàn thành nhiệm vụ quý cho đơn vị quý như
sau:
Vquýi Vquy X (Ltti x Hcbi x Htdi)
25
25